|
Những ngày ở Xóm Gà, Gia Định
"Ông số một"
(1) quả đúng là ông anh của
Hai Lúa. Tuy không phải ruột thịt mà sợ còn quá cả ruột thịt. Trong ba
đứa, hai ông con ruột, là nhà thơ, và ông em, me-xừ C. bạn thân của HL,
thì, tuy là phận ghẻ, nhưng HL được cụ thương yêu còn quá con ruột. Có
những chuyện mà một bà mẹ chỉ thích nói cho thằng con nuôi nghe, ở đời
thường vậy. Vì hai thằng con ruột ít chịu ngồi nghe cụ nói, hoặc, ôi
dào, mẹ ơi, nói hoài chuyện đó, mệt lắm, đại khái như vậy. Đã có lần,
ông số một cằn nhằn, tại sao những chuyện như thế mà mẹ cũng nói cho
thằng Trụ nó nghe?
Hai
Lúa này hay nhắc ông số một, là vậy, chứ không phải ông là sư phụ,
thần tượng trong văn chương của Hai Lúa. Ông là sư phụ, là thần tượng,
hay giản đơn hơn, ông anh ở đời. Những gì Hai Lúa hay nhắc tới, nếu có
liên quan tới ông, là những kỷ niệm những ngày cả ba anh em sống quây
quần dưới gối của bà cụ, chúng có "tính tự thuật" nhiều hơn là "chất
văn chương". Nói vậy, để trả lời nhà thơ Viên Linh, đã nhiều lần "cảnh
cáo" Hai Lúa, mày, hay Jennifer Tran, mà không nhắc tới ông số một, là
bịnh liền tức thì!
Nhưng
nhờ ông, mà HL tìm ra ông thầy văn của mình.
Hồi
ông số một ở Hà Nội, đi dậy học, theo kiểu kèm trẻ tại gia ở tận Hà
Đông. Thường là nhịn ăn sáng, [nhà có gì đâu mà ăn, cơm nguội không,
tiền đâu ăn quà?]. Trưa, đạp được cái xe đạp về tới nhà, ông nói với
mẹ:
-
Con mệt quá, chắc bịnh.
Bà
cụ biểu:
-
Bịnh gì đâu. Tại đói quá đó. (1)
(1)
Có thể hai câu thơ "Muốn làm người học trò mười bẩy tuổi/Đạp xe
trên đường đồng" trong Liên,
Đêm, Mặt trời tìm thấy, là được
gợi hứng từ cơn đói này?
Với tôi, Thơ
ở đâu xa mới
là cực điểm
của bạo động trong thơ: Thiền.
Trích
tiên bị đầy [vào trại tù], trở về trần.
NQT đọc
TTT
-
Sơ Dạ Hương, tại sao?
Một
cái tên mượn từ Lâu Đài Họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch.
Trong đó chỉ có một từ, là thực.
Phỏng vấn NQT
(1)
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền
*
Ngày
Xưa Xóm Gà
Xóm
Gà là một cái tên rất xưa, để chỉ con hẻm Đỗ Thành Nhân, ngay phía
sau Toà Thị Chính Gia Định. Phía bên kia, là Nhà Thương Nguyễn Văn
Học.
Trong
đó có một căn nhà sau đây.
"Vào
buổi chiều cuối tháng tám, hắn còn đứng trước một căn nhà trong
hẻm ngoại ô, nhìn qua cửa sổ, đèn trong nhà thắp sáng nhưng mọi người
đi vắng, cất tiếng gọi."
Thanh
Tâm Tuyền: Tựa
Bếp Lửa lần
in thứ nhì
*
Cứ kể như, cái truyện ngắn Những Con Dã Tràng, là truyện ngắn đầu tay
thứ nhất của Hai Lúa, theo nghĩa, còn vài ba truyện đầu tay khác nữa,
không biết cái nào viết trước cái nào, và mỗi cái có một ý nghĩa riêng.
Và
như thế, Hai Lúa có ba
truyện đầu tay.
