Hãy
Ðói. Hãy Ðiên
Là cái gì,
chuyện 1 bản văn (hay bất cứ cái chi chi) cưỡng lại cố gắng của chúng
ta khi
làm cho nó có nghĩa?
Về câu hỏi này, những bản viết của George Steiner có vẻ như chỉ đúng
hướng cho
chúng ta. Câu hỏi phơi bày cho chúng ta, tới cái kinh nghiệm cơ bản của
người dịch
thuật, mà người ta có thể tóm gọn, và nói, đây là thứ kinh nghiệm có
trước tất
cả mọi kinh nghiệm, kinh nghiệm về không-căn cước, hay về cái cá thể
tối giản,
hết còn đơn giản được nữa, của mọi hiện hữu, đặc biệt là về con người
và ngôn
ngữ của nó. Kinh nghiệm này thì vừa đạo hạnh, vừa mở, nghĩa là không
bao giờ chấm
dứt.
Một bên thì cố gắng làm cho bên kia trở thành thông suốt, ở bên trong
ngôn ngữ,
khung văn hóa của riêng nó, nhưng bên kia không thể nào bị khách hoá,
đối tượng
hóa, theo cái kiểu này, bởi vì nó thuộc về thế giới của riêng nó, và
không thể
nào bị đánh gốc, bật rễ ra khỏi nếu không dùng bạo lực. Cổ đại La-tinh
hiểu rõ
điều này, khi gắn kết dịch thuật với những chiến thắng thành phố, bắt
nô lệ, và
khuân của cải về nhà – nói ngắn gọn, sự hình thành đế quốc.
Nhưng, cái sự kiện
dịch này có những hậu quả khôn luờng, không làm sao kiểm soát được. Nó
phơi trần
người ta ra, trước điều không thể khoanh vùng, ở bên trong cái gọi là
căn cước của
nam/nữ dịch giả.
Và cái sự phơi bày ra này, thì phải được hiểu theo 1 cái nghĩa
mạnh nhất: trong lộn thành ngoài, "cái gì gì", tim gan, phèo phổi phơi
ra hết.
Hàng
nội thành hàng ngoại!
Tại sao mà
ghê gớm như thế?
Ấy là bởi vì,
trong dịch thuật, một con người mời một con người khác nhập vô phòng
the của mình,
chốn riêng thật riêng của mình, cái căn cước chỉ mình mình biết, và khi
người đó bỏ đi,
thì cái phòng riêng của mình lộn tùng phèo hết trơn, chẳng còn như
trước nữa: một
cái gì rất ư là trinh nguyên, trong trắng, đã đi theo "kẻ lạ" mất rồi!
[TMT có bài
thơ tả đúng cái tâm trạng này] (1).
Steiner bèn phán, một cái
rất ư là hùng dũng,
trong một nội dung [bài viết] khác: Cái thằng khác đó, cái con khác đó,
the “otherness”, nó đi vô chúng ta làm chúng
ta khác đi.
Người ta có thể nói, chẳng thể có dịch thuật ngoại trừ dưới
điều kiện
của khủng hoảng tri thức luận…
(1)
Ðuốc
Tình
Có một người con gái rất trẻ
hỏi một người phụ nữ lớn tuổi
Đàn ông yêu như thế nào
họ yêu có khác mình không?
Người phụ nữ ngẫm nghĩ
Tình yêu của đàn ông à?
