Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 

*

Cali, No-2012
Bobin
Ghiền
TTT in Ký Ức Sơ Sài
Rain
Paris Review 60 năm
Sổ Đọc
Thảm họa dịch
Nostalgie de la boue
Ám ảnh phố phường
Câu hỏi hắc búa
Viết lại Truyện Kiều
Thơ vô ngôn
Hope in thin shell
Nhìn lại TLVD
Mit Crisis
Borges by Greene
NQT @ talawas
Tiểu thuyết là gì?
1968-Khe Sanh
Sarajevo Siege 1992
Paris tắm
Mit Critic
Ghiền
Cô Gái Chơi Cờ
Pamuk:
Cơn giận dữ của những kẻ bị trầm luân
Viết nhỏ by PTH
Anh Môn by The Economist
Cavafy by Vargas Llosa
Opium-Marx
20 năm VH Miền Nam
Granta Sex
The Good vs The Chtistian
Iceberg
Gatsby
Simic: What if
PCT triết gia
Season Elegy
Truyện ngắn bất khả
NHT by Nhật Tuấn
Steps
Lost_Intel
Chia tay
Youth
Fleeing by Cao Hành Kiện
Loneliness by CHK
To Young Poets by AZ
NHQ và HTXHCN
Bolano: Trong Ngoặc
Borges's Còm
Hà Nội Gió
Tạp Chí ST by CTC
Graham Greene Dangerous Edge
Đọc lại Agatha Christie
Message to 21th Century
Memory Trap
How to write a sentence
Bùi Ngọc Tuấn
Ôi chao giọng Huế
Lapham Kẻ Lạ
Inner Worlds
LMH case
Bịp
Lolita loathsome brillance
Kafka Poet
Once upon a sea
Images Life by Simic
Borges by Cioran
Centaur Question by P_Levi
Ars Erotica

















 

 
Album

ROBERT HASS

Robert Hass, like Jeffers, is a California poet. In this poem, an object (clay figurine) and a typical California landscape are given simultaneously.
Robert Hass, như Jeffers, là một nhà thơ Cali. Trong bài thơ dưới đây, pho tượng vì phu nhân, và phong cảnh Cali, thì cùng lúc, được trình ra, với độc giả Tin Văn.
Czeslaw Milosz: The Book of Luminous Things

[Note: To U, the figure of the lady, an California image, in this poem. GNV]

THE IMAGE

The child brought blue clay from the creek
and the woman made two figures: a lady and a deer.
At that season deer came down from the mountain
and fed quietly in the redwood canyons.
The woman and the child regarded the figure of the lady,
the crude roundnesses, the grace, the coloring like shadow.
They were not sure where she came from,
except the child's fetching and the woman's hands
and the lead-blue clay of the creek
where the deer sometimes showed themselves at sundown.
 

Ảnh Tượng

Đứa bé mang đất sét màu xanh từ thung lũng về
Và người đàn bà nặn thành hai bức tượng, một vị phu nhân và một con nai.
Vào mùa này, nai thường từ núi xuống
Và kiếm ăn lặng lẽ trong những hẻm núi với những cánh rừng màu đỏ
Người đàn bà và đứa bé nhìn bức tượng của vị phu nhân
Cái gì gì, khuôn trăng đầy đặn, một vầng trăng tròn thô thiển, ân sủng, màu như bóng…
Họ không chắc, vì phu nhân tới từ đâu,
Ngoại trừ vẻ say mê của đứa bé, và bàn tay của thiếu phụ
Và đất sét xanh màu chì của thung lũng
Nơi nai cao, “gót lẩn trong mù hoàng hôn”.


Note:
Bài thơ này, được Milosz lôi ra vinh danh, GCC gặp lại nó trong tập The Apple Trees at Olema, New and selected Poems của Robert Hass. Thật là tuyệt. Có cái gọi là thiên tài của nơi chốn, tức Ông Thần Đất, tức Thổ Địa, tức Cali, ở đây, như Milosz chỉ ra.
Và có thể, đó là lý do Robert Hass không chịu nổi 1 nhà thơ Nga , như Osip Mandelstam. Ông viết, chúng ta lòa con mắt vì cái sự tuẫn nạn của ông, chứ không phải thơ của ông.
Theo Gấu, một nhận xét như thế, chứng tỏ sự nghèo nàn trong cảm nhận, ở nơi nhà thơ Bắc Mỹ, như Robert Hass.
Vendler nữ phê bình gia số 1 của Mẽo, cũng nói đại khái như thế; Mẽo đếch đọc những nhà thơ Ba Lan, vì chúng có bao giờ đi tù….  VC đâu! (1)

(1)

Chẳng có bài học trực tiếp nào mà những nhà thơ Mẽo học được từ Milosz. Họ có bao giờ nhìn bằng cặp mắt của chính họ, chiến tranh, trên đất nước, xứ sở của chính họ. Chính vì thế mà họ không làm sao nhập vào được giọng thơ của Milosz.

Cái sự ca ngợi NBS ở những tên bỏ chạy, theo Gấu, có cái gì giống như Hass. Sự kiện Hass chê thơ Osip, chúng khen thơ NBS, có cái giống nhau.

