*







Nhân Đại hội của Hội Nhà Văn VC, Gấu nhớ tới Kadare, một ‘NHT của Albanie’, cả hai đã từng cùng tham dự giải thưởng Man Booker, nhưng NHT, vì không có người dịch tác phẩm ra tiếng Anh, nên bị loại.

trad. de l'albanais par Tedi Papavrami Fayard, 200 p., 17,90 €

Kadaré considère qu'il a écrit une des œuvres « les plus sombres du siècle », face à un système qui avait « un arrière-goût d'enfer ». Cet aspect tragique et funèbre qui se dégage de la plupart de ses ouvrages n'exclut pas une veine comique qui affleure parfois comme dans Le Dossier H ou L’Année noire. Cette fois, le burlesque touche à un sujet d'importance: l’Histoire de l'Albanie

Tuần này, cả hai tờ La Quinzaine LittéraireLire của Tây, đều nhắc tới cuốn mới ra lò của "NHT người Albanie": Ismail Kadaré. Với Lire, là một cuộc phỏng vấn.

Tin Văn đã có vài bài về tay này, đã từng đánh bại toàn những ông khổng lồ để đoạt Man Booker 2005, danh sách có cả tên NHT, nhưng bị delete, vì không có ai biết tiếng Mít trong ban giám khảo, và vì chưa được dịch qua tiếng Anh.

Bài 'đại phỏng vấn' tay nhà văn Albania thật tuyệt. Có thể làm bài văn mẫu cho đám nhà văn Yankee mũi tẹt được!
Thí dụ những câu sau đây mà chẳng bảnh sao:
Theo chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, phải viết thứ văn chương "mùa xuân vĩnh viễn của nhân loại", chữ của Nguyễn Khải trong Gặp Gỡ Cuối Năm [nguyên văn, une littérature 'printanière']. Kết quả, trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, mưa rơi ngay từ trang đầu tới trang chót.

Được hỏi, khi được Tây in sách, như DTH Mít "nhà mình" ‘phó phướng phông’?, Kadaré trả lời:
Với một nhà văn từ một xứ sở chư hầu của ông Xì, Stalinien, được in sách ở Tây là sống kiếp sống thứ nhì [réincarnation: tái nhập thế].

Trả lời câu hỏi, người ta nhắc hoài đến tên ông ở hành lang Nobel, ‘ông đã làm hồ sơ, và nạp đơn chưa’? [cái này thuổng trang Ngộ độc văn chương của thi sĩ NTT], ông trả lời:
Người ta nhắc nhiều đến tôi, và người ta tiếp tục. Ngày này qua tháng nọ, tôi cũng phải quen thôi. Có vài tay hay được nhắc như vậy, thành thử cũng có bạn.
Nhật Ký Tin Văn
Tờ Le Magazine Littéraire 2/2009 phỏng vấn Kadaré
Với “Bữa ăn thừa”, Le diner de trop, Kadaré coi như mình đã viết một trong những tác phẩm ‘u tối  nhất của thế kỷ’, đối diện với một chế độ có cái ‘dư vị của địa ngục’.
Tuyệt!
Giá mà Mít cũng có một cuốn như thế, nhỉ!
Tin Văn sẽ post cả hai, một điểm sách, một phỏng vấn, thì cũng như đòn ‘cách sơn đả ngưu': Trong khi chờ Godot, thì viết về Kadaré!
*

Kadare là tay đề nghị, dùng tên đại tướng Võ cho một thứ áo mưa do nhà nước VC Albanie sản xuất, vì làm gì có cái gì dẻo dai, kiên trì, kẻ thù nào cũng đánh thắng, không bao giờ bị thủng... như là… Võ tướng quân, ngay cả khi đại tướng hết còn cầm quân, mà được Đảng cho cầm quần ‘chị em chúng ta’?

*

To compare the Albanian Writers' Union to a whore seems extremely vulgar, like so many overused metaphors, particularly the ones that have become common since the fall of Communism:

So sánh Hội Nhà Văn Albanie với một em bướm xem ra quá tầm phào, giống như những ẩn dụ được xào đi xào lại đến trở thành toang hoác, kể từ khi chủ nghĩa CS sụp đổ...
Đây chắc là tự thuật của đích thân tác giả nhà văn Albanie, Kadaré, người đã từng được một trong những đất nước tư bản mời tham quan, và khi trở về quê hương, bị sếp kêu lên bắt làm tự kiểm, vì chót ghé thăm đám nhà văn lưu vong, đồi truỵ, bỏ chạy quê hương, và trong khi ông ta hết sức phân trần, làm gì có chuyện đó, thì sếp của ông bật cười, làm gì có chuyện đó, đúng như vậy, nhưng chúng nó báo cáo mật với tôi, là anh mò đi thăm khu nhà thổ WJC, ít lắm thì cũng trên một lần!
*
''You know, there are still a lot of people out there throwing sand in the gears, and they never give up," I continued. ''You know what I heard today? Some fool who is setting up a condom factory had the gall to propose the name of our national hero Scanderbeg for the first Albanian-made condom."

