Album | Thơ | Tưởng Niệm | Nội cỏ của thiên đường | Passage Eden | Sáng tác | Sách mới xuất bản | Chuyện văn
Dịch thuật | Dịch ngắn | Đọc sách | Độc giả sáng tác | Giới thiệu | Góc Sài gòn | Góc Hà nội | Góc Thảo Trường
 Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự | Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Chân Dung | Jennifer Video
Nhật Ký Tin Văn / Viết
Nhật Ký Tin Văn [TV last page]

Album

*

*

Tuổi thơ là một cơn mộng không biết là cơn mộng.

On Losing
Charles Simic

*


*

A New York City summer, 1975

Mùa Hè, Nữu Ước

Nhìn bức hình, thì Gấu lại nhớ Hà Nội, cái cảnh mùa hè, xe trải nước lên mặt đường, cho bớt nóng. Khi viết về nó -Hà Nội - trong "Những ngày ở Sài Gòn", thì không phải chỉ hình ảnh đó trở về, mà còn những trái sấu vàng vương vãi...
Kỷ niệm của Gấu, có trước tấm hình.
1975 ư?
Không có kỷ niệm đẹp.
Chán thế!

Như có Bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán
Vừa ló ra bị xe cán bể đầu!

*

(1)

Sợ đúng cái hẻm lên nhà ông cậu của Gấu, Cậu Toàn, ở Phố Cổ!


Hà Nội, thành phố có hương thơm và mặt trời ve vuốt, thành phố mà Cẩn nói, được dựng lên cho những nhớ nhung và mơ tưởng của một thời trẻ dại, "con đường Trường Thi, hai hàng me bên đường vào khoảng tháng sáu, tháng bẩy như thế này, lá me bắt đầu rụng để lộ những nhánh cây nhỏ, những đứa trẻ háu ăn đã vô ý tưởng là những quả me, và ngó lên bằng cặp mắt thèm thuồng. Mùa hè vàng nắng không còn, nhưng những ngày cuối mùa nóng, người dân Hà Nội có thói quen trước khi ngủ mở tất cả những cánh cửa sổ để đón gió mát, đột nhiên trong đêm khuya, có những cơn gió lạ từ đâu chợt tới, thổi thốc những chiếc lá khô bay phấp phới, và người lớn vội vàng trở dậy đóng bớt cửa sổ, "đó là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa thu trở về."

Mùa Thu, những đứa trẻ xâu những đôi guốc, dép vào một mẩu dây, rồi một tay cầm cặp, một tay xách xâu guốc dép, chúng đi thành từng đàn, tranh nhau cười nói, vung tay múa chân, khi đi qua nhà một đứa trong bọn, bọn trẻ đứng từ phía ngoài, lăng xâu guốc dép, ném chiếc cặp thật mạnh vào tận trong nhà, rồi sau đó thảnh thơi, hớn hở chạy theo bè bạn, mùa hè: những xe phun nước chạy chầm chậm, những tia nước bắn tung toé lên mặt đường nóng bỏng, lũ trẻ chạy theo sau ngửa mặt hứng; mùa lạnh: những người cảnh binh mặc áo dạ tím, những đứa trẻ không còn dám tháo bỏ giầy dép ra khỏi chân, sợ những lần vô ý vấp ngã, những ngón chân sẽ tê điếng có khi cả giờ đồng hồ. Hoặc là tôi phải quên, hoặc bắt buộc phải nhớ: sống tức là sống trong nỗi nhớ Hà Nội. Chúng tôi: những đứa trẻ rời bỏ Hà Nội và trở thành những con bệnh, mỗi lần thời tiết thay đổi, trở nên lạnh, hoặc những đêm đi chơi về muộn trong một Sài Gòn đã thuộc về chúng tôi, lúc bấy giờ gió nhiều, những hơi thuốc nhỏ nhoi chẳng đủ ấm, thế là tiếng lá cây xôn xao, không gian, thời gian, cảnh vật… tất cả biến thành những sợi dây trói, kéo lũ chúng tôi trở lại Hà Nội, chúng tôi trở thành những kẻ mộng du, đêm đêm trở dậy đi đi lại lại trong Hà Nội…


Thơ Mỗi Ngày 

PAST THE FUNERAL HOME

Where lives a pretty girl
Who comes and goes
Twirling her red dress
Like a Spanish dancer,
And a blind old healer
I never laid eyes on,
who has a line of women
Waiting on the stairs
Late into the night
With their heads hung low,
Clutching their purses
Or saying a silent prayer.

