*























Thơ mỗi ngày


&

Những con chim én ở Auschwitz

Trong sự trầm lặng của những doanh trại
trong sự im lặng của một buổi Chủ Nhật mùa hè
tiếng chim én chát chúa

Có thực sự đó là tất cả những gì còn lại
của tiếng người ?

Adam Zagajewski
Eternal Enemies
*

TRAVELING BY TRAIN ALONG THE HUDSON

TO BOGDANA CARPENTER 

River gleaming in the sun- 

river, how can you endure the sight:
low crumpled train cars
made of steel, and in their small windows
dull faces, lifeless eyes.

Shining river, rise up. 

How can you bear the orange peels,
the Coca-Cola cans, patches
of dirty snow that
once was pure.

Rise up, river.

And I too drowse in semidarkness
above a library book
with someone's pencil marks,
only half living.

Rise up, lovely river. 

Đi xe lửa dọc sông Hudson

Dòng sông lấp lánh trong ánh mặt trời –

sông ơi, làm sao mi chịu nổi cảnh tượng:
những chiếc xe xe lửa lùn, nhầu nát,
làm bằng thép, và ở những khung cửa sổ nhỏ của chúng
là những khuôn mặt đần độn, những cặp mắt vô hồn.

Sông sáng kia ơi, hãy nhô lên, nhô lên.

Làm sao sông chịu nổi những vỏ cam,
vỏ Coca-Cola, những mảng tuyết dơ
có một thời trắng ngần.

Nhô lên, sông ơi

Và tớ thì ngủ gật, trong tranh tối tranh sáng,
bên trên một cuốn sách thư viện
mà ai đó đánh dấu bằng viết chì,
 nửa đời nửa đoạn.

Nhô lên, con sông đáng yêu kia ơi.

Adam Zagajewski
Eternal Enemies
*

26.6.1965
Gấu xơi 2 trái mìn VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh

12.1966
TTD dịch xong Sa Đọa ở Paris
*
1969

Gombrowicz died; Americans walked on the Moon,
hopping cautiously, as though it might break.
Erbarme dich, mein Gatt
, one black woman sang
in a certain church.
Summer scorched us,
the lake water was warm and sweet.
The cold war dragged on, the Russians occupied Prague.
We met for the first time that year.
Only the grass, worn and yellow, was immortal.
Gombrowicz died. Americans walked on the Moon.
Have mercy, time. Have mercy, destruction.

1969

Gombrowicz chết; Người Mẽo đi bộ trên Mặt Trăng
Nè, bước nhè nhẹ coi chừng bể!

Erbarme dich, mein Gatt, một người đàn bà da đen hát
trong 1 nhà thờ nào đó
Mùa hè làm sém thịt sém da chúng ta
Nước hồ thì ấm và ngọt
Cuộc chiến lạnh kéo dài mãi
Người Nga chiếm đóng Prague
Chúng ta gặp nhau lần đầu năm đó.
Chỉ có lũ cỏ, mòn ra, vàng đi, là bất tử
Gombrowicz chết. Người Mẽo đi bộ trên Mặt Trăng
Cám ơn mi, Thời gian. Cám ơn mi, Huỷ diệt.

Adam Zagajewski
Without End

1969

Cõi Khác

Chúng ta gặp nhau lần đầu năm đó.

Tuyệt!
Đúng là me x
ừ Adam này tả giùm GNV, cũng gặp cô bạn năm đó, và viết ra được cái mẩu Cõi Khác, và còn có thêm được cái khúc 1996 sau này!
Cám ơn mi, thời gian!
Đếch cám ơn mi, huỷ diệt!



AIRPORT IN AMSTERDAM 

In memory of my mother 

December rose, pinched desire
in the dark and empty garden,
rust on the trees and thick smoke
as if someone's loneliness were burning.

Out walking yesterday I thought again
about the airport in Amsterdam-
the corridors without apartments,
waiting rooms filled with other people's dreams
stained with misfortune. 

Airplanes struck the cement
almost angrily, hawks
without prey, hungry. 

Maybe your funeral should have been held
- here-hubbub, bustling crowds,
a good place not to be. 

One has to look after the dead
beneath the airport's great tent
We were nomads again;
you wandered westward in your summer dress,
amazed by war and time,
the moldering ruins, the mirror
reflecting a little, tired life. 

