*
 


*

Trên TV đã giới thiệu ông này. Một chuyên gia về Mác Xịt. Trong những kỳ tới, sẽ giới thiệu bài điểm hai cuốn của ông, trên tờ NYRB, July, 22, 2012.

Đọc Sách: Nhìn lại chủ nghĩa toàn trị

Slavoj Zizek



Mác Học

Trong suốt quãng đời còn lại, Benjamin tự nhận hoặc một tay Cộng Sản, hoặc một bạn đồng hành. Chúng ta tự hỏi, cuộc tình giữa ông với chủ nghĩa Cộng Sản say đắm, sâu xa tới mức nào?
Nhiều năm sau khi gặp gỡ Lacis, Benjamin có lẽ vẫn lập đi lập lại những ‘chân lý’ Mác xít, mà chẳng cần đọc Marx, thí dụ như "giai cấp trưởng giả… bị kết án phải suy sụp do những mâu thuẫn nội tại, và nó sẽ tiêu luôn theo với đà phát triển của những mâu thuẫn này". "Trưởng giả" là một từ nguyền rủa đối với ông, và nó có nghĩa là chạy theo vật chất, thờ ơ, ích kỷ, giả hình, và trên tất cả, hoàn toàn tự mãn về mình – và ông tỏ ra rất thù nghịch, do bản năng. Tự coi mình là Cộng Sản là một hành động chọn bên, vừa về mặt đạo đức vừa về mặt lịch sử, nhằm chống lại giai cấp trưởng giả và luôn cả dòng dõi trưởng giả của chính ông.
Coetzee: Những kỳ tích của Walter Benjamin.

*

*

Gấu mới đọc 1 bài viết của 1 tay, cũng dân Toronto, về W. Benjamin, vì vậy đành bấm bụng mua tờ báo.
Sẽ scan và giới thiệu, vì cũng ngắn.
Thú câu này:
Phơi bày những giấc mơ của giai cấp trưởng giả, ông ta [Benjamin] không hề ngờ, rằng ông ta cũng đang sống trong 1 giấc mơ, Mạc Xịt, về 1 xã hội...
 

*

"Tay này không học bơi, theo chiều, hay nguợc chiều dòng nước"

Hannah Arendt

Trong bài viết về ông, trên tờ Le Magazine Littéraire, số Tháng Chín, 2009, có một chi tiết sai: ông mất ở Port-Bou, thuộc Tây Ban Nha, không phải Pháp.

"To great writers, finished works weigh lighter than those fragments on which they work throughout their lives."
("Với những nhà văn lớn, những tác phẩm hoàn tất nhẹ ký hơn, so với những mẩu đoạn mà họ miệt mài suốt đời.")
Walter Benjamin (1892-1940)

Ui chao, câu trên mà đề tặng Gấu Nhà Văn thì thật là tuyệt:
Bài viết nào cũng nhếch nhác, chẳng bài nào hoàn tất, chẳng biết khúc nào Gấu viết, khúc nào Gấu chôm chĩa!
Vẫn thua giấc đại mộng của Benjamin: Viết một đại tác phẩm, toàn trích đoạn, chôm của kẻ khác!

Cuốn sách "Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đó; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.

Chính vì vậy, dù vốn liếng tiếng Anh ăn đong, Gấu vẫn cố, quá sức mình, dịch bài viết.

Có thể nói, tất cả những bài dịch đầu tay khi mới ra ngoài này đều quá sức của Gấu, cả về vốn liếng tiếng Anh lẫn tầm nhìn: những bài viết của Steiner, Borges, Coetzee…

Có vẻ như trong khi dịch, Gấu đã mường tượng ra, ngoài hai tác phẩm vĩ đại nhất của thế kỷ, cả hai đều điêu tàn và viết về điêu tàn, như tác giả của chúng, còn một tác phẩm điêu tàn, khủng hơn nhiều: Cuộc chiến Mít, và cảnh tượng điêu tàn băng hoại như hiện thời!

Hannah Arendt lên phim     

'Marx wrote of "crises"; we say "recessions"

Mác vưỡn... OK?
Mác viết, "khủng hoảng", chúng ta nói, "ế khách”!

