|
1.11.2013
Ghi
chú
trong ngày
Capture the moment
"In her eyes, you could
sense that there was something troubling her, something not quite
right."
Haunting
eyes and a tattered garment tell the plight of a girl who fled
Afghanistan for a refugee camp in Pakistan.
Afghan
Border, Pakistan | Steve McCurry | 1984
It was just a quick
portrait of a schoolgirl in an Afghan refugee camp. But this photograph
by Steve McCurry is among the most powerful images in National
Geographic's history. McCurry suggests that she captivates because of
her look of "hopeless beauty.”
"It's clear that she's poor," he says. "Her face is
dirty; her garment is ripped; yet she has dignity and confidence and
fortitude. In her eyes you could sense that there was something
troubling her, something not quite right. She's seen more than she
should at such a young age. Her village had been bombed and her
relatives killed, and she'd had to make this two-week trek through the
mountains to the refugee camp.”
Seventeen years after making the portrait, McCurry
returned to Afghanistan, hoping to find out whether the girl was still
alive-and to finally learn her name. Sharbat Gula, now a grown woman,
had survived. "When we found her, we knew it was her,” he says. "They
wanted to do a check by examining a picture of the iris of her eye
against the iris of the original picture, but we all knew it was her.
The best part was being able to help make her life better. There was a
school built in Kabul based on donations collected from that picture.”
Trong mắt của cô bé có vẻ
dò hỏi, có điều gì làm rộn cô, có điều gì không đúng, tại sao mi nhìn
ta như thế, hình như mi muốn kiếm 1 cái gì đó ở nơi ta, hình như mi lầm
ta với 1 cái gì đó...
Khi gặp
BHD, Gấu nhận ra liền, tuổi thơ của thằng cu Bắc Kỳ, nhà quê, thấp
thoáng ở trong dáng đi, nụ cuời ánh lên mầu da đen nhẻm cùng với chiếc
răng khểnh của Em, là vậy.
Ngoài ra, còn là nỗi ước mong, BHD cầm giữ suốt cuộc đời còn lại của
Gấu!
Hà, hà!
Nhưng, bằng cách nào mà BHD lại
‘thấu thị’ ra tất cả, và, bèn bỏ Gấu, và vừa đi vừa ngoái lại, lắc đầu:
Mi đâu có thương yêu gì ta! Mi thương một đứa con nít 11 tuổi, là ta
đời thuở nào, và Hà Nội của mi ở trong con bé con đó!
She's seen more than she
should at such a young age. Cô bé nhìn thấy nhiều hơn nhiều so với tuổi
của cô.
Ui chao, đúng như thế. Thê thảm đúng như thế
Mi “THNM” rồi, nhìn đâu
cũng thấy VC!
Nếu không, thì là... BHD!
Hà, hà!
Rõ ràng là cô bé nghèo.
Mặt cô nhem nhuốc, quần áo tơi tả, tuy nhiên, có cái gọi là phẩm hạnh,
sự tin tưởng….
Ui chao, cũng vẫn là những
dòng viết về BHD, lần đầu GCC gặp. Sau này, mỗi lần nhớ, là nhớ luôn
câu nói tâm sự của Em, đi học chỉ có mỗi một cái áo dài trắng, mấy đứa
bạn nói sau lưng, con bé này giả bộ, nhà nó giầu lắm...
Lần Gấu qua Cali thăm bạn,
một đấng phán, mày sướng thật, vì gặp được BHD. Không có BHD, chắc gì
mày đã là mày?
Ố là là, nghe sướng điên lên được! (1)
*
Will Geography Decide Our
Destiny?
Địa dư quyết định số phận
của Mít,
hay là
The
Revenge of Geography:
What the
Map Tells Us About Coming Conflicts and the Battle Against Fate
Cuộc trả thù của chữ S.
Bài gãi đúng chỗ ngứa [vết
thương hình chữ S] của Gấu Cà Chớn!
Sự trả thù của địa dư cũng là sự trả thù của những giống dân Hời,
Chiêm... đã bị giống dân Mít làm cỏ trong suốt lịch
sử dựng nước của nó.
Khi hết kẻ thù thì nó đè thằng em Nam Bộ ra “phán, trảm, làm thịt, đưa
đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ….”
Bài này
NYRB đếch cho đọc free. Tin Văn se scan, và dịch sau, hầu độc giả, thay
vì kiếm đọc Bên Thắng Nhục!
