Bọ định
post Tình cát 14 thì
nhận được bút kí của nhà văn Vũ Ngọc Tiến do mộtngười
bạn gửi đến. Đây là một bút kí hay, nó
vừa có sức quyến rũ của văn chương- theo bọ sức quyến rũ của văn chương
đầu
tiên và cuối cùng là sự chân thật của nó-vừa có tính phản biện cao về
dự án
Bauxite ở Tây Nguyên mà Quốc hội và dân đang bàn đến. Vì vậy bọ vội
vàng post
lên đây. Vì bút kí hơi dài, bọ bỏ bớt phần đầu, mong nhà văn Vũ Ngọc
Tiến thể
tất.
NQL
Đăng
hay không đăng, ai cần!
Sao lại có cái chuyện thiến mẹ cái phần ai điếu dành cho những kẻ "cam
chịu lịch sử", ở đây? Chính cái đoạn mở ra giải thích tất cả phần sau.
Chính đoạn đầu tiên đoán cái khốn nạn của đoạn sau, điều mà BNT gọi là
hoan hỉ cam chịu lịch sử!
Tây
Nguyên ngày xưa còn có tên là Hoàng Triều Cương Thổ, đất riêng của
Nhà Nguyễn. Hết anh Yankee mũi tẹt chiếm, giờ tới anh Tẫu, có khi đụng
tới vương mạch mà gây họa cũng nên?
TÂY NGUYÊN DU KÝ Vũ Ngọc Tiến
Khoảng
10 năm lại đây, nhất
là sau chuyến tìm mộ chú em hy sinh năm 1972, nỗi ám ảnh chiến tranh và
kỷ niệm
thời trai trẻ cứ hút hồn tôi về với Tây Nguyên. Nơi ấy có máu xương của
mấy
chục người bạn học cũ của tôi, thuộc khóa tốt nghiệp phổ thông năm
1964. Nhớ
lắm, thằng bạn ngồi cùng bàn Nguyễn Văn Toại nghịch như quỷ sứ và Văn
Đức Trì
ngồi sau lưng tôi, củ mỉ cù mì nhưng vừa giỏi toán, lý lại giỏi cả văn.
Hai đứa
cùng chết thảm ở dốc Đầu Lâu phía Bắc thị xã Kon Tum năm 1972. Bạn bè
kể lại,
trận đánh ấy ta ém quân bị lộ nên cả trung đoàn tan tác, chết hơn 1000
người;
trong đó, khóa học sinh lớp 10 trường tôi có đến hơn hai chục đứa chết
“tan xác
pháo” theo đúng nghĩa của từ này.
Mỗi lần
lên Kon Tum, tôi chỉ
còn biết tìm dốc Đầu Lâu, ứa lệ thắp nhang bái vọng ra bốn phương tám
hướng chứ
làm sao dò được hài cốt bạn mình hở giời! Còn một lý do khác nữa hối
thúc tôi
đi Tây Nguyên, bởi 5 năm đầu sau ngày thống nhất (1975- 1980), tôi theo
đoàn
công tác của Cục Vật lý địa chất đi khắp các tuyến đường mòn trên Tây
Nguyên đo
đạc tài liệu ‘Trọng lực mặt đất’ và ‘Xạ ô tô’ để tìm tài nguyên khoáng
sản cho
công cuộc tái thiết đất nước sau này. Nhờ thế, ngay từ những năm 70 của
thế kỷ
trước, tôi đã biết đến nguồn tài nguyên bauxite rất lớn ở Đăk Mil, Đắc
Lấp, Đăk
Song, Măng Đen, Bảo Lộc…
“Đi
bụi” giữa Tây Nguyên
Mùa mưa
năm Kỷ Sửu (2009) này
tôi lại đi Tây Nguyên. Những lần trước, tôi đi đều có xe đưa đón, nhờ
chú em
kết nghĩa Trương Công Liêm ở Kon Tum lo liệu chu đáo. Liêm có cô em gái
Sáu
Phường, là chủ hãng xe Đăng Khoa, với gần 20 đầu xe loại 50 ghế nằm
chất lượng
cao chạy các tuyến trong Nam, ngoài Bắc. Tôi chỉ cần ra bến xe Giáp
Bát, nằm
dài trên xe có máy lạnh 2 đêm một ngày là tới Kon Tum. Lên đó, tôi muốn
đi đâu
đã có xe con đưa đi tiếp, ăn nhậu tối ngày. Lần này lên tới Kon Tum tôi
quyết
“đi bụi” một chuyến khắp Tây Nguyên theo kiểu “Tây ba lô”, vẫy xe dọc
đường,
xuống xe bất chợt và lang thang tùy thích. Đi để ngắm cái văn hóa “đàn
ông là
sấm, đàn bà là sét” của người Tây Nguyên; nhập hồn vào núi rừng đại
ngàn mong
gặp bóng ma bạn bè chết trận ở đâu đó; tìm lại dấu chân thời trai trẻ
hăm hở
thăm dò tài nguyên khoáng sản nên đã mấy lần chết hụt dưới họng súng
của FULRO
hay đói vàng mắt cua vì gặp mưa lũ kéo dài…
Có đi
tới các huyện phía Bắc
Kon Tum, vào sâu tận thôn làng người dân tộc mới thấm thía hết cái
nghèo và sự
khốn cùng của bà con Xơđăng, Bah Nar, Giarai, Giẻ-Triêngsau 34 năm giải phóng và 23 năm đổi mới kinh
tế nước mình. Tôi đi thăm Đắc Plei, nơi có trận đánh nổi tiếng thời
chống Mỹ
theo lời kể của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo; rồi đi xe ôm 25 km đường
rừng,
tìm bằng được ngôi trường tiểu học mà Kiều, đứa con gái thứ ba của Liêm
đã dạy
học hơn 10 năm ở đó. Trường vẫn y nguyên như ngày Kiều mới vào nghề năm
1995,
xơ xác 3 dãy nhà tranh xiêu vẹo, lèo tèo mỗi lớp hơn chục học trò đủ
mọi lứa
tuổi.Đứa cao ngồng hơn cô giáo Kiều vài
phân, đứa nhỏ thó, đen gầy, áo quần nhếch nhác. Ở đây, rừng bị tàn phá,
muông
thú hết, nương rẫy khô cằn vì thiếu nước nên cha mẹ chúng lo ăn chẳng
đủ, thiết
gì cho con đi học phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.
Đến tận
nơi chứng kiến, tôi
hiểu vì sao sau hơn 10 năm cống hiến, tuổi xuân hơ hớ qua đi, Kiều từ
bỏ chức
vụ Hiệu phó để về thị xã lấy chồng, an phận làm cô văn thư đánh máy qua
ngày.
Nghèo khổ, lam lũ như vậy, nhưng ở Bắc Kon Tum tôi gặp rất nhiều cổng
chào bằng
sắt ở đầu con đường đất dẫn vào thôn làng của người dân tộc, trên đó
treo biển
“Thôn văn hóa”, thậm chí nhà rông cũng có tên “Nhà rông văn hóa”. Vào
nhà rông
lợp tôn thay vì lợp cỏ, chẳng thấy chiêng, ché, sừng trâu mà chỉ thấy
toàn khẩu
hiệu suông. Có lẽ vì thế, những ngày lễ hội, trai gái trong thôn cũng
bỏ luôn
tục lệ ngủ đêm tập thể ở nhà rông, để cái tay con trai như con ma rừng
lần mò
tìm bạn tình trong bóng đêm huyền bí. Một già làng bảo với tôi: “Người
Bah Nar
chúng tao biết gì về thôn hay làng văn hóa đâu, chỉ biết cán bộ trên
cây thì
tốt, còn cán bộ dưới đất thì đa phần đều dở như cục phân trâu cả thôi.”
Hỏi ra
mới biết cán bộ trên cây của già là cái loa truyền thanh, chỉ toàn nói
lời hay
ý đẹp, khác hẳn cán bộ bằng xương bằng thịt ở dưới mặt đất. Chợt nhớ
lời nhà
văn Nguyên Ngọc nói với tôi tại cuộc hội thảo của Viện IDS ở Hà Nội:
“Tây
Nguyên là cả một bảo tàng dân tộc học hoành tráng và sống động không
chỉ của
Việt Nam
mà của nhân loại. Tiếc rằng ta đang hủy hoại nó một cách phũ phàng, vô
ý thức!”