In the darkness final things shone:
the horizon, a knife, and every rising sun.
I saw you off at the airport, hectic
valley where tears are for sale.
December rose, sweet orange:
without you there can be
no Christmases. 

Mint leaves soothe a migraine ...
In restaurants you always
studied the menu longest ...
In our ascetic family
you were the mistress of expression,
but you died so quietly ...

The old priest will garble your name.
The train will halt in the forest.
At dawn snow will fall
on the airport in Amsterdam. 

Where are you?
There where memory lies buried.
There where memory grows.
There where the orange, rose, and snow lie buried.
There where ashes grow.

Adam Zagajewski
Without End
*
 

Phi trường AMSTERDAM 

Tưởng nhớ Mẹ 

Hoa hồng vào Tháng Chạp, ước muốn trái khoáy
trong khu vườn tối thui, trống trơn,
gỉ sét ở trên đám cây và khói dầy đặc
như thể nỗi cô đơn của ai đó đang cháy

Trong lúc lang thang ở ngoài trời ngày hôm qua, tôi lại nghĩ
về phi trường Amsterdam -
những hành lang không phòng ốc,
những phòng đợi đầy ắp những giấc mộng của những người khác,
những giấc mộng đầy tì vết của vận rủi

Phi cơ cào xiết trên nền xi măng
giận dữ, những con chim ưng
không có mồi, đói meo

Có lẽ đám tang của mẹ nên được tổ chức
tại đây - những đám đông ồn ào, bát nháo
đúng là một nơi chốn tốt, bỏ uổng.

Một con người nên lo lắng đến những người đã chết
ở bên dưới tấm lều lớn ở phi trường.
Chúng ta lại là những kẻ du mục;
Mẹ lãng đãng đi về phía tây trong cái áo dài mùa hè,
ngỡ ngàng vì chiến tranh, và thời gian,
những điêu tàn vụn nát, tấm gương
phản chiếu một cuộc đời nhỏ nhoi, mệt mỏi.

Trong bóng tối, những sự vật sau chót sáng chói:
chân trời, một con dao nhỏ, và mọi mặt trời mọc
Mẹ rời phi trường, bề bộn
thung lũng là nơi nước mắt bán xôn.
Hồng tháng Chạp, cam ngọt:
Không có mẹ chẳng có Giáng Sinh.

Những chiếc lá bạc hà làm dịu cơn nhức đầu...
Ở tiệm ăn mẹ luôn luôn nghiền ngẫm tờ thực đơn thật lâu....
Trong gia đình khổ hạnh của chúng ta
mẹ là bà chủ của diễn đạt
nhưng mẹ chết thật thầm lặng....

Vị linh mục già sẽ lắp bắp xướng tên mẹ.
Xe lửa sẽ ngưng ở cánh rừng.
Bình minh tuyết sẽ rơi
ở nơi phi trường Amsterdam

Mẹ ở nơi đâu?
Nơi hồi ức vùi lấp.
Nơi hồi ức nẩy nở.
Nơi trái cam, bông hồng, và tuyết vùi lấp.
Nơi tro than nẩy nở.

Adam Zagajewski
Without End


SELF-PORTRAIT 

Between the computer, a pencil, and a typewriter
half my day passes. One day it will be half a century.
I live in strange cities and sometimes talk
with strangers about matters strange to me.
I listen to music a lot: Bach, Mahler, Chopin, Shostakovich.
I see three elements in music: weakness, power, and pain.
The fourth has no name.
I read poets, living and dead, who teach me
tenacity, faith, and pride. I try to understand
the great philosophers-but usually catch just scraps of their precious thoughts.
I like to take long walks on Paris streets
and watch my fellow creatures, quickened by envy,
anger, desire; to trace a silver coin
passing from hand to hand as it slowly
loses its round shape (the emperor's profile is erased).
Beside me trees expressing nothing
but a green, indifferent perfection.
Black birds pace the fields,
waiting patiently like Spanish widows.
I'm no longer young, but someone else is always older.
I like deep sleep, when I cease to exist,
and fast bike rides on country roads when poplars and houses
dissolve like cumuli on sunny days.
Sometimes in museums the paintings speak to me
and irony suddenly vanishes.
I love gazing at my wife's face.
Every Sunday I call my father.
Every other week I meet with friends,
thus proving my fidelity.
My country freed itself from one evil. I wish
another liberation would follow.
Could I help in this? I don't know.
I'm truly not a child of the ocean,
as Antonio Machado wrote about himself,
but a child of air, mint, and cello
and not all the ways of the high world cross paths with the life that-so far-
belongs to me.

