Lý thuyết phê bình | Tác giả Việt | Tác giả ngoại | Tác giả & Tác phẩm | Tạp ghi | Text  Scan | Tin văn vắn | Thời sự văn học |
Thư tín | Phỏng vấn | Phỏng vấn dởm | Phỏng vấn ngắn
Giai thoại | Potin | Linh tinh | Thống kê | Viết ngắn | Tiểu thuyết | Lướt Tin Văn Cũ |  Kỷ niệm | Thời Sự Hình | Gọi Người Đã Chết
  Ghi chú trong ngày | Thơ Mỗi Ngày | Nhật Ký | Chân Dung | Jennifer Video 


28.2.2013


*

Benedict's departure
Sailing out of a stormy sea

There were moments, as there were throughout the history of the church, when the seas were rough and the wind blew against us and it seemed the Lord was sleeping.
Có những lúc trong suốt lịch sử Nhà Thờ, biển sóng, dữ, và gió, ngược, và có vẻ như là Đức Chúa Trời đang ngủ.

Note: Đây là lập luận của ... Steiner, Chúa vắng mặt khi xảy ra Lò Thiêu!



*

Tắm trong cái ánh sáng làm nhớ tới tuyệt tác của danh họa Vermeer, TQLC Mẽo chiến đấu từ nhà này qua nhà khác với VC ở Huế, Tết Mậu Thân 1968.


Thơ Mỗi Ngày

Auden

In Memory of W B. Yeats

(d.January 1939)

Trong ác mộng của bóng tối
Tất cả lũ chó Âu Châu sủa
Và những quốc gia đang sống, đợi,
Mỗi quốc gia bị cầm tù bởi sự thù hận của nó;

Nỗi ô nhục tinh thần
Lộ ra từ mỗi khuôn mặt
Và cả 1 biển thương hại nằm,
Bị khoá cứng, đông lạnh
Ở trong mỗi con mắt

Hãy đi thẳng, bạn thơ ơi,
Tới tận cùng của đêm đen
Với giọng thơ không kìm kẹp của bạn
Vẫn năn nỉ chúng ta cùng tham dự cuộc chơi

Với cả 1 trại thơ
Làm 1 thứ rượu vang của trù eỏ
Hát sự không thành công của con người
Trong niềm hoan lạc chán chường

Trong sa mạc của con tim
Hãy để cho con suối chữa thương bắt đầu
Trong nhà tù của những ngày của anh ta
Hãy dạy con người tự do làm thế nào ca tụng.

February 1939

W.H. Auden


Paul Celan

Mẹ có đau khổ không mẹ ơi

PAUL CELAN AND LANGUAGE

JACQUES DERRIDA

Q: Would you say that one must have been, like Celan maybe, capable of living the death of language in order to try to render that experience "live"?

A: It seems to me that he had to live that death at each moment. In several ways. He must have lived it everywhere where he felt that the German language had been killed in a certain way, for example by subjects of the German language who made a specific use of it: the language is manhandled, killed, put to death because it is made to say in this or that way. The experience of Nazism is a crime against the German language. What was said in German under Nazism is a death. There is another death, namely the canalization, the trivialization of language, of the German language for example, anywhere, anytime. And then there is another death, which is the one that cannot happen to language because of what it is, that is to say: repetition, slide into lethargy, mechanization, etcetera. The poetic act thus constitutes a kind of resurrection: the poet is someone who is permanently involved with a language that is dying and which he resurrects, not by giving it back some triumphant aspect but by making it return sometimes, like a specter or a ghost: the poet wakes up language and in order to really make the "live" experience of this waking up, of this return to life of language, one has to be very close to the corpse of the language. One has to be as close as possible to its remains. I wouldn't want to give in to pathos too much here, but I suppose that Celan had constantly to deal with a language that was in danger of becoming a dead language. The poet is someone who notices that language, that his language, the language he inherits in the sense I mentioned earlier, risks becoming a dead language again and that therefore he has the responsibility, a very grave responsibility, to wake it up, to resuscitate it (not in the sense of Christian glory but in the sense of the resurrection of language), neither as an immortal body nor as a glorious body but as a mortal body, fragile and at times indecipherable, as is each poem by Celan. Each poem is a resurrection, but one that engages us with a vulnerable body that may yet again slip into oblivion. I believe that in a certain way all of Celan's poems "remain indecipherable, keep some indecipherability, and this decipherability can either call interminably for a sort of interpretation, a resurrection, new breaths of interpretation or fade away, perish again. Nothing insures a poem against its death, because its archive can always be burned in crematory ovens or in house fires, or because, without being burned, it is simply forgotten, or not interpreted or permitted to slip into lethargy. Forgetting is always a possibility.

