Ghi
chú
trong ngày
Hạnh Bố Thí
"Nếu không biết nhận, chưa
chắc đã biết cho"
To the end of the land của David Grossman: Đích
thực là một
tác phẩm đẹp và buồn. Xin khất một entry.
Blog GM
Cuốn oách nhất
của xừ này, theo đám bạn Thầy Cuốc (1), là See Under: Love
[Cái
tít, thật khó dịch, vì mỗi lần tính dịch, là nghĩ bậy, nhìn bên dưới:
tình yêu].
Gấu chưa
đọc, nhưng đọc cuốn sau đây , trong có 1 bài, cái tít của nó cũng thật
lạ:
“Những cuốn
sách đọc tôi”.
David Grossman
kể, sau khi ông cho in tác phẩm đầu tay của ông, The
Smile of the Lamb, Nụ cười của con Cừu, thì có 1 độc giả cho
biết, chắc
chắn là ông bị ảnh hưởng [thuổng, thì nói đại như vậy] Bruno Schulz.
Lúc đó
Grossman chưa đọc Schulz.
Bèn đọc, và
ngộ ra, đúng là Thầy của ông!
Có thể nói, Gấu cũng gặp y chang tao ngộ trên, khi đọc Faulkner, cuốn
"Absalon, Absalon!".
Cứ như thể Faulkner
viết cuốn sách để cho Gấu đọc, và cuốn sách chờ hoài, chờ hoài, để… đọc Gấu!
Hà, hà!
(1) Edmund
White so sánh “Nụ Cười Cừu” với “Âm Thanh và Cuồng Nộ” của Faulkner
[lại F!], The Tin Drum, Cái Trống Thiếc của Grass,
và Trăm Năm Cô Đơn của Garcia
Marquez; George Steiner gọi 1 cách giản dị, "một trong những lễ
hội
lớn của giả tưởng hiện đại". Cuốn sách bắt đầu với Momik, một đứa trẻ
Israeli lớn lên dưới cái bóng của Lò Thiêu, chấm dứt với một bộ kỳ
quái, gồm những
“entries” [đầu vô] kể những cuộc phiêu lưu của những nhân vật trong
sách của
những đứa trẻ lớn tuổi nuôi 1 đứa trẻ ở trong vườn thú Warsaw, và xen
vô, là những
cuộc giải thoát, rescues, nhà văn Ba Lan Bruno Schulz, khỏi cái chết,
bằng cách
biến ông thành 1 con cá hồi, a salmon.
The
Paris Review 4
Paris Review 4
David Grossman
Nghệ thuật giả tưởng
Năm 1987, để đánh dấu 20 năm
Israel chiếm đóng West Bank và Gaza
Trip, mấy tay chủ bút, chủ biên của tờ tuần báo Do Thái Koteret
Rashit
phái tiểu thuyết gia trẻ David Grossman tới West Bank, 7 tuần, “đi thực
tế”.
Grossman, thông thạo tiếng Ả Rập, bèn làm những chuyến tham quan dân
Palestine
ở trại tị nạn, thành phố, vườn trẻ, đại học, cũng như đám định cư Do
Thái ở
trong những pháo đài chung quanh có giây kẽm gai [chắc cũng giống những
khu
định cư, kinh tế mới của đám Bắc Kít, sau 30 Tháng Tư 1975, Nam Tiến,
tới những
vùng đất cao nguyên Trung Phần, nơi chúng phá rừng trồng cà phê, hay
trồng bất
cứ cái khỉ gió gì miễn ra tiền và vô phúc cho một người bản địa nghèo
đói nào
lén vô là chúng thả chó ra, không chỉ cắn chết, mà còn xé xác ăn
thịt!], và đám
sĩ quan, binh lính Do Thái tuần tra những khu vực dành cho người
Palestine. Thu
hoạch của chuyến đi thực tế chiếm trọn một số báo, và gây chấn động
trong đám
Bắc Kít, ấy chết xin lỗi, Do Thái.
Grossman rất rành mạch, rõ ràng, trong những bài viết, về điều này:
"Dân Palestine hết còn chịu nổi rồi, hết còn ngoan ngoãn như lũ cừu
rồi" [nguyên văn: "Người Palestine, ngày ngày đau đớn khổ sở vì những
sự tàn ác dã man của đám chiếm đóng hàng thế hệ, sẽ không còn hiền
lành, dễ bảo
nữa, would be docile no more".]
“Đúng là một cú sốc”, Tom Segev, một trong những tay biên tập nói. “Cho
đến lúc
đó chúng tôi không hề biết họ thù ghét chúng tôi tới mức như vậy”
Năm tiếp theo năm đó, khi báo
cáo của Grossman được xb bằng tiếng
Anh, với cái tít trận Hoàng Phong, the Yelllow Wind, thì cuộc
nổi dậy,
intifada, của người Palestine đang tưng bừng hoa lá. Những gì Grossman
viết trở
thành tiên tri, “sấm Trạng Trình”, biến ông trở thành một tác giả tầm
vóc thế
giới.
*
Phỏng vấn viên:
Trong Nụ Cười của Cừu Non, The Smile of the Lamb, Uri
[nhân vật chính] nói,
“Nhà ở đâu, nói cho cùng?”, và Abner trả lời, nhà là khoảng trống rỗng
giữa đầu
cây viết và tờ giấy, home is the empty space between the tip of his pen
and the
paper. Đó là điều ông cảm nhận ư?
Grossman:
Nhà là nơi mà những người tôi yêu thương ở đó, home is where the people
I love
are. Càng về già, thế giới đó càng lạ lẫm, alien, và hơn thế nữa, tỏ ra
thù
nghịch đối với tôi. Câu chuyện mà tôi đang viết là một cái nhà khác,
cho dù
phải mất từ hai cho đến ba năm nó mới trở thành nhà. Tôi chẳng bao giờ
cảm thấy
cô đơn, trơ cu lơ một mình, khi tôi có câu chuyện của tôi, khi tôi biết
giọng
điệu, the tonus, của mọi nhân vật và ngôn ngữ.
Giọng điệu?
Giọng điệu, sức căng của bắp thịt, the tension of the
muscles. Liền lập tức
tôi cảm thấy mình được nối kết, connected, với những xao động, the
emotional
vibrations, của những con người ở Israel, điều mà tôi không thể cảm
thấy khi ra
nước ngoài.
Tuy nhiên, có vẻ như ông rất bị ảnh hưởng bởi những nhà
văn của thế hệ Do
Thái Lưu Vong [Jewish Diaspora]?
-Khi bạn sắp sửa ló dạng ra, như là một nhà văn, mọi người sẽ nói cho
bạn biết,
văn của bạn giống, hay, thôi thì nói đại, chôm của ai. Khi còn trẻ, tôi
ngoan
ngoãn lắm, và đồng ý với bất cứ điều gì mà người ta bảo tôi. Một tay
làm việc
cho đài truyền hình Do Thái, một người mới tới, a newcomer, từ Ba Lan,
một bữa
gọi điện thoại cho tôi, và cho biết, cuốn The Smile of the Lamb
của tôi
hiển nhiên là chịu ảnh hưởng của Bruno Schulz. Tôi nói, có thể. Tôi
chưa từng
đọc Bruno Schulz, và chẳng lẽ nói với tay đó, là mình dốt ư?
Ngay từ phút đầu tiên đọc Schulz, tôi cảm thấy như bị điện giật! Mỗi
đoạn văn
là một sự bùng nổ của những thực tại khác nhau - mộng, mị, ác mộng,
tưởng
tượng, quái tưởng, fantasy. Đọc ông ta khiến tôi muốn sống hơn, sống
nữa,
reading him made me want to live more. Rồi tôi đọc những câu chuyện về
cái chết
của ông. Ông ta được một sĩ quan Đức bảo bọc. Ông này đã từng giết một
nha sĩ
Do Thái của một viên sĩ quan Đức khác. Viên sĩ quan này bèn đi kiếm
Schulz và
bắn ông ta chết ngay trên đường phố. Bạn giết tên Do Thái của tớ thì tớ
giết
tên Do Thái của bạn.
[Trên TV có một ấn bản khác nữa, nhưng cả hai đều xác nhận chuyện
Schulz
bị một viên sĩ quan Đức khác giết, và khi anh này nói với tay sĩ quan
bảo trợ
Schulz, hắn ta xua tay, nhằm nhò chi, để kiếm thằng Do Thái khác thay
thế].
