*




*

Dầu có muốn hay không, thì vẫn phải thừa nhận, Du Tử Lê là một tên tuổi. Tôi thích đọc Du Tử Lê, những bài thơ mang đậm nét đèn vàng phố thị hay hiu hắt tóc xanh. Hầu như trong giới viết lách ở Sài Gòn, ít nhiều đều thuộc vài câu thơ của Du Tử Lê. Thế nên, khi nghe nhà văn, nhà báo Đoàn Thạch Hãn buột miệng nói: “Tôi với Lê thân lắm”, thì tôi vội vã gửi lời nhờ: “Khi nào chú Lê có dịp về lại Việt Nam, chú cho con gặp với”.
Hạnh ngộ, chỉ có bấy nhiêu.

Dầu có muốn hay không thì vẫn phải thừa nhận…

Đúng là chơi với… cớm, cớm liếm mặt!

“Tôi với Lê thân lắm”: Câu này phải để đao phủ HPNT nói mới phải, bởi vì bạn ta đã từng tự động gõ cửa.. Trùm Địa Ngục Mậu Thân!

Bất giác GCC nhớ đến Le Carré và lần đầu viếng Moscow khi Liên Xô đổi mới. Lần đó, tay tùy viên văn hóa sứ quán Liên Xô còn phải sửng sốt, ông mà cũng được phép viếng thăm Moscow thì… ai cũng dược phép hết.
Le Carré là tác giả chuyên trị điệp viên Liên Xô.

Nhưng khi Liên Xô hỏi, ông có muốn  làm 1 cuộc hỏi thăm, pay a visit, Kim Philby, tay điệp viên Hồng Mao làm cớm chìm, khi bị lộ bỏ chạy qua Moscow bằng ngả những đường cống bên dưới thành phố Vienne, như được dựng lại trong phim phỏng theo tiểu thuyết Người Thứ Ba của Greene, Le Carré bèn sửng cồ, bữa trước nước Nga đón tôi như là người thay mặt nữ hoàng Anh, bữa nay, các ông đề nghị tôi đi gặp tên khốn kiếp kẻ thù của nữ hoàng, sao các ông bỉ mặt tôi thế!

Lạ, là Brodsky cũng rất tởm cớm. Nhất là thứ cớm hai mang.
Thi sĩ đã từng kể, lần ông thò tay vô túi tính lôi ra mấy đồng bạc cắc, chân tiến tới sạp báo, và, khi thấy hình Kim Philby trên tờ báo, thì bèn từ từ rút tay ra khỏi túi, mắt nháy nháy ông chủ sạp, ra ý, thông cảm, chân bước lui.

Cũng lạ, là bạn ta về, toàn là để gặp cớm, đao phủ!

"Tôi thân với Lê lắm"!

Chưa từng thấy bạn ta về gặp… Dương Nghiễm Mậu, thí dụ?

Hay là DNM đếch thèm tiếp?
Câu hỏi lớn đấy nhé! [Thuổng NVL, cựu vệ sĩ của DN, chủ báo SGN]


Kim Philby là sư phụ của... Graham Greene.

Khi ghé Liên Xô, đệ tử có gặp Thầy, và Thầy đưa tay giao hẹn, cấm nói chuyện chính trị. Đệ tử bèn vâng dạ, và thưa," Thưa Thầy, em chỉ tính hỏi Thầy, tiếng Nga của Thầy tới đâu rồi!"

Cái vụ đi thăm Liên Xô của Greene cũng lý thú lắm. Theo Martin Amis, Greene thèm đi Moscow quá, bèn xin vô Đảng CS, và phần thưởng, là chuyến tham quan cái nôi của Cách Mạng vô sản.

