Tính
Tầm Phào, Lãng Nhách của Cái Ác: Ghi chú, bổ sung, và phản bác.
Khi
Hannah Arendt theo dõi phiên toà xử Adolf Eichmann tại Jerusalem vào
năm 1961,
bà đã nổi tiếng, và làm bùng nổ cuộc tranh luận kéo dài cho đến bây
giờ, khi
khám phá ra điều mà bà gọi là "tính tầm phào, lãng nhách của cái ác",
banality of evil. Thay vì nhìn Eichmann như là một tên quỉ bài Do Thái,
bà coi
đây chỉ là một tên thư lại khốn kiếp ít quan tâm tới ý thức hệ Nazi mà
chỉ lo
làm sao cho những chuyến tầu chở Do Thái tới Lò Thiêu Auschwitz luôn
luôn chạy
đúng giờ.
Nhưng
thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều tài liệu từ những thư khố được
mở ra, và
ngày càng có thêm chứng cớ mới mẻ cho thấy vấn đề không đơn giản như
vậy.
Gần
đây nhất là ba cuốn sách mới xuất bản, được Richard Bessel trên tờ TLS
(Phụ
trang văn học Thời Báo London, số đề ngày 24 tháng Giêng, 2003) điểm,
đã đưa ra
những cái nhìn mang tính phê phán đối với đề án "tính tầm phào, lãng
nhách
của cái ác" của Arendt. Cuốn thứ nhất, "Những công nhân viên chức của
Hitler: cảnh sát an ninh Nazi và tính tầm phào của cái ác", tác giả
Yaacov
Lozowick (nhà xb Continuum, 297 trang) đã nghiên cứu Eichmann và những
đồng nghiệp
của ông ta, là những người tổ chức, điều động việc tống xuất những
người Do
Thái trên toàn Âu Châu tới lò thiêu. Cuốn thứ nhì, "Bi-dzi-nét diệt
chủng:
Đội quân SS, lao động nô lệ khổ sai và những trại tập trung" (nhà xb North Carolina University), tác giả Michael
Thad Allen
quan sát văn phòng chính "The Business Administration Main Office", của
SS, lo việc điều hành hệ thống lao động nô lệ khổ sai của Nazi. Và cuốn
thứ ba,
nguyên tác Đức ngữ, "Generation des Unbedingten" (nhà xb Hamburger,
964 trang), tác giả Michael Wildt nghiên cứu đám cầm đầu về an ninh
(the leadership
corps of the Reich Security Main Office), được thành lập bởi Reinhard
Heydrich.
"Những
công nhân viên chức của Hitler" của Yaacov Lozowick, là một nghiên cứu
thú
vị về tính thư lại, hay về sự hình thành những nghị quyết
(decision-making) của
"đảng ta" [Đảng Quốc Xã], Đệ Tam Reich. Tác giả làm việc tại Yad
Vashem trong hai mươi năm qua, và hiện là Giám Đốc Thư Khố. Đối với
ông, những
công nhân viên chức có phần hùn trong dịch vụ đưa hàng triệu con người
tới cái
chết của họ, đã thực tâm thực lòng làm như vậy. Họ biết rõ họ đang làm
gì. Eichmann
và những đồng chí của ông ta, theo quan điểm của Lozowich, là "những
công
nhân viên chức với một kiểu hận thù rất ư là đặc biệt", "một thứ hận
thù chẳng thể nào dựa trên một nền tảng duy lý, suy luận, để mà mò ra
nguyên
nhân, cội nguồn, và nếu cần phải biện minh cho lòng hận thù này, thì
chỉ có thể
gọi là ý thức hệ bài Do thái".
Khi
Eichmann tới Vienna vào năm 1938, ông ta đề ra tiến trình và bộ máy
tống xuất,
và sau đó được đem ra sử dụng, với hiệu năng chết chóc khủng khiếp,
"xuyên
suốt" Âu Châu, những vùng do Nazi chiếm đóng. Nhìn vào chi tiết, quan
sát
những sự cố đã xẩy ra tại Hòa Lan, Pháp, Hungary, tác giả cuốn sách
trình bầy
cho chúng ta, những độc giả, một câu chuyện thật đáng tin cậy, và
thuyết phục,
mà nếu cần phải tóm gọn, thì nó đưa ra một quan điểm ngày càng trở nên
quen thuộc
trong giới nghiên cứu chế độ Nazi, đó là: những tội ác của Nazi tại
những vùng
đất bị chiếm đóng, được "gợi hứng" (inspired) từ ý thức hệ và được thực
hiện bởi những kẻ "đi dưới bảng dẫn đường" của hận thù.