From an interview with Evelyne Grossman, Europe 861-62 (January -February 2001): 90-91.

Ông muốn nói, một người phải, như Celan, thí dụ, có khả năng sống cái chết của ngôn ngữ để làm cho kinh nghiệm này thành “sống”?

Theo tôi, ông ta phải sống cái chết đó từ mỗi thời điểm, khoảnh khắc. Theo một vài đường hướng. Ông ta phải sống nó ở mọi nơi, một khi mà ông ta cảm thấy, rằng, cái ngôn ngữ Đức đã bị làm thịt, theo một cách nào đó, bởi lũ Nazi Đức. Lũ này đã sử dụng tiếng Đức một cách đặc biệt để hưởng lợi, trục lợi, từ đó [nước Mít là một, sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý này không bao giờ thay đổi, thí dụ]: Tiếng nói, ngôn ngữ Mít bị lũ VC thao túng, làm thịt, khi bắt phải nói thế này, thế nọ, nói khác là đi tù cải tạo mút mùa lệ thủy. Kinh nghiệm Nazi/VC là một tội ác đối với ngôn ngữ Mít/Đức. Điều được nói dưới chế độ VC/Nazi là một cái chết. Còn một cái chết khác, là đào rạch, tầm thường hóa ngôn ngữ, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Và rồi còn 1 cái chết khác nữa, một cái chết đúng ra không thể xẩy ra cho ngôn ngữ, bởi vì nó là ngôn ngữ, đó là, sự lập đi lập lại, chìm vào hôn mê, máy móc hoá, etcetera. Hành động thơ ca do đó tạo ra một hình thức tái sinh, nhà thơ là một người thường trực mắc míu với một ngôn ngữ đang chết, và anh cố làm nó tái sinh, không phải bằng cách đem cho nó một khiá cạnh, sắc thái huy hoàng, chiến thắng nào đó, nhưng mà là, làm cho nó, đôi khi, trở lại như một bóng ma [Ta về như bóng ma hờn tủi. TTY]: nhà thơ đánh thức ngôn ngữ, và như thế, anh ta thực sự làm “sống’ cái kinh nghiệm đánh thức đó, cái sự trở về lại với đời sống của ngôn ngữ, người phải luôn luôn thật cận kề với cái cái xác thân ngôn ngữ. Người phải gần gụi tới mức tối đa mà người đó có thể, với cái còn lại, tro cốt, tro than của ngôn ngữ. Tôi không muốn làm cái trò thở than, vãi linh hồn ở đây, nhưng tôi giả dụ, đề xuất rằng thì là Celan đã phải hằng hằng, liên luỷ ăn thua đủ [deal] với 1 ngôn ngữ đang trong cơn nguy nàn trở thành 1 ngôn ngữ chết. Nhà thơ là một kẻ nào đó, và kẻ này nhận ra rằng ngôn ngữ, ngôn ngữ của anh ta, ngôn ngữ mà anh ta thừa hưởng như tôi mới vừa nói, có nguy cơ lại trở thành 1 ngôn ngữ chết, và do đó, anh ta có trách nhiệm, một trách nhiệm nặng nề, là đánh thức nó dậy, làm cho nó tái sinh [tái sinh ở đây không có nghĩa tràn đầy hào quang, ân sủng theo Ky Tô giáo, nhưng mà là theo nghĩa, sự tái sinh của ngôn ngữ), không phải như là một cái bất tử, cũng không phải như là 1 cái xác đầy vinh quang [như Xác Ướp của Bác ở trong Lăng Ba Đình, thí dụ đểu!], nhưng là 1 cái xác phàm có sống có chết, mảnh mai, mỏng manh, và đôi khi, không thể giải mã, như mỗi bài thơ của Celan. Mỗi bài thơ là 1 tái sinh, một sự tái sinh khiến chúng ta có thể dấn thân vào 1 cơ thể tầm thường, yếu ớt, rất dễ bị tổn thương, và có thể, rất dễ lại chìm vào cõi mê, vào giấc hôn thụy. Tôi tin rằng, theo một đuờng hướng nào đó, tất cả những bài thơ của Celan không thể giải mã được, chúng giữ 1 cái sự không thể giải mã nào đó. Và cái sự không thể giải mã này kêu gọi một thứ "lại dẫn giải", một tái sinh, những hơi thở mới của diễn giải, hay...  diễm xưa dần, và lại điêu tàn, huỷ diệt. Chẳng có gì bảo đảm [insure: bảo hiểm] một bài thơ chống lại cái chết của nó....