Adam Zagajewski
Without End

Chân Dung Tự Họa 

Giữa cái PC, cây viết chì, và cái máy đánh chữ
nửa ngày của tôi trôi qua. Một ngày nào nó sẽ là nửa thế kỷ.
Tôi sống trong những thành phố lạ và thỉnh thoảng lèm bèm
với những người lạ về những gì lạ với tôi.
Tôi nghe nhạc hơi bị nhiều: Bach, Mahler, Chopin, Shostakovich.
Tôi nhìn thấy ba thành phần ở trong nhạc: yếu đuối, quyền uy, và đau đớn.
Thành phần thứ tư thì không có tên
Tôi đọc những thi sĩ, còn sống hay đã chết, họ dậy tôi
sự kiên trì, niềm tin, và lòng tự hào. Tôi cố hiểu
những triết gia lớn – nhưng thường chỉ vớ được
tí mẩu vụn của những tư tưởng quí báu của họ.
Tôi thích những chuyến đi dạo dài ở trên những đường phố Paris,
  nhìn đồng loại của tôi, vội vã bởi ham muốn, giận dữ, và ước muốn;
theo dõi một đồng bạc, chuyền từ tay người này qua tay người nọ,
và đồng bạc mòn dần đi, mất luôn cái dáng tròn tròn của nó
(cái mặt nhìn nghiêng của vị hoàng đế in trên đồng bạc thì cũng mòn mất tiêu)
Bên cạnh tôi cây cối vô tình đối với tôi, vì chẳng thấy chúng biểu hiện hay ấn tượng gì cả,
thay vì vậy, thì là một mầu xanh tuyệt hảo, dửng dưng tuyệt hảo.
Những con chim đen bao phủ những cánh đồng
kiên nhẫn đợi, như những góa phụ Tây Ban Nha.
Tôi thì chẳng còn trẻ nữa, nhưng luôn luôn có 1 thằng cha nào đó già hơn tôi.
Tôi thích một giấc ngủ sâu, khi tôi ngưng hiện hữu,
và những chuyến đạp xe đạp thật nhanh, trên những con đường quê,
khi những cây dương và những nhà cửa tan biến, nhạt nhòa đi
như những đám mây trong những ngày nắng.
Đôi khi, trong viện bảo tàng, những bức họa nói với tôi,
và sự tiếu lâm bất thình lình biến mất.
Tôi mê nhìn mặt bà xã mình.
Mỗi chủ nhật tôi đều goi điện thoại cho ông già của tôi.
Mọi chủ nhật khác tôi gặp bạn hữu,
để chứng tỏ lòng trung thuỷ của tôi.
Xứ sở của tôi tự nó rũ ra khỏi một cái ác. Tôi cầu chúc
một cuộc giải phóng khác sẽ tiếp theo.
Liệu tôi có làm được cái gì trong vụ giải phóng sau này đó? Tôi không chắc lắm đâu.
Tôi thực sự không phải là 1 đứa con của biển,
như Antonio Machado viết về anh ta,
nhưng mà là 1 đứa con của không khí, của bạc hà, và đại hồ cầm,
và không phải tất cả những con đường của thế giới cao, cho tới giờ này
đụng với những con đường của cuộc đời thuộc về tôi

*
… thích nhất mấy bài của Adam Zagajewski, câu:
Gió tháng Chạp giết hy vọng, nhưng đừng để nó lấy mất... niềm hứng khởi của GNV!

DV
*

Đa tạ.
NQT
*


A FLAME 

God, give us a long winter
and quiet music, and patient mouths,
and a little pride-before
our age ends.
Give us astonishment
and a flame, high, bright.

Một ngọn lửa 

Chúa ơi, cho GNV một mùa đông dài
và nhạc trầm lặng, những cái miệng nhẫn nại
và một tí phách lối - trước khi những ngày già của hắn ta chấm dứt!
Hãy cho Gấu Già sự ngỡ ngàng, kinh ngạc
và một ngọn lửa, cao, sáng.