Khi đọc điều này, tôi cảm thấy quá đỗi thê lương. Tôi chẳng còn muốn
sống trong
một thế giới, nơi một chuyện như thế có thể xẩy ra, khi con người có
thể thay
thế, có sẵn đó, tùy nghi sử dụng, replaceable, disposable. Tôi cảm thấy
tôi
phải làm cái gì đó để cứu chuộc cái chết không cần thiết, và tàn nhẫn
của ông
ta [I must redeem his needless, brutal death]. Thế là tôi viết See
Under:
Love.
Tôi có thể nói cho bạn biết, trong hầu hết ngôn ngữ cuốn sách của tôi
được dịch
– chừng 14 thứ tiếng- trong vòng chừng 1 năm hay cỡ đó, là có một lần
tái bản
câu chuyện về Schulz.
Ui chao thật là ngọt ngào, thật là dễ thương đối với tôi, khi biết rằng
cuốn
sách của mình đã làm được một điều gì đó cho ông ta, sau khi ông ta làm
điều
cho tôi.
Ai, ngoài Sshulz ra, ảnh hưởng tới ông?
Kafka, tuy nhiên, thật khó mà kiếm thấy một nhà văn không bị ảnh hưởng
bởi Kafka,
ngay cả khi người này không viết cùng một cái văn phong như của Kafka.
Kafka là
một giai đoạn văn học mà bạn bắt buộc phải vuợt qua [Kafka is a
literary stage
you have to go through]. Tôi luôn luôn tưởng tượng ra cái xen, Kafka
đứng, hai
tay trên bờ cửa sổ, nhìn bên trong vào cuộc đời [looking inside into
life]. Như
thể ông nhìn ra phía bên ngoài từ cái chết, ngay cả khi ông đang còn
sống. Tôi
chưa tìm ra điều này, ở bất cứ nhà văn nào khác.
Trong Chết như là Cách Sống,
Death as a Way of Life, ông phán: “Tôi không
thuộc về số người coi Lò Thiêu là một sự kiện đặc thù Do Thái”.
Grossman: Tôi không nghĩ, người
ta có thể tách "tính Do
Thái", the Jewishness, ra khỏi Lò Thiêu, the Shoah, nhưng đây là một sự
kiện mắc mớ đến toàn nhân loại. Mọi người, bất cứ một người, ai cũng
nên
đặt ra
cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu.
Source
Cờ Sáu Sao của
Tẫu: Ngôi sao mới thêm vô là xứ Mít.
Chờ một câu trả lời
Có cái
gì đó rất bí hiểm khi ông Tập Cận
Bình đến sân bay Nội Bài chiều ngày hôm
qua 20/12 mà không một nguồn tin chính thức nào ở VN đưa tin. Ông Trần Kinh Nghị cho biết “Tin mới nhất do
phóng viên China News từ Hà Nội thực hiện và được phát trong bản tin
tiếng Anh
từ Bắc Kinh lúc 16 giờ 59 phút 20 giây ngày 20/12/2011. Tin không nói
rõ chi tiết
lễ đón tại sân bay Nội Bài, nhưng có đăng 2 bức ảnh chụp ông Tập bước
trên thảm
đỏ giữa hai hàng tiêu binh phía sau là nền của chiếc máy bay của hãng
hàng
không TQ“. Rất lạ, tại sao lại bí mật đến thế nhỉ? Chịu.
Sáng nay mình lên mạng thấy tràn ngập ảnh các cháu nhỏ cầm cờ 6 sao mới sửng sốt, cái quái gì thế này nhỉ!
Cờ TQ đã kinh hãi rồi,
đằng này là cờ 6 sao. Cờ TQ có 4
ngôi sao nhỏ quanh một ngôi sao lớn, nói như ông Lâm Khang: ” Ngôi sao
lớn là dân tộc Hán, 4
ngôi sao nhỏ là tượng
trưng cho các dân tộc Hồi, Mông, Tạng, Mãn. ” Vậy lá cờ 6 sao này, với
5 ngôi
sao nhỏ quanh ngôi sao lớn, thì ngôi sao thứ 5 là dân tộc nào vậy ta?
Hu hu.
Bây
giờ mới giật
mình thấy sự bí mật vừa nêu xem chừng rất
có lý, hình như người ta không muốn cho dân xem cảnh đón tiếp thực diễn
ra như
thế nào.
Anh Ba Sàm nhắc lại:
“trong chương trình thời sự 19h ngày
14/10/2011 của VTV1 cũng đã đưa lá cờ quái dị này, độc giả phát hiện,
BS đã
loan tin. Sau đó VTV1 lặng lẽ gỡ bỏ video lưu trên mạng mà không một
lời giải
thích. May mà VTC còn lưu. Khi đó mình
cũng nghĩ thầm, chắc thằng vẽ cờ ngu, nó không biết cờ TQ 5 sao hay 6
sao, anh
em VTV1 lại không để ý nên mới xảy ra nông nổi vậy. Bây giờ thì ” rõ
rồi nhé,
rõ mồn một rồi nhé!” ( Đỗ Trung Quân). Than ôi!
Việc đón ông Tập Cận Bình
bằng cờ 6 sao là chuyện nghiêm
trọng, nó phỉ báng tình yêu Tổ Quốc của người Việt Nam. Nếu thật sự do
sơ suất
thì hãy dũng cảm đứng ra xin lỗi dân một câu. Nếu bảo chúng ông chủ
trương thế
đấy làm gì nhau nào, thì cũng nên nói to cho dân biết.
Dân chúng đang ngửa mặt
chờ một câu trả lời
Blog NQL
*
Ngửa mặt cái con củ xê.
Thế khi thằng Tẫu nó trang bị đến tận Bác
Hồ của anh Bộ Đội Cụ Hồ, thì cúi mặt ư?
NQT
Tại sao Mít
chúng ta cần Nobel?
Số NYRB, Dec
22, 2011 còn 1 bài thật thú vị, thư của Trùm Nobel, trả lời bà...
LTH, sau khi
nghe phàn nàn, tại làm sao mà Mít chúng ta cần Nobel, [đọc YB lẫy lừng
ở trong
nước, đọc hàng đầu, đầu hàng, vượt trội hải ngoại… mà không đã, không
đủ sao!] thứ
giải thuởng văn học của tụi mũi lõ, bị đám mafia Do Thái lũng đoạn?
Hà, hà!
Sự thực Trùm
Nobel trả lời 1 ký giả Mẽo, sau khi ông này “xổ nho”, vì cái chuyện thư
ký
Nobel chê văn chương Mẽo, như “kít”, thứ văn chương của tụi di dân,
không với tới
tầm cao nhân loại… không xứng đáng được Nobel!
Sau đây là
thư của ông Trùm Mafia, ấy chết xin lỗi, Trùm Nobel, trả lời Bà H:
Here is Per
Wastberg's response:
May I, as a
reader for decades of your journal, give a more factual background to
Tim
Parks's article. This year's laureate, Tomas Transtromer, has been
proposed,
for years, by former laureates Joseph Brodsky, Seamus Heaney, and Derek
Walcott. In New York in 2000, Susan Sontag told me that Transtromer was
the
Swede most well-known in the US. He is translated into sixty languages;
there
are cafes named after him in China and Slovenia. And in Sweden we have
all read
and loved him since we were young.
The Nobel
Committee consists of five members out of the rest of the Swedish
Academy. By
February we get about 220 suggestions from all around the world. By
April we
have concocted an "expectancy" list of twenty. By May we get the
Academy to approve a short list of five to be read during the next four
months.
No one could get the prize without having been on the list for at least
two
years. Be sure we read a select group of American, Canadian, and
Australian
writers continuously!
We have, of
course, Mr. Parks, read even Jelinek's Greed,
though it was hard going. And so much else! For my part I try to read
one book
a day to keep ill health away. We master thirteen languages in the
Academy but
when we suspect a genius hidden in an unknown language we call on
translators
and oath-sworn experts to give us generous samples of that writer.
We go for an
individual's life's work regardless of nation, gender, or religion. We
could,
if need be, give it to Portugal or the US five times in a row, or to
essayists,
historians, or children's book writers. We do not have a human rights
criterion. We award, for example, Orhan Pamuk for his outstanding
novels and
essays; then the award becomes politically interpreted.
