Chúng
ta đều chui ra từ “Chiếc Áo Khoác”.
(We have all come out of the folds of ‘The Overcoat’).
Nhận
xét của Dostoyevsky cho thấy,
Gogol đã mở ra cả một mùa
văn chương Nga thế kỷ 19.
Nhưng
Chiếc Áo Khoác (1842), cái gì
vậy cà?
Đây
là câu chuyện một viên thư ký và
chiếc áo khoác của anh.
Người tốt vì lụa, lúa tốt vì phân, đời anh thay đổi hoàn toàn, sau khi
vận may
mỉm cười với anh, và anh sắm được cái áo khoác. Anh chết vì đau tim,
sau khi bị
trộm lấy mất chiếc áo, nhưng hồn ma sau đó trở về đòi hỏi công lý. Câu
chuyện
trên đã ảnh hưởng tới sự phát triển thể loại truyện ngắn Nga thế kỷ 19
sau đó: thực
và ảo trộn trạo, rồi thăng hoa, qua tài làm bếp khéo của nhà văn. “Con
Cá Sấu”
(1865) của Dostoyevsky, là từ Chiếc Áo Khoác mà ra; đây là câu chuyện
một công
chức bị cá sấu nuốt, khi ở trong bụng con quái vật, anh vẫn tiếp tục
phát triển
những qui luật về kinh tế!
Ý
nghĩa và ảnh hưởng
của Chiếc Áo
Khoác không đơn giản,
Chúng cứ thay đổi theo thời gian. Khi mới xuất hiện, nhà phê bình nổi
tiếng của
Nga là Belinsky và một số người khác đã coi đây là tiếng khóc cầu mong
lòng
nhân ái, của những kẻ bị đọa đầy. Ngay Gogol hình như cũng chấp nhận
một lối
giải thích như vậy, khi viết về cái chết của nhân vật của mình:
“Vậy
là tiêu trầm,
biến vào hư không,
cái con người mà chẳng
ai nghĩ đến chuyện che chở; cái con người chẳng ai thèm, chẳng ai quan
tâm dù
chỉ một tí một tẹo…; cái con người cứ chịu đựng hoài hoài những sự chế
giễu của
đồng nghiệp mà chẳng bao giờ phản ứng, cái con người cho tới khi đặt
mình vào
trong nấm mồ của mình, chẳng hề để lại cho đời bất cứ một trò huênh
hoang bắng
nhắng nào…”
Theo
Richard Moore,
trên tờ Partisan
Review, số Mùa Thu
2000, nếu áp dụng nhận xét của chính tác giả về tác phẩm của mình, nó
lúc đúng
lúc không. Đây là một nhận định theo kiểu “đồng
ca” (a choral statement), giống như ở cuối bi
kịch của Sophocles.
Nó đề nghị một cái nhìn khả hưũ, về những biến diễn của câu chuyện; nó
bảo
chúng ta, “người đời thường nghĩ như vậy đó”… Nếu chúng ta bỏ qua cụm
từ “không
phản ứng” (without protesting), đoạn văn trên đúng với tiếng khóc của
Akaky, ở
đầu câu chuyện, khi năn nỉ đồng nghiệp: “Hãy để cho tôi yên thân, tại
sao hành
hạ tôi làm chi thật tội nghiệp”. Nhưng tiếng khóc đạt hết sức mạnh qua
những
tương phản của nó với sự cường điệu tiếu lâm và sự phi lý vây quanh nó.
Ngay
cái tên của nhân vật, Akaky Akakievitch – có thể dịch là “Cứt, đồ cứt
đái”, hay
theo cách nói của con nít Nga, “Doo-doo, son of Doo-doo” – và nhiều chi
tiết
khác cho thấy anh ta như là một biếm họa gớm ghiếc, thô tục. Và ngay
như đoạn
văn trên xác nhận, anh ta chẳng đáng quan tâm, không bằng một con ruồi
(a
housefly). Ai tỏ ra nhân ái với bầy ruồi?
