"Mặc cảm
thiếu quê hương" là "đơn thuốc" mà nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn
đã "bốc bệnh" cho bộ phim "Áo lụa Hà Đông" của đạo diễn
Việt kiều Lưu Huỳnh và cho rằng căn bệnh này khá phổ biến ở các cây bút
hải
ngoại. Tràn ngập trong các sáng tác của chị là những thân phận xa xứ,
phải
chăng chị cũng có mặc cảm đó?
- Tôi mới đọc cuốn tiểu thuyết La vie d’un homme inconnu (Cuộc
đời một
người không quen) của Andrei Makine - nhà văn gốc Nga, sáng tác bằng
tiếng
Pháp, từng đoạt giải Goncourt. Có vẻ như, càng lúc, Andrei Makine càng
cố tình
khiến dân Pháp phật lòng, vì ông không ngừng chỉ trích cái nhìn thiển
cận và
định kiến của họ về người nước ngoài nói chung và nền văn học Nga nói
riêng.
Nhân vật chính, cũng là một nhà văn Nga sống tại Pháp, không ít lần cay
đắng
thốt lên: Tsekhov nhạt nhẽo, dễ dàng như thế, không hiểu sao lại trở
thành vĩ
đại trên đất Pháp, để các NXB Pháp cương quyết từ chối những gì đến từ
Nga mà
không mang hơi hướm Tsekhov... Sáng tác với tôi không có quốc tịch! Như
đã nói,
tôi không có mặc cảm nào hết. Cay đắng là sự thật, chứ không phải mặc
cảm! Thuận
*
Mặc cảm
thiếu quê hương?
Tâm
trạng thì có, nhưng mặc cảm,
chắc không.
Căn
bệnh khá phổ biến ở các cây
bút hải ngoại bây giờ?
Những
cây bút nào?
Nhưng
câu trả lời mới quái.
Makine
là nhà văn Nga, nhưng
viết văn bằng tiếng Tây. Ông rất mê tiếng Tây, mê Proust, nhưng đa số
tác phẩm
của ông, là về một nước Nga bị chủ nghĩa CS làm cho sống dở chết dở.
Không hiểu
tại sao mà em Mít này lại nhắc tới ông Nga này, trong một câu hỏi về
mặc cảm thiếu
quê hương?
Cay đắng. Sao em cay đắng? Thắng trận có thể nhục nhã, nhưng không thể
cay đắng.
Cái đó phải để dành cho những kẻ như Gấu, chứ làm sao em mà cũng cay
đắng?
Bởi vì
Sến cô nương đã có lần
mắng mỏ Gấu [Sao anh cay đắng quá như vậy ?], khi Gấu chưa được bốc
thuốc chữa trị mặc cảm thiếu quê
hương Miền Nam.
Còn cái
chuyện Makine làm phật
lòng dân Tây thì không chắc đã liên quan tới Chekhov.
Bởi vì ông Makine này đã
từng viết cả một cuốn sách để nói cái lý do ông ta phật lòng nước Pháp,
nơi đã cưu
mang ông. Tên cuốn sách là Nước Pháp
mà người ta quên yêu nó
Dispatches
from the heart
of the revolution Andreï Makine confirms his status as a major novelist in
this
moving tale of an African Marxist
Stephanie Merritt
Sunday June 22, 2008
The Observer
Human
Love
Andreï Makine
Sceptre £12.99, pp249
In Andreï Makine's version of history, a
fragment is
found among Che Guevara's notebooks after his death entitled 'Why
Revolutions
Die'. Makine's 11th novel is an extended answer to Guevara's query, and
to the
related question of what revolutions are for in the first place. 'For
what is
the point of such liberating turmoil,' asks Elias Almeida, the African
revolutionary whose story is narrated here, 'if it does not radically
change
the way we understand and love our fellow human beings?'
Makine is not greatly celebrated in this country
but in his
adopted homeland of France, where he has lived and written in French
since
seeking political asylum from Russia in 1987, he is considered one of
the
leading contemporary European novelists. Much of his fiction has
focused on
Russian lives lived in the shadow of the Soviet experiment and
sustained by
dreams of the West. In Human Love he turns his attention to the failure
of the
Marxist ideal in another context: the Soviet-backed revolutions in Africa and their aftershocks that rumble on into
the
present. Nguồn
Trong bản văn viết về lịch sử của ông, một mẩu được tìm thấy ở trong Sổ
Ghi của
Che, sau khi ông chết, nhan đề là: Tại sao Cách Mạng chết?
Cuốn tiểu thuyết của Andrei Makine là để tìm câu trả lời cho quan tâm
của Che, và
cho câu hỏi, Cách Mạng, “ba cái trò làm xàm giải phóng này là cái quái
gì, nếu
nó không thay đổi đến tận cơ bản cách mà chúng ta hiểu và yêu những bạn
người
của chúng ta?”
Ngoảnh
mặt với cuộc chiến
Tác phẩm mới nhất của nhà văn Nga, Andrei Makine, Goncourt 1995, Cuộc
đời của
một người vô danh, La Vie d’un homme inconnu, vẫn là một tác
phẩm viết
về cuộc chiến. Nhân vật người lính già của ông, Volki, đã từng kinh qua
cuộc
vây hãm Leningrad,
cuộc chiến,
trại tù Goulag… Nước Nga được làm nên từ những con khủng long vô danh,
tuyệt
tích giang hồ đó.
Khi được hỏi, “Comment est-ce
possible?”
Làm sao có thể có chuyện đó? [L’Express, 29 Tháng Giêng, 2009],
ông trả
lời:
Có cả một thế hệ những con người như thế bị bỏ vào thùng rác của lịch
sử. Họ đã
dâng hiến hết cuộc đời của họ cho xứ sở, cho cuộc chiến, và bây giờ họ
bị coi
như là những quái vật, des extraterrestres. Tôi muốn viết về họ, những
con quái
vật bị bỏ lại khi con nước thủy triều lịch sử đã rút xuống. Nếu văn
chương có
một lý do hiện hữu, thì đó là, nó cho những con người đó lời nói của họ.
Nhìn như thế, thì Mít chưa hề có thứ văn chương tham dự cuộc chiến,
đừng nói
chuyện ngoảnh mặt. Chẳng lẽ bao đời sau, nhìn lại cuộc chiến, thì lại
vẫn thứ
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm” ư?
Trong
chiến tranh,
làm chuyên viên vô tuyến viễn ảnh cho hãng UPI, Gấu này đã từng nhìn
thấy những
chùm ảnh, thí dụ, của ba anh bộ đội bị xiềng vô một khẩu súng máy, vô
phương bỏ
chạy, và khi anh thứ nhất bị bắn chết, thì anh thứ nhì dùng chiếc xích
sắt kéo
khẩu súng về chỗ anh nằm, và bắn tiếp. Chúng ta chưa hề được nghe tiếng
nói của
những con người đó, hay của một anh đào ngũ, hay trốn vô chiến trường
Miền Nam,
và cả gia đình bị liên lụy, bố mẹ bị bắt giam, gia đình bị cúp tem
phiếu lương
thực, bị phỉ nhổ, bị làm nhục Và
Makine nói
thêm, luôn có một điều gì đó để mà gìn giữ trong một thời đại.