Có 1 lần GCC qua Cali, đâu cả tháng, hoặc hơn, túi thì không tiền, ở nhà NCK, anh đưa cho chiếc chìa khoá, tự động đi về, DTL biết, Gấu đói, mỗi lần gặp là mỗi lần giúi cho tờ 50 đô, [tao kẹt quá, mày cầm đỡ, đi Nguyễn Huệ làm vài tô phở], mấy đứa em, bạn của thằng em đã tử trận, cũng cứu đói ông anh.
GCC nhớ là lần đó buồn quá, ngồi quán, bỗng nhớ đến Thảo Trường, một đấng ngồi chung bàn nói, tôi biết ông ta ở đâu, thế là bèn chở Gấu tới cái Car Wash của ông con của TT.

Rồi theo ĐĐT, chủ tiệm sách báo Văn Khoa, khu Phước Lộc Thọ, giáo sư tiếng Anh đại học Văn Khoa Sài Gòn thuở nào, lên trường đua. Ông này có hai cái thú, đua ngựa và đánh cờ tướng. Cũng thuộc loại cự phách, về cả hai thú, nhưng có lần, sau cuộc cờ, ông gật gù phán, ông nhỉnh hơn tôi 1 tí!

Ám ảnh phố phường.
…. đèn vàng phố thị hay hiu hắt tóc xanh.

Kít!

Cớm mà cũng bày đặt!

Note: Nhớ ra rồi, lần đó, xẩy ra vụ Trần Trường, đầu năm 1999.
Cũng là thời gian đọc Simone Weil.

Tôi đọc Weil, và bỗng nhớ những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không phải là người Cali, nhưng đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường trực tham dự những đêm không ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm trung học. Cả hai đã từng sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau 1954, tại Sài Gòn, để phản đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và khách sạn Ga-li-ê-ni những ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây giờ anh mới lại đi… biểu tình! Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa từng bao giờ đi biểu tình. Có anh bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở Việt Nam cũng như khi đã chạy qua Cali sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
Tôi nhận ra một điều, đa số những người đi biểu tình xử sự như anh: họ ngồi im lặng, không nói, không cười. Như đang cầu nguyện, trong câm lặng.

Và tôi hiểu ra một điều: đây là một cuộc lễ cầu siêu vĩ đại nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên niên kỷ, cho tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, và sau đó…

Và tôi tự hỏi, phải chăng những tiếng hò hét chung quanh sự câm lặng chính là “cú ném áo đầu tiên’, của một con mụ phù thuỷ có tên là “lịch sử của quá khứ”? (2)

*

Với hai câu thơ “Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh / Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”, Nguyễn Duy đánh đồng vàng thau lẫn lộn.
Trần Vũ

GCC vừa mới đọc, một bài viết về Nguyễn Duy ở trên net, hình như của Đỗ Minh Tuấn thì phải, viết về lần Nguyễn Duy bị nhà nước VC của thi sĩ sạc, và gọi thứ thơ của ông là thứ "chủ nghĩa nhân đạo chung chung" (1)

Tuyệt!

Đúng là chủ thì rất rành về tà lọt, đầy tớ!

Không chỉ riêng Nguyễn Duy, một số nhà văn nhà thơ VC, thứ bảnh nhất, đều lâm vào tình trạng này. Không dám nhìn thẳng sự thực, họ bèn làm ra vẻ “đứng về phe nước mắt”, nói chuyện tử tế này, tử tế nọ, chơi trò bịp bợm, nhân dân đều bại, trong có tớ!

GCC nhớ là Brosdky có phán về “cas” này, thú lắm, để từ từ coi lại....

(1)

Năm 1972, Nguyễn Duy bị kiểm điểm và bị an ninh quân đội “quay” về tội “Chủ nghĩa nhân đạo chung chung” (chữ của Hà Xuân Trường viết trên báo Nhân dân) vì anh đọc bài thơ Đứng lạiThơ tặng người ăn mày... ở khoa Văn ĐH Tổng hợp và Sư phạm.

Brodsky phán, Khi bạn bắt đầu biên tập đạo hạnh, đạo đức của bạn, bạn đang tán tỉnh thảm họa. [When you start editing your ethics, your morality –according to what is or isn't allowed today - then you're already courting disaster. Trò chuyện với Joseph Brodsky. Solomon Volkov].

