*
Notes


















So sánh Radovan Karadzic với Alexander Solzhenitsyn là việc vô nghĩa lý nhưng suy nghĩ về hai nhân vật trí thức của thế giới cộng sản châu Âu là việc cần thiết.
BBC

Chúng ta tự hỏi, liệu có thể so sánh hai tay này? Quả là vô nghĩa lý. Cần thiết? Cũng không, theo Gấu.
Bởi vì mỗi trường hợp một khác.
Có vẻ như, mấy tay Yankee mũi tẹt này chẳng rành gì về thế giới, sau khi ra khỏi cái hang Plato, là Miền Bắc CS!
Cũng cố cập nhập, nhưng thiếu cái quá khứ nhân bản, nhân văn của cái phần của nhân loại không CS, lại chỉ đọc vội ba thứ thời sự nóng bỏng, cái chết của Solz, cái vụ trùm Karadzic bị bắt, rồi quàng vào nhau, viết bậy viết bạ, cho ra vẻ cũng "đau đáu"....!
Hay là sau cú 'bán đảo" Gulag, bèn "phản biện"?
*

D.M. Thomas là nhà văn nổi tiếng, với hàng lô tiểu thuyết. “Tôi là một tiểu thuyết gia và thi sĩ. Không phải người viết tiểu sử”. Hà cớ chi ông nhận lời viết tiểu sử Solz?

Chính là do cái vision liên quan tới Pho tượng kỵ sĩ Đồng, bài thơ của Pushkin, về trận lũ quét chìm St. Petersburg và làm tan nát cuộc đời một anh chàng thư ký [nhà giây thép!] đáng thương, và hình ảnh Solz đứng bên dưới bức tượng Pushkin, trên đường tới gặp tay chủ biên Novy Mir để bàn về việc xb Một ngày… đã khiến ông nhận lời.

Viết về cuộc đời Solz là không thể không viết về thế kỷ Gulag, và không chỉ một mà có thể hai thế kỷ, “for whom two centuries are but a single moment”: "với ông ta hai thế kỷ chỉ là một khoảnh khắc”…
*
Bằng cách gọi tên cái ác, và mô tả nó, thật chi ly, thật bệnh lý, thật lâm sàng, Solz đã làm cho nó lộ ra, và trở thành yếu xìu, có thể bị tổn thương.
By naming evil and giving it a detailed, clinical description, Solz made it visible and vulnerable.
George Jonas [National Post].
Và Jonnas gọi Solz là một nhà ái quốc văn học của Nga: Russia's Literary Patriot.

Cách gọi của ông cho thấy, thật khó so sánh ông với trùm Radovan Karadzic.
Ông lớn lên, đi dậy học, và đụng cuộc chiến vệ quốc. Rồi vì chê tài cầm quân của Stalin mà bị bắt, và nhờ vậy biết tới Quần Đảo Ngục Tù. Bảo ông là nhà vệ quốc, OK, bảo ông là tên tù, OK, bảo ông tìm đủ mọi cách để thông báo cho thế giới Tây phương về quần đảo Gulag, OK, nhưng gọi ông là một trí thức CS thì không OK.
Còn Karadzic, gọi là trí thức CS là cũng làm nhục những người, thí dụ, G. Lukacs.
*
Có một khoảng cách rất dài, cả một thế kỷ, phân biệt hai ông này. Một, ở đầu thế kỷ, khi chủ nghĩa CS còn là hào quang, một ở cuối, khi nó ngỏm củ tỏi, nhưng cái xác chết của nó gây họa còn hơn cả khi còn sống.
Suy nghĩ cần thiết?
Quá cần thiệt, [thiệt, dấu nặng], nhưng không phải như tay viết bài trên BBC "suy nghĩ", khi đặt hai ông kế bên nhau, theo cái kiểu Ông Thiện vs Ông Ác.
*
Đóng góp của Karadzic nếu có, cho ngôn ngữ châu Âu chỉ còn lại một định nghĩa ghê rợn: 'thanh lọc chủng tộc".
BBC
Cái gọi là thanh lọc chủng tộc, từ thì mới mẻ, nhưng nguồn gốc của nó bắt đầu cùng với mầu da con người.
Cũng như từ diệt chủng.
*

