|
Album | Thơ | Tưởng Niệm | Nội cỏ
của
thiên đường | Passage Eden | Sáng
tác | Sách mới xuất bản | Chuyện văn
Dịch
thuật | Dịch ngắn | Đọc sách | Độc giả
sáng tác | Giới
thiệu | Góc
Sài gòn
| Góc Hà nội
| Góc
Thảo Trường
Lý
thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả
ngoại | Tác
giả & Tác phẩm | Text Scan
| Tin văn
vắn
| Thời sự | Thư
tín | Phỏng
vấn |
Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại
| Potin |
Linh tinh
|
Thống kê | Viết ngắn | Tiểu
thuyết | Lướt
Tin Văn Cũ | Kỷ
niệm | Thời
Sự Hình | Gọi
Người Đã Chết
Ghi
chú
trong ngày | Thơ
Mỗi Ngày | Chân
Dung |
Jennifer
Video
Nhật Ký Tin Văn / Viết
Nhật
Ký Tin Văn [TV last page]
Thơ
Mỗi Ngày
Sách
Báo
A society
that has more justice is a society that needs less charity.
-Ralph
Nader, 2000
Một xã hội
nhiều công lý đếch cần đến lòng thương hại, từ thiện, hay cái gọi là
“thương người
như thể thương thân”!
Shostakovich
Trên tờ Điểm
Sách Nữu Ước, NYRB số đề ngày 10 tháng Sáu, 2004, Orlando Figes điểm
hai cuốn
sách mới xuất bản, viết về nhà soạn nhạc lớn lao của Liên Xô,
Shostakovich [một
nhân vật được coi là li khai, chống đối chế độ...], cho biết, Shos. đã
từng ký
tên trong danh sách đăng trên tờ Sự Thật., tố cáo nhà bác học nguyên tử
của
Nga, Andrei Sakharov.
"Không
ai bắt ông ta phải làm như vậy." Bạn của Shos, Lev Lebedinsky nhớ lại. Và tác giả bài viết giải thích: Đây không phải
hành động của một con người phản kháng, như ông đã từng, mà của một con
người sống
quá lâu trong nỗi sợ hãi.
Hai mươi năm
sau khi Stalin mất, ông ta vẫn còn sợ Ông Trùm Đỏ! (1)
Linh Tinh
Điềm
11.8.2007
Nguyễn Đức Tùng
1. Bài của Likhachev, “Phẩm tính
trí thức”, là bài rất có
ích cho các nhà văn. Tôi đặc biệt chú ý đến đoạn nói về cách sống và
phong độ
của giới trí thức Nga, cũng như đoạn về nhà văn Solzhenitsyn. Không
trách gì
nhiều nhà văn nước ta (chứ không phải là nhà văn “ở ta”) trước đây mê
văn học
Nga đến thế. Mà mê là đúng, vì họ lớn quá. Sang trọng. Tôi thiết nghĩ
các nhà
văn gốc miền Nam
và ở hải ngoại nên tìm đọc thêm về văn học và lý luận văn học Nga. Biết
bao
nhiêu điều để học, sao cứ đọc hoài Frost với lại Faulkner? Tuy nhiên
theo thiển
nghĩ của tôi, sự phân chia hướng Âu hay Á-Âu thật ra không quan trọng
lắm.
2. Nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc về tuyên bố của Bộ
trưởng Thông tin-Truyền thông rất chính xác, thẳng thắn, mà vẫn có ý vị
văn
chương. Tôi rất thích đoạn ông bắt bẻ về vụ mười chữ và năm từ. Thật ra
từ vẫn
gọi là chữ được, vì từ hay chữ chỉ là qui ước của các nhà ngữ pháp sau
này
thôi, chứ lúc tôi còn đi học không có sự phân biệt đó. Vấn đề chính là,
đúng
như Nguyên Ngọc nói, nói năm từ hay chữ (đôi) thì đúng hơn là nói mười
chữ.
Mười chữ đơn lẻ không có nghĩa gì cả. Tôi nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm
75,
ngồi bên radio nghe
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn, tôi đánh bạo nói với cha tôi
rằng
(thì là) theo nhận xét của một học sinh như tôi thì diễn văn của tổng
thống có
vẻ không đúng với văn phạm tiếng Việt mà tôi được học chút nào. Cha tôi
nhìn
tôi im lặng một lát rồi buồn rầu bảo, đại ý, các chính thể đến giờ phút
lụi tàn
bao giờ cũng có những biểu hiện như thế.