Note: Bài viết của Derrida, tuy ngắn, nhưng thật quan trọng, về 1 vấn nạn mà Mít gần như lơ là, tức là về ngôn ngữ Mít, sau Lò Cải Tạo.

Khi dịch "Phép Lạ Hổng", của Steiner, Gấu đã lờ mờ nhận ra điều này, và chôm 1 câu trong bài, làm đề từ cho bài điểm cuốn Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn:

For let us keep one fact clearly in mind: the German language was not innocent of the horrors of Nazism.
(Hãy minh bạch một điều: ngôn ngữ Đức không thơ ngây vô tội trước những điều ghê gớm, tởm lợm của chủ nghĩa Nazi.)

George Steiner, Phép Lạ Hổng (The Hollow Miracle)




Tác phẩm đầu tay

*

*

Nhìn thấy bản tiếng Tẩy, Những Linh Hồn Chết, thì lại nhớ đến bạn quí, và lần ghé nhà bạn, là khu thánh địa có nhà của BHD, khi đó còn ở đường Phan Đình Phùng, trường Kiến Thiết, ở 1 con hẻm Trần Quí Cáp, nơi em học những năm tiểu học, quán cà phê hủ tíu ngã tư Lê Văn Duyệt & Trần Quí Cáp, nơi vẫn thường ngồi đợi em đưa cô em gái đi học - thì cũng vẫn trường Kiến Thiết cô chị ngày xưa học – khi gia đình đã dọn lên con phố Gia Long, căn nhà số 293 sau là địa chỉ Hộp Thư Tòa Soạn Tập San Văn Chương [nhờ vậy mà còn nhớ được số nhà!] rồi những quán bán sách báo cũ dọc theo đường TQC, nơi lục lọi những số báo nrf, sci-fi, những cuốn série noire đầu tiên trong đời…

Lần đó, ghé là vì bạn lỡ phán, tối ghé nhà tao chơi nhé, khi ghé Bưu Điện gửi thư, thấy thằng bạn cũ lúc này ghiền, ngồi vỉa hè làm nghề viết mướn. Bạn kêu Chị Hai, thực ra là người làm trong nhà từ bao đời, lấy cho nó 1 cái áo sơ mi cộc tay cũ, đang mặc…
Thấy cuốn Les Âme Mortes trên bàn, bèn hỏi mượn, bạn tuy không khứng, nhưng cũng đành gật đầu, giao hẹn, cái áo thì cho luôn, nhưng cuốn sách phải trả lại tao đấy nhé!
Trả thế đéo nào được!
Chuyện đau lòng này thì cũng đã kể đâu đôi ba lần rồi, cho cái xác của Gấu Cà Chớn nghe, lần gặp trôi lềnh bềnh trên sông Mékong. Vị bạn thân K, còn là 1 trong tả hữu hộ pháp của trang TV, chắc là cũng đau lòng giùm, nên bèn chúc sinh nhật GCC năm ngoái:

Chúc anh Trụ một ngày SN thật thoải mái, không nghĩ chi về ai hết, không lo chi chuyện tây, chuyện ta gì hết , chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi.

Mua bản tiếng Tây, là vì bài intro, thật tuyệt.
Và cũng để lèm bèm thêm, nhân đọc ông anh phán về cuốn này, trong số Vấn Đề mới được BVVC gửi cho đọc.
Tks All of U
NQT 


*

Câu Lạc Bộ của những kẻ mà bản văn bị vất vô thùng rác!

Gấu vẫn thường tự hỏi, giai thoại thần sầu, trong 1 bài viết về Dương Nghiễm Mậu của Mai Thảo, có…  thực không, qua đó, Người kể là đã nhặt cái truyện ngắn làm nên tên tuổi họ Dương, từ 1 thùng rác 1 tòa soạn 1 tờ báo văn học ở Xề Gòn
Bởi là vì Người đã từng lầm TTT với 1 tên thợ sắp chữ, và tay này còn hỗn láo dám ngửa tay xin Người 1 điếu thuốc lá!
Nhưng cái truyện ngắn đầu tay của Gấu, Những Con Dã Tràng, quả là bị tờ Văn Nghệ của băng Dương Nghiễm Mậu & Ông Số 2 & Lý Hoàng Phong vất vô thùng rác, dù Gấu đếch gửi cho băng này.
Bài viết trên của Vila-Matas thực thú vị. Tiếc là cả hai mục, một do ông phụ trách, và 1 do Linda Lê, "Trở về với những tác giả cổ điển", đã bị tờ ML bỏ đi.
Gấu mua tờ ML chỉ vì hai bài đó.

