Notes
Ghi
I
II
Ways
of escape
Dọn
Kít
Biển và Chim
Huỷ Nobel ?
Võ tướng quân vs BBC
Solz
vs Karadric
The
Last Rose
Sainte Simone
Bảo Ninh by Viet
Chien
Why Classic?
Thiên An Môn 20 năm
sau
Xấu
hổ
6.6.09
Cam Chịu Lịch Sử
Schulz
Kỷ niệm vui
Cas LCD
Real Romance
Gặp gỡ
Xương Lorca
Đổi
mới chán quá!
Hannah
Arendt & Magazine Littéraire
Silone vs Silone
Paul Celan
I am the poet
nt_vs_hcm
|
Ways of escape: Tam
thập lục kế, tẩu vi
thượng sách!
Hồi ký
của Greene. Những đoạn viết về Việt Nam thật tuyệt.
Trở lại
Anh, Greene nhớ Việt Nam
quá và đã
mang theo cùng với ông một cái tẩu hít tô phe, như là một kỷ niệm tình
cảm: cái
tẩu mà ông đã hít lần chót, tại một tiệm hít ngoài đường Catinat. Tay chủ, người Tầu hợp với ông, và ông đã đi vài
đường
dậy tay này vài câu tiếng Anh. Tới ngày rời Việt Nam,
tay chủ tiệm hít bèn giúi vào
tay Greene cái tẩu. Cây gậy thiêng nằm trên một cái dĩa tại căn phòng
của
Greene, ở Albany,
bị sứt mẻ tí tí, do di chuyển, đúng là một thần vật cổ, của những ngày
hạnh
phúc.
Lần
thăm Việt Nam cuối, chàng
[Greene] hít nhiều hơn lệ thường: thường, nghĩa là ba hoặc bốn bi,
nhưng chỉ
riêng trong lần cuối này, ở Sài Gòn, trong khi chờ đợi một tờ visa
khác, tiếu
lâm thay, của Vi Xi, chàng "thuốc" chàng đến bất tri bất giác, he
smoked himself inerte.
Trong
những lần trước, thường
xuyên là với những viên chức Tây, chàng hít không quá hai lần trong một
tuần.
Lần này, một tuần hít ba lần, mỗi lần trên mười bi. Ngay cả hít nhiều
như thế
cũng chẳng đủ biến chàng thành ghiền. Ghiền, là phải hít trên trăm bi
một ngày.
Norman Sherry: Tiểu sử Greene
Trong
Ba Mươi Sáu Chước, Tẩu
Vi Thượng Sách, Ways of escape, một dạng
hồi nhớ văn học, Greene cho biết, đúng là một cơ may, chuyện ông chết
mê chết
mệt xứ Đông Dương. Lần thứ nhất viếng thăm, ông chẳng hề nghĩ, mình sẽ
đẻ ra
được một cuốn tiểu thuyết thật bảnh, nhờ nó. Một người bạn cũ của ông,
từ hồi
chiến tranh, lúc đó là Lãnh sự tại Hà
Nội, nơi một cuộc chiến tranh khác đang tiến diễn và hầu như hoàn toàn
bị bỏ
quên bởi báo chí Anh. Do đó, sau Malaya,
ông
bèn nháng qua Việt Nam thăm bạn, chẳng hề nghĩ, vài năm sau, sẽ
trải
qua tất cả những mùa đông của ông ở đây.
"Tôi nhận thấy, Malaya
'đần' như một người đàn bà đẹp đôi khi 'độn'. Người ở đó thường nói,
'Bạn phải
thăm xứ xở này vào thời bình', và tôi thật tình muốn vặc lại, 'Nhưng tớ
chỉ
quan tâm tới cái xứ sở đần độn này, khi có máu'. Không có máu, nó trơ
ra với
vài câu lạc bộ Anh, với một dúm xì căng đan nho nhỏ, nằm tênh hênh chờ
một tay
Maugham nào đó mần báo cáo về chúng."
"Nhưng
Đông Dương, khác
hẳn. Ở đó, tôi nuốt trọn bùa yêu, ngải lú, tôi cụng ly rượu tình với
mấy đám sĩ
quan Lực Lượng Lê Dương, mắt tay nào cũng sáng lên, khi vừa nghe nhắc
đến hai
tiếng Sài Gòn, hay Hà Nội."