3. Nhờ cái link của talawas mà tôi cũng đọc được bài “ Hồ
Anh Thái có sợ giải thiêng?” trên VietNamNet nói về tác phẩm Đức Phật,
nàng
Savitri và tôi. Cuốn này có trích đăng trên talawas chủ nhật,
tôi chưa
kịp đọc,
nhưng Hồ Anh Thái thì tôi có đọc qua một hai cuốn khác vì bạn bè
khuyên. Tôi
cũng chưa đọc Phạm Xuân Thạch bao giờ, không biết ông có ký tên nào
khác không,
hay chỉ vì tôi ít đọc các nhà văn trong nước. Bài của ông làm tôi ngạc
nhiên
quá: tôi lấy làm mừng cho nền phê bình văn học Việt Nam.
Ít ra cũng phải có những bài
review mạnh mẽ, thuyết phục, khen chê rõ ràng như vậy. Thường thì các
nhà phê
bình Việt Nam
chỉ khen các nhà văn nhà thơ chứ không chỉ ra được cho họ các khuyết
điểm nghệ
thuật cần tránh.
Xin cám ơn La Thành, Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Thạch, và Ban
biên tập talawas.
Nguồn
Bạn, đọc 1
cái "viết" của tên này, trên talawas, thì phải hình dung ra, đây là 1
đấng cực kỳ
"bố chó xồm" của hải ngoại, ông tiên chỉ VP cũng không có được thứ văn
phong hách
xì xằng như trên!
Thực tế, có ai biết hắn là thằng nào đâu.
Vậy mà, 40
năm thơ ca ở hải ngoại.
Cũng được đi,
nhưng đọc, như kít, cái đó mới khốn nạn.
Trích dẫn,
toàn những tên quen biết của hắn, cũng là 1 cách kéo bè kéo đảng.
Tếu nhất,
là, khi bị độc giả talawas nhẹ nhàng nhắc nhở, hắn sorry, "Tôi quên mất
tâm lý dễ bị tổn thương ở một vài người." [Nguồn
talawas].
Vẫn cái giọng
thổi đít VC!
Ấn tượng nhà vệ sinh ở Lào
TT - Tôi
vừa cùng một đoàn cán bộ hưu trí tham gia hành trình xuyên Đông Dương
cả tuần lễ và thấy thật ấn tượng với nhà vệ sinh ở Lào, chỗ nào cũng
khá tươm tất.
Nhà vệ sinh ở Lào có trang bị
máy lạnh, hoa, nến thơm...
Ảnh: N.V.M.
Lần đầu xuyên Lào, trong đoàn
nhiều người ngạc nhiên. Cứ tưởng nước họ nghèo hơn mình nên lạc hậu. Mà
họ nghèo hơn mình thật. Không thấy các cao ốc, dinh thự, trụ sở hoành
tráng. Đường hẹp nhưng ít xe nên tha hồ chạy. Các thị xã ở Lào xe hơi
nhiều hơn xe gắn máy nhưng không nghe tiếng còi xe. Cuộc sống bình
lặng, hiếu hòa, chậm rãi...
Tôi đến Lào nhiều lần nhưng ba năm nay mới trở lại. Có quá nhiều bất
ngờ. Người Việt mở nhà hàng ăn uống rất thành công ở Vientiane như nhà
hàng Đồng Xanh (chủ nhân người Đồng Tháp) và nhà hàng Hoàng Kim (chủ
nhân người Hà Nội) có nhiều món ngon và lúc nào cũng tấp nập khách. Dao
Coffee của doanh nhân Đào Hương (Việt kiều Lào) là đặc sản rất được du
khách ưa chuộng.
Tuy nhiên ấn tượng nhất của chuyến đi với đoàn là nhà vệ sinh ở Lào,
chỗ nào cũng khá tươm tất, có nơi chưa đẹp nhưng sạch sẽ. Du khách
chẳng sợ nạn “khủng bố tinh thần” vì thiếu chỗ giải quyết đầu ra trầm
kha như Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.