[Il y a toujours quelque chose à sauver dans une époque]
Một
tác phẩm như vậy, cay đắng, ở một em 'ngồi lên đầu nhân dân', là hà cớ
làm sao?
"Mặc cảm
thiếu quê
hương" là "đơn thuốc" mà nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn đã
"bốc bệnh" cho bộ phim "Áo lụa Hà Đông" của đạo diễn Việt
kiều Lưu Huỳnh và cho rằng căn bệnh này khá phổ biến ở các cây bút hải
ngoại. Tràn
ngập trong các sáng tác của chị là những thân phận xa xứ, phải chăng
chị cũng
có mặc cảm đó? Gấu này
chưa coi phim Áo Lụa
Hà Đông, thành thử không thể nào‘phản hồi’ cái đơn thuốc mặc cảm của
nhà phê bình
NTS. Tuy nhiên, tựa đề phim là tên một bài hát phổ thơ Nguyên Sa; ông,
khi làm bài thơ, là để nhớ lại những kỷ niệm thời còn ở ngoài Bắc. Một
kỷ niệm đẹp chẳng liên quan gì tới mặc cảm thiếu quê hương. Hơn nữa, nữ
tác giả
Phố Chệt vốn dân Hà Nội, sau 1975, đi Tây du học, đi đi về về lúc nào
cũng được,
tại làm sao lại có cái chuyện tràn ngập như thế đó. Lạ thực.
Note:
Sắp đi rồi mà vẫn phải
làm công việc này, chán thiệt!
Tay Makine quả là thiêng thật.
Vừa nhắc đến tên một cái, là có tôi liền. Tờ Lire, số tháng Ba 2009,
một
độc giả vặc tòa soạn, Mít kia còn đọc, tại sao lại quên Makine?
Tin Văn là nơi đầu tiên nhắc tới Makine, khi giới thiệu bài viết của
Tolstaya về cuốn nổi đình nổi đám của ông, Di Chúc
Pháp, trên tờ NYRB, 20 Nov. 1997
Cùng số báo, đặc biệt về văn chương Mexico,
có bài phỏng vấn
Fuentes, thật tuyệt. Ông phán về nước Mễ của ông: Dân Mễ như đám ăn mày
ngồi trên núi vàng. Gấu, mắt mù dở, đọc vội, thành: Dân Mít như lũ ăn
mày ngồi trên núi Bô
Xịt! [Bullshit].
Cũng vàng vậy!
Sau đây, là một số câu hỏi, và, có vẻ ông trả lời giùm dân Mít chúng
ta, thí dụ như là về tham nhũng, độc đảng, và về cái nước mình nó là
như thế!
Carlos
Fuentes:
« Le Mexique est un pays de
mendiants assis sur une montagne d'or»
Comment
voyez-vous les
relations entre la littérature et la politique : ont-elles à se mêler
l'une de
l'autre?
C.F: C’est bien sur, la
littérature se mêle tout le temps de la politique. Parfois bien,
parfois mal
... Je crois que la littérature repose sur une réalité basique
constituée par
le langage et par l'imagination. La responsabilité de l'écrivain est là
:
qu'est-ce qu'on fait avec le langage, avec les mots, et avec
l'imagination? Une
fois cela obtenu, ce qui est la base de la création littéraire,
l'écrivain peut
dire également: je suis aussi un citoyen, et je vais voter pour un tel,
ou je
vais m'associer à telle idéologie. Le Chilien Pablo Neruda était un
grand
poète. Qu'il ait été staliniste ou communiste est secondaire, c'est un
choix de
citoyen. A l'autre extrême, Louis-Ferdinand Céline était un antisémite,
un type
horrible, mais quels grands livres il a écrits! Le pire est de se
soumettre
littérairement à une idéologie. De nombreux écrivains soviétiques l'ont
fait et
ils ont écrit des livres médiocres. Dans votre nouveau livre,
Le
bonheur des familles, vous écrivez: « L'idéologie fait que les
imbéciles et les
intelligents deviennent camarades ». Ou encore: «L'artiste est un être
à part.
Il n'a de comptes à rendre qu'à son art » ...
C.F: N' oubliez pas que ce
sont les propos de mes personnages! Mais il y a bien une part
de
Carlos Fuentes dans ce que vous leur faites dire, non?
C.F: C'est inévitable. Je
pense bien sur à Flaubert disant: « Madame Bovary, c'est moi. » Un
personnage
est créé par l'écrivain, mais l'écrivain se tient à distance. Tout se
joue dans
cette distance qui peut s'établir entre la création de l'écrivain et
l'écrivain
lui-même. J'ai récemment écrit un roman à la première personne, La
voluntad y
la jortuna [La volonté et la fortune ], qui vient de paraître au
Mexique :
c'est une chose que je fais rarement et j'ai ressenti une très grande
liberté
dans le fait d'être moi-même tout en étant différent. Ce n'est pas pour
auutant
un livre autobiographique. La seule fois où je me suis risqué sur ce
terrain de
l'autobiographie, c'est dans Diane ou la chasseresse solitaire.
D.H. Lawrence disait que «
nulle part comme au Mexique, la violence ne côtoie de plus près la
tendresse».
C'est aussi votre avis?
C.F. Il y a effectivement une
grande tendresse au Mexique, son peuple est merveilleux. Il y a aussi
beaucoup
de cruauté, mais toujours cet espoir que le pays va s'améliorer grâce à
la grandeur
d'âme du peuple mexicain. Seuulement la situation a vraiment empiré.
Quand
j'étais jeune, je pouvais sortir dans les cafés et les cabarets de Mexico
jusqu'à
trois heures du matin
«J'ai voulu
donner un écho
très puissant à cette voix de la misère, de la violence»
et
rentrer tranquillement
chez moi à pied. Aujourd'hui, je ne me risque même plus à m'aventurer
tout seul
au-delà du coin de la rue. Il nous faut inventer d'urgence une
modernité
mexicaine où fonctionnent la loi et la justice. Mais ça va nous
demander
beaucoup de temps et de travail. Je ne serai plus là pour voir le
résultat ... La première nouvelle du
Bonheur des familles développe le thème de la corruption au Mexique:
est-elle
vraiment impossible à éradiquer?
C.F. La corruption n'est pas
l'apanage du Mexique. Elle existe dans tous les pays du monde, y
compris en France.
Le
problème, c'est la possibilité de la signaler et de la combattre. Au
Mexique,
la corruption est une coutume très ancienne, qui remonte aux Aztèques,
qui a eu
cours à l'époque du règne espagnol, durant la République, etc. A tel
point
qu'au Mexique c'est l'honnêteté qui est l'exception. Tout le contraire
des
Etats-Unis, où la corruption est l'exception. Là-bas, dès qu'une
affaire de
corruption se présente, il y a procès. Ce n'est pas le cas au Mexique.
Nous
devons donc créer cette culture de l'anticorruption qui nous fait
tellement
défaut. Cela suppose de lutter contre l'héritage de plusieurs siècles.