Nhưng chính quan điểm của ông, “Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh”, mới là căn nguyên vấn đề:
Sở dĩ những nhà văn nhà thơ VC, thứ hạng nhất, chỉ đạt đến cái độ làng nhàng, chung chung, về tài năng, chính là do cái "chủ nghĩa nhân đạo chung chung" của họ.

GCC đã phán rồi, có tên Bắc Kít nào ngu đâu, và đó là cái chết của xứ Bắc Kít.
Chỉ cần 1 tên ngu thôi, là số phận xứ Mít thay đổi, nhưng đào đâu ra 1 tên Bắc Kít ngu?
[Thuổng,“Những cuộc phiêu lưu trên lưng ngỗng”. Anh cu Nils lạc vào 1 thành phố ở dưới biển, đi lang thang shopping, và khi thấy 1 món đồ kỷ niệm đẹp quá, tính mua, thì gần như tất cả cư dân của nó mở mắt lớn ra nhìn, nhưng sau cùng Nils lắc đầu, vì quên bóp ở nhà!
Hoá ra đây là 1 thành phố bị Chúa nguyền, vì tha hoá, và chỉ 1 khi có 1 người nào bỏ tiền ra mua, chỉ 1 món đồ, do cư dân của nó lao động làm ra, thì lời nguyền của Chúa mới được gỡ bỏ]
(1)

ND có thể là người đóng thuế cho thơ nhiều nhất, nhưng làm sao bì được với “nhân dân”, 3 triệu con người, đã đóng, không chỉ máu, mà luôn cả mạng của họ, để làm ra thứ thơ làng nhàng, huề vồn, như của ND
*

Lần về Việt Nam này, Du Tử Lê không mang theo tác phẩm của ông. Ông ngại những phiền phức có thể gặp phải.
Hơn một lần, tôi định nói với ông là ông quan trọng hóa một vấn đề đơn giản. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, lại thôi.
Nhiều năm trôi qua, vết thương cũng bắt đầu khép miệng rồi, ký ức khi nhớ khi quên… mọi thứ có còn nặng nề như trước đây nữa đâu mà băn khoăn cho thêm phiền lòng.

Note: Anh cớm văn nghệ VC này chỉ phán nhảm. Đất nước ngày càng khốn nạn thêm, vết thương bắt đầu khép miệng rồi cái con khỉ!

“... Người về như bụi, vàng trang sách xưa, người về như mưa, soi tìm dấu cũ. Tôi buồn như cỏ, một đời héo khô, tôi buồn như gió, ngang qua thềm nhà, thấy ai ngồi đợi, bóng hình chia đôi, sầu tôi lụ khụ. Người về như sóng, buồn tôi quanh năm, người về như đêm, mơ hồ cõi chết, tình tôi phập phều, những tăm phụ bạc…”.

Một trong những đoạn thơ của Du Tử Lê mà tôi cực thích.

Tôi nhớ là, ở lần gặp đầu tiên, tôi có hỏi Du Tử Lê rằng: “Chú ạ, đời sống văn nghệ bên đó có vui không?”.
Du Tử Lê không đáp, mắt hướng nhìn lá vàng rơi đang lúc gió, tràn cả mặt phố…

Có khi, đó cũng là một cách trả lời. Bởi mãi về sau, ông mới chậm rãi bảo, ông yêu Sài Gòn vô cùng…

Ám ảnh phố phường.
Cả bài viết không nói gì đến, ngoài câu bạn ta phán, tôi yêu Sài Gòn vô cùng.

Tuy nhiên, cái “hình ảnh”, ‘ám ảnh phố phường’, thì lại…  ám ảnh GCC.

Virginia Woolf có 1 bài viết, chôm đúng từ của anh cớm Vẹm, Ám ảnh phố phường: Một cuộc phiêu lưu Luân Đôn [Street Haunting: A London Adventure], trong đó, bà ngợi ca những buổi tối mùa đông phiêu lưu trong Luân Đôn: Đúng như thế, chạy trốn là vĩ đại nhất trong lạc thú, và ám ảnh phố phường mùa đông, vĩ đại nhất trong phiêu lưu [This is true: to escape is the greatest of pleasures; street haunting in winter the greatest of adventures]

GCC sẽ viết về ám ảnh phố phường Sài Gòn của GCC.