Charles Simic: The Lunatic

Quá nhà hòm

Nơi có một em xinh xinh
Tới tới lui lui
Trong chiếc váy đỏ
Em xoay xoay váy, xoay xoay người
Như một vũ nữ Tây Bán Nhà
Và một bà già mù, làm nghề thầy thuốc
Gấu đếch thèm nhìn bà lần nào
Bà có cả 1 dẫy khách hàng
Đợi ở cầu thang
Trễ tận đêm
Với những cái đầu cúi xuống
Tay giữ chặt cái bóp
Miệng nói cái gì đó, trong câm lặng
Như một lời cầu nguyện.

THE MEDIUM

This round table belonged to a woman
who used to summon ghostly visitors
And transmit their cryptic messages
To her guests holding hands in a circle,
Their faces dimly lit by a candle,

Hoping to see their loved one appear,
Or at least hear the familiar voice
Greet them once again, divulge a secret
From beyond the grave,
Make someone in the room cover their ears,
Another one break into sobs,

While beyond the thick drawn curtains,
The snowflakes are starting to fall
On this cold, dark and silent night,
Each one determined to bury something
No matter how small, no matter how big.

Charles Simic: The Lunatic

Cô Đồng

Cái bàn tròn thuộc về người đàn bà
Làm cái nghề gọi hồn người chết
Và chuyển những “mails”, “messages”, những dấu hiệu ngoằn ngoèo trên mặt cát, trong cái nia
Tới khách hàng của bà, ngồi xúm quanh, tay cầm tay, thành 1 vòng tròn
Mặt họ mờ mờ dưới ánh đèn cầy

Hy vọng thấy người thân yêu ngày nào xuất hiện
Hay ít ra, nghe được tiếng nói quen thuộc
Chào mừng họ, bật mí cho họ về 1 bí mật ở bên kia nấm mồ
Làm người nào đó trong phòng bịt tai
Một người khác sụt sùi

Trong khi, quá những bức màn dầy, bên ngoài
Tuyết bắt đầu rơi
Xuống đêm, lạnh, tối, và im ắng,
Mỗi người quyết định chôn một điều gì đó
Cho dù nhỏ cỡ nào, bự ra sao.

Amour Fou

Black sorrow running after me
In the street,
Calling me Tom Cat
Mr. Hot-Nuts.
That's why I break my neck,
Dart left and right
Looking for a hole to hide in,
Pretend I don't know her.

A lovey-dovey, hootchie-kootchie
Kind of sorrow.
The people stopping to watch
Think we are both wacko.

Charles Simic: Jackstraws

Tình Khùng

Nỗi buồn đen rượt Gấu ngoài đường
Nè, Tom Cat,
Nè, Gấu Khùng!
Đó là lý do tại sao Gấu gãy cổ
Quẹo phải, quẹo trái
Kiếm 1 cái lỗ để chui vô
Làm như không biết nàng

Một nỗi buồn “tí yêu, tí nóng, tí lạnh, tí cà chớn”
Người đi đường dừng lại nhìn
Nghĩ hai đứa này wacko [khùng]

Tom Cat: Kẻ chuyên làm thịt đàn bà, a womanizer
Hot Nut: Một tên “gay”


Sách Báo

*

'A turning point': victims of the My Lai massacre, March 1968. Photograph: Ronald L. Haeberle/Time & Life Pictures/Getty Image

Violence: A Modern Obsession review – why the west has renounced savagery

Richard Bessel argues that we are less violent than we’ve ever been in this thorough appraisal of morality


Italy’s Seriously Playful Genius

Thiên tài tiếu lâm trầm trọng của Ý Đại Lợi

Tabucchi's last collection, Time Ages in a Hurry (2009), now published in English translation, declares its theme with admirable dispatch in the opening lines:
I asked him about the old days, when we were still so young, naive, hot-headed, silly, green. A little bit's still there, except the young part, he answered.

Tôi hỏi ông ta, GCC, về “những ngày ở Sài Gòn”, khi chúng ta còn trẻ ơi là trẻ, hùng hục như trâu nước… “Thì vưỡn còn đó, nhưng thiếu cái phần hùng hục như trâu nước”, ông ta trả lời.

Trong bài viết, tác giả có kể ra là, chính là do quá mê bài thơ tiệm thuốc lá, The Tobacco Shop, của Pessoa, khi còn là sinh viên ghé Paris, qua bản dịch tiếng Tây, mà “thiên tài tiếu lâm trầm trọng” Tabucchi bèn cố học tiếng Tấy Bán Nhà, để đọc Pessoa.