Những
ngày nhập vai “Tây ba
lô” đi bụi, vẫy xe nhảy cóc nhiều chặng trên suốt đọan đường quốc lộ 14
dài gần
200 km, từ Pleiku (tỉnh lỵ của Gia lai) đi Buôn Mê Thuột (tỉnh lỵ của
Đăk lăk),
với tôi thật nhiều ý nghĩa, tràn đầy cảm xúc. Dọc theo đường đi, các
huyện Chư
Sê của Gia lai, Ia Súk, Krông Pút của Đăk lăk có những đồi thông tuyệt
đẹp dọc
2 bên đường quốc lộ. Vượt qua đồi thông, đi vào các xã, tôi đi giữa
những cánh
đồng bát ngát trên cao, đỏ tươi màu đất bazan, xanh mướt màu xanh của
cây cà
phê, hồ tiêu, ngô, đậu… và rực rỡ những đàn bướm vàng bay lượn trên
thảm cỏ trổ
đầy hoa dại. Nắng gió ở đây như cũng có mùi hương ngây ngất, quyến rũ
lòng
người. Cả những trận mưa đầu mùa của Tây Nguyên cũng cho tôi cảm giác
lâng lâng
vì được chiêm ngưỡng sức mạnh kỳ bí của thiên nhiên hùng vĩ.
Không
thể phủ nhận sự đổi
thay sâu sắc, xu thế phát triển của Tây Nguyên 10 năm gần đây, tại các
thành
phố, thị xã, thị trấn mà tôi đã đi qua, cho dù nó chưa tương xứng với
tiềm năng
to lớn của vùng đất này. Có lẽ Pleiku là điểm sáng nổi bật nhất về quy
mô phát
triển và tốc độ tăng trưởng so với các đô thị khác, nhờ vào sự đóng góp
không
nhỏ của các đại gia thuộc khối kinh tế ngoài quốc doanh. Ở Pleiku,
ngoài thủy
điện Ya-Ly, khu du lịch Biển hồ, công viên Đồng xanh mang đậm màu sắc
văn hóa
các dân tộc… Đi đâu tôi cũng gặp dấu ấn đầu tư của tập đoàn Hoàng Anh-
Gia Lai
và khoảng 5- 7 doanh nghiệp thuộc hàng đại gia khác, làm nên vẻ đẹp và
tầm vóc
một đô thị hiện đại trên cao nguyên lộng gió. Một người bạn thân là nhà
nghiên
cứu kinh tế ở TP Hồ Chí Minh có lần bảo tôi: “Việt Nam
càng đổi mới, hội nhập càng lộ
rõ yếu kém của kinh tế quốc doanh so với kinh tế ngoài quốc doanh. Quy
mô doanh
nghiệp càng to thì sự tương phản này càng lớn. Tây Nguyên có cái may
mắn vì ở
đó tiềm năng lớn, nhưng có nhiều lĩnh vực mà kinh tế quốc doanh còn bỏ
trống
hoặc ở dạng sơ khai sẽ là cơ hội tuyệt vời cho kinh tế ngoài quốc doanh
phát
triển.” Điều này có lẽ đúng với Pleiku, vì Buôn Mê Thuột có tiềm năng
lớn hơn
mà quy mô phát triển, tốc độ tăng trưởng thua Pleiku trong những năm
sau này và
Đăk Lăk có vẻ thua Pleiku về yếu tố kinh tế ngoài quốc doanh. Đến Buôn
Mê Thuột
lần này, tôi chỉ dành thời gian thăm đình Lạc Giao thờ Đào Duy Từ làm
Thành
Hoàng của làng. Hóa ra không chỉ có Võ Đại tướng hôm nay mà hơn 400 năm
trước,
trên bước đường lãng du tìm hiểu địa lý- chính sự- dân tình các vùng
đất phương
Nam để quay về Thuận Hóa giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên hoạch định chiến
lược mở
cõi, nhà chính trị và quân sự thiên tài họ Đào ấy đã từng lên Tây
nguyên, hiểu
rõ vai trò đặc biệt quan trọng về địa chính trị- quân sự của vùng đất
này. Ai
bỏ qua hoặc cố tình không hiểu sẽ mang trọng tội với dân tộc và lịch
sử.
Một
ngày ở Nhân Cơ
Ngay từ
lúc còn ở Hà Nội, tôi
đã xác định cái đích cuối cùng của chuyến lãng du Tây Nguyên phải là
Nhân Cơ,
bởi Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đang gây xôn xao dư luận, làm
nóng
nghị trường Quốc Hội. Là người viết văn, viết báo, nhưng có một thời
trai trẻ
tôi vốn là kỹ sư Địa vật lý, từng khảo sát cấu trúc mỏ bauxite bằng các
phương
pháp đo đạc giá trị các trường vật lý ở Lạng Sơn (1971) và Tây Nguyên
(1978)
nên tôi hiểu biết chút ít về loại mỏ quặng này. Điều đầu tiên, khiến
tôi trăn
trở suy nghĩ là vì sao phía Trung Quốc lại phớt lờ nguồn lợi khai thác
bauxite
ở Lạng sơn, Cao Bằng, chỉ nhăm nhăm hướng tới các mỏ ở Tây Nguyên?
Từ đầu
những năm 70 của thế
kỷ trước, đoàn địa chất 49 của Tổng Cục Địa Chất, dưới sự giúp đỡ của
chuyên
gia Hung-ga-ri đã tiến hành thăm dò tỉ mỉ, đánh giá trữ lượng chuẩn xác
ở mức
phục vụ cho khai thác bauxite ở Lạng Sơn và Cao Bằng là thuận lợi thứ
nhất. Các
mỏ này rất gần khu công nghiệp khai khoáng, chế biến quặng ở huyện Khai
Viễn-
Vân Nam- Trung Quốc nên giá thành vận chuyển sản phẩm về nước thấp là
thuận lợi
thứ hai. Hàm lượng alumin trong quặng cao gấp 5- 6 lần ở Tây Nguyên nên
công
nghệ làm giàu quặng đạt tiêu chuẩn thương phẩm hóa trên thị trường quốc
tế rất
đơn giản là thuận lợi thứ ba. Trữ lượng quặng ở Lạng Sơn, Cao Bằng theo
báo cáo
trình Quốc Hội của Bộ Công Thương dẫu chỉ có 449 triệu tấn, nhưng do
hàm lượng
alumin trong quặng cao nên tương đương hơn 2 tỷ tấn quặng ở Tây Nguyên,
là
thuận lợi thứ tư. Với ngần ấy lợi thế mà mỏ bauxite Lạng sơn-Cao bằng
vẫn không
đủ hấp dẫn người Trung Quốc thì chắc hẳn Tây Nguyên còn có nhiều hấp
dẫn khác
cuốn hút họ mà tôi chưa biết chăng? Mang nặng trong lòng điều trăn trở
ấy, cùng
nỗi ám ảnh từ 3 lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi hăm hở tìm về
Đắk
Nông.