*


Ce qui m'a le plus choqué dans les grands procès staliniens, c'est l'approbation froide avec laquelle les hommes d'État communistes acceptaient la mise à mort de leurs amis. Car ils étaient tous amis, je veux dire par là qu'ils s'étaient connus intimement, avaient vécu ensemble des moments durs, émigration, persécution, longue lutte politique. Comment ont-ils pu sacrifier, et de cette façon si macabrement définitive, leur amitié?

Kundera

Điều làm cho tôi cáu nhất, sốc nhất, tởm nhất, là thái độ gật gù chấp nhận, nếu không muốn nói là hài lòng của đám tinh anh Bắc Kít, khi Đảng đưa ra tòa những đấng bạn quí của họ, và sau đó, làm thịt.

Họ chẳng đã từng làm bạn tâm giao ư? Đã từng trải qua những giờ phút căng thẳng, cay đắng, gian khổ, trốn chạy, bách hại, cuộc chiến chính kiến dài. Làm sao có thể họ hy sinh tình bạn quí hiếm đến như thế, một cách thô bỉ ma cạp đến như thế?

Đó là năm 1972. Tôi [Kundera] gặp một cô gái tại ngoại ô Prague, trong một căn phòng người ta cho chúng tôi mượn. Hai ngày trước đó, trong suốt một ngày, cô gái bị công an tra hỏi, về tôi. Cô muốn lén gặp tôi, cô nghi mình vẫn bị công an theo dõi thường trực, và cô muốn cho tôi biết về những gì công an hỏi cô về tôi, và cô trả lời ra sao. Trong những cuộc tra hỏi như thế, đã có những câu trả lời của cô trùng hợp với những câu của tôi.
Một cô gái chưa từng biết gì về cuộc đời, có thể nói như thế. Cuộc tra hỏi làm cô khốn khổ, và sự sợ hãi khiến cô đau thắt ruột, từ ba bữa nay. Da dẻ cô nhợt nhạt, và cứ chốc chốc lại phải chạy vô nhà vệ sinh, để đi tiểu, đến nỗi, suốt cuộc gặp, tiếng nước dội cầu trấn át tất cả.
Tôi biết cô gái từ lâu. Cô thông minh, sắc sảo, đầu óc sáng rỡ, rất rành trong việc làm chủ những xúc động, cách hành xử, và cách ăn mặc của cô thì mới tuyệt vời làm sao, với chiếc áo dài giấu kín mọi nét hở hang. Vậy mà, đùng một cái, nỗi sợ khiến tất cả mở toang. Nỗi sợ, giống như lưỡi dao, mở toang thân thể cô gái. Cô đứng trước tôi, toang hoác, chẳng che đậy, giống như một khúc thịt treo trên cái móc của anh hàng thịt. Tiếng nước dội cầu vẫn âm ỉ, trấn ngự, và bỗng nhiên, tôi chỉ muốn hiếp cô gái.

Hiếp, chứ không phải làm tình! 

Bài viết này mở ra cuốn Gặp Gỡ, khủng khiếp, rúng động. GCC đọc, tính dịch trọn bài, rồi quên đi mất.
Lần này chắc là phải làm thịt bài viết thôi, vì nhớ đến mối tình trong trắng 10 năm trời chỉ hôn thôi của nhà nhạc sĩ lừng danh của xứ Mít.

GCC cũng có mối tình 5 năm không dám đụng, mà cũng không dám hôn, với cô bạn thân của Gấu Cái, tức cô phù dâu.
Gấu Cái chửi hoài, mày coi nó như thánh nữ, đâu có dám!
Nhưng 1 bà bạn của cả hai bà, cũng bạn học hồi tiểu học, nghe, bĩu môi, ai mà biết được chuyện ma ăn cỗ!

Hà, hà!