Mới thấy Thầy Kuốc phán về thơ NBS, chỉ được những bài thơ về chiến tranh, còn thì dưới trung bình cả.
Đấng này, khi khen bất cứ ai, là phải thòng cái đuôi, được, nhưng mà hỏng, VP ư, chẻ sợi tóc làm tư, lâu lâu quên chẻ. MT rất bảnh về thơ, nhưng chỉ thơ tiền chiến.
Một khi mà cái đầu đã bị hư, vì 1 lý do nào đó, là hỏng.
Hư, ở lũ viết lách, là thường do đố kỵ.
Hay chưa sống tới mức như thế, như trường hợp Hass.
Hay là do mặc cảm, như ở lũ bỏ chạy.
Cũng mới đọc bài của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường, chê thơ TTT, trên Gió O. Bài thơ “Sợ Cái Cột Đèn” thần sầu như thế, mà ông này chê.
Tếu thế!

V/v Nguyễn Đăng Thường. Ông này, thời còn trẻ, mê thơ Tẩy, Rimbaud, thí dụ. Vào thời gian đó, Gấu đếch biết gì về thơ, tiếng Tẩy thì cũng quá tệ, so với đám của ông, thành ra không quen, chưa từng gặp 1 lần. Nhưng bạn của ông, là Hoàng Ngọc Biên, tức Mít Butor, viết văn y chang Butor, ở cái vỏ, tức văn phong - được coi là thuộc trường phái của cái nhìn - thì do quen biết Huỳnh Phan Anh, nên cũng hay la cà Quán Chùa, và có thời Gấu cũng tin ông là 1 bạn quí của Gấu, như những HPA, NXH. Chỉ đến khi ra được hải ngoại, thì mới vỡ ra, đếch phải bạn quí.

Trở lại với NDT. Ông quả là 1 nhà thơ, theo 1 nghĩa nào đó, nhưng cũng như những người trong nhóm Trình Bày, cuộc chiến, “một cách nào đó”, không liên quan tới họ. Chỉ đến khi ra được hải ngoại, thì NDT mới để ý đến hậu quả của cuộc chiến. Thơ của ông sau này, là nhắm nhà nước VC mà đả kích, nhưng những bài thơ của ông có tính nhại, nhại nhạc TCS, nhại ca dao, nhại thơ người khác. Gấu chưa từng được đọc 1 bài thơ của NDT, theo nghĩa thơ của ông.

Thành ra những lời giới thiệu đao to búa lớn của bà Huệ, Gấu đọc không hiểu được, thí dụ, những dòng này:

Là một người đọc, có khi tôi tìm đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này. Mới thoạt đọc, thấy ông viết hơi xâm lăng tấn công, và ông va chạm vào đủ các thứ mạch ẩn nấp. Nhưng bên dưới các bản viết ký tên Nguyễn Đăng Thường là các tiêu hóa kiến thức, trí thức, cảm tính, và văn chương, ở mức độ cực kỳ cao. Điều này gây nên sự chú ý của tôi. Tôi xem anh như là một trong những nhà thơ gây ảnh hưởng trên lớp tác giả trí thức cùng thời tôi, vì các vận động viết có tính trí tuệ, đối xoáy, và tấn công thẳng thắn của cõi viết Nguyễn Đăng Thường.


Khen, gì cũng được, nhưng phải có chứng minh, bằng thí dụ, bằng sự kiện.
NDT có cái gì ghê gớm đến như thế?
Ngay cả cái cần nhất, là 1 giọng cho riêng mình, cũng chưa có được. Như tất cả đám Trình Bày, bỏ ra cái phản chiến, chỉ nói cái văn học, và chỉ nói phần dịch thuật của họ, thì cũng hỏng.
Hỏng ở đây, là do quá dốt tiếng Mít.
Chứng cớ rõ ràng nhất, khi NDT trình bản dịch Linda Lê cho Sến, nhờ Sến duyệt, em phán, vứt ngay vô thùng rác cho ta!
Diễm Châu, một ngày có thể làm thịt cỡ chừng một chục nhà thơ ngoại, như không.
Đưa bất cứ nhà thơ mũi lõ, là ông có liền bản dịch!

Gấu nghĩ, NDT không đọc được thơ TTT.
Không chỉ mình ông. Bà Huệ, theo Gấu, cũng không đọc được thơ TTT, khi đòi thứ thơ đời thường [Lê Thị Huệ: "Ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền được công nhận là ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ tôi là ngôn ngữ đời thường". Thưa anh, tôi gần với anh ở điểm này đa].
Cùng lúc đó, bà Huệ khen NDT [Là một người đọc, có khi tôi tìm đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này.]

Theo GCC, ngôn ngữ đời thường không thể “bắt cái đầu phải làm việc”, và, khó mà là ngôn ngữ thơ. Thơ, 1 cách nào đó, là “ngôn ngữ của ngôn ngữ”.
Gấu sợ thứ ngôn ngữ bèo nhèo, nhạo, nhại của NDT không thể nào tới được cõi thơ.

Cái chuyện không đọc được thơ của 1 tác giả nào đó, là chuyện rất thường. Nhưng đâu vì không đọc được, rồi chê thơ họ.
GCC đọc thơ Emily Dickinson, không nổi, nhưng chưa bao giờ dám coi thường thơ của bà. NDT thích thơ Tô Thuỳ Yên hơn thơ TTT. Nhiều người cũng nghĩ như ông, trong khi Gấu nghĩ ngược hẳn lại. Đó là do khiếu thưởng ngoạn khác nhau, chứ không thể vin vào đó, mà nói  thơ TTY hơn thơ TTT.

Chiều ngồi quán Chùa (La Pagode) Sài Gòn, nhưng làm thơ thì phải có "một chút Paris, hay nửa đêm Hanoi". Chúa ơi !
NDT

Chúa ơi!