Qui plus
est, un pays où il y a tant de différences de classes comme le Mexique
est un
pays corrompu par définition. N'y a-t-il pas aussi ce
fatalisme des Mexicains, qui laisseraient le pays courir à sa perte?
C.FOui, en effet. Mais il y a aussi autre
chose
d'intéressant qui est l'opposition à la fatalité. Dans la plupart de
mes
écrits, il y a cette malédiction qui pèse sur le Mexique et une volonté
de
certaines personnes libres de s'y opposer et de créer une résistance à
la
fatalité. C'est là que se noue le drame. Le drame du roman, l'existence
de ces
deux faits terribles. C'est un pays avec une forte tradition de
corruption
mais, face à cela, il y a une culture mexicaine qui s'oppose à la
corruption:
des chansons, des livres, une architecture, qui sont une manière de
dire non à
la corruption. Et ça reste. C'est une lutte très intense qui se joue
actuellement au Mexique, peut-être plus que dans les autres pays
d'Amérique
latine où il y a davantage de solutions politiques. Nous, au Mexique,
nous
avons été gouverrnés pendant soixante-dix ans par le Parti
révolutionnaire
institutionnel: quelle meilleure source de corruption qu'un seul et
même parti
au pouvoir pendant si longtemps? Un des personnages du
Bonheur
des familles constate: « Le pays nous a filé enntre les doigts. »
Quelle est la
responsabilité des intellectuels dans tout ça ?
C.F C'est toujours très
facile de rejeter la faute sur les intellectuels, de leur attribuer le
sauvetage d'un pays. Moi, j'y vois une erreur grossière. Parce que, en
fin de
compte, c'est aux citoyens de sauver le pays. La citoyenneté se
retrouve à tous
les niveaux, économique, politique, social, fanmilial. Charge à chacun
d'aider
le pays à se rénover, comme savent si bien le faire les Etat-Unis.
Certes, ils
n'ont pas un passé comparable à celui du Mexique. Ils ont tué tous les
Indiens,
ils ont mis les Noirs en esclavage. Mais aujourd'hui, justement, ils
ont élu un
Noir à la présidence......
*
Văn
chương là chuyện của ngôn
ngữ và trí tưởng tượng. Nhưng nhà văn còn là một công dân, và như một
công dân,
người đó cũng đi bầu, cũng khoái ý thức hệ này, ý thức hệ nọ. Pablo
Neruda là
nhà thơ lớn của Chile,
và cái chuyện ông ta mê Xì ta lin, mê CS là thứ yếu. Ở cực điểm khác,
là Celine, ông
này nhà văn số 1, nhưng cũng là kẻ bài Do Thái hạng nặng.
Điều tệ hại, là bắt
văn chương cúi đầu trước ý thức hệ. Rất nhiều nhà văn Liên Xô làm như
vậy, và
chỉ đẻ ra thứ văn chương tầm thường, dở như hạch.
*
Gấu, khi còn trẻ, cũng nghĩ như ông này. Đa số những nhà văn Miền Nam
cũng nghĩ như ông này. Họ tách văn chương ra khỏi chính trị. Và họ chỉ
trách nhiệm tới chính trị, theo tư cách là một công dân.
Chỉ đến khi về già, Gấu mới hiểu ra, không phải như vậy.
Chỉ một khi bạn coi chính trị là đỉnh cao, và đặt văn chương ở dưới đít
chính trị, như là một cái ghế ngồi, thì đó mới đúng là vị trí của nó!
Cái thứ chính trị mà Gấu nói ở đây, chính là cái thứ chính trị mà người
xưa gọi là Đạo.
Cái câu của Đồ Chiểu, chở bao nhiêu Đạo thuyền không khẳm, là cũng theo
ý này.
Nhưng phải đợi nghe Canetti phán, thì mới thật bảnh, thật tới, thật
hách: Nhà văn là tên nô lệ của thời của nó. Nhà văn là con chó của thời
của nó.
[However,
the true writer,
as we see him, is the thrall of his time, its serf and bondsman, its
lowest
slave..... I would simply say:
he is the
dog of his time.] Tuyệt
cú mèo.
Nếu bạn
chỉ đọc bài TTT viết
về MT, khi ông nằm xuống, thì mới chỉ biết một nửa tình cảm của ông,
dành cho Hà
Nội, khi ra khỏi tù VC. May sao, chúng
ta còn đọc được bài của Ninh Hạ, tả cái cảnh tác giả và nhà thơ tất tả
thăm Hà
Nội, thừa một cơ hội thật là hãn hữu, và tuyệt vời.
“Khi từ Phú Thọ
ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ,
trông
xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của
một ngày
cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực
thẳm...
dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ…
“Thưa cán bộ
thiếu mất một anh”. “Bỏ mẹ! Anh kiểm lại xem. Lúc lên tàu tôi đếm đủ.
Không nhẽ
rớt xuống đường. Ðếm lại!”. “Thưa cán bộ đúng là thiếu một”. “Có biết
thiếu ai
không?” “Thưa biết”. Ai?” “Nguyễn Thiệu Hùng”. Tôi vọt miệng nói tiếp
“Tôi nghe
nói anh ấy có bà cô ở đối diện ga. Chắc anh ấy tranh thủ ghé thăm. Cán
bộ đừng
lo. Ðúng giờ tàu vào Nam
chắc chắn anh ấy sẽ có mặt thôi”. Tôi biết rõ vì trước khi lên tàu Mai
Trung
Tĩnh có nói với tôi. “Vô kỷ nuật. Ông nại cho vào tù ở thêm cho biết
thế nào là
nễ độ”. Tay cán bộ răn đe. “Anh đi
ngay ra
khỏi ga, túm đầu anh ấy về ngay cho tôi”. “Tôi không rành đường sá, nhỡ
lạc
không về kịp chuyến tàu thì bỏ bu”. “Ði. Tôi bảo đi là cứ đi. Ðừng nôi
thôi”.
“Hay là cán bộ cho anh Dư Văn Tâm cùng đi. Anh ấy là dân Hà Nội chính
cống”.
“Ðược. Nhớ tìm được thì về ngay nhé. Khẩn trương!”. “Vâng!”. Tôi chạy
đến chỗ
ông Thanh Tâm Tuyền. “Mình đi thăm Hà Nội ba sáu phố phường”. “Ði thế
nào được.
Chúng nó giam lỏng”. “Cứ theo tôi. Thế mới tài!”. Ông không tin. Tôi
cười kể
cho ông nghe. Ông vội vã khoác chiếc áo măng tô màu đen. Ðội nón công
nhân kiểu
Lenin. Nón này là bảo vật tôi để lại cho ông kỷ niệm chia tay. Không
ngờ hai
anh em cùng được tha. “Anh đem tôi đi tham quan Hà Nội”. “Ông Hùng thì
sao?”.
“Dẹp qua một bên. Lo bò trắng răng. Ðến giờ tàu chạy thì ông ấy mò về”.