Vào những đêm đầy trăng, người ta vưỡn còn nhìn thấy Gide và Proust cãi nhau ỏm tỏi, về giá trị thực, của 1 bản thảo bị vứt vô thùng rác.
Với Gấu, thì là, cho đến bây giờ, vưỡn tự hỏi, liệu "đám ngu" kia có đọc được cái truyện ngắn của Gấu không, hay là chỉ là do đếch thuộc băng của họ?
Hà, hà!
Bởi là đó là 1 truyện ngắn thần sầu. Cứ như Bà Cụ của TTT kể lại cho thằng con nuôi của Cụ, là Anh Cu Gấu nghe, thì là, thằng Tâm nó nói, mày viết truyện ngắn, được lắm, và…  tương lai còn đi xa hơn Dương Nghiễm Mậu!
Hà, hà!
Sáng Tạo tính đăng, nhưng liền sau đó, báo chết, và Gấu thấy tên của Gấu, là Sơ Dạ Hương, lúc đó, trong mục Hộp Thư của tờ Văn Nghệ, và bèn suy ra là TTT gửi đống bản thảo của tờ Sáng Tạo qua cho tờ Văn Nghệ.
Phải đến mãi sau đó, khi Gấu bị VC cho xơi hai trái mìn đếch chết, trong khi dưỡng thương tại Đài Liên Lạc TVD, đọc tờ Nghệ Thuật, thấy cái bài thơ của Cao Thoại Châu, thế là bèn hứng lên, lôi mớ bản thảo ra, sửa lại, và nhờ Trần Công Quốc, khi đưa vợ đi làm [bà xã của TCQ là 1 nữ điện thoại viên trên Đài], đưa cho TTT. Đó là cái truyện Những Ngày Ở Sài Gòn.

Vẫn chuyện liên quan tới tác phẩm đầu tay.

Trên TLS số 15.2.2013, có 1 bài viết thực là thú vị, của 1 nhà văn Nga, Boris Akumi: "Mishima và tôi". Đọc cái tít, là biết ngay, ông là 1 dịch giả.
Quả như thế, bài viết trên, còn có nhan đề là "Lời thú tội của 1 nhà dịch giả".
Akumi cho biết, ở cái xứ Nga tồi tệ, là nhà văn là 1 điều thật xẩu hổ, nhục nhã, nhưng là 1 nhà dịch thuật, thì đúng là nghề sạch sẽ nhất trên đời.
Ui chao, Gấu cũng có cảm tưởng như thế, khi đọc những bản dịch của Miền Bắc, những ngày sau 30 Tháng Tư, của những đấng đáng sư phụ của Gấu về tiếng Tây, khi dịch những tuyệt tác cổ điển như Đỏ và Đen, hay Những Linh Hồn Chết.
Là nhà dịch thuật nổi tiếng, rồi mới nhảy qua viết tiểu thuyết.
 Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết này, nhân đọc 1 entry của NL về sách dịch MB trước 1975 so với Miền Nam.
Cũng trước 1975.

*

Before becoming the successful Russian novelist famed as Boris Akunin, Grigory Chkhartishvili was a literary translator in Moscow and much less famous for his translations from the Japanese. In this week's Commentary, he evokes the distinctive climate of his youthful literary life in the Soviet Union, where to be a writer (especially a "published" one) might be thought shameful, while to be a translator was the "cleanest" profession of all, bar medicine. "Stalin's directorship of the writing world was awful for Russian literature, which quickly lost all of its previous greatness", he writes, "but it proved to be a blessing for literary translation", which "rose to an incredible height". Discarding the well-worn comparisons of translators to "post-horses of enlightenment" or gardeners transplanting foreign trees, Akunin recalls the pleasure he found in (metaphorically) "restoring a work of art, covered by an ugly and irritating layer of foreign language that didn't let Russians admire it". In the process he turned himself into a "Russian Mishima", attending to the inner "melody" (silent in the English translations he knew) of an author considered at the time "an epitome of decadence, moral corruption and political subversion, a devil reincarnate". In a mood of nostalgia prompted by this month's awards ceremony in London for translators into English (part sponsored by the TLS), he leaves us wondering which of his two careers was the true "whim", the real "diversion".


