Để Viết Cho Sướng Tay!
Chúng tôi - các anh Trần
Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, và tôi
- gặp nhau, cùng làm việc, quen dần nhau qua mấy số Lửa Việt - nơi đã
in vở kịch Trắng Chiều của anh Tế viết khi còn ở Hà Nội, các truyện
ngắn Chàng Nhạc Sỹ, Gìn Vàng Giữ Ngọc của anh Sỹ và một vài bài thơ của
tôi - , đồng ý cần có tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra
đóng góp được cái gì cho công cuộc chung.
TTT
*
Để Viết Cho Sướng Tay!
Đó cũng là ý
niệm khởi đầu mở ra trang Tin Văn.
Để viết cho sướng tay, với Hai Lúa tôi, còn có nghĩa: Để đếch có ai
kiểm duyệt được, bỏ được, hoặc thêm được, dù chỉ một chữ, hay ghê gớm
hơn thế, dù chỉ một dấu phẩy, một cái chấm, trong bài viết của
mình.
Cái dấu phẩy, dấu chấm, nhiều khi còn quan triọng hơn cả một từ, một
chữ. Hay nhiều từ, nhiều chữ.
Hai Lúa vẫn còn nhớ, một truyện ngắn, viết ở trại tị nạn, được một tờ
báo đăng, bị
cắt câu, bị biên tập, văn mạch bị sửa lại, và, sau này,
tình cờ gặp chủ tờ báo, hỏi, ông ta trả lời, văn của anh câu quá dài,
cái máy computer nó tự động sửa, chứ không phải tôi!
Chả là, lúc đó, chân ướt chân ráo mới 'tái định cư" nơi xứ người, Hai
Lúa chưa có vinh dự được sờ vô một cái máy computer!
Nghĩ thầm, máy gì mà ngu thế!
Hỗn thế!
Dám sửa văn của Hai Lúa!
Tôi được giao phó
công việc
đầu bếp lo việc sắp xếp bài vở
cho trang báo vì rành thì giờ nhất và được nết chịu khó đọc...
TTT
Câu này, thực sự có nghĩa, với Hai Lúa, TTT là người rất ham đọc những
tác phẩm đầu tay, của những nhà văn còn ở trong bóng tối! Những mầm non
văn nghệ!
Huỳnh Phan Anh có lần kể, thời gian làm đặc san Chiều Hướng Mới
cho lớp học triết của anh tại Đà Lạt, trong số ra mắt, và cũng là số
độc nhất, có đăng truyện ngắn đầu tay của Hai Lúa [trong hộp thư còn
nhắn tin, Những Con Dã Tràng đã bò lên tới Đà Lạt!], một bài điểm cuốn
tiểu thuyết lúc đó đang nổi như cồn, cuốn Yêu của Chu Tử, anh nhận được
thư của TTT nhờ chuyển cho tác giả bài điểm sách, khen bài viết, đồng
thời nhắn, khi nào ra báo, yêu cầu cộng tác.
Trường hợp Hai Lúa, gần như cũng tương tự....
Viết đến đây, Hai Lúa bỗng nhớ đến KT, chủ báo Hợp
Lưu.
"Nếu buộc phải chọn lựa một bài viết tệ của một tên tuổi lớn và một bài
viết giá trị của một ngòi bút vô danh, chúng tôi chọn người thứ hai."
Thư độc giả HL: Hiếp dâm tiếng Việt?
Chỉ tiếc, ông bạn KT không cho biết, đã từng vứt vô thùng rác những tên
tuổi lớn nào, và đã từng lôi từ thùng rác của nhân loại ra được những
ngòi bút vô danh nào, và dựa vào những 'tiêu chí" nào?
[Hỏi cho vui, thôi, vì ông bạn bị chôm mất tờ báo rồi, làm
sao trả lời?]