Giang
hồ bồ
tát
Note: TV
tính đi bài này. Nhưng lại tính đi bài dưới đây, về Xứ Lào bi thương,
quê hương
của mấy đứa nhỏ.
Còn 1 vụ “giang
hồ bồ tát”, là vị bác sĩ Đức, chọn Miền Nam để hành đạo.
Đúng là cú ị vào mặt đám tinh anh Miền Nam, bỏ chạy cuộc chiến, bợ đít
VC:
AFP: Một người
Đức kiện nhà cầm quyền Hà Nội
Kiện đòi mấy
bài thơ làm trong tù.
Tuyệt!
The future
of Laos
A bleak
landscape
A secretive
ruling clique and murky land-grabs spell trouble for a poor country
Gấu Cà
Chớn vs Du Tử Cà
Võ
tướng
quân về Trời
Kadare là tay đề
nghị, dùng tên đại tướng Võ cho một thứ áo mưa do nhà nước VC Albanie
sản xuất, vì làm gì có cái gì dẻo dai, kiên trì, kẻ thù nào cũng đánh
thắng, không bao giờ bị thủng... như là… Võ tướng quân.
Ngay cả khi đại
tướng hết còn cầm quân, mà được Đảng cho cầm quần ‘chị em chúng ta’?
trad. de l'albanais par Tedi
Papavrami Fayard, 200 p., 17,90 €
Kadaré
considère qu'il a écrit une des œuvres « les plus sombres du siècle »,
face à un système qui avait « un arrière-goût d'enfer ». Cet aspect
tragique et funèbre qui se dégage de la plupart de ses ouvrages
n'exclut pas une veine comique qui affleure parfois comme dans Le
Dossier H ou L’Année noire. Cette fois, le burlesque touche à un sujet
d'importance: l’Histoire de l'Albanie
Tuần
này, cả hai tờ La Quinzaine Littéraire và Lire của Tây,
đều nhắc tới cuốn mới ra lò của "NHT người Albanie": Ismail Kadaré. Với
Lire, là một cuộc phỏng vấn.
Tin Văn
đã có vài bài về tay này, đã từng đánh bại toàn những ông khổng lồ để
đoạt Man Booker 2005,
danh sách có cả tên NHT, nhưng bị delete, vì không có ai biết tiếng Mít
trong ban giám khảo, và vì chưa được dịch qua tiếng Anh.
Bài 'đại phỏng vấn' tay nhà văn
Albania thật tuyệt. Có thể làm bài văn mẫu cho đám nhà văn Yankee mũi
tẹt được!
Thí dụ những câu sau đây mà
chẳng bảnh sao:
Theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, phải viết thứ văn chương
"mùa xuân vĩnh viễn của nhân loại", chữ của Nguyễn Khải trong Gặp
Gỡ Cuối Năm [nguyên văn, une littérature 'printanière']. Kết quả,
trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, mưa rơi ngay từ trang đầu tới
trang chót.
Được hỏi, khi được Tây in sách, như DTH Mít "nhà mình" ‘phó phướng phông’?,
Kadaré trả lời:
Với một nhà văn từ một xứ sở chư hầu của ông Xì, Stalinien, được in
sách ở Tây là sống kiếp sống thứ nhì [réincarnation: tái nhập thế].
Trả lời câu hỏi, người ta nhắc hoài đến tên ông ở hành lang Nobel, ‘ông
đã làm hồ sơ, và nạp đơn chưa’? [cái này thuổng trang Ngộ độc văn
chương của thi sĩ NTT], ông trả lời:
Người ta nhắc nhiều đến tôi, và người ta tiếp tục. Ngày này qua tháng
nọ, tôi cũng phải quen thôi. Có vài tay hay được nhắc như vậy, thành
thử cũng có bạn.
Nhật Ký Tin Văn
Tờ Le Magazine Littéraire
2/2009 phỏng vấn Kadaré
Với “Bữa ăn thừa”, Le diner de trop, Kadaré coi như mình
đã viết một trong những tác phẩm ‘u tối nhất của thế kỷ’, đối
diện với một chế độ có cái ‘dư vị của địa ngục’.
Tuyệt!
Tuyệt tác thế giới
Đi tìm phê
bình gia Mít
Nhà văn, nhà thơ sử dụng
ngôn ngữ để
viết về đời thường. Đối tượng của họ là đời thường. Phê bình, sử dụng
ngôn ngữ
để viết về…. ngôn ngữ.