*****

V/v Ngôn ngữ đời thường vs Thơ

Bài thơ mới thấy trên net, cho thấy, bằng cách nào, ngôn ngữ đời thường biến thành ngôn ngữ thơ: Bằng tài năng của thi sĩ.
Thí dụ, từ “goá”, trong câu thơ sau đây, là chẳng “thơ” sao?

TRẦN MẠNH HẢO XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU VỚI GIA ĐÌNH FB MỘT BÀI THƠ RẤT HAY, RẤT XÚC ĐỘNG, RẤT NAM KỲ CỦA NHÀ THƠ NỮ QUÊ LONG AN : NGUYỄN THỊ ÁNH HUỲNH ;

BÌM BỊP KÊU THƯƠNG

Thơ Nguyễn Thị Ánh Huỳnh.

Ai bịp mày chim ơi
mà bìm bịp suốt đời
hay sông Vàm Cỏ bỏ mày
đi lấy vợ
hay Đồng Tháp Mười bỏ mày
đi lấy chồng
bìm bịp
tiếng chim kêu
làm goá cả buổi chiều

Chưa khủng bằng từ, đời thường, "Đúng rồi", trong bài thơ của Szymborska:

Vietnam (Wistawa Szymborska)

Nhưng, có lẽ, chưa khủng bằng từ “Be quiet”, trong truyện khùng sau đây, trong  Kẻ mạo tiếng

NO SOUL

As long as doctors in hospitals are interested only in bodies and not in the soul, of which apparently they know next to nothing, we are bound to call hospitals institutions not only of public law but also of public murder and to call the doctors murderers and their accomplices. After a so-called amateur scholar from Ottnang am Hausruck, who had been admitted to the Vocklabruck hospital because of a so-called curious condition, had been given a thorough physical examination, he had asked-as he states in a letter to the medical journal Der Arzt (The Doctor)-And what about my soul? To which the doctor who had been examining his body replied, Be quiet!

Không linh hồn

Một khi mà những vị y sĩ chỉ quan tâm tới thân xác, không để ý đến linh hồn, mà họ thực sự chẳng biết gì về nó, thì chúng ta đành phải gọi những định chế nhà thương, không chỉ là một thứ “luật công chúng”, mà còn là, “sát nhân công cộng”,  và gọi những y sĩ, những tên giết người và những đồng lõa của họ.
Sau khi một vị được gọi là học giả tài tử, từ Ottnang am Hausruck, được đưa vô nhà thương Vocklabruck hospital, vì điều gọi là “trường hợp kỳ cục”, và khi được kiểm tra bịnh lý, ông ta đã hỏi, "Này, thế còn về linh hồn của tôi, thì sao ?", và vị bác sĩ kiểm tra thể xác của ông ta, đã trả lời, “Hãy im lặng”!

Ui chao, liệu chăng thi sĩ NDT, cũng là 1 cas tương tự, 1 kẻ nhại tiếng, nhại thơ?

Be quiet!

Ôi những người thù ghét thơ của tôi ơi…

TTT, và thơ của ông, ngay từ khi mới xuất hiện, là đã bị chúng chửi tơi bời rồi. Đâu có phải phải đợi đến khi chết, mới có một đấng như NDT. Nhưng, NDT, cũng cùng thời với TTT, đúng ra phải nêu những thắc mắc, thí dụ, “nửa đêm Hà Nội, 1 chút Paris”, khi TTT còn sống.
Chết, làm sao trả lời?
Gấu, mặc dù khiêm tốn, dư sức trả lời NDT, tại sao những hình ảnh trên.
Nhưng “chẳng bõ, chẳng đáng”, mượn lời Oanh, cô học trò của Kiệt, khi em tính bỏ hết để theo hầu "thằng ghiền" - từ của Oanh, khi gặp lại Kiệt, trong MCNK.


Kỷ niệm, kỷ niệm

nơi nao?

Linda Lê
trích từ "VOIX" (TIẾNG NÓI)

Đinh Linh giới thiệu
dịch từ Pháp ngữ bởi Nguyễn Đăng Thường

VÀI Ý KIẾN CỦA VĂN HỮU:

Tôi thử đọc, khó vào quá, chắc chắn không phải vì LL, mà vì bản dịch…

Vừa đọc vào đã gặp những câu, từ khó chấp nhận. Không phải vì chúng Tây, mà vì chúng thiếu tự nhiên và sinh động, không toát lên một giọng riêng, một mầu sắc, một mùi vị gì đáng để ý. Còn nếu đó là dụng ý của người dịch hòng trung thành với văn bản thì lại thiếu triệt để, chưa đủ cách điệu. Chúng đơn giản là văn dịch, văn nhân tạo.
Phạm Thị Hoài

Tôi đang đọc bản dịch. Sướng quá! Hay tuyệt vời. Mọi người sẽ phải cám ơn anh đã bỏ công làm một việc cực kỳ ích lợi này…
Đã đến lúc độc giả Việt Nam có cơ hội thưởng thức một tài năng rất hiếm có đã xuất phát từ đất Việt.
Đinh Linh

Bản dịch thật hay và thi vị. Đó không những là truyện mà còn là thơ, một bài thơ với nhịp điệu mới mẻ, làm ngạc nhiên những nhà thơ.
Khế Iêm
Trên đây là vài lời nhận xét thẳng và thật của văn hữu mà người dịch rất trân trọng và hết lòng cám ơn hầu khắc phục những yếu điểm c
ủa mình. Dù sao thì cũng chỉ là một bản dịch thử nghiệm để cống hiến cho độc giả trong giai đoạn này và để dọn đường cho những bản dịch mới đặc sắc hơn. NĐT