Nếu coi Mác là 1 nhà nhân bản lãng mạn, thì không thể bỏ qua tư tưởng then chốt của ông về vong thân, alienation.
Gấu cứ nghĩ cái “tình cảnh” ông, ngồi trong thư viện Luân Đôn, mà trí óc đầy ắp hình ảnh 1 nước Anh, ở trong tác phẩm của Dickens.
Văn Cao viết Tiến Quân Ca, cũng thế, khi ông, đầy ắp hình ảnh đứa cháu bị lạc, chết vì đói và lạnh, và ngoài đường, nơi Phường Dạ Lạc gì đó, xe ba gác lượm xác người.
Ý niệm vong thân mới là then chốt tư tưởng Mác, và Gấu học được điều này, khi nằm nhà thương Grall, sau khi ăn hai trái mìn VC, thoát chết, đọc Henri Lefebvre viết về con người hoàn toàn, đạt thân, hết còn vong thân, phóng thể.
Trong khi chờ BHD.

*

1945
15, Tháng Giêng.
Liên Xô…

Tôi làm nhiều người ngạc nhiên, khi tuyên bố, đó là xứ tôi đến 1 lần là…  thôi, đếch thèm trở lại. Một số cho rằng tôi vẫn còn giữ những kỷ niệm xấu, lần thăm nó (hình như vào năm 1936), và hai bài viết phạng tới nơi tới chốn (pamphlets) liền sau chuyến đi là sản phẩm của sự thất vọng; phi lý. Tôi viết chúng cùng 1 thứ mực, và cùng 1 cái đầu (dans le même état d’esprit), mà tôi tố cáo, lần từ Phi Châu trở về, sự lạm dụng ở thuộc địa của lũ thực dân khiến tôi đau lòng (les abus coloniaux qui là-bas m’avaient soulevé le coeur). Và những người chỉ trích tôi về thái độ đối với Liên Xô, thì cũng vẫn họ đã từng vỗ tay, thổi đít tôi, khi tôi chửi những “sous-produits” (bán thành phẩm) của “chủ nghĩa tư bản”. Với Phi Châu, họ ca ngợi vì dám nói, dám tố cáo, [dám nói thẳng nói thiệt như thằng cha Gấu Cà Chớn, hà hà!]. Còn ở Liên Xô, Bác Gấu-Gide ơi, Bác không hiểu, Bác chẳng nhìn ra vấn đề (En Russie, dirent-ils soudain, je n’avais rien su comprendre, rien su voir). Nói cho cùng, quả là chưa có hoàn hảo, toàn bích, toàn thiện ở đó, nhưng từ từ, đâu phải ngày một ngày hai là có ngay Thiên Đường Đỏ! Phải tán thưởng sự thành công của toàn thể (ensemble) và nhắm mắt trước những thiếu hụt tạm thời, không thể tránh được.
Nếu bỏ qua “thiếu hụt”, thì đúng là 1 xứ sở tuyệt vời, với dân chúng tuyệt vời của nó. Tôi nói dân chúng, peuple, thứ dân chúng bần cùng, “bas peuple”, bởi là vì điều làm tôi đau lòng ở đó, là, chứng kiến những giai cấp xã hội cố tụ tập lại, se reformer, mặc dù cố gắng lớn lao và đẫm máu của cách mạng, bằng thỏa hiệp, và bằng nói dối về thực tại.
Rõ ràng là, nhờ một chủ nghĩa toàn trị chống Nazi mà người ta có thể chiến thắng chủ nghĩa Nazi; nhưng ngày mai, chính là thứ chủ nghĩa theo thời mới mà người ta phải chiến đấu chống lại.
C’est sans doute grâce à un totalitarisme anti-nazi que l’on pourra triompher du nazisme; mais demain c’est contre ce nouveau conformisme qu’il importait de lutter.

André Gide: Journal


Hannah Arendt lên phim        

"A Daughter of Our People":
A Response to Gershom Scholem

Gershom Scholem (1897-1982) was a scholar who made a number of pioneering contributions to the study of Jewish mysticism. From 1925, his main academic base was at the Hebrew University of Jerusalem. For an appreciative review of his Major Trends in Jewish Mysticism (1946 [1941]), see Arendt's 'Jewish History, Revised" (1948), published in Feldman, The Jew as Pariah, pp. 96-105. Cordial relations between Arendt and Scholem ended with the publication of Eichmann in Jerusalem.

July 24, 1963 (New York)
Dear Gerhard.
TV sẽ post và dịch thư này, vì cũng không dài lắm, và cũng thú lắm. Để so sánh với những cú đụng độ giữa đám nhà văn Mít!

“Người con gái của Nhân Dân”:
Hannah Arendt trả lời Gershom Scholem

Loạt bài về Arendt trên TV, là nhân cuốn phim về bà, ra mắt khán giả Âu Châu [Đức và sau đó Pháp], trùng với kỷ niệm 130 năm ngày mất và 195 năm ngày sinh của Marx, thành ra nó xuất hiện song song với 1 số bài về Mác, như trên Blog của Sến cô nương.