Thanh Tâm Tuyền
hóa xác. Thường ngày thong thả chậm chạp, giờ đi như chạy. Ðường phố
dường như
quá quen thân cho dẫu bao tang thương biến đổi. Ông bươn bả đi trước,
tôi chạy
theo. Không nói với nhau nhưng tôi biết ông đang xúc động khi trở về
nơi chốn
cũ. Tấp vào một quán phở bên kia đường để thưởng thức tô phở Bắc chính
hiệu.
Gọi mỗi đứa một cốc cà phê. Thế là nhất. Mấy năm đói khát thèm ăn, tô
phở làm
chúng tôi thất vọng đã đành mà ông chủ quán, thuộc loại bộ đội giải
ngũ, trong
bộ đồ lính cũ, lại càng làm cho tôi phát ngấy. “Phở ở đây mới là phở.
Trong Nam
các anh nàm
sao sánh được”. Tô phở phất phơ hai lát thịt nhỏ, mỏng dính. Nước dùng
bột ngọt
đậm chát. “Phét. Chúng mày lấy đâu ra thịt. Bố khỉ!” Tôi chửi thầm.
“Ông đói
dài mấy năm còn chả thấy ngon huống hồ...!”. “Các bác được Đảng khoan
hồng nhớ
về lao động...” Tôi nói đểu: “Thôi nhờ ông anh tốp lại! Mấy năm nghe
chán rồi.
Biết rồi khổ lắm nói mãi! Vào đây đớp phở mì chính (bột ngọt) chứ không
phải
nghe ông lên lớp. Tính tiền!”.
Như vậy chỉ có Gấu
này, về, thật là huy hoàng!
Và đó cũng một phần
là nhờ NTS
*
Lời toà
soạn : Chúng tôi vừa
nhận được tập tản văn THẤY PHẬT của tác giả Cao Huy Thuần (Phương Nam
& Nhà
xuất bản Tri Thức, 2009, 340 trang).
Giới thiệu tác giả và tác
phẩm, cũng bằng thừa. Nhưng chúng tôi cũng xin mượn cớ để đăng dưới đây
bài
viết mào đầu của Bùi Văn Nam Sơn.
Diễn Đàn
*
Cũng bằng thừa!
Phách lối hơn cả… thằng cha Gấu!
Nhưng Cao Huy Thuần
là thằng cha nào vậy, cà? (1)
CHT thì cũng đại khái, ghê gớm
chi đâu. BVNS thì cũng chỉ là một tay dịch giả. Đọc bài viết mào đầu,
thì cũng
nhăng nhít chạy qua ông này một tí, bà nọ một tẹo, đã có gì của riêng
mình, một lũ áo thụng vái nhau. Thử hỏi, đã làm được cái gì chưa? Vào
lúc
đất nước
khốn khổ khốn nạn như bây giờ, mà cũng... thấy Phật, ư?
(1) Có
thể CHT còn tí ti khiêm tốn, và tự trọng,
nhưng đám ngu này vụng về thổi, khiến ông nhột, chăng?
Gấu vừa mới gõ Google, tìm đọc mấy bài viết của tay này về TCS. Còn
thua cả BVP. Vậy mà cũng dám Thấy Phật! NQT * V/v nhà
văn hạnh phúc. Nguyên Sa là một nhà văn
dễ
dãi và hạnh phúc.
Chỉ một câu phán như thế, khi
đọc tập truyện ngắn "MâyBay
Đi" [thì bay mẹ nó đi
cho được việc!], của NS, mà Gấu được ông ban cho cái nick trứ danh, tên
"sa đích
văn nghệ"!
*
Steiner cho biết, Koestler
không làm sao hiểu nổi, một con người hạnh phúc. Theo George Mikes,
người viết
tiểu sử K. [Arthur Koestler: The
Story of a Friendship], một người đàn ông
hạnh phúc là một cái gì đó gợi sự tò mò, và quá nữa, gợi niềm bí ẩn,
đối với Koestler.
Làm thế nào một người đàn ông, hoặc đàn bà, có đầu óc, có cảm
giác, lại
có thể hạnh phúc giữa một đống tởm lợm của lịch sử đương thời?
[“A happy man”, remarks
Mikes, “was a strange curiosity, almost a mystery for him.” How could a
thinking, a feeling or woman be happy amid the bestial follies, the
waste, the
suicidal blindness of contemporary history? G. Steiner: La morte d’Arthur].
Tuy nhiên, vào những này đẹp
trời, Koestler ánh lên niềm đam mê cuộc đời, cực kỳ hân hoan hớn hở
trước điều
không biết, a deep merriment in the face of the unknown. Ông như sướng
điên lên,
với tư tưởng của Nietszche, rằng, có, ở trong đàn ông và đàn bà, một
động cơ
còn mạnh hơn cả tình yêu, hận thù hay sợ hãi. Đó sự quan tâm - that of being interested - đến một tri thức, một
vấn đề, một hóp bi, một tờ báo của ngày hôm sau. Koestler là một người
cực kỳ
quan tâm…
Đọc mấy ông CHT [chỉ qua cái
tít], BVNS [qua bài mào đầu], Gấu thiển nghĩ, cũng một thứ nhà văn, nhà
tư tưởng,
nhà triết gia ‘dễ dãi và hạnh phúc’! NQT
*
Theo Gấu, Mít chúng ta, chỉ có
độc nhất một người mơ thấy Phật, và có thể, đã thấy Phật. Đó là Hồ Hữu
Tường,
thời gian ông bị Diệm kết án tử hình, và trong khi chờ lên đoạn đầu
đài, ông viết
Trầm Tư, và mơ Đức Phật trở về với dân Mít của chúng ta, trong một trận
sống mái
với Quỉ Đỏ.
*
Như nhiều người đã biết, Hồ
Hữu Tường lúc đầu theo Trotsky, dính vô vụ Bình Xuyên và bị ông Diệm
kết án tử
hình, sau nhờ sự can thiệp của một số nhà văn, trí thức tên tuổi trên
thế giới,
án tử hình đổi thành khổ sai chung thân, tại Côn Đảo. Trong lúc đối
diện với
cái chết, ông viết "Trầm tư của một người bị tội tử hình", và mơ
tưởng Đức Phật lại trở lại với thế gian này. Hồi còn mồ ma tờ Nghệ
Thuật, Thanh
Tâm Tuyền có viết một loạt bài về cuốn Trầm Tư, qua đó ông cho rằng
giấc mơ về
sự nhập thế của Đức Phật cũng nát tan như mảnh đồng bằng chằng chịt
những bờ
của Miền Bắc. Thanh Nam, lúc đó là Tổng Thư Ký tòa soạn, nói đùa, bộ
anh tính
đụng vô vị thần linh Miền Nam hay sao. Ít người biết chuyện, chính Hồ
Hữu Tường
đã quyết định con đường cầm bút của ký giả Ba Tê (bút hiệu của Thanh
Tâm Tuyền
khi viết trên mục Tạp Ghi của nhật báo Tiền Tuyến tại Sài-gòn). Khi Hồ
Hữu
Tường làm tờ Phương Đông [hay Đông Phương?] tại Sài-gòn, Thanh Tâm
Tuyền lúc đó
còn là sinh viên ở Hà-nội, có gửi bài tham dự cuộc thi truyện ngắn.