Rời
Buôn Mê Thuột, tôi ra
quốc lộ 14 vẫy xe đò đi TP Hồ Chí Minh, đến ngã ba Đầm Hồ xuống xe đi
tiếp một
chặng xe ôm chừng 3 km là vào trung tâm thị xã Gia Nghĩa, thủ phủ tỉnh
Đắk Nông
(trước 1975 gọi là tỉnh Quảng Đức). Thị xã Gia Nghĩa có 3 khách sạn
lớn, sang
trọng do nhà đầu tư nước ngoài hoặc từ TP Hồ Chí Minh lên xây dựng, nằm
trên 3
quả đồi tuyệt đẹp, song tôi chỉ dám dạo qua cho biết rồi nhờ người lái
xe ôm
tìm giúp một khách sạn loại trung bình. Tình cờ tôi được đưa đến khách
sạn ‘Hà
Nội Phố’. Thật thú vị vì chủ khách sạn tên Bảo, người phố Giảng Võ
ngoài Hà Nội
vào đây lập nghiệp vừa được tròn hai tháng. Giữa nơi đất lạ gặp người
đồng
hương Hà Nội nên chủ- khách bỗng thành thân mật. Bảo khoe: “Em vào đây
lập
nghiệp vì biết Gia Nghĩa đang được quy hoạch thành Đà Lạt thứ hai của
cao
nguyên”. Được cái lợi thế, Gia Nghĩa gần Tp Hồ Chí Minh, giao thông
thuận tiện
hơn nhiều so với Đà Lạt. Phải chăng thế mạnh và hướng phát triển của
Đắc Nông
là tập trung tiềm lực đầu tư, sớm biến Gia Nghĩa thành nơi nghỉ mát lý
tưởng
cho tứ giác phát triển phía Nam đất nước và xây dựng các trung tâm công
nghệ
cao về sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ na-nô? Chỉ hai nguồn
lợi ấy
cũng đủ lớn, chẳng cần đến khai thác bauxite, và sẽ là đòn bẩy kích
thích tăng
trưởng cho công nghiệp chế biến nông lâm sản vốn là thế mạnh hiếm có
của vùng
đất đỏ ba-zan màu mỡ bậc nhất Tây Nguyên này. Ở phường Nghĩa Tân, thị
xã Gia
Nghĩa có nông trường chè của một ông chủ Đài Loan, trồng loại chè đặc
sản, ứng
dụng công nghệ cao chế biến và đóng gói tại chỗ, chở về nước họ, thu
lãi lớn
suốt 12 năm nay là một gợi ý tốt cho các nhà quản lý tỉnh Đắk Nông tham
khảo,
hoạch định chiến lược phát triển
Tôi đã
nghe giải trình của
tập đoàn TKV và Bộ Công Thương nói rằng, nơi có thân quặng bauxite
thường là
nơi đất cằn, năng suất cây trồng thấp. Bằng trí nhớ của người địa chất
và chiếc
la bàn trong tay, tôi dễ dàng tìm lại được những thân quặng bauxite ở
Đắk Mil,
Đắk Song. Lớp đất trồng ở đó đa phần là mầu mỡ, độ ẩm cao vì bauxite
Tây nguyên
thuộc thành tạo Laterit, có bản tính ngậm nước, giữ ẩm cho cây nên năng
suất hồ
tiêu, cà phê khá cao, cỡ 2 tấn cà phê/1 mẫu. Ở Đắk Mil, tôi vô tình
phát hiện
ra một sự thật đáng quan ngại hơn. Từ ngã ba thị trấn Đăk Mil có con
đường đi
về hướng Tây chỉ 5 km là đến tỉnh biên giới Mondol kiri của
Căm-pu-chia, chính
là nơi mà Trung Quốc đã mua đứt một vùng đất rộng lớn, đặc quyền khai
thác
trong 99 năm.
Ngày
cuối cùng ở Đắk Nông,
tôi dành thời gian đi Nhân Cơ vì ở đó có trụ sở công ty khai khoáng,
nhà máy
tuyển quặng do người Trung Quốc đang chỉ huy xây dựng và khai trường mở
vỉa
quặng đã hoàn tất việc san ủi…Nhân Cơ nằm cách thị xã Gia Nghĩa chừng
13 km
theo đường quốc lộ về hướng Bù Đăng. Đây là một xã lớn và trù phú nhất
của
huyện Đắk Lấp, gồm 12 thôn. Phạm vi khu mỏ chạy dọc bên trái con đường
liên xã
từ Nhân Cơ đi Nhân Nghĩa- Đạo Nghĩa- Đắk Sin và chiếm toàn bộ diện tích
các
thôn 4 của người dân tộc và thôn 11, 12 của người Kinh ở Nhân Cơ. Trụ
sở công
ty và nhà máy đặt tại thôn 11. Việc di dân, đền bù đất, giải tỏa mặt
bằng diễn
ra từ năm 2007, nhưng đến nay chưa hộ nào được nhận đủ tiền. Giá đền bù
cũng
rất rẻ mạt, mỗi hộ chỉ được đền bù 300 m2 đất thổ cư với mức 300
ngàn/m2 gần
đường nhựa, còn xa đường nhựa là 150 ngàn/m2. Số diện tích đất còn lại
quy tất
cả vào đất nông nghiệp, chỉ đền bù một mức thống nhất là 40 triệu/1 mẫu
đất,
gần đây nâng lên 105 triệu/1 mẫu. Anh Nguyễn VănMỹ
, sinh năm 1978, ở thôn 11, có vợ và 1 con
gái 3 tuổi, gặp tôi than thở: “Hộ của cháu có hơn 2 mẫu trồng hồ tiêu,
cà phê
mỗi năm thu nhập khoảng trên dưới 100 triệu. Nhà nước đền bù rẻ mạt vẫn
phải
cắn răng đi mua đất khác mà gây dựng lại, nhưng chỉ mua được non nửa
diện tích
bị mất thôi, bác nhà văn ạ!” Tôi hỏi: “Chẳng lẽ đất trồng cà phê cũng
đền bù
như đất trồng khoai mì hay bỏ hoang?” Anh đáp: “Bất công, vô lý là thế,
nhưng
dân còn biết kêu ai!”
Chia
tay Mỹ, tôi thử liều
xông thẳng vào bên trong khu vực nhà máy la cà quan sát và hỏi chuyện.
Đến ngôi
nhà nhỏ của đội khảo sát địa chất, tôi gặp Đức, kỹ sư hóa nghiệm của
Liên đoàn
địa chất 10 (Cục Địa Chất- Bộ Công thương). Anh được điều động biệt
phái sang
giúp TKV phân tích mẫu quặng bauxite. Đức cho biết, đội khảo sát chỉ có
7
người, đến Nhân Cơ cuối năm 2007, nay đã rút về Hà Nội hết, chỉ còn anh
là
người duy nhất ở lại. Là người hiểu nghề, biết việc nên chỉ cần trò
chuyện với
Đức thoáng qua vài phút, tôi hiểu ra, TKV rất ít người am hiểu về
bauxite. Họ
tổ chức thăm dò trữ lượng khai thác ở Tân Rai, Nhân Cơ đều đại khái,
qua loa
cho đủ thủ tục, chứ không làm công phu, bài bản theo quy trình nghiêm
ngặt như
ngành địa chất xưa nay vẫn từng áp dụng.
Rất
may, tại hiện trường thi
công xây nhà máy, tôi gặp 2 kỹ sư người Trung Quốc, một họ Lỗ, 51 tuổi,
còn anh
họ Vương, 43 tuổi. Nghe tôi nói tiếng Bắc Kinh lưu loát, họ tưởng tôi
là người
Trung Quốc mới sang nên vồ vập chuyện trò, nói cười ngả ngớn, không hề
giữ kẽ.
Cả hai đều là người Quan Đông, xứ lạnh, chưa quen với khí hậu và văn
hóa ẩm
thực phương Nam.
Ông Vương cho biết, người Trung Quốc ở Nhân Cơ ít hơn rất nhiều so với
Tân Rai,
chỉ có khoảng vài chục người, đều là chuyên gia kỹ thuật, quê ở Quan
Đông hoặc
Liêu Ninh, hưởng lương rất cao so với ở quê nhà và gấp 5- 7 lần lương
của
chuyên gia kỹ thuật Việt Nam. Hỏi chuyện về chuyên môn, ông Lỗ cho
biết: “Quặng
bauxite Tây Nguyên có hàm lượng alumin rất thấp, chỉ đạt 9- 10% ở Tân
Rai, còn
ở Nhân Cơ tốt hơn tí chút, đạt 11-12% nên lượng bùn đỏ thải ra hồ chứa
mỗi năm
vô cùng lớn. Vì áp dụng công nghệ tuyển ướt nên cần lượng nước đầu vào
rất
nhiều. Mùa mưa có thể dùng nước trên mặt, chứ đến mùa khô có lẽ phải
cần thêm
giếng khoan nước nước ngầm mới đủ dùng. Nước thải sau tuyển quặng đương
nhiên
sẽ tồn dư thành phần kim loại nặng và hóa chất…”
Nghe
ông Lỗ nói, tôi rùng
mình liên tưởng đến thảm họa môi trường ở mỏ măng-gan Tốc Tác- Cao Bằng
gần 20
năm trước. Ban lãnh đạo TKV hoặc bất cứ ai trong nghề địa chất, khai
khoáng đều
biết rõ thảm họa khủng khiếp này. Chỉ trong một đêm, bãi thải của mỏ từ
trên
cao gặp mưa lũ đã đổ ập hàng chục triệu mét khối đất, đá xuống thung
lũng, chôn
sống hơn 300 người!Bài học Tốc Tác- Cao
bằng còn đó, rồi nguy cơ ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai, ảnh
hưởng
đến 16 triệu dân của miền Đông Nam Bộ.
Ở xứ
mình mạng người rẻ quá
chăng!!!???