 


Tribute to Phạm  Du


« La musique. Qui est, avec les mathématiques, la seule langue universelle. Signifiante au plus haut point, elle refuse toute paraphrase, toute traduction. Au-delà du bien et du mal, elle incarne un sens du sens autrement indicible et l'indice du transcendant. "Je suis ce que je suis." L'univers cesserait-il, dit Schopenhauer, la musique persisterait. »

Car si la musique en soi est étrangère au bien et au le mal, elle se déploie, indifféremment semble-t-il, dans la sphère du divin comme dans celle de l'infernal. Doktor Faustus, le grand roman musical dans lequel Thomas Mann interroge et dénonce le voisinage entre esthétisme et barbarie, s'inscrit sur le fond apocalyptique du nazisme et de la Seconde Guerre mondiale; de manière éminemment signifiante, Adrian Leverkühn a signé un pacte avec le diable, mais sa musique - exigeante, somptueuse et fouudroyante- se joue du bien et du mal, elle se meut en sa propre sphère.

One final legend, and my chronicle
Is finished: the task ordained by God...
Pushkin, Boris Godunov
Một giai thoại chót, và ký sự tù VC của tôi,
hoàn tất.
Đây là do Ông Trời hành tôi.

D.M. Thomas người viết tiểu sử của Solz, "Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta", cho biết, ông mê nhất đoạn sau đây, trong lời Tựa của Solz, mở ra Gulag:

Vào năm 1949 tôi và vài người bạn vớ được một ghi chú thật đáng tiền, trong tạp chí Nature, của Viện Hàn Lâm Khoa Học, về một vụ khai quật một vùng băng nằm dưới những tầng đáy ngầm của sông Kolyma River. Trong tầng băng ngầm đó, có một con suối, và trong con suối, họ khám phá ra một thứ sinh vật tiền sử [a prehistoric fauna] cách chúng ta chừng hàng chục ngàn năm. Chúng được bảo quản tuyệt vời đến nỗi, còn tươi rói. Thế là cả đám người bèn đập bể mảng băng ra, và cứ thế nhai sống nuốt tươi sinh vật tiền sử đó!

Solz tiếp tục tưởng tượng ra sự kinh ngạc của độc giả tờ tạp chí, về một thứ sinh vật từ bao nhiêu ngàn năm trước còn tươi rói, nhưng đồng thời, dúm bạn bè của ông cùng hiểu ngầm với nhau, về cái ý nghĩa đích thực và hùng tráng của một 'mẩu tin vô ý vô tứ như thế', ['thiếu cẩn trọng', chữ của Solz.], ấy là nói, về phiá 'nhà nước ta'.

Solz. viết, chúng tôi hiểu, liền lập tức, sự thực của câu chuyện, bởi vì chính chúng tôi, đã từng là đám người đó. "Chúng tôi, cũng như thế, cũng thuộc về cái bộ lạc zeks, độc nhất trên mặt đất này, những con người có thể ăn sống nuốt tươi, sinh vật tiền sử, với hứng thú, with relish".

Hai Lúa cũng đã từng trải qua kinh nghiệm trên đây rồi. Những ngày cải tạo. Và cái sinh vật tiền sử kia, thực sự chỉ là một con tép, tình cờ quơ được trong khi trầm mình dưới lòng kinh.
Đó là lần đầu, Hai Lúa biết cái ngon, cái ngọt, cái tươi, cái mát, của một con tép rẫy  lách nhách ở kẽ răng.
Di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn, học hành, tốt nghiệp, làm việc ngay tại Sài Gòn, chỉ tới một ngày trầm mình trong một con kinh ta đào đã có nước chảy qua đó, Hai Lúa mới được thưởng thức một con tép tươi rói, quẫy ở giữa những cơn đói triền miên...
Bao nhiêu năm trời, Hai Lúa vẫn còn nhớ y nguyên những ánh mắt thèm thuồng của chúng bạn, và một thằng trong đó, hét lên:
-Đợp liền nó đi, thằng ngu!

Bài tưởng niệm PD, phần thứ nhì, chưa viết, mới thần sầu: Giai thoại chót, và ký sự tù VC của Gấu, hoàn tất.

.... the task ordained by God:  Đó là do Ông Trời hành Gấu Cà Chớn!