Sau khi khám phá động Tam Chang, đoàn ghé ăn trưa tại nhà hàng Manichan
ở Vang Veng. Nhà hàng thoáng đãng, trang trí bắt mắt, không có máy lạnh
mà trời thì nóng.
Chủ nhân nhà hàng giải thích:
“Nếu gắn máy lạnh phải xử lý mùi thức ăn rất cực. Hương vị các món ăn
sẽ không còn nguyên chất nên khó mà thưởng thức món ngon trọn
vẹn”.
Nhà vệ sinh bên ngoài xinh xắn, cạnh cây nhãn cổ thụ, có sẵn mấy ghế
bành nhỏ để khách ngồi hóng mát và đọc báo sau khi đi vệ sinh. Vào nhà
vệ sinh giữa trưa mà mát rượi, phảng phất mùi trầm như ở khách sạn 5
sao. Thì ra nhà vệ sinh gắn máy lạnh.
Mấy bồn tiểu nam đều có nến thơm lung linh khử mùi. Trên mỗi bồn cầu
đều có lọ hoa mẫu đơn nhỏ lịch lãm. Mẫu đơn còn gọi là bông trang, loại
hoa dễ trồng, có nhiều ở Lào và các nước Asean. Giật mình vì ý tưởng
sáng tạo bất ngờ mà ít tốn kém của chủ nhân.
Mới hay chưa giàu vẫn có thể sạch. Cha ông mình từng dạy “Đói cho sạch,
rách cho thơm”. Cái chính là nhận thức, là văn hóa. Tôi càng hiểu vì
sao là đất nước nghèo nhưng mỗi khi ra khỏi nước người Lào đều ăn mặc
tươm tất, sạch sẽ để “thiên hạ khỏi cười chê”.
Ở nước ta, những chuyện nhỏ như nhà vệ sinh mà mấy chục năm chưa dứt
điểm được thì nói chi chuyện lớn. Lại còn chuyện “tự sướng” với số liệu
điều tra mức độ hài lòng của khách quốc tế vừa được Tổng cục Du lịch
công bố: 94,09% tốt và cực tốt, chỉ 0,22% kém. Đẹp hơn cả mơ!
Cứ tô hồng kiểu đó thì vị trí “đứng đầu tốp cuối Asean” cũng đang bị
lung lay chứ đừng nói tăng tốc. Xét theo hiệu quả, du lịch Việt Nam kém
xa Lào và Campuchia. Dân số Lào 7 triệu người, đón 3,5 triệu khách quốc
tế năm 2014. Campuchia dân số 15 triệu người, đón 4,5 triệu khách. Còn
Việt Nam hơn 91 triệu dân chỉ đón được 7,9 triệu khách.
Du lịch Việt Nam muốn phát triển tốt xin hãy làm cuộc cách mạng, bắt
đầu từ việc nhỏ mà nhà vệ sinh phải là một trong những ưu tiên số 1.
Mong lắm thay!
27/5/2015
NGUYỄN VĂN MỸ (Lửa Việt Tours)
Borges
by Cioran
In
Memory of Borges
Nguyễn Huy Thiệp by
Nhật Tuấn
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Tôi viết truyện
"Tướng
về hưu"
Note: Tụi
mũi lõ có câu, đừng tin nhà văn, tin câu chuyện kể [tác phẩm] của họ.
Nhật Tuấn
cắt nghĩa NHT bằng những chi tiết giống nhau giữa câu chuyện kể của
ông, và của… Tầu.
Cách cắt
nghĩa của NHT về tác phẩm của ông, là 1 kiểu nhìn lại chúng, rồi định
nghĩa
chúng, sao cho hợp với hiện tại.
Cách của
GCC, thuổng từ Lukacs, bảnh nhất, và điều này cho thấy, Mít thiếu đọc.
Do thiếu
ngoại ngữ, nên không làm sao mà nhìn ra chính cả những đứa con tinh
thần của họ,
trên bình diện thế giới, thời hội nhập. Chắc là NHT cũng chẳng hề biết,
truyện
ngắn của ông có lần được để kế bên những truyện ngắn của Borges.
Hà
Nội, Thiệp và Gấu
Có lần, tôi đọc
một bài viết, tác giả của nó tỏ ra rất là thất vọng về thần tượng của
mình, là
ông, NHT.
Thành thực
mà nói, tôi mừng cho cả hai, tác giả và độc giả.