She blushed, not knowing where to look.
"I don't understand all this nonsense," she muttered. "How can they profane our national hero? Will they never learn?"
"That's exactly what I said when I heard about it. But he justified the name by saying that a condom had to be strong and resistant, and since there was no better symbol of resistance than Scanderbeg ... "

“Cô có biết không, vẫn có cả lố những đứa không chịu ngưng chống phá cách mạng,” Tôi tiếp tục. “Cô có biết bữa nay tôi nghe nói, có một tên khốn tính thành lập một cơ xưởng đầu tiên chuyên sản xuất áo mưa ở xứ sở CHXHCN của chúng ta? Và nó tính đặt tên áo mưa là gì, cô biết  không?”
Thấy em bướm nhà văn ngớ người, tôi nói luôn:
“Võ tướng quân"!
-Ui chao Ngài là vị anh hùng quốc gia….
-"Nó nói, Ngài chẳng đã từng làm công tác hạn chế sinh đẻ, 'cầm quần chúng em' là gì! Vả chăng, áo mưa cần phải dẻo, dai, và đất nước đâu có biểu tượng nào dẻo dai như Võ tướng quân đâu? Hom hem như Ngài mà còn phải xông trận bô xịt kia kìa!"
*

Thấy cái tên HNT, ‘con thò lò’, sau cú ‘NTH vs NTL’, lại xuất hiện liền tức thì, qua cuộc phỏng vấn mới nhất trên talawas, Gấu bỗng nhớ tới ông Sếp của Smiley, qua chương "Không hề tạ khách'", trong Gọi Người Đã Chết. (1)
Chán thế!

(1)
Smiley quay người định đi .
 "À, này Smiley ... " Hắn cảm thấy bàn tay Maston đặt trên cánh tay mình, và quay lại ngó lão. Maston trong nụ cười thường chỉ dành cho mấy bà trọng tuổi ở trong Sở.
 "Smiley này, anh có thể tin cậy ở nơi tôi, anh biết đấy. Anh có thể tin cậy sự hỗ trợ của tôi".
 Smiley nghĩ thầm, ông đúng là làm việc chạy theo kim đồng hồ. Quán mở cửa 24/24 , ông đúng là "Không hề tạ khách "!
 Hắn bước ra phố.
*

Sau vụ Nguyễn Tôn Hiệt thì suy ra có lắm tay làm "công tác văn hóa" trên internet, phe này hoặc băng đảng kia. Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Đăng Thường, Phạm Thị Hoài, Đỗ Kh. BBC, VOA, giống như nhận cùng một ... "mệnh lệnh". Nơi hô nơi ứng

- Tiền Vệ, Da Màu, Gió-O… đăng tải sáng tác cuả văn nghệ sĩ hải ngoại lẫn trong nước, chứ có làm việc cho tổ chức chính trị nào đâu, nô dịch cho ai đâu, mà các bác chỉ trích? Ai dễ dãi thì được an vui, ai khó tính, bắt bẻ thì cũng có quyền khó tính chứ. Bác Nhị Linh, Tin Văn, Nguyễn Hưng Quốc, hay Nguyễn Tôn Hiệt đều rất khó tính, bắt bẻ biết bao nhiêu người, và bắt bẻ lẫn nhau, nhưng đó là vì học thuật, có khi chỉ là những cảm nghĩ cá nhân của riêng người đó. Những người làm công việc như vậy thường bị người ta ghét. Lúc trước cụ Phan Khôi chỉ vì vậy mà khổ. Tuy nhiên, chỉ có những ai có tấm lòng trong sáng vô vị lợi cho cá nhân mình, dùng sở học của mình để đóng góp cho xã hội, giúp đỡ người khác tốt hơn không nhằm mục đích xấu, thì mới đáng trọng. Con người ta nói, làm trăm chuyện cũng phải sai sót vài điều, đó mới là bình thường. Chấp nhận sự bình thường ở người khác và ở chính mình thì mọi sự sẽ khác đi nhiều, không còn quá cam go nữa.
Mong các bác cởi mở hơn, sẵn lòng chấp nhận những cái khác mình, thì làng văn lẫn làng chính trị mới "khởi sắc" lên được.
Blog NL