In the
committee we are obsessed readers since childhood and so have a rich
background
to judge from. None of us has a university job; we are all free writers
with
our own manuscripts to take care of in between.
Per Wastberg
President
The Nobel
Committee for Literature
The Swedish
Academy Stockholm, Sweden
Là Trùm
Nobel, nhưng cũng còn là độc giả của Bà H, chủ diễn đàn Gió To, tôi xin
được đưa ra 1 số sự
kiện
liên quan tới vấn đề Bà nêu ra, Mít đâu cần Nobel của mũi lõ.
Nobel năm nay, Tomas
Transtromer, được đề nghị nhiều năm rồi, bởi những
đấng cựu
Nobel như Joseph Brodsky, Seamus Heaney, và Derek Walcott. Tại Nữu Ước,
vào năm
2000, Susan Sontag biểu tôi, Mẽo mê đọc thơ Tomas Transtromer lắm. Ông
được dịch
ra 60 ngôn ngữ, trong có tiếng Mít của Bà H, do đại thi sĩ Mít, Diễm
Châu
dịch, từ đời
thuở nào, đâu cần đợi được Nobel...
Lần về HN lần
đầu, 2001, DMT đèo xe máy đưa G tới gặp HNH, tại tư gia, đúng thời gian
HNH bị
tố ngụy tạo tài liệu, bởi vậy, khi bà vợ ông mang nước trà ra đãi
khách, đã hỏi
khéo, hải ngoại có còn chửi ông chồng tôi nữa không.
Bà lầm G với
ông cớm văn nghệ, vì nghĩ hải ngoại bé tí, không nó, thì là bạn của nó!
G nhớ là,
HNH mặt một đống, lấy tay xua bà vợ, ra ý thôi đi chỗ khác, U Tha Cho
Mi [Bà
tha cho tôi, thưa bà!].
Nhìn vẻ mặt
của HNH lúc đưa bài viết, thì rõ ra là, ông muốn G đi một đường giới
thiệu.
Phải nói rõ
ra như vậy, vì sau đó, bài này được đăng trên talawas, và khi G mail
hỏi, có gì
khác so với bài trên TV, thì SCN mail trả lời, HNH cho biết, chưa cho
phép ai
đăng bài này hết.
Khi trả lời
như thế, là SCN muốn chỉ ra tôn chỉ của talawas, không đăng bài đã đăng
rồi,
trên các diễn đàn khác. Ðồng thời tố cáo G ngụy tạo tài liệu!
Bắc Kít nhiều
đòn lắm, phải 1 thằng Bắc Kít khốn nạn cỡ G thì mới hiểu được lòng dạ
của
chúng!
Chứng cớ,
sau đó, HNH từ chối không cho phép talawas đăng bài phỏng vấn ông.
Là vì ông bắt
buộc phải từ chối, nếu xin phép ông!
Vụ này, G có
giải thích trên TV rồi, để coi lại coi trong bài viết nào.
Vì vậy, khi
trở về Canada, Gấu đã mất công gõ bài viết, cho đăng cùng 1 lúc trên
trang Tin
Văn, và trên tờ Việt Báo online. Mấy anh nhà văn Mít hải ngoại thấy đại
giáo sư
VC nhắc đến mình, sướng điên lên, bèn trích lại, đăng búa xua trên
trang nhà,
nhưng lại rét, vì thời gian đó, chính G cũng bị đám Chống Cộng Ðiên
Cuồng dọa
xin tí huyết [nói đùa cho dzui thôi], thế là bèn đăng thì đăng, nhưng
chú thích
nguồn, là tờ Việt Báo, và thanh minh thanh nga, tôi không có hân hạnh
được quen
ông HNH!
Nghĩa là đếch
thèm cám ơn thằng cha G đã mất công gõ bài!
Tư cách như
thế mà viết lách cái chó gì không biết!
Source
Đọc
trên trang LH, thì ST, cựu học sinh Dũng Lạc, Hà Nội, một trường tư, không
bảnh bằng
Chu Văn An, số 1, và Nguyễn Trãi số 2. Theo gia đình di cư 1954, học
hành, đỗ đạt,
làm 1 viên chức lớn (Chánh Sự Vụ) trong chế độ VNCH, sau
1975, đi cải tạo 1 năm,
được Đảng
tha về, mở quán cà phê, 1985 qua Canada theo diện bảo lãnh.
Ông
không biết gì đến hận thù Quốc Cộng, không nhà tù, “ghét tô” nào giam
giữ ông.
Có thể như thế mà ông viết như chẳng có gì xẩy ra. Và
ông coi cái
đất nước nhận ông, chẳng có ơn nghĩa gì, vì mày không nhận tao, thì tao
ở VN,
mà làm sao mày không nhận tao được, nếu tao đủ điều kiện để vô nước mày
theo
chính sách của mày, về đoàn tụ gia đình?
Nhưng,
đó chính là câu trả lời của đám tù thanh thiếu niên, phần lớn Bắc Kít,
mà GCC
đã từng đi uý lạo, với tí quà bánh của HNV, trong 1 dịp lễ lạc nào đó,
của
Canada, hay của xứ Mít không còn nhớ, trong 1 nhà tù thành phố. Một
trong đám
này biểu Gấu, mi về nói với chính quyền Canada tại làm sao lại bắt tao, mà
còn tính trả
tao về Việt Nam? Tao đâu có muốn đến Canada đâu. Khi ở Trại, họ năn nỉ
chúng tao
tới Canada [quả có thế, vì Canada cần lấy đủ người theo “quota” với Cao
Uỷ Tị Nạn,
những người Miền Nam, Mẽo OK; Bắc Kít, No, thành thử đa số Bắc Kít chọn
Canada
là như vậy]. Bây giờ lại đuổi chúng ta về VN, là sao?
Mấy
ông tướng này, qua Canada không lo làm ăn mà chỉ lo làm bậy, bị bắt,
nhiều lần,
Canada đành năn nỉ VC nhận lại giùm…
ST cũng đã từng
được chấp nhận làm nhân viên của Mẽo, nhưng sau chót, hỏng cẳng, theo
bài viết
của LH, về ông. Hóa ra ông chẳng hề muốn sống ở Canada, thật, như bạn
của ông là
ông số 2!
Khác hẳn
Gấu.
Đã từng làm bồi Mẽo hơn 10 năm ở Miền Nam trước 1975, Gấu tởm Mẽo quá,
may được
Canada nhận,
mừng quá, biết ơn quá, quá!
Câu chuyện ở
Bồng Sơn
Note: Tks
Tuyen Vu.
Merry
Christmas to both of U
NQT
- Đặt chân đến
Bồng Sơn, họ vô cùng bất ngờ khi thấy tấm bảng “Trường tiểu học Bồng
Sơn” nằm
chễm chệ trên tòa nhà mà lẽ ra phải là thư viện. Ken và Pat muốn đặt
tên cho
thư viện này là “Bong Son – Lucky Star Library and Learning Center” vì
Lucky
Star chính là đơn vị mà Ken phục vụ thời chiến tranh. Chính quyền địa
phương đã
tự ý đổi tên và đổi cả chức năng của tòa nhà mà không hề báo một lời
với vợ chồng
ông – những người đã bỏ tiền xây nên tòa nhà đó – chưa nói đến việc xin
ý kiến
của vợ chồng ông. Ken nói với mình “I paid for it, but they changed the
name. I
want my money back.”
*
Lèm bèm
ngoài lề:
Cái tên, là, rất quan trọng. Nó như dấu ấn của 1 nhà văn. Đọc 1 nhân
vật tự xưng là Nguyễn, thí dụ, là biết ngay của Nguyễn Tuân rồi.
Chính vì thế
mà không ai dám đặt tên cho mình, hay nhân vật của mình là Nguyễn nữa.
Ngoại trừ nhà thơ NXT!
Đây là 1
sự kính nể những người đi trước nữa. Một khi bạn cố tình vi phạm, là
phải có vấn
đề.
NMG, khi chọn cho nhân vật của mình là Tường, là phải có vấn đề, không
thể
khơi khơi nói tôi hư cấu được, thứ nhất cuốn tiểu thuyết của ông viết
đúng vào
thời kỳ có ông Tường đó đó.
Bởi thế, có 1 bạn văn cũng khá thân quen, có vẻ bực
mình, vì GCC đặt vấn đề này, nghĩ là GCC không ưa NMG.