Lời kết
Tôi trở
về ‘Hà Nội Phố’, ngồi
uống cà phê trong quán ở sân khách sạn, thiết kế tuyệt đẹp và tao nhã
theo
phong cách của người Tràng An thanh lịch, mà lòng buồn se thắt. Cơn mưa
đầu mùa
ở Đắk Nông dài lê thê, nước tuôn xối xả. Ngoài đường có tấm áp phích
cực lớn,
kỷ niệm 5 năm thành lập tỉnh Đắk Nông (2004- 2009). Tôi nhìn hình vẽ
thành phố
Gia Nghĩa trong tương lai trên áp phích qua ánh chớp nhập nhoàng, hồi
nhớ lại
tất cả tài liệu chính thống của Nhà nước về Đắc Nông mà mình đã tra cứu
trên
mạng internet, sắp xếp lại theo trình tự thời gian. Hình như người ta
đã âm
thầm chuẩn bị từng bước, rất tinh vi, bài bản cho Dự án khai thác
bauxite ở Đắk
Nông từ lâu rồi mà có việc Quốc Hội cũng đã vô tình biểu quyết:
Tháng
1/2004 tách 6 huyện
phía Nam của tỉnh Đắk Lắk cũ, lập tỉnh Đắk Nông có trữ lượng bauxite
chiếm 91%
trữ lượng toàn Tây Nguyên.
Tháng
2/2006 điều chỉnh địa
giới các xã ở 3 huyện Đắk Song, Đắk Mil, Đắk Lấp để gom các thân quặng
bauxite
gần nhau về cùng một đơn vị hành chính cấp xã, tiện lợi cho quản lý và
khai
thác.
Cuối
năm 2006 giải phóng mặt
bằng lòng hồ, xây đập thủy điện Đắk Rơ Lih chỉ cách Nhân Cơ 2 km theo
đường
chim bay, có lẽ chủ yếu phục vụ khai thác, chế biến quặng, nhưng không
thấy TKV
hạch toán vào vốn đầu tư của Dự án bauxite (!?).
Năm
2007 triển khai giải
phóng mặt bằng, mở khai trường mỏ và xây nhà máy chế biến quặng ở Nhân
Cơ.
Tháng
5/2009, Bộ Công thương
trình báo cáo về Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên lên Quốc Hội, bị dư
luận
phê phán vì thông tin lập lờ, hiệu quả bánh vẽ!
Nửa
cuối năm 2010, theo lời
ông Lỗ, kỹ sư người Trung Quốc nói với tôi thì chắc chắn họ sẽ lắp đặt
thiết bị
cho nhà máy tuyển quặng Nhân Cơ…
Vậy là
mọi sự đã rồi, mâm cỗ
đã bày lên chờ thắp nhang cúng cụ, con cháu nào dám ho he. Thư của Võ
Đại
tướng, kiến nghị của giới trí thức, thảo luận của đại biểu Quốc Hội
phỏng có
tác dụng gì? Là người viết văn, trong chuyến lãng du này tôi gặp gì
viết nấy,
xả bớt nỗi niềm cho mọi người cùng ngẫm, hậu thế tường minh, thế thôi!
V.N.T
Đắk
Nông 5/2009-Hà Nội 6/2009
Tác giả
gửi cho viet-studies
ngày 7-6-09
* Nói
ra thì
có vẻ nhỏ nhen, nhưng có vẻ như mấy ông mấy bà nhà văn VC “bạn Gấu” rất
ư là
coi thường tài sản tinh thần của người khác. Đâu có phải ‘nhà của bạn’
- muợn
chữ của Kundera – mà cứ tha hồ mà thiến, mà cắt, mà tùng, mà xẻo, rồi
đi một đường
xin tác giả…thể tất?
Gấu này nghi
rằng, NQL bị cái tít Tây Nguyên Du Ký đánh lừa, nên mới cắt xén như
vậy. Du ký,
chỉ là một bản văn mang tính ký sự mà.
Những trang
hay nhất của Ký Sự Vụn, cũng bị chính tác giả của nó, thiến y chang,
chắc hẳn? Không hiểu
có còn cái xen, anh chàng heo nọc không có thì giờ mặc quần, mà chỉ cần
một cái
áo choàng phủ lên tấm thân trần truồng, đi khắp thôn xómphục vụ đám phụ nữ có chồng đi Nam chiến đấu,
hay vợ liệt sĩ, một nhân vật hách xì xằng như thế khiến Gấu nhớ đến con
heo nọc
trong một truyện ngắn của Thảo Trường, hay Đại Ác Tăng Rasputine, làm
sập chế độ
Nga Hoàng, chỉ nhờ vào sự dẻo dai của một cục thịt!*
Gấu còn nhớ,
thời gian sau 30 Tháng Tư 1975 Miền Nam đói khủng khiếp, Miền Bắc hình
như cũng
rứa, ấy là vì mấy anh Tẫu đòi nợ. Trả đến đâu không biết, nhưng chắc là
chưa đủ
vốn, nên mới xẩy ra cú dậy cho Việt Nam một bài học. Rút kinh nghiệm
cuộc chiến
biên giới, anh Tẫu bèn chơi cái đòn bao vây vùng biển, cho mày đói cá
chơi.
Gấu đi tù những
ngày đó. Nông trường Phạm Văn Cội, Củ Chi Thành Đồng. Nhờ gia đình tiếp
tế, số
phận tù còn bảnh hơn số phận dân. Thế là được dân cưu mang, thương còn
hơn thương
con đẻ, cũng là vì phần bột mì tù được chia bèn biếu dân, đổi chút
thoải mái ăn
ngủ, tắm rửa, và tiếp thân nhân, mỗi lần thăm nuôi, vì nông trường
không có Nhà
Hội!
Sau này đọc
Brodsky, khi ông viết về thời gian đi tù ở nông trường cải tạo Hắc Hải,
mà thấy
sướng mê tơi, cứ như được sống lại những ngày Phạm Văn Cội!
Đúng là cam
chịu lịch sử!
Những hậu quả
từ sai lầm này thoạt đầu khó nhận rõ, bởi sự phá hoại trong văn hóa
không dễ nhận
thấy. Trong văn hóa không có “máy bay rơi”. Ở đó dường như chỉ có việc
trao giải
thưởng, trao danh hiệu nào “ưu tú”, nào “nhân dân”. Chẳng có gì quan
trọng. Nhưng
sau đó nhìn lại: sau hai mươi năm mà dân chúng đã suy đồi, còn đám trí
thức nghệ
sĩ thì đứng trên Tháp [Rùa ở Hồ Gươm] Eiffel mà khạc nhổ lên số phận
đất nước.
Rồi tất cả lại bắt đầu hỏi: tại sao, tại sao? Chỉ tại người ta đã trao
giải thưởng
cho những cuốn sách không thể đọc nổi, cho những cuốn sách dạy thái độ
thờ ơ với
những giá trị thiêng liêng của dân tộc... Tỉnh ngộ thì đã muộn. Nguồn: Phong Điệp
Gấu mới đi một
đường ai điếu một nền văn chương vô dụng, (1) là đã có tiếng vang từ
Liên Xô, liền
tù tì, chẳng thú sao? (1) Sartre
mê làm cách mạng, nhưng khi có dịp, ông lại để lỡ: Trong Buồn Nôn đã
manh nha
những điều sau này được đám tiểu thuyết mới phát triển.
Gấu đã từng phán thật hách như thế về Sartre, trong Đọc
Bếp Lửa của TTT. Từ hồi 1973.
Ra ý, Bếp Lửa cũng chịu đựng cùng một số phận như Buồn Nôn.
Về già, đọc lại, Gấu sợ quá, làm sao mà hồi đó liều lĩnh như thế?
Nhưng, tuyệt vời thay, đúng y chang.
Post sau đây, những lời tự thú của đám tiểu thuyết mới:
IV. LA NAUSÉE LUE
PAR LES ROMANCIERS DU SECOND DEMI-SIÈCLE. Trong
có một, ‘tuyệt vời thay’
tiên đoán y chang, số phận của cả
một nền văn học Mít sau 1975: chuyên sản xuất, dịch thuật, toàn những
thứ sách
tồi, theo nghĩa, vô dụng.
Ai phán, bảnh như thế?
Le Clézio, Novel văn chương Tây:
L'efficacité d'un livre tel que La Nausée n'est pas celle d'une œuvre
de
vulgarisation; ce qui est exprimé là n'est pas une facilité, ni un
système.