Barthes bèn phân ra hai thứ ngôn ngữ. “Ngôn ngữ bậc 1” là của nhà văn.
“Ngôn ngữ
bậc hai”, hay "siêu ngôn ngữ", là của nhà phê bình. Ông coi bài viết
của nhà phê bình, là 1 bản văn choàng lên bản văn.
Mọi tiểu
thuyết gia, mọi thi sĩ, múa may quay cuồng với những đường
đao thế kiếm dựa trên bất cứ một lý thuyết văn học gì thì gì, tựu chung
cũng là
để nói về tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy [nguyên văn: để nói về những sự
vật, và hiện
tượng, to speak of the objects and phenomena], cho dù những thứ này là
do tưởng
tượng, ở bên ngoài hoặc là có trước ngôn ngữ: thế giới hiện hữu và nhà
văn nói:
đó là văn chương. Sự vật, hay đối vật, the object, của phê bình khác
hẳn: Đối vật
của phê bình không phải là "thế giới" nhưng mà là một bài viết/nói, a
discourse, bài viết nói đó, là của một người nào đó: phê bình là một
bài viết/nói
về một bài viết/nói; nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ
(như những
nhà lý luận gọi). Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn
ngữ bậc
nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ
phê bình
phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình
với ngôn
ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với
thế giới.
Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái
gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống
với một
hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự
phân biệt
giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ. (1)
Thế nào là 1… bản văn?
Theo GCC, nó là 1 cái gì mà bạn sáng tạo ra, trong đó, có cái gì của
riêng bạn,
đếch chép từ sách vở, từ net xuống được.
Nhìn như thế, thì Mít đếch cho phê
bình. Không có phê bình gia luôn, tất nhiên!
Bài viết của ông, "Phê Bình Là Gì", quá quan trọng, Tin Văn đã giới
thiệu với độc
giả, là cũng để cho mấy Thầy chuyên viết phê bình, rảnh rỗi ghé mắt đọc.
Thầy Phúc
& Thầy Thục, GCC quen khi viết cho Văn Học. Chẳng có gì gọi là thù
hằn, tị
hiềm hay bất cứ gì gì, gì khi Gấu viết về họ. Nhưng sau 70, thất thập
cổ lai
hy, thấy vưỡn còn sống, Gấu tự hỏi, hay là Ông Giời còn bắt mình làm
thêm ba việc
lẻ tẻ nữa, chăng.
Bởi là vì nếu
không viết ra thì hai Thầy kể như xong nghiệp viết “phê bình, khảo
luận”, tức
là cứ tiếp tục viết nhảm như trước. Thầy Phúc thì tiếp tục quàng 1 ông
mũi tẹt
với 1 ông mũi lõ, Thầy Thục thì tiếp tục tra cứu, trích dịch, tiếp tục
viết những
bài phê bình khảo luận vô ích, khổ người viết, tội người đọc. Một khi
chính người
viết cũng chẳng hề mơ hồ cảm nhận ra, 1 cái viễn ảnh về bài viết của
mình, và ảnh
hưởng của nó, ở nơi người đọc, thì viết làm chó gì.
Cả đời Thầy Thục, viết cũng
từ trước 1975, với Gấu, chỉ là đoạn đời sau 1975, ông phải đi làm 1 cái
nghề gì
đó, để sống sót VC, đọc, thấy có cái thực, nhưng thiếu cái tưởng tượng,
nhưng
có còn hơn không.
Lại nói về viễn ảnh. Gấu
hình như đã kể về vụ này đôi ba lần
rồi. Kể lại ở đây, biết đâu hai Thầy nhận ra ý của Gấu, và biết đâu,
thay đổi lối
viết.
Bài viết Bếp
Lửa trong văn chương của Gấu, được viết ra, khi Gấu, cùng ông
bạn nhà thơ
Joseph Huỳnh Văn, ghé thăm Đỗ Long Vân, khi đó bị bắt đi lính, làm việc
tại đài
phát tín Phú Lâm, lấy bài viết Truyện
Kiều ABC cho Tập San Văn
Chương. Trong
lúc cả hai hàn huyên, Gấu bèn giở ra đọc, và từ 1 đoạn trong nó, bài
viết của Gấu
thành hình.
Bài thơ Biển, mà nhờ nó, GCC
quen Hải Âu, là từ chi tiết cát ở đây
được con người chở từ đâu tới.