Adam Zagajewski
Without End

FOR YOU

 It's not the only poem-are you asleep now
in a cloud of woolen dreams-I've written for you.
For you, triumphant, smiling, lovely,
but also for you, conquered and subdued,

(although I've never understood
who could defeat you!),
for you, mistrustful and uneasy,
I've written poem after poem, 

as if hoping one day-like the tortoise
– to reach, by way of faulty words
and images, the place where you have been so long,
where life's lightning carried you.

 Cho Em

Đây không phải là bài thơ độc nhất – em lúc này thì đang ngủ
ở giữa  một đám mây của những giấc mơ mượt mà – anh viết cho em.
Cho em, thắng thế, mỉm chi, đáng yêu,
và cũng vẫn cho em, bị chinh phục, và chịu trận

 (mặc dù anh chẳng bao giờ hiểu được,
ai có thể đánh bại em),
cho em, chẳng đáng tin cậy, và cũng thật khó khăn
anh viết bài thơ này tới bài thơ khác

 như thể, để hy vọng, có 1 ngày nào,
đài gương soi đến dấu bèo-
hay,
như 1 con rùa
– bò tới được - bằng những từ ngữ và hình ảnh không hoàn hảo,
 – lâu đài em hằng ngự,
nơi ánh sáng cuộc đời nâng niu em.

 Adam Zagajewski
Without End



Thơ mỗi ngày

November 18, 2010 5:49:49 AM

Kính bác Gấu:

       Thơ mỗi ngày mỗi dày đặc, trên Tản Viên, nhưng thơ thứ thiệt, thì bao nhiêu cho đủ? Hầu như bài nào cũng hay, thích nhất mấy bài của Adam Zagajewski, câu:
Gió tháng Chạp giết hy vọng, nhưng đừng để nó lấy mất... niềm hứng khởi của GNV!
À, từ đầu đến cuối thấy bác lèm bèm hoài hoài về Brodsky, sao không giới thiệu thơ của ông?
Rất cảm ơn sự miệt mài của bác.
DV
*
Tks

Tôi thích giới thiệu những essays của Brodsky hơn. Chúng có gì liên quan tới cái xứ Bắc Kít ngày nào của tôi. Hồi mới ra được hải ngoại, tôi biết đến Brodsky là nhờ đọc Coetzee viết về ông trên tờ NYRB, 1 bài viết về những tiểu luận của B. Khi đó, vốn liếng tiếng Anh quá ít ỏi, đọc cái được, cái mất, bây giờ, đọc lại, cũng là để mong có hứng viết về xứ Bắc Kít, những ngày đi tù VC của tôi "vs" của Brodsky!

Nhưng trên TV cũng có 1 bài thơ thật là tuyệt vời của Brodsky, gửi cô con gái.
Post lại ở đây, trong khi chờ hứng, dịch tiếp Phận lưu vong
Thân
NQT

To My Daughter

Give me another life, and I”ll be singing
in Caffè Rafaella. Or simply sitting
there. Or standing there, as furniture in the corner,
in case that life is a bit less generous than the  former. 

Yet partly because no century from now on will ever manage
without caffeine or jazz, I’ll sustain this damage,
and through my cracks and pores, varnish and dust all over,
observe you, in twenty years, in your full flower. 

On the whole, bear in mind that I'll be around. Or rather,
that an inanimate object might be your father,
especially if the objects are older than you, or larger.
So keep an eye on them always, for they no doubt will judge you. 

Love those things anyway, encounter or no encounter.
Besides, you may still remember a silhouette, a contour,
while I'll lose even that, along with the other luggage.
Hence, these somewhat wooden lines in our common language.

1994
Joseph Brodsky

Gửi Con Gái Tôi

Cho tôi một đời khác, và tôi sẽ hát
ở Caflè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc đời trước.

Mà có lẽ, một phần, là còn do điều này:
không một thế kỷ nào kể từ nay, mà lại có thể xoay sở, nếu thiếu cà-phê-in và nhạc jazz,
bố sẽ cố chịu chuyện đó, như cái bàn cái ghế, với những vết nứt, nẻ, véc ni, mớ bụi bặm trên mình,
ngắm con gái của bố, trong hai mươi năm, nở hết những cánh hoa, và trở thành một đóa hoa rạng rỡ.

