*

1 2


Đồng Nai Tam Kiệt

From:
Date: Thursday, April 10, 2003 11:55:48 PM
To:
Subject: Re: Hi Hw r u
Cám ơn mẩu email ngọt ngào của anh. Tối qua uống vodka với NĐ tại Rendez-Vous. Anh bạn này từ Sài Gòn ra. Sau năm mươi năm, đây là lần đầu tiên anh trở lại Hà Nội. Cả hai đứa nói đủ thứ chuyện, và nói rất nhiều về anh. Anh ta quý mến anh lắm!
Vài bài thơ cho Anh...

Đêm trắng. Ông nhà thơ kiêu ngạo & háo thắng TTY đã vì có chuyện không vui với nhà phê bình văn học nọ, chửi đổng: “Idiot! ở Saint-Pétersbourg mới có đêm trắng, chớ Sài Gòn làm quái gì có đêm trắng, mà cũng cố đặt tên cho nhà xuất bản là Đêm Trắng!” ....

Mẩu email trên viết bằng tiếng Anh, nhận đã lâu, những ngày còn những liên lạc thân thiết với một số bạn bè ở trong nước.
Mẩu thứ nhì, từ một bài văn của một diễn đàn trên net. Tác giả bài văn này là me-xừ NĐ được nói  tới ở email thứ nhất. Đêm Trắng là tên nhà xb do Huỳnh Phan Anh chủ trương. TTY thì không thể ai khác, mà là Tô Thuỳ Yên. Một trong Đồng Nai Tam Kiệt, như đám viết lách phong tặng. Đồng Nai Tam Kiệt là Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên và Bùi Giáng [thứ tự ở đây, không quan trọng].
Hai Lúa hình như lờ mờ đoán ra lý do tại sao nhà thơ NĐ lại "phạng" TTY những từ như trên.
Có thể NĐ nhận xét đúng về nhà thơ TTY, nhưng phải cho người đọc một trong hai cái thí dụ về hai cái tội ngạo mạn, hiếu thắng. Thì mới được.
Cứ thản nhiên lôi người ta ra phạng, cho dù đúng, thì đòn cũng không có ép phê.

Hồi còn Sài Gòn, Hai Lúa gặp nhà thơ TTY một lần duy nhất, do nhà thơ NĐ giới thiệu, khi TTY chủ trương nhà xb Kẻ Sĩ, Hai Lúa đến xin việc dịch dọt một tác phẩm nào đó, không còn nhớ rõ. Gặp ở văn phòng nhà thơ, khi đó sĩ quan quân đội VNCH trưởng phòng Tâm Lý Chiến, tại cụcTLC, cũng nơi có toà soạn báo Tiền Tuyến, ngay chân cầu Thị Nghè, gần nhà Hai Lúa. Tới giờ hẹn gặp, Hai Lúa vừa lò dò vô thì thấy ông sĩ quan thi sĩ đang la lô gì ông lính nhà thơ [NĐ là lính dưới quyền sĩ quan TTY]. Mặt nhà thơ NĐ cứ nghệt ra. Thành thử "kiêu ngạo" là do đó mà ra chăng?
Hai Lúa có lần đã viết về cái cảnh trên, vì nó đọng lại mãi trong đầu Hai Luá, cùng với một ý tưởng, là, hai nhà thơ như thế, sau một cú như thế, liệu khi cởi áo nhà binh ra, có thể ngồi lai rai ba sợi, bàn về thơ mí nhau, một cách thật thơ, không?
TTY rất quan cách, theo như Hai Lúa được biết. Nhưng đó là tính người, làm sao đổi?
Đọc Ta Về, Hai Lúa nghĩ, biết đâu, tính người vẫn có thể đổi, nếu không làm sao... Ta Về?

Và liệu NĐ có thay đổi, cho dù không đi tù cải tạo?

Hai Lúa còn nhớ, hồi làm chung Tập San Văn Chương, anh rất dễ chịu. TSVC là nơi đăng truyện ngắn đầu tay của anh. Nhà thơ Joseph Huỳnh Văn rất mến NĐ, điều thật lạ, sau này Hai Lúa mới được biết.
Truyện tuy chưa có gì xuất sắc, nhưng giọng văn là của thơ, nhờ thơ mà có văn. HL nhớ, ngay truyện ngắn đầu tay của anh, trong tòa soạn cũng chia thành hai phe, một khen một chê.
Nhưng chắc chắn, nó không có giọng khệnh khạng làm dáng như bây giờ.
Đúng là Meursault gặp chốn đọa đầy [như tên một đoản văn của anh]. NQT

Sở dĩ có những dòng này, là do nhân đọc talawas, về vụ việc đọc thơ Việt tại trời Đức, do Viện Goethe tổ chức, trong thì có nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, ngoài thì có TTY.
NHHM là nhà thơ trẻ, đại diện cho thơ trẻ. Ở trong nước.
Còn TTY, thì sao? Ông đại diện cho thơ, nhưng thơ nào? Trẻ, già, miền nam cũ, ngụy...?

Hai bài trên talawas đều tỏ ra rất ưu ái TTY, điều này chứng tỏ, nếu ông kiêu ngạo "như ngày xưa", thì chắc là không nhận được sự ưu ái ấy, "như bây giờ", nhất là từ những người chưa hề đọc ông, và còn ngây thơ đến độ tự hỏi, không biết một thi sĩ với những vần thơ như thế này, đã được in thơ ở Việt Nam hay là chưa?