Phải nói ngược lại mới đúng.
[Jean-Paul
Sartre, viết Những kẻ bị cầm tù ở Altona, Les séquestrés d'Altona
(1959), phịa
ra 1 nhân vật, không ngờ tên của nhân vật này trùng hợp với 1 người có
thực, có
thế giá ở ngoài đời, thế là đành phải lên tiếng xin lỗi, và cho thu hồi
toàn bộ
những ấn bản đã cho phát hành. NMG mà không làm chuyện đó, sợ không còn
nhiều
thì giờ! Bởi vì chỉ có cách đó mới bão vệ sự vẹn toàn của MBD, như là 1
giả tưởng
văn học.]
NMG
đã từng bị làm phiền về chuyện này rồi, khi
chính ông T đó lên tiếng hỏi, tại làm sao ông lấy tên của tôi đặt cho
nhân vật
của ông.
NMG trả lời, tôi hư cấu, nhưng ở 1 chỗ khác, ông lại nhận, có lấy một
số chi tiết đời thực của T đưa vô tiểu thuyết.
Nhảm. Cực nhảm. Bởi vì chỉ
1 chi tiết như thế, là phải vứt cuốn sách vô thùng
rác. Giống như bạn đánh cờ, mà chưa sạch nước cản. Bắc Mỹ chia là làm
hai, giả
tưởng, và phi giả tưởng, là theo nghĩa đó. Giả tưởng, tha hồ phịa. Phi
giả tưởng,
không có quyền phịa, dù chỉ 1 chi tiết. Ba thứ hồi ký ghi là memoir, là
phải
coi như sự thực, không phải giả tưởng.
Ở những bậc đại
tài, một khi mà giả tưởng lừng lẫy quá, thì, 1 cách nào đó, nó chiếm
ngay 1 chỗ
trong lịch sử, trong đời thực.
Đây là trường
hợp xẩy ra với “1984”, của Orwell, hay với mẫu tự K, của Kafka.
Hoặc, với Bếp
Lửa của TTT.
Nhắc tới Bếp Lửa 1 phát, là lập tức 1954 xuất hiện!
Kỳ tới, GCC
sẽ lèm bèm tiếp, về cái sự li kỳ của con số 1984, và mẫu tự K, qua bài
viết của
G. Steiner: The Killing Time, Thời Giết
Người
Gấu đi tầu Rắn
Biển, Marine Serpent, khi đó, chắc cũng giống như chú bé trong
hình, nhưng vác
theo hai cái rương nhỏ, đựng toàn sách, mua tại Chợ Trời Hà Nội.
Không
nhớ tới
Sài Gòn ngày nào, nhưng nhớ, chuyến đó ở trên tầu hơi lâu, vì còn chờ
Đức Hồng
Y Spellman ghé ban phước lành. Cũng phải những ngày cuối chiến dịch Passage To Freedom,
vì phải chờ đến lúc Hải Phòng sắp hết hạn 300 ngày, Gấu mới từ giã
nổi Hà Nội.
Đâu có tính đi?
Còn 1 chi tiết
nữa. Những chuyến trước, cứ đặt chân xuống đất liền là được phát mấy
trăm đồng.
Sáu trăm, hình như vậy. Chuyến của Gấu, chỉ nhận 1 cái giấy chứng nhận,
và đem giấy đó đến Tổng Uỷ Di Cư,
ở đường Trần Hưng Đạo, gần Tổng Nha Cảnh Sát Đô Thành, hình như vậy,
lãnh tiền.
Chụp
với ông cậu, Cậu Toàn, 1954, trước khi chuồn xuống Hải Phòng. Gấu vận
quần cụt.
Cái vụ gặp lại Ông Cậu cũng thật li kỳ, nhờ Cậu Cầu, đứng đằng sau,
chót, phía
bên phải.
Ông này, sau 1975 chuồn vô Sài Gòn, mua 1 căn nhà, kéo cả gia đình vô
theo. Gấu về hai lần đều không gặp.
Gia đình ông Ngoại Gấu lúc đó đã chuồn về
Hà Nội. Ông Ngoại Gấu, không tự tử chết như Gấu nghe tin đồn những ngày
sau
1954, mà được bà vợ đem vàng ra chuộc, đưa về Hà Nội, và mất ở đó. Ông
bị giam ở làng
của Gấu, làng Thanh Trì, cái nôi của Cách Mạng vùng này.
Ông Cầu đang
đi lêu bêu “bát phố”, sau khi VC tiếp quản Hà Nội, thì gặp ông anh.
Hỏi, có phải
ông là ông Toàn, anh tôi không.
Ông Toàn gật đầu!
Paul Ricoeur
& Heidegger
Lire:
A Auschwitz,
Dieu n'a-t-il pas abanndonné les hommes ?
P.R. Je me
rappelle cette reflexion entendue de la bouche d'un éminent professeur,
juif
polonais. Il avait connu la déportation et les humiliations: « Mon père
avant
cela disait : "L'homme est bon." J'ai subi
toutes ces souffrances. Eh bien, au soir de ma vie, je dis la même
chose que
mon père." Croire en la possibilité de libérer le fond de bonté en
l'homme,
c'est pour moi un acte de foi fondamental.
Le pardon
est-il possible tout de même ?
P.R.
Je suis très réticent à
l'égard de toutes les facilités
avec lesquelles on manipule le pardon. Le pardon, c'est ce qu'on
demande et
nullement ce qu'on donne. Et si on le demande, on doit être prêt a
recevoir une
réponse négative. Je
rejoins ici Jankélévitch. II faut pouvoir affronter l'impardonnable.
Pourquoi ? Parce que si le pardon est
difficile, il doit s'articuler sur un travail
double: un travail de mémoire et un travail de deuil. II ne s'agit pas
d'en
faire un acquittement superficiel. Non, il faut admettre l'indicible de
l’aveu,
le caractère inextricable des situations, l'idée de l'irrépaarable. Et
le deuil
ne se limite pas au deuil de ceux que l'on a perdus, il faut penser
aussi au
deuil d'une explication.
Heidegger a marqué votre
oeuvre, inutile
d'insister. Mais comment un philosophe peut-il se dévoyer politiquement
comme
il l'a fait en apportant sa caution à Hitler? Quel aveu
d'impuissance de la part de la philosophie !
P.R. La culture, que je
sache, n 'a jamais prémuni
contre la barbarie. Pays de très haute civilisation, l'Allemagne, qui a
sombré
au plus bas de l'infame, en a offert un exemple cuisant. Cela étant, je n'ai jamais
accusé
Heidegger en tant que philosophe. Seulement sa philosophie,
ne
produisant ni morale ni politique, s'est créée en lui à une époque de
doute
intellectuel qui s'est manifesté par son incapacité à poursuivre Être et temps, une sorte de vide spéculatif
qu'il a cru pouvoir remplir avec la figure de celui qu'il prenait pour
un grand
homme de l'histoire. C'est dans cet entre-deux, dans cette période de
grande
fragilité qu'il s'est trouve happé par le national-socialisme. Mais
soyons
clair, Être et temps n'est en rien un
livre nazi, il s'agit, et toute la différence est là, d'un ouvrage qui
ne protège
pas contre le nazisme. Alors
que Karl Jaspers, lui, ne pouvait pas succomber comme Heidegger car sa
philosophie produisait une éthique et une politique.
Paul Ricoeur
trả lời tờ Lire, số đặc biệt
về Duras, Tháng Sáu, 1998.
Note:
Tình cờ vớ số
báo cũ, đọc mấy câu trả lời trên, thú quá, bèn chôm luôn, đi 1 đường
Phén chơi!
Ở Auschwitz,
Chúa đã bỏ loài người?
Tôi nhớ tới
câu của một giáo sư nổi tiếng Ba Lan gốc Do Thái. Ông ta biết về cái
chuyện tống
xuất, đưa người vô Lò Thiêu, và những nhục nhã: Ông già tôi trước đó,
nói: Con
người thì tốt. Tôi chịu đựng tất cả hậu quả [của câu nói của bố tôi].
Thế nhưng,
về già, tôi phán y chang bố tôi: Con người thì tốt. Tin vào khả năng
giải phóng
cái sâu thẳm của thiện tâm ở nơi con người, theo tôi, đây là hành động
của niềm
tin cơ bản.