Có vẻ như
tôi đã chờ một bài viết như thế.
Liệu không
có bài Giã Từ Thần Tượng đó, ông sẽ còn phải đeo gánh nặng “thần tượng”
tới khi
nào?
Phải chăng
nhờ vậy mà có Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu?
Phản ứng về
nó cho thấy, tác phẩm/tác giả có thay đổi, nhưng độc giả/cách đọc chưa
thay đổi.
Nói chung,
có vẻ như mọi người đều thất vọng về NHT, trừ… tôi ra!
Hình như tôi
đoán trước được, một NHT như thế.
DT: Tôi cũng
đồng ý với quan điểm của anh Nguyên Ngọc. Nhà văn chúng ta... dốt quá.
Không chịu
học, không chịu đọc, lại mang cái bệnh "ếch ngồi đáy giếng", mới
"nho nhoe" lên một tý cứ tưởng mình nhất thế giới. Nguyễn Huy Thiệp
khi mới bật lên cũng tưởng mình nhất thế giới, thực ra cỡ như Thiệp ở
Ðức, Mỹ,
Nhật, Pháp... cũng có thể... vơ hàng tá!
[Trích
Talawas].
Nhà văn
chúng ta... dốt quá thì đúng quá rồi. Nhưng cái chuyện viết hay hay
không hay,
nhất là ở những người viết truyện ngắn, theo tôi, không liên quan nhiều
tới..
tri thức. Cần một con mắt quan sát, cần một tấm lòng - cần nhất là một
tấm lòng
- là đủ.
G. Lukacs,
trong “Solzhenitsyn: Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich” (1969)
[William David
Graf, dịch từ tiếng Đức, nhà xb The MIT Press, Cambridge, Mass 1971]
viết:
Liên hệ mỹ học
giữa truyện ngắn [novella] và truyện dài [tiểu thuyết, novel] thường
được phân
tích, nghiên cứu. Ít, là nối kết lịch sử và liên hệ nội tại giữa hai
thể loại,
trong cuộc phát triển văn học [their historical connection and their
interrelationship throughout the course of literary development]. Tuy
nhiên,
đây là một vấn đề rất thú vị, bổ ích, nó chiếu sáng tình hình văn học
hiện thời
[the present-day situation]. Tôi [Lukacs] đang nghĩ tới sự kiện, truyện
ngắn
[novella] thường xuất hiện hoặc, như là một con chim báo bão [nguyên
văn: tiền
thân, precursor] cho sự ra đời của hùng
ca, sử thi, hay những hình thức bi kịch lớn, hoặc như là đội quân hậu
vệ
[rearguard], một cách viết ở tận cùng một giai đoạn. Nói cách khác,
hoặc nó xuất
hiện như là một Sẽ Có, [a Not-Yet, Nochnicht], hay một Không Còn Nữa [a
No-Longer,
Nichtmerhr].
Áp dụng nhận
xét trên vào Một Ngày... của Solz.,
Lukacs viết: Với một chút dè dặt, người ta có thể nói, thể loại giả
tưởng cận
và đương thời đã từ bỏ truyện dài để cố thủ ở trong truyện ngắn, trong
toan
tính cung cấp, cái gọi là bằng chứng, về một cách thế đạo đức của con
người.
[With this
reservation, one can say of contemporary and near-contemporary fiction
that it
often withdraws from the novel into the novella, in its attempt to
provide
proof of man’s moral stature…..]
“Không phát
hiện quá khứ thì sẽ không khám phá hiện tại. Một Ngày Trong Đời Ivan
Denisovich
của Solzhenitsyn là một khai mở ý nghĩa cho tiến trình lại khám phá ra
cái tôi,
cái ngã, the self, ở trong văn chương, trong hiện tại xã hội chủ
nghĩa.”
[Lukacs].
Truyện ngắn
của NHT có gì tương tự với Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovich của
Solzhenisyn.
Nó báo hiệu sự suy tàn của một chế độ, sự tận cùng của một thời kỳ [a
termination at the end of a period, a No-Longer], và đồng thời nó đăng
quang
con người, như một cá nhân [lại khám phá ra một cái tôi, thí dụ như của
NHT, của
Bùi Ngọc Tấn, và nhất là, của Nguyễn Chí Thiện, một cái tôi như là tôi
dám tự
chọn cho tôi: nhà thơ ngục sĩ đời đời!