Bài thơ này, như bạn đọc TV đã biết, là bài thơ mà GCC coi như là tuyệt vời nhất của Pessoa.

Bài viết tuyệt, nhưng không cho đọc free. GCC có tờ báo, nhưng lười quá, chưa scan được hầu quí độc giả!

Il faut savoir voir Lisbonne pendant le temps exact d'un sanglot. La voir tout entière, par exemple, dans la première lumière du matin. Ou la voir complètement dans le dernier reflet du soleil sur la Rua da Prata. Puis pleurer. Parce que, même si c'est la première fois qu'on la voir, on a l'impression d'y avoir déjà vécu toutes sortes d'amours tronquées, d'illusions perdues et de suicides exemplaires.
Vous marchez pour la première fois dans les rues de Lisbonne et vous avez à chaque coin le vague souvenir d'y être déjà passé. Quand ? Vous ne savez pas. Mais vous êtes déjà venu ici avant d'y aller pour la première fois.

le quartier littéraire de Lisbonne 

Ôi chao giá như viết nổi như dòng như trên đây. Về Sài Gòn

Phải nhìn Sài gòn vào đúng thời gian của một tiếng nấc! Rồi cứ thế mà nức nở. Mà nước mắt ngắn, nước mắt dài.
Bởi vì, cho dù chỉ nhìn nó lần đầu, bạn vưỡn có cảm tưởng đã sống hết những cuộc tình thê lương của mình ở đó.
Ôi ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
Bởi vì bạn phải ở Sài Gòn rồi, sau đó mới đến Sài Gòn, lần đầu.

Camus, rebellion and the Arab spring
Kamel Daoud

Camus, rebellion and the Arab spring

During the Arab uprisings and afterwards, Camus was somehow planted among the crowds 

On January 4 1960, the Algerian-born French novelist and philosopher Albert Camus died in a car accident in France. He left a grave in that country, his books to the world, and a curious legacy in the Arab world.

His best-known novel, L’Etranger, first published in 1942, focuses on the story of Meursault, a French Algerian who, after attending his mother’s funeral, kills an unnamed Arab. The Arab political left has long held the murder of that unnamed man, casually killed on a beach, against Camus. (The late scholar Edward Said referred to Meursault as a “sign of the colonial unconscious”.) It’s a symbolic murder, of course, for Arabs in the novels of Camus are mere shadows, anonymous people, reaching an apogee of invisibility in La Peste and L’Etranger. Only in Le premier homme, Camus’s final — posthumous — novel does the reader finally come across a flesh-and-blood Arab with a first name of his own.

Resentment against Camus in Algeria was reinforced by his stand during the Algerian war of liberation of the 1950s. The author of L’homme révolté was silent while the Algerians were fighting French colonialism, until he made his famous, much-distorted statement in Stockholm in 1957, on receiving the Nobel Prize for literature: “Between justice and my mother, I choose my mother.”

The Absurdism Camus described, the hymn to courage in the face of what cannot be explained, the challenge to totalitarianism, will not be perpetuated by the Arab intelligentsia of the generation that witnessed decolonisation. The Arab revolutionary is not Camus’s homme révolté and Camus is largely absent from our school handbooks.

Today, Islamism thrives as a philosophy of life and death in the Arab world, a way of thinking born of the crash of independences, the collapse of the progressives and the failure of an alternative philosophy to religious revival. In the early 1990s, at an Islamist students’ meeting in an Algerian university, voices were heard clamouring for Camus’s death, despite the fact that he was already long dead.

What blame is now levelled at the philosopher? No longer the Arab’s murder in L’Etranger, but God’s murder in L’homme révolté and Le mythe de Sisyphe. Absurdism is an attack on God. Algerian Islamists, the first to have made an attempt at restoring the caliphate and planning a coup in the name of Allah, have developed a strange obsession with Camus, the colonial born under Allah’s sun, on Algerian land, whose philosophy is imbued with the strange sincerity of a godless saint. They have a dim perception that Camus, through Absurdism, is laying bare what is tentatively being hidden under the cover of preaching and prayer. It’s a strange reversal. In the sun of the desert, the jihadist kills Meursault, who has become a tourist lying in the shade under the rocks, by the seaside or the swimming pools.

Since the Tunisian spring of 2011, the revolutionary has also been Arab. During the uprisings and afterwards, Camus was somehow planted among the crowds. At least his books were, or a phrase, or a turn of mind, or a way of facing up to the political absurdity of dictatorships. Or at least L’homme révolté was. The concept of revolt that the writer held up high as a destiny is now going through political revival.