TV đã tính đi cái thư Arendt trả lời Gershom Scholem, khi bị ông chê, không có tình yêu dân Do Thái, nhưng, nhân đọc bài của Thầy Cuốc, "tôi đếch chống Kộng", thấy nhảm quá, bèn đi bài sau đây của Arendt, “Hiểu chủ nghĩa CS”, “Understanding Communism”,  vì thấy cũng cần thiết. TV scan bản tiếng Anh, và sau đó, sẽ cố dịch, không dám hứa liều, sure, sure, nữa!

Understanding Communism

[This review of Bolshevism: An Introduction to Soviet Communism, by Waldemar Gurian, Notre Dame, IN, 1952, was published in Partisan Review XX/5, September-October 1953. While it gives important indications of Arendt's growing concern at this time with the meaning of Marx's thought, the review does not suggest the great depth of her feeling for Gurian himself. She had known this "strange man," "a stranger in the world, never quite at home in it, and at the same time a realist," since the early thirties in Germany. For Arendt his was one of the lives that illuminated the darkness of the twentieth century. See "Waldemar Gurian 1903-1954" in Men in Dark Times.]

*

Gấu, khi mới lớn đọc Mác, như 1 triết gia, qua những đấng như Lukacs, Lefebvre....
Rồi kinh nghiệm Mác, qua cuộc chiến Mít. 
Nhưng để hiểu Mác, như là 1 nhà thực hành, với đám đệ tử của ông như Xì, như Mao, thì là nhờ đọc Todorov, cuốn trên, mua hồi 1997, thời gian ở Vancouver, thư viện toàn sách Tẩy!

Đọc 1 phát, là thực hành liền, và đó là bài viết Kẻ Bán Xới, đã từng đăng trên mục Tạp Ghi do Gấu phụ trách trên tờ Văn Học của NMG.

Nhân cú chống lại “Tôi không chống Kộng”, của thầy Kuốc, bèn lôi ra đọc lại, song song với bài của Arendt, khi bà đọc "Bolshevism: An Introduction to Soviet Communism".

Evil Axis

Wagner & Zizek vs Sến

Cả hai nhà văn gối đầu giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều ít nhiều bỏ âm nhạc ra ngoài trường quan tâm của họ. Lần duy nhất Kafka nhắc đến âm nhạc, và không hẳn là tích cực, là trong “Josephine, nữ ca sĩ hay Dân chuột“, còn Nabokov thì liệt kê âm nhạc, nhất là âm nhạc làm nền cho những cuộc trò chuyện uyên bác, vào danh mục những thứ ông ghét cay ghét đắng.
PTH

Trong Wagner, có…  Thiên Sứ của....  Sến, theo Zizek, khi ông nghe Wagner, và viết: Tiên tri & Thiên Sứ
Le Magazine Littéraire, Sept 2010

Zizek là 1 trong những chuyên gia hàng đầu về chủ nghĩa toàn trị. Đúng hơn, ông đọc lại chủ nghĩa toàn trị, khác cách đọc trước đó.

Ông như tiên đoán sẽ vẫn còn nhiều tên mù sờ voi, viết nhảm nhí về chủ nghĩa toàn trị, bèn… chửi:, thằng khốn nào nói tới chủ nghĩa toàn trị đó?  (Did someboby say totalitariarism?, nhà xb Verso, London, in lần đầu năm 2001)


Sĩ phu Bắc Kít vs Dalai Lama

Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi sinh ra ở Quảng Nam - Đà Nẵng, nhưng tuổi đời đẹp nhất của tôi lại sống, chiến đấu và viết ở Tây Nguyên. Nếu không có Anh hùng Núp, cụ Mết thì không có “Đất nước đứng lên”, không có “Rừng xà nu”… và đương nhiên không có Nguyên Ngọc. Chính cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của đồng bào Tây Nguyên, chính văn hóa Tây Nguyên với những mái nhà rông, tiếng cồng chiêng vang giữa núi rừng, những đêm uống rượu cần nghe già làng kể sử thi… tất cả khiến Tây Nguyên như một bầu sữa mẹ, tạo nên ngôn ngữ văn chương Nguyên Ngọc. Tôi không nhận mình là một tài năng văn chương, tôi chỉ ghi lại hiện thực đời sống nơi núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ thôi. (1)

Đây là nghịch lý của cuộc chiến, thì cứ nói đại như vậy: Một khi chấp nhận anh hùng Núp, thì phải chấp nhận cái gia tài cuộc chiến là một nước Mít như hiện nay.
Não bộ của những đấng VC tinh anh bị liệt 1 nửa, là vậy.
Chúng không làm sao chấp nhận sự thực, cái chế độ Ngụy mà chúng huỷ diệt, đẹp hơn nhiều, so với bất cứ 1 chế độ mà dân Mít đã có được.