During Stalin's time, as I see it, Russian society, brutalized by centuries of violence, intoxicated by the feeling that everything was allowed, destroyed everything "alien": "the enemy," "minorities"-any and everything the least bit different from the "average." At first this was simple and exhilarating: the aristocracy, foreigners, ladies in hats, gentlemen in ties, everyone who wore eyeglasses, everyone who read books, everyone who spoke a literary language and showed some signs of education; then it became more and more difficult, the material for destruction began to run out, and society turned inward and began to destroy itself. Without popular support Stalin and his cannibals wouldn't have lasted for long. The executioner's genius expressed itself in his ability to feel and direct the evil forces slumbering in the people; he deftly manipulated the choice of courses, knew who should be the hors d' oeuvres, who the main course, and who should be left for dessert; he knew what honorific toasts to pronounce and what inebriating ideological cocktails to offer (now's the time to serve subtle wines to this group; later that one will get strong liquor).
    It is this hellish cuisine that Robert Conquest examines. And the leading character of this fundamental work, whether the author intends it or not, is not just the butcher, but all the sheep that collaborated with him, slicing and seasoning their own meat for a monstrous shish kebab.

Tatyana Tolstaya

Lần trở lại xứ Bắc, về lại làng cũ, hỏi bà chị ruột về Cô Hồng Con, bà cho biết, con địa chỉ, bố mẹ bị bắt, nhà phong tỏa, cấm không được quan hệ, và cũng chẳng ai dám quan hệ. Bị thương hàn, đói, và khát, và do nóng sốt quá, khát nước quá, cô gái bò ra cái ao ở truớc nhà, tới bờ ao thì gục xuống chết.
Có thể cảm thấy đứa em quá đau khổ, bà an ủi, hồi đó “phong trào”.

Tolstaya viết:

Trong thời Stalin, như tôi biết, xã hội Nga, qua bao thế kỷ sống dưới cái tàn bạo, bèn trở thành tàn bạo, bị cái độc, cái ác ăn tới xương tới tuỷ, và bèn sướng điên lên, bởi tình cảm, ý nghĩ, rằng, mọi chuyện đều được phép, và bèn hủy diệt mọi thứ mà nó coi là “ngoại nhập”: kẻ thù, nhóm, dân tộc thiểu số, mọi thứ có tí ti khác biệt với nhân dân chúng ta, cái thường ngày ở xứ Bắc Kít. Lúc đầu thì thấy đơn giản, và có tí tếu, hài: lũ trưởng giả, người ngoại quốc, những kẻ đeo cà vạt, đeo kiếng, đọc sách, có vẻ có tí học vấn…. nhưng dần dần của khôn người khó, kẻ thù cạn dần, thế là xã hội quay cái ác vào chính nó, tự huỷ diệt chính nó. Nếu không có sự trợ giúp phổ thông, đại trà của nhân dân, Stalin và những tên ăn thịt người đệ tử lâu la không thể sống dai đến như thế. Thiên tài của tên đao phủ, vỗ ngực xưng tên, phô trương chính nó, bằng khả năng cảm nhận, dẫn dắt những sức mạnh ma quỉ ru ngủ đám đông, khôn khéo thao túng đường đi nước bước, biết, ai sẽ là món hors d’oeuvre, ai là món chính, ai sẽ để lại làm món tráng miệng…
Đó là nhà bếp địa ngục mà Conquest săm soi. Và nhân vật dẫn đầu thì không phải chỉ là tên đao phủ, nhưng mà là tất cả bầy cừu cùng cộng tác với hắn, đứa thêm mắm, đứa thêm muối, thêm tí bột ngọt, cho món thịt của cả lũ.

Cuốn "Đại Khủng Bố", của Conquest, bản nhìn lại, a reassessment, do Oxford University Press xb, 1990.
Bài điểm sách, của Tolstaya, 1991.
GCC qua được trại tị nạn Thái Lan, cc 1990.
Như thế, đúng là 1 cơ may cực hãn hữu, được đọc nó, khi vừa mới Trại, qua tờ Thế Kỷ 21, với cái tên “Những Thời Ăn Thịt Người”. Không có nó, là không có Gấu Cà Chớn. Không có trang Tin Văn.
Có thể nói, cả cuộc đời Gấu, như 1 tên Bắc Kít, nhà quê, may mắn được ra Hà Nội học, nhờ 1 bà cô là Me Tây, rồi được di cư vào Nam, rồi được đi tù VC, rồi được qua Thái Lan... là để được đọc bài viết!
Bây giờ, được đọc nguyên văn bài điểm sách, đọc những đoạn mặc khải, mới cảm khái chi đâu. Có thể nói, cả cái quá khứ của Gấu ở Miền Bắc, và Miền Bắc - không phải Liên Xô - xuất hiện, qua bài viết.
Khủng khiếp thật!

Tatyana Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm, và chỉ được đọc qua bản dịch, Những Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau. ["We Russians don't need to eat; we eat one another and this satisfies us."].
Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Puskhin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga! "God forbid we should ever witness a Russian revolt, senseless and merciless," our brilliant poet Pushkin remarked as early as the first quarter of the nineteenth century.