Camus, however, is not the father of the Arab spring. He may just offer a way out of the dilemma that revolutionaries have been locked in for generations: if I rebel, Islamists will take power; if I don’t, dictators will stay in power. This is an absurd trap indeed for what stands clearly out of Camus’s work is the need to engage in an all-out, in-depth struggle: toppling both dictators and gods. It is no use cutting off the president’s head if the religious facet goes unreformed, if there is no confrontation with it. Revolution will not be complete in the Arab world unless it involves both heaven and earth — that is, political power and Islamist or religious dictatorship.

Kamel Daoud is author of ‘The Meursault Investigation’, shortlisted for the 2014 Prix Goncourt, which is published in English on July 2 by Oneworld. This piece was translated by Yamina Hellal

Bản tiếng Việt

Bài viết, đề ngày May 29, 2015 5:38 pm, của chính tác giả cuốn sách.
Và cuốn sách, như chúng ta biết, được Goncourt năm sau [Le journaliste et romancier algérien Kamel Daoud a reçu ce mardi 5 mai le prix Goncourt du Premier roman pour «Meursault, contre-enquête» (Actes Sud).]
Như vậy, tờ báo đăng bài này cũng không biết điều này, sau khi cho đăng, nếu chúng ta đọc dòng chót:

Kamel Daoud is author of ‘The Meursault Investigation’, shortlisted for the 2014 Prix Goncourt, which is published in English on July 2 by Oneworld. This piece was translated by Yamina Hellal.

Theo GCC, đọc bài điểm trên Người Kinh Tế, thú hơn bài này!

New Algerian fiction

Stranger and stranger

An biting Algerian response to French colonialism

WHEN Albert Camus first published his best known work, “L’Étranger” in 1942, Algeria was still a colony of France, and “the Arab” killed by the book’s anti-hero, Meursault, had no name. Seventy years on, that omission is rectified in a scorching debut novel that is sure to become an essential companion to Camus’s masterpiece. He was called Musa.

“The Meursault Investigation” by Kamel Daoud, an Algerian journalist, is a biting, profound response to French colonialism. It is also a lamentation for a modern Algeria gripped by pious fundamentalism. And it has earned the author both the 2015 Prix Goncourt for best first novel and a Facebook fatwa from a minor Muslim cleric calling for his death.

The book starts as a caustic, rambling monologue told by an old man in a bar to an appropriately nameless French expat. The narrator is Musa’s younger brother, Harun; he says he and his mother are “the only genuine heroes of that famous story”. Night by night he unwinds his version of the tale Camus told, seeking justice for Musa, condemning the “insulting brevity” of a scene in which the victim did not even merit a name.

To Musa’s brother, the murderer and the famous writer are one and the same; in his telling, reality and fiction slip and collide. The book’s brilliance lies in the gradual way Mr Daoud reveals Harun to be a perfect mirror: the tragic double of Meursault/Camus. The plot of his story is similarly twinned with that of Camus’s work. Harun’s own crime and the consequent condemnation set off reverberating echoes. “Maman died today,” Camus’s original opening line, becomes “Mama’s still alive today.”

The reader begins to grasp that Harun is as much a stranger in his liberated country as Meursault once was. Both men are consumed by the violence of colonialism and its legacy. Harun has no use for the imams of his neighbourhood. “Religion”, he quips, “is public transportation I never use.” In Mr Daoud’s story Harun is duly hounded, not by the priest who harangues Meursault, but by “a whole pack of religious fanatics”. When the ghost of Camus sidles up from the back of the bar, the old man wryly notes: “Ha, ha, I’m his Arab. Or maybe he’s mine.”

If Camus’s writing is “capable of giving air facets like diamonds”, as Harun says, Mr Daoud’s prose is propulsive and charged. The pages glitter with memorable phrases. This brave book is a vertiginous response to a century of trauma. But read the Frenchman’s version first.

Correction: We got our opening lines muddled. Camus started “L’Étranger” with “Maman died today”, not “Maman died yesterday” which was our original suggestion. Sorry about that. This was changed on May 29th 2015.


Viết

CAMEO APPEARANCE

 

I had a small, nonspeaking part
In a bloody epic. I was one of the
Bombed and fleeing humanity.
In the distance our great leader
Crowed like a rooster from a balcony,
Or was it a great actor
Impersonating our great leader?