C'est un accord parfait entre Sartre et le monde, un accord tel que
seule la
vie réelle pouvait le fourrnir. Sartre a vécu La Nausée, et il fallait
qu'il
l'écrive. Nous vivions La Nausée, et nous devions lire ce livre. Cette
double
expérience et cette double nécessité sont les véritables raisons de
cette
œuvre. C'est cela la force de l'écriture de Sartre, et cela sa vertu.
Les
mauvais livres sont peut-être avant tout des livres inutiles. Et le
génie est
peut-être tout simplement la plus grande adhésion au contrat social.
Những cuốn sách dở có lẽ, trước tiên, chúng là những cuốn sách vô dụng.
Văn chương trong nước, viết, đọc, dịch... đều cố tránh cái điều mà
Clézio gọi
là 'la plus grande adhésion au contrat social'.
Đám hiện sinh gọi là, [tránh] 'xuống thuyền'.
Chính vì thế mà cả một nền văn chương trở nên vô dụng! "Ai
điếu
một nền văn chương vô dụng", liệu có thể chôm NMC và đi một đường như
vậy
chăng?
Nhưng ai điếu kiểu này thì bực mình lắm đấy!
Ngay cả những khi mấy đấng Yankee mũi tẹt bàn về Camus, [Tôi chọn
Camus!], hay
dịch, tán tỉnh về Kundera, về Kafka… nhảm cả đấy! Ấy là vì toàn tán
tỉnh theo
kiểu vô dụng cả, nghĩa là không tìm cách cho nó dính với da thịt Mít,
vào cái
“contrat social” Mít.
Hay lập lại những gì mũi lõ phán.
Nhục thật!
*
Trong
hình
dung của tôi, đó là một người ban đầu là cộng sản rất kiên cường, nhưng
sau này
khi Đổi mới, ông trở thành một người chiến đấu cũng rất kiên cường. BBC
Câu này, qua
bối cảnh [chủ nghĩa CS áp dụng vào Việt Nam], nhân vật [Nguyễn Hộ],
đúng ra phải
viết như vầy:
Trong hình
dung của tôi, đó là một người ban đầu là cộng sản rất kiên cường, nhưng
sau này
khi Đổi mới, ông trở thành một người chiến đấu chống CS cũng rất kiên
cường [căn cứ vào câu này: Ông nói ngày
xưa nếu CNCS đã cứu đất nước khỏi ách thực dân, thì bây giờ chính CNTB
sẽ cứu đất
nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu]. (1)
(1) V/v NH: Một tên
Chống Cộng điên cuồng. Cuối
tháng 8 năm 1990, Phó
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tìm gặp Nguyễn Hộ tại một chòi
canh rẫy
ở vùng Phú Giáo - miền Ðông Nam Bộ, cách Sài Gòn khoảng 60 cây số. Ông
Kiệt
hỏi: ” Thế nầy là sao?”. Nguyễn Hộ trả lời: “Thành phố ngột ngạt quá,
tôi về
nông thôn ở cho khỏe”. Ông Kiệt nói: “Anh cứ về thành phố ai làm gì
anh”.
Nguyễn Hộ đáp: “Rất tiếc, phải chi anh gặp tôi sớm hơn độ hai tháng thì
tốt
quá, tôi trở về thành phố ngay. Còn bây giờ thì đã muộn rồi, bởi vì
dưới sự
lãnh đạo của trung ương ÐCSVN, cả nước được chỉ đạo, phổ biến rằng tôi
là tên
phản động, gián điệp, móc nối với CIA, nối giáo cho giặc, tiếp tay báo
chí nước
ngoài tuyên truyền chống Đảng, chống nhà nước. Lập tổ chức chống Đảng,
lật đổ
chính quyền, ăn tiền của Mỹ, chủ trương đa nguyên, đa đảng. Tất cả sự
quy chụp
ấy nói lên rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạp tôi xuống tận bùn đen,
chôn vùi
cả cuộc đời cách mạng của tôi trong nhơ nhuốc để tôi không làm sao ngóc
đầu dậy
được. Tình hình như vậy tôi trở về thành phố làm gì trừ khi đất nước
Việt Nam có dân chủ
tự do thật sự“. Nguồn talawas
Bởi
vì bắt buộc phải hết sức rõ ràng, không để cho ngưòi đọc mơ hồ, vì một
câu văn lửng lơ, mà có thể nghĩ khác đi, về một con người vừa nằm
xuống.
Chiến
đấu kiên cường với ai? Với Mỹ Ngụy hử?
Gấu
đã nói rồi, mấy tên VC nằm vùng này, vô tài, bất tướng, viết một câu
văn không nên thân, là vậy.
Có thể, tâm địa sao thì viết như vậy.
Bởi vì, là một tên VC nằm vùng, một chuyên gia về chủ nghĩa CS, "y" cảm
thấy nhục nhã, khi phải viết, Nguyễn Hộ là một tên "Chống Cộng điên
cưồng", hay, dùng chữ của y, "quyết liệt"? Cái
sự lập lờ của tay cựu bộ
trưởng văn hóa Mặt Trận này, còn liên quan tới cái gọi là, sự hèn nhát.
Và đây
là ý của Paz, khi viết về Solz và nhắc tới câu của Montaigne: Tôi thường
nghe người ta nói,
hèn nhát là mẹ của độc ác.
Gấu này, đã từng tiếc, phải chi mà đám Yankee mũi tẹt chịu khó đọc,
dòng văn học dưới hầm của Nga, với những quái vật khổng lồ như
Akhmatova, Mandelstam... hay dòng văn chương của những tác giả đã từng
ăn nằm với chủ nghĩa CS, như Milosz, như Manea, nhưng sau
hiểu ra, vô ích, bởi vì đầu óc của chúng đã bị sơ cứng mất rồi, không
làm sao thay đổi được nữa. NCT
mà thi sĩ gì? Đâu phải
thơ?
DTH mà văn sĩ gì? Đó là chính
trị!
Nghe,
bề mặt thì cũng có
vẻ... đúng, nhưng bề chìm thì mới thảm.
Bề chìm của nó, Paz đã lật
ra, khi viết về Solz, trích dẫn một câu của Montaigne. Tôi thường nghe người ta
nói,
hèn nhát là mẹ của độc ác. Đọc như thế là độc ác, là
khốn nạn, mà gốc gác của nó, là hèn nhát.
Cái
câu mà Người Kinh Tế vinh
danh Solz, mấy tay trong nước nên đọc. Vào
thời kỳ Xô viết,
nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu quả đáng sợ.
Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí
thức hạng nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử cho Liên Xô.
Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự thực
tuy vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm 2006, cho
thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải
là sự sợ hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên
bổng lộc, và địa vị mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như
là "tà lọt" trung thành của hệ thống Xô Viết.
*
Đó cũng là lý do, đến khi hấp hối, đám VC mới dám thú nhận, hèn,
nhục...
Nhưng, muộn còn hơn không!
Bài
điểm cuốn sách mới nhất
về Solz, trên tờ Điểm Sách London, 11 Sept, 2008 Nhiệm
vụ của Solz: Solz's Mission.
Nhiệm vụ gì?
Chàng ra đời, với số mệnh làm
thịt Xô Viết, cũng như Lenin, ra đời, để xây dựng nó!
Like any prophet - like
Lenin... he knew himself born to a historic destiny... In the end, his
mission,
like Lenin, succeeded. In fact, one might say that it succeeded at
Lenin's
expense, a triumphant negation of Lenin's success.
Cuốn sách khổng lồ, về tiểu
sử Solz: gần 1 ngàn trang, với những tài liệu mới tinh, từ hồ sơ KGB.
Một David vs Soviet Goliath
What a fighter!
Chàng dũng sĩ tí hon chiến
đấu chống anh khổng lồ Goliath Liên Xô mới khủng khiếp làm sao. Niềm
tin của
chàng mới ghê gớm thế nào: Tao lúc nào cũng đúng!
Chính trại tù đã làm nên
Solz. Nhờ lao động cải tạo mà ông được cứu vớt, mất đi niềm tin Mác xít
Lêninít,
và tìm lại được niềm tin Chính thống giáo khi còn nhỏ, và nhận ra lời
gọi [the
calling]: ta sẽ là một ký sự gia của trại tù và kẻ tố cáo hệ thống Xô
viết [the
camps’ chronicler and the Xoviet system’s denouncer]
Đây có lẽ là cuốn tiểu sử mới
nhất, đầy đủ nhất [sửa chữa những sai sót trước đó về Solz]. Và tuyệt
vời nhất.