Trong bài viết, Tolstaya kể, khi cuốn của Conquest, được tái bản ở Liên Xô, lần thứ nhất, trên tờ Neva, “last year” [1990, chắc hẳn], bằng tiếng Nga, tất nhiên, độc giả Nga, đọc, sửng sốt la lên, cái gì, những chuyện này, chúng tớ biết hết rồi!
Bà giải thích, họ biết rồi, là do đọc Conquest, đọc lén, qua những ấn bản chui, từ hải ngoại tuồn về!
Bản đầu tiên của nó, xb truớc đó 20 năm, bằng tiếng Anh, đã được tuồn vô Liên Xô, như 1 thứ sách “dưới hầm”, underground, best seller.
Cuốn sách đạt thế giá folklore, độc giả Nga đo lường lịch sử Nga, qua Conquest,"according to Conquest,"

Review of “The Great Terror: A Reassessment, by Robert Conquest” (Oxford University Press, 1990)

LAST YEAR Robert Conquest's The Great Terror was translated into Russian and published in the USSR in the journal Neva. (Unfortunately, only the first edition was published. I hope that the second, revised and enlarged edition will be published as well, if it is not suppressed by the censorship so recently revived in the Soviet Union.) The fate of this book in the USSR is truly remarkable. Many of those who opened Neva in 1989-90 exclaimed: "But I know all this stuff already!" How did they know it? From Conquest himself. The first edition appeared twenty years ago in English, was translated into Russian, and infiltrated what was then a closed country. It quickly became an underground best seller, and there's not a thinking person who isn't acquainted with the book in one form or another: those who knew English read it in the original, while others got hold of the Russian text, made photocopies at night, and passed them on. The book gave birth to much historical (underground and emigre) research, the facts were assimilated, reanalyzed, argued, confirmed, elaborated. In short, the book almost achieved the status of folklore, and many Soviet people measure their own history "according to Conquest," sometimes without realizing that he actually exists. This is why many readers, especially the younger ones, thought of Conquest's book as a compilation of "commonly known facts" when they read it for the first time. The author should be both offended and flattered.


He [Conquest] later called Marxism a “misleading mental addiction”. Ông sau đó gọi chủ nghĩa Mác là thứ “say mê, nghiện ngập về mặt tâm thần lầm lạc”.

Thơ Mỗi Ngày

Something Old, Something New: Charlotte Mew

New anthologies of English poetry are not, normally, a reason to get excited, I know, even for someone like me who would be apt to pick them up with some interest and curiosity. But there is a new anthology of English verse that I am actually very excited by. It's the New Penguin Book of English Verse, edited by the poetry editor at Faber & Faber (T. S. Eliot's former job) Paul Keegan, and it is a book that, if you have any interest in reading poetry, you are going to want to own. It's unusual in two ways-first, it is organized not by author but by the year in which the poem was published; second, unlike most of the anthologies created for use in courses on English literature, this one reads through English poetry with a completely fresh eye. There are not only delicious poems I hadn't seen before from medieval manuscripts-I am going to modernize the spelling in this one from some time between 1300 and 1350-

All night by the rose, the rose,
All night by the rose I lay.
Though I dare not steal the rose,
I bore the flower away-

Here, from 1916, in the years of American modernism, next to poems by D. H. Lawrence and Ezra Pound and H.D., is a piece by Charlotte Mew:

A Quoi Bon Dire

Seventeen years ago you said
Something that sounded like Good-bye;
And everybody thinks that you are dead,
But I.

So I, as I grow stiff and old,
To this and that say Good-bye too;
And everybody sees that I am old
But you.

And one fine morning in a sunny lane
Some boy and girl will meet and swear
That nobody can love their way again
While over there
You will have smiled, I shall have tossed your hair.

The next year T. S. Eliot's "Love Song of J. Alfred Prufrock" would appear and come in another and more surprising way at the subject of lived and unlived life. It's fascinating to see, as Keegan allows us to do, the poems we know in relation to some of the poems we seem to have forgotten.

Robert Hass: Now & Then

À Quoi Bon Dire

Lời Nào Em Không Nói

Mười bảy năm trước em phán
Có điều gì nghe như Good-bye
Và mọi người đều nghĩ, em đi xa
Không phải em mà là anh.

Và như thế, anh, ườn mãi ra, già mãi đi.
Uờn như thế, già như thế, thì cũng là Good-bye.
Và mọi người thì đều thấy anh già.
Em, vưỡn như ngày nào.

Và một buổi sáng đẹp trời, nơi con lộ lẻ, nhuộm nắng
Một cô và một cậu sẽ gặp, và sẽ thề thốt
Rằng loài người sẽ chẳng còn ai yêu, như là họ yêu nhau
Trong khi đâu đó, ở đằng xa kia,
Em sẽ mỉm cười, và anh sẽ đụng nhẹ lên mái tóc em.
*

Đáng lẽ đầu năm thì bỏ qua, mà đọc bài thơ dịch "A quoi bon dire" ... thì phải ghẹo ít chữ .

Bài thơ này, theo như lời giới thiệu :

Here, from 1916, in the years of American modernism, next to poems by D. H. Lawrence and Ezra Pound and H.D., is a piece by Charlotte Mew:
Tức là của bà Charlotte Mew, vậy thì người xưng I ở đây chắc nên cho là phái nữ .

K nghĩ ý nó như vậy nè :

Mười bảy năm trước anh nói
gì gì nghe như thể vĩnh biệt
Và giờ đây mọi người đều nghĩ, anh chết rồi
Trừ em

Thế rồi, em càng ngày càng khô, càng lão
Em giờ cũng nói vĩnh biệt này nọ.
Và ai cũng thấy rằng em già thật
Trừ anh

Và một buổi sáng đẹp trời, nơi con lộ lẻ, nhuộm nắng
Một cô và một cậu sẽ gặp, và sẽ thề thốt
Rằng loài người sẽ chẳng còn ai yêu, như là họ yêu nhau
Trong khi đâu đó, ở đằng xa kia,
Anh sẽ mỉm cười, và em sẽ đùa với mái tóc của anh.

