Cái vụ việc 'biên tập' và
cho xuất bản nhật ký Trâm Thạc của đàn em Việt Nam, đàn anh Liên Xô
cũng có làm, nhưng ở một tầm mức cao hơn nhiều. Anne Applebaum [thuộc
ban chủ biên của tờ
Washington
Post, tác phẩm của
bà,
Gulag: Một lịch sử,
đã đoạt giải 2004 Pulitzer, non-fiction], khi điểm cuốn
Hồ sơ KGB của Andrei Sharakov,
[nhà xb Yale University Press] trên tờ Điểm Sách Nữu Ước số đề ngày 20
Tháng Mười, 2005, cho rằng, kể từ khi trở thành tổng thống,
Putin đã cố gắng 'biên tập' hồi ức của nhân dân Nga, về thời kỳ Xô
Viết, làm sao cho hướng thượng [positive], hoài nhớ [nostalgic], hơn,
so với người trước ông. Mục đích của ông, theo Applebaum, là làm sao
cho những người Nga lại hãnh diện về họ, lại tìm ra những vị anh hùng
của họ, để mà thờ phuợng, để mà 'vơ vào' [chữ của Vương viên ngoại].
Tuy nhiên, một việc làm như thế, tỏ ra rất là nguy hiểm....
Tôi được dậy dỗ từ những trường
Xô Viết; ở đó, những nghiên cứu xã hội và giáo trình lịch sử Đảng Cộng
Sản Xô Viết, là bắt buộc. Sau đó, tại trường y, tôi nghiên cứu triết
học (lẽ dĩ nhiên, chủ nghĩa Mácxít-Lêninít), và kinh tế chính trị. Tôi
chẳng tự hỏi chính mình, rằng có tí sự thực nào ở trong đó không. Khi
qua được kỳ thi, nếu thiếu nó, tôi chẳng thể nào có bằng và trở thành
bác sĩ, tôi quên tất cả những gì đã học.
Phải mất nhiều
năm tôi mới hiểu, do không chịu nghiên cứu những môn học vượt quá mức
yêu cầu, tôi đã bỏ qua một phần quan trọng, và có lẽ, phần cơ bản, về
nhân văn, và trở thành một con người không có một cái nhìn hiểu biết
[mang tính tri thức], về thế giới.