Sự tha thứ,
nếu như thế, thì cũng có thể?
Tôi rất tởm
cái trò giật dây, nào là khúc ruột ngàn dặm, nào là đừng bao giờ có 1
ngày 30
Tháng Tư thứ hai, thứ ba… Tha thứ, đó là cái người ta đòi, mà chẳng cho
cái chó
gì cả. Và nếu như thế, nếu người ta đòi, thì người ta phải sẵn sàng đón
nhận 1
câu trả lời "cà chớn" [négative: phủ định, từ chối]. Phải dự trù đối
đầu với điều:
Tao đếch có tha thứ cho mày. Tại sao? Bởi vì nếu tha thứ khó, hơi bị
khó, rất ư
là khó, thì nó phải ăn khớp với một công việc kép: một về hồi ức và một
về tang tóc. Đừng giả
đò tha thứ. Thôi nhé, huề nhé! Không, phải thừa nhận cái sự không thể
nói ra được
niềm ăn năn, thống khổ, lời thú nhận, cái tính chất cực khó khăn của
hoàn cảnh,
cái ý nghĩ về sự không thể sửa chữa lại được [Cái Ác Bắc Kít, vô phương
sửa chữa,
thí dụ, Cái Ngày 30 Tháng Tư, sẽ còn dài dài, thí dụ]. Và nỗi tang tóc
thì không
phải chỉ hạn chế ở những cái tang về người đã mất, mà còn cái tang về 1
lời
giải thích.
Heidegger đã
đánh dấu [thổi] tác phẩm của ông, khỏi phải lèm bèm thêm. Nhưng ra thế
nào, nàm
sao mà 1 triết gia bảnh tỏng như ông ta mà lầm lạc như thế, và đem thân
phò
Hitler?
Đúng là 1 lời thú nhận sự bất lực về mặt triết học!
Văn hoá như
tôi biết được, chưa hề ngăn ngừa, phòng chống sự man rợ. Một xứ sở với
1 nền
văn minh đỉnh cao chói lọi như Đức, vậy mà ngập chìm trong tủi nhục, và
đó là 1
thí dụ nhức nhối, đau thương. Nhưng tôi chưa bao giờ buộc tội
Heidegger, như là
1 triết gia. Chỉ điều này, triết học của ông không sản sinh ra cả đạo
đức lẫn
chính trị, và gây ra ở trong ông ta, vào một thời kỳ, sự hồ nghi trí
thức, và điều này được
biểu lộ
ra bằng sự bất lực của ông khi không thể tiếp tục Hữu
thể và Thời gian, một thứ khoảng trống tư biện, mà ông ta nghĩ
rằng, có thể
làm đầy bằng hình tượng một con người coi mình như là vĩ nhân của lịch
sử, cha
già của dân tộc. Chính vào lúc đó, ông bị trúng bả Quốc Xã. Nhưng hãy
minh bạch
1 điều, Hữu thể và Thời gian không phải
là 1 cuốn sách Nazi, nó là, và đây là sự khác biệt rất ư khác biệt, một
tác phẩm
không phòng vệ chống chủ nghĩa Nazi. Trong khi đó, Karl
Jaspers, ông
ta không ngã gục như Heidegger, là bởi
vì triết học của ông sản sinh ra một nền đạo hạnh và chính trị học.
Note: Bài phỏng
vấn thần sầu, được thực hiện khi Paul Ricoeur cho ra lò cuốn Suy nghĩ
Thánh Kinh, Penser La Bible.
TV sẽ đi hết cả bài, sau, nhân dịp Noel năm nay
Hà,
hà!
Thời gian đầu
mới qua Xứ Lạnh, gặp lại cô bạn cũ, nghe lời đề xuất của vợ chồng cô,
học thi lấy
cái lai
xần bán bảo hiểm nhân thọ, cùng lúc, thấy Hội Người Việt cần thiện
nguyện viên trông
coi tờ báo của Hội, [đếch có lương nhe, chỉ được 100 đô tiền xe/một
tháng, thêm
vô tiền trợ cấp xã hội], GCC bèn xung phong, chỉ để thử sức, liệu
một mình
mi lo nổi cả 1 tờ báo, đếch cần thằng chó nào khác, hà, hà].
Chính là
trong những ngày đó, GCC được cái bà lo việc xã hội, cho phép đi cùng
vô
nhà tù Canada, thăm tù Việt, ra ý chúng tôi không quên mấy người đâu.
Không phải
tù người lớn, mà thường là đám thanh thiếu niên, và đa số Bắc Kít!
Cái chuyện đa
số Bắc Kít là cũng có nguyên do của nó. Phái đoàn Canada thuộc Cao Uỷ
Tị Nạn thường
nhận người Bắc, vì Mẽo không chịu nhận. Trong thời gian chiến tranh,
đám phản
chiến, Miền Nam, đi du học, mê Bác Hồ, chọn nơi này làm quê hương tạm,
thì cũng
giống như nhà văn ST, quê hương mỗi người chỉ có một, ở đây là ở tạm…
Nabokov
có 1
từ để gọi thứ văn chương tạp ghi của Mít, là “poshlost”, theo nghĩa “ăn
cắp của
ăn cắp”, imitations of imitations. Tuy nhiên nghĩa của từ này rộng hơn
nhiều,
như ông giải thích, khi trả lời tờ The
Paris Review. TV post lại ở đây, rồi nhẩn
nha bàn tiếp.
Nabokov vốn, vừa bạo
miệng, vừa phách lối. Với ông, những tác giả
được chấp nhận [accepted authors] chẳng có nghĩa gì: Tên của họ được
khắc trên
những cái mả rỗng, sách của họ toàn đồ bá láp… Brecht, Faulkner, Camus
và nhiều
người khác tuyệt đối chẳng là gì đối với tôi.
Tuy nhiên, câu
trả lời sau đây, thì thành thật. Khi được hỏi, ngoài chuyện viết ra,
ông làm
gì, hay thích làm gì, ông phán:
-Ô, săn bướm,
lẽ dĩ nhiên, và nghiên cứu bướm. Những lạc thú và phần thưởng nhờ cảm
xúc văn
chương, chẳng là gì hết so với khám phá ra 1 loài bướm lạ, và ngắm nó
dưới ống
kính… Giả như không xẩy ra cách mạng ở Nga, thì tôi đã dâng hết đời
mình cho “lepidopteroloy”
[ngành nghiên cứu bướm và bướm đêm,
moth] và chẳng thèm viết một cuốn tiểu thuyết nào hết.
(1)
Đọc Phén, Tạp
Ghi, Dựa Hơi, Thơ Tán Gái, Thơ Ngồi Bên Tách Trà thì quả là "chẳng
có gì xẩy ra" thật.
Nhưng quá một
chút, thì lại vớ phải ông Nabokov, khi Ngài chửi cái vẻ trịnh trọng,
làm dáng:
“Chúng
ta đều chia sẻ cái tội Lò Thiêu"!
[We all share in German’s guilt].
Khó thật.
(1)
Văn nhân và
Nghệ sĩ nhất
Đẹp như thơ
Thanh Tâm
Tuyền.
Thank you,
GNV.
Đa tạ. NQT
“Death is
very likely the single best invention of life.”
–Steve Jobs
Steve Jobs
nói cái chết là phát minh riêng của đời sống
TMT
Cái chết thì
rất ư là phát minh đơn, lẻ, [“single”, đâu có phải là “own”], đẹp nhất
của cuộc
đời.
Sự thực, phải coi ông này nói câu này trong trường hợp nào. Chứ GCC
thấy khó hiểu
quá!
Chết ít khi
đẹp lắm, nhất là đi tù VC mà chết ở trong rừng vợ con chẳng biết, ngoài
mấy ông
bạn tù, thì đơn lẻ, đúng, nhưng đẹp nhất, lại không đúng!
Mà cũng chẳng phải phát minh cái con mẹ gì.
Đói quá thì đi thôi.
Lần trước, đọc được 1 câu,
ông Steve Jobs này chôm của James Dean, nhưng bị thiến mất 1 khúc:
Khi 17 tuổi, tôi [Steve Jobs]
đọc ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một
ngày nào đó bạn sẽ đúng".
Câu trên, của James Dean.
Tay này cũng đúng là 1 trường hợp "Hãy Ðói, Hãy Ðiên", và chết vì Ðiên,
vì "La Fureur De Vivre".