Đau thế!

Cả 1 cuộc chiến, chết 3 triệu người, chưa kể di tản, vượt biển, để đẻ ra cái chế độ cực kỳ khốn kiếp như hiện nay, nhưng chưa khốn kiếp bằng cái chuyện, cứ sử thi cách mạng, anh hùng Núp ca hoài, ca hoài, không hề thấy thúi, không hề thấy nhục nhã!

Đây cũng là nghịch lý mà Todorov nêu ra trong bài viết được TV giới thiệu (1)

Ngày mà chúng ta chấp nhận ý nghĩ bi thảm, khi tuyên bố, chủ nghĩa CS là con đường nhức nhối (tortueuse) dẫn từ "chủ nghĩa tư bản" đến "chủ nghĩa tư bản", khi đó, những người dân tại những nước cựu-toàn trị chẳng thể nào nhìn ra, ý nghĩa cuộc đời này (Todorov, p.69, sđd).

Đúng như thế.
Dân Mít còn đau hơn thế: cái “chủ nghĩa tư bản” mà Mít đang có, là Tư Bản Đỏ Mafia, của “chỉ” những tên Mafia Đỏ.

Ralkolnikov, trong Tội ác và Trừng phạt (Dostoevsky), chủ trương “tội ác cần thiết”, nhưng khi giết bà già cầm đồ, anh nhận ra sự thực, "tôi đang xả những nhát búa lên chính tôi..."
Bạn của Todorov [VC Bulgarie], đã từng than thở với ông, ông ta thấy mình như một nhân vật giả tưởng, trong một truyện ngắn của Maupassant: Một bà, mức thu nhập khiêm tốn, mượn bà bạn nhà giàu, chuỗi hạt để đi dự đám cưới, không may để trộm nẫng mất. Bà ta đã vay mượn một số tiền lớn, mua một chuỗi hạt tương tự, và sau đó kéo cày trả nợ. Khi đã xác xơ, già cằn, gặp lại bạn cũ, bà hãnh diện kể lại câu chuyện... Bà bạn đau lòng than, "Tội nghiệp bạn quá, xâu chuỗi của tôi hồi đó là đồ dởm".

Ông bạn của Todorov đó, là Nguyên Ngọc, chỉ khác, NN vẫn tin đó là....  đồ thực!


*

Nghệ Thuật Báo Động
L'art de l'alarme

Trong tất cả tác phẩm, và đặc biệt trong “Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị”, Hannah Arendt khui [débusqué] ra những phần tử và những cơ chế [mécanismes] ngăn trở con người đích thực là người [empêcher l'homme d'être véritablement humain].

Cuốn sách này được viết nhắm phản ứng lại cái nội dung lạc quan vô tư [un context d’optimisme insouciant] và thất vọng vô tư. Nó giả đò rằng, Tiến vộ và Điêu tàn thì là hai mặt của 1 tấm mề đay, rằng cả hai là những vấn đề (articles), không phải của niềm tin, la foi, mà là mê tín [Tựa, lần xb bản 1951 của “Những nguồn gốc…”]

Dối trá là phần máu thịt, liên quan chỉ với chủ nghĩa toàn trị?
[Le mensonge a-t-il partie liée avec seul totalitarisme?]

Arendt: Dối trá không phải dành riêng cho những chủ nghĩa toàn trị. Chúng chỉ đem đến cho nó hình thức bạo lực, khủng bố. Nhưng nó vận hành thật là êm ả, dịu dàng trong những chế độ dân chủ. Một lý thuyết hiện thực về dân chủ mà vờ đi những liên hệ tâm đắc, ăn ý, thông cảm lẫn nhau… với trò mị dân  thì chẳng có gì để mà chúng ta cần phải học. Phải hiểu rõ, rằng dối trá có phần bắt buộc, tất yếu, có phần vận hành của nó, theo một nghĩa nào đó, ở trong một chế độ dân chủ. Ở 1 mức độ thật đơn giản: Phải chia ra để mà bầu [Il faut diviser pour élire]. Nhưng 1 khi chính quyền được bầu rồi, thì nó phải thực thi một chính trị thống nhất, une politique unifiante. Trong 1 mức độ nào đó, chẳng 1 chính quyền dân chủ nào thực sự làm được những gì nó hứa. Những công dân của nó thừa biết như vậy.