Truyện được
giải nhì, không được đăng, vì không thể đăng được. Người viết được nghe
bà cụ
của thi sĩ kể lại, những ngày còn đi học, đám chúng tôi, những bạn bè
của người
em thi sĩ, vẫn lấy nhà bà cụ làm nơi tụ họp.
Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm
Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi
nhập thế
trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con
người nào,
mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu
hạn, và
chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho
các đa số
các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre:
Con người
bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc.
(Sisyphe là
nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh
núi, hòn
đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.) Như lính giữa rừng Ui
chao, phải tưởng tượng những
đấng Cao Huy Thuần, Bùi Văn Nam Sơn, Lê Đạt [tôi chọn Camus]… hạnh phúc.
Gấu đếch chọn mấy đấng hạnh
phúc.
Gấu.. ghen với họ!
*
Sự
thực, mấy anh DD
này, nghề
chính ngày nào làm cớm chìm cho VC Miền Bắc, đại công cáo thành, ăn
cướp xong,
bị nhà nước VC đá, [chúng đã từng bán Miền Nam, làm sao không dám bán
Miền Bắc,
hay cả nước?], đành chuyển nghề qua viết văn, đọc không nổi một cuốn
sách, thành
thử mới giở giọng xoa đầu họ Cao, giới thiệu tác giả tác phẩm cũng bằng
thừa. Cùng
lúc, lại muốn xoa đầu ông họ Buồi, bèn lấy luôn bài mào đầu ra đăng,
một mũi tên
bắn hai con chim là thế! Có thể, đọc cái tít Thấy Phật là hết hồn vía
rồi, làm
sao dám đọc, dám điểm, dám múa rìu qua mắt Phật? Gấu cứ tưởng tượng ra
cái cảnh
họ Cao thấy Phật, bỗng nhớ ra một xen, trong Thế giới nhỏ bé của
Đồng Cam Lộ,
đọc bản dịch từ những ngày mới di cư, ở Chợ Vườn Chuối, trong có xen
một anh cũng
như họ Cao đến gặp Chúa, và cũng lèm bèm gì đó, Chúa bèn phán, chân tao
mà không
bị chúng đóng đinh thì cũng đá cho mi một phát!
*
Cũng đã lâu rồi, kể từ khi
Tin Văn lải nhải về Lò Thiêu, một độc giả trong nước đã bực bội mail
hỏi, Lò
Thiêu thì có mắc mớ gì tới Mít?
Gấu,
nay, đem câu hỏi, hỏi lại
triết dịch gia BVNS, chuyên gia dịch Kant, Hegel, mấy ông này, thì mắc
mớ gì tới
Mít?
Và tới Mác, tổ sư của Mít Bắc?
*
Để trả lời, chúng ta hãy ‘mào
đầu’ bằng câu của Italo Calvino, Linda Lê trích dẫn, trong bài giới
thiệu cuốn La Célesstine của
Fernando de Rojas, khi ông định nghĩa thế nào là một cuốn
sách cổ điển,
một cuốn sách chẳng bao giờ chấm dứt nói cho chúng ta biết điều nó tính
nói.
Có thể
đúng như thế, nhưng Gấu
muốn đẩy thêm lên một mức, và thêm vào câu của Calvino:
Điều
nó tính nói
với chúng ta đó, có liên quan tới chúng ta, những con người đương thời.
Bởi vì Lò Thiêu quả có mắc
mớ tới Mít.
Thành thử những ông dịch gia
như BVNS phải nói cho chúng ta biết, những Kant,
Hegel đó, có gì mắc mớ tới Mít, chính vì thế mà chúng ta cần phải đọc
họ, và
BVNS, cần dịch họ.
Đâu có phải cứ dịch triết gia, là thành triết gia đâu?
Lessing, trả lời tờ Partisan Review, Winter 1998, trong bài viết Đọc
và Văn Hóa [Reading and Culture], có nhắc tới Goethe, vào cái lúc sắp
sửa lên chuyến tầu suốt, at the very end of his life, phán, 'Tôi chỉ
học đọc' [I have only just learned how to read]. "Ông là một người rất
ư là già, và là một trong những trí thức lỗi lạc của Âu Châu, muốn nói
gì, qua câu trên.
Và sau đó, đọc nhật ký của Goethe, bà bèn ngộ ra.
*
Lời
toà
soạn : Chúng tôi vừa
nhận được tập tản văn THẤY PHẬT của tác giả Cao Huy Thuần (Phương Nam
& Nhà
xuất bản Tri Thức, 2009, 340 trang).
Giới thiệu tác giả và tác
phẩm, cũng bằng thừa. Nhưng chúng tôi cũng xin mượn cớ để đăng dưới đây
bài
viết mào đầu của Bùi Văn Nam Sơn.
Diễn Đàn
*
Cũng bằng thừa!
Phách lối hơn cả… thằng cha Gấu!
Nhưng Cao Huy Thuần
là thằng cha nào vậy, cà?
Chắc cũng băng đảng tinh anh Miền Nam bỏ chạy cuộc chiến bợ đít VC.
Nếu không phải, xin lỗi. NQT (1)
(1)
...
Số trí
thức ít ỏi này được anh Nguyễn Hữu Liêm gọi là trí thức “từ phía trái”
với
những tên tuổi nổi tiếng và quen thuộc: Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Ngọc
Giao, Cao
Huy Thuần, Vũ Quang Việt, Trần Hữu Dũng, Hà Dương Tường, Trần Quốc
Hùng, Vũ
Xuân Hân... Đây là những trí thức thiên tả lừng danh một thời… Nguồn * Mở
đầu là một người cháu gái
của Nguyễn Văn Vĩnh, nay chắc cũng đã quá tuổi tứ tuần, kể chuyện cách
đây mấy
mươi năm một hôm đi học về tủi thân và khóc ròng, lại gặp cơn mưa lớn,
phải vào
trú dưới mái hiên một nhà bên đường. Bà cụ chủ nhà thấy có cô học trò
đứng dưới
hiên nhà mình mà khóc, liền ra hỏi: “Sao cháu khóc nhiều thế?”. Cô bé
sụt sùi:
“Sáng nay ở lớp cô giáo dạy rằng ông nội cháu là một tên đại Việt gian,
tay
sai, bồi bút cho thực dân Pháp, cháu buồn, cháu nhục quá…”. “Vậy ông
nội cháu
là ai?”. “Dạ, ông cháu là Nguyễn Văn Vĩnh ạ...”. Bà cụ ôm chầm lấy cô
bé: “Trời
ơi, cháu là cháu nội Tân Nam Tử ư? Ôi, cháu vào ngay đây với bà, cháu
không
việc gì phải khóc cả, Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh là một người rất vĩ
đại, mặc
ai nói gì thì nói, cháu phải rất tự hào. Cháu có một người ông từng có
công lớn
lắm với đất nước này... Rồi xã hội cũng sẽ phải công bằng thôi, cháu
ạ...”. Quả
thật ngày nay cuộc sống đã bắt đầu trả lại sự công bằng- muộn mằn và
chậm chạp
- cho nhân vật cao lớn đến kỳ lạ ấy của đất nước: một nhà văn, một nhà
báo, một
dịch giả, một nhà văn hóa lớn, hầu như lĩnh vực nào cũng là người khai
phá và
luôn ở hàng đầu, người sáng lập tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên ở miền
Bắc, ông tổ
của ngành in hiện đại ở nước ta, người đầu tiên thiết lập nền sân khấu
hiện đại
ở Việt Nam, và bằng những bài thơ dịch La Fontaine tuyệt vời, cũng là
người đầu
tiên phá vỡ thể thơ truyền thống, giải phóng thơ Việt ra khỏi khuôn khổ
cổ cứng
nhắc hàng nghìn năm, mở đường cho thơ mới ra đời, hiện đại hoá thơ
Việt, cũng
lại là một trong những người tiên phong sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục:
một nhà
khai sáng chói lọi của đất nước đầu thế kỷ XX… Nguyên
Ngọc Một
người bị buộc tội là Việt
gian, bị đem làm thịt. Bây giờ, vẫn đám làm thịt người ‘sửa sai’, "nói
lại", không
phải Việt gian, thế mà gọi là công bằng ư? Đây
chỉ là thủ đoạn chính trị mang tính giai đoạn. Cần gì cách đây nửa
thế kỷ. Cái đám bỏ nước ra đi sau 1975, cũng Việt Gian, bây giờ thành
Việt Kiều yêu nước. Chỉ
một khi nhà nước chính thức, công khai tuyên bố, nhận trách nhiệm,
và phục hồi danh dự cho nhà họ Nguyễn Văn Vĩnh, may ra, chứ một
mình ông Nguyên Ngọc, thì chưa có gì là công bằng!