Chàng phán thật bảnh:
“Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today.”
Hãy mơ mộng như bạn sống hoài hoài. Hãy sống như bạn sẽ chết ngày hôm
nay.
Source
Biển
Buổi
chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ
Georgian
Cứ nghĩ thềm
bên kia là quê nhà.
Sóng đẩy biển
lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng
đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả
Cát ở đây được
con người chở từ đâu tới
Còn ta bị
quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này
Số phận còn
thua hạt cát.
Hàng cây
trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi
nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời
Chỉ
còn ta
cô đơn lẫn vào đêm
Như
con
hải
âu già
Giấu
chút
tình sầu
Vào
lời
thì
thầm của biển...
22/01/2010
Tôi được đọc
bài thơ "Biển" của ông trong Tin Văn, nó làm cho tôi thấy buồn quá.
Xin gởi tặng
ông hình của "tôi" bên bờ biển, như một lời chào.
Trong email
trước tôi đã vô lễ gọi ông là "Gấu Nhà Văn", vì đọc Tin Văn liên tiếp
suốt mấy ngày liền, khiến tôi nhập tâm.
Thực tình,
tôi thích cái bút danh đó.
Khi tôi chụp
hình con hải âu, tôi cứ nghĩ nó là hình ảnh của chính mình. Ai ngờ, tôi
lại gặp
một con hải âu khác khi đọc bài thơ Biển
của ông. Khi nhớ quê hương, kẻ thì
"thương nhớ đồng quê", người nhớ Sài Gòn, còn tôi, tôi nhớ biển...
Merry
Christmas.
Please take
care and forgive.
NQT
Christopher
Hitchens, 1949-2011
Note: Bạn thân của Martin
Amis.
Người đòi
đưa Kissinger ra tòa vì tội ác chống lại nhân loại
4. Ngài
Henry thân mến,
(Dear
Henry,)
Henry ở đây,
là Henry Kissinger, ông vua đi đêm, ảo thuật gia trong ngành ngoại
giao. Nếu
Stalin có một hồ sơ nho nhỏ, về những năm tháng còn mang bí danh là
Koba, và đã
tìm đủ mọi cách để cho nó ngủ yên, cùng với những người không may biết
đến nó,
sau đây người viết xin được cống hiến, khuôn mặt giấu kín của ông vua
đi đêm,
qua bài viết "Dear Henry", trên tờ "Người Quan Sát Mới" (Le
Nouvel Observateur), số đề ngày 9 tháng Năm 2001. Theo tác giả bài báo,
cần phải
đưa Kissinger ra toà án quốc tế.
Bài báo là một
trích đoạn, từ cuốn "Những Tội Ác của Ngài Kissinger" ("Le
Crimes de Monsieur Kissinger", tác giả Christopher Hitchens, nhà xuất
bản
Saint-Simons, 206 trang, 99 F).
Trong mười năm, từ 1969 tới
1977, Henry
Kissinger là kiến trúc sư về đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ. Trùm Cố
Vấn Quốc
Gia về An ninh, và, từ năm 1972, Bộ trưởng Ngoại Giao, ông cho áp dụng
lý thuyết
về những liên hệ quốc tế, đã từng được ông điều nghiên và đem ra giảng
dậy khi
còn làm giáo sư môn khoa học chính trị tại đại học Harvard.
Xuất thân từ một gia đình
tiểu-trưởng giả
(petite-bourgeoisie) Do Thái, tị nạn Nazi tại Mỹ vào năm 1938, con
người - được
coi là bộ não chiến thuật của Richard Nixon, và sau đó của Gerald Ford
– đã từng
say mê Metternich và "trật tự Âu Châu" nửa đầu thế kỷ 19. Viễn ảnh thế
giới của Kissinger - ông ta đã cố gắng đem ra áp dụng, từ Việt Nam tới
Cận
Đông, từ Moscow tới Bắc Kinh – là một viễn ảnh dựa trên sự khinh miệt
đối với
những ý thức hệ, và một tiếp cận mang tính thực dụng, những tương quan
quyền lực.
Đi đêm với Bắc Kinh, kết quả, Hoa Kỳ công nhận Trung Quốc. Đi đêm với
Lê Đức Thọ,
kết quả, chấm dứt chiến tranh Việt Nam, người Mỹ ra đi trong danh dự;
kết quả,
đồng nhận giải Nobel Hòa Bình với họ Lê vào năm 1973. Luôn luôn đóng
vai trò
con người bình dị, khiêm tốn, trên chính trường quốc tế, nhưng đằng sau
"Ngài Henry thân mến", là khuôn mặt giấu kín, sặc mùi máu. Chính bộ mặt
này đã được ký giả Christopher Hitchens quan tâm. Dựa trên những hồ sơ
mật tại
Bạch Cung, tại Bộ Ngoại Giao, tại CIA, bây giờ đã được để cho công
chúng coi,
ông đã cố gắng chứng minh, thật khác xa con người được những kẻ ái mộ
coi là một
ảo thuật gia trong ngành ngoại giao, Kissinger đã chơi một trò chính
trị mù mờ
(confuse), không đem đến kết quả (inefficace), và mang tính tội ác
(criminelle), và phải đem ông ta ra tòa án quốc tế.
Bài báo trích dẫn, là về vai
trò của
Kissinger, trong vụ làm thịt tổng thống Salvador Allende của nước
Chile, và kết
quả là sự lên ngôi của nhà độc tài Pinochet.
Từ năm 1962, tại Chile - cũng
như tại Ý và một
số quốc gia khác - CIA đã tài trợ những đảng phái "ngoan ngoãn". Tuy
nhiên, trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Chín 1970, ứng cử viên tả
phái,
Salvador Allende đã thắng thế. Chỉ nội tên Dr Salvador Allende không
thôi, đã
là một cái gai đối với những đảng phái cực hữu, những công ty đầy quyền
lực như
ITT, Pepsi-Cola, Ngân Hàng Chase Manhattan, và CIA.
Cái gai chẳng mấy chốc làm
"nhức nhối"
tổng thống Nixon, gì thì gì cũng còn chút ân tình với Donald Kendall,
chủ tịch
hãng Pepsi-Cola, thời gian Nixon không thành công trong chính trị,
"đành" gia nhập một văn phòng luật nơi Phố Tường. Mười một ngày sau
khi Allende chiến thắng bầu cử, một chuỗi hội họp đã diễn ra tại
Washington, số
mệnh của ngài tân tổng thống tả phái, và tương lai chính trị xứ Chile
đã được
quyết định. Sau khi bàn bạc với Kendall, với David Rockefeller (Ngân
Hàng Chase
Manhattan), và với Richard Helms, trùm CIA, Kissinger cùng Helms tới
Văn Phòng
Bầu Dục tại Bạch Cung. Qua những ghi chú của Helms, Nixon chẳng úp mở
gì, cho
biết ngay "ao ước" của ông: Allende không được rớ tới cái ghế tổng
thống
(Allende ne devait pas occuper ses fonctions électives). "Bất kể những
rủi
ro có thể xẩy ra. Không được để dính dáng tới tòa đại sứ. Trước hết là
100 ngàn
đô la tiền mặt, sau cần nhiêu chi nhiêu. Làm việc ngày đêm. Chọn toàn
dân xịn,
thứ cừ nhất mà chúng ta có. Chương trình hành động: 48 giờ đồng hồ."
Những tài liệu bây giờ cho
thấy, Kissinger, Cố
Vấn An Ninh Quốc Gia, khi đó chẳng biết gì về Chile, một xứ sở mà ông
ta mô tả,
"mũi dao nhọn nhắm thẳng vào trái tim Nam Cực". Nhưng gì thì gì, Sếp
muốn là Trời muốn. Một nhóm người được triệu tập tại đại bản doanh CIA
ở
Langley, và một kế hoạch "đòn kép" được đề ra: một đòn
"dương", nghĩa là công khai, về mặt ngoại giao, và một đòn
"âm": đòn đánh lén. Bộ Ngoại Giao và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Chile coi như
không biết tới đòn này. Mục tiêu: tạo bất ổn định, bắt cóc, ám sát….
nhằm đưa tới
một cú đảo chánh bằng quân sự.