That's me there, I said to the kiddies.
I'm squeezed between the man
With two bandaged hands raised
And the old woman with her mouth open
As if she were showing us a tooth

That hurts badly. The hundred times
I rewound the tape, not once
Could they catch sight of me
In that huge gray crowd,
That was like any other gray crowd. 

Trot off to bed, I said finally.
I know I was there. One take
Is all they had time for. 

We ran, and the planes grazed our hair,
And then they were no more
As we stood dazed in the burning city.
But, of course, they didn't film that. 

Charles Simic 

Cameo Apperance: Sự xuất hiện của 1 nhân vật nổi tiếng, trong 1 phim…. 

CAMEO APPEARANCE

 

Tớ có cái phần nhỏ mọn, không nói
Trong cuốn sử thi đầy máu của dân tộc tớ.
Tớ là một trong cái nhân loại
Bị bom, oanh tạc, pháo kích, và bỏ chạy té đái!
Từ xa, vị lãnh đạo của chúng tớ lúc đó, hình như là Sáu Dân thì phải
Gáy như 1 con gà trống, từ ban công dinh Độc Lập
Hay là thằng khốn nào đóng vai Sáu Dân vĩ đại? 

“Tớ đó”, tớ nói với lũ con nít
Tớ bẹp dí, giữa một người đàn ông
Hai tay băng bó, cùng giơ lên
[Sao giống TCS quá, khi chào mừng Sáu Dân,
sau khi ca Nối Vòng Tay Lớn?]
Và một bà già miệng há hốc
Như thể bà muốn chỉ cho coi một cái răng của bả. 

Đau thật. Nhức nhối thật.
Hàng trăm lần, tớ coi đi coi lại You tube,
Không chỉ 1 lần
Liệu họ nhận ra tớ không nhỉ,
Trong cái đám đông ở Dinh Độc Lập bữa đó?
Thì cũng như mọi đám đông xám xịt,
Bè lũ Cách Mạng 30 Tháng Tư,
Đứa nào cũng có 1 cái băng đỏ ở cánh tay! 

Thôi đi ngủ, tớ sau cùng phán
Tớ biết, có tớ ở đó.
Một cú [cameo appearance]
Họ đâu có thì giờ, 1 cú là đủ rồi.
Chúng tớ chạy, và những chiếc trực thăng thổi tóc chúng tớ,
Như muốn giật chúng ra khỏi đầu.
Và rồi chẳng còn gì hết
Chẳng còn máy bay trực thăng
Khi chúng tớ đứng bàng hoàng trong Sài Gòn bốc cháy.
Nhưng, tất nhiên, lũ khốn VC có bao giờ cho nhân loại coi cảnh này!

Hà, hà!

Note: Bài thơ này, Charles Simic đi 1 đuờng về nó, trong cuốn GCC mới mua, The  Life of Images: Thơ ca và Lịch sử, Poetry and History, "y chang" GCC, khi đưa Sáu Dân ra đóng trò.
Bài cũng ngắn, tuyệt. Giới thiệu quí độc giả TV liền tù tì.
Trong khi chờ đợi, trích 1 câu, Simic trích Cioran:

Bụt, Phật, Chúa đều sợ Bắc Kít. Lịch sử Mít chứng tỏ điều này
"God is afraid of man... man is a monster, and history has proved it"


*

EXILE

The Literary Quarterly

Volume 38 No.4

Together we will undertake the extravagance of living
under a sharpened conscience, in open honesty,
and we will see what happens.
The worst can only be catastrophe,
which is better by far than a false success.

Paul-Emile Borduas

The only true exile
is the writer who lives in his own country.
Julio Cortazar

Tên nhà văn lưu vong thứ thiệt độc nhất, là kẻ sống trên chính quê hương của nó.

Đúng như thế!

GCC này chẳng đã từng phán, bạn ngồi vào bàn viết, là bạn biến thành lưu vong!
Số báo này, “báo nhà”, có 1 bài tuyệt lắm, nó nói về nước Niên Xô, nhưng đúng là nói về xứ Mít, bởi là vì cái Hội Nhà Thổ gốc của nó là ở Niên Xô!

**


Tự Do Viết


30.4.2015

Quyền im lặng.

Ngay ở Tây Phương, dân trí cao, thì cũng không ai rành luật cả.
Đâu phải job của họ.
Thành ra mới phải có luật sư, thành ra mới phải có quyền im lặng.
Tao đéo nói gì hết, mày hỏi luật sư của tao.
Lũ VC này thực tình ngu quá đỗi, và cực độc, cực ác.