Fuentes:
Tiểu
thuyết
John
Le Carré's Page
Ways of Escape
Trong cuốn
tiểu sử của Greene, thì “Lực Lượng Thứ Ba”, anh Xịa ngây thơ gặp, là
Trình Minh
Thế. Greene không ưa TMT, và không tin ông làm được trò gì. Nhưng chỉ
đến khi
TMT bị Diệm thịt, thì ông mới thay đổi thái độ, như trong cái thư mở ra
"Người Mỹ
Trầm Lặng" cho thấy.
Theo GCC, cuốn NMTL được
phát sinh, là từ cái tên Phượng, đúng như
trong tiềm
thức của Greene mách bảo ông. (1)
Cả
cuốn truyện
là từ đó mà ra. Và nó còn tiên tri ra được cuộc xuất cảng người phụ nữ
Mít cả
trước và sau cuộc chiến, đúng như lời anh ký giả Hồng Mao ghiền khuyên
Pyle, mi
hãy quên “lực lượng thứ ba” và đem Phượng về Mẽo, quên cha luôn cái xứ
sở khốn
kiếp Mít này đi!
The Life of
Graham Greene
Volume 2:
1939-1955
Norman
Sherry
Note: Một
trong những em Phượng, đi đúng những ngày 30 Tháng Tư, 1975, và là 1
trong những
nhà văn nữ hàng đầu của Miền Nam trước 1975, khi Gấu tới trại tị nạn,
gửi thư cầu
cứu, đã than giùm, anh đi trễ quá, Miền Biển Động hết động rồi.
Sao không ở
luôn với số phận xứ Mít [ở với VC?], chắc em P. của 1 anh Mẽo Pyle nào
đó, tính khuyên Gấu?
(1)
"Phuong,"
I said – which means Phoenix, but nothing nowadays is fabulous and
nothing
rises from its ashes. "Phượng", tôi nói, "Phượng có nghĩa là Phượng
hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là huyền hoặc, và chẳng có gì
tái sinh
từ mớ tro than của loài chim đó":
Quả có sự
tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó!
Cuộc xuất cảng Phượng sau 1975,
là cả 1
cái nguồn nuôi nước Mít, theo nghĩa thê thảm nhất, hoặc, cao cả nhất
[Hãy nghĩ
đến những gia đình Miền Nam phải cho con gái đi làm dâu Đại Hàn,
thí dụ,
để sống sót VC]
Camus 100
Cấm Chó
& Những Tên Chống Cộng
Cao Bồi
Vladimir’s
Tale
April 26, 2012
Anne Applebaum.
The Man Without a Face: The Unlikely Rise
of Vladimir Putin
by Masha Gessen
Riverhead, 314 pp., $27.95
Người Không Mặt, Cao Bồi, PXA, "Bạn
Quí Của GCC", sống lại, và nhập thân ông Trùm Putin.
Anne Applebaum đọc Người
Không Mặt: Cuộc Lên Voi Đếch Giống Ai Của Putin, của Masha
Gessen.
Tuyệt cú mèo! TV sẽ lai rai ba sợi, sau.
Có câu này,
In a country where political role models ran from leather-jacketed
commissar to decrepit apparatchik, Galina was trying to be an entirely
new creature, a politician who was also a human.
Làm nhớ Sến:
Nguyên
thủ quốc gia Việt Nam không nên mặc áo nhái Adidas đi cày ruộng. (1)
Và, đây là
cái cảnh “Người Không Mặt”... đi xa.
Những phút cuối cùng
của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn
SGGP:: Cập nhật ngày 20/09/2006
lúc 23:38'(GMT+7)
Bà ngồi đọc cho ông nghe những
bức thư của bạn bè khắp nơi trên thế giới gửi về thăm ông khi nghe tin
ông ốm nặng. Hôm nay bà đọc đến bức thư của người bạn Mỹ, mà thuở ông
còn học ở trường báo chí ở quận Cam - California, ông đã ở trong nhà và
họ coi ông là người trong gia đình.
Bà đọc bằng một thứ tiếng Anh nghe cứng cáp của người đứng tuổi dù xưa
kia bà rất giỏi tiếng Anh và có khi ông còn giải thích cho bà những từ
khó mà bà không hiểu.