Văn chương lạnh


Ghi chú trong ngày

Royal Bodies
Hilary Mantel

Hilary Mantel and the monarchy
A royal mess



Viết bên lề "Bên Thắng Nhục


Trăm Năm Camus

Ghiền

*

Này, nhìn này, bé

Rượu đỏ thì vô bằng miệng
Yêu, bằng mắt
Đó là tất cả chúng ta sẽ biết về sự thực ở đời
Trước khi chúng ta trở nên già và chết
Ta cầm ly rượu lên miệng
Nhìn bé, và thở dài đánh sượt 1 phát


*

"Tôi thích quán nhậu khi họ mở cửa cho cữ chiều. Khi không khí bên trong quán còn mát, và sạch và mọi thứ thì sáng long lanh, và tay giữ quán tự ban cho mình 1 cái nhìn chót, khi nhìn vô gương, để coi xem cái cà vạt của anh ta có OK hay là không, và tóc tai mượt mà ra làm sao. Tôi thích những chai rượu xếp ngăn nắp phía sau quầy rượu và những cái ly sáng choang đáng yêu biết là chừng nào và cái sự ‘dzô, dzô, một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm’, của chúng. Tôi thích nhìn tay làm rượu trộn ly đầu tiên của buổi chiều, để nó xuống miếng vải lót ly, và để 1 cái khăn lau miệng nho nhỏ, được gấp lại ở kế bên. Tôi thích nếm ly rượu chầm chậm. Cú uống trầm lắng của buổi chiều trong 1 cái quán trầm lặng - ôi chao, tuyệt cú mèo làm sao!"
Tôi đồng ý với anh ta.
“Rượu thì giống như tình yêu," anh ta nói. “Cái hôn đầu thì mới huyền diệu làm sao, cái thứ nhì, ‘mình vào đời nhau’, cái thứ ba, ‘đến hẹn lại lên’. Sau đó, bạn lột trần truồng em ra và phán 1 phát”. (1)

(1)

Mấy bữa nay bác viết hay ghê – hết viết tục rồi.
Cám ơn nhiều.

Tks. NQT

Anh Nguyễn tuyệt quá, càng già càng dẻo càng dai - Hổng khác gì con trai!!. Cầu chúc anh mạnh khỏe nhiều nhiều để còn cho ra những bài thật tuyệt.

Tks. NQT

Không viết tục, nhạt miệng lắm. Bọ Lập trần tình với độc giả. Với riêng Gấu, nó là thứ “chim mồi”, ở những người quá đát. Cái bài viết Nước Mắm Lá Chuối  tình cờ kiếm lại được, hóa ra là viết dở, rồi bỏ ngang, đến cái tít cũng chưa giải thích được, và nó – cái tít - là 1 hình ảnh tuyệt vời, giống như những hình ảnh tuyệt vời của 1 miền đất, như những “cá rô cây, cá gỗ”... Khi bỏ vô Nam, Gấu giữ cho riêng mình 1 số kỷ niệm, hình ảnh, của cái làng Bắc Kít của Gấu, trong đó có "Nước Mắm Lá Chuối".

Re: Mấy bữa nay.

Quả là khủng thật, khách viếng thăm nườm nượp, như đi đền Thánh Trần cầu Phúc, thứ thiệt, không phải thứ này:
Bây giờ, lúc rạp mình trước đức Phật là lúc tâm chúng sinh bất an nhất.

Cô Tư: Sốt Ruột Tháng Giêng

18 Feb 2013 399 623 2,345 161.98 MB
19 Feb 2013 521 1,128 3,140 201.28 MB
20 Feb 2013 495 1,368 3,263 182.71 MB
21 Feb 2013 264 650 2,228 170.28 MB
22 Feb 2013 206 364 1,816 127.31 MB
23 Feb 2013 518 2,101 4,173 203.98 MB
24 Feb 2013 480 2,185 4,347 197.63 MB
25 Feb 2013 434 2,263 4,545 223.87 MB
26 Feb 2013 508 1,540 4,588 274.24 MB
27 Feb 2013 564 3,374 5,709 306.93 MB
28 Feb 2013 236 385 1,256 80.86 MB
Average 352 1,238 3,210 182.88 MB
Total 9,881 34,687 89,905 5.00 GB

Con số hàng đầu, là số khách viếng thăm Tin Văn mỗi ngày. Khách không tăng, nhưng lần thăm tăng. Thường, 1 vị, thăm từ 1- 4 lần/1 ngày.

