Vừa đánh giặc vừa
làm thơ
1.
Kỳ Sơn cao độ hai trăm thước.
Đêm hoảng kinh đỏ huyết vầng trăng.
Những xác hôm qua vàng rám mở.
Những anh hùng ngụy tặc nằm chung...
"Chẳng hay ông biết có ai vừa đánh giặc vừa sáng tác một bài thơ tương
tự hay không. Tôi cố tìm để khỏi trích thơ mình, kẻo ông chê xoàng và
lên lớp vì in chữ đậm (do thần thơ nhập) thì tội nghiệp..."
Trần Hoài Thư trả lời Hồ Trường.
Tóm tắt.
THT viết
một bài
viết, về thơ, trong đó trích dẫn thơ của THT. Và "khen um lên",
những chữ thần như "bờ khe hạ". [xin xem bài liên hệ].
Hồ Trường thấy
hơi kỳ, nên hỏi.
THT
trả lời, trích đoạn như trên.
Hai Lúa ngứa ngáy, cũng nhập cuộc.
1.8.2005
Nguyễn Quốc Trụ
Về ý kiến của
Trần Hoài Thư, khi trả lời ông Hồ Trường: “Chẳng
hay ông biết có ai vừa đánh giặc vừa sáng tác một bài thơ tương tự hay
không?”
Xin phép bạn
Hồ Trường cho tôi, Nguyễn Quốc Trụ, trả lời thay.
Thưa ông Trần Hoài Thư, theo tôi, chẳng có ai vừa đánh giặc vừa
sáng tác thơ cả. Bởi vì, nếu làm như thế, là khốn nạn cho cả [đánh]
giặc lẫn [làm] thơ.
Chứng cớ, về phần giặc, xin có ngay: “Ông có nhắc đến rặng Kỳ Sơn ở
Bình Định, nơi đơn vị tôi bị tan hàng và tôi bị thương” (THT).
Viết tới đây, tôi chợt nhớ ra là, trong
Tiếu ngạo giang hồ
của Kim Dung, có nhân vật Ngốc Bút Ông, chuyển thư pháp vào kiếm pháp,
mỗi thế kiếm là một câu thơ, mỗi bài kiếm là một bài thơ. Nhân vật này
sau bị Lệnh Hồ Xung đánh bại.
Nhậm Ngã Hành giáo chủ Triêu Dương Thần giáo, tức Ông trùm Ma
giáo, giải thích:
“Nên biết lúc lâm địch ra chiêu thì chuyện sinh tử như treo đầu sợi
tóc là việc lớn. Người lâm trận đem toàn lực ra mà chiến đấu còn lo
chưa thắng được làm gì có thì giờ nhàn rỗi để giảng cứu những văn bia
bút thiếp cổ nhân. Trừ phi võ công đối phương kém quá xa thì mới có thể
giỡn cợt người ta ở lòng bàn tay. Bằng võ công hai bên tương đương nhau
mà lại dùng phán quan bút theo lối viết chữ phỏng có khác gì hai
tay
bưng tính mạng để dâng cho địch nhân.
Muốn thắng Ngốc đầu lão Tam thực dễ như chơi. Hắn phóng cây bút
trông đẹp mắt thật nhưng ngông cuồng thái quá! Có ai đem võ công vào
thư pháp bao giờ? Lúc động thủ ra chiêu tranh nhau từng tấc từng phân
còn chưa được. Thế mà hắn lại đem tính mạng ra mà đùa cợt. Hắn còn sống
được đến ngày nay quả là một chuyện lạ trong võ lâm.”
Còn phần “thơ”, như ông Trần Hoài Thư phán: “Thơ tùy theo chủ quan
của mỗi người. Có người thuận tai. Có người không thuận tai”.
Riêng tôi, mấy câu ông trích dẫn, thơ của ông, ngay cả câu mà ông gạch
chân, tôi thấy… “không thuận tai”.
Trân trọng.
[Trích Talawas]
*
Ông Hai Lúa,
Thư trả lời hộ Hồ Trường rất
thú vị, trước giờ chỉ nghe có Tay súng
tay đàn, hay Tay súng tay cầy, chứ vừa đánh giặc vừa làm thơ thì chỉ có
THT!!!
Một độc giả Talawas/Tin Văn
[Trích mail Tin Văn]
*
Sau đây là đoạn Lệnh Hồ Xung đấu với Ngốc Bút Ông.