Tks. 

Nhân tiện, chúc Tết Tây K & O luôn.

NQT

Note: Bài thơ này, mới lướt TV, kiếm thấy, cho thấy, GCC lầm she/he. Bữa trước, dịch giả “Anh Môn”, đưa ra 1 trường hợp, không làm sao mà suy ra được she/he.

THE GREAT POET HAS GONE

THINKING OF C.M.

Of course nothing changes
in the ordinary light of day,
when the great poet has gone.
Gray sparrows and dapper starlings
still squabble heatedly
in the tops of ancient elms.

When the great poet has gone,
the city doesn't miss a beat, the metro
and the trams still seek a modern Grail
In the library a lovely girl
looks in vain for a poem that could explain it all

At noon the same noise surges,
while quiet concentration reigns at night,
among the stars-eternal agitation.
Soon the discotheques will open,
indifference will open-
although the great poet has died.

When we part for a long while
or forever from someone we love,
we suddenly sense there are no words,
we must speak for ourselves now,
 there's no one to do it for us
-since the great poet is gone. 

Adam Zagajewski: Unseen Hand 

Nhà thơ lớn đã ra đi

Nghĩ về C.M.

Lẽ dĩ nhiên chẳng có gì thay đổi
Trong ánh dương bình thường của ngày,
Khi nhà thơ lớn đã ra đi
Bầy sẻ xám, đám sáo đá lanh lẹn
Vưỡn cãi nhau loạn sạ trên những ngọn cây đu

Khi nhà thơ lớn ra đi
Thành phố đếch thèm hụt 1 nhịp, xe điện ngầm, xe điện,
vưỡn tìm kiếm một Grail hiện đại
Trong thư viện, một em xinh ơi là xinh, đáng yêu cực đáng yêu
Kiếm đỏ con mắt một bài thơ giải thích mọi chuyện cà chớn đó

Tới trưa, vẫn thứ tiếng ồn đó nổi lên,
Trong khi một sự chú tâm lặng lẽ ngự trị đêm
giữa những vì sao - một lay động thiên thu
Chẳng mấy chốc, quán nhạc mở cửa
sự lạnh lùng, dửng dưng cũng sẽ mở cửa –
mặc dù nhà thơ lớn đã chết,

Khi chúng ta bỏ đi, một chuyến đi dài
Hay mãi mãi, xa một người nào đó mà chúng ta yêu
Chúng ta bất thình lình cảm thấy đếch kiếm ra lời.
Đếch có lời.
Chúng ta phải nói cho chúng ta, bây giờ.
Đếch có ai làm chuyện này cho chúng ta nữa-
Kể từ khi mà nhà thơ lớn đã ra đi


Note: CM: Czeslaw Milosz

Note: Mừng SN/GCC, 16.8, Robert Hass viết bài này.


AUGUST 16 [1998]

In Memoriam: Zbigniew Herbert

Zbigniew Herbert died a few weeks ago in Warsaw at the age of seventy-three. He is one of the most influential European poets of the last half century, and perhaps-even more than his great contemporaries Czeslaw Milosz and Wladislawa Szymborska-the defining Polish poet of the post-war years.
    It's hard to know how to talk about him, because he requires superlatives and he despised superlatives. He was born in Lvov in 1924. At fifteen, after the German invasion of Poland, he joined an underground military unit. For the ten years after the war when control of literature in the Polish Stalinist regime was most intense, he wrote his poems, as he said, "for the drawer." His first book appeared in 1956. His tactic, as Joseph Brodsky has said, was to turn down the temperature of language until it burned like an iron fence in winter. His verse is spare, supple, clear, ironic. At a time when the imagination was, as he wrote, "like stretcher bearers lost in the fog," this voice seemed especially sane, skeptical, and adamant. He was also a master of the prose poem.

Robert Hass: Now & Then. The Poet’s Choice Columns 1997-2000

Zbigniew Herbert mất vài tuần trước đây [28 July, 1998], ở Warsaw thọ 73 tuổi. Ông là 1 trong những nhà thơ Âu Châu, ảnh hưởng nhất trong nửa thế kỷ, và có lẽ - bảnh hơn nhiều, so với ngay cả hai người vĩ đại, đã từng được Nobel, đồng thời, đồng hương với ông, là Czeslaw Milosz và Wladislawa Szymborska -  nhà thơ định nghĩa thơ Ba Lan hậu chiến.
Thật khó mà biết làm thế nào nói về ông, bởi là vì ông đòi hỏi sự thần sầu, trong khi lại ghét sự thần sầu. Ông sinh tại Lvov năm 1924. Mười lăm tuổi, khi Đức xâm lăng Ba Lan, ông gia nhập đạo quân kháng chiến. Trong 10 năm, sau chiến tranh, khi chế độ Xì Ta Lin Ba Lan kìm kẹp văn chương tới chỉ, ông làm thơ, thứ thơ mà ông nói, “để trong ngăn kéo”.
Cuốn đầu tiên của ông, xb năm 1956. Đòn của ông [his tactic], như Brodsky chỉ cho thấy, là giảm nhiệt độ ngôn ngữ tới khi nó cháy đỏ như một mảnh hàng rào sắt, trong mùa đông. Câu thơ của ông thì thanh đạm, mềm mại, sáng sủa, tếu tếu. Tới cái lúc, khi mà tưởng tượng, như ông viết, “như những người khiêng băng ca – trong khi tản thương, [“sơ tán cái con mẹ gì đó”, hà hà] -  mất tích trong sương mù”, thì tiếng thơ khi đó, mới đặc dị trong lành, mới bi quan, và mới sắt đá làm sao.