Tin Văn sẽ scan bài điểm hầu quí vị!
*
Nhìn ra số mệnh của Solz như
thế, và gắn nó với số mệnh của Lenin như vậy, thì thật là tuyệt. Mi
sinh ra là để hoàn thành Xô Viết, còn ta sinh ra để huỷ diệt nó, và tố
cáo với toàn thế giới cái sự ghê tởm, cái ác cực ác của nó.
Nhưng chưa tuyệt bằng cái tay nào đó, viết trên CAND, tờ báo mà “ông
chủ” "viet-xì-tốp-đi" khen
là văn hóa cao:
…Bi
kịch trongsố
phận của Solzhenitsyn là ở chỗ, trong phần
lớn cuộc đời mình, ông luôn là người không hợp thời và vì thế, đã vừa
không hữu
dụng cho tổ quốc mình, vừa dễ bị những đối thủ của dân tộc Nga lợi dụng
với
những mục đích hiển nhiên không nhằm mang lại phúc lợi trước hết cho
dân tộc
Nga.
*
Giả
như có một nhà văn Mít, VC, sinh ra đời, với mission, huỷ diệt VC,
như Solz với mission của ông?
There are many stars
in
the sky and Solzhenitsyn has gone
to find his deserved place amongst them.Deserved because of his courage
and
commitment to describe what he saw.None of us ever see "the truth the
whole truth and nothing but the truth" because we simply do not have
that
capacity.If, however, on seeing something that fills us with horror
(and there
is plenty of that - wherever you look) we do not speak out or
acknowledge what
it is we see, then we are, in my view, contributing to that horror and
the prevailing
unwillingness to see, thereby perpetuating it.My thanks go to him and
the many
other people in the world (in all systems/ cultures/ religions and
nations)
that have what it takes to "have a go".As anyone who has ever
"had a go" will tell you, there always will be those who support and
those who ridicule, that is the way it is. But thank goodness the world
has
people like Solzhenitsyn, lest we all will start to believe the
prevailing
myths and nonsense we sometimes call the truth. Obituary Viết
trung thực, bao dung, không thù hận ¤Một nhà
văn hải
ngoại, ông Lâm Chương,
sau khi đọc Chuyện kể năm 2000, đã nói với bạn bè là từ nay ông ấy
sẽ
không viết về trại cải tạo nữa, vì có viết cũng không thể nào hay
hơn Chuyện
kể năm 2000 ? Theo ông, tại sao Chuyện kể năm 2000 lại được độc
giả cũng
như các nhà văn đặc biệt trân trọng như vậy ?
Tôi
rất cảm động khi được biết
ông Lâm Chương nói như vậy về tập sách của tôi. Việc phân tích những
cái hay
cái chưa hay của Chuyện kể năm
2000 thuộc bạn đọc và các nhà phê
bình. Là
tác giả, tôi chỉ có thể nói rằng tôi viết Chuyện kể năm 2000 với
tất cả sự
cố gắng nhằm đạt tới cái trần của mình. Tôi tự nhủ : Hãy trung thực.
Viết tất cả
những gì mình biết, mình trải, với tấm lòng bao dung, không thêm, không
bớt,
không thù hận. Hãy dọn mình đối thoại với vô cùng. Viết với lòng nhân
ái, với sự
tự do mình dành cho mình, để tìm ra gốc gác, căn nguyên, không hớt
váng. Viết với
một sự giản dị chân thành nhất. Và viết với sự luyến tiếc đến đau đớn
một thời
tuổi trẻ đã qua.
* Chuyện
ông nhà văn hải ngoại LC
giơ tay đầu hàng, ngưng viết về tù cải tạo, vì không thể viết hay hơn
BNT khiến Gấu hơi bị ngạc nhiên.
Hai ông đi tù khác
nhau, một ông là sĩ quan Ngụy, một ông chắc đã từng là đảng viên, đi
tù vì bị
Đảng nghi ngờ lòng trung thành, hẳn thế?
V/v ông LC nói “không thể
nào viết hay hơn” ông BNT.
Gấu cũng đồng ý, không có ai
có thể viết hay hơn BNT, với tác phẩm để đời CKN2000. Đó là một cuốn
tiểu thuyết "trác tuyệt."
Nhưng, cái khốn nạn nhục nhã
của CKN2000, chính vì nó trác tuyệt, không thể có ai viết hay hơn!
Cuốn tiểu thuyết, một cách nào
đó, đụng vô một vấn đề căng nhất, về sáng tạo. Vấn nạn này, Adorno đặt
ra,
qui về câu sau đây, mà Gấu đã từng nhắc tới, khi viết về CKN2000:
Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi
đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành
điệu, thì
vẫn làm cho hiện tượng kia [Cái Đại Ác, Cái Ác Bắc Kít, Na Zít…], có
thêm sự
huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of
acceptability –
(Phỏng vấn G. Steiner). (1)
(1) Đây cũng là vấn nạn mà Kinh Cầu của
Akhmatova nêu lên, như Brodsky nhận định về nó: Brodsky. For me the
main
thing in Requiem is the theme
of splitting, the theme of the authors
inability
to have an adequate reaction. Akhmatova describes in Requiem all the
horrors of
Stalin's "great terror," but at the same time she is constantly
talking about how close she is to madness. Do you remember? Already madness dips
its wing And casts a shade
across my heart, And pours for me a
fiery wine Luring me to the valley
dark.
I
realize that to this madness
The victory I must yield,
Listening closely to my own
Delirium, however strange. Với
tôi, đề tài chính của
Kinh Cầu, là về sự nứt nẻ, phân rẽ, [thân này ví xẻ làm đôi được], về
sự không làm
sao có được một phản ứng đầy đủ của những tác giả khi đứng trước hoàn
cảnh. Akhmatova, trong Kinh Cầu,
miêu tả tất cả những
điều khủng khiếp, ghê rợn của ‘khủng bố lớn’, của Stalin, nhưng cùng
lúc, bà hoài
huỷ nói về tình trạng mấp mé bờ điên khùng, hoảng loạn. Bạn nhớ không? Already madness dips
its wing And casts a shade
across my heart, And pours for me a
fiery wine Luring me to the valley
dark.
Khùng điên giang rộng cánh
Trải dài bóng qua trái tim tôi
Đổ rượu nồng cho tôi
Lùa tôi xuống thung lũng tối I realize that to this
madness The victory I must yield, Listening closely to my
own Delirium, however
strange.
Tôi nhận ra, đối với điên khùng
này,
là chiến thắng mà tôi phải
trao nhường cho nó.
Trong khi lắng nghe, thật cận
kề,
cơn hoảng loạn của chính mình
Mới lạ lùng làm sao!
(1) Trên talawas, có một đấng dịch:
Cơn điên dại
đã dang cánh
Phủ bóng lên nửa trái
tim tôi.
Cho tôi rượu nồng để uống,
Và kéo
tôi xuống thung lũng tối đen.
Đó cũng là lúc tôi
nhận ra, Trong
khi lắng nghe
cơn mê sảng xa lạ của mình, Rằng
tôi phải trao chiến thắng Cho
nó.
Không
hiểu nửa trái tim,
là sao. Bạn văn VC nào rành tiếng Nga, coi lại
nguyên tác, khai cái ngu cho Gấu.
Đa tạ. NQT
*
Brodsky phán, khổ
thơ sau có lẽ là tuyệt
vời nhất của tất cả Kinh Cầu.
Hai dòng chót [Listening closely to
my own/Delirium,
however strange] nói sự thực lớn lao
nhất.
Akhamatova diễn tả tâm trạng của thi sĩ, khi nhìn mọi chuyện xẩy ra cho
bà, như
thể, bà đứng qua một bên. Với nhà thơ, sự kiện, viết ra, cũng quan
trọng như,
sự kiện, diễn tả nó: Nhà thơ bắt đầu trù ẻo mình: Mi là kẻ điên khùng.
Mi là
một thứ quái vật chi, tại sao mi thản nhiên nhìn những sự ghê rợn như
thế diễn
ra trước mặt, như thể nó chẳng liên quan mắc mớ gì tới mi? Volkov:
Chuyện
trò với Brodsky
Nên nhớ, chẳng hề có
một độc giả khen Quần Đảo Gulag, là hay cả!