Lạ lắm
nói thế nào cho đúng nhỉ
Thế này nhé
Đó là một ngày
bỗng dưng
có một người đàn ông ở đâu đến
một tay cầm bó đuốc
tay kia gõ gõ lên cánh cửa hồn mình
ngọn đuốc
cháy phừng phừng
tưởng như không có cách nào dập tắt được
Anh ta quơ quơ ngọn đuốc
linh hồn mình bắt cháy
thành than
Anh ta ghé xuống
sưởi cả thân thể ấm áp của riêng anh
xong
bỏ đi
quên ngay ngọn lửa
Và đàn bà
thì muôn thủa
tiếc ngọn lửa đã đốt cháy hồn mình
thu những tàn tro
phủ lên những mảnh than còn sót lại
cố che chắn giữ cho đốm lửa âm ỉ
tự sưởi một phần đời
Cho dù có một ngọn lửa khác đốt
lên
hong ấm lại nàng
những mảnh than đầu tiên
vẫn không bao giờ tắt
Đó là sự khác biệt về tình yêu
giữa đàn ông và đàn bà.
TMT
Note:
Bài thơ,
đăng trên DM, có 1 lỗi đánh máy, GCC chờ hoài, coi có ai nhận ra.
Nô là Nô.
Thơ
bị coi rẻ là vậy.
Một cái dấu
phảy thôi, mà có thế giới, chết vì nó, như Cioran đã từng mơ tưởng.
GCC sợ rằng,
chính tác giả của bài thơ cũng coi rẻ nó.
NMG phán về
GCC, ông ưa cầu toàn, vì cái tật, vừa gửi text đi, là đã gửi tiếp text
revised
liền tù tì theo rồi.
Hồi GCC còn
quan hệ thân thiết với đám bạn văn VC, có 1 em nhận xét, vừa nhận 1 bài
viết của
anh, đã có liền bài revised, chỉ khác bài trước, đúng 1 cái dấu phảy!
Hà, hà!
Gọi
là gì, xứ của anh?
Sau núi, sau năm?
Tôi biết, gọi là gì
Chuyện mùa đông, nó được gọi
Nó được gọi, chuyện mùa hè
Ba năm mẹ già (1) cũng đừng trông, nó là thế
Thế nó là
Nó lang thang khắp nơi
Như ngôn ngữ
(1)
Người đi, ừ nhỉ người đi thực
Ba năm mẹ già cũng đừng trông
Thâm Tâm: Tống Biệt Hành
Là
cái gì, chuyện 1 bản văn (hay bất cứ cái chi chi) cưỡng lại cố gắng của
chúng
ta khi làm cho nó có nghĩa?
Về câu hỏi này, những bản viết của George Steiner có vẻ như chỉ đúng
hướng cho
chúng ta. Câu hỏi phơi bày cho chúng ta, tới cái kinh nghiệm cơ bản của
người dịch
thuật, mà người ta có thể tóm gọn, và nói, đây là thứ kinh nghiệm có
trước tất
cả mọi kinh nghiệm, kinh nghiệm về không-căn cước, hay về cái cá thể
tối giản,
hết còn đơn giản được nữa, của mọi hiện hữu, đặc biệt là về con người
và ngôn
ngữ của nó. Kinh nghiệm này thì vừa đạo hạnh, vừa mở, nghĩa là không
bao giờ
chấm dứt.
Một bên thì cố gắng làm cho bên kia trở thành thông suốt, ở bên trong
ngôn ngữ,
khung văn hóa của riêng nó, nhưng bên kia không thể nào bị khách hoá,
đối tượng
hóa, theo cái kiểu này, bởi vì nó thuộc về thế giới của riêng nó, và
không thể
nào bị đánh gốc, bật rễ ra khỏi nếu không dùng bạo lực. Cổ đại Latinh
hiểu rõ
điều này, khi gắn kết dịch thuật với những chiến thắng thành phố, bắt
nô lệ, và
khuân của cải về nhà – nói ngắn gọn, sự hình thành đế quốc.
Cái
em nhà quê tuy lớn lên ở ngoài này, đâu có hiểu rằng là, khi dịch ba
thứ văn
thơ ăn cướp của VC, là cũng góp phần kiện toàn Cái Ác Bắc Kít.
Không phải tự
nhiên mà TV lại giới thiệu những tác giả như W.G. Sebald.
Cũng thế, phản ứng của
1 anh bạn văn VC ở Hà Nội, sao cứ lải nhải hoài về Lò Thiêu, mắc mớ gì
đến Mít.