Bây giờ dù đã già nhưng phát âm rất chuẩn, mỗi từ tiếng Anh phát ra
chắc chắn. Bà đọc tới đâu nước mắt chảy quanh tới đó. Thỉnh thoảng bà
dừng lại và ghé sát tai ông hỏi nhỏ: Anh có nghe được không? Ông khẽ
gật đầu, nước từ trong khóe mắt đục nhờ của ông lại chảy ra.
Tất cả y tá, bác sĩ, hộ lý đều đứng nhìn. Thỉnh thoảng có người lén lau
nước mắt. Họ nói với nhau hãy yên lặng để bà đọc cho ông nghe...
Lúc ông nhắm mắt lại, những dây nhợ chằng chịt trên người ông nối với
nhiều máy móc phát ra âm thanh nghe rột rột. Bà vội đứng dậy đi ra
ngoài, nhường chỗ cho các bác sĩ.
Công việc của họ là thông phổi để ông dễ thở hơn một chút, nhưng rồi
ông lại chuyển vào giai đoạn lúc tỉnh lúc mê, ông gọi bà thều thào mê
sảng: “Em ơi chúng đang tra tấn anh, chúng bỏ đá vào miệng anh, mệnh
chung của anh sắp đến rồi, em và các con đừng xa anh nhé...”.
Bà nắm chặt tay ông. Các bác sĩ yêu cầu bà đi ra ngoài. Các con của bà
đứng nhìn ông qua ô cửa kính. Họ đều khóc và cố gắng như muốn chia sẻ
đau đớn thể xác cùng ông.
Bà quay sang nói với tôi - vẫn đứng đây từ nãy giờ bất động: Ông ấy khổ
suốt cả một giai đoạn dài căng thẳng. Bây giờ đã đau thể xác thế này mà
tâm hồn cũng không được thanh thản. Bao nhiêu dồn nén chỗ góc khuất đã
trải qua trong nguy nan căng thẳng nay trong vô thức trào ra. Bà bật
khóc, tôi nắm chặt tay bà.
Cái mánh
loại trừ là bản năng tự vệ của mọi chuyên viên
The trick of elimination is every expert’s defensive reflex.
(Stanislaw Lem: Imaginary Magnitude)
VC rất rành
về cái mánh loại trừ - loại trừ mọi rủi ro, bị phanh phui, bị bật mí -
vậy mà chúng cho cả thế giới thấy những giây phút khốn khổ, đi không
nổi của Người Không Mặt.
Chán như Con
Rán!
Dã man như VC!
Thời Không
Mặt
The
human face disappeared and also its divine image. In the classical
world a slave was called aprosopos, 'faceless'; litteraly, one
who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in facelessness.
[Mặt người biến mất và hình ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ
xưa, kẻ nô lệ bị gọi là aprosopos, 'không mặt'; kẻ không thể bị
nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong "không mặt".]
Nói cho
cùng, đó là thời "không mặt". Như một hình ảnh khủng khiếp của Anna
Akhmatova, về Cách Mạng:
As though, in night's terrible mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear
[Như thể, trong tấm gương kinh hoàng của đêm
đen
Con người, rồ dại, chối bỏ hình ảnh của mình
Và ráng sức biến mất]
D.M.
Thomas: Alexander Solzhenitsyn, Một
thế kỷ ở trong ta.
Gấu tui cứ băn khoăn hoài, tại sao tội ác thì có, mà không có thủ phạm?
Cho tới khi được đọc những dòng trên.
Từ đó, tôi "hiểu" Văn Cao, khi ông nhất định "có mặt".
"Hồi
nhận viết Tiến Quân Ca, tôi không hề chuẩn bị trước để làm một bài hát,
mà một đặc nhiệm nguy hiểm của đội biệt động. Tôi là đội viên biệt động
vũ trang. Nhiệm vụ của tôi là trong một đêm, cầm một khẩu súng, vào một
thành phố, để giết một người..."
Nhưng cũng có thể hiểu câu nói của ông, qua câu của Walter Benjamin: Ở
nền của một tác phẩm lớn, là một đống man rợ. Theo nghĩa, ông có thể ôm
lấy tất cả niềm vinh quang, là tác giả bài hát của cả nước, ["Bài Tiến
Quân Ca đã là của dân tộc Việt Nam độc lập kể từ ngày hôm đó"], nhưng
ông chỉ cho thấy, ở dưới nền của nó, là cả một đống man rợ: tôi đã là
một con mồi, một con thú, bị đẩy đến đường cùng, khi viết nó, trong bài
tự thú
|
|