Notes
|
“Tại sao đọc
những tác phẩm cổ điển”
Hãy thử
bắt đầu bằng một định
nghĩa:
Tác phẩm cổ điển là thứ mà người
ta nói, “tôi đang đọc lại nó”, không hề nói, “tôi đang đọc nó.”
Điều này chí ít chỉ có thể xẩy
ra giữa đám “đọc rộng”, không thể áp dụng cho tuổi trẻ, vào tuổi đó,
cái gì gì
thì cũng là nụ hôn đầu, tình đầu, lần đầu gặp gỡ, cú sét đánh…
Cái mẩu “lại”, trong “đọc lại”
có thể làm cho một độc giả nào đó, đỏ mặt, nhất là những đấng nghĩ rằng
mình chưa
từng đọc một dòng Tội Ác và Trừng Phạt, thí dụ. Để an ủi họ, chúng ta
có thể nói,
ngay cả thằng cha Gấu, được đời khen tặng uyên bác, hay chữ, thực sự,
cái đọc của
hắn ta thì cũng chỉ quanh quẩn nơi lò thiêu người, lò lao động cải tạo
Đỗ Hòa,
Cần Giờ, hay Phạm Văn Cội, Củ Chi Thành
Đồng,
là cùng!
Nào, ai đã từng đọc hết Nguyễn
Khải, Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu, Bọ Lập Ký Ức Vụn… giơ tay lên! Ngay cả
những bộ
sách lãng
mạn trứ danh, thì cũng chỉ nghe người đời xướng danh, thay vì đọc
chúng. Ở Pháp,
người ta bắt đầu đọc Balzac khi đi học, và qua những những lần tái bản
cho thấy,
Tây mũi lõ vẫn tiếp tục đọc Balzac, khi hết còn mài đít quần trên ghế
nhà trường.
Ở Ý, đám fans của Dickens thì cũng chỉ có một dúm, và mỗi lần gặp nhau,
là mỗi
lần trộ nhau, cứ như là thằng nào cũng quá rành Oliver Twist!
Cách đây vài
năm, Michel Butor, dậy học tại Mẽo, quá
chán vì cứ nghe lải nhải, Thầy đã đọc Emile Zola chưa, sự thực, ông
chưa từng đọc,
và thế là một ngày đẹp trời, bèn chúi mũi vào Zola. Kết quả ông khám
phá ra một
điều không thể ngờ được về bộ Rougon–Macquart:
Một phả hệ học tuyệt vời về huyền thoại và vũ trụ, và sau đó ông chỉ ra
trong một
tiểu luận thật đẹp.
*
Coetzee mở ra cuốn Những bến bờ lạ lẫm hơn, Stranger Shores, bằng bài
viết Cái Gì Là Cổ Điển ? thật tuyệt. Bài này Mít chắc thú hơn bài của
Calvino, vì ông chú trọng tới cái thời của riêng chúng ta, khi đọc một
cổ điển.
Theo cái kiểu, sống sót Lò Cải Tạo, một buổi chiều nơi xứ Mẽo, nhớ Sài
Gòn, bèn lôi Nguyễn Du ra đọc!
[Gấu sẽ đi luôn cả hai bài, trong khi chờ... , en attendant M mail!]
Coetzee
dẫn lời nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của thời của riêng chúng ta, nhà
thơ Ba Lan Zbigniew Herbert.
Ông này
phán: đối nghịch của
cổ điển thì không phải là hiện đại, mà là man rợ.
Cú đụng
độ “cổ điển vs man
rợ” không hẳn một đối nghịch, mà là một đối đầu [not so much an
opposition
as a confrontation].
Từ đó
suy ra, những “Thơ ở đâu
xa”, “tôi cùng gió mùa”… đều là… cổ điển: Chúng dám đối đầu với man rợ.
*
Câu trả lời của Coetzee, cho
câu hỏi, “Cổ điển là cái gì?”: Cổ điển là cái sống sót, … that the
classic is what
survives…. the classic defines itself by surviving… what survives the
worst of
barbarism, surviving because generations of people cannot afford to let
go of
it and therefore hold on to it at all costs – that is the classic.
Cái sống sót những gì tệ hại
nhất của man rợ, sống sót theo cái nghĩa, hết thế hệ này qua thế hệ
khác, con
người không thể chịu nổi chuyện buông xuôi, cố ôm lấy nó, không thể cho
man rợ
thắng thế, cái đó gọi là cổ điển.
Gấu này tin rằng, cái gọi là
cổ điển của Mít, chính là văn chương Miền Nam trước 1975. Chỉ có nó
sống sót
trong trận chiến "cổ điển vs man rợ"!
Ba cái
thằng bỏ chạy bợ đít
VC, mà là… sống sót ư?
*
“Tại sao đọc cổ điển” của
Italo Calvino gồm những bài viết về một số tác giả. Cách đọc “Bác sĩ
Zhivago” của
ông, trong bài “Pasternak và cách mạng”, thật là tuyệt. Ông không đồng
ý với
Lukacs, khi tin rằng, chẳng phải ngẫu nhiên mà thế kỷ của chúng ta là
của truyện
kể, récit, của tiểu thuyết ngắn [roman court, không phải sử thi], của
những chứng
từ có tính tiểu sử, tự thuật [témoignage autobiographique]. Calvino
viết câu
sau đây - có thể là để vinh danh một số câu văn thần sầu của… Gấu, [vừa
thôi
cha nội!], thí dụ như câu: "Trong những đêm chập chờn mất
ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma
của chính
mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời
đã chết
theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể", hay câu "Những ngày Mậu
Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào
da thịt
thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của
thành phố
cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu", [thì đã nói rồi, cái đám bỏ chạy
làm sao
viết nổi những câu như thế, và đây chính là điều Calvino "ngộ" ra, khi
không đồng
ý với phê bình gia tổ sư Mạc xít Lukacs, khi viết]: de nos jours, une
prose
narrative véritablement moderne ne peut faire porter sa charge poétique
que sur
le moment….