Hay của 1 độc giả TV, mi bị THNM rồi, nhìn đâu cũng thấy VC.
May mà có em BHD,
không thì mi biến thành quỉ VC từ khuya rồi!
Cũng thế, không
phải tự nhiên “em” DTBT, ưa mơ mộng, thích vượt khoảng trống dịch thơ
LTMD, người
đẹp của HPNT, thí dụ.
Trong bài phỏng
vấn, do khả năng chắc cũng hơi hạn hẹp của cả hai, cho nên chẳng người
nào đề cập
đến sự nguy hiểm của dịch dọt.
Nếu không bị
đám khốn xúm lại đánh, [ngay khi Chợ Cá vừa xuất hiện. Trận đòn hội chợ
này có
sự tiếp tay của Sến. Em giả đò thương hại, khi có vài độc giả lên tiếng
bênh Gấu,
sao anh không chịu đích thân trả lời, hết xí oát rồi hả…], thì Gấu đã
tiếp tục
loạt bài về dịch cho talawas.
SCN lúc đầu rất mừng, liền sau khi đọc bài
đầu Gấu gửi. Em viết mail, trước giờ, viết sâu sắc, nhưng bài này, Dịch Là Cướp, cho thấy khía
cạnh tức cười…. Gấu đã tính đi 1 loạt bài cho CC.
Cái tít của
Sến, của Gấu dài thòng.
SCN rất có tài đặt tít. Thật gọn, thật nổi. Cái tít “Miếng
Cơm Manh Chữ” cũng của Sến
Nay nhân cơ
hội, viết tiếp.
Trước hết,
giới thiệu bài của Gerald L. Bruns
Về Cái Khó, On Difficulty: Steiner,
Heidegger, and Paul Celan
Trong Ðọc
Steiner, Reading George Steiner.
Cuốn này của NTV cho GCC,
ngay những ngày mới ra hải ngoại, khi thấy
GCC mê Steiner quá!
Anh cho biết, đọc Steiner từ Việt Nam, trước 1975, tại Sài Gòn, cuốn Ngôn
ngữ và Câm lặng, nhưng không bị choáng như GCC.
Và kết luận, mi phải có Cái Ác Bắc Kít, và nó phải thật đậm đặc đến
nỗi,
vừa gặp… Cái Ác Nazi và Lò Thiêu, là nó bùng bổ
ra.
Cốm là 1 đặc
sản của Mít, nó đâu có từ đương đương để mà dịch qua tiếng Anh?
Cũng thế, những
từ “phanh”, lốp [xe], xà phòng của Tây mũi lõ, mà dân Mít mượn.
Ðâu chỉ 1 từ cốm.
Những từ áo dài, cái nhà, nước mắm, con gái… mũi lõ chỉ nội nghe đọc
lên, là đã
thèm nhỏ nước miếng rồi.
Vậy mà dám dịch là “green rice”, thì đúng là hiếp dâm…
cốm!
Em này do sống ở ngoài này, thành ra chưa từng nhìn thấy cái gọi là
green
rice, thứ gạo hẩm, lên men xanh, bốc mùi hôi, mà nhờ VC Bắc Kít giải
phóng Miền
Nam, dân Miền Nam mới nhìn thấy và được thưởng thức.
Em cũng bày đặt mê tiếng
thơ át tiếng bom, thành ra mới dịch thơ của người đẹp và con thú LTMD,
mới dịch cái gì gì “Đạn bom rơi
chẳng sợ đâu/ Chỉ e sương ướt mái đầu lá chanh", mà DTBT dịch “We are
not frightened by
bullets and bombs in the air/Only by dew wetting our lime-scented
hair”, “Tình Sầu” thành “Meditations on
Love”… thật tội nghiệp cho chữ nghĩa Việt Nam quá chừng!!! [Trích 1 cái
còm của
một độc giả trên DM].
