*






**

Kiếm ra cuốn cũ, có cái hình là bức tượng của Rodin.
Có cả hai thì cũng tuyệt quá, vì cái phần hồ sơ, dossier, râu ria, khác hẳn nhau, bổ túc nhau.
Hà, hà!

TTT viết nhiều văn xuôi, nhưng "cốt" của ông là thi sĩ. Những người đọc văn ông, mà mê, thì là do chất hung bạo, thời cuộc của nó, và dù sao, thì cũng dễ đọc, so với thơ, nhất là thứ thơ bị coi là hũ nút.
Võ Phiến, qua lời kể của Kiệt Tấn, phán, TTT là nhà văn chứ không phải là nhà thơ.
TTT, qua Ninh Hạ kể, thời gian ở tù VC chung, cho biết, ông thích làm thơ hơn viết văn.
Và nếu TTT viết văn, thì cũng là 1 cách làm thơ! Khi đọc Bếp Lửa, lần tái bản 1972 (?), Gấu đã nhận ra, và vạch ra điều này, trong bài viết “Bếp Lửa trong văn chương”.
Hai cuốn tuyệt nhất của ông là Bếp Lửa, và Một Chủ Nhật Khác, và, tuyệt nhất ở trong đó, là những câu thơ, theo Gấu. Bởi vì là những câu thơ, cho nên chúng "loạng quạng" so với dòng kể, và đây là 1 điều mà, một trong những độc giả của ông, còn là nhà văn, cũng quen thân với Gấu, cũng đi tù chung với ông, và cũng rất mê TTT, nhận ra:
Văn của TTT không thoáng, không tự nhiên so với văn của GCC!
Hà, hà!

Khi cố gò “văn” thành “thơ” thì mạch văn sẽ bị hỏng cẳng.
Trường hợp TTT làm Gấu nhớ tới Rilke.

Sau đây, sẽ viết về Rilke, đúng hơn, sẽ giới thiệu bài viết về Rilke của Coetzee, và nhân đó, chúng ta so sánh hai nhà thơ, qua cái gọi là “đứa con tư sinh” của 1 miền đất [TTT viết về chính ông], và “thi sĩ đếch có nhà” [Rilke].

Rilke by Banville

Thư gửi một nhà thơ trẻ

Phạm Thị Hoài dịch

Số phận bản văn

Khi xb tác phẩm của Rilke, Oeuvres, nhà xb Seuil, cũng như trong tủ sách Pléiade, Thư gửi thi sĩ trẻ được để vô thơ xuôi, hoặc tiểu luận, chứ không phải Trao đổi, Correspondance. Như thể thư [Lettres] xoáy vào nghệ thuật thơ [un concentré d’art poétique], bỏ qua thời điểm xuất hiện của chúng (1903-1908).
Số phận của tuyển tập thư [lettre] cũng đặc biệt: nó được biết đến nhiều ở Pháp. Đám chuyên gia, phê bình gia thường lèm bèm về “góc độ thơ” hơi bị nhảm của nó [Pourtant de nombreux spécialistes ont crié à l’escroquerie littéraire]: chiều hướng thơ [le dimesion poétique] của tiểu luận, hơi bị yếu, và chẳng có gì hỗ trợ cho tiếng nói cà chớn của 1 nhà thơ nhóc tì, (Rilke), anh ta 27 tuổi, khi viết lá thư đầu, so với đại thi sĩ, [thì cũng vẫn là] Rilke, tác giả của 1 tác phẩm, sau đó xuất hiện, và được coi là độc nhất vô nhị trong thế giới thi ca: Élégies de Duino.
Tuy nhiên, qua những lá thư, thì người ta lại nhìn ra 1 giai đoạn chuyển tiếp của Rilke, một sự hoá thân đau thương và chậm chạp, từ 1 nhà văn hơi mùi mẫn, và hiếm quí, un peu sentimental et précieux, thành 1 giọng thơ cất lên tột bực, trong những âm điệu tiên tri và gần như thần bí, une voix poétique s’élèvera souveraine en accents prophétiques et presque mystiques.


Tác phẩm đầu tay

*

*

Trong khi chờ Gogol

Note: Bài này, tháng nào cũng hót, theo server!