Gây
ấn tượng nhất, là cách mà Lozowick, trong cuốn sách Những viên chức của
Hitler,
lập lại đường đi nước bước của những tài liệu qua Sở An Ninh (SD:
Security
Service) của lực lượng SS, chỉ cho thấy ai là người thảo ra những chỉ
dẫn, dưới
những cái tên (và thường xuyên là do chính những người này ký), đó là:
Himmler,
Goering, hay Heydrich, và cũng chính họ sau cùng bật đèn xanh, cho phép
thực hiện
những chuyến tống xuất người Do Thái tại những vùng đất do Đức quốc xã
chiếm
đóng, tới những trại tử thần. Kết luận của Lozowick: những viên chức mà
tại bàn
làm việc của họ, chính sách bài Do Thái đã ghé bến (landed), và đây là
trách
nhiệm bàn giấy của họ – những người này không phải không hứng thú khi
được
trao, và thi hành những trách nhiệm, nhưng họ là những thành viên một
trăm phần
trăm (full partners), ở trong cái cơ sở nhà máy làm thịt người Do Thái.
Họ
"nói như là những kẻ bài Do Thái, và họ nhìn thế giới từ cái nhìn bài
Do
Thái".
Lozowich
đào xới đề án của Arendt, về tính tầm phào lãng nhách của cái ác. Đôi
khi, ông
tỏ ra "cũng được" (fair), đôi lúc, không được "fair" cho lắm.
Cũng được, là khi ông viết: "Toàn trường phái của Hannah Arendt được
thành
lập trên một niềm tin tốt (Good faith is the foundation of the entire
school of
Hannah Arendt). Theo Lozowick, cuốn sách của ông chứng minh, đề án của
Arendt,
một "bài tập sáng chói mang tính quan điểm, hoàn toàn thiếu cơ sở mang
tính
lịch sử" (that Arendt’s "brillant conceptual erxercise lacked all
historical
foundation"). Nhưng Arendt đâu phải là sử gia – và lẽ dĩ nhiên, không
thể
trả lời – [Bà đã mất. CNTD]. Bà đâu có được nhìn thấy hàng núi tài liệu
mà Lozowick
đã lục lọi nát bấy ở trong đó. Mà cho dù bà có lầm đi nữa, phát giác
của bà đã
khiến cho bao con người phải suy nghĩ mãi, về vụ làm cỏ dân người Do
Thái, rằng
tại sao cái ác ghê gớm như thế lại xẩy ra, và là trách nhiệm của ai
đây, có phần
mình ở trong đó không?
Cũng
như Lozowick, khi làm công việc quan sát, tìm hiểu những viên chức của
Hitler,
Michael Thad Allen, trong tác phẩm Dịch vụ Diệt chủng (Business of
Genocide),
nghiên cứu chế độ bàn giấy của lực lượng SS (The SS business
administration);
ông chỉ ra, những công nhân viên chức Nazi không có "tầm phào" một tí
tỉ tì ti nào hết (far from ‘banal’). Allen cũng miêu tả những ông công
nhân
viên nhà nước thuộc bộ phận SS này, là những con người tự nguyện để cho
ý thức
hệ xỏ mũi dẫn đi, rất ý thức, tâm thành ý nguyện, rất tự hào được giao
phó, và
quyết tâm thực hành tốt công tác được giao, như những từ của ông: "một
nhóm nhỏ những người trẻ, rất tự tâm tự nguyện hiến dâng đời mình cho
nghĩa cả,
thông minh hồ hởi, được thúc đẩy bởi ý thức hệ, làm việc rất hăng say"
–
"a small group of dedicated, intellectually spry, ideologically
motivated,
and hardworking young men". Thường xuyên, đây là những con người có
kinh
nghiệm hiện đại về điều hành, sẽ nắm quyền quyết định vận mạng của hàng
ngàn tù
nhân. Allen chú ý cặn kẽ tới yếu tố ý thức hệ mang tính sắc tộc, theo
một nội
dung rộng lớn hơn, và chính điều này cho phép những công nhân viên trẻ
xàng lọc
tù nhân, phân loại họ theo sức khoẻ, tội phạm, mầu da, và hiệu năng kỹ
nghệ, để
sau cùng đi đến phán quyết, những ngưòi nào "không đủ sức làm việc"
(unfit to work), tức là "đủ sức đi tới lò thiêu" [fit to be
murdered]. Như thế, Allen đã chỉ trích thật sắc bén quan điểm của Hans
Mommsen,
ông này nhấn mạnh sự vận hành lạnh lùng (impersonal functioning) của bộ
máy thư
lại Nazi.