Nhưng
coi Akaky như
một thứ sâu bọ
cũng chẳng nói lên được
một điều gì. Đây chính là quan điểm của đám đồng nghiệp nông cạn của
anh, bọn
họ cũng chui ra từ thế giới mộng ảo trống rỗng của thành phố
Petersburg. Chẳng
có cách nhìn nào đúng với điều gọi là nỗi đam mê chính (the central
passion),
về một cõi người ta của Akaky:
Thật
khó mà kiếm ra
được một người, ở
bất cứ đâu, một người
chỉ sống cho công việc của mình. Nói anh ta hăm hở làm lụng là chưa đi
tới đâu,
phải nói là anh ta làm việc “với tình yêu”. Trọn thế giới mừng vui và
cứ thế mà
thay đổi, của riêng anh. Người ta có thể nhìn thấy nỗi vui này ở trên
mặt anh
ta. (Viết) một vài lá thư là cái thú tuyệt vời của anh. Anh như nhẩy cẫng lên, cười nhè nhẹ với chính mình,
uốn éo ngòi viết theo cặp môi, và người ta có thể đoán ra được, anh ta
đang
viết con chữ nào….”.
Anh
ta bê luôn cái sở
của mình về nhà
để chép lại! Anh chép
lại đủ thứ khác nữa, “chỉ để vui với mình mà thôi” (for his own
personal
pleasure). Công việc và lạc thú là một; không có cái gọi là “làm lụng”
đối với
anh. Đời là một cuộc chơi, y chang Adam trước khi bị tống ra khỏi Vuờn
Địa
Đàng.
Akaky
sống trong cõi
được gọi là Cõi
Phúc (the blessedness).
Chép lại (copying) cuộc đời, đâu cần chi
nữa, ngoài “cõi phúc” đó ra? Chỉ khi mà chú ngựa dí cái mũi, phả hơi
thở nóng
hổi vào mặt Akaky, tới lúc đó anh mới nhận ra là mình đang ở giữa mặt
lộ, chứ
không phải ở giữa một câu văn!
Câu
văn và đường phố,
nghệ thuật và
đời sống: Phải chăng
việc chép lại của Akaky “tượng trưng” cho nghệ thuật của Gogol?
Đoạn
văn trích dẫn
nêu trên đề nghị
như vậy. Gogol là một
đại sư “bắt chước”, một tay trình diễn tuyệt vời, chính nghệ thuật của
mình.
Chép lại chính mình, niềm háo hức, cơn đòi hỏi, (ngứa quá, không viết
không
chịu được?): chính cái trò chơi con nít này, nói theo Aristotle, là sức
mạnh sỏ
mũi trí tưởng tượng của Gogol, kéo ông đi ở trong cái mê cung chẳng cần
biết
khi nào thoát ra được (họa chăng là cái chết, nhưng chết rồi, đệ tử –
hay nhân
loại thì cũng rứa – lại tiếp tục trò chơi của ông). Chính cái trò bắt
chước,
chép lại này mới đáng quan tâm, mặc xác ba chuyện đại sự, nào là món nợ
trí
thức, nào là phải dấn thân, phải có trách nhiệm đối với xã hội…. Chính
những
người đồng thời đã từng trách móc Gogol thiếu những quan tâm xã hội,
thiếu
những thông điệp hướng thượng (positive messages). Bản thân ông cũng bị
bối
rối, tại sao mình lại “đổ đốn” như thế cơ chứ? (he himself was
evidently
troubled by these failings). Thấy cái gì cũng cứ cho vào miệng, cứ bắt
chước
người khác như một con khỉ, hiển nhiên đây là một tình trạng “chậm phát
triển”!
Ôi chao, vậy mà Vladimir Nabokov chỉ mới đây thôi, đã hết mình ca ngợi
tác giả,
khi cho thấy sự tương tự giữa bắt chước (mimicry) và chép lại (copying)
đã đóng
một vai trò quan trọng làm cho câu chuyện trở nên đa mầu đa dạng.
Nhưng
thật hiển
nhiên, chính nỗi mê
cuồng, yêu ơi là yêu:
chép lại cuộc đời, của nhân vật chính, đã phản lại nhận xét “màn đồng
ca” mà
chúng ta đã nói tới ở đầu câu chuyện.