Thứ nhất:
Những Con Dã Tràng
Thứ
hai: Một truyện ngắn, chỉ
xuất hiện một lần đầu, và cũng là lần
cuối, trên tờ Mã Thượng, trang Văn Học Nghệ Thuật cuối tuần, do Huỳnh
Phan Anh làm đầu tầu, cùng đám bạn bè của anh, trong có Dương Trần
Thảo, tức Dương
Văn Ba, Hai Lúa..
Thứ ba: Những Ngày Ở Sài Gòn
Truyện
thứ hai đành chịu thua,
chẳng thể nào có lại. Nhưng Hai Lúa còn nhớ đại khái, đây là câu
chuyện,
một bữa chủ nhật Hai Lúa, khi đó là một thằng con trai mới lớn, đang
học
thi tú tài phần hai, ghé nhà một cô bạn gái. Cô gái đang ngồi nhặt rau,
HL ngồi kế bên, và thế là thấy mình biến thành một cọng rau, rồi
một cọng rau nữa, cứ thế "luân hồi đời đời kiếp kiếp",
nằm ngoan ngoãn ở trong tay cô.
Khi cô gái hết còn nhặt rau, Hai Lúa lại trở lại làm người, và, ra về.
Ra ngoài đường, lúc đó trời mưa, Hai Lúa lẩn thẩn hỏi mặt đường, hỏi xe
cộ, hỏi người qua kẻ lại: Tại sao trời mưa?
Cả truyện ngắn, HL quên hết, chỉ nhớ độc câu chót: Tại sao [sáng bữa
đó]
trời mưa?
Chẳng lẽ ông trời biết thằng bé đang hạnh phúc, sung sướng và muốn...
san sẻ?
Sau
này, đọc Nhất Linh, tả
cảnh anh chàng Dũng "sáng bữa đó", nhìn qua nhà hàng xóm, tức nhà Loan,
thấy cái áo cánh ngắn nằm trên giây phơi, phất phơ bay trong gió, và
ngộ ra
rằng thì là Loan đi học ở tỉnh, nghỉ hè, về quê.
Dũng cũng hỏi y chang như HL: Tại sao cái áo cánh trắng bay phất phơ
trong gió lại tuyệt vời đến như thế kia, hả giời?
Hai truyện ngắn còn lại, là đều có "dấu vết" ông anh Thanh Tâm Tuyền ở
trỏng.
Trong
bài viết mang giọng tự thuật, "Tôi mầy mò viết ra làm sao", đăng
trên Người Nữu Ước, số Tháng Chạp, 2003, Garcia Marquez kể, ông không
thể nào tưởng tượng ra nổi, chỉ chín tháng
sau khi học sau trung học đệ nhị cấp, truyện ngắn đầu tay của ông được
tờ Fin de Semanta, phụ trang văn học của báo El Espectador, ở Bogota,
đăng. Đây là tờ báo văn học số một của thời đó.
Bốn
mươi hai ngày sau,
truyện ngắn thứ nhì của ông cũng xuất hiện trên mặt báo này.. Sướng
chưa!
Sướng
quá là sướng.
Đúng
là sướng quá cỡ thợ mộc, sướng đến điên
lên được: Truyện không chỉ được đăng, mà còn được ông phê bình gia số
một của
thời đại, đi cho một đường giới thiệu ở ngay đầu.
Đó
là tay chủ bút tờ báo, còn là phê bình gia sáng suốt nhất của
Colombia, me-xừ Eduardo Zalamea Borda, bút hiệu Ulises. Sáng suốt, theo
nghĩa, ông này chuyên ngửi ra.... thiên tài!
Đọc
tới đây, Hai Lúa nhớ tới trường hợp truyện ngắn đầu tay của mình,
và mắt xanh của nhà thơ lớn, nhà văn lớn, nhà phê bình lớn (1), và, nói
ngắn gọn,
ông
anh lớn trong gia đình, Thanh Tâm Tuyền, tức anh Tâm. Dzư Văn Tâm.
Cả
hai thằng nhà văn "trẻ", vừa mới viết truyện đầu tay, và đều
sướng điên lên, vì gặp mắt xanh, hoặc gặp được đại sư phụ, và được sư
phụ gật gù, nói, được, được!