Nhưng ai biểu Mit ngu, Mít mê VC!

Nghiêng thương

Tản văn

Nguyễn Ngọc Tư

Một tuần sau khi người ta đổi cờ trên nóc đồn Nhơn Thành, bà nội nấu bữa cơm mừng ngưng bom đạn. Hai mâm dọn dài trên bộ ván giữa nhà, linh đình như đám giỗ. Cơm này nấu đãi đằng con cháu tay chân lành lặn trở về, không phải dành riêng cho người thua kẻ thắng nào, nội nói với mấy ông con đang nằm lắc võng, hút thuốc gò. Thằng anh vừa hỏi em, “ê, giao nộp súng chưa ?”

Nhưng cái mùi thuốc súng trộn trong máu khô và tóc cháy vẫn lởn vởn trong bữa cơm, nhất là chú Tèo Anh bên sông bơi xuồng qua, trật lưng quần chìa cái thẹo rúm lại bằng nắm tay hỏi Hai Sang, “Ê, nhớ cái thẹo này không mậy ?

- Sao quên được. Tôi đâm chớ ai.

- Dì Ba nghe rồi đó - Tèo Anh kêu vói ra sau bếp - Thằng Sang nó nhận đâm tôi rồi nghen. Trước giờ dì toàn bênh nó.

Giọng chú chói như cái bữa bỏ dở cuộc càn, nằm trên cáng thương áo quần bê bết máu, tay vịn cái tô úp vô chỗ thủng cho ruột khỏi vọt ra, dừng trước nhà kêu, “bớ bà Ba Quyên thằng quý tử của bà đâm bể bụng tôi, anh em bạn dì ruột mà chơi vậy mà coi được ?”. Bà nội xé cái áo may bằng lãnh Mỹ A ra để buộc ngang bụng thằng cháu, một người cáng thương phân trần, “ông trời này không chịu băng, để về nằm vạ với dì”. Tự thấy giọng đã đủ quả quyết, bà nội nói, “không phải thằng Sang đâu, nó ở miết trong rừng, đâu mà ra tận Giồng Cỏ Xước đụng bây”. Nhưng chú Tèo Anh khăng khăng nói thằng Sang chớ ai, nó bật nắp hầm dọt lên, trắng như cục bột. Bà nội nghe tiếng mình đuối dần về cuối.

- Ờ, có khi thằng nhỏ quýnh quá đâm lầm.

Nhưng cuộc nhậu mừng chiến tranh sực tạnh, Hai Sang nói khi đó súng mình hết đạn, trong tay chỉ có cây dao mác, và tính trước sẽ đâm vào bụng Tèo Anh. Quãng đường từ cái hầm dưới bụi tre chạy tới mé kinh là mười hai bước, cái hỗn loạn của một người đổ xuống sẽ được tận dụng để chạy thoát.

- Sao lại nhắm vô thằng anh mày ?

- Thì anh đứng gần miệng hầm nhất. Và còn chỉa súng phía tôi.

- Biết là mày thì tao đâu bắn.

- Tụi đi cùng sẽ bắn. Chiến tranh mà. Nhưng anh có chết đâu sao cằn nhằn nhức xương quá.

Chú Tèo Anh gãi gãi cái sẹo, cười. Ờ hén, phải tay người khác, có khi họ đâm xoáy ngay tim, đâu chỉ gây vết thương hú họa vu vơ như vầy.

Buổi đổi cờ như dấu chấm xuống dòng. Sau cái trống trải im ắng của khoảng trắng, chiến tranh lại miết lên giấy câu chuyện đắng cay dai nhách của nó. Hết lửa ngọn nhưng không biết chừng nào mới than mới chịu nguội đây, bà nội rên rẩm trong bụng, khua đũa leng keng miệng chén, kêu tụi bây ăn đi, cháo vịt nguội ngơ đông mỡ rồi kìa.

Hồi còn bắn nhau, có hai thằng con trong bầy đi theo hai phía chiến tuyến, ông nội dặn cả nhà không được nghiêng theo bên nào, “Dân làm ruộng thì cắm đầu làm ruộng thôi, cảm tình riêng thì để bụng chớ nói ra”. Nhưng ông nội công khai chở lúa, gởi tiền vô rừng cho thằng con lớn. Thằng em hay được tỉnh queo, “có sao đâu, tía cưng anh Hai nào giờ ai cũng biết”, rồi lắc võng ngủ khò. 