Hay như
Nguyên Ngọc nhận xét về Nỗi Buồn Chiến Tranh, cùng trong bài viết trích
Talawas
nêu trên, của Bảo Ninh, có thể áp dụng cho NHT:
"Theo
tôi, nói một cách thật nghiêm khắc, từ Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta
mới thật
sự có tiểu thuyết hiện đại. Trước đấy, về cơ bản là sử thi, tức chiến
tranh được
soi nhìn bằng cái nhìn của cộng đồng, từ góc độ của dân tộc mà nhìn
cuộc chiến
tranh (Ðất nước đứng lên của tôi cũng vậy thôi). Ðến Bảo Ninh thì khác
hẳn, lần
đầu tiên chiến tranh được soi nhìn qua số phận của một cá nhân. Như vậy
không hề
có nghĩa là cái nhìn sau chống lại cái nhìn trước, nhưng đã là một cái
nhìn
khác hẳn. Ðiều này làm thay đổi hẳn ngôn ngữ của tiểu thuyết, từ độc
thoại chuyển
sang đối thoại, tức một giai đoạn mới trong tư duy tiểu thuyết."
Tuy nhiên,
thật khó mà đồng ý với nhận định, "không hề có nghĩa cái nhìn sau chống
lại
cái nhìn trước". Cái nhìn sau quyết liệt loại trừ cái nhìn trước, hay
nói
rõ hơn: cái nhìn trước là... bố láo! Cái nhìn sau mới là cái nhìn đích
thật về
cuộc chiến tưởng như là... thần thánh, nhưng thật sự chỉ là nồi da sáo
thịt!
Sự xuất hiện
của NHT, hay của Bảo Ninh, là rất đặc biệt, và cần thiết, và thật khó
mà nói rằng,
"thực ra cỡ như Thiệp ở Đức, Mỹ, Nhật, Pháp... cũng có thể... vơ hàng
tá".
Ở Đức, có,
vào thời kỳ hậu chiến, với những nhà văn thí dụ như một Boll, nhưng
ngược lại với
Thiệp, họ nhục cái nhục thua trận, cái nhục Nazi, chứ không như Thiệp,
nhục cái
nhục thắng trận!
Ở Nga, có,
như một Solzhenitsyn, khi ông tố cáo, và cùng lúc tiên đoán sự cáo
chung, của Cái Ác đẻ ra
Gulag.
VHNT
Số 555
February
14, 2003
Tin
Văn
1.
Mỗi trường hợp mỗi khác.
Thus it
is enough for the
poet to be the bad conscience of his age.
Saint-John Perse. Diễn văn
Nobel (1960).
(Là ý thức tự phán của thời
mình, vậy là quá đủ cho nhà thơ).
Gửi Điểm Hẹn
JT
Chuyện
NHT sau này không còn
ăn khách cho lắm, nghĩa là "thất bại" của một NHT sau này, chính là
do thành công trước đó, nói rõ hơn, do thể loại văn học mà ông ta sử
dụng thật
đắc ý, và cũng thật đắc địa: ẩn dụ. Nhưng ẩn dụ, chính nó, giết
(metaphors
kill). Một khi đời thường lấn át ẩn dụ, người ta không cần đến ẩn dụ
nữa, mà
cần một hình thức văn chương khác, bản thân NHT chưa kiếm ra, để đáp
ứng cho
độc giả của ông, theo tôi.
Note:
Lướt Tin Văn, mò ra bài này
Trang Bolano
EXILES
To be exiled
is not to disappear but to shrink, to slowly or quickly get smaller and
smaller
until we reach our real height, the true height of the self. Swift,
master of
exile, knew this. For him exile was the secret word for journey.
Many of the exiled, freighted with more suffering than
reasons to leave, would reject this statement.
All literature carries exile
within it, whether the writer has had to pick up and go at the age of
twenty or
has never left home.
Probably the first exiles on record were Adam and
Eve.
This is indisputable and it raises a few questions: Can it be that
we're all
exiles? Is it possible that all of us are wandering strange lands?
The concept
of "strange lands" (like that of "home ground") has some
holes in it, presents new questions. Are "strange lands" an objective
geographic reality, or a mental construct in constant flux?