Kế hoạch gặp một số trở ngại,
ngắn và dài hạn,
nhất là trước khi Allende làm lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Trở
ngại dài hạn,
là do truyền thống của đất nước Chile, quân đội vốn giữ vị trí trung
lập, đối với
quyền lực chính trị. Trở ngại ngắn hạn nhắm vào Tướng René Schneider.
Với chức
năng Tổng Tư Lệnh Quân Lực, ông công khai bầy tỏ sự chống đối, bất cứ
một âm
mưu dùng quân đội đảo ngược kết quả bầu cử. Chính vì vậy, sau một cuộc
họp vào
ngày 17 tháng Chín 1970, một quyết định được đề ra: phải cho ông Tướng
đi chỗ
khác chơi.
Kế hoạch "đốt nhà" được giao
cho những
sĩ quan cực đoan, rồi đổ tội cho những phần tử tả phái, ủng hộ Allende,
là
"đích danh thủ phạm". Phải làm sao tạo được một sự hỗn loạn khiến quốc
hội không chấp nhận Allende làm tổng thống. Tiền thưởng 50 ngàn đô sẽ
chi cho một,
hoặc một nhóm sĩ quan chịu chơi. Helms và viên phụ tá đặc trách chiến
dịch đòn
ngầm, Tomas Karamessines, giải thích cho Kissinger họ không được lạc
quan về
chiến dịch. Thành phần sĩ quan tỏ ra ngần ngại, hoặc chia rẽ, hoặc
trung thành
với Tướng Schneider và hiến pháp Chile. Như ghi chú của Helms cho thấy:
"Chúng tôi cố gắng làm cho Kissinger hiểu chuyện thành công là rất mỏng
manh". Kissinger ra lệnh thật là minh bạch cho Heilms và Karamessines,
tiếp
tục chơi, với bất cứ giá nào.
Ngày 15 tháng Chín 1970,
Kissinger được thông
báo, đã kiếm ra viên sĩ quan chịu chơi, tướng (général) Roberto Viaux;
tay này
có những liên lạc mật thiết với nhóm cực hữu Patria y Libertad, bản
thân ông ta
cũng là một tay cực hữu. Ông chấp nhận lấy 50 ngàn đô để trừ khử tướng
Schneider. Danh từ được sử dụng để chỉ viên sĩ quan chịu chơi là "kẻ
bắt
cóc", tuy nhiên lại có lệnh hãy cung cấp súng máy, và lựu đạn cay cho
những
cộng sự viên của Viaux, họ cũng chẳng hề hỏi lại đàn anh, sau khi bắt
cóc tướng
Schneider, thì phải cư xử ra sao với ông ta.
Sau đây là trích đoạn, một
"thông điệp mật"
của CIA, đề ngày 16 tháng Mười, sau cuộc họp mật cấp cao của viên chức
Hoa Kỳ,
vào ngày 15 tháng Mười, nhằm kiểm tra đánh giá những hoạt động của bọn
chủ mưu.
Thông điệp này được coi là "hướng dẫn chiến dịch", gửi cho những nhân
viên CIA ở Santiago:
… Allende phải bị lật đổ bằng
một cú đảo
chánh… Tốt nhất là trước ngày 24 tháng Mười (ngày tổng thống chính thức
nắm quyền).
Nhưng những cố gắng nhằm đạt được mục đích vẫn tiếp tục sau thời hạn
trên.
Chúng ta phải tạo áp lực tới mức tối đa, sử dụng mọi phương tiện thích
ứng.. Bắt
buộc phải hành động trong bóng tối, phải làm sao cho chính quyền Hoa Kỳ
không bị
mang tiếng…
[Viaux và đám đệ tử, theo như
đánh giá sau đó,
là không thể kiểm soát được, có thể gây phiền nhiễu cho CIA và Cố Vấn
An Ninh
Quốc Gia, cho nên bị loại bỏ, và kế hoạch Schneider được giao cho một
bộ phận
quân đội được kính trọng hơn, cầm đầu bởi tướng Camilo Valenzuela, sĩ
quan trưởng
đạo quân ở Santiago.]
Chiều ngày 19 tháng Mười 1970,
nhóm
Valenzuela, được tăng cường bởi vài người thuộc nhóm Viaux, với lựu đạn
cay do
CIA cung cấp, đã toan bắt cóc tướng Schneider khi ông rời một bữa ăn
tối. Thất
bại, do Schneider không dùng công xa như thường lệ, mà lại dùng xe
riêng. Sau
cú bắt cóc hụt này, CIA Washington ra lệnh phải khẩn cấp hành động, bởi
vì phải
trả lời cấp trên vào sáng ngày 20 tháng Mười, và hai phong bì, mỗi cái
50 ngàn
đô, được trao cho Valenzuela, và phụ tá chính của ông, với điều kiện
phải thực
hiện bằng được mục tiêu. Cú thứ nhì diễn ra vào chiều ngày 20 tháng
Mười, nhưng
cũng thất bại. Ngày 22 tháng Mười, những khẩu súng máy "đã được sát
rrùng" (có nghĩa là không thể nào tìm ra xuất xứ), được trao cho nhóm
Valenzuela nhằm thực hiện cho được âm mưu kể trên, nhưng trong cùng
ngày, tướng
René Schneider đã bị nhóm Roberto Viaux ám sát.
Cuộc đảo chánh đẫm máu lật đổ
tổng thống
Salvador Allende xẩy ra vào ngày 11 tháng 9 năm 1973, trong lúc Ngài
Henry thân
mến đang điều trần trước Thượng Viện, trước khi được phong chức Bộ
Trưởng Ngoại
Giao. Ông ta đã nói dối, khi quả quyết chính quyền Hoa Kỳ không có mắc
mớ gì tới
chuyện làm thịt tổng thống Allende. Những hồ sơ bây giờ được cho công
chúng
coi, cho thấy ngược lại. Trong số đó, có một, của tùy viên quân sự
(thuỷ quân lục
chiến) Hoa Kỳ, Patrick J. Ryan. Viên sĩ quan này đã ghi lại từng chi
tiết, những
liên hệ chặt chẽ giữa ông ta với những viên sĩ quan phản loạn dính líu
vào âm
mưu lật đổ tổng thống Allende. Viên sĩ quan này đã coi ngày 11 tháng 9
năm 1973
là "Ngày J", tương tự như ngày đổ bộ Normandie của quân đội Đồng Minh
chống lại Quốc Xã, và nhận xét một cách hoàn toàn thỏa mãn, là "cú đảo
chánh tại Chile gần như hoàn hảo" ["le coup d’Etat (sic) au Chili
était presque parfait).
Jennifer
Tran
When Martin
Amis, his closest friend on earth, published a book in which he took
Christopher to task for what he viewed as inappropriate laughter at the
expense
of Stalin’s victims, Christopher responded with a seven-thousand-word
rebuttal
in The Atlantic that will probably have Martin thinking twice before
attempting
another work of historical nonfiction. But Christopher’s takedown of
his chum
must be viewed alongside thousands of warm and affectionate words he
wrote
about Martin, particularly in his memoir, “Hitch-22,” which appeared
ironically—or perhaps with exquisite timing—simultaneously with the
presentation of his mortal illness
“[Mother
Teresa] was not a friend of the poor. She was a friend of poverty. She
said
that suffering was a gift from God. She spent her life opposing the
only known
cure for poverty, which is the empowerment of women and the
emancipation of
them from a livestock version of compulsory reproduction.”
Christopher
Hitchens
(1949-2011): A Career in Quotes
Trong ba phê
bình gia phán về ST, thì cả ba đều có tí vấn đề ["lợn cợn" đúng hơn].
NVK, thực sự khó mà gọi là
1 nhà phê bình, biên khảo.
Nhận xét của phê bình gia NMG về ông, chỉ là 1 ông
quản thủ thư viện, sẵn sách đó, ông copy tưới và viết thêm vài câu,
thường là
khen, bất cứ 1 tác giả, và dán cái tên của mình vô.
NVK là 1 người thật tốt bụng,
và làm quản thủ thư viện, phán về ông như vậy là quá đúng, theo GCC.
Ông HNH thì
cũng có vấn đề. Một ông ở trong nước, được Mẽo WJC
cho tí tiền qua Mẽo chơi, và cũng… viết,
"miễn cho xong một sô", như PNH phán, thì
hay làm sao nổi, và làm sao đúng: Ông biết gì về văn học hải
ngoại?
Chê làm sao
được, như người ta nói, khách đến nhà mà lại chê chủ nhà thì láo quá!