Ðây là ăn phải
Kít WJC.
Hay có thể, cũng nhắm đường về rồi.
*
GERALD L.
BRUNS
On
Difficulty: Steiner, Heidegger, and Paul Celan
what is it called, your
country
behind
the mountain, behind the year?
I know
what it's called.
Like the
winter's tale, it is called,
it's called like the summer's tale,
your
mother's threeyearland, that's what it was,
what it is,
it
wanders off everywhere, like language.
Gọi là gì, xứ
của anh?
Sau núi, sau
năm?
Tôi biết, gọi
là gì
Chuyện mùa đông,
nó được gọi
Nó được gọi,
chuyện mùa hè
Ba năm mẹ
già (1) cũng đừng trông, nó là thế
Thế nó là
Nó lang
thang khắp nơi
Như ngôn ngữ
(1) Người
đi, ừ nhỉ người đi thực
Ba năm mẹ già cũng đừng trông
Thâm Tâm: Tống Biệt Hành
WHAT IS IT
for a text (or anything at all) to resist our efforts to make sense of
it? On
this question George Steiner's writings seem to point us in all the
right
directions. The question exposes us, for example, to the elemental
experience
of the translator, which one might summarize by saying that it is
before
everything else the experience of the non-identical, or of the
irreducible
singularity of all that exists, but especially of human beings and
their
languages. (1) This experience is both ethical and open-ended. One
tries
to
make the other plain and transparent within one's own language and
cultural
scheme, but the other cannot be objectified in this way precisely
because it
belongs to its own world and cannot be uprooted from it without great
violence.
Latin antiquity understood this when it associated translation with the
conquest
of cities, the taking of slaves and removal of treasures-in short, the
making
of empire; but this (or any) translative event has uncontrollable
consequences.
It exposes the translator to what cannot be contained within his or her
self-identity, and this exposure must be understood in the strong sense
of
being turned inside-out, because in translation one appropriates the
other
within one's own self-intimacy, which henceforward can never be just
the same.(2)
Steiner puts it in another context, "the 'otherness' which enters into
us
makes us other." (3) One might put it that there can be no translation
except under conditions of epistemological crisis, that is, conditions
that
require that one's self and one's world be reinterpreted or
restructured so as
to find a place in it for alien wisdom. Latin antiquity and the
Renaissance
constitute our large examples of this sort of crisis, and of course the
history
and philosophy of science continue to celebrate it.
Translation
never just occurs on paper; it is always a movement toward conceptual
revolution
or, in nonscientific terms, toward ethical and cultural transformation.
Think
of how the lives of Augustine and Petrarch bring this point home. One
cannot
understand the alien text until one has first translated or converted
oneself
into one who can understand it, that is, someone who can experience the
alien
world from within as one who dwells there and who can read the alien
text with
the eyes of a believer in it. This means taking leave of oneself and
one's
history in a radical way. The translator must always become an outsider
before
anything can be translated, and it remains an open question whether the
translator ever becomes anything else. This also helps to explain why
outcasts
and wanderers best translators not to say the best poets.
[suite]
Là cái gì,
chuyện 1 bản văn (hay bất cứ cái chi chi) cưỡng lại cố gắng của chúng
ta khi làm
cho nó có nghĩa?
Về câu hỏi này, những bản viết của George Steiner có
vẻ như chỉ
đúng hướng cho chúng ta. Câu hỏi phơi bày cho chúng ta, tới cái kinh
nghiệm cơ
bản của người dịch thuật, mà người ta có thể tóm gọn, và nói, đây là
thứ kinh
nghiệm có trước tất cả mọi kinh nghiệm, kinh nghiệm về không-căn cước,
hay về cái
cá thể tối giản, hết còn đơn giản được nữa, của mọi hiện hữu, đặc biệt
là về con
người và ngôn ngữ của nó. Kinh nghiệm này thì vừa đạo hạnh, vừa mở,
nghĩa là không
bao giờ chấm dứt.