[suite]
Albert Camus vs Kamel Daoud
Thời
gian của người
Đây là lúc
để thừa nhận -
để rú
lên, hay để gào khóc -
Ta đã
sống đời ta như một con chó...
Ilya
Ehrenburg
Cùng số báo trên, có
bài Một
người Algerian ở Paris, Edward Hughes
đọc Camus:
Une Vie,
của Olivier Todd,
trong có nhắc tới câu nói trứ danh của Camus, Tôi tin vào công lý,
nhưng tôi chọn
mẹ tôi thay vì công lý [Je crois à la justice, mais je défendrai ma
mère avant
la justice: Tôi tin vào công lý, nhưng tôi sẽ bảo vệ mẹ tôi trước công
lý]. Phải
nhìn lại cái thời của Camus vào lúc đó, thì mới thấy ông chơi một quái
chiêu,
khi đưa ra hai từ thật ngược ngạo, thật chỏi nhau: là mère/la justice.
Và độc giả
của ông sau này, đọc ông, là cũng trong tinh thần đó: Thảm kịch của
những chọn
lựa bất khả, the drama of impossible choices is something that readers
of Camus’s
fiction are very familiar with: Rambert trong Dịch Hạch bị bắt buộc phải
chọn lựa giữa tình yêu riêng tư của ông,
và những đòi hỏi của xã hội của một thành phố bị vây hãm bởi dịch hạch,
anh giáo làng bắt buộc phải làm ‘quản giáo’ trong Người Khách, trong cuốn Lưu Đầy
và Quê Nhà...
30.4.2015
Danh ca
Khánh Ly đã về Việt Nam
Họ Trịnh đã
từng hầu đờn Hồ Tôn Hiến, lấy ly rượu, thì tại làm sao người tri kỷ của
ông
không hầu đờn Bắc Bộ Phủ cho đủ cặp?
Trên TV có kể
chuyện sinh thời, Sáu Dân Hồ Tôn Hiến, mỗi lần rảnh việc triều đình,
thường cho
vời họ Trịnh tới hầu đờn. Và có lần họ Trịnh kéo theo một bạn thơ. Lần
sau, kêu
bạn thơ cùng đi, ông lắc đầu, than, thấy mi gân cổ hạc gầy, hát lấy ly
rượu, thảm
quá, tao thà ở nhà còn hơn nhìn thấy bạn mình bị “Cách Mạng” làm nhục!
Thành thử
cái
chuyện bà này về hầu đờn Bắc Bộ Phủ quả là quá khủng khiếp, hay dùng từ
thường dùng,
áp dụng vô cú Lò Thiêu, đếch nói được!
Cái chuyện hải
ngoại “buồn” chuyện KL về hầu đờn Bắc Bộ Phủ, là có cái lý của nó. Ai
về thì cũng
được trừ KL. Khi PD về, ông ta nói, người ta ghen với sự thành công của
tui. “Không
thành công” mới khó, chứ “thành công”, dễ ợt, với những đầu óc Bắc Kít
cực kỳ
thông minh, như PD, Sến Cô Nương, Nobel Toán, KL….
Với họ, phải “không
thành
công”, theo cái ý của Alain, dậy trò là Simone Weil cơ.
Não của đám này thiếu một
mẩu, như GCC từng nói, là theo ý này.
Weil mà không thông minh sao. Vậy mà bà
không vướng lụy trần, chính là vì bà đứng về phe nước mắt, đúng cái
nghĩa của từ
này, ý này, khi phán, ngày Nazi vô Paris là “Ngày Hội Lớn” của đám cô
lô nhần,
trong địa ngục thuộc địa của Tẩy.
Quái nhất là
Đức Phật Sống cũng phán như thế, về Bộ Đầu Não Bắc Kinh, nộ não của đám
này cũng
sứt một mẩu, đúng mẩu có cái gọi là lương tri con người!
Note: Nhân đọc
1 entry trên Blog NL, chê hết lời cái tài viết văn của nữ danh ca KL.
Theo GCC,
chuyện đời KL, sở dĩ “dở” như thế, ấy là vì bà bỏ đi cái phần thực của
nó, tuyệt
vời hơn nhiều, nhưng do bà về với VC, thành ra không thể nào viết ra
được.
