|
Tại
Sao Không Thơ?
Tại
Sao Thi Sĩ, Trong
Một Thời Khốn Kiếp Như Thế Này?
Holderlin
Mở
Miệng là một nhóm thơ của một số
thi sĩ sinh hoạt ở Sài Gòn,
mới đây được Viện Goethe ở Hà Nội, mời tới, để đọc thơ và trình bầy về
thơ, tại
khuôn viên viện, nhưng sau cùng, cuộc chơi này đã không thực hiện được,
như tin
tức báo chí, trong có Đài BBC.
Lẽ dĩ nhiên, có những lời giải thích của nhà nước. Nhưng lý
do thực sự của nó, là như Hannah Arendt diễn tả, sau đây.
Thực
sự, đây là một tin vui cho nhóm
Mở Miệng, theo tôi
[NQT].
Và cho Goethe.
Với nhà thơ đại diện cho nước Đức tại thủ đô bốn ngàn năm
văn hiến, nếu không có sự can thiệp kịp thời của nhà nước Việt Nam,
suýt tí
nữa, ông đã bị "bôi bẩn" (1) rồi!
(1): Chữ trong bài viết của BBC: "Nhưng cũng có nhiều ý
kiến xem đây là một sự phản thơ, thậm chí bôi bẩn văn chương."
*
Để
chống lại chủ nghĩa toàn
trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một
điều này: Chủ nghĩa toàn trị nhất quyết không thí cho bạn một tí tự do
nào.
Hannah Arendt: Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị
Nguyên bản tiếng Anh: In order to fight totalitarianism, one
need understand only one thing: Totalitarianism is the most radical
denial of
freedom.
*
Chẳng
nói thì cũng
rất nhiều người đều biết, với một cái loa
công suất lớn cỡ như BBC, ảnh hưởng của nó lẽ dĩ nhiên không nhỏ. Trong
một bài
tạp ghi viết về Solzhenitsyn, Gấu tui có đi vài đường cảm khái như sau:
Không
hiểu ngày nay, ở quê hương Việt Nam
thân yêu của chúng ta, còn có những đồng bào hong hóng chờ tới giờ phát
thanh
bằng tiếng Việt của một VOA, một BBC?
Những người dân Nga đã có thời trải qua những giờ phút như
vậy, và Solzhenitsyn hiểu rằng, những đồng bào của ông, đâu phải ai
cũng có cơ
may, hoặc có đủ can đảm, cầm trong tay một ấn bản in lén lút tác phẩm
của ông.
Họ biết về Hy Vọng Dù Không Còn Hy Vọng, biết những sự thực nóng bỏng ở
trong
những tác phẩm của ông, những cuốn tiểu thuyết, và nhất là tác phẩm
mang tính
tài liệu lớn lao của ông, Quần Đảo Gulag: họ biết chúng, qua những
tiếng còn
tiếng mất, của những làn sóng ngắn các đài phát thanh Tây Phương.
NQT: Một linh hồn lưu vong
Thành
thử, một khi mấy ông BBC đi một
câu kết luận như trên,
về nhóm Mở Miệng, là, một cách nào đó, độc giả trong nước, tôi lập lại,
độc giả
trong nuớc, sẽ "suy ra" rằng, đây là quan điểm của "thế
giới" đối với một nhóm thơ có tên là Mở Miệng, ở Sài Gòn.
Và từ "bôi bẩn" đến "phản động" chỉ là
một bước ngắn.
Nếu nhà nước chưa kết luận, thì bi giờ, kết luận, và sau kết
luận, biết đâu đấy, còn nhiều chuyện bẩn hơn nữa, sẽ được đem ra thi
hành. Tôi
tiên đoán đại như vậy, bởi vì, đến như ông Goethe kia mà còn không làm
cho Mở
Miệng được mở miệng, thì số phận của nhóm này, theo tôi, đã được an bài!
Vả chăng một trường phái thơ, khi vừa mới ra lò, thường là
ngược lại với thói quen thưởng ngoạn. Trước Mở Miệng, cũng tại Sài Gòn,
nhóm
Sáng Tạo, với món Thơ Tự Do, đã từng bị đánh phá tơi bời. Hồi đó, may
cho nhóm,
là chưa có nhân viên Việt Nam
nào làm cho BBC mà lại còn kiêm thêm nghề phê bình thơ, như bi giờ.
Còn nữa, giả thử như đúng là sự thực, nhóm Mở Miệng Bôi Bẩn
Văn Chương, thì, như vậy cũng còn đỡ hơn là suy tôn Lãnh Tụ, ca ngợi
Đảng, như
tôi đã từng đưa ý kiến ý cò, nhằm giải thích thói ưa văng tục ở trong
thơ, ở
trong nước.
Chính vì không muốn ca tụng Đảng ca tụng Bác, không muốn
chạy trốn vào ma túy, vào đánh quả, vào buôn lậu, không muốn làm một
tên tà
lọt... mà mấy nhà thơ trẻ ở trong nước
đã văng tục tùm lum tà la như hiện nay.
[Tuổi Bụi 5]
*
Bàn
thêm về:
1. “Rất nhiều người”.
Có khi quan điểm của rất nhiều người lại không bằng, chỉ một
người. Thí dụ, trường hợp Solzhenitsyn: Ông được coi là một người chống
lại rất
nhiều người, có thể nói, hơn một nửa nhân loại, khi nói không với chế
độ Cộng
Sản.
2.
“Bôi bẩn”.
Vẫn
ông Solzhenitsyn trên, khi bị phê
bình bôi bẩn chế độ,
đã trả lời: Nó bẩn đến như thế làm sao bôi bẩn hơn được nữa?