Và Steiner đành phải
phán, ông Solz. đếch viết cho thời đại của chúng ta! Một cách nào đó, ông
không
viết cho chúng ta, mà là cho một hậu thế xa vời, cho những thế hệ sau:
họ có
thể thưởng thức tác phẩm, thấy nó xứng đáng, hơn là cái nhìn tức thời
của chúng
ta. *
Thiếu tính khách
quan của một
sử gia, và khả năng xàng lọc dữ kiện, những trở ngại này khiến ông
không thể
miêu tả đất nước của ông, trong cơn đọa đầy, sa xuống tình trạng dã
man. Ông
nhìn quá khứ, như là một cuộc chiến đấu kiểu Manichaean, giữa tốt và
xấu, thiện
và ác, với những người Nga hô hào tự do dân chủ, nhưng ở lộn bên hàng
rào.
Chúng ta có thể tỏ ra không công bằng, "not fair", khi hất hủi kiệt
tác, magnum opus, này, coi là một thất bại khổng lồ. Một cách nào đó,
ông không
viết cho chúng ta, mà là cho một hậu thế xa vời, cho những thế hệ sau:
họ có
thể thưởng thức tác phẩm, thấy nó xứng đáng, hơn là cái nhìn tức thời
của chúng
ta. George Nivat khẳng định, Solzhenitsyn đã sáng tạo ra một thể loại
văn
chương đa giọng, dựa trên cấu tạo toán học, mỗi điểm thắt nối của bi
kịch được
nghiên cứu tỉ mỉ theo nhiều hướng, và được triển khai qua những cuộc
đối thoại,
trò chuyện giữa những nhân vật, và tác giả. Ông đã thành công trong
việc lật
tẩy, cái gọi là đạo đức Cộng Sản, và từ đó, nhìn ra sự sụp đổ của nó.
Cuộc đời
của ông cho thấy, ngay cả trong thế kỷ hung bạo khủng khiếp như thế kỷ
của
chúng ta, sự can đảm của một cá nhân thôi, đã làm nên điều phi thường. Solz: Một linh hồn lưu vong
Ai điếu Obituarynhật
xét về Solz: Ông ta không phải là một
Tolstoy, hay một Dos khác! Những cuốn sách của ông, một chiều
[one-dimensional], giọng văn mỉa mai, chi tiết khoa trương, chán ngấy.
Tuy nhiên,
chính cái sự không thể nào bị huỷ diệt, tao đố chúng mày đánh gục tao
đấy, cuối
cùng mang đến cho những tác phẩm của ông giọng tiên tri, [tiên tri theo
nghĩa
của Hemingway: Con người có thể bị huỷ diệt, nhưng không thể bị đánh
gục, Man
can be destroyed, but not defeated].
Nhưng, cách đọc của Anne Applebaum tuyệt hơn, theo Gấu. [Sẽ giới thiệu
trên Tin
Văn] Quan
tâm số 1 của Solz: Trí thức Nga đi trật đường vào thời điểm nào [Le Point phỏng vấn Georges Nivat,
người dịch những tác phẩm đầu tiên của Solz qua tiếng Tây]. * Còn
bài trả lời ông Trùm WJC, của nhà văn BNT, ông viết
"trung thực, bao dung, không hận thù", thì đành mượn cái còm của một
độc
giả
mũi lõ, nhân đọc Obituary.
Điều mà BNT gọi là sự trung thực,
theo Gấu, chỉ là "huyền thoại", cái "bố nếu bố náo", nonsense, đôi khi
chúng ta gọi là sự thực. Bởi vì chính ông, đã coi cái việc đi tù
của ông là bắt buộc phải như thế, vì đây là điều cần thiết. Bởi vì theo
ông, nếu không
có sự "pha lê hóa" xã hội Miền Bắc như thế, làm sao có chiến thắng Miền
Nam?
Một nhà văn trung thực, là phải có cái sự "tham dự lớn vào bản khế ước
xã hội".
Những nhà văn trong nước chưa từng làm được điều này. * Chính
trại tù đã
làm nên Solz. Nhờ lao động cải tạo mà ông được cứu vớt, mất đi niềm tin
Mác xít
Lêninít, và tìm lại được niềm tin Chính thống giáo khi còn nhỏ, và nhận
ra lời
gọi [the calling]: ta sẽ là một ký sự gia của trại tù và kẻ tố cáo hệ
thống Xô
viết [the camps’ chronicler and the Xoviet system’s denouncer]
Trường hợp BNT,
ngược lại, chính nhờ trại tù mà ông ngộ ra chân lý "pha lê hóa" xã hội,
như ông viết trong lần viếng thăm WJC:
Trong cuộc chiến
tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha lê hoá hậu
phương. Những
người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những người có biểu hiện thiếu
lòng
tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, những phần tử đáng ngờ, những kẻ
trộm
cắp, du thủ du thực,... tóm lại tất cả những gì là vẩn đục so với yêu
cầu trong
như pha lê của một xã hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và
đó được
coi là một biện pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe
những
người khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung. Quít làm, Cam chịu
[Lịch sử]
Còn
đây là cảnh "pha lê
hóa" tại thiên đường Xô Viết: On
29 December 1929 Stalin
announced laconically in Pravda: "We have gone over from a policy of
limiting the exploiting tendencies of the kulak to a policy of
liquidating the
kulak as a class."….
Vasily
Grossman, a Jew who
also wrote powerfully about the Holocaust, has described a typical
departure
scene:
From our village ... the "kulaks" were driven out on foot. They took
what they could carry on their backs: bedding, clothing. The mud was so
deep it
pulled the boots off their feet. It was terrible to watch them. They
marched
along in a column and looked back at their huts, and their bodies still
held
the warmth from their own stoves. What pain they must have suffered!
After all,
they had been born in those houses; they had given their daughters in
marriage
in those cabins. They had heated up their stoves, and the cabbage soup
they had
cooked was left there behind them. The milk had not been drunk, and
smoke was
still rising from their chimneys. The women were sobbing-but were
afraid to
scream. The Party activists didn't give a damn about them. We drove
them off like
geese. And behind came the cart, and on it were Pelageya the blind, and
old
Dmitri Ivanovich, who had not left his hut for ten whole years, and
Marusya the
Idiot, a paralytic, a kulak's daughter who had been kicked by a horse
in
childhood and had never been normal since.
Some, taken to the far Siberian North, were shipped down the great
rivers by
raft, and were mostly lost in the rapids. Imagine a man, woman, and two
or
three children, plucked from the mild Kuban, hurtling down the icy,
wild Yenisei.
But we should steel ourselves against bourgeois compassion. Or so
argued Ilya
Ehrenburg, writing as Robert Conquest says with "exceptional
frankness" in a novel of 1934. "Not one of them was guilty of
anything; but they belonged to a class that was guilty of everything." Sói
với Người
* V/v
trác tuyệt.
Lý Trác Ngô, trong bài Tựa cho Tây Sương Ký, phán một câu thật ‘trác
tuyệt’, thật
‘hay của hay’: Vả chăng, những kẻ thật
biết viết văn ở đời, ban đầu nào có ý định viết
văn.
Theo ý đó, ông viết: Người viết Mái
Tây là thợ trời, người viết Tỳ Bà chỉ là
thợ vẽ. Người thợ vẽ có thể cướp được cái khéo của thợ trời. Nhưng thực
ra thợ
trời nào có khéo đâu!
Cũng theo nghĩa đó, Steiner coi cái đẹp là cái bất toàn.
Chưa hoàn toàn. Chưa hay. Chưa trác tuyệt. (1)
Cái dở của CKN2000 là vì nó hay quá!
Hay hơn nữa, là, lời cám ơn của tác giả, ông
cám ơn cái thằng, cái chế độ đã đẩy ông vô tù, nhờ vậy mà ông viết được
một tuyệt
phẩm như vậy.
Gấu cũng muốn cám ơn cái thằng, cái chế độ đã tống Gấu vô tù, bởi vì
quãng đời tù
của Gấu quả là tuyệt vời. Nhờ nó, Gấu sống lại.