Gấu sẽ lèm bèm về vụ này, sau.
Tks, anyway. NQT
*

Ông chưa bao giờ là đệ tử, tín đồ đúng hơn, của cái dòng văn chương ‘hiện thực xã hội chủ nghĩa’ mà người ta giảng dậy tại thủ đô Liên Xô…
Tôi cũng không biết tại sao, ngay từ khi vừa mới đặt chân lên thiên đường là tôi đã cảm thấy mình bảnh hơn nó… Hiện thực xã hội chủ nghĩa, mọi người đều nói, nhưng chẳng ai biết nó ra làm sao. Thực sự, nó dựa vào một số qui luật mơ hồ nhưng tất cả mọi người đều vơ vào. Qui luật thứ nhất, hãy tràn đầy hy vọng và viết thứ văn chương ‘mai mãi mùa xuân'. Cái trực giác của tôi, khi còn là một thanh niên, xúi tôi làm ngược lại, nghĩa là, phải thay đổi khí hậu, phải chống lại thứ chủ nghĩa giáo điều về khí tượng học của họ [météo-dogmatisme] bằng một thứ chủ nghĩa phá ngang phá bĩnh về thời tiết [déviationisme climatique]. Kết quả là, trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, mưa dài dài từ ngay trang đầu tới trang chót. Liền lập tức, câu hỏi khó chịu đầu tiên đối với tôi, khi lần đầu tiên tôi tới Tây phương, là: “Tại sao mưa rơi không ngừng trong cuốn tiểu thuyết của ông? Trong khi đó, Albanie là một xứ sở Địa Trung Hải…”.
Qui luật thứ nhì của hiện thực xã hội chủ nghĩa, là nâng bi, hoặc đội dĩa [nếu là nữ], "nhân vật hướng thượng"; nhưng mà, như bạn biết đấy “nhân vật hướng thượng, xả thân vì đại nghĩa”, là cái chết của văn chương! Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, tôi chọn hai thằng lăng nhăng, hai tên bợm còn trẻ, và, tếu hơn nữa, cuối cùng chúng thắng thế! Qui luật thứ ba, chăm lo nuôi dưỡng, đời này qua đời khác lòng hận thù giai cấp [cultiver la haine de classe]. Nếu anh không làm sao nuôi cho được, cấy cho được hận thù giai cấp vào trong tim trong hồn, trong máu của anh, văn của anh không làm sao có sợi chỉ đỏ xuyên suốt, còn anh, anh vẫn còn một gã nhân bản, un humaniste, và, ở Albanie, khi đó, họ gọi anh là một tên nhân bản 'siêu giai cấp', un ‘humaniste surclasse’, tức là một kẻ từ chối không tin tưởng vào cuộc đấu tranh giữa các giai cấp. Ba thứ qui luật khốn kiếp này, từ trong thâm tâm tôi, tôi từ chối chúng. Nếu bạn đọc cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi, không phải cuốn Tướng Âm Binh, mà là một cuốn ngắn nhan đề Thành phố không bảng hiệu mà tôi bắt đầu viết ở cái nôi của Cách Mạng Vô Sản, thì bạn sẽ thấy là nó chửi bố ba thứ qui luật trên, một phản bí kíp văn chương vô sản [un contre-manuel de littérature prolétarienne], ngược hẳn lại tất cả những gì mà người ta dậy ở Moscow

Le Magazine Littéraire 2/2009 phỏng vấn Kadaré

(1) HNT: Hội Nhà Thổ; không phải HNT, nick HN, nick NTH.

*

Trần Văn Tích – Cơ may hoá thân của Hội Nhà văn Việt Nam

Tôi vốn không phải là nhà văn lại càng không phải là nhà văn trong nước. Thực tình tôi ngạc nhiên không hiểu sao Hội Nhà văn họp đại hội mà bà con xôn xao ghê gớm thế. Một loạt phỏng vấn được talawas đăng tải. Rồi chính nữ giáo chủ talawas cũng ra quyền đi cước. Rồi hết ông nhà văn này bị cắt micro đến ông nhà văn kia viết thư ngỏ. Nhưng tuy chỉ là kẻ bàng quan, tôi cũng thích thú ghi nhận một vài danh ngôn. Chẳng hạn câu hỏi hùng hồn cất lên trong hội trường hoành tráng: “không có bổng nhà nước thì Hội sống sao nổi?”
talawas

Gấu nghĩ, câu danh ngôn trên, không 'bảnh' bằng câu của Lại Nguyên Ân, dùng làm cái tít cho bài viết cũng đăng trên talawas: ‘ăn xôi chùa ngọng miệng’

Nhưng cái tít của TVT mà chẳng ‘bảnh’ sao?
Và những câu sau đây của ông cũng đâu có dở?:

Tôi vốn không phải là nhà văn lại càng không phải là nhà văn trong nước. Thực tình tôi ngạc nhiên không hiểu sao Hội Nhà văn họp đại hội mà bà con xôn xao ghê gớm thế. Một loạt phỏng vấn được talawas đăng tải. Rồi chính nữ giáo chủ talawas cũng ra quyền đi cước....

Bài viết của TVT và cái tít bài viết làm Gấu nhớ đến Chí Phèo, suốt đời đâm thuê chém mướn, làm kẻ chuyên đi đòi nợ cho đám cùng hung cùng cực ác, đến khi gặp Thị Nở, có được cơ hội ‘hóa thân’ [ở đây là trở lại làm người], thì… vô phương!
Cơ hội, cơ may hóa thân của HNV/VC thì không chỉ có một, mà đã đến với họ hơn một lần rồi. Gấu thủng thẳng [thi thoảng] sẽ chỉ ra. Nhưng họ đâu có đủ dũng khí để mà làm người trở lại, như... Chí Phèo?