Trong
những chú giải
về Sự Sa Ngã của
Con Người, có một,
theo đó, Cõi Phúc của Adam bị huỷ diệt, không phải bởi vì Adam vi phạm
lệnh của
Thượng Đế (God), nhưng là do anh mê đắm Eve, mê đuối tuyệt phẩm sáng
tạo là một
toà thiên nhiên như thế đó! Cũng vậy, cõi phúc của Akaky đã bị huỷ
diệt, vì sự
xuất hiện của chiếc áo khoác:“Vậy là tiêu trầm, biến vào hư không….
chẳng để
lại một trò huênh hoang bắng nhắng nào, đối con người đó, [một ngày đẹp
trời
kia], một người khách hào hoa trong bộ dạng chiếc áo khoác bất thình
lình xuất
hiện, làm cuộc đời khốn khổ của anh sáng lên, chỉ một giây phút phù du;
[rồi
sau đó] là tai ương giáng lên đầu…”, vẫn Gogol, khi viết về cái chết
của nhân
vật của mình. Chính “người khách hào hoa… làm sáng ngời dù chỉ đôi phút
phù
du”, cái áo khoác, và Akaky “hệ lụy” vào nó (his attachment to it) đã
xóa sạch
cõi phúc của anh: một khi “đời thực” xuất hiện, đâu ai còn nghĩ đến
“chép lại”
làm chi nữa?
Gogol
rất sợ đàn bà.
Nỗi sợ này có thể
nhận ra, qua một số
tác phẩm của ông, thí dụ như trong “Nhật
ký của một người Đàn ông Khùng”, hay “Ivan Fyodorovitch Shponka và Bà
Cô của
anh”. Như vậy, phải chăng “người khách hào hoa trong bộ dạng chiếc áo
khoác”
chính là nàng Eve của Akaky?
Sau
đây là câu trả
lời dõng dạc (loud
and clear), của chính
tác giả:
“Anh
ta tự huấn nhục
mình bằng cách
nhịn ăn, bụng rỗng bò
lên giuờng, dỗ cái đói bằng giấc ngủ. Bởi vì sự nuôi dưỡng của anh mang
tính
“tâm linh” (spiritual). Suy nghĩ, tư tưởng của anh thì luôn luôn tràn
đầy: rằng
một ngày đẹp trời, chiếc áo khoác sẽ là của anh. Kể từ lúc đó, trọn
cuộc đời
anh có vẻ giầu có hơn lên, như thể anh ta có vợ, có một con người ở kế
bên anh.
Như thể anh hết còn trơ trọi, mà có một bạn đường cùng đan dệt cuộc đời
với
anh; và người bạn đường này, đâu ai khác, mà chính là cái áo khoác độn
len dầy,
lụa mềm, thứ hảo hạng; mặc một đời chưa chắc đã mòn.”
Nabokov
ghi nhận, cái
áo khoác giống
như một cô bồ (a
mistress); từ này quá yếu, chưa đủ mạnh để nói hết “thâm ý” của Gogol,
theo tác
giả bài viết trên Partisan Review.
Nhưng
nếu Eve là
nguồn cơn nỗi bất
hạnh, và sự huỷ diệt của
Adam (của chúng ta, những hậu duệ của “Chàng”), như vậy có thể không
phải
Thượng Đế, mà chính Quỉ Sứ đã sáng tạo ra “Nàng”!
Sau
sự sáng tạo ra
Nàng, là Sự Mê
Hoặc, Niềm Cám Rỗ, chính
nó! Akaky được mời tham dự những buổi dạ tiệc. Điều này có nghĩa, cánh
cửa mở
ra cho Chàng, bước vào thế giới không thực của thành phố Petersburg;
thế là
chấm dứt sự giản dị, nghèo đói, niềm dâng hiến hết đời mình cho (nghệ
thuật)
bắt chước, chép lại. Như Gogol tiếc nuối giùm cho nhân vật của mình,
trước đó:
“
[Chuyện đi dự tiệc
là chẳng bao giờ
xẩy ra đối với anh].
Chẳng ai có thể nhớ được, rằng anh ta đã từng đi dự dạ tiệc. Sau khi đã
chép
lại, với sự hài lòng của trái tim mình, anh ta lên giuờng ngủ, mỉm cười
mơ tới
ngày hôm sau, Thượng Đế lại ban cho mình một điều gì đó để chép lại”.
Nhưng
bây giờ, mọi
chuyện đã thay đổi,
và Akaky suy nghĩ,
rằng đi dạ tiệc là một cơ hội chưng diện chiếc áo khoác, cứ tối nào
cũng được
như vậy thì thích quá nhỉ!
Độc
giả có thể tự
hỏi: Phải chăng
chính tên trộm kia, là….
Thiên Thần, hay đích thị… Thượng Đế?