(1)
TTT ít
viết phê bình, đọc sách, tiểu luận. Nhưng phạng cú nào là ra
cú đó.
Thí
dụ, bài viết về cuốn tiểu thuyết Siu
Cô Nương,
của Mặc Đỗ. Mới
đây
thôi, trên tờ KH, MĐ, khi trả lời phỏng vấn, vẫn còn đầy hậm hực khi
nhắc đến cú đánh đúng tử huyệt của chàng ngày xưa, và ông già bây giờ:
Trí thức làm dáng! [Làm
Dáng, Mặc
Đỗ trả lời phỏng vấn:
Văn Học Miền Nam và nhóm Quan điểm,
Khởi Hành,
số Tháng Chạp
2004].
Hay
là loạt bài viết về vị thần linh của miền nam, là Hồ Hữu Tường, và
cuốn sách viết trong khi những giờ phút tưởng là cuối cùng của đời ông,
Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình.
Lạ. Phải nói là
khủng khiếp. Trong loạt bài điểm cuốn sách
trên, trên tuần báo Nghệ Thuật tại Sài Gòn ngày nào, TTT liên tưởng
giấc mơ Phật trở lại với thế gian của HHT, với hình ảnh hiện thực xã
hội chủ nghĩa của Miền Bắc qua đồng bằng sông Hồng bị xé lẻ, nát bấy,
bờ nhiều hơn ruộng. Ông như "tiên đoán ra được", giấc mơ, hay hiện
tượng "Chúa Sẩy Thai", tức hiện tượng Hoá Thân: Thay vì Đức Phật trở
lại, thì đúng vào ngày cánh đồng kia liền một mối, đất nước liền một
giải, là con bọ VC ra đời!
Khủng
khiếp chưa!
Con Bọ của
Kafka và chiến tranh Việt Nam
Chúng
ta đều
biết hình dáng con bọ khủng khiếp, hoá thân của một ông VC thực tình
tin vào Đảng, ngay sau ngày 30 Tháng Tư. Nhưng ngay cả Kafka cũng không
thể nào tưởng tượng ra nổi con bọ của ông. Ông không bao giờ muốn hình
dạng của nó được phô bầy ra trước độc giả.
Flaubert
đã
từng muốn văng tục, khi nhà xb muốn một cuốn sách của ông có hình minh
họa. "Minh họa là phản văn chương". "Thà chết còn hơn là minh họa"
[Vous voulez que le premier imbécile venu dessine ce que je me suis tué à ne pas montrer ? Marthe Robert:
Livre de lectures]. Kafka đành phải chấp nhận bìa cuốn Hoá Thân có
hình, nhưng năn nỉ [Marthe Robert dùng chữ supplier] nhà xb, bằng mọi
cách, không được trương hình con bọ ở ngoài bìa. "Gì cũng được, nhưng
chuyện này nhất định không" ["Surtout pas cela, surtout pas cela!"],
ông khiếp hãi trước một chuyện thô bỉ như thế, trong thư gửi nhà xb.
Cuối cùng, độc giả có một con bọ Gregor vẫn còn mang dạng người, đứng
trơ cu lơ một mình, trong một căn phòng trần trụi, quay lưng về phiá
một cái cửa hé mở, trên một cái nền đen, tay ôm đầu.
Gấu
tui có đọc
báo trong nước ở trên lưới [tờ Người Lao Động thì phải], câu chuyện một
nữ cán bộ, trong lúc mệt nhọc vì công chuyện, bật cái máy TV nghỉ xả
hơi, và một giọng nói vùng địa phương của bà khiến bà chăm chú theo
dõi, câu chuyện một bà, suốt từ 30 Tháng Tư, đi khắp một nửa đất nước,
tìm hài cốt chồng. Bà đau lòng nghĩ, mình may mắn hơn, mà sao thê lương
quá. Bởi vì chồng bà có về, nhưng đã biến thành một... con bọ. Đúng lúc
đó, con bọ bò về nhà, sặc sụa mùi rượu Tây, mùi nước hoa nữ loại thượng
hảo hạng...
Ai điếu Samsa
|
|