Tks. NQT


Đại Lục Kim Dung



*

Và cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất lấy quán cà phê làm bối cảnh hẳn là “Ở quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối” của Patrick Modiano, sắp được xuất bản tại Việt Nam.
Blog NL

Tếu thật, Gấu mua cuốn trên, là cũng tính làm"chim mồi", nhằm làm sống lại cái quán ngày xưa hay ngồi với BHD mỗi buổi sáng trên đường chở em tới trường.

Gấu đã từng viết về cái quán này, thời gian làm cho ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son, và còn chủ trương 1 tờ báo Thiếu Nhi, giao cho Từ Kế Tường trông coi. Gấu bèn đóng góp bài vở, và cái bài Gấu viết, là về cái quán xưa, cái gì gì, “như người xưa đánh rớt cây gươm xuống lòng sông, bèn đánh dấu vào mạn thuyền, nơi cây gươm rớt xuống, chàng trở lại quán xưa, tìm dư âm ngày tháng cũ, dấu hài của BHD trên ngọn cỏ mờ sương…”, ái chà chà, vãi linh hồn quá sá… Ông Nhàn đọc, kêu Gấu tới, lắc đầu, báo thiếu nhi mà sao anh đi bài này!

Cái bài viết ngắn đó, Gấu lôi ra viết lại, và cho đăng trên Tập San Văn Chương, khi quen Joseph Huỳnh Văn, và Nguyễn Tử Lộc, và vì cả hai mà Gấu nhận lời viết cho tờ báo này, dù cả đám đều là bạn quí của Gấu ngày nào cả!
Gấu nhớ là Nguyễn Tử Lộc mê quá; anh gật gù, làm chủ ngòi viết được đến như thế, thì cực là bảnh.

Nguyên con cái tít, là 1 câu được tác giả dùng làm đề từ, và theo như câu này, thì  "perdue", không thể dịch là “lạc lối”, mà là, “mất mẹ nó rồi”, như cái quán ngày nào của Gấu, thuộc về  1 tuổi trẻ đếch còn, như Sài Gòn cũng đếch còn:

À la moitié du chemin de la vraie vie, nous étions environnés d'une sombre mélancolie, qu'on exprimé tant de mots railleurs et tristes, dans le café de la jeunesse perdue
Guy Debord
[Tạm dịch: Ở cái đoạn nửa đời người, chúng ta bị bao quanh bởi 1 thứ buồn buồn ảm đạm, và bèn diễn tả nó, bằng vô số là từ, tếu và buồn, ở quán cà phê tuổi trẻ đã mất]

Note: Đọc lại, thì Gấu hiểu ra, cái từ "lạc lối", tương tự "Lạc Đường" của Đào Hiếu, và có thể đây là lý do Modiano trích câu của 1 ông Mác Xị làm đề từ cuốn truyện của ông về 1 thời cà phê cũng buồn, như tuổi trẻ vậy:

Ôi tuổi trẻ quá buồn
Như bàn ghế không bày

Thơ TTT, nhớ đại khái, trong Liên Đêm, hình như vậy. (2)

Cái hình ảnh “bàn ghế không bày” này, là cũng của riêng Sài Gòn, của những người khách lấy đêm làm ngày của nó. Bạn phải đi qua 1 con phố nhiều hàng quán, vào lúc nửa đêm về sáng, và nhìn vào những khung cửa sổ, đèn bên trong sáng trưng, những chiếc ghế được lật ngửa, treo lên mặt bàn, thì mới cảm khái hai câu thơ trên!

"Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm", là cũng ý đó!

Bạn phải nghe 1 bướm của Sài Gòn, vào lúc nửa đêm, bật lên câu hát, ở ngay cái chỗ PD ca ngợi, cái gì gì, “con đuờng Duy Tân, cây dài bóng mát, uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”, thì mới hết sẩy con cào cào!

Hà, hà!

Lan Hương

Chàng sẽ gọi hai tô mì nhỏ và hai ly cà phê sữa, ly ít cà phê dành cho tôi; cả hai ngồi yên lặng, chăm chú nghe những người ngồi bàn bên cạnh – những người phu quét đường, những công nhân một tư sở phía bên kia đường, một hai công tư chức... – trò chuyện. Những câu chuyện của họ thật bình thường, giản dị cũng như những cử chỉ của họ, khi châm điếu thuốc, khi đổ cà phê từ chiếc ly ra lòng đĩa; câu chuyện cùng tiếng nói giống như những giọt cà phê đổ ra, vừa đủ, không dư, không thiếu, khi chăm chú nghe, câu chuyện vừa bắt đầu, khi không muốn chú ý đến nữa, câu chuyện chấm dứt; giống như những làn khói thuốc lởn vởn chập chờn trước mắt, lúc hết tò mò, tất cả đột nhiên tan biến vào không khí buổi sáng mát lạnh.