Chiếc
Áo Khoác, The
Overcoat, còn có
tên là Shinel, hay The
Cloak, đã được quay thành phim, thời kỳ còn phim câm (1926), và sau đó
(1959),
tại Liên Xô, do đạo diễn Aleksey Batalov; tài tử Roland Bykov trong vai
Akakiy
(hay Akaky) Akaiyevich (theo Encarta Encyclopedia, 2000).
***
Nicolai
V. Gogol
(1809-52), hầu như
sống trọn thời gian từ
1826 tới 1848, tại Rome. Tại đây, ông đã sáng tác Những Linh Hồn Chết
(1842),
tác phẩm được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất
của văn
chương thế giới, tương tự như Don
Quixote của nhà văn người Tây Ban Nha, Miguel de Cervantes. Những độc
giả Anh
ngữ đã phải đợi đúng… một thế kỷ, mới được đọc một bản dịch tiếng Anh
đàng
hoàng tác phẩm này. Và bây giờ, nhân vật giả tưởng Pavel Ivanovich
Chichikov
lại một lần nữa nhập xác phàm, biến thành những thương gia, biznesmen,
những
tay giang hồ thuộc giới xã hội đen, mafia, hay trong giới “lãnh đạo
bằng bom
đạn” của Tân Nga Xô.
Những
Linh Hồn Chết
thuật lại những
chuyến phiêu lưu phi lý
của Chichikov, rong ruổi khắp nước Nga, để mua những tá điền, hay những
nô lệ,
không phải những người còn sống, mà là đã chết, của những ông chủ đất
chưa kịp
khai báo. Anh ta sẽ dùng danh sách đó, để mượn tiền nhà nước. Người ta
có thể
nhìn thấy những anh chàng Chichikov tân thời, hiện đang rong ruổi khắp
nước Nga
Mới, săn những hợp đồng công nhân chưa được thanh toán, rồi dùng danh
sách đó
mượn tiền Ngân Hàng Thế Giới!
Những
độc giả Anh ngữ
đầu tiên chỉ
được biết tác phẩm này,
như là một tài liệu mang tính xã hội, của một nước Nga đầu thế kỷ 19.
Tới năm
1942, đúng một thế kỷ sau khi tác phẩm được xuất bản lần thứ nhất, với
bản dịch
của Bernard Guibert Guerney, khi đó độc giả Anh ngữ mới nhận ra tầm vóc
khổng
lồ của Gogol, về tính châm biếm (satire), trò chơi đùa với ngôn ngữ, và
sự bịa
đặt đầy chất mộng mị của ông.
Nabokov,
trong một
bài viết từ năm
1944, cho rằng Dead Souls
liên quan tới từ “poshlost” của tiếng Nga, một từ gần như không thể
dịch được,
đại khái có thể hiểu như là “quan trọng giả, thông minh giả”, và như
vậy, đây
là một cuốn tiểu thuyết ít nói về nước Nga, mà là về sự ruỗng nát của
nhân
tính. Cũng trong bài viết, ông vứt bỏ mọi bản dịch, chỉ giữ lại bản của
Guerney
nói trên. Ông này là chủ một tiệm sách ở New York, và còn là một tiểu
thuyết
gia, mất năm 1979.
Qua
giai thoại, Gogol
viết Những Linh
Hồn Chết, từ một gợi ý
của bạn mình là Pushkin. Viết được đâu một, hai trăm trang, ông đọc cho
bạn
nghe, bạn nói, gần như mếu: Không ngờ dân Nga khổ đến như vậy sao?
Gogol biết
là hỏng, viết lại từ đầu. Ông dự kiến, đây là tập thứ nhất của một bộ
ba cuốn,
đầy tham vọng: tất cả nước Nga sẽ xuất hiện ở trong đó. Trong thập niên
cuối
đời, ám ảnh này đã lôi kéo ông sa vào khuynh hướng thần bí mang chất
tôn giáo,
khi ông cố chiến đấu trong việc ghi lại sự sa đọa của Chichikov. Trước
khi
chết, ông đốt toàn bộ bản thảo. Nhưng với một số nhà phê bình, tất cả
năng lực
sáng tạo, Gogol đã dồn hết vào phần đầu. Phần hai chỉ gồm những đoạn
rời
(fragments). Tác phẩm hoàn tất từ chỗ dang dở đó. Và đây là một đại tác
phẩm.