Đứa vắng mặt thì chỉ cái tên đi lại trên môi người ở lại. Thỉnh thoảng nhận được thơ viết tay, nó không xin áo mới thì cũng pin đèn, dầu. Lá thơ nào cũng bắt đầu bằng “Con tin thắng lợi đang tới gần rồi”, và lấy “tía má có khỏe không ?” làm kết thúc. Bà nội cứ lộn lá thơ hy vọng có dòng nào bí mật rơi ra, một câu hay một chữ hỏi tới chứng phong thấp của bà.

Đứa ở gần ngày nào cũng đảo qua nhà lục cơm cháy. Mùi rượu cuối chiều, tóc tai phủ gáy kêu hoài không chịu cắt, nửa đêm huýt sáo chọc chó sủa dậy, có cái áo mặc hoài hôi xì mà không chịu thay. Sự sống động đó, tùy tiện đó, bừa bãi đó khuấy động bà mẹ, khiến lòng bà trùng trình. Thương lén, thương bằng mắt, bằng cái điệu bộ đuổi xua, “cơm chánh phủ đâu sao không ăn, lảng vảng chi trong bếp dân thường”.

Sau cuộc bãi khóa, ông anh lớn bỏ học vào rừng, chú Quý cũng trở về Nhơn Thành, vét sạch hai bồ lúa mua chức xã trưởng. Ngày nào tân xã trưởng cũng ngồi trước hàng ba lau khẩu súng mới được cấp, đuổi dạt mấy người hay tới gặp ông nội hầm hè chuyện để con cái trong nhà trốn theo bên đỏ. Một tay ôm con gà nòi chiến, tay kia xỏ vô túi quần tây, xã trưởng thả tà tà dài xóm, lâu lâu thò đầu vô nhà ai đó hỏi, “Có nuôi chứa ai trong nhà không, thím hai ?”. Chẳng ai dại gì nói có, nhưng xã trưởng hết sức hài lòng, “Không hả ? Ờ được”. Rồi huýt sáo bỏ đi, những nốt nhạc của bài “nét buồn cuộc chiến” cứ rơi đằng sau gót. Bài hát như nhạc hiệu của xã trưởng, chưa thấy bóng Tư Quý đâu người ta đã nghe rười rượi “mắt em buồn cuộc chiến quê hương, tóc em buồn màu hỏa châu vương, từng đêm nghe súng nổ, con tim mình tan vỡ…”

Thằng con xã trưởng ở đầu gánh, cân bằng với một thằng con khác ở trong rừng, ông nội giữ tư thế người ở giữa, kệ chiến cuộc có nghiêng về bên nào. “Tụi này chỉ theo đám ruộng”, ông nội thường nói vậy mỗi khi hai bên tới rủ rê theo họ. Thuyết phục được ông điền chủ Năm Tánh, thì coi như giải quyết xong cả xóm Nhơn Thành. Hai bên đều nghĩ vậy, nên kẻ thì đẩy cỗng lúc ngày, người gõ vách lúc nửa đêm. Nước trong bình trà không quan tâm ai từ đâu tới, cứ đon đả chảy ra mỗi khi khách tới nhà.

Nhưng tình thương của bà nội đối với đám con thì khó lòng rạch ròi thế ở giữa. Như bữa mừng dứt chiến tranh, ăn uống xong lôi bộ bài tây ra đánh chơi, thấy chú Tư Quý thua xiểng liểng, bà nội lén dúi cho mấy chục cắc. Vớ mớ vốn đó chú Tư lội ngược dòng, vét sạch túi mấy ông anh. Tàn cuộc, chú phủi đít quần hốt vốc tiền bỏ vô túi người anh họ cũng vừa nộp súng xong.

- Đem về mua gạo cho sắp nhỏ, tụi mình phải đi xa dài ngày mà.

Người đàn ông nhẹ nhõm với thắng thua ấy, ngày về thành con người khác. Như thời gian ở trại cải tạo, người ta đã đánh thức chú giữa giấc ngủ, giữa bữa ăn, lúc đi tắm để dí ngón tay giữa trán, nhiếc móc “anh là kẻ thua cuộc”. Là kẻ thua cuộc. Kẻ thua cuộc. Thua cuộc. Như thể trong hai mươi lăm ngày lao động cải tạo, cây cuốc, cọng rau, và cỏ dại đều day đi day lại, nhét đầy những lằn rãnh những tia máu trong đầu chú, “đồ thua cuộc”

Cả tiếng đũa khua, hôm đầu tiên chú về, cũng rón rén, phập phồng. Cái thằng nhỏ ung dung, hay phẩy tay phớt đời của mình đâu rồi, bà nội nghĩ vậy lúc thắp cây đèn ngồi kế bên, gắp cá bống kho tiêu bỏ vào chén nó.