Một bên thì cố gắng làm cho bên kia trở thành thông
suốt, ở bên
trong ngôn ngữ, khung văn hóa của riêng nó, nhưng bên kia không
thể nào bị
khách hoá, đối tượng hóa, theo cái kiểu này, bởi vì nó thuộc về thế
giới của riêng
nó, và không thể nào bị đánh gốc, bật rễ ra khỏi nếu
không dùng
bạo lực. Cổ đại Latinh hiểu rõ điều này,
khi gắn kết dịch thuật với những chiến thắng thành phố, bắt nô
lệ, và
khuân của cải về nhà – nói ngắn gọn, sự hình thành đế quốc.
Cái em
nhà quê
tuy lớn lên ở ngoài này, đâu có hiểu rằng là, khi dịch ba thứ văn thơ
ăn cướp của
VC, là cũng góp phần kiện toàn Cái Ác Bắc Kít đâu!
Hãy luôn khao khát,
hãy cứ dấn thân
… “Stay hungry. Stay foolish.”
Nhiều dịch giả trên mạng đã dịch
lời khuyên bất hủ này sang tiếng Việt là,
“Hãy
luôn khao khát. Hãy luôn dại khờ.”
Đây là một điểm khá thú vị, về
mặt dịch thuật cũng như về khía
cạnh văn hóa.
Thúy nghĩ người Việt, hoặc có lẽ người Á Đông nói chung, không có khái
niệm
“foolish/điên” tương đương như cách mà Steve Jobs muốn diễn tả, vì văn
hóa của
chúng ta không đề cao những chuyện bốc đồng, lập dị hay điên rồ…
DTBT
Folish/Ðiên không liên quan đến
văn hóa, mà tới 1 đoạn đời, nhất
là tuổi mới lớn, và nếu như thế, thì nhận định “văn hóa của chúng ta
không đề
cao những chuyện bốc đồng, lập dị hay điên rồ…”, theo GCC, không đúng.
Ui chao lại nhớ đến BHD, và lần
em đội mưa chạy xe từ Ðại Học Y
Khoa, mãi bên Chợ Lớn, về cái quán hủ tíu ở Chợ Ðũi, và mấy cô bạn lắc
đầu, mi
điên rồi. (1)
Nhưng từ “điên" qua “dấn thân”,
[Hãy luôn khao khát, hãy cứ
dấn thân] thì lại dài hơn quãng đường Chợ Lớn – Sài Gòn, rất nhiều!
Dấn thân, là tiếng Mít, thường
dùng để dịch từ “engager” của đám
hiện sinh.
Khao Khát mà đi với Dấn Thân, thì lại bị “lệch pha” mất!
Hungry, đói, mà dịch là khát khao, thì vẫn đói như thường.
Dịch “mot-à-mot”, là hay nhất, theo Gấu Cà Chớn:
Hãy Ðói. Hãy Ðiên!
Tuyệt
cú mèo!
Hà, hà!
Từ 1 cái link trong bài viết,
GCC đọc được câu này:
Khi 17 tuổi, tôi [Steve Jobs] đọc ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như
thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng".
Câu trên, của James Dean.
Tay này cũng đúng là 1 trường hợp "Hãy Ðói, Hãy Ðiên", và chết vì
Ðiên, vì "La Fureur De Vivre".
Chàng phán thật bảnh:
“Dream as if you'll live forever. Live as if you'll die today.”
Hãy mơ mộng như bạn sống hoài hoài. Hãy sống như bạn sẽ chết ngày hôm
nay.
(1)
Sau này, anh nghe cô kể lại:
Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy
xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn.
Cũng biết là
vô ích,
vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường,
em vẫn
trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...),
nhưng lần
đó, em hiểu.
Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không
chủ
đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa
sạch giùm
tất cả những kỷ niệm về một cô gái , về Hà Nội, độc và đẹp...
Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái tên,
cho một
cuộc chiến.
