Từ
Liên bang Xô viết trở về.
Kỷ
niệm lần thứ 50 ngày mất của André Gide, nhà xuất bản
Pléiade đã trình làng cuốn "Đi và Nhớ" ("Souvenirs et
Voyages") của nhà văn người Pháp này; trong có hai bài viết, một về
chuyến
du lịch Congo, "Voyage au Congo", cho thấy bộ mặt ghê tởm của chế độ
thực dân tại đây; và một, rất nổi tiếng của ông: "Từ Liên bang Xô viết
trở
về" ("Retour de l’U.R.S.S").
Từ
đầu thập niên 1930, Gide đã tỏ ra có thiện cảm và xoắn
xuýt với những người cộng sản: Đảng phái ông tới Berlin đòi trả tự do
cho Ernst
Thalmann; Tờ "Nhân Loại", báo Đảng, cho đăng nhiều kỳ truyện dài của
ông, "Những Hầm Ở Vatican" ("Les caves du Vatican"). Chỉ
còn nghi lễ "rửa tội" sau chót: chuyến hành hương về nguồn, hay cái
nôi của chủ nghĩa vô sản.
Gide
đã thực hiện chuyến đi này vào năm 1936. Ông mở rộng cả
tai lẫn mắt để chiêm ngưỡng "thiên đường", và đã nhìn ra cái hố sâu
giữa thực tại và tuyên truyền. Trở về Pháp, mặc dù mấy ông bạn thân
"năn
nỉ", thôi bỏ qua đi, nhưng Gide, vốn dị ứng nặng với những điều dối
trá,
đã lắc đầu quầy quậy. Thế là "thằng ngu được việc" ("l’idiot
utile"), như Stalin "trìu mến" gọi Gide, đã biến thành "con
rắn độc dâm đãng".
Những
nhận xét của ông về thiên đường cộng sản, và nhất là
khẳng định, "những tình cảm tốt đẹp chỉ đẻ ra một thứ văn chương
tồi", đã như một cú sét, giữa trời quang mây tạnh, trong khu trại ngày
mai
ca hát.
Trên
tờ báo Pháp "Đọc", số tháng Tư 2001, có trích
đoạn bài viết của Gide. Ông nhận xét, công dân Xô viết hoàn toàn mù tịt
về thế
giới bên ngoài. Hơn thế nữa, họ đều bị nhà nước cho ăn cháo lú, và đều
tin
rằng, bên ngoài Liên bang Xô viết, cái gì cũng tệ hại, ao nhà là số
một. Và từ
đó, là mặc cảm tự tôn. Ông cho vài thí dụ.
Về
học ngoại ngữ, một học sinh cho biết, "Cách đây vài
năm, Đức và Mỹ còn có vài điều để học. Nhưng bây giờ, chúng tôi chẳng
cần học
gì ở những người nước ngoài. Như vậy, hà cớ gì phải học ngoại ngữ?"
Điều
họ lo nhất, đó là những người nước ngoài không được thông báo đầy đủ về
những
cái hay cái đẹp của họ. Để diễn tả hết cái hay cái đẹp ở đất nước họ,
sợ nước
ngoài không đủ giấy!
Có
nhiều nhận xét của ông làm cho Jennifer Tran tôi nhớ lại
những ngày, ngay sau 30 tháng Tư, 1975, tại Sài Gòn, nhưng thôi, "nhắc
chi
chuyện cũ thêm đau lòng quá người ơi!"