Thôi thì thôi, cũng thế thôi, nhưng hãy nhớ điều này,
rằng bố vẫn quanh quẩn bên con,
cái bàn cái ghế vô hồn, bất động,
có thể là bố đó
nhất là khi chúng già nua, cồng kềnh, kịch cợm hơn con
Vậy thì hãy để mắt tới chúng
bởi vì, không nghi ngờ chi, chúng sẽ cân nhắc mọi chuyện giùm cho con,
[hoặc cau mày nhắc nhở con, một điều gì đó].

Yêu mọi điều, mọi chuyện ở trên đời, dù gì đi chăng nữa, dù gặp hay không gặp.
Ngoài ra còn điều này:
Con vẫn còn nhớ một hình bóng, một dáng vẻ,
Trong khi bố mất tất cả, cùng với cả một hành lý khác.
Thí dụ như là những dòng đời khô héo,
của cái tiếng nói chung,
của cha con ta...

Trang Joseph Brodsky

Bài Gửi Con Gái Tôi của Brodsky, qua bản tiếng Việt của bác, đọc lần đầu đâu như hồi năm ngoái, quả rất tuyệt, thỉnh thoảng tôi cũng đọc đi đọc lại, cảm xúc thật lắng đọng...
Cảm ơn bác!
DV
* 
Đa tạ. Bài thơ của B. đã gợi hứng cho GNV viết ra được cái thư gửi cô Xì Lô, cô gái út của tụi này, vào cái ngày 30 Tháng Tư hình như đầu tiên ở hải ngoại, và được đăng trên 1 tờ báo địa phương, ký tên Quách Tường, là nick của Gấu Cái phu nhân!
*
Xì Lô thân thương,

Xì Lô, cô Út sinh ngày 13 tháng 4 năm 1975. Sau này những lúc gia đình quá khổ sở, bố mẹ cô vẫn thường than thở, phải chi không có cô chắc là gia đình đã đi Mỹ từ những ngày tháng Tư năm đó rồi. Bữa nay sinh nhật thứ 21, bố mẹ chỉ có cô ở bên. Mấy anh chị của cô ở quá xa, biết ngày nào gặp lại. Bố mẹ chỉ còn biết cầu nguyện tất cả đều khỏe mạnh, an lành. Bố mẹ chỉ mong Xì Lô được hạnh phúc.
 Người ta nói, những đứa trẻ sinh ra từ một gia đình vợ chồng không hòa hợp, nói rõ hơn, những đứa trẻ bất hạnh thường dễ thành công trên đường đời nếu chúng vượt qua được những mặc cảm tuổi thơ. Có lần cô nói, từ khi con qua đây, mới đó mà đã gần nửa năm, gạt nỗi nhớ anh chị qua một phần trái tim, mỗi lần thấy bố mẹ vui đùa con ứa nước mắt vì sung sướng. Suốt tuổi thơ chúng con chưa hề biết đến những giọt nước mắt hân hoan hạnh phúc đó.

Thật cũng may, cuối cùng bố mẹ lại tìm thấy nhau, cho dù bố mẹ biết rất rõ, nếu cuộc đời được làm lại từ đầu, thì mọi chuyện vẫn y nguyên như vậy. Chắc là bố sẽ lo cho mẹ thêm một chút xíu, nhờ vậy mẹ sẽ bớt đi một chút, niềm tủi thân.
 Như con biết đấy, gia đình mình, ngoài chú Sĩ đã tử trận, bố còn một người chị và một đứa em trai út ở miền Bắc. Trong những năm chống Mỹ cứu nước, chú Bảo bị qui thành phần có mẹ và anh di cư nên không được quyền đi bộ đội, sau đó chú làm công nhân cho nhà máy đường Việt Trì, nhờ vậy mà còn sống. Bá Hiền lấy chồng có được một đứa con gái. Chồng vào Nam chiến đấu mất tích. Qua đây gần một nửa thế kỷ, bố mới nhận được tin tức của chị và em. Đúng là nửa thế kỷ, bởi vì khi ông Nội mất tích ngay từ năm 1945 vì tai họa đảng phái, bà Nội phải đem mấy đứa con gửi mỗi đứa một nơi, bố không gặp bá Hiền, chú Bảo kể từ ngày đó.\
Con đã đọc thư chú Bảo thì biết gia đình mình ở ngoài Bắc. Đó là quê hương mà bố phải từ bỏ, theo bà Nội vào Nam, và khi chú Sĩ chết, bố tự nhủ sẽ chẳng khi nào trở về. Đấy là một phần lý do tại sao bố lấy mẹ. Bố muốn các con có một quê hương Miền Nam, các con sẽ cần tới nó như bố cần tới mẹ vậy.