*
Tôi không chắc, vào
thời gian đó, tôi đã đọc Faulkner hay là chưa, nhưng bây giờ, tôi hiểu
rõ điều này: kỹ thuật độc nhất để mà sử dụng vào nơi chốn, con người,
hồi ức như vậy, chính là kỹ thuật của Faulkner, chỉ có nó mới có thể
giúp tôi viết ra những gì đang nhìn thấy. Không khí, vẻ tàn tạ, cái
nóng tại ngôi làng thật chẳng khác gì mấy, so với những gì tôi cảm nhận
ở Faulkner. Đó là một đồn điền trồng chuối, và cũng là nơi cư ngụ của
cả lố người Mỹ thuộc công ty trái cây: đâu có khác gì khung cảnh một
Miền Nam Sâu Thẳm của Faulkner. Những nhà phê bình đã chỉ ra ảnh hưởng
của Faulkner ở nơi tôi, nhưng đây là một sự trùng hợp thì đúng hơn: Tôi
tìm ra chất liệu văn chương để mà đánh vật với nó, cũng cùng một cách
mà Faulkner đã tìm ra và xử sự, với chất liệu tương tự.
Garcia Marquez: Chuyện nghề
Ông nói, mày muốn viết văn, là phải kiếm cho ra một ông thầy.
Có điều, ông thầy của Gấu không phải là... TTT.
Nhưng nhờ câu chỉ bảo của ông anh, Gấu đã kiếm ra được "sư phụ" của
mình.
Cái dòng "văn
chương thích hợp" với tôi, đáp ứng được cái tật lảm nhảm
nói một mình những khi quá cô đơn, đó là dòng độc thoại nội tâm, dòng ý
thức... và ông thầy của tôi, do đọc thật nhiều, rồi tự mình mầy mò,
khám phá ra, là William Faulkner. Và cuốn số một của ông này, với tôi,
là Asalom, Asalom!
Về già, tôi nhận ra một sự thực, là, lý do mà tôi chọn được W.
Faulkner, coi ông ta là Ông Thầy, không đơn giản, theo cái nghĩa, đây
là sư phụ dậy viết văn, mà còn một điều gì "thê thảm hơn", có thể nói
như vậy, nó liên can đến định mệnh của một đời người: đời của Gấu (1)
Nói một cách ngược ngạo, chính Faulkner tìm Gấu, bắt Gấu phải là đệ tử
của ông ta!
Bạn cứ thử tưởng tượng, nếu cái tay Khương Duy, không
bị Khổng Minh bắt, hãy lậy ta và gọi ta là sư phụ, cuộc đời của ông đệ
tử này chắc là khác hẳn đi, đâu đến nỗi chết thảm?
Có
thể đi đến tận cùng của lưu vong?
*
Ông nói, " Đạo đức là cấu trúc. Tôi chỉ có một sự tò mò lớn lao là hiểu
biết những con người, một ao ước lớn lao là khai phá". Ông tính đem đến
cho cái từ "đạo đức" này một ý nghĩa chi?
Naipaul: Một nhà văn mất mẹ nó ý thức đạo đức ở trong tác phẩm chẳng là
gì dưới mắt tôi, tôi chẳng thèm quan tâm tới thứ nhà văn này. Evelyn
Waugh? Tay này có một tham vọng đạo đức? Làm gì có. Nếu có, thì đó là
cơ hội. Proust? Bạn đặt trọng tâm đạo đức tác phẩm của ông ta vào chỗ
nào? Một thứ kịch xã hội?
Ông thực quá khắt khe với Proust.
Bà vợ, Nadira Naipaul, [tố thêm]: Còn Gabriel Garcia Marquez? Một thằng
cha bất lương, bạn của lũ bạo chúa. Salman Rushdie hả? Một gã thủ dâm
trí thức.
Vào năm 1967, trong cuốn Lần Viếng Thăm Thứ Nhì, một thứ phóng sự về Ấn
Độ, ông đã từng nói: "Tất cả những tự thuật Ấn Độ đều được viết bởi,
vẫn chỉ có một người: dở dang". Phải chăng, đây là định nghĩa Willie?
[nhân vật chính trong Nửa Đời Nửa Đoạn, La Moitié d'une vie, tác phẩm
của Naipaul].
Vâng, đúng như vậy. Cám ơn đã để ý tới điều này.
[Tạp Chí Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Chín 2005.
Naipaul trả lời phỏng vấn].