Cũng như PD, bà này cũng
sống quá đầy đời của bà, tràn qua đời của người khác,
đời của
hàng triệu con người bỏ mạng trong hai cuộc chiến vô ích.
Bữa trước, trên Blog NL,
có 1 entry về Tự Lực Văn Đoàn, được NL vinh danh tới
chỉ.
TLVD có 1 cái lầm lỡ khủng khiếp, là bỏ qua thời của họ, và không
chỉ bỏ
qua, mà còn nhường nó cho Vẹm.
Câu nhận xét sau đây về
TLVD, không còn
nhớ của
ai, thật đúng: Thứ văn chương của TLVD là của thành phố, của những kẻ
đứng
trên cao
nhìn xuống lũ Mít cùng đinh của xã hội Miền Bắc.
Khốn nạn hơn, còn giả
đò đưa
tay xuống cứu giúp họ, hoặc chửi họ, khi chê bai những hủ tục, những Xã
Xệ, Lý
Toét.
Sở dĩ VC làm thịt sạch đám này, mà không gặp sự kháng cự, những
Phạm Quỳnh,
TLVD, một phần là do dân quê Miền Bắc không nghĩ họ là cùng dòng như
họ, không
mắc mớ gì tới họ.
Đâu có phải tự nhiên, khi
thế nhân gọi những người như
PD, như
KL là "xướng ca vô loài". Bạn thử tưởng tượng, 1 kẻ đi tù VC ở Miền
Bắc,
tình cờ
nghe KL ca, “gửi về cho cha...” cảm khái như thế nào, và nay, nghe khi
nghe tin
bà về hầu đờn Tổng Lú, Y Tá Dạo?
Đâu có phải tự nhiên mà Sáng Tạo khai tử TLVD.
Họ muốn 1 thứ văn học khác.
Và họ đã làm được điều này, với sự trợ giúp của nhiều yếu tố khác nữa,
trong có nhạc vàng, nhạc sến.
Bịp
"Nhưng
thật không công bằng nếu chúng ta quên đi công “biên tập” của ông TBT
báo đã đưa bức ảnh ra công chúng, cũng như chúng ta quên đi người đã
cùng o Lai giải viên phi công Mỹ về.
Theo
tôi nếu không có công biên tập của ông TBT thì bức ảnh O du kích nhỏ dã
không nổi tiếng như thế."
O Du Kích Nhỏ
Lôi về TV,
vì sợ bản chính sẽ bị gỡ xuống!
Bài viết về
nhà thơ Du Tử Táo, về xứ Mít gặp Cớm của tờ An Ninh, nguyên tác đã được
delete,
chắc là do Gấu Cà Chớn dám phán nhảm về ý nghĩa thiêng liêng của nó!
Dầu có muốn
hay không, thì vẫn phải thừa nhận, Du Tử Lê là một tên tuổi. Tôi thích
đọc Du Tử
Lê, những bài thơ mang đậm nét đèn vàng phố thị hay hiu hắt tóc xanh.
Hầu như
trong giới viết lách ở Sài Gòn, ít nhiều đều thuộc vài câu thơ của Du
Tử Lê. Thế
nên, khi nghe nhà văn, nhà báo Đoàn Thạch Hãn buột miệng nói: “Tôi với
Lê thân
lắm”, thì tôi vội vã gửi lời nhờ: “Khi nào chú Lê có dịp về lại Việt
Nam, chú
cho con gặp với”.
Hạnh ngộ, chỉ có
bấy nhiêu.
Dầu có muốn
hay không thì vẫn phải thừa nhận…
Đúng là chơi với… cớm, cớm
liếm mặt!
“Tôi với Lê thân
lắm”: Câu này phải để đao phủ HPNT nói mới phải, bởi vì bạn ta đã từng
tự động
gõ cửa.. Trùm Địa Ngục Mậu Thân!
Virginia
Woolf có 1 bài viết, chôm đúng từ của anh cớm Vẹm, Ám ảnh phố phường:
Một cuộc
phiêu lưu Luân Đôn [Street Haunting: A London
Adventure], trong đó, bà ngợi ca những buổi tối mùa đông phiêu lưu
trong Luân
Đôn: Đúng như thế, chạy trốn là vĩ đại nhất trong lạc thú, và ám ảnh
phố phường mùa đông, vĩ đại nhất trong phiêu lưu [This is true: to
escape is the greatest
of pleasures; street haunting in winter the greatest of adventures]
GCC sẽ
viết
về ám ảnh phố phường Sài Gòn của GCC.