Allen
đã trình bầy cho chúng ta một bản kết toán được nghiên cứu kỹ càng và
thật thuyết
phục, về những nhà điều hành hiện đại, có kỹ năng kỹ thuật, những kẻ đã
dựng
lên đế quốc kinh tế SS. Có trong tay hàng trăm ngàn tù nhân, họ đã
hoạch định,
quản lý một hệ thống lao động nô lệ khổng lồ, và với sự hợp tác của Bộ
trưởng
Công Nghiệp Vũ Khí, Albert Speer, họ đã bắt tù nhân làm việc nhằm phục
vụ bộ
máy chiến tranh của Nazi. Tuy nhiên, việc sử dụng tù nhân, cho dù có
sinh lợi,
nhưng thiết yếu không phải là mục tiêu của nó. Nói rõ hơn, sinh lợi hay
không
sinh lợi, không cần thiết: Gạt bỏ [quan điểm về một] chủ nghĩa tư bản
tự do
không cần động não (mindless liberal-capitalism), và luật Mammon [người
đặt nặng
sự lạnh lùng của bộ máy thư lại Nazi], đám SS đặt để "sự hiện đại của
nó
trên tính sản xuất và tính siêu việt sắc tộc." (the SS based "its
modernity on productivism and racial supremacy").
Rằng
tụi SS bắt tù nhân làm việc trong một điều kiện sơ khai, rằng đây là
một dịch vụ
được quản lý một cách tồi tệ, không có hiệu quả, và là những cuộc phiêu
lưu đầy
rủi ro về mặt kinh tế, tất cả những điều này không cho phép chúng ta bỏ
qua,
không nhìn thấy, những viễn ảnh mang tính kỹ thuật của những tên hiện
đại hoá
phân biệt sắc tộc, hận thù mầu da (the racist modernizers), tức những
kẻ điều
hành dịch vụ diệt chủng. Những kẻ nhìn thấy tính hiện đại của những gì
mà chúng
đang làm, là một sự chứng tỏ, xác nhận cho tính siêu việt sắc tộc của
chúng. Ở
đây, chúng ta lại gặp thiên tài Arendt, khi bà nhìn ra, rằng, "không có
mâu thuẫn, trục trặc, trật bản lề chi hết, giữa cơ sở dịch vụ hiện đại
và ý thức
hệ dã man (there is "no inherent contradiction between modern business
organization and barbaric ideology").
"Thế
hệ Unbedingten", khảo sát của Michael Wildt, về nhóm chóp bu an ninh
dưới
quyền Himmler’s Reich Security Main Office (RSHA), là một tác phẩm lớn
theo tất
cả mọi nghĩa của nó. Trên 900 trang, cuốn sách của ông làm nhiều người
quan tâm
và khen ngợi tại Đức. Ở đây, chúng ta lại thấy những con người giữ chức
vụ quan
trọng (key role) trong vụ làm cỏ tập thể "hiểu những gì họ đang làm và
muốn
làm những việc đó". Và không thể có chuyện (in no way) Adolf Eichmann
chỉ
là một người nhận mệnh lệnh cấp trên (a mere "recipient of orders).
Thành
lập sau khi cuộc chiến vừa bắt đầu, RSHA là lực lượng anh ninh quốc gia
(bao gồm
cả cơ quan Gestapo và cảnh sát điều tra hình sự), cùng với Sở An Ninh
SS, bộ sậu
này tạo thành một định chế nhằm tiêu diệt những kẻ thù sắc tộc của Volk
[Tộc,
Dân Tộc Đức], và không bị một cuỡng chế pháp lý nào hết, [nghĩa là tha
hồ giết
mà không có tội]. Với Reinhard Heydrick là người cầm đầu, RHSA trở
thành "cái"
mà Wildt mô tả, là "the executive of Volksgemeinschaft". Lục lọi
trong mớ tài liệu lớn lao, dàn trải, tác giả lôi ra chừng 200 vị lãnh
đạo của
cơ quan này, với chi ly chi tiết về lịch sử cuộc đời của từng vị, tầm
nhìn, ao
ước, tham vọng, và sự nghiệp của họ, trước vào sau 1945 (trong số, có
cả một
tay cựu viên chức SD, sau này trở thành điều hành viên (manager) của
một nhà xb
Đức, nơi đã từng in cuốn sách của Arendt viết về Eichmann). Và, lẽ dĩ
nhiên, những
tội ác của họ.
Cái
đích mà tác giả Wildt nhắm, là nằm ngay ở nhan đề cuốn sách, dịch "mot
à
mot" có nghĩa là, "Thế hệ của những tên vô độ, phá giới" [vô độ,
phá giới, theo nghĩa, không có giới hạn nào hết, tha hồ giết người mà
không phạm
tội, trong điểm sách, Bessel dịch là: the "generation of the unbound"].