Gừng càng già càng cay. Những linh hồn chết của Gogol lại sống lại với bản tiếng Anh, mới, của nhà Penguin.

Tuồng ảo hoá đã bầy ra đấy: đầy người và vật, trong cõi thực mấp mé bờ siêu thực. Nabokov, trong một bài tiểu luận lớn, và độc đoán, coi Những Linh Hồn Chết, một thứ "Văn Đẻ Ra Đời", trong đó, những câu kệ của Gogol, giống như những câu thần chú, kêu gọi ra một thế giới, và thế giới này có thể, hoặc phát triển hoặc huỷ diệt, thì đều theo cùng một cách, là khùng điên ba trợn.
Gogol gọi, đây là một "bài thơ" (1), và theo một số đường hướng, tác phẩm tiếng Anh gần gũi nhất với nó, là The Canterbury Tales, trong đó, nhịp điệu văn không những làm tăng thêm, mà còn tạo ra cái bất ngờ khoái tỉ về chi tiết, của người và vật.
Nabokov cũng bị ảnh hưởng Gogol, trong "Nhạt Lửa" ("Feu Pâle", 1962), câu chuyện một gã khùng cứ nghĩ mình là vua. Trong một tiểu luận về Gogol (1944), dành cho những độc giả không chuyên, không rành tiếng Nga, Nabokov đã đưa ra một Gogol với một tầm nhìn lớn, nhưng luôn bám vào chi tiết. Ông nhấn mạnh tới tính mỹ học nội tại của bản văn, theo đó, nghệ phẩm không phải là phát ngôn viên của tác giả: nó muốn là chính nó, sáng tạo ra thực tại cho chính nó. Ông viết:
"Chiếc Áo Khoác" của Gogol là một cơn ác mộng tối tăm và thô kệch đã chọc những lỗ thủng đen ngòm vào dòng đời chẳng có chi là rõ ràng. Một độc giả phiến diện sẽ chỉ coi đây là một câu chuyện của một tên hề quá lố. Một độc giả "nghiêm túc", coi đây là một tố cáo chế độ thư lại ghê tởm của nước Nga. Nhưng đây là một tác phẩm không dành cho bất cứ độc giả nào không biết cười, không thèm đến phát điên, một tác phẩm làm cho mình "đau đầu". Hãy tóm lấy một độc giả có đầu óc sáng tạo: đây là một câu chuyện dành cho anh ta. Và với độc giả này, Gogol chính là một bậc kỳ tài, về phi lý. Ở đây, là nghệ thuật chống lại cái thực, là hiện thực huyền ảo, là thế giới được tái dựng lại…

NQT

(1)

Trong lời tựa, bản tiếng Việt, dịch giả Hoàng Thiếu Sơn viết rõ hơn: Puskin đã từng khuyên Gôgôn sáng tác Những linh hồn chết thành một thiên 'trường ca' - poema - Chữ "poema" đây không phải có nghĩa là một tập thơ mà là một tiểu thuyết trường thiên có tính sử thi rộng lớn. Đến khi xuất bản tác phẩm, Gôgôn cho in lên bìa chữ "poema" to hơn tên sách.
*

Why do you think Gogol interested you?

SIMENON:

Maybe because he makes characters who are just like everyday people but at the same time have what I called a few minutes ago the third dimension I am looking for. All of them have this poetic aura. But not the Oscar Wilde kind-a poetry which comes naturally, which is there, the kind Conrad has.

Theo ông, tại sao Gogol lại làm ông quan tâm?

Có thể, bởi vì ông ta tạo ra những nhân vật giống y hệt những con người hàng ngày, nhưng cùng một lúc, họ có cái, lúc nẫy tôi có nói, cái chiều thứ ba mà tôi tìm kiếm. Tất cả họ đều có cái mà tôi gọi là hào quang thơ. Không phải kiểu của Oscar Wilde - một thứ thơ đến một cách tự nhiên, cái thứ mà Conrad có.

The Paris Review Interviews, vol. 3

*

Bản tiếng Tây lại đưa ra 1 lời giải thích khác về từ “Poem”, đã từng gây xì căng đan, hay, chế nhạo, ở nơi những địch thủ của Gogol. Theo anh Tẩy, có thể Gogol, do cẩn thận, vì trong truyện có vụ mua linh hồn người chết - đề là "thơ" cho nó chắc ăn - có thể là do Pouchkine, khi đề nghị, nên làm thơ chứ đừng viết văn!