Và bùa
yêu ép phê liền tù tì,
tôi muốn nói, giáng cú sét đánh đầu tiên của nó, qua những cô gái mảnh
khảnh,
thanh lịch, trong những chiếc quần lụa trắng, qua cái dáng chiều mầu
thiếc xà
xuống cánh đồng lúa trải dài ra mãi, đây đó là mấy chú trâu nước nặng
nề trong
cái dáng đi lảo đảo hai bên móng vốn có tự thời nguyên thuỷ của loài
vật này,
hay là qua mấy tiệm bán nước thơm của người Tây ở đường Catinat, hay
trong
những sòng bài bạc của người Tầu ở Chợ Lớn, nhưng trên hết, là qua cái
cảm giác
bi bi hài hài, trớ trêu làm sao, và cũng
rất ư là phấn chấn hồ hởi mà một dấu báo của hiểm nguy mang đến cho du
khách
với cái vé khứ hồi thủ sẵn ở trong túi: những tiệm ăn bao quanh bằng
những hàng
dây kẽm gai nhằm chống lại lựu đạn, những vọng gác cao lênh khênh dọc
theo
những con lộ nơi đồng bằng Nam Bộ với những lời cảnh báo thật là kỳ kỳ
[bằng
tiếng Tây, lẽ dĩ nhiên]: "Nếu bạn bị tấn công, và bị bắt giữ trên đường
đi, hãy báo liền lập tức cho viên sếp đồn quan trọng đầu tiên".
Dịp đó,
tôi ở hai tuần, và
tranh thủ tối đa, tới giây phút cuối cùng, cái giây phút không thể tha
thứ ,
"the unforgiving minute". Hà Nội cách Sài Gòn bằng London
xa Rome,
nhưng
ngoài chuyện ăn ngủ... ở cả hai thành phố, tôi còn ban cho mình những
chuyến tham
quan nơi đồng bằng Nam Bộ, tới những giáo phái lạ lùng như Cao Đài mà
những ông
thánh của nó bao gồm Victor Hugo, Christ, Phật, và Tôn Dật Tiên.
Ways of escape
Liệu
giấc mơ về một cuộc
cách mạng, thỏa mãn giấc mơ như lòng chúng ta
thèm
khát tương lai, của TTT, có gì liên can tới ‘lực lượng thứ ba’, vốn là
một giấc
mơ lớn, của Mẽo, nằm trong hành trang của Pyle, [Người Mỹ Trầm Lặng
],
khi tới Việt Nam.
Giấc mơ lớn của Mẽo, từ đó, cái mầm của Người Mỹ Trầm Lặng bật
ra,
khi Greene, trên đường trở về Sài Gòn, sau khi qua một đêm với tướng
Leroy, Hùm
Xám Bến Tre, như ông viết, trong Tam thập lục kế tẩu vi thượng
sách, Ways of
Escape.
"Cách đây chưa đầy một năm, [Geeene viết năm 1952], tôi đã từng tháp
tùng
Le Roy, tham quan vương quốc sông rạch, trên chiến thuyền của ông ta.
Lần này,
thay vì chiến thuyền, thì là du thuyền, thay vì dàn súng máy ở hai bên
mạn thuyền,
thì là chiếc máy chạy dĩa nhạc, và những vũ nữ.
Bản nhạc đang chơi, là từ phim Người Thứ Ba, như để vinh danh
tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với một tay Mẽo, tùy viên kinh tế, chắc là
CIA, [an
American attached to an economic aid mission - the members were assumed
by the
French, probably correctly, to belong to the CIA]. Không giống
Pyle,
thông minh hơn, và ít ngu hơn [of less innocence]. Anh ta bốc phét,
suốt trên
đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về sự cần thiết phải tìm cho ra một lực
lượng thứ
ba ở Việt Nam.
Cho tới
lúc đó, tôi chưa giờ cận kề với giấc mộng lớn của Mẽo, về những
áp phe
ma quỉ, tại Đông phương, như là nó đã từng, tại Phi Châu.
Trong Người Mỹ Trầm Lặng, Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York
Harding –
cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây
thơ,
nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm kiếm một
nhà lãnh
đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible,
purely
nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân
Việt Nam,
và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS.
Greene rất chắc chắn, về nguồn của Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực
lượng
thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những nhân
vật theo
sau, tất cả, [trừ một, Granger], là từ tiềm thức bật ra."
Ways of Escape.
Granger, một ký giả Mẽo, tên thực ngoài đời, Larry
Allen, đã từng được
Pulitzer khi tường thuật Đệ Nhị Chiến, chín năm trước đó. Greene gặp
anh ta năm
1951. Khi đó 43 tuổi, hào quang đã ở đằng sau, nhậu như hũ chìm. Khi,
một tay
nâng bi anh ta về bài viết, [Tên nó là gì nhỉ, Đường về Địa ngục,
đáng
Pulitzer quá đi chứ... ], Allen vặc lại: "Bộ anh nghĩ, tôi có ở đó hả?
Stephen Crane đã từng miêu tả một cuộc chiến mà ông không có mặt, tại
sao tôi
không thể? Vả chăng, chỉ là một cuộc chiến thuộc địa nhơ bẩn. Cho ly
nữa đi. Rồi
tụi mình đi kiếm gái."
|