A TALE

The poet imitates the voices of birds
he cranes his long neck
his protruding Adam's apple
is like a clumsy finger on a wing of melody 

when singing he deeply believes
that he advances the sunrise
the warmth of his song depends on this
as does the purity of his high notes 

the poet imitates the sleep of stones
his head withdrawn into his shoulders
he is like a piece of sculpture
breathing rarely and painfully

when asleep he believes that he alone
will penetrate the mystery of existence
and take without the help of theologians
eternity into his avid mouth 

what would the world be
were it not filled with
the incessant bustling of the poet
among the birds and stones

Zbigniew Herbert

 

Một câu chuyện

Thi sĩ bắt chước tiếng chim
anh ta dướn cái cổ dài
trái táo Adam lồi hẳn lên
như 1 ngón tay vụng về trên cánh giai điệu

khi hát, anh thực tin
anh đi trước mặt trời mọc
bài ca ấm áp là nhờ vậy
cũng nhờ vậy, sự tinh khiết của những nốt nhạc cao

thi sĩ bắt chước giấc ngủ của những hòn đá
cái đầu của anh ta tụt vô vai
trông anh chẳng khác chi một mẩu điêu khắc
thở, hiếm hoi và đau đớn làm sao

khi ngủ, anh ta nghĩ chỉ mình anh ta
nhập vô được sự bí mật của hiện hữu
và đợp được vĩnh cửu vào trong
cái miệng thèm thuồng của mình
đếch cần sự trợ giúp của mấy đấng thần học

thế giới sẽ ra làm sao
nếu không được làm đầy bằng những tiếng lèm bèm
không ngừng của thi sĩ Gấu Cà Chớn

Nguyễn Bắc Sơn Tribute

Thơ NBS, những bài thơ đời thường của ông, thật là tuyệt, đâu có như Thầy Kuốc phán nhảm. Cuộc chiến, ông đâu màng. Ngụy, làm sao ông ca, khi bố ông theo…  Cách Mạng. Ông trốn nó - trốn lính, như ông cho biết, chỉ đến khi bị Ngụy bắt vì trốn quân dịch, thì mới đành làm 1 tên lính thường, 1 gã địa phương quân thì phải. Thành ra cái giấc mơ chết vì say rượu quả là tuyệt vời với ông, thay vì chết vì đạn của ông bố hay của 1 tên Cách Mạng nào khác.
Hai cõi trốn lính, trốn cuộc chiến của ông là rượu và đời thường của ông, với những tình cảm bình thường, chân thật của đời thường, trong có tình yêu.
TTT cũng làm sao ca nổi những dòng thơ phản chiến của NBS, khi chính ông, là 1 tên sĩ quan Ngụy, dù cũng bất đắc dĩ, chưa từng bắn phát súng.
Và như thế, giấc mơ chết vì say rượu cũng là của ông luôn. Thành ra ông mê thơ Oscar Milosz, và thơ NBS, ở khoản lỡ chết vì say rượu. Nhưng ông cảm nhận ra, cũng cái điều, “chưa tên nào chết bằng ta chết, ngay cả những người đã chết”, của Oscar Milosz.

Trời thì đẹp. Trong bếp lửa,
Nhè nhẹ kéo dài,
Tiếng thở dài dài,
Buồn xiết bao,
Những ngày ở Sài Gòn.
-Ui chao! những người chết, kể cả những người đã chết ở Sài Gòn,
Những người chết, những người chết, nói cho cùng,
Thì không chết bằng Gấu chết.

Viết kể với em, lúc này anh nhớ đến một câu thơ của Milozs : Je suis plus mort que les morts de Lofoten. Nhảm. Mai Thảo nó bảo: ca, c'est de la littérature, sống không như vậy. Điều đó chính anh vẫn nói. Anh cũng chẳng hiểu tại sao lại mang kể cho em? Có lẽ cũng chỉ cốt để nói hình như anh cũng đang bám víu vào em. Một kẻ chết đuối bám vào một kẻ chết đuối. Nguy hiểm. Em hiểu tại sao nhiều lúc anh muốn thôi viết cho em - có thể sau thư này - anh bất định quá.

Thư gửi Đảo Xa

Note:

Milosz, không phải Milozs. Và cũng không phải Czeslaw mà là Oscar Milosz, cũng họ hàng với nhau. Czeslaw Milosz tin rằng, phải có tí bẩn mới là thi sĩ của thế kỷ 20 được, nhưng ông lại thèm được như Brodsky, như ông viết trong entry “hatred”, trong Milosz’s ABC’s: Đời tôi thì là một trong trong những cuộc đời kinh ngạc nhất mà tôi đã trải qua, one of the most astonishing I have ever across. Đúng là nó thiếu sự trong sáng của một câu chuyện đạo hạnh như là của Brodsky. Ông ta đang đào “kít” [“như toàn thể dân Nga”, chữ của Brodsky] ở một nông trường cải tạo, và vài năm sau “đợp” [collect] mọi vinh quang, kể cả Nobel văn chương.