Cái gọi là ‘sur le moment’, đám
bỏ chạy làm sao có?
V/v Linda Lê trích dẫn
Calvino.
Trong
bài viết “Tại sao đọc
những tác phẩm cổ điển”, Calvino đưa ra nhiều đề nghị, trong có một,
được
Linda Lê trích dẫn, un classique est un
livre qui n'a
jamais fini de dire ce qu'il a à dire.
Nhân
đây, post cả
bài viết thú vị đó.
Trong bài viết,
Calvino trích dẫn Cioran: Trong khi người đời sửa soạn làm thịt ông
[làm món
cigue, cỏ độc], thì Socrate đang mê mải học thổi ống sáo.
-Để làm gì? Người
ta hỏi ông.
-Để biết thêm một
điệu nhạc sến trước khi chết.
Note:
Sở dĩ Gấu phải mầy
mò, lục lọi
trong đống sách vở hầm bà làng do dọn nhà hai ba phen, cuốn của
Calvino, ấy là
vì, Gấu nhớ một câu, cũng trong bài, khác câu của Linda Lê.
Coi lại, thì ra câu
Gấu nhớ, là ở trong bài tựa, bản tiếng Pháp, của Philippe Sollers. Cũng
thật
tuyệt.
Tại sao đọc cổ điển? Sollers trả lời: Bởi vì cổ điển đọc chúng ta.
Pourquoi lire les classiques?
Parce que ce sont eux qui
nous lisent (1)
(1)
Borges là tác giả cổ
điển, trước khi là một huyền tượng. Nhưng như Philippe Sollers khi giới
thiệu
"Tại sao đọc cổ điển", của nhà văn người Ý, Italo Calvino: Bởi vì
chính họ đang đọc chúng ta. Trò dởm đời: đòi nguyên gốc và tính thực
(authenticité), vốn chỉ là thói soi gương bao giờ cũng chỉ để nhìn ngắm
mình,
của chúng ta. Calvino biết rõ điều này, bởi vì kẻ hiện đại độc nhất, có
thể là
một cổ điển. Luôn luôn là vậy, cổ điển là hiện đại. Và phải chứng minh
điều đó
ra.
Theo
Calvino, lịch sử gia tài Borges ở Ý, tính ra là đã được 30 năm. Nó
bắt đầu
vào năm 1955, khi bản dịch đầu tiên Giả Tưởng (Ficciones) dưới
cái tên
Thư Viện Babel, xuất hiện tại nhà
xb Einaudi. Mới nhất, là toàn bộ
tác phẩm
của ông, trong tủ sách Meridiani, của Modadori. Nhưng nó có sau Pháp,
và là
công của Roger Caillois. Ông này tới Buenos Aires, Argentine, quê hương
của
Borges, vào năm 1939 và ở đây đến cuối Đệ nhị chiến. Quá mê Borges, ông
dịch
Xổ số tại Babylone, Thư viện Babel
(1944), rồi
tuần tự những tác phẩm khác, cho xuất bản trong tủ sách
"La Croix du Sud" do ông đảm đương
tại nhà xb Gallimard. Liên hệ
giữa hai người cũng thật gai góc. Một giai thoại: Khi Roger Caillois
cho xuất
bản tại Buenos Aires một nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám, ông cho
rằng
nguồn gốc của nó là ở thời Napoléon, và sự thành lập cơ quan cảnh sát,
theo một
hình thức hiện đại. Borges nói, tầm bậy, bởi vì "rõ ràng là thể loại
tiểu
thuyết trinh thám chẳng mắc mớ gì tới cảnh sát: đây là một thể loại
khác biệt
hẳn thể ký sự". Thực ra, vấn đề cơ bản ở đây là, với Caillois: giữa
thực
tại và văn chương, có sự liên tục, có qua lại, và tương đồng. Còn
Borges coi
đây là hai miền hoàn toàn khác biệt, tự chủ, mỗi nơi có, và bị chi phối
bởi
những luật lệ riêng. Sau đó, ông than: Chính nước Pháp đã phát minh ra
tôi. Tôi
đâu có hiện hữu. Caillois đã làm cho người ta nhìn thấy tôi. Than ôi,
người ta
nhìn thấy tôi: rõ quá!
Cũng
vì lý do đó, đọc Borges bằng tiếng Pháp sẽ mất đi một điều thiết
yếu:
giọng điệu (tonalité) của bản văn. Điều này cho thấy, sự trung thành
với một văn
bản nói (thí dụ như văn chương nói của Miền Nam chẳng hạn), là một điều
rất cần
thiết: Khi nói, người ta tính tới "thời lượng" (la durée) của câu
chuyện đang được kể: Người đẹp trong Ngàn Lẻ Một Đêm, đã "nát
óc" tính toán, làm sao cho câu chuyện ngưng lúc nào, để bắt đầu một câu
chuyện
mới, nếu nàng muốn sống thêm một đêm nữa.
Theo
tôi, những người viết Miền Nam
ở hải ngoại hầu như đã quên mất bài học sinh tử này.
Borges và tôi
|
|