Kafka

Trong bảng mẫu tự cảm tính và tri giác của nhân loại, chữ cái K vĩnh viễn thuộc về, chỉ một người.
Steiner: K

Milosz xí phần, coi cái kiểu viết ABC, mô phỏng từ điển, là đặc sản của Ba Lan. Nhưng Carlos Fuentes, thí dụ, cũng chơi một cuốn ABC như vậy. Ông gọi nó, Điều tôi tin, This I Believe: Một A tới Z của một Đời [An A to Z of a Life].

Vần K, của ông, là Kafka.

-Ông đọc Kafka chưa? Milan Kundera hỏi tôi.
-Lẽ dĩ nhiên, tôi trả lời. "Với tôi, ông ta là nhà văn không thể bỏ qua của thế kỷ 20."
Kundera cười một cái cười 'nham nhở', như kiểu viết Tạp Ghi của Tin Văn.
-Ông đọc ông ta bằng tiếng Đức, hử?
-Đâu có.
-Vậy ông đâu đã đọc Kafka.

Nhưng, đúng là, cả ông Milosz, cả ông Fuentes đều thua... Hai Lúa. Hai Lúa không chỉ viết, mà sống, mà 'êu' theo vần ABC. Cái phần "êu" đó mới bảnh.

Hai Luá có ba truyện ngắn, đều có thể gọi, truyện đầu tay, và đều liên quan đến ba mối tình. Hai mối tình đầu thuần là đơn phương, thuần là tưởng tượng. Mối tình thứ ba để lại cho... đời một Tứ Tấu Khúc, còn có tên là "Bản hòa tấu dâng lên cô gái có tên là Tôi Yêu Em" [Concerto pour une jeune fille nommée Je T'Aime, thuổng tên một bản nhạc].
Cả ba cô này, tên đều bắt đầu bằng chữ H.
Cô thứ ba, là Hồng, Hồng đen, tên gọi ở nhà; tên ở trường, Lan Hương. Tên trong... văn chương, Bông Hồng Đen, Cô Bé, Lan Hương. Cô mới mất vì bịnh.

[Bà xã Gấu cũng tên.. Hồng. Vy, cô em họ của Bông Hồng Đen, khi biết, biểu Gấu: Khôn thiệt! Như vậy mỗi lần nằm ngủ.. mê, không sợ bị vợ chửi, kêu tên người khác!]

Cái tên Gấu, là do cô ban cho, nay đành trả lại. Nhớ có lần cắc cớ hỏi, tại sao 'êu' Gấu, cô ngẫm nghĩ thật lâu, rồi trả lời, Tại vì Gấu hơn em mười một tuổi! Vậy mà nay nỡ đi trước!

Gấu như thấy mình đang đập cánh cửa "bên kia" rầm rầm, vừa đập vừa khóc ròng:
Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant. [Apollinaire].


Truyện thứ nhất, quên tiệt, đăng trên tuần báo Mã Thượng của Trịnh Vân Thanh, khi cùng Huỳnh Phan Anh, Dương Văn Ba, hồi còn là học sinh, phụ trách trang VHNT cuối tuần của báo này. Một chút kỷ niệm, dưới đây:

*

Thư Gửi Nhóm Sáng Tạo,
của nhóm thi văn đoàn Mã Thượng, gồm HPA, DVB và Hai Lúa.

Đây là một truyện ngắn viết theo kiểu nhật ký Roquentin; anh chàng Hai Lúa, ngày nào tóc còn xanh, sáng ngủ dậy, đi lang thang trong thành phố Sài Gòn, ghé nhà em. Nhìn em nhặt rau, sướng điên lên, đến khi từ biệt em, ra đến đường còn loạng choạng, bèn hỏi trời, hỏi người qua lại, hỏi đường phố:

Tại sao trời mưa? (1)

[Câu hỏi này, về già, mới ngộ ra là, thuổng Buồn Nôn, La Nausée, khúc khép lại cuốn nhật ký: Anh chàng Roquentin đi qua xưởng thợ, ngửi ra mùi củi ướt, bèn phán một câu xanh rờn:

Ngày mai trời sẽ mưa trên thành phố Bouville.

(1)
Hai Lúa còn nhớ đại khái, đây là câu chuyện, một bữa chủ nhật Hai Lúa, khi đó là một thằng con trai mới lớn, đang học thi tú tài phần hai, ghé nhà một cô bạn gái. Cô gái đang ngồi nhặt rau, HL ngồi kế bên, và thế là thấy mình biến thành một cọng rau, rồi một cọng rau nữa, cứ thế "luân hồi đời đời kiếp kiếp", nằm ngoan ngoãn ở trong tay cô.
Khi cô gái hết còn nhặt rau, Hai Lúa lại trở lại là thằng bé mê gái, và, ra về. Ra ngoài đường, lúc đó trời mưa, thằng bé lẩn thẩn hỏi mặt đường, hỏi xe cộ, hỏi người qua kẻ lại: Tại sao trời mưa?
Cả truyện ngắn, HL quên hết, chỉ nhớ độc câu chót: Tại sao [sáng bữa đó] trời mưa?
Chẳng lẽ ông trời biết thằng bé đang hạnh phúc, sung sướng và muốn... san sẻ?
Sau này, đọc Nhất Linh, tả cảnh anh chàng Dũng "sáng bữa đó", nhìn qua nhà hàng xóm, tức nhà Loan, thấy cái áo cánh ngắn nằm trên giây phơi, phất phơ bay trong gió, và ngộ ra rằng thì là Loan đi học ở tỉnh, nghỉ hè, về quê.
Dũng cũng hỏi y chang như HL: Tại sao cái áo cánh trắng bay phất phơ trong gió lại tuyệt vời đến như thế kia, hả giời?