Còn háo thắng, cũng thế, bởi vì đọc thơ kế một nhà thơ "vô danh" (1) như NHHM thì nói thật, háo thắng làm sao cho được?

Hy vọng tái ngộ! Cả hai nhà thơ! Cựu sĩ quan và cựu binh nhì VNCH! NQT
 
Cái vụ đọc thơ này, theo Hai Lúa là một cú rờ ve của con cháu ông Gợt, sau khi bị mấy ông VC không cho phép nhóm Mở Miệng mở miệng ở Viện Gợt ở Hà Nội!

Mở Miệng là một nhóm thơ của một số thi sĩ sinh hoạt ở Sài Gòn, mới đây được Viện Goethe ở Hà Nội, mời tới, để đọc thơ và trình bầy về thơ, tại khuôn viên viện, nhưng sau cùng, cuộc chơi này đã không thực hiện được, như tin tức báo chí, trong có Đài BBC.
Lẽ dĩ nhiên, có những lời giải thích của nhà nước. Nhưng lý do thực sự của nó, là như Hannah Arendt diễn tả, sau đây:
Để chống lại chủ nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một điều này: Chủ nghĩa toàn trị nhất quyết không thí cho bạn một tí tự do nào.
Hannah Arendt: Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị
Nguyên bản tiếng Anh: In order to fight totalitarianism, one need understand only one thing: Totalitarianism is the most radical denial of freedom.
Tại Sao Không Thơ
... Hôn thụy, ngủ mê, như Gấu tôi được biết, là chữ của Tô Thuỳ Yên, khi chuyển từ "coma" [hôn mê] sang tiếng Việt
Ba Mươi Tháng Tư đọc thơ TTT
 

1) Thành thực, Hai Lúa chưa được đọc một bài nào của NHHM. "Vô danh" dùng theo nghĩa này. Có thể, ông nổi danh, nhưng có lẽ ở trong nước, mà như thế, cũng khó nói lắm! Đọc những lời của một người có tham dự buổi nghe thơ, trên talawas, về ông, thì....
NQT

*

Nói về kiêu ngạo, phách lối, thì mấy ông nhà văn nhà thơ đều thuộc loại coi trời bằng vung. Chẳng anh nào chịu thua chị nào. Hai Lúa nhớ một lần ngồi Quán Chùa, có ba người, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo và Hai Lúa. Chưa kịp nhấm nháp ngụm "cà phe" thứ nhì, có một anh bạn trẻ tà tà tới tính kéo ghế ngồi. Cả ba liếc nhìn nhau, đều thấy sượng mặt, chứng tỏ chẳng ai quen, nhưng chẳng ai lên tiếng.
Mai Thảo bèn đưa tay chặn cái ghế lại, hất hàm hỏi, xin lỗi anh bạn, trong ba thằng ngồi đây, anh có quen thằng nào không?
Anh bạn sượng sùng lắc đầu, Mai Thảo bèn đẩy cái ghế về chỗ cũ, nói, vậy, đi chỗ khác chơi, cho mấy thằng này uống cà phe!
Nhưng phách lối coi trời bằng vung phải là... Hai Lúa, nhưng xin nói ngay, không phải trong môn viết văn mà là toán, vật lý.

Trong chưởng Kim Dung, có con rơi xanh hút máu người, Thanh Vực Bức Vương Vi Nhất Tiếu, nổi danh với đòn Hàn Băng Miên Chưởng, một khi đánh trúng địch thủ, không thèm đánh thêm một đòn thứ nhì. Hành sự quái dị đến độ Kim Dung còn phải né nhân vật của mình!
Bởi vì giả sử như đòn không đủ ép phê, thì sao?

Hai Lúa cũng đã từng chơi đòn như vậy, ngay trong kỳ thi tú tài lần hai, mà lại là kỳ nhì!
Đó là bài thi toán vật lý. Thường bao giờ cũng có một câu chót, là câu áp dụng bằng số, cho những chứng minh trên. Sau khi tính nhẩm trong bụng, mấy bài thi trước đều ngon cơm, Hai Lúa bèn bỏ câu chót, không thèm cộng trừ nhân chia làm gì cho nó mệt, lên nộp bài ra về!
Chính vì bố láo bố lếu như thế mà Hai Lúa rớt chứng chỉ dự bị khoa học, Toán Lý Hoá, MPC, phải bỏ Đại Học Khoa Học, qua Văn Khoa.
Cũng may nhờ vậy mà có Gấu, có Hai Lúa, có trang Tin Văn!

Trong Tam Kiệt, Hai Lúa như vậy là chỉ được diện kiến có một lần, với nhà thơ TTY, trong bộ quân phục sĩ quan VNCH tại nha Tâm Lý Chiến, và lần gặp đó không phải để nói về thơ. Còn Bùi Giáng, trước 1975 không gặp, nhưng, một lần nghe nói, ổng rất bực Hai Lúa, do bài viết trên Thời Tập về thơ, qua đó, Hai Lúa cho rằng, người ta chỉ làm thơ khi còn trẻ, và khi về già, trong khi BG vốn nổi tiếng như một "Trung Niên Thi Sĩ".
Sau 1975, gặp ông một đôi lần.
Ít nhất là hai lần. Lần nào cũng buồn.