Ngay từ những ngày Cuộc Chiến Lạnh sắp sửa cáo chung, nhân loại chưa kịp mừng, thế là hàng triệu con người bị sát hại bởi những chiến dịch diệt chủng tại Iraq, Bosnia, Rwanda, trong khi Siêu Cường độc nhất còn lại trên thế giới, với sức mạnh đả biến thiên hạ vô địch thủ của nó, là Hoa Kỳ, đã điềm nhiên tọa thị, chẳng hành động gì cả. Cũng vẫn xứ sở đó, đã hành động chút chút, trong việc ngăn chặn Hitler sát hại hàng triệu người Do Thái, hay ngăn chặn Khờ Me Đỏ tàn sát hàng triệu người dân của nước này, vào thập niên 70 và 80.
Làm sao mà Hoa Kỳ, lãnh đạo của thế giới tự do, lại hành động một cách "khó hiểu" như vậy, đó là câu hỏi mà Samatha Power đã xỉa xói vào chính cái quốc gia đã chấp nhận bà – bà vốn là người gốc Ái Nhĩ Lan - trong cuốn sách "Một vấn đề từ địa ngục" (A Problem from Hell: Mỹ quốc và thời đại diệt chủng, 384 trang, nhà xb Basic Books).
Câu chuyện của bà bắt đầu với cuộc tàn sát gần nửa triệu người Armenians, bởi Thổ Nhĩ Kỳ, trong Cuộc Chiến Lớn I. Vị đại sứ Mỹ bên cạnh Đế Quốc Ottoman đã không làm sao kêu gọi chính quyền "ở bên nhà" đáp ứng, khi ông khiếp đảm chứng kiến những hành động dã man cứ thế xẩy ra hàng loạt. Lẽ dĩ nhiên, những sức mạnh của Âu Châu cũng điềm nhiên tọa thị. Nhưng tại Ba Lan, một người Do Thái trẻ tên là Raphael Lemkin, mất hết hồn vía vì sự thất bại của con người trước cái ác, đã dâng hết cả đời mình, cố cầm cây thương đâm cối xay gió, nghĩa là dai như đỉa đói, nằng nặc bắt buộc cộng đồng thế giới phải làm một cái gì đó, để cho cái ác câm đi, nghĩa là đặt ra ngoài vòng pháp luật, cái điều mà anh đặt tên là "diệt chủng". Một cách nào đó, anh đẻ ra cái tên này, gốc từ tiếng Hy Lạp và La Tinh, hai trong khá nhiều ngôn ngữ anh thuộc làu làu.
Lemkin đã thất bại trong toan tính ép buộc Washington và London phải thừa nhận, rằng Hitler đã có những ý định diệt chủng, và thất bại ngay cả trong toan tính ép buộc hai ông đầu sỏ này phải làm một cái gì đó, để ngăn chặn Hitler, một khi những tin tức về những trại làm thịt người đã bung ra ngoài. Và anh đã mất hầu hết gia đình tại Lò Thiêu. Sau chiến tranh, như một oan hồn lang thang giữa những hành lang tòa nhà Liên Hiệp Quốc, than khóc kêu gào, mãi tới tháng Chạp 1946, cơ quan này mới động lòng, thông qua nghị quyết, đưa vào cuốn từ điển của cơ quan cái tên DIỆT CHỦNG, kết án nó, và kêu gọi nhân loại ký vào một bản kiến nghị, coi đây là một tội ác. Vậy mà cũng phải mất hai năm trời, LHQ mới chấp nhận, và sử dụng tên gọi diệt chủng, và phải mất 40 năm, nước Cờ Hoa mới ô kê (ratify: phê chuẩn). Tuy rằng tòa án Nuremberg có bóng gió xa xôi tới từ này, khi hạch tội mấy trùm Nazi, nhưng phải đợi tới tháng Tám, tân thiên niên kỷ (2001), Radislav Krystic, tư lệnh quân đội Serbs đã từng tấn công những vùng an toàn được LHQ bảo vệ (the UN protected ‘safe area") tại Srebrenica, Bosnia, và tàn sát hàng ngàn người theo Hồi Giáo, ông này là người đầu tiên hân hạnh được gọi là một kẻ phạm tội diệt chủng.
Từ "chỉ tên" - tức chấp nhận từ "diệt chủng" (genocide) – tới "chỉ người" - đây là kẻ thứ nhất phạm tội diệt chủng – trong khoảng "giao thời" đó, Khờ Me Đỏ nắm quyền kiểm soát Cambodia, khởi sự tra tấn và sát hại một cách có hệ thống những cựu viên chức, lính tráng, trí thức – luôn cả gia đình của họ – những sắc dân Việt, Hồi, Hoa, và tu sĩ Phật giáo. Trong vòng chưa dầy 3 năm, Khờ Me Đỏ làm thịt, bỏ đói 2, trong số 7 triệu dân Cam Bốt. Một chuyện khủng khiếp như thế – làm thịt chính nhân dân của "chúng mình" – thật khó tin, lúc thoạt đầu, nhưng mãi sau đó, cũng chẳng có thế lực quốc tế nào lên tiếng, can thiệp, nhằm chấm dứt, kể cả Liên Hiệp Quốc và Mỹ. Trớ trêu là, sau cùng, chính quyền Cộng Sản Việt Nam, vì những lý do, và quyền lợi của riêng họ – lẽ tất nhiên – đã xâm lăng Cam Bốt và chấm dứt những trò dã man trên. Nước Cờ Hoa, khi đó được dẫn dắt bởi Jimmy Carter, ông này lúc nào cũng giương cao ngọn cờ dân quyền, đây làø trọng tâm chính sách ngoại giao, nhưng lại coi ưu tiên hàng đầu: phải bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; đã hùa theo (follow) nhà nước Cộng Sản này, khi hỗ trợ Khờ Me Đỏ chống lại chính quyền Hà Nội. Cả hai nước Mỹ và Trung đều coi Việt Nam là chư hầu
của Xô Viết. Phải tới năm 1990, khi Cuộc Chiến Lạnh sắp sửa trở nên lạnh hẳn, Washington mới ngưng hỗ trợ Khờ Me Đỏ.
Một vấn đề từ Địa Ngục
*