Lời toà
soạn : Chúng tôi vừa
nhận được tập tản văn THẤY PHẬT của tác giả Cao Huy Thuần (Phương Nam
& Nhà
xuất bản Tri Thức, 2009, 340 trang).
Giới thiệu tác giả và tác
phẩm, cũng bằng thừa. Nhưng chúng tôi cũng xin mượn cớ để đăng dưới đây
bài
viết mào đầu của Bùi Văn Nam Sơn.
Diễn Đàn
*
Cũng bằng thừa!
Phách lối hơn cả… thằng cha Gấu!
Nhưng Cao Huy Thuần
là thằng cha nào vậy, cà?
*
Thường ra, khi nhận được sách,
tòa soạn đi một đường cám ơn tác giả, và trân trọng giới thiệu
với độc
giả, và nếu có thể, tóm tắt vài dòng nội dung.
Đâu có như đám coi trời bằng
vung này, tuy ở Paris
nhưng cũng thuộc loại vô học, câng câng cái mặt, coi thường độc giả,
“giới thiệu
cũng bằng thừa”!
Chính là do đọc lời giới thiệu mất dậy như trên, mà Gấu phải tò mò gõ
Google, coi đấng "cũng bằng thừa" này là ai.
Viết
chỉ vài dòng giới thiệu
một cuốn sách mà còn không nên thân, thảo nào làm
cớm cho
VC.
Thú thực, Gấu sao quá tởm đám
VC nằm vùng. Không phải vì cái chuyện chúng bỏ chạy, tả phái ngày nào,
mà vì thái
độ của chúng, bây giờ, trước cơn băng hoại của cả đất nước, kể từ sau
30 Tháng
Tư 1975. Không một thằng nào con nào tỏ ra đau xót, vẫn nham nhở viết
"thư tình"
gửi về cho đất nước, từ trái tim thơm mùi phó mát con bò cười của
chúng. (Mùi thơm toát ra từ
trái
tim chúng tôi đấy. Thư tình mà. (Trích
Bổ túc một bài phỏng vấn Thời đại mới, tháng 11, 2005).
Mà cũng hay thật. Nào là "buồn bã với những môi hôn", nào là "mùi thơm
xịt
ra từ trái tim", văn chương thúi như kít, vậy mà "giới thiệu cũng bằng
thừa"!
*
Các văn
nghệ sĩ của Sài Gòn
thưở ấy như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Cung Tiến, Viên Linh, Ðỗ Quý
Toàn...
thường ngồi tại quán La Pagode. Còn quán Brodard là quán của lớp trẻ,
những nam
thanh nữ tú Sài Gòn. Nguyễn Đạt
Tất cả
những tên tuổi lớn của
giới văn học Sài Gòn như được Nguyễn Đạt nêu ra trên đây, thì đều không
phải là
khách hàng thường trực của Quán Chùa.
TTT, có một thời cũng hay ngồi, nhưng ngắn
ngủi lắm, MT, còn ngắn hơn. Nhà thơ lớn Đỗ Quí Toàn thì lại càng hiếm
hoi hơn
nữa.
Nói
chung họ đều không phải là
khách hàng thường trực của La Pagode.
Thường
trực, phải là.. Gấu.
Vì
sáng nào cũng phải đi làm UPI, số 19 Ngô Đức Kế, gần đó. Rồi tới Nguyễn
Đình Toàn,
Huỳnh Phan Anh… Có một tay cũng rất thường trực, nhưng bảo đảm Nguyễn
Đạt không
hề biết, vì ông hay ngồi buổi chiều. Nhà văn Chàng Phi, chuyên môn viết
truyện
ngắn, đăng đúng một kỳ báo, cho tờ Ngôn Luận đầu tiên thì phải.
Nguyễn
Đạt hồi đó hình như chưa
từng ngồi Quán Chùa, có thể sợ đụng ông anh là Nguyễn Nhật Duật cũng
nên!
*
“Visiting Mrs Nabokov”, của Martin Amis, gồm những tản
mạn về một số nhân vật, nhà văn. Cuốn sách mở ra bằng lần gặp Graham
Greene. Amis cho biết, Greene đã từng vô
Đảng Cộng Sản, cùng với Claud Cockburn, chỉ để "hy vọng có cái vé miễn
phí
đi thăm Moscow". Thời gian ông suy sụp, hết pin, đến nỗi phải đi gặp
một
ông bạn bác sĩ chữa bịnh tâm thần, để được sạc điện, [electric-shock
treatment]. Thời gian lân la làm quen benzedrine, buổi sáng viết Điệp
viên tin
cẩn [The Confidential Agent], buổi chiều, The Power and the Glory.
-Bạn biết tỏng về tôi, và tôi cũng chẳng có gì để thêm vô. Tất cả đều
đã đưa
vào sách. Một lần tôi được mời nói chuyện về phim và sách. May quá,
ngay bữa
trước, tôi có một cuốn mới ra lò, về đề tài này. Thế là trúng tủ!
-Ông nói, ông đếch thích đến Mẽo, đếch thích sống ở
Mẽo…?
-Đúng thế, tôi đếch thích Mẽo. Đếch thích New York. Đếch
thích người Mẽo…
Tôi [Amis] bèn đế thêm, hình như ông đã có lần phán,
thà chấm dứt những ngày tàn của mình ở Liên Xô thay vì ở Mẽo?