Đây
là một nghiên cứu những con người sinh đúng vào bước ngoặt của thế kỷ,
những kẻ
đã trải qua Cuộc Thế Chiến I như là những đứa con nít hay thiếu niên,
những kẻ
tới tuổi trưởng thành vào đúng lúc xẩy ra cơn khủng hoảng thời kỳ hậu
chiến, và
bị ảnh hưởng thấm đẫm tư tưởng cực hữu tràn ngập đại học Đức vào những
năm cuối
chế độ Cộng Hoà Weimar. Những kẻ đã phối hợp: a) tài học đáng nể của
họ, b) khả
năng tổ chức, và trí thức, c) chấp nhận ý thức hệ phân biệt sắc tộc, và
sau
cùng, d) một quyết tâm tàn nhẫn, sẽ hoàn thành sứ mệnh, trong mọi tình
huống, với
mọi biện pháp mang tính thù hận sắc tộc.
Khi
lên trời cũng chiều người. Nazi lên nắm quyền, cuộc chiến bùng nổ, và
Nazi chiếm
đóng vùng Đông Âu, tất cả những sự kiện đó như phụ họa cho quyết tâm
giết người
vô độ, của thế hệ phá giới. Những sự kiện lịch sử như trên đã cung cấp
cho thế
hệ phá giới quyền giết người một cách hợp pháp, theo như định chế, với
một quyết
tâm, gặp kẻ thù khác mầu da, là làm thịt! (nguyên văn: một quyết tâm
như thế đã
có thể kiếm cho chính nó một diễn tả giết người: such a determination
could
find its murderous expression). Như Klaus Mann (con trai của Thomas
Mann) đã
tiên tri, ở trong nhận ký của ông đề ngày 30 [lại ngày 30], tháng
Giêng, 1933,
ngày mà Hitler trở thành Reich Chancelor, nước Đức đã trở thành một
miền đất
chuyện gì cũng có thể làm được (nguyên văn: miền đất của những khả thể
vô giới
hạn, "the land of unlimited possibilities". Được tuyển dụng bời
Reinhard Heydrich và Werner Best, sau khi Hitler lên cầm quyền, "thế hệ
những
tên phá giới" thấy sự nghiệp của chúng lên như diều gặp gió, trong thập
niên
1930, và trong thời gian chiến tranh, chúng phá bung, coi như "pha",
những rào cản cuối cùng về đạo đức, văn hóa, cách ở đời, của những xã
hội văn
minh, và trở thành những cánh diều bay cao, bầu trời bao la cũng không
giới hạn,
kiềm chết nổi quyết tâm của thế hệ phá giới, trong công cuộc kìm tiếm,
săn bắt
mọi "giải pháp cách mạng" (revolutionary solutions), cho những vấn đề
mà chúng đụng phải. Những con người, được sửa soạn để làm bất cứ chuyện
gì,
nhân danh "nghĩa cả" [làm thịt Do Thái], sẽ thấy họ ở trong một vị
trí mà họ có thể làm bất cứ một chuyện gì.
Những
gợi ý ở trong nghiên cứu của Wildt thật sâu thẳm. [Bạn đọc có cảm giác,
có thể
áp dụng vào bất cứ một chế độ độc tài toàn trị, ngay từ khi nó manh
nha, khi
nhân danh một "nghĩa cả" nào đó.] Cuốn sách khỗng lồ của ông nối kết
những sự kiện rối bời của thời kỳ Weimar, với những điều ghê rợn. khủng
khiếp
tiếp liền sau đó, của thời kỳ Đệ Tam Reich. Ít cuốn sách nào làm được
điều này.
Cuốn sách chứng minh, tính quan trọng quyết định, của bạo động và những
vụ giết
người xẩy ra vào tháng 9 năm 1939, là một bước tới quan trọng (key
step), chuyển
sự đàn áp của cảnh sát thành diệt chủng (racist genocide).
Tất
cả hợp lại, chúng cung cấp cho chúng ta một tia sáng mới mẻ, tinh khôi,
khi
nhìn vào chủ nghĩa Nazi và những tội ác do nó gây ra, và từ đó, có thể
thấy ra
rằng, một cái nhìn mới mẻ, dựa trên những sự kiện mới được khui ra như
thế, đã
"xói mòn" (undermine) đề án về "tính tầm phào của cái ác" của
Arendt.
Theo
Wildt, đề án này (cái ác cà chớn), chỉ diễn tả một me xừ Eichmann vào
năm 1961,
khi đang ngồi như là một bị cáo ở toà án Jerusalem, hơn là một ngài
Eichmann
vào những năm rạng ngời tại bàn giấy, từ năm 1935 tới 1945.
Theo
Richard Bessel, người điểm sách trên tờ TLS, cuốn của Wildt là một
trong những
nghiên cứu quan trọng nhất về nước Đức Nazi, đã từng được xuất bản,
trong những
năm gần đây. (Cuốn này đang đợi được dịch qua tiếng Anh).
Jennifer
Tran giới thiệu