TTT, một cách nào đó, thì cũng giống Brodsky, ông bị lịch sử lọc ra, và đành đóng vai ‘kẻ sĩ Ngụy’, dù chẳng muốn, như trong thư gửi đảo xa cho thấy:

Thường anh chẳng hề chú trọng coi xem người ta nghĩ gì về mình, phê bình gì về mình, bởi mỗi lần ngó thấy anh đều thấy như mình bị đóng đinh. Anh đã là như thế nhưng anh còn có thể khác chứ. Sao cứ bắt anh như vậy hoài. Cho nên anh chẳng bao giờ xúc động lâu về những điều đàm tiếu, thị phi hết.

My Letter to the World

 Viết Mỗi Ngày
Về Kinh Bắc

Cái làng của Gấu, khi ra đi, Gấu mang theo cùng với mình, toàn là những hình ảnh tuyệt vời về nó.
Trước hết, là cái bãi cát bên sông, phía bên kia là Việt Trì, nơi ông via Gấu làm hiệu trưởng trường tiểu học, nhiệm sở cuối cùng trước khi ông bị một ông học trò cho đi mò tôm, bằng cách lùa Thầy vô bẫy: Mời thầy dự tiệc tất niên, tối 30 Tết.
Bởi vì Thầy đã cho học trò nghỉ học trước đó, và Thầy thì cũng đã rời Việt Trì, qua sông, về làng quê ăn Tết. Thế là chúng bèn gửi cái thiệp mời cho bà cụ, do tham phiên chợ Tết ngày 30, ở nán lại. Bà cụ về đưa cái thiệp mời cho ông chồng, và ông chồng tất tả qua sông, dự tiệc!
Sau này, bà nội Gấu bèn đổ cho con dâu cái tội giết chồng, sao mày ngu thế, tại sao không xé cái thư đi mà lại đưa cho thằng chồng mày. Gấu nhớ, có lần, bà cụ cầm chổi nện cho bà mẹ Gấu một trận tơi bời. Suốt tuổi thơ, Gấu cứ băn khoăn tự hỏi chính mình, giá mà mẹ mình xé bỏ, hay đốt bỏ cái thư, không hiểu sự tình sẽ ra sao, chắc là số phận gia đình hoàn toàn đổi khác.
Lần về Bắc, vào năm 2000, Gấu có đi gặp một bà cô, con ông chú làm trùm VC vùng quê Gấu. Bà cô cho biết thêm nhiều chi tiết liên quan tới cái chết của ông via, Gấu mới vỡ ra, là, không thể nào tránh được. Cái bẫy giăng ra ‘bảnh’ quá, con mồi vô phương thoát ra khỏi!
Nói rõ hơn, chính con mồi tự động chui vô bẫy!
Y chang thằng con sau này, cũng bị gài bẫy, và cũng cứ vô tư chui vô!
Ông cụ Gấu chết vì cái bẫy 'yêu nước' do ông học trò giăng ra, y chang cả nước sau này bị bẫy "Đường ra trận mùa này đẹp lắm"!
Ông con cũng bị bẫy, nhưng là bẫy tình!
Bị chính Gấu Cái gài, và tự động chui vô!
*
“My homeland was a feeling, and that feeling was mortally wounded…What we swore to uphold no longer exists… There was a world for which it was worth living and dying. That world is dead”.
Sándor Márai: The Candles Burn Down (1)
Quê Bắc của tớ là một cảm nghĩ, và cảm nghĩ này bị thương tổn trầm trọng… Điều mà tớ quyết tâm gìn giữ cho bằng được, thì đếch còn nữa… Có một cõi Bắc Kít thật đáng sống, đáng chết vì nó. Cái cõi đó ngủm củ tỏi mất rồi. NQT

(1) Cuốn này hình như trong nước đã dịch, và hình như có tranh chấp về dịch giả?

Một trong những hình ảnh khủng khiếp một cách tuyệt vời, hay tuyệt vời một cách khủng khiếp, là về bãi cát ven sông làng Gấu, nó liên quan đến những phiên chợ chính ở Việt Trì bên kia sông. Với người dân trong làng, đó là dịp để họ mang mớ rau, mớ tôm, mớ cá, con gà, con vịt... qua sông, bán kiếm tí tiền, và mua những vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Xế trưa, chiều, về, bãi cát dài, nóng bỏng, vai gánh nặng, chân trần, người đàn bà mang theo một tầu lá chuối, và chạy thật nhanh trên mặt cát, tới khi bỏng không thể chịu được nữa, ném tầu lá chuối xuống mặt cát, và đứng lên trên đó, thở.
Những ngày về Hà Nội, được bà cô cho ăn học, được thưởng thức những món ăn tuyệt vời, vì tuyệt vời và vì ăn lần thứ nhất trong đời, nào chiếc bánh mì  đũa, nào thịt nguội hun khói, nào mứt [confiture], Gấu quên hẳn làng của Gấu, chỉ đến khi vào Nam, khi đi làm, sống cuộc đời một gã công chức bậc trung, kèm thêm job phụ, nhân viên UPI, cái làng của Gấu bắt đầu hành Gấu, và mãi đến năm 2000, trở về, Gấu mới có dịp thanh toán quá khứ.
Có thể nói, những mối tình với bất cứ một cô gái Bắc, có thực, như BHD, hay tưởng tượng, rất nhiều đều là tưởng tượng, có thể nói, gặp bất cứ một cô gái Bắc nào mà đều muốn mê, muốn yêu, chỉ để được gặp lại hình ảnh tuyệt vời thê lương kia, có thể biểu hiện khác đi, nhưng “yếu tính”, “bản chất” thì đúng như vậy!




Thư Tình nơi Sofa
Letter in the Sofa
1957

Life finds a thousand ways to cheat lovers.
Đời kiếm đủ cách để gạt những kẻ yêu nhau