Thành thử những
gì gì "hội nhập, hội nhiệc" ở nơi nhà văn ST, là nhảm cả, đừng có tin.
Còn NMG?
Ông này cũng có gì
lợn cợn.
Bị cái "ghét tô", là đám
Chống Cộng Điên Cuồng, xém tí nữa
xin
ông tí
huyết, nếu không xin lỗi chúng, làm sao mà ông không cần đến 1 ông ST,
nhà văn "hội nhập, thoát
ra ngoài lằn ranh,
thù hằn Quốc Cộng", như… ông?
Một nhà văn
được "người ta" chứa chấp trong nhà của người ta hàng mấy chục
năm trời, không chỉ một mình mà toàn thể gia đình, không phải 1 đời mà
còn dài dài nhiều đời, phán về cái đất nước chứa chấp ông và gia đình
ông, như ông nhà văn ST, liệu có thể coi là "hội nhập" không?
Hội nhập gì mà… vô ơn đến mức như thế?
Hay là lý do
là vì không nói được tiếng của người bản xứ, nên không có được cái nỗi
hạnh phúc,
bàng hoàng “không hội nhập”, như Loseff, ông bạn của Brodsky, qua Mẽo
30 năm mà
vẫn như ngày đầu:
“Bây
giờ, đã sống ở đó 30 năm, tôi đôi khi vẫn cảm thấy một sự phấn kích lạ
kỳ, mình
đó ư, nhìn đất lạ này, với cặp mắt của chính mình, ngửi cái mùi lạ như
là mùi của
mình, nói tiếng lạ như là tiếng của mình”.
ĐỌC
VĂN HỌC HẢI NGOẠI
Hoàng
Ngọc Hiến
Lời dẫn:
Đoạn văn dưới đây đề cập tới một số truyện của tôi, được trích từ một
bài viết về Văn Học Việt Nam
tại Hải Ngoại của ông Hoàng Ngọc Hiến, nhà phê bình văn học, hiện cư
ngụ tại Hà
Nội. Tôi chưa được hân hạnh quen biết hay gặp gỡ ông Hoàng Ngọc
Hiến nên
chưa có cơ hội xin phép trích đăng đoạn văn này. Tôi xin mạn phép
tác giả lấy
từ trang nhà của Việt Báo Online. Việt Báo Online đã đăng bài phê bình
này
trong nhiều kỳ báo. Quý vị độc giả muốn có toàn văn bài viết xin vào
www.vietbao.com số ngày 30 tháng 7 năm 2001 và các số kế tiếp. ( ST )
[Trích trang net của Song Thao].
Như
GCC đã lèm bèm, bài viết của HNH đăng trên VHNT, của PCL, mục Tin Văn,
do GCC
phụ trách,
cùng lúc Gấu gửi cho ông bạn văn PTH phụ trách Việt Báo online, đăng
song
song.
ST và GCC chẳng xa lạ gì nhau, cùng dân Canada, và GCC đã từng
gặp ông đôi ba lần, đã từng cộng tác với báo của nhóm của ông, đã từng
làm MC "ca" tác phẩm của các bạn của ông... đôi bên chẳng có chuyện gì
cả, như vậy, tại làm sao
mà ST
không nhắc đến VHNT, là nguồn chính của bài viết, và, tiện thể
xin phép
PCL, là người chủ biên, và hỏi thăm, say Hi một tiếng, với GCC, là
người mất công gõ bài đưa lên net?
Thường
lệ, khi trích đăng, người ta nhắc tới nguồn, và xin phép nguồn. Ngay 1
tác giả,
khi gom bài đã từng đăng báo, để in thành sách, thì cũng lịch sự ngỏ
lời xin phép
tờ báo đã từng đăng bài, vì đây còn liên quan đến vấn đề nhuận bút nữa.
Bài của
bất cứ tác giả, khi gửi đăng báo, là đã lấy tiền nhuận bút, và như thế
tòa báo
mới đích thực là người sở hữu bài viết.
Ông
ST này chắc là không biết đến những chi li trong nghề như trên, dù đã
từng viết
báo từ những năm trước 1975, tại Miền Nam.
GCC
suy ra là ông rét. Thành thử mới thanh minh thanh nga là tôi chưa từng
quen HNH.
Cái
chuyện vờ thằng gõ bài, thì cũng có lý do, nhưng rét mới là chính, bởi
là vì,
NMG lên tiếng khen um lên, truyện ngắn vượt ra ngoài "ghét tô" thù hận
giữa người
Việt, mà NMG thì đã từng khốn khổ với “ghét tô” đó, nay khen ST, là để
kéo phe đảng.
ST đâu có ngu, nhận lời khen, nhận quen biết HNH là tụi nó lại hỏi thăm
sức khoẻ
của mình, như đã từng, với ông NMG.
Đếch có được.
GCC
này đã từng phán, do kinh nghiệm mà biết, đếch có 1 tên Bắc Kít nào ngu
cả, và
đó là cái
lý do nước Mít sa xuống đáy địa ngục!
Đâu
phải những ông như HC, như Nobel Toán... không nhận ra, cờ đến
tay mình là
phất,
nghĩa là lịch sử đã chọn mình, như đã từng chọn Akhmatova, Brodsky, hay
Milosz,
hay Mandelstam… nhưng họ đều lắc đầu, đếch phất cờ, ngu sao mà…
chết.
GGC
lại nhớ đến anh cu Nils, và lần viếng thăm thành phố bị trời đày ở đáy
biển cả,
và chỉ cần có 1 người bỏ tiền ra mua 1 món đồ, do cư dân của thành phố
này làm ra,
bằng sức lao động của mình, thì lời nguyền mất linh, thành phố được cứu
rỗi. Anh cu Nils mê 1 món đồ kỷ niệm quá, thò tay tính lấy bóp, thì hóa
ra để quên ở nhà!
Chỉ
cần 1 tên Bắc Kít ngu thôi, là cả xứ Mít được cứu rỗi.
Đếch
có thằng BK nào ngu cả. Khổ thế!
Đã không
ngu, mà còn vô ơn nữa.
Cái
chuyện vô
ơn, thì GCC suy ra, nhân lần đi thăm tù… VC ở 1 nhà tù ở Canada, khi
làm thiện
nguyện cho Hội Người Việt.
[Có thể có vị độc giả, đọc
những lời chửi BK kinh quá, khủng quá, ở trên, bèn vặc
Gấu, mi
bảo BK sợ chết ư, thế thì tại làm sao lại thắng được cuộc chiến, đánh
bại được
cả hai thằng thực dân cũ, mới, đã từng nhỏ máu đầu ngón tay xin tình
nguyện vô
chiến trường Miền Nam…
Chuyện này
thì lại có cái lý do của nó, GCC xin giải thích sau, trong kỳ tới, và
nó
liên quan tới lý do hiện hữu của giống Mít, có gì tương tự với lý do
hiện hũu của
giống dân Do Thái.]
Băng NM ở
Montreal, trong có ST, Gấu quen, qua NTV, vào những ngày mới tới Xứ
Lạnh. Đó là
lần cả đám xuống Toronto, và NTV kéo Gấu tới, dù Gấu không được mời, vả
lại, vào
lúc đó, Gấu còn đang mơ giấc mơ “hợp tung”, kéo cả thế giới về bên
mình, và
phiá bên kia là.. Việt Cộng.
Gấu nhớ có
thời Gấu viết cả cho báo Đông Âu, Đức, như Cánh Én, Gió Đông.
Và đó là lý do Gấu
tự động viết bài cho báo NM, đếch làm cao làm kiếc gì cả, nhưng băng
này thì lại
làm như là Bố Chó Xồm, như cái lần Gấu làm MC không công cho họ, khi ra
mắt sách
của 1 đấng trong băng, Gấu đã lèm bèm vài lần rồi.
Bài viết về
Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, và trong bài viết, là kỷ niệm về Cao
Bồi liên
quan tới ông anh nhà thơ.
Hay là bài
thơ “thần sầu” [“hào khí nhất trời,” như 1 ông bạn đã mất, cùng đi tù
Bangkok của
Gấu là nhạc sĩ Nguyễn Phước ở Úc, khen tặng]:
Trong vương
quốc của những người đã chết
Tôi vẫn thường
tha thẩn đi về
Quả là những
kỷ niệm thật đẹp.