KARADZIC, LA HAINE ET LA MORT

Des trois principaux bourreaux de l'ex Yougoslavie au cours de la longue guerre qui ensanglanta le pays dans les années 1990, le premier, Milosevic, président de la Serbie et premier responsable de cette guerre, est mort pendant son procès devant le Tribunal pénal international de La Haye. Le second, Mladic, le général boucher de Srebrenica, est toujours en fuite. Le troisième, Karadzic, le chef de la “République serbe de Bosnie” et grand ordonnateur de la purification ethnique, vient d'être arrêté. C'est une bonne nouvelle pour la Serbie et, pour l'Europe. Cette arrestation que l'on attendait depuis treize ans a été obtenue quelques jours seulement après l'entrée en fonction à Belgrade d'un gouvernement prooeuropéen. C'est donc là un acte essentiellement politique, car depuis des années la police serbe connaissait parfaitement ses caches successives. Comment la France, amie de la Serbie, pourrait-elle ne pas se réjouir de voir celle-ci rentrer dans le sein des nations civilisées en poursuivant ses criminels de guerre ?
Cette tragédie yougoslave, désormais en voie de règlement, comporte une leçon générale : c'est que les micronationalismes qui prolifèrent sur toute l'Europe, à la faveur de la liberté et de la prospérité qui y règnent, sont une peste. (1) Loin de moi la pensée de comparer les nationalismes basque, corse, flamand, pour ne citer que ces exemples, avec la criminelle entreprise de Milosevic et consorts. Mais il y a dans tout particularisme, dans tout séparatisme une dénégation implicite de l'universalisme humain. La civilisation, le progrès, en un mot l'humanité a toujours progressé sur la base de ce qui unit les hommes, et non de ce qui les distingue. Je ne vois pas sans inquiétude se développer des régionalismes rivaux, qui n'ont d'européen que l'hypocrite refus de la nation comme partie intégrante et égalitaire de l'humanité. Les grands systèmes philosophiques de l'Occident, le christianisme, le libéralisme, le socialisme sont incompatibles avec le culte imbécile des racines, du faciès, de la couleur de peau, de la secte politique ou religieuse, de la mémoire victimaire. Arrière les bigots, les adorateurs de la petite différence! Arrière les petits Blancs, les petits Noirs, les petits Jaunes : vous ne charriez avec vous que la haine et la mort.
Jacques Julliard
Le Nouvel Observateur, 24 & 30 Juillet, 2008
*
(1) Gấu gạch dưới mấy câu để nhấn mạnh. Tin Văn sẽ chuyển ngữ đoạn tiếng Tây, trên, cùng một bài viết về ông Trùm, trên cùng số báo.
Liệu có sự "thanh lọc chủng tộc", giữa một anh Yankee mũi tẹt, và thằng em Nam Bộ, của nó?