-Điều tôi muốn nói thực sự là như vầy: Tôi muốn chấm
dứt những ngày của mình sớm sủa ở Liên Xô, bởi vì ở đó, họ biết quí
trọng nhà
văn khi coi nhà văn là một thứ nguy hiểm…. Tôi muốn chấm dứt đời mình ở
trong
Lò cải Tạo còn hơn là ở Tiểu Sài Gòn!
[I would rather end my days in the Gulag than in –
than in California].
Gấu chép lại câu trên, để tặng mấy đấng nhà văn VNCH
đã hồi chánh, nhân đọc bài
viết của HHT về NMG!
*
“Tình cờ” đọc bài viết về PD,
và bài phản hồi. Cũng thật thú.
Bài Phản hồi, tác giả cố gắng
làm cho PD đỡ… nhục, khi trở về.
Tính nhân bản, tính dân tộc của
bài viết, thật tuyệt. Nhưng đám VC và nhất là đám Yankee mũi tẹt làm
sao làm được
như vậy?
Chính vì thế, mà thật khó về,
trừ khi chịu nhục được như PD!
Thái độ của chúng đối với PD,
sao có vẻ giống như thái độ của.. chúng ta, đối với TCS!
Chán thế!
Đều là do thù hằn người có tài
hơn mình!
*
Steiner cũng nói như Amis,
khi nhận định về vai trò của nhà văn trong thế giới toàn trị: Bảnh hơn
nhiều so
với xã hội tư bản!
Trong bài Nhà văn và chủ nghĩa
CS, ông phán: Ngay dưới thời Stalin, nhà
văn và những tác phẩm văn học giữ một vai trò sinh động trong chiến
lược Cộng
sản. Nhà văn bị bách hại, bị hành quyết chính bởi vì văn chương được
coi là sức
mạnh quan trọng, đầy tiềm năng nguy hiểm. Đây là điểm quyết định. Văn
chương
được đề cao, coi trọng, tuy theo một đường hướng độc ác, ghê rợn, hiển
nhiên là
do sự bất tín nhiệm vào nó, của Stalin. Tới thời kỳ băng tan, vai trò
nhà văn
trong xã hội Xô-viết lại một lần nữa trở nên khúc mắc, và mang tính vấn
nạn.
Khó mà có thể tin được một điều, một nhà nước Phát-xít bị chao đảo, vì
một cuốn
sách nhỏ nhoi; nhưng Bác sĩ Zhivago đã là một trong những cơn khủng
hoảng lớn
lao trong cuộc sống gần đây của giới trí thức tại nước Nga Cộng sản.
Do trực giác, hoặc do suy
nghiệm, nhà văn luôn nhận ra vai trò đặc biệt của họ trong ý thức hệ
Cộng sản.
Họ nghiêm trọng với chủ nghĩa Cộng sản, bởi vì nó nghiêm trọng với họ.
Từ đó, một
lịch sử những liên hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và văn chương hiện đại,
là lịch
sử của cả hai, với những sự vị nể bắt buộc phải có.
Chưng
bày (Exposition) mùa
Phật Đản: chum* vỡ, nước mưa* và hoa sứ* Nguồn
Phải viết, trưng bày. Chưng, là bánh chưng.
*
Tôi
không biết sau tôi, nhà
văn Mai Thảo có nói với ai khác, về việc ông bị “khép tội” chủ trương
phong
trào văn chương “viễn mơ”? Với tôi thì không. Sau lần nói chuyện với
nhau ở
tiệm cơm Ngọc Hương, đường Gia Long, Mai Thảo dường đã quên, chuyện ấy.
Tôi
nói, Mai Thảo quên hay không đề cập nữa, vì, sau bài “Văn chương trước
những
mưu đồ bất chính của hệ thống chiến tranh lạnh,” Thế Nguyên và các bạn
ông,
tiếp tục “triển khai” trận đánh với cường độ “oanh kích” ngày một gia
tăng bom,
đạn... Du Tử Lê
Theo như Gấu này còn nhớ được,
thì Lữ Phương mới là người sử dụng từ “viễn mơ” để chỉ đám ‘tiểu thuyết
mới’ ở
Việt Nam, trong có Gấu, với hàm ý, trong khi đang phát động chiến tranh
thần thánh
chống Mỹ cứu nước mà bọn này nói chuyện bên Tây, chuyện văn chương
thuần túy… đại
khái như vậy. Đó là thời gian Gấu giới thiệu đám nhà văn hiện sinh, thí
dụ loạt
bài, "Thế nào là văn văn chương dấn thân” trên tờ Nghệ Thuật, đám tiểu
thuyết mới
ở Tây…
Thành thử từ ‘dấn thân’ ở đây, không có nghĩa là theo VC, lên
rừng, nhưng theo nghĩa của đám hiện sinh, qua ý nghĩa của từ
‘engagement’, engager, dấn
thân, xuống
thuyền, nhập vào đời sống, hành động...
Nhưng nhóm Trình Bầy quả có tấn
công, không phải Mai Thảo, mà là Thanh Tâm Tuyền. Gấu có một kỷ niệm về
vụ này.
Đó là sau khi tấn công đã đời, một bữa tình cờ Thế Nguyên và Gấu gặp
nhau, ở một
nơi chốn tình cờ nào đó, ở Sài Gòn, và trong câu chuyện tầm phào, Thế
Nguyên đưa
ý kiến, muốn nhờ Gấu nói lại với TTT, là TN muốn gặp, để hòa giải!
Gấu nói với TTT. Ông bực quá,
tao có chuyện gì với tụi nó đâu mà hoà giải mới không hòa giải, mà TN
là thằng
cha nào?
Về cảm hứng
triết luận, cổ học nhân văn phương Đông và quan điểm lịch sử văn hoá
trong
nghiên cứu, phê bình văn học
Hoàng Ngọc
Hiến
Note: Cái hình
nhà học giả, chôm của Tin Văn. Cái tít bài viết khiến Gấu tò mò tìm
đọc. Cái tên
tờ tạp chí, Le Magazine Littéraire, viết
trật.
Cái câu phán
của Borges, về Dos, nghe kỳ kỳ, nhưng do không có nguyên bản, đành
chịu. (1)
Tuy nhiên,
post ở đây, bài của Borges viết về Dos, từ Borges, selected non-fictions.
* Nabokov không đọc được Dos. Ông viết cả một bộ
sách, an anthology of Russian
literature, trong đó, chê Dos hết lời. Cái đó cũng dễ hiểu. Hai ông Nga
này khác
hẳn nhau. Một sướng, một khổ. Một nhếch
nhác luộm thuộm, một sạch sẽ ngăn nắp… Borges so sánh Dos với
Faulkner, là vậy, vì hợp lý hơn!
* William
Faulkner has been compared to Dostoevsky.
The comparison is not unjust, but Faulkner's world is so physical, so
carnal,
that, next toColonel
Bayard Sartorisor TempleDrake, the explanatory
homicide Raskolnikov is as
tenuous as one of Racine's
princes. Rivers of brown water, rundown mansions, black slaves,
equestrian
wars-lazy and cruel: the peculiar world of The Unvanquished is
consanguineous with this America and its history, and it is also criollo. There are some books that touch us physically like
the nearness of the sea
or the morning. This-for me-is one of them.