Nhận xét của bà vợ Naipaul về Garcia Marquez, một thằng cha bất lương,
malhonnête, không hiểu có phải là do đã đọc đoạn trên đây, khi
Garcia Marquez nhận xét về ảnh hưởng của Faulkner ở nơi ông?
Bởi vì có tới ít nhất là ... ba cuốn tiểu thuyết, đều thoát thai từ
cuốn Asalom, Absalom!
của Faulkner, theo Hai Lúa.
Một, Trăm Năm Cô Đơn, của Garcia Marquez.
Một, Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma, của Isabel Allende,
Còn cuốn thứ ba, còn ở trong... đầu, của Hai Lúa!
Phượng nhìn xuống vực
thẳm: Hànội ở dưới ấy.
Mai Thảo: Đêm Giã Từ Hànội.
Như đã có lần Hai Lúa đã tường trình, câu văn trên, không hiểu sao, sau
khi đọc, từ đời
thuở nào, nó ở lì lại trong đầu Hai Lúa, và biến dạng thành:
Phượng nhìn xuống Hànội:
Địa ngục ở dưới đó.
Hay có khi:
Phượng nhìn xuống địa
ngục: Hànội ở dưới đó.
Cho tới khi đọc bài viết trên, TTT viết, khi bạn của
ông là Mai Thảo nằm xuống, Hai Luá mới nhận ra là mình nhớ lộn.
Đây là một cái tật bẩm sinh. Một lần, nhớ nhớ lộn một câu thơ, mà khám
phá ra chất bạo động trong thơ.
30 tháng tư đọc lại TTT
Hai Lúa còn một tật bẩm
sinh, là mắt lé, lác, nhìn người này ra người khác. Giống Sartre: Làm
sao bạn muốn tin một trí thức gia, một mắt nhìn trái, một mắt nhìn
phải?
[Comment voulez-vous croire un intellectuel qui a un oeil qui regarde à
gauche et l’autre qui regarde à droite?: Đây là diễu Sartre mắt lé
(lác), nhưng còn chửi ông mê Cộng Sản.]
[Vì tật này mà ngay trong đám cưới, lầm bà xã ra cô phù dâu!]
*
"who
in his plays uncovers the
precipice under everyday
prattle and forces entry into oppression's closed rooms".
Viện Nobel
nói, 'các tác phẩm của Pinter tìm ra những điều ẩn dụ dưới những điều
thường nhật và đẩy mở một lối vào phòng kín của uẩn ức.' [BBC dịch]
...
Người
mà,
trong những vở
kịch của mình,
làm bật ra hố thẳm ở bên dưới những câu chuyện tầm
phào của mỗi ngày, và chọc lối vô những căn phòng kín của áp bức. [Hai
Lúa dịch].
Làm sao biết, bao nhiêu nước chảy qua cầu, từ "vực
thẳm" chuyển qua
"địa ngục", từ " vực thẳm" biến thành "ẩn dụ", từ "áp bức" biến thành
"uẩn ức"?
Nobel
05
*
Thơ và kịch mới là đỉnh cao của văn học. Hai Lúa nhớ có lần nghe ông
anh phán.
But it
can also, as Harold Pinter
has
shown, be a means of creating resonant images of suffering; of checking
our
tendency, in Pinter's phrase, "to shovel the shit under the carpet"
when it comes to the abuse of human rights.
Kịch, như
Pinter chỉ ra, [là] những cung cách tạo hình ảnh cộng hưởng, của nỗi
đau, nắn giò nắn gân thói đời. Qua sông lụy đò, nào có ai muốn
dịch áp bức là uẩn ức đâu?
Nhưng, ẩn dụ, ẩn ức, vực thẳm... một khi đụng tới vi phạm nhân quyền,
kịch chỉ còn có nghĩa, "dọn cứt ở bên dưới tấm thảm".
"Một cái gì vàng trong tên em?..."
Hai Lúa như lại nhìn thấy hình ảnh nhà thơ một buổi sáng tại Quán Chùa,
từ từ đặt ly cà phê xuống bàn, thở dài đánh xượt:
-Cứt chứ gì nữa!