Ce
qui m'a
le plus choqué dans les grands
procès staliniens, c'est l'approbation froide avec laquelle les hommes
d'État
communistes acceptaient la mise à mort de leurs amis. Car ils étaient
tous
amis, je veux dire par là qu'ils s'étaient connus intimement, avaient
vécu
ensemble des moments durs, émigration, persécution, longue lutte
politique.
Comment ont-ils pu sacrifier, et de cette façon si macabrement
définitive, leur
amitié?
Kundera
Điều làm cho tôi cáu nhất,
sốc nhất, tởm nhất, là thái độ gật gù chấp nhận, nếu không muốn nói
là hài lòng của đám tinh anh Bắc Kít, khi Đảng đưa ra tòa những đấng
bạn quí của
họ, và sau đó, làm thịt.
Họ chẳng đã
từng làm bạn tâm giao ư? Đã từng trải qua những giờ phút căng thẳng,
cay đắng,
gian khổ, trốn chạy, bách hại, cuộc chiến chính kiến dài. Làm sao có
thể họ hy
sinh tình bạn quí hiếm đến như thế, một cách thô bỉ ma cạp đến như thế?
Đó
là năm 1972. Tôi [Kundera] gặp một cô gái tại ngoại ô Prague,
trong một căn phòng người ta cho chúng tôi mượn. Hai ngày trước đó,
trong suốt
một ngày, cô gái bị công an tra hỏi, về tôi. Cô muốn lén gặp tôi, cô
nghi mình vẫn
bị công an theo dõi thường trực, và cô muốn cho tôi biết về những gì
công an hỏi
cô về tôi, và cô trả lời ra sao. Trong những cuộc tra hỏi như thế, đã
có những
câu trả lời của cô trùng hợp với những câu của tôi.
Một cô gái chưa từng biết gì về cuộc đời, có thể nói như thế. Cuộc tra
hỏi làm
cô khốn khổ, và sự sợ hãi khiến cô đau thắt ruột, từ ba bữa nay. Da dẻ
cô nhợt
nhạt, và cứ chốc chốc lại phải chạy vô nhà vệ sinh, để đi tiểu, đến
nỗi, suốt
cuộc gặp, tiếng nước dội cầu trấn át tất cả.
Tôi biết cô gái từ lâu. Cô thông minh, sắc sảo, đầu óc sáng rỡ, rất
rành trong
việc làm chủ những xúc động, cách hành xử, và cách ăn mặc của cô thì
mới tuyệt
vời làm sao, với chiếc áo dài giấu kín mọi nét hở hang. Vậy mà, đùng
một cái, nỗi
sợ khiến tất cả mở toang. Nỗi sợ, giống như lưỡi dao, mở toang thân thể
cô gái.
Cô đứng trước tôi, toang hoác, chẳng che đậy, giống như một khúc thịt
treo trên
cái móc của anh hàng thịt. Tiếng nước dội cầu vẫn âm ỉ, trấn ngự, và
bỗng
nhiên, tôi chỉ muốn hiếp cô gái.
Hiếp, chứ
không phải làm tình!
Bài viết này
mở ra cuốn Gặp Gỡ, khủng
khiếp, rúng động. GCC đọc, tính dịch trọn bài, rồi quên
đi mất.
Lần này chắc là phải làm thịt bài viết thôi, vì nhớ đến mối tình
trong trắng 10 năm trời chỉ hôn thôi của nhà nhạc sĩ lừng danh của xứ
Mít.
GCC cũng có
mối tình 5 năm không dám đụng, mà cũng không dám hôn, với cô bạn thân
của Gấu Cái,
tức cô phù dâu.
Gấu Cái chửi hoài, mày coi nó như thánh nữ, đâu có dám!
Nhưng 1 bà bạn
của cả hai bà, cũng bạn học hồi tiểu học, nghe, bĩu môi, ai mà biết
được chuyện
ma ăn cỗ!
Hà, hà!
Viết nhân mùa mưa
Tự Do Viết
|
Trang NQT
art2all.net
Lô
cốt trên đê làng
Thanh
Trì, Sơn Tây
|