Dickens, hình như vậy, đã đưa ra câu trả lời: Cái đám cùng máu thù nhau còn khủng khiếp hơn là khác máu.
Một chuyện khủng khiếp như thế – làm thịt chính nhân dân của "chúng mình"!
*
'Nhà thơ' Karadzic
Nhà báo Anh Ed Vulliamy kể lại về chuyến thăm Bosnia 1992 cùng đoàn làm phim ITV rằng Karadzic, một bác sĩ tâm thần học, thạo tiếng Anh (từng học ở đại học Columbia, Hoa Kỳ), có "cặp mắt nhợt nhạt", "cái bắt tay hờ hững".
Ai dám nghĩ một trí thức nhỏ nhẹ có vầng tóc cao không khác gì một nghệ sĩ ở Paris lại cho quân lính bắn giết, hãm hiếp điên cuồng.
Đoàn làm phim bay qua các làng mạc bị đốt cháy, những bãi xác người tới Pale, để gặp Karadzic, kẻ tự hào nói về chính sách "thanh lọc sắc tộc".
Cùng lúc, tại "nước cộng hòa" tự xưng của vài trăm nghìn người Serb ở Bosnia, những nhóm dân chúng cuồng nộ vì tinh thần bài Hồi giáo còn tổ chức hội thơ của Karadzic, vừa là tổng thống, vừa là nhà thơ dân tộc.
"Nhà thơ lớn" còn sang London, Paris để dự các cuộc hội đàm "hòa bình", một vết nhơ của lịch sử ngoại giao châu Âu.
BBC
Như vậy, chỉ vì ông Trùm còn là nhà thơ, cho nên ông BBC Mít này mới để kế bên nhà văn Solz?
Bác Hồ chẳng phải vừa là Cha Già, vừa là Nhà Thơ Dân Tộc sao?
Viết về ông Trùm, bèn nhớ tới Bác?

*
Cùng với đám khỉ đột, 1995
*

Vài ngày trước khi bị bắt, khi làm việc tại một văn phòng y tế dưới tên Dragan Dabic
*
Và đây là mấy dòng thơ của ông Trùm:
« Je suis né pour vivre sans tombeau, / ce corps humain ne mourra jamais, /
il n'est pas né seulement pour sentir les fleurs / mais aussi pour incendier, tuer et tout réduire en poussière ... »
[Tôi sinh ra để sống không một nấm mồ
Xác thân này không hề chết
Nó sinh ra không phải chỉ để ngửi mùi hoa
Mà còn để đốt nhà, giết người và biến tất cả thành tro bụi]

Tags: | Edit Tags
Friday August 8, 2008 - 09:30am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Cuộc đời thứ nhì của Bill Gates
*

Làm thế nào giúp những người bị bỏ lại?
Làm thế nào tái phát minh chủ nghĩa tư bản?
Thế nào là một chủ nghĩa tư bản mới có tính sáng tạo?
Sự táo bạo của Bill Gates.
Ông ta muốn tái phát minh chủ nghĩa tư bản để làm sao giúp đỡ nhiều hơn cho người nghèo khổ.
Không thể nói, chủ nghĩa tư bản thất bại, trong thời gian qua. Thế giới tốt đẹp hơn, nhờ nó. Nó giúp đỡ bao nhiêu con người có được cuộc sống cải thiện, nhưng gạt ra bên ngoài, nhiều hơn. Những người bị bỏ lại này có những nhu cầu lớn lao, nhưng lại không thể xoay những nhu cầu của họ cho hợp với thị trường.
Bill Gates muốn những tổ hợp lớn hãy làm hơn nữa cho người nghèo. Ông gọi đó là “chủ nghĩa tư bản sáng tạo”.