Trước tháng tư năm 75, ngoài công việc của một công chức, bố còn làm thêm cho một hãng thông tấn nước ngoài. Khi hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết, bố thôi làm cho họ, tính bỏ Sài-gòn đưa gia đình về một tỉnh lỵ. Nhưng biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã xóa sạch mọi dự tính. Ngày 28 hay 29 tháng 4 bố không còn nhớ rõ, thành phố đang trong cơn hỗn loạn, bố gặp lại người sếp cũ, lúc này làm cho tờ báo Time, tới Sài-gòn làm phóng sự về cuộc di tản. Lúc đó cơ quan DAO của Mỹ đã đóng cửa, không còn máy bay C.130, anh ta bảo chỉ có thể đi bằng trực thăng ra Đệ Thất Hạm Đội, và như vậy chỉ một mình bố đi được thôi. Bố không thể bỏ mẹ và các con trong lúc mấy chục binh đoàn Cộng Sản Bắc Việt đang chờ sẵn ở ngoại ô thành phố và viễn tượng biển máu đang chờ đợi người dân Sài-gòn. Chết một đống còn hơn sống một người, Bá Hiền viết thư qua cho biết, ngày xưa bà Nội đã nói với Bá như vậy, lần về đón Bá cùng đi vào Nam, nhưng Bá không đi vì còn mê phong trào. Bố đã ở lại. Phải chi ngày đó bố chạy theo người Mỹ, gia đình mình đã không gặp những cảnh ngộ đói khổ, tủi nhục như hầu hết những gia đình Miền Nam khi Cộng Sản Bắc Việt thắng trận. Nhưng chính những ngày tháng sống dưới chế độ Cộng sản, những ngày tù đầy, những nỗi đói khổ mà gia đình mình đã trải qua khiến bố mẹ hiểu nhau hơn. Vả lại, sự thành đạt ở nước người nhiều khi phải trả một giá quá đắt. Chắc chắn một điều, con không thể quên tiếng Việt. Đó là khí giới hữu hiệu nhất để chống lại sự tha hóa mà đôi khi người ta lầm lẫn là hội nhập. Và để chống lại sự cô đơn, niềm lãng quên, và tuyệt vọng.

Hôm nay là sinh nhật của con, đúng ra chẳng nên nhắc chuyện đau buồn nhưng tháng Tư vẫn luôn luôn làm những ngưòi như bố mẹ cảm thấy bứt rứt. Có lẽ đã đến lúc bố mẹ đem cất kỹ lá cờ phủ trên quan tài chú Sĩ vào một nơi thật yên ổn, thật thiêng liêng là trái tim của mình...
Nguyễn Quốc Trụ

*

*

A Book Full of Pictures

Father studied theology through the mail
And this was exam time.
Mother knitted. I sat quietly with a book
Full of pictures. Night fell.
My hands grew cold touching the faces
Of dead kings and queens.

There was a black raincoat
      in the upstairs bedroom
Swaying from the ceiling,
But what was it doing there?
Mother's long needles made quick crosses.
They were black
Like the inside of my head just then. 

The pages I turned sounded like wings.
"The soul is a bird," he once said.
In my book full of pictures
A battle raged: lances and swords
Made a kind of wintry forest
With my heart spiked and bleeding in its branches.

Một Cuốn Sách Đầy Hình 

Ông cụ học thần học qua ‘meo’
Và lúc này là thời gian trả bài.
Mẹ đan. Tôi ngồi im lặng với cuốn sách
Đầy những hình. Đêm xuống.

Tay tôi mỗi lúc một thêm lạnh khi sờ vô mặt
Của những vì vua, những bà hoàng hậu.