"Thầy của Gấu" thường được so sánh với Dos. Cũng được thôi, nhưng thế
giới Miền Nam của Faulkner thì dung tục, xuồng xã, thành thử, đứng kế
bên
những
Colonel Sartoris, hay Temple Drake, thì anh chàng sinh viên bầy đặt
chơi trò giết người
Raskolnikov mới yếu ớt, tội nghiệp làm sao, chẳng khác một trong những
ông
hoàng của Racine! Nguồn *
Fyodor
Dostoevsky, Demons
Like the
discovery of love, like the discovery of the sea, the discovery of
Dostoevsky
marks an important date in one's life. This usually occurs in
adolescence;
maturity seeks out more serene writers. In 1915, in Geneva, I avidly
read Crime
and Punishment in the very readable English version by Constance
Garnett. That
novel, whose heroes are a murderer and a prostitute, seemed to me no
less
terrible than the war that surrounded us. I looked for a biography of
the
author. The son of a military doctor who was murdered, Dostoevsky
(1821-1881)
knew poverty, sickness, prison, exile; the assiduous exercise of
writing,
traveling, and gambling; and, at the end of his days, fame. He
professed the
cult of Balzac. Involved in an indeterminate conspiracy, he was
sentenced to
death. Practically at the foot of the gallows where his comrades had
been
executed, Dostoevsky's sentence was commuted, but he spent four years
in forced
labor in Siberia, which he would never forget.
He studied
and expounded the utopias of Fourier, Owen, and Saint Simon. He was a
socialist
and a pan-Slavicist. I imagined at the time that Dostoevsky was a kind
of great
unfathomable God, capable of understanding and justifying all beings. I
was
astonished that he had occasionally descended to mere politics, that he
discriminated and condemned.
To read a
book by Dostoevsky is to penetrate a great city unknown to us, or the
shadow of
a battle. Crime and Punishment
revealed to me, among other things, a world different from my own. When
I read Demons, something very strange occurred.
I felt that I had returned home. The steppes were a magnification of
the
pampas. Varvara Petrovna and Stepan Trofimovich Verkhovensky were,
despite
their unwieldy names, old irresponsible Argentines. The book began with
joy, as
if the narrator did not know its tragic end.
In the
preface to an anthology of Russian literature, Vladimir Nabokov stated
that he
had not found a single page of Dostoevsky worthy of inclusion. This
ought to
mean that Dostoevsky should not be judged by each page but rather by
the total
of all the pages that comprise the book.
[1985] [EW]
*
Dos, Những Con Quỉ Như khám phá ra tình yêu,
như khám phá ra biển cả, cái sự khám phá ra Dos tạo một dấu ấn quan
trọng trong đời một người [Sến cô nương mê liền ông già rậm râu, ngay
lần đầu gặp gỡ!]. Chuyện thường ngày ở tuổi mới nhớn. Đám người nhớn
mò tới những nhà văn thanh thản hơn.
Vào năm
1915, ở Geneva, tôi ngấu nghiến đọc Tội
Ác và Hình Phạt qua bản tiếng
Anh thật
dễ đọc của Constance Garnett. Cuốn tiểu thuyết, mà những nhân vật thì
là một kẻ
giết người, và một cô điếm, vậy mà khủng khiếp chẳng thua gì cuộc chiến
đang bủa vây
chúng ta..
Tôi bèn dị mọ
tìm hiểu tác giả. Con một ông bác sĩ quân y, ông via bị người
ta làm thịt.
Dos rành về sự nghèo khổ, bịnh hoạn, nhà tù, lưu vong; mê viết như
điên, mê du
lịch, mê đánh bạc, vàsau cùng, về cuối
đời, rành rọt điều mà người đời gọi là danh vọng.
Ông rao giảng
sự thờ phụng ngài Balzac. Dính vào một âm mưu, ông bị kết án tử. Bị cột
vô cột
pháp trường, trong khi các bạn đồng mưu đã bị hành quyết, đúng lúc tới
phiên ông,
thì có lệnh ngưng làm thịt! Và án tử thành
bốn năm lao động khổ sai tại Siberia, và ông chẳng bao giờ quên.
Ông nghiên cứu
và chú giải những triết học không tưởng của Fourier, Owen, và Saint
Simon. Ông
là nhà theo chủ nghĩa xã hội và pan-Slavistic. [liên-Slave]. Tôi tưởng
tượng ra
vào thời kỳ đó, Dos là một đấng Thượng Đế toàn năng, biết hết và biện
minh hết
về muôn vật. Tôi cũng kinh ngạc, là lâu lâu, ở trên cao chót vót như
thế, ông cũng
ráng mò xuống phía bên dưới để mà chen
chân vào chốn bụi hồng, nơi những phường chính trị cà chớn lèm bèm,
trong khi ông
thật tởm và kết án chúng.
Đọc một cuốn
sách của Dos thì cũng giống như nhập vào một thành phố lớn mà chúng ta
mù tịt về
nó. Hay là nhập vào cái bóng của một trận đánh. Tội Ác và Hình Phạt mở ra trước
tôi - trong nhiều điều khác nữa - một thế giới khác hẳn cái thế giới
của riêng
tôi. Khi tôi đọc Những ConQuỉ, một điều gì rất lạ lùng xẩy
ra. Tôi cảm thấy như
là mình về nhà [để treo cái nón!]. Những thảo nguyên thì bạt ngàn,
hoành
tráng chẳng khác gì vùng đồng hoang Nam Mỹ của chúng tôi. Varvara
Petrovna and
Stepan Trofimovich Verkhovensky, mặc dù tên khó đọc, đều là những anh
già vô trách nhiệm của xứ
sở Argentine. Cuốn sách bắt đầu vui như tết, như thể người kể chuyện
không biết
cái tận cùng bi đát của nó.
Trong lời tựa cho tuyển tập văn học Nga, Nabokov phán,
ông chẳng thể nào kiếm ra, chỉ một trang ra hồn của Dos, để nhét vô một
bài viết.
Điều này phải hiểu như là thế này: Tác phẩm của Dos phải được xét đoán
trên cái
toàn bộ của nó, chứ không phải mỗi trang.
(1) Có
thời ông
tưởng rằng Đôxtôievxki là tiểu thuyết
gia độc nhất vô song và ông đã đọc đi đọc lại nhiều lần Tội ác và trừng phạt và Những
người bị quỷ ám. Nhưng dần
dà ông nhận thấy trong truyện của Đôxt rất khó phân biệt nhân vật này
với nhân
vật khác, tất cả đều giống Đôxt một cách lôm nhôm và các nhân vật dường
như
thích thú với sự bất hạnh của họ. Thế là ông không đọc Đôxt nữa và theo
lời
ông, “sức sáng tạo của ông chẳng vì sự thiếu vắng này mà giảm sút” (2).
(2)
Xem Magazine Literaire, Mai 1999,
p. 21. (sic) HNH,
Bài đã dẫn.