Hà Nội và Gấu
Ui chao quả
là nhìn đâu cũng thấy BHD thật.
Kỳ tới GCC sẽ lèm bèm tiếp về “dịch dọt như mơ mộng”.
Thúy
nghĩ người Việt, hoặc có lẽ người Á Đông nói chung, không có khái niệm
“foolish/điên” tương đương như cách mà Steve Jobs muốn diễn tả, vì văn
hóa của
chúng ta không đề cao những chuyện bốc đồng, lập dị hay điên rồ…
DTBT
"Em"
này, nghe nói lớn lên ở ngoài này, mà biết gì nhiều về "văn hóa của
chúng ta không
đề cao những chuyện bốc đồng, lập dị, điên rồ"?
Viết
như thế, là hư liền những nhận định khác, vì người đọc sẽ không tin
tưởng khả
năng lập luận của người viết.
Tiếng
Việt đâu có dễ, là vậy.
Nói chung thì tiếng nào cũng không có dễ. Bạn viết ra,
là người ta biết, sức bạn tới đâu.
Khi Chợ Cá
khai trương, Gấu rất mừng, bèn đi mấy đường về dịch thuật. Sến đọc mê
quá, viết
mail cám ơn rối rít, anh ban cho tụi này nhiều cái nick tới quá, nào
tên
biệt kích văn hóa, nào dịch là cướp, nào dịch là chết ở trong hồn một
tí…
Ấy là vì GCC
khi đó nghĩ, Mít rất cần dịch, nếu không là muôn đời trầm luân trong tà
thuyết,
trong cõi không tưởng, đời đời đi dưới bảng chỉ đường của
tổ sư Marx. Thơ thì cứ xung phong, xung phong. Văn thì chỉ có thứ văn
“chính nuận”.
Cũng đâu đợi đến Chợ Cá, bởi vì vào những năm còn Miền Nam, khi cùng
bạn bè làm
tờ Tập San Văn Chương, Gấu, trong lời phi lộ, đã viết, nhà văn là 1 kẻ
được thông
tri đầy đủ, mieux informer, về cái thời của anh ta.
Muốn mieux informer, thì phải
đọc, phải dịch để có cái mà đọc.
Dịch
Là Cướp
Dịch Là Chết
Dịch
Là Số
Đối với
Thúy, mục đích của dịch thuật bao hàm một ý nghĩa thơ mộng, cởi mở.
Nghĩa
La-tinh của chữ "translator" là người băng qua khoảng trống.
DTBT
Dịch giả, kẻ
mơ mộng?
Ðâu chỉ dịch
giả. Ai mà chẳng mơ mộng, cứ gì dịch giả.
Vả chăng, băng
qua khoảng trống chưa chắc đã cần tới mơ mộng, mà cần sự tỉnh táo, bởi
vì mất mạng
dễ như chơi, ở cái khoảng trống đó.
Trong bài
"Nhân Văn" ("Humane Literacy", trong "Ngôn ngữ và Câm
lặng"), George Steiner viết:
"Đọc tới
nơi tới chốn, là chấp nhận hiểm nguy. Điều gọi là căn cước, sự tự chủ
của chúng
ta có thể bị thương tổn. Trong những biểu hiện khởi đầu của chứng động
kinh, có
một giấc mơ thật đặc trưng; Dostoevsky nói về nó. Con người như bị nhấc
bổng ra
khỏi thân thể của mình; người đó nhìn ngoái lại và cảm thấy một nỗi sợ
bất thần,
khùng điên; một hiện hữu khác đang đi vô chính cái thân thể của mình
đó, và chẳng
còn đường nào để mà trở lại. Nỗi sợ khủng khiếp làm cho cái đầu cố bật
dậy, tỉnh
giấc. Cũng vậy, khi chúng ta cầm trong tay một tác phẩm lớn lao, văn
chương hay
triết học, tưởng tượng hay đề thuyết. Nó có thể hoàn toàn chiếm hữu
chúng ta,
khiến chúng ta [phải] bỏ đi lang thang, sợ hãi ngay chính mình, không
còn nhận
ra mình. Người nào đọc "Metamorphosis"("Hóa Thân") của
Kafka, và nhìn vào gương không rùng mình, người đó có thể đọc bản in,
theo
nghĩa kỹ thuật của từ "đọc", nhưng thực sự là mù chữ, theo đúng nghĩa
của việc đọc."