Có một cái áo mưa đen
ở phòng ngủ trên lầu
Cái áo mưa đen lắc la lắc lư từ trên trần nhà,
Nhưng mà nó làm cái gì thế?
Những cây kim đan dài của Mẹ đi vội mấy đường chéo,
Những đường chéo đen,
Như ở trong đầu tôi lúc đó.

Những trang sách sột soạt như tiếng cánh vỗ
“Linh hồn là một con chim”, có lần ông nói
Trong cuốn sách của tôi đầy những hình
Một trận đấu thật dữ dằn: gươm và giáo
Một rừng gươm giáo lạnh lẽo
Với trái tim của tôi bị đóng đinh ở trên những cành cây,
máu chảy ròng ròng
.
Charles Simic

Simic trả lời phỏng vấn

Ông tới Mẽo khi còn là 1 đứa con nít. Ông bật mí cho biết cái mánh hội nhập nó ra làm sao?

Phiến diện mà nói, tôi hội nhập cũng khá nhanh. Tiếng Anh cháo húp quanh, nhờ vậy mà đọc sách, có thêm bạn, lậm vô xã hội mới, văn hóa phổ thông... Cũng mất đâu chừng hai, ba năm. Cái còn lại thấm từ từ khi sống cùng 1 cái đời như những người đương thời. Tôi vô quân đội, rồi Cuộc Chiến Mít [như ông Gấu nói], rồi thì thập niên 1960 etc… 40 năm dòng dã tại xứ sở này, và tôi cảm thấy hoàn toàn ở nhà.

Ông nhận được "bố cu" giải thưởng, kể cả Pulitzer. Nhiều như thế có ảnh hưởng gì tới ông?

Ảnh hưởng khỉ gì. Thơ của tôi bán bảnh hơn nhiều. Chúng xâm nhập nhiều trường trung học qua những tuyển tập. Mọi người nghĩ, thằng chả khôn lắm! Không, tôi không phải như vậy. Nói 1 cách rốt ráo, thì như… châm ngôn: “Mọi phép lạ chỉ kéo dài được 3 bữa”!

Tới một mức độ nào, ở Mẽo, nếu nói về cái sự thăng bằng giữa, 1 bên là những nguyên lý vật chất, và 1 bên là những nguyên lý về tinh thần?

Chẳng có mắc mớ gì giữa hai món đó. Mẽo không phải là 1 xứ sở; nó là 1 đại lục được cư ngụ bởi chồng chất những truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng, một nơi chốn đầy những mâu thuẫn, ngược ngạo. Cái mâu thuẫn, ngược ngạo nhất, theo tôi, là chúng tôi bằng 1 cách nào đó, cứ sống bên nhau hoài hoài như thế. Hay, nói như 1 ông VC nào đó, cầm tay nhau đi dưới bảng hiệu Mẽo!
Và đó là cái viễn ảnh hợp nhất độc nhất. Một lý tưởng về 1 dân tộc, thống nhất, và khác biệt.
[suite]

Nguồn
*

Dưới đây là bài thơ tiếng Anh đầu tiên mà Gấu biết, và hiểu được, thời gian ở trại tị nạn Thái Lan. Bài này, như trên net cho thấy, là 1 trong 500 bài số 1 của thế giới.

Stopping by Woods on a Snowy Evening

Dừng ngựa bên rừng buổi chiều tuyết rụng

Rừng này của ai tôi nghĩ tôi biết
Nhà ông ta ở trong làng
Làm sao ông ta thấy tôi ngừng ngựa
Ngắm tuyết rơi phủ kín rừng

Ngựa của tôi chắc thấy kỳ kỳ
Tại sao ngưng ở đây, chung quanh chẳng nhà cửa trang trại,
Chỉ thấy rừng và hồ nước đóng băng
Vào đúng chiều hôm cuối năm 

Nó bèn khẩy khẩy cái chuông nhỏ
Như để nói với chủ của nó, này, chắc có chi lầm lẫn
Để đáp lại tiếng chuông ngựa,
Là tiếng gió thoảng và tiếng mỏng của hạt tuyết rơi.

Rừng thì đẹp, tối, và sâu
Nhưng tôi còn những lời hứa phải giữ
Và nhiều dặm đường phải đi
Trước khi lăn ra ngủ
Lăn ra ngủ
Source