Hay
như Nguyễn Chí Thiện, ngày sinh
nhật Bác, thay làm thơ
ca tụng, thì đi ị!
Hay
Nguyễn Huy Thiệp, nhét bẩn vào
miệng sĩ phu Bắc Hà!
Tôi
sợ rằng nhóm Mở Miệng mô phỏng
NHT: Có khi thơ, cần được
bôi bẩn như thế, thì mới sáng ra, sạch ra, và... thơm ra, cũng nên!
*
Nếu
trí nhớ không
phản bội Gấu, nhà thơ Brodsky có lần ví
von, hồi ức chính là cái đuôi mà con người đã mất đi, trong tiến trình
tiến hoá
của nó. (1)
Ngày xưa, nó đã từng là một con vật có đuôi.
Nhưng cái đuôi mà Thế Giang nói tới, trong Thằng Người Có
Đuôi, không giống cái đuôi mà nhà thơ Nga ví von. Nó là ám ảnh của một
chế độ,
ăn sâu vào tiềm thức một con người, và nhiều khi, cho dù đã thoát ra,
hành động
của họ, tưởng là hoàn toàn tự do, nhưng không phải vậy. Vẫn do cái đuôi
quyết định.
Gấu đã từng gặp một trường hợp như vậy.
Trong một bài viết, ngắn, khi nghe tin Tố Hữu mất, khi được
đăng, đọc lại, Gấu thấy mất "một" chữ.
Ngạc nhiên quá, hỏi lại, thì ra, người biên tập đã bỏ đi hồi
nào, chính người đó cũng ngạc nhiên tự hỏi, tại sao một tình trạng "vô
thức" như thế lại xẩy ra?
Ông
ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.
Đang
loay hoay viết về Nguyễn Tuân,
được tin Tố Hữu mất, tôi
cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu
Lạc,
tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu,
trong
một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?
Tố Hữu
Chữ
"tệ" đã bị "cái đuôi" tự động bỏ
đi.
Thành
thử câu cuối trong bài viết kia
["Nhưng cũng có
nhiều ý kiến xem đây là một sự phản thơ, thậm chí bôi bẩn văn
chương."],
là do cái đuôi tự động thêm vô, như một tố cáo [hay, tự hào?], ta đã ra
đi từ chế độ
đó, và
như một đảm bảo, cho mỗi lần tạt về.
(1)
Memory, I think, is a substitute
for the tail that we
lost for good in the happy process of evolution. Joseph Brodsky: Less
Than One.
Nguyễn
Quốc Trụ
Tanvien.net
*
Phụ
lục
Nguyên
văn bài viết trên BBC
Buổi gặp nhóm Mở Miệng bị ngừng lại.
Chương trình giao lưu với một nhóm thơ trẻ tại Viện Goethe
Hà Nội dự kiến diễn ra tối nay đã bị ngừng lại vì không được sự chấp
thuận của
Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam.
Viện Goethe nơi hỗ trợ hợp tác văn hóa của Đức dự định tổ
chức một buổi giao lưu với nhóm thơ trẻ "mỡ Miệng" trong khuôn viên
của viện.
Nếu được diễn ra, đây sẽ là lần đầu tiên nhóm này được phép
có buổi đọc thơ chính thúc trước công chúng. Tuy nhiên, một công văn
của Bộ Văn
hóa Thông tin đã được gửi đến cho Viện Goethe và Bộ Ngoại giao Đức đề
nghị
ngừng chương trình.
Nhà thơ Lý Đợi, một thành viên của nhóm Mở miệng,
nói với đài BBC rằng anh được đọc công văn [yêu cầu ngưng lại]
này, trong
đó nêu ba lý do.
"Lý do thứ nhất là để duy trì tốt đẹp quan hệ
ngoại giao Đức - Việt."
"Thứ hai, để bảo đảm sự thuần khiết và thanh danh của
nhà thơ vĩ đại Goethe, người mà Viện đã dùng để đặt tên."
"Thứ ba, nhóm thơ Mở Miệng là một nhóm không nghiêm
túc, có những tác phẩm thậm chí dung tục".
Được biết sau buổi họp giữa đại diện của Bộ Văn hóa và Viện
Goethe sáng nay, Viện Goethe đã gửi thông báo ngưng chương trình đến
các khách
mời.
Trong thông báo cáo lỗi, Viện Goethe nói, họ vẫn đăng tại
trang web của viện một bài viết về nhóm Mở Miệng với hy vọng người đọc
"tìm thấy ở đây những quan điểm có tính học thuật về một trào lưu sáng
tạo
- dù còn mới manh nha và gây tranh cãi, và chính thế, - rất nên được
đưa ra đối
thoại."
Nhóm Mở Miệng gồm khoảng 4, 5 người như Bùi Chát, Lý Đợi,
Khúc Duy... xuất hiện khoảng hai năm trở lại đây như một phản ứng trước
điều mà
theo họ là sự trì trệ trong thơ Việt Nam.
Trong một bài viết mang tính tuyên ngôn của nhóm, "Thơ
và chúng tôi không làm thơ", Lý Đợi viết:
"Chúng tôi không làm cái gì quá cao cấp, quá dung tục
hay lập dị, bởi chúng tôi vẫn nghĩ rằng bên dòng thẩm mỹ chính thống
đại trà,
đã/đang tồn tại một thứ thơ khác - thơ của chúng tôi/thẩm mỹ của chúng
tôi,
thẩm mỹ của những người mải mê làm thơ, chứ không phải của những nhà
phê bình
hay đạo đức, luân lý hay xã hội học".
Nhưng cũng có nhiều ý kiến xem
đây
là một sự "phản thơ" thậm chí bôi bẩn văn chương."
|