Đọc đã vậy,
nhưng chưa nguy hiểm bằng dịch. Không chỉ chết ở trong hồn một tí, mà
có khi
còn mất tiêu luôn linh hồn.
Theo nghĩa đó, ở một chỗ khác, George Steiner khẳng
định, "Không thể có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng
tri
thức luận." Một hiện hữu khác, một linh hồn khác đang dọn vô "căn nhà
hữu thể" (ngôn ngữ), của mình.
*
Chẳng cứ dịch,
mà khi bạn “sáng tác” bằng tiếng mẹ đẻ, nếu đúng là sáng tác, thì cũng
là dịch
rồi.
Ðây là ý của Kafka, như GCC trích dẫn, trong lần trả lời 1 độc giả Hợp Lưu, khi đấng
này phán, mi hiếp dâm tiếng Việt, chứ đâu phải dịch! (1)
(1)
"Những cuốn
sách lớn được viết bằng một thứ tiếng nước
ngoài"
(Great books are written in a kind of foreign language. Proust, Contre Sainte-Beuve,
Daniel W. Smith và Michael A. Greco dịch qua tiếng Anh).
Theo nghĩa
đó, bất cứ một bản dịch nào cũng có phần "tồi tệ, lủng củng",
nhất là khi đụng tới một hệ tư tưởng khác, thí dụ như hệ tư tưởng Âu
Châu, mà
G. Steiner là một trong những người đại diện đích thực của nó.
Trong một bài viết
khác, Steiner khẳng định: "Chẳng có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều
kiện
khủng hoảng tri thức luận".
Ngôn ngữ ngoại, mà Proust nói, theo triết gia
Gilles Deleuze giải thích, còn là hiệu quả của văn chương đối với ngôn ngữ.
Nó
mở ra một thứ ngôn ngữ ngoại bên trong một ngôn ngữ… một ‘trở nên-khác’
của
ngôn ngữ. G. Deleuze trích dẫn Kafka, khi để cho một nhà vô địch bơi
lội nói:
"Tôi nói cùng một ngôn ngữ với ông, vậy mà tôi không hiểu dù chỉ một từ
ông nói." (I speak the same language as you, and yet I don’t understand
a
single word you’re saying).
Nguồn
Ðọc cái phần
dịch dọt của em này qua tiếng Anh, thì có vẻ như em chỉ thích dịch đám
nhà văn
nhà thơ VC, em chơi với băng đảng WJC. GCC đề nghị, thử dịch Thơ Ở Ðâu
Xa, hay
Ta Về, hay Nguyễn Bắc Sơn, thí dụ, nếu không, là ngay cái "nội dung"
dịch của em,
dù dịch ra tiếng mũi lõ, thì cũng đếch có ngửi được!
Cũng là 1 cách
đi ăn cướp, "lần thứ nhì", hoặc, vừa đánh trống vừa ăn cướp. (1)
(1)
Salman
Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải
phóng ra khỏi
giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng
Anh. Trong
bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ
là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
Vả chăng, vẫn
theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của
họ lại
càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp
nhận, đối với
tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là
từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", dẫn (đi) đằng
đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con
người
"bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch
là chết ở trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có
một chút
chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
Chuyện cũng
chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò
chém giết
(đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
Nói ngắn gọn,
đây chính là sự thành lập đế quốc.
Thành thử hủy
diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ
thắng trận,
là vậy.
Dịch
Là Cướp