Một bữa sớm, Tư Quý đổ dầu máy cày, rồi lái thẳng ra đồng. Không bao giờ chú quay về nhà nữa. Người ta đã lần theo vết máy cày rằn trên đất, đi hết đồng Nhơn Thành đến Phong Điền, Trảng Gió, Mù Sương cho đến khi không còn nhận ra dấu hằn của chiếc máy cày Tư Quý với những chiếc máy cày miệt khác chạy ngang dọc trên đồng đất tháng Năm. 

Bằng cách đi vào mịt mù, chú Tư Quý khiến bà nội nghiêng thương về phía mình, cho đến lúc tàn hơi, “Bữa thằng nhỏ đi chỉ đem theo có nắm cơm nếp đậu, nó có thể đi đâu chớ ?”.

Note/Errata: Làm gì tới 15 ngày cải tạo?
10 ngày thui!
GCC, 3 ngày!

Chép lại bản Tư gởi!

NQT

Note: Đọc cái này, thì lại nhớ tới 1 vị độc giả của TV.
Vị này nói, Tara của Gấu Cái mới thực là Tara.
Tara của Cô Tư có mùi Cách Mạng!

7.4.2010

Ấp Tara ở đâu xa? Nó ở đây:

Chỉ có ngoại là nhất định không chịu đi, cậu ba phải dựng một cái chòi sát bên căn nhà đổ nát cho ngoại ở. Gia đình ngoại tôi có sáu người con nhưng cuối cùng tan nát, mỗi người mỗi nơi, kẻ theo quốc gia, người theo cộng sản... chỉ còn mình ngoại, già nua, cô độc, thui thủi trong căn nhà đổ nát.
Đến con đường dẫn về nhà ngoại, tôi muốn khóc. Con đường mòn vừa lối trâu đi, hai bên có hai hàng su đũa, ngày xưa tôi vẫn thường được cậu tư dẫn đi thả diều, hoặc hai cậu cháu lang thang khi nắng chiều đã nhạt. Con đường tiêu điều, hàng chục thứ dây leo chằng chịt, quấn quít trên cành cây hai bên đường, tôi chợt thấy trong đám dây leo đó có những sợi mầu vàng. Đây là loại dây leo không rễ, bám vào cây nào thì cây đó sẽ khô héo dần rồi chết. Người ta gọi nó là dây tơ hồng.
Tôi thẫn thờ bước vào nhà ngoại, lặng ngắt đến rợn người. Bước ra sau vườn, mấy gốc dừa đã lão gần hết, ngọn còn cao vút trơ trọi, ngọn bị bom chặt gãy vắt lên gốc. Liếp sầu riêng của ngoại cũng chết gần hết sau trận lụt năm ngoái. Chỉ còn mấy cây ổi sống dai, xanh um, trái chín vàng ối rụng đầy trên cỏ. Thân ổi già, mốc. Ngày xưa tôi và dì út thay phiên nhau hành nó, không ngày nào mà hai dì cháu không trèo cây, hay lấy gậy chọc trái. Bây giờ, trái chín đầy cành, rơi đầy gốc... Tôi chợt nghe tiếng chim, lạc lõng, hốt hoảng, không còn những âm thanh ríu rít như ngày xưa, hay là nó cũng như tôi, đang lần mò trở về gặp lại vườn cũ. Tôi ngồi phịch xuống cỏ, như thấm mệt, cho tới khi nghe tiếng ngoại đánh thức...

… Và Gấu có còn muốn trở về với nó nữa không?

Uyên đã thực sự rời bỏ dòng sông để ra biển cả, không hề hiểu được một điều: biển cả, bởi vì mênh mông, cho nên thật khó mà nhận ra con đường ngày ra đi, hay tìm thấy được, con đường trở về...

Kính GNV, tôi rất thích truyện ngắn của Thảo Trần.
Giọng kể của bà thanh thản mà gây buồn da diết, đúng là viết mà như không.
Đoạn "Tara" mà tôi mới trích, hay hơn cô Tư đó, vì nó rất tự nhiên.
Chúc mừng bà. Xin cảm ơn đã cho tôi được đọc.
Kính,
 

Đa tạ

TT/GNV


TTT 2006-2015













Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây