Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 


11.5.2013
Thơ Mỗi Ngày

Đọc lại thơ Adam Zagajewski

Out Walking

Sometimes out walking, on a country road
or in a quiet green forest,
you hear scraps of voices, perhaps they're calling you,
you don't want to believe them, you walk faster,
but they catch up quickly,
like tame animals.

You don't want to believe them, then later
on a busy city street
you're sorry you didn't listen
and you try to summon up
the syllables, the sounds, and the intervals between them.

But it's too late now
and you'll never know
who was singing, which song,
and where it was drawing you.

Adam Zagajewski: Mysticism for Beginners

Dã Ngoại

Đôi khi tản bộ ngoài trời, trên con đường quê
Hay trong 1 cánh rừng xanh im ắng
Bạn nghe như có tiếng người, giống như những mảnh vụn,
và những tiếng nói đó đang gọi bạn
Bạn không muốn tin và bạn bước nhanh hơn lên
Nhưng chúng bắt kịp bạn thật lẹ
Như những con vật đã được thuần hóa

Bạn không muốn tin, và sau đó,
Trên một con phố bận rộn
Bạn than thở, bạn xin lỗi,
rằng bạn đã không chịu lắng nghe
Và bạn cố chắp nối, vá víu, những mảnh vụn,
Những âm thanh, những quãng ngừng giữa chúng 

Nhưng quá trễ mất rồi
Và bạn sẽ chẳng bao giờ biết
Ai hát, và bài hát nào,
Và nó kéo bạn đi đâu.

 

AIRPORT IN AMSTERDAM 

In memory of my mother 

December rose, pinched desire
in the dark and empty garden,
rust on the trees and thick smoke
as if someone's loneliness were burning.

Out walking yesterday I thought again
about the airport in Amsterdam-
the corridors without apartments,
waiting rooms filled with other people's dreams
stained with misfortune. 

Airplanes struck the cement
almost angrily, hawks
without prey, hungry. 

Maybe your funeral should have been held
- here-hubbub, bustling crowds,
a good place not to be. 

One has to look after the dead
beneath the airport's great tent
We were nomads again;
you wandered westward in your summer dress,
amazed by war and time,
the moldering ruins, the mirror
reflecting a little, tired life. 

In the darkness final things shone:
the horizon, a knife, and every rising sun.
I saw you off at the airport, hectic
valley where tears are for sale.
December rose, sweet orange:
without you there can be
no Christmases. 

Mint leaves soothe a migraine ...
In restaurants you always
studied the menu longest ...
In our ascetic family
you were the mistress of expression,
but you died so quietly ...

The old priest will garble your name.
The train will halt in the forest.
At dawn snow will fall
on the airport in Amsterdam. 

Where are you?
There where memory lies buried.
There where memory grows.
There where the orange, rose, and snow lie buried.
There where ashes grow.

Adam Zagajewski:
Without End
*
 

Phi trường AMSTERDAM 

Tưởng nhớ Mẹ 

Hoa hồng vào Tháng Chạp, ước muốn trái khoáy
trong khu vườn tối thui, trống trơn,
gỉ sét ở trên đám cây và khói dầy đặc
như thể nỗi cô đơn của ai đó đang cháy

Trong lúc lang thang ở ngoài trời ngày hôm qua, tôi lại nghĩ
về phi trường Amsterdam -
những hành lang không phòng ốc,
những phòng đợi đầy ắp những giấc mộng của những người khác,
những giấc mộng đầy tì vết của vận rủi

Phi cơ cào xiết trên nền xi măng
giận dữ, những con chim ưng
không có mồi, đói meo

Có lẽ đám tang của mẹ nên được tổ chức
tại đây - những đám đông ồn ào, bát nháo
đúng là một nơi chốn tốt, bỏ uổng.

Một con người nên lo lắng đến những người đã chết
ở bên dưới tấm lều lớn ở phi trường.
Chúng ta lại là những kẻ du mục;
Mẹ lãng đãng đi về phía tây trong cái áo dài mùa hè,
ngỡ ngàng vì chiến tranh, và thời gian,
những điêu tàn vụn nát, tấm gương
phản chiếu một cuộc đời nhỏ nhoi, mệt mỏi.

Trong bóng tối, những sự vật sau chót sáng chói:
chân trời, một con dao nhỏ, và mọi mặt trời mọc
Mẹ rời phi trường, bề bộn
thung lũng là nơi nước mắt bán xôn.
Hồng tháng Chạp, cam ngọt:
Không có mẹ chẳng có Giáng Sinh.

Những chiếc lá bạc hà làm dịu cơn nhức đầu...
Ở tiệm ăn mẹ luôn luôn nghiền ngẫm tờ thực đơn thật lâu....
Trong gia đình khổ hạnh của chúng ta
mẹ là bà chủ của diễn đạt
nhưng mẹ chết thật thầm lặng....

Vị linh mục già sẽ lắp bắp xướng tên mẹ.
Xe lửa sẽ ngưng ở cánh rừng.
Bình minh tuyết sẽ rơi
ở nơi phi trường Amsterdam

Mẹ ở nơi đâu?
Nơi hồi ức vùi lấp.
Nơi hồi ức nẩy nở.
Nơi trái cam, bông hồng, và tuyết vùi lấp.
Nơi tro than nẩy nở.

Adam Zagajewski
Without End

[Note: Bài thơ này, nguyên được in trong Mysticism for Beginners]


I'd lost a country but won a dream
Tớ mất 1 xứ sở và được 1 cơn mộng

*

RESURRECTION

Poetry slips into dreams
like a diver in a lake.
Poetry, braver than anyone,
slips in and sinks
like lead
through a lake infinite as Loch Ness
or tragic and turbid as Lake Balaton.
Consider it from below:
a diver
innocent
covered in feathers
of will.
Poetry slips into dreams
like a diver who's dead
in the eyes of God.

Tái sinh

Thơ chui vô mộng
Như người lặn lao xuống hồ.
Thơ, can đảm hơn bất cứ ai,
Lặn và chìm
Như chì
Qua 1 con hồ vô cùng như hồ Loch Ness
Hay bi thương và đục như Hồ Balaton
Hãy nhìn từ dưới đáy:
Một người lặn
Ngây thơ
Phủ đầy lông chim
Là ước muốn của mình.
Thơ tuồn vô mộng
Như người lặn chết
Trong con mắt Chúa.

THE ROMANTIC DOGS

Back then, I'd reached the age of twenty
and I was crazy.
I'd lost a country
but won a dream
As long as I had that dream
nothing else mattered.
Not working, not praying
not studying in morning light
alongside the romantic dogs
And the dream lived in the void of my spirit.
A wooden bedroom,
cloaked in half-light,
deep in the lungs of the tropics.
And sometimes I'd retreat inside myself
and visit the dream: a statue eternalized
in liquid thoughts,
a white worm writhing
in love.
A runaway love.
A dream within another dream.
And the nightmare telling me: you will grow up.
You'll leave behind the images of pain and of the labyrinth
and you'll forget.
But back then, growing up would have been a crime.
I'm here, I said, with the romantic dogs
and here I'm going to stay.


Helen Vendler Lecture
The Ocean, the Bird, and the Scholar

"Poetry is the scholar's art."
Wallace Stevens, Opus Posthumous

Poetry and Criticism: Helen Vendler

Helen Vendler là Bà Trùm phê bình thơ. “Góc độ thơ” của Bà phải nói khủng khiếp, nhưng cái đó chỉ là…  phụ. Phải có cái gì đó của riêng bà khi đọc thơ.
“Thơ ca là nghệ thuật của những nhà tiến sĩ khoa bảng”, bà trích dẫn câu trên, trong bài diễn văn khi nhận giải thưởng thi ca. TV sẽ dịch bài này, sure, để xác định điều, cái trò tự cao tự ngạo của giới viết lách, thì ai cũng biết, nhưng, bạn càng bảnh tới đâu, thì cái sự kiêu ngạo của bạn, của nghệ thuật của bạn, càng khó nhận ra đến đó.


*

Curlicues: Tóc Chị Hoài

A rich and important novel that should not be missed

Her heroine, Ifemelu, “grew up in the shadow of her mother’s hair. It was black-black, so thick it drank two containers of relaxer at the salon…and when finally released from pink plastic rollers, sprang free and full, falling down her back like a celebration.”

“Tôi lớn lên trong cái bóng mái tóc của má tôi”.
Một cuốn tiểu thuyết giầu có và quan trọng đừng bỏ qua.


Summer 2013


30. 4. 2013

*

Publié le 09 mai 2013 à 06h00 | Mis à jour le 09 mai 2013 à 06h00

Retour du Vietnam

Le petit commerce et l'esprit d'entreprise ont repris leurs droits au Vietnam, sur les trottoirs et les rivières, dans les marchés, les rizières et les deltas.


Rory MacLean's top 10 books on Burma

From George Orwell to Aung San Suu Kyi, author Rory MacLean looks at 10 books that chart the country's tumultuous history.

10 cuốn sách tiêu biểu, Top 10, nói lên lịch sử Miến.



Bông Hồng Thời Gian

Ai điếu
Viết cho nạn nhân 4/6

Không phải người sống mà kẻ chết
kết đoàn cùng đi
dưới bầu trời sậm đỏ tận thế
khổ nạn dắt dìu khổ nạn
tận cùng thù hận là hận thù
nước suối cạn khô, lửa cháy triền miên
đường về xa vời vợi. 

Không phải ông trời mà con trẻ
nguyện cầu
giữa tiếng loảng xoảng va đập của nón sắt và nón sắt
mẹ cưu mang ánh sáng
bóng tối cưu mang mẹ
những hòn đá lăn, đồng hồ chạy ngược
nhật thực đã tới

Không phải xác thịt mà linh hồn
các bạn cùng một lứa bên trời lận đận
mỗi năm cùng đón sinh nhật một lần
tình yêu mang đến cho người chết
một đồng minh vĩnh cửu
các bạn ôm chặt lấy nhau
trong danh sách dài thật dài của nỗi chết không lìa.

Bei Dao

Dã Viên [dịch]


Sài Gòn 1963

Notes on a voice: Le Carré

Ghi chú về 1 giọng văn:
Cơn giận giữ có chừng mực của Le Carré
ROLE MODELS

He owes much to Graham Greene: his precision, lucidity and the ability to throw you into a scene with beads of sweat on your brow. Like Greene, he deserves to rub shoulders with the seemingly more literary Joseph Conrad, whose lonely single men and corrupt officials seep into le Carré.

Note: Cả ba ông, Le Carré, Greene, Conrad, có thể nói, đều là…  Thầy của Gấu Cà Chớn!
Điều này làm Gấu đếch giống bất cứ nhà văn Mít nào: Đếch nhà văn Mít nào có Thầy cả, vì thế, đếch có nhà văn Mít!

Nhưng chưa thảm bằng, có những nhà văn Mít phịa ra…  Thầy.
Sến phán, Thầy của Sến là Nabokov và Kafka.
Gấu đếch tin!
Nhất là Kafka. (1)

(1)

Cả hai nhà văn gối đầu giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều ít nhiều bỏ âm nhạc ra ngoài trường quan tâm của họ. Lần duy nhất Kafka nhắc đến âm nhạc, và không hẳn là tích cực, là trong “Josephine, nữ ca sĩ hay Dân chuột“, còn Nabokov thì liệt kê âm nhạc, nhất là âm nhạc làm nền cho những cuộc trò chuyện uyên bác, vào danh mục những thứ ông ghét cay ghét đắng.

PTH 
*
*

Zadie nhìn lại, Zadie dans le rétro [nhại Zazie dans le métro, của Raymond Queneau]
Le Magazine Littéraire Avril, 2013

Nhắc tới Nabokov & Kafka, có ngay cả hai:

Tôi đọc thăng bằng như người ta nói ăn thăng bằng; nếu câu của bạn quá luộm thuộm, hay kỳ cục, bớt đọc….  Mai Thảo, và làm như Thầy của mình, là Kafka, theo kiểu, mập quá bèn ăn rau sống, hay nhịn ăn, đi 1 đuờng diet.
Nếu mỹ học của bạn bị đẩy tới chân tường, như người Mít nói, bị trĩ, không rặn ra được 1 chữ, thì bye bye Nabokov, ôm lấy ông râu rậm Dostoiesky; với ông này văn phong không quan trọng bằng chất liệu.
Zadie Smith: Đổi ý

[Gấu dịch loạn, theo kiểu dịch thảm họa, như trong nước đang chửi băng NN!]

Steiner, không "gối đầu" bằng Kafka, nhưng 1 trong hai kho tàng hiếm quí của ông, là 1 "thủ bản" của Kafka:

Dans sa demeure George Steiner montre volontiers au visiteur les deux « trésors » auxquels il tient le plus et qui, d'une certaine manière, résument sa vie de critique et de nomade : une carte signée "Sigmund Freud" félicitant son père pour son mariage à Vienne ; un des très rares exemplaires de la bibliothèque de Kafka que l'auteur de La Métamorphose a signée de son patronyme suivi d'un point, comme c'est parfois l'usage dans les pays germanophones.


Ai, ngoài Bruno Schulz, ảnh hưởng tới ông?

Kafka, tuy nhiên, thật khó mà kiếm thấy một nhà văn không bị ảnh hưởng bởi Kafka, ngay cả khi người này không viết cùng một cái văn phong như của Kafka. Kafka là một giai đoạn văn học mà bạn bắt buộc phải vuợt qua [Kafka is a literary stage you have to go through]. Tôi luôn luôn tưởng tượng ra cái xen, Kafka đứng, hai tay trên bờ cửa sổ, nhìn bên trong vào cuộc đời [looking inside into life]. Như thể ông nhìn ra phía bên ngoài từ cái chết, ngay cả khi ông đang còn sống. Tôi chưa tìm ra điều này, ở bất cứ nhà văn nào khác.

Trong Chết như là Cách Sống, Death as a Way of Life, ông phán: “Tôi không thuộc về số người coi Lò Thiêu là một sự kiện đặc thù Do Thái”.

Grossman: Tôi không nghĩ, người ta có thể tách "tính Do Thái", the Jewishness, ra khỏi Lò Thiêu, the Shoah, nhưng đây là một sự kiện mắc mớ đến toàn nhân loại. Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu. (1)


Ông đọc Kafka chưa? Milan Kundera hỏi tôi.
-Lẽ dĩ nhiên, tôi [Fuentes] trả lời. "Với tôi, ông ta là nhà văn không thể bỏ qua của thế kỷ 20."
Kundera cười một cái cười 'nham nhở', [như kiểu viết Tạp Ghi của Gấu]
-Ông đọc ông ta bằng tiếng Đức, hử?
-Đâu có.
-Vậy ông đâu đã đọc Kafka !
Fuentes: Kafka

Câu trả lời của Kafka.

... but we make no mistake: Kafka is not Kafka-ism... For the [sterile] old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how write? And this how exhausts the why: all at once the impasse is cleared, a truth appears. This is Kafka's truth, this is Kafka's answer [to all those who want to write]: the being of literature is nothing but its technique. (1)

Roland Barthes: Kafka's Answer.

Câu văn trên, Hai Lúa đọc, bằng nguyên bản tiếng Tây, ngay vào lúc chập choạng bước vào cõi văn, quả là một câu văn mặc khải.
Về già, Hai Lúa hiểu thêm ra là, cái mà Kafka gọi là kỹ thuật đó, chính là đạo, đạo ở đời.
Viết, đối với mấy tên nhà văn nhà thơ, là một đạo ở đời.
Theo nghĩa đó, Nguyễn Du viết, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
"Chữ tâm kia", chính là kỹ thuật của nhà văn, vậy.

(1) Tạm dịch:... Nhưng chớ có lầm: Kafka không phải là chủ nghĩa Kafka.... Đối với câu hỏi cũ kỹ, kiệt mọi đường sinh đẻ, tại sao viết?, [tác phẩm] Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới viết thế nào? Và chính cái "thế nào" quật cho cái "tại sao" một trận mê tơi, đến kiệt thở. Và thế là cùng tắc thông, sự thật xuất hiện. Sự thật của Kafka, câu trả lời của Kafka [cho tất cả những ai muốn viết]:
Hữu thể [Linh hồn] của văn chương, chẳng là gì mà chính là kỹ thuật của nó.


Thầy Kuốc cũng là 1 trong những Thầy phịa ra Thầy. Những Bloom, Barthes, Arendt… đều là Thầy của Thầy cả. Có những đấng Thầy của Thầy, Thầy viết sai cả tên, Gấu có sửa giùm vài lần, nhưng Thầy quên cám ơn, thí dụ, de Beauvoir!


Tưởng niệm 7 năm TTT mất

Đen

Một người da đen một khúc hát đen
Bầu trời đen sâu không cùng
Những giòng nước mắt
Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
Bằng giọng của máu của tủy của hồn bắt đầu ngày tháng
Giữa rừng không lời rừng mãi trống không
Ném mình ném đám đông vào trần truồng tủi cực hờn xác thịt
Tan vỡ hôm qua hôm nay kể gì ngày mai
Tội rằng không quên chẳng thể được quên
Vì Blues không xanh vì điệu Blues đen
Trên mầu da nức nở
Trong hộp đêm
Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng mình
Ngón tay cấu lấy ống kèn như bùa thiêng
Chọn ngoài thể xác ngoài thương yêu ngoài dữ tợn
Chọn thế giới va chạm những loài kim réo gọi
Thời gian mềm
Không gặp thời gian
Không gian quay thành những vòng kỷ niệm
Rồi một buổi nào Blues hiện về xanh.

Thanh Tâm Tuyền: Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy

TTT by Phan Lạc Phúc


Đại Lục Kim Dung

Quách Tường tiểu muội

Bài này, cũng nhờ đầu tháng mà lòi ra.
QT là…  nick của Gấu Cái, khi viết cho 1 tờ báo địa phương, đúng bài viết vào dịp 30 Tháng Tư 1975, năm đầu tiên qua Xứ Lạnh.
Sau Gấu chôm, đưa vô “Tự Truyện”, và là cái thư gửi Cô Út.
Bài viết của Huỳnh Ngọc Chiến, tuyệt, nhưng theo Gấu, chưa tới, chưa hết được cái đẹp của "nhân vật" này.

*

Granta 100

Ta sẽ nhớ mi vô cùng khi ta ngỏm
Đáng yêu nhất của những nụ cuời
Mềm mại nhất ở trên giường khi cả hai còn trẻ
Quách Tường của ta ơi
Hãy nhớ rằng khi ta ngỏm rồi
Mi sẽ sống mãi trong trái tim ngù ngờ của ta!

Ghi chú trong ngày

*

Nguyên mẫu Bond girls
Krystyna Skarbek, who won a string of medals for her wartime exploits, was described as having mesmeric power over men.

There is no evidence that Ian Fleming ever met her, but she is said to have inspired his duplicitous characters Tatiana Romanova in From Russia with Love, and Vesper Lynd in Casino Royale.

Không có bằng chứng là tác giả đã từng gặp nguyên mẫu, nhưng nghe nói là em đã gợi hứng cho tác giả tạo ra nhân vật Tatiana Romanova, trong “Từ Nga về với Tình Yêu”, và Vesper Lynd, trong “Casino Royale”.

Gấu đọc James Bond đúng thời gian vừa ăn xong hai trái mìn Claymore của VC, may quá, thoát chết, và may quá hơn nữa, súng vẫn còn!
Và Gấu gặp lại Bond, cũng ở Trại tị nạn, như gặp lại nhân vật của Graham Greene.
Cuốn “Bond, tiểu sử không được phép” là của 1 tay chấp bút Fleming, vì ông đã ngỏm. Đọc 1 phát, thì lại nhận ra Bond rất giống Gấu, chỉ ở phút chót mới loé ra cách sống sót!
Trong có xen, tả Bond phải tới Budapest, đang lúc cách mạng nổi dậy, để cứu một nữ nhân viên MI6. Đến, gặp, thì biết em đã bị cháy, và KGB dùng em làm bẫy nhử Bond. Chúng nhốt cả hai vô Sở Thú, chuồng dã nhân, làm thức ăn cho con vật, vì lúc đó, chẳng còn ai lo cho chúng.
Đúng vào lúc con dã nhân tiến tới hai con mồi, thì Bond nhớ ra là, dã nhân rất hay bắt chước, người làm sao, chúng làm  vậy. Bond bèn kéo cô gái tới hàng rào, giả đò lấy sức kéo doãng hai cây sắt. Thế là con vật bắt chước, kéo hai chấn song, vừa đủ rộng là cả hai bèn dọt ra bên ngoài, trước khi bỏ chạy còn kịp bye bye, cám ơn ân [dã] nhân!

Hoàn cảnh của Gấu chẳng đúng y chang ư. Xuống nhà hàng Mỹ Cảnh 1 phát, nghĩ ngay đến ánh đèn lấp lánh trên mặt sông, thế là bèn đi tới ghế cuối ở phía ngoài, nhường hai ghế trong cho hai ông bạn Phi, ngày hôm sau về Manila mang theo tí kỷ niệm. Hai cái lưng của họ hứng giùm Gấu những mảnh mìn….
Và phải cái ghế chót!
Ghế kế bên cũng bỏ mẹ!
Ông trưởng đài ngồi ghế này, bị miểng mìn lọt kẽ hở hai cái lưng, chơi luôn khẩu súng!

Ui chao, Gấu không dám tưởng tượng bị mất súng nó ra làm sao! Khi dịch Mặt Trời Vẫn Mọc, Gấu cứ sờ sợ, và đâm ra thương hại anh chàng nhân vật chính, cứ mỗi lần em đi hoang, chán chường, gọi 1 phát, là bèn chạy ngay đến, chỉ để hửi….
Hà, hà!
Tục quá!



*

Nhà Tân Á. In năm 1952, sau khi chịu kiểm duyệt của "Nha Thông Tin Nam Việt".
Blog NL

Ui chao, vậy mà Gấu cứ nghĩ, Gấu là 1 trong những người đầu tiên, đọc Koestler, qua bản dịch cuốn trên, của Nhà Thông Tin Huê Kỳ, 1954:

Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler. Tôi đã đọc Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của mình: Miền Bắc, Hà-nội.

Lần Cuối Sài Gòn

Chi tiết là Thượng Đế trong văn chương.

Cái chi tiết Thượng Đế của “Đêm hay Ngày”, với Gấu, là khi "Tay Số 2" bị "Tay Số 1" tống vô tù, khi cánh cửa phòng giam đóng lại, chàng bèn rút điếu thuốc, rít 1 hơi thật dài, rồi giơ cái bàn tay của mình ra, giụi cái đầu điếu thuốc cháy đỏ vô.
Khủng nhất, là, khi chàng nhìn lên thì thấy cặp mắt của tên cai ngục từ cái lỗ do thám trên cánh cửa!
Hắn khinh bỉ nhìn, và, đóng sập lỗ hổng, bỏ đi!
Tuyệt! Quá tuyệt!

Còn 1 chi tiết nữa, cũng thần sầu, là Tay Số 2 biết trước, và đang đêm, chờ, để đệ tử Tay Số 1 đến tóm.
-Đưa cho ta cái áo đại quân!
Chàng hét tên VC 30 Tháng Tư đứng lóng ngóng với khẩu súng…


Enrique Vila-Matas

Hannah Arendt lên phim        

"A Daughter of Our People":
A Response to Gershom Scholem

Gershom Scholem (1897-1982) was a scholar who made a number of pioneering contributions to the study of Jewish mysticism. From 1925, his main academic base was at the Hebrew University of Jerusalem. For an appreciative review of his Major Trends in Jewish Mysticism (1946 [1941]), see Arendt's 'Jewish History, Revised" (1948), published in Feldman, The Jew as Pariah, pp. 96-105. Cordial relations between Arendt and Scholem ended with the publication of Eichmann in Jerusalem.

July 24, 1963 (New York)
Dear Gerhard.
TV sẽ post và dịch thư này, vì cũng không dài lắm, và cũng thú lắm. Để so sánh với những cú đụng độ giữa đám nhà văn Mít!

“Người con gái của Nhân Dân”:
Hannah Arendt trả lời Gershom Scholem

Loạt bài về Arendt trên TV, là nhân cuốn phim về bà, ra mắt khán giả Âu Châu [Đức và sau đó Pháp], trùng với kỷ niệm 130 năm ngày mất và 195 năm ngày sinh của Marx, thành ra nó xuất hiện song song với 1 số bài về Mác, như trên Blog của Sến cô nương.

TV đã tính đi cái thư Arendt trả lời Gershom Scholem, khi bị ông chê, không có tình yêu dân Do Thái, nhưng, nhân đọc bài của Thầy Cuốc, "tôi đếch chống Kộng", thấy nhảm quá, bèn đi bài sau đây của Arendt, “Hiểu chủ nghĩa CS”, “Understanding Communism”,  vì thấy cũng cần thiết. TV scan bản tiếng Anh, và sau đó, sẽ cố dịch, không dám hứa liều, sure, sure, nữa!

Understanding Communism

[This review of Bolshevism: An Introduction to Soviet Communism, by Waldemar Gurian, Notre Dame, IN, 1952, was published in Partisan Review XX/5, September-October 1953. While it gives important indications of Arendt's growing concern at this time with the meaning of Marx's thought, the review does not suggest the great depth of her feeling for Gurian himself. She had known this "strange man," "a stranger in the world, never quite at home in it, and at the same time a realist," since the early thirties in Germany. For Arendt his was one of the lives that illuminated the darkness of the twentieth century. See "Waldemar Gurian 1903-1954" in Men in Dark Times.]

*

Gấu, khi mới lớn đọc Mác, như 1 triết gia, qua những đấng như Lukacs, Lefebvre....
Rồi kinh nghiệm Mác, qua cuộc chiến Mít. 
Nhưng để hiểu Mác, như là 1 nhà thực hành, với đám đệ tử của ông như Xì, như Mao, thì là nhờ đọc Todorov, cuốn trên, mua hồi 1997, thời gian ở Vancouver, thư viện toàn sách Tẩy!

Đọc 1 phát, là thực hành liền, và đó là bài viết Kẻ Bán Xới, đã từng đăng trên mục Tạp Ghi do Gấu phụ trách trên tờ Văn Học của NMG.

Nhân cú chống lại “Tôi không chống Kộng”, của thầy Kuốc, bèn lôi ra đọc lại, song song với bài của Arendt, khi bà đọc "Bolshevism: An Introduction to Soviet Communism".

Evil Axis

Wagner & Zizek vs Sến

Cả hai nhà văn gối đầu giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều ít nhiều bỏ âm nhạc ra ngoài trường quan tâm của họ. Lần duy nhất Kafka nhắc đến âm nhạc, và không hẳn là tích cực, là trong “Josephine, nữ ca sĩ hay Dân chuột“, còn Nabokov thì liệt kê âm nhạc, nhất là âm nhạc làm nền cho những cuộc trò chuyện uyên bác, vào danh mục những thứ ông ghét cay ghét đắng.
PTH

Trong Wagner, có…  Thiên Sứ của....  Sến, theo Zizek, khi ông nghe Wagner, và viết: Tiên tri & Thiên Sứ
Le Magazine Littéraire, Sept 2010

Zizek là 1 trong những chuyên gia hàng đầu về chủ nghĩa toàn trị. Đúng hơn, ông đọc lại chủ nghĩa toàn trị, khác cách đọc trước đó.

Ông như tiên đoán sẽ vẫn còn nhiều tên mù sờ voi, viết nhảm nhí về chủ nghĩa toàn trị, bèn… chửi:, thằng khốn nào nói tới chủ nghĩa toàn trị đó?  (Did someboby say totalitariarism?, nhà xb Verso, London, in lần đầu năm 2001)


Sĩ phu Bắc Kít vs Dalai Lama

Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi sinh ra ở Quảng Nam - Đà Nẵng, nhưng tuổi đời đẹp nhất của tôi lại sống, chiến đấu và viết ở Tây Nguyên. Nếu không có Anh hùng Núp, cụ Mết thì không có “Đất nước đứng lên”, không có “Rừng xà nu”… và đương nhiên không có Nguyên Ngọc. Chính cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của đồng bào Tây Nguyên, chính văn hóa Tây Nguyên với những mái nhà rông, tiếng cồng chiêng vang giữa núi rừng, những đêm uống rượu cần nghe già làng kể sử thi… tất cả khiến Tây Nguyên như một bầu sữa mẹ, tạo nên ngôn ngữ văn chương Nguyên Ngọc. Tôi không nhận mình là một tài năng văn chương, tôi chỉ ghi lại hiện thực đời sống nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ thôi. (1)

Đây là nghịch lý của cuộc chiến, thì cứ nói đại như vậy: Một khi chấp nhận anh hùng Núp, thì phải chấp nhận cái gia tài cuộc chiến là một nước Mít như hiện nay.
Não bộ của những đấng VC tinh anh bị liệt 1 nửa, là vậy.
Chúng không làm sao chấp nhận sự thực, cái chế độ Ngụy mà chúng huỷ diệt, đẹp hơn nhiều, so với bất cứ 1 chế độ mà dân Mít đã có được.

Đau thế!

Cả 1 cuộc chiến, chết 3 triệu người, chưa kể di tản, vượt biển, để đẻ ra cái chế độ cực kỳ khốn kiếp như hiện nay, nhưng chưa khốn kiếp bằng cái chuyện, cứ sử thi cách mạng, anh hùng Núp ca hoài, ca hoài, không hề thấy thúi, không hề thấy nhục nhã!

Đây cũng là nghịch lý mà Todorov nêu ra trong bài viết được TV giới thiệu (1)

Ngày mà chúng ta chấp nhận ý nghĩ bi thảm, khi tuyên bố, chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối (tortueuse) dẫn từ "chủ nghĩa tư bản" đến "chủ nghĩa tư bản", khi đó, những người dân tại những nước cựu-toàn trị chẳng thể nào nhìn ra, ý nghĩa cuộc đời này (Todorov, p.69, sđd).

Đúng như thế.
Dân Mít còn đau hơn thế: cái “chủ nghĩa tư bản” mà Mít đang có, là Tư Bản Đỏ Mafia, của “chỉ” những tên Mafia Đỏ.

Ralkolnikov, trong Tội ác và Trừng phạt (Dostoevsky), chủ trương “tội ác cần thiết”, nhưng khi giết bà già cầm đồ, anh nhận ra sự thực, "tôi đang xả những nhát búa lên chính tôi..."
Bạn của Todorov [VC Bulgarie], đã từng than thở với ông, ông ta thấy mình như một nhân vật giả tưởng, trong một truyện ngắn của Maupassant: Một bà, mức thu nhập khiêm tốn, mượn bà bạn nhà giàu, chuỗi hạt để đi dự đám cưới, không may để trộm nẫng mất. Bà ta đã vay mượn một số tiền lớn, mua một chuỗi hạt tương tự, và sau đó kéo cày trả nợ. Khi đã xác xơ, già cằn, gặp lại bạn cũ, bà hãnh diện kể lại câu chuyện... Bà bạn đau lòng than, "Tội nghiệp bạn quá, xâu chuỗi của tôi hồi đó là đồ dởm".

Ông bạn của Todorov đó, là Nguyên Ngọc, chỉ khác, NN vẫn tin đó là....  đồ thực!