Cứ hăm he viết về nó hoài, mà cứ
ba cái lăng nhăng nó quấy ta mãi, thành thử không có được đại tác phẩm
trác tuyệt
như của BNT. (1) "Toàn thể là bố
láo." Trong bài "Work
in Progress", điểm cuốn "Thương Xá" (The Arcades Project: Dự án
về những vòm cung ở thương xá), của Walter Benjamin, đăng trên tờ TLS
(December
3, 1999), Steiner coi "chưa hoàn tất" là mật khẩu tới chủ nghĩa hiện
đại (incompletion is the password to modernism). Trích dẫn Adorno,
"toàn
thể là bố láo" (totality is a lie), ông chỉ ra, tất cả những tác phẩm
lớn
sau thời kỳ Ánh Sáng, đều chưa hoàn tất: tác phẩm của Proust, Cantos
của Pound,
Moses und Aron của Schoenberg… Tác phẩm "đại diện" cho thế kỷ, của
Heidegger, Thời gian và Hữu thể (Time and Being), thiếu phần ba đầy hứa
hẹn. Và
Steiner tự hỏi: đâu là những toàn thể mang tính hình thái (formal
totalities),
trong những tác phẩm của triết gia Wittgenstein? Ngoài
Đạt Ma Tổ Sư, không ai
là người thông thạo đủ thất thập nhị huyền công, tức 72 tuyệt kỹ Thiếu
Lâm. Kim
Dung mượn lời nhà sư già chuyên quét dọn trong Gác Chứa Kinh (Tàng Kinh
Các) để
diễn ý niệm duy vật biện chứng của Marx, khi giải thích tại sao Phật
pháp (từ
bi), lại rong ruổi với võ công (cái ác): trên đường rong ruổi, lý
thuyết (Phật
pháp) và thực hành (võ công) đều quyện vào nhau, rồi triệt tiêu lẫn
nhau, để có
được con người hoàn toàn (l’homme total), theo nghĩa: không còn Phật
pháp mà
cũng chẳng còn võ công. Hoặc nói một cách khác: hết nhị nguyên, không
còn thiện
ác đối đầu nữa. Vô
Kỵ giữa chúng ta
Chuyện
ông nhà văn hải ngoại LC
giơ tay đầu hàng, ngưng viết về tù cải tạo, vì không thể viết hay hơn
BNT khiến Gấu hơi bị ngạc nhiên.
Hai ông đi tù khác
nhau, một ông là sĩ quan Ngụy, một ông chắc đã từng là đảng viên, đi
tù vì bị
Đảng nghi ngờ lòng trung thành, hẳn thế?
V/v ông LC nói “không thể
nào viết hay hơn” ông BNT.
Gấu cũng đồng ý, không có ai
có thể viết hay hơn BNT, với tác phẩm để đời CKN2000. Đó là một cuốn
tiểu thuyết "trác tuyệt."
Nhưng, cái khốn nạn nhục nhã
của CKN2000, chính vì nó trác tuyệt, không thể có ai viết hay hơn!
Cuốn tiểu thuyết, một cách nào
đó, đụng vô một vấn đề căng nhất, về sáng tạo. Vấn nạn này, Adorno đặt
ra,
qui về câu sau đây, mà Gấu đã từng nhắc tới, khi viết về CKN2000:
Hãy coi chừng! Ngay cả nỗi
đau lớn, khi được đưa vào thành tứ thơ, khổ thơ, phổ thành vần thành
điệu, thì
vẫn làm cho hiện tượng kia [Cái Đại Ác, Cái Ác Bắc Kít, Na Zít…], có
thêm sự
huyền nhiệm, về một điều có thể chấp nhận được – a mystery of
acceptability –
(Phỏng vấn G. Steiner).
Đây cũng là vấn nạn mà Kinh Cầu của
Akhmatova nêu lên, như Brodsky nhận định về nó... Brodsky. For me the
main
thing in Requiem is the theme
of splitting, the theme of the authors
inability
to have an adequate reaction. Akhmatova describes in Requiem all the
horrors of
Stalin's "great terror," but at the same time she is constantly
talking about how close she is to madness. Do you remember? Already madness dips
its wing And casts a shade
across my heart, And pours for me a
fiery wine Luring me to the valley
dark.
I
realize that to this madness
The victory I must yield,
Listening closely to my own
Delirium, however strange. Với
tôi, đề tài chính của
Kinh Cầu, là về sự nứt nẻ, phân rẽ, [thân này ví xẻ làm đôi được], về
sự không làm
sao có được một phản ứng đầy đủ của những tác giả khi đứng trước hoàn
cảnh. Akhmatova, trong Kinh Cầu,
miêu tả tất cả những
điều khủng khiếp, ghê rợn của ‘khủng bố lớn’, của Stalin, nhưng cùng
lúc, bà hoài
huỷ nói về tình trạng mấp mé bờ điên khùng, hoảng loạn. Bạn nhớ không? Already madness dips
its wing And casts a shade
across my heart, And pours for me a
fiery wine Luring me to the valley
dark.
Khùng điên dang rộng cánh
Trải dài bóng qua trái tim tôi
Đổ rượu nồng cho tôi
Lùa tôi xuống thung lũng tối I realize that to this
madness The victory I must yield, Listening closely to my
own Delirium, however
strange.
Tôi nhận ra, đối với điên khùng
này,
là chiến thắng mà tôi phải
trao nhường cho nó.
Trong khi lắng nghe, thật cận
kề,
cơn hoảng loạn của chính mình
Mới lạ lùng làm sao!
(1) Trên talawas, có một đấng dịch:
Cơn điên dại
đã dang cánh
Phủ bóng lên nửa trái
tim tôi.
Cho tôi rượu nồng để uống,
Và kéo
tôi xuống thung lũng tối đen.
Đó cũng là lúc tôi
nhận ra, Trong
khi lắng nghe
cơn mê sảng xa lạ của mình, Rằng
tôi phải trao chiến thắng Cho
nó.
Không
hiểu nửa trái tim,
là, sao?
Tại sao nửa?
Nửa nào, còn nửa... kia, đâu? (1)
Bạn văn VC, rành tiếng Nga, coi lại
nguyên tác, khai cái ngu cho Gấu giùm. Đa tạ. NQT
(1) Ui chao lại
"hoài nhớ", một nửa linh hồn chót đem bán rao tại... chợ cá eBay! NQT
*
Brodsky phán, khổ
thơ sau có lẽ là tuyệt
vời nhất của tất cả Kinh Cầu.
Hai dòng chót [Listening closely to
my own/Delirium,
however strange] nói sự thực lớn lao
nhất.
Akhamatova diễn tả tâm trạng của thi sĩ, khi nhìn mọi chuyện xẩy ra cho
bà, như
thể, bà đứng qua một bên. Với nhà thơ, sự kiện, viết ra, cũng quan
trọng như,
sự kiện, diễn tả nó: Nhà thơ bắt đầu trù ẻo mình: Mi là kẻ điên khùng.
Mi là
một thứ quái vật chi, tại sao mi thản nhiên nhìn những sự ghê rợn như
thế diễn
ra trước mặt, như thể nó chẳng liên quan mắc mớ gì tới mi? Volkov:
Chuyện
trò với Brodsky Note: Nếu hiểu theo
cách hiểu của Brodsky, thì bản dịch trên talawas, không đạt.
Trong
ba lớp
trí thức cánh
tả Miền Nam
trước 1975 được tác giả kể ra,
thiếu một lớp, đông nhất, không phải lớp tiếp tục tham gia và cộng
tác tích
cực với CQCS sau 1975, mà là lớp biến thành ruồi. Bạn của những
đấng bản lĩnh và dũng cảm Mai Thái Lĩnh, Tiêu Dao Bảo Cự…
Cái này là do Đào Hiếu nói. Ông không hiểu tại sao, họ ăn phải cái
gì mà gen đột biến, biến thành ruồi.
Ionesco cho biết, đây là tiến trình huỷ hoại con người,
déshumanisation,
hay, "ruồi hoá".
* «
excusez-moi, je ne suis pas juif, je suis un être humain ».
C'est
stupide.
Hannah Arendt.
"Xin lỗi, tớ đếch phải là Mít. Tớ là Ca na điền!
* Si
tu lis les premières
pages du
Manifeste communiste, c'est le plus fameux éloge du capitalisme qu'on
ait
jamais vu.
Nếu
bạn đọc những dòng đầu tiên của Tuyên ngôn CS, thì đó là những dòng
vinh danh hiển hách chủ nghĩa tư bản mà tôi đã từng đọc.
Hannh Arendt
*
Đọc bài viết mới của Mai Thái Lĩnh, thấy
đỡ hơn tất cả những gì đã đọc từ mấy đấng VC nằm vùng trước 1975.