Notes
|
Cô
độc như Celan
"Celan est
malade – Il est incurable"
(Celan bịnh. Vô
phương cứu chữa).
Heidegger
"Trong cuốn sách căn
lều,
Nhìn ngôi sao con
suối,
Và ở nơi trái tim,
Hy vọng Một lời sẽ
tới"
Dans le livre de la
hutte,
avec un regard sur
l’étoile de la fontaine,
avec, au coeur,
l’espoir d’une
parole à venir
Celan.
Paul Antschel sinh
năm 1920 tại Czernowitz thuộc vùng Bukovina; sau khi Đế quốc
Áo Hung sụp đổ (1918), vùng đất này trở thành một phần của Romania. Vào
những
ngày đó, Czernowitz sống cuộc sống êm ả trí thức với một nhóm nhỏ Do
Thái nói
tiếng Đức của nó. Anstchel được nuôi dưỡng để nói thứ tiếng Đức bậc
cao; học
vấn, một phần tiếng Đức, một phần tiếng Romania, trong có cả phần
học vấn
từ một trường Hebrew. Khi còn trẻ, ông làm thơ. Như Rilke. Sau một năm
học
trường y (1938-1939) tại Pháp, gặp nhóm Siêu Thực, ông trở về nhà nghỉ
hè, và
chiến tranh làm kẹt luôn. Do hiệp ước giữa Hitler và Staline,
Czernowitz bị sáp
nhập vào Ukraine,
thế là ông trở thành một "đề tài Xô viết" (a Soviet subject).
Tháng
Sáu 1941, Hitler xâm lăng Liên Xô. Nhóm Do Thái ở Czernowitz bị xua vào
một ghetto; liền theo đó là tống xuất. Hình như được báo trước,
Antschel trốn
được, vào cái đêm cha mẹ ông bị bắt. Họ bị đưa xuống tầu tới trại lao
động khổ
sai ở Ukraine
bị Đức chiếm đóng, rồi chết ở đó, bà mẹ bị bắn vào đầu, khi bà không
còn đủ sức
đi lao động. Chính Antschel cũng đã trả qua những năm chiến tranh như
một lao
động khổ sai tại Axis Romania.
Được những người Nga giải phóng vào năm 1944, ông làm việc một thời
gian, như
một trợ viên tại một bệnh viện tâm thần, rồi làm biên tập viên và dịch
giả tại
Bucharest, lấy bút hiệu là Celan, một đảo tự của từ Antschel theo cách
đọc
Romania. Vào năm 1947, trước khi bức màn sắt của Stalin buông xuống,
ông thoát
được, tới Vienna, rồi từ đó, tới Paris. Tại đây, ông lấy
được mảnh bằng Cử nhân văn khoa, và được bổ nhiệm làm "lecturer", về
văn học Đức tại ngôi trường nổi tiếng Cao Đẳng Sư Phạm, một chức vụ mà
ông giữ
tới khi chết. Ông kết hôn với một người đàn bà Pháp, theo Ca tô giáo,
và thuộc
dòng quí tộc. Cuộc thành công, khi di chuyển từ Đông qua Tây, chẳng mấy
chốc
cho thấy mầm độc hại của nó. Trong số những nhà thơ mà Celan chuyển
dịch, có
thi sĩ người Pháp Yvan Goll (1891-1950). Claire, bà vợ góa của nhà thơ
này đã
lên tiếng tố cáo Celan ăn cắp một số bài thơ bằng tiếng Đức của chồng
bà. Mặc
dù những lời tố cáo bẩn thỉu, có lẽ phải nói là khùng điên, nhưng thảm
thay,
chúng thấm vào Celan, đến nỗi ông tin rằng Claire Goll là một phần
trong một âm
mưu chống lại ông. "Những người Do Thái chúng ta còn phải chịu đựng thế
nào nữa?", ông viết cho một bạn tâm phúc Nelly Sachs, cũng nhà văn Do
Thái
viết bằng tiếng Đức. "Bạn không thể đếm được bao nhiêu người trong số
chủ
chốt đâu, không, bạn Nelly Sachs, bạn không hiểu gì hết! Nếu tôi đọc
tên [những
kẻ đó], bạn sẽ cảm thấy ghê rợn." Phản ứng của nhà thơ không phải là
hoang
tưởng. Cùng với một nước Đức hậu chiến ngày thêm tự tin về nó, chủ
nghĩa bài Do
Thái lại ló mòi, không chỉ ở phía hữu, mà luôn cả ở phía tả. Celan cảm
thấy –
không phải là không có căn cứ – rằng ông là một cái đích thuận tiện của
phong
trào đòi hỏi một văn hoá Đức mang tính thượng đẳng Aryan. Phong trào
này đã
không chịu buông tay đầu hàng vào năm 1945, và chỉ đi vào hoạt động bí
mật. Claire
Goll không bao giờ chùn bước trong chiến dịch bôi nhọ Celan, truy đuổi
ông
xuống tận dưới mồ; những trò truy bức này đã ảnh hưởng nặng nề tinh
thần nhà
thơ, và góp phần rất nhiều trong việc đẩy nhà thơ tới suy sụp hoàn
toàn, và
cuối cùng là tự trầm.
Mẹ
ơi. mẹ có đau khổ như đã từng đau khổ
|
|