*

Ngay bây giờ, vào buổi chiều, lâu lâu tôi còn nghe một giọng gọi tên tôi, ở nơi con phố. Một giọng khàn khàn. Giọng kéo dài ở âm cuối, và tôi bèn nhận ra liền, giọng của… BHD.
Tôi quay người lại, chẳng có ai.
Không chỉ buổi chiều mà còn ở khoảng rỗng của xế trưa hè mà chúng tôi chẳng còn nhớ, hè nào, năm nào.
Tất cả sẽ lại bắt đầu như trước. Cũng vẫn những đêm đó, những gặp gỡ, nơi chốn đó, Quy hồi vĩnh cửu. BHD trở về, trở về, hoài hoài….
GNV

*

Guy Debord. Gấu chưa từng đọc. Tình cờ, trong khi kiếm 1 số báo Lire, hay ML, về tác giả Cà Phê Buồn Của Tuổi Trẻ Mất Tích, thì lại vớ được 1 số báo ML xưa, [Juin, 2001], về Guy Debord, một tay làm phim, và… Mác Xịt.
Trong số báo này, có bài của tay Jean Baudrillard thật tuyệt, "Vào cái thời đó đó - thời của Guy Debord, cuối thập niên 1960, ý niệm cách mệnh vưỡn còn", “À cette époque, le concept de révolution existait encore”. Còn Sollers thì gọi Debord là siêu hình gia, métaphysicien.....

Ui chao, còn quá đi chứ. Đào Hiếu, vào thời đó đó, chạy xe Honda tà tà đường phố Xề Gòn, đi ngang trạm gác Ngụy, tiện tay, thả trái bom, rồi đi tiếp. HPNT vừa lên lớp giảng về Cách Mạng vừa xuống đường biểu tình chống Mỹ Diệm Ngụy...

Những ngày ở Sài Gòn (1965)

gau

Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ, buổi sáng trong suốt không vẩn một hạt bụi, tiết trời lành lạnh người ta quên đi, rồi đột nhiên nhớ lại, và chút giá lạnh đã len vào tâm hồn; buổi chiều sẽ bất chợt trở về, những con đường sẽ im lìm và trầm lặng hơn như giấu giếm một tiếng thở dài; chúng như bị bỏ quên, trừ một hai cặp tình nhân đi lại, hoặc một hai đứa nhỏ tha thẩn… Để anh kể cho em nghe về một thành phố mùa thu có những hạt mưa nhỏ như những hạt bụi bay trong gió, mùa hè vàng nắng đã qua đi từ lâu cùng những buổi tắm sông, nằm trên cát nóng bỏng, nhìn thẳng vào mặt trời. 

(2)

Trong Dạ Khúc, 1 trong những bài thơ thần sầu của Liên Đêm:

Ôi môi em như mật đắng thì chửi bố ông PD mất rồi!
Hà, hà!

Hay:

Hay nửa đêm Hà Nội,
Anh là thằng khùng
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới

Hóa ra câu thơ thần sầu này, là cảnh nhà thơ từ biệt Hà Nội, và Liên.

Dạ khúc 

Anh sợ những cột đèn đổ xuống
Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta
Bóp chết mọi hi vọng
Nên anh dìu em đi xa 

Ði đi chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau

Ði đi anh đưa em vào quán rượu
Có một chút Paris
Ðể anh được làm thi sĩ

Hay nửa đêm Hanoi
Anh là thằng điên khùng
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới

Chiếc kèn hát mãi than van
Ðiệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng
Sao tuổi trẻ quá buồn
như con mắt giận dữ
Sao tuổi trẻ quá buồn
như bàn ghế không bầy 

Thôi em hãy đứng dậy
người bán hàng đã ngủ sau quầy
anh đưa em đi trốn
những giày vò ngày mai

TTT

Ôi chao, đọc bài thơ thì phải nghe bài Jazz này:

Smoking My Sad Cigarette

TTT mê bài này lắm.
Không chỉ bài này, mà còn Let me go, lover. Patti Page ca (1)

*