Nhưng câu trả lời của Simenon liên quan tới chúng ta ở đây, nghĩa là, liên quan tới TTT, tác phẩm đầu tay, thơ "vs" văn xuôi của ông.

TTT viết nhiều văn xuôi, nhưng "cốt" của ông là thi sĩ. Những người đọc văn ông, mà mê, thì là do chất hung bạo, thời cuộc của nó, và dù sao, thì cũng dễ đọc, so với thơ, nhất là thứ thơ bị coi là hũ nút.
Võ Phiến, qua lời kể của Kiệt Tấn, phán, TTT là nhà văn chứ không phải là nhà thơ.
TTT, qua Ninh Hạ kể, thời gian ở tù VC chung, cho biết, ông thích làm thơ hơn viết văn.
Và nếu TTT viết văn, thì cũng là 1 cách làm thơ! Khi đọc Bếp Lửa, lần tái bản 1972 (?), Gấu đã nhận ra, và vạch ra điều này, trong bài viết “Bếp Lửa trong văn chương”.
Hai cuốn tuyệt nhất của ông là Bếp Lửa, và Một Chủ Nhật Khác, và, tuyệt nhất ở trong đó, là những câu thơ, theo Gấu. Bởi vì là những câu thơ, cho nên chúng "loạng quạng" so với dòng kể, và đây là 1 điều mà, một trong những độc giả của ông, còn là nhà văn, cũng quen thân với Gấu, cũng đi tù chung với ông, và cũng rất mê TTT, nhận ra:
Văn của TTT không thoáng, không tự nhiên so với văn của GCC!

Hà, hà!

Khi cố gò “văn” thành “thơ” thì mạch văn sẽ bị hỏng cẳng.

Trường hợp TTT làm Gấu nhớ tới Rilke.

Sau đây, sẽ viết về Rilke, đúng hơn, sẽ giới thiệu bài viết về Rilke của Coetzee, và nhân đó, chúng ta so sánh hai nhà thơ, qua cái gọi là “đứa con tư sinh” của 1 miền đất [TTT viết về chính ông], và “thi sĩ đếch có nhà” [Rilke].




*

*

Nhìn thấy bản tiếng Tẩy, Những Linh Hồn Chết, thì lại nhớ đến bạn quí, và lần ghé nhà bạn, là khu thánh địa có nhà của BHD, khi đó còn ở đường Phan Đình Phùng, trường Kiến Thiết, ở 1 con hẻm Trần Quí Cáp, nơi em học những năm tiểu học, quán cà phê hủ tíu ngã tư Lê Văn Duyệt & Trần Quí Cáp, nơi vẫn thường ngồi đợi em đưa cô em gái đi học - thì cũng vẫn trường Kiến Thiết cô chị ngày xưa học – khi gia đình đã dọn lên con phố Gia Long, căn nhà số 293 sau là địa chỉ Hộp Thư Tòa Soạn Tập San Văn Chương [nhờ vậy mà còn nhớ được số nhà!] rồi những quán bán sách báo cũ dọc theo đường TQC, nơi lục lọi những số báo nrf, sci-fi, những cuốn série noire đầu tiên trong đời…

Lần đó, ghé là vì bạn lỡ phán, tối ghé nhà tao chơi nhé, khi ghé Bưu Điện gửi thư, thấy thằng bạn cũ lúc này ghiền, ngồi vỉa hè làm nghề viết mướn. Bạn kêu Chị Hai, thực ra là người làm trong nhà từ bao đời, lấy cho nó 1 cái áo sơ mi cộc tay cũ, đang mặc…
Thấy cuốn Les Âme Mortes trên bàn, bèn hỏi mượn, bạn tuy không khứng, nhưng cũng đành gật đầu, giao hẹn, cái áo thì cho luôn, nhưng cuốn sách phải trả lại tao đấy nhé!
Trả thế đéo nào được!
Chuyện đau lòng này thì cũng đã kể đâu đôi ba lần rồi, cho cái xác của Gấu Cà Chớn nghe, lần gặp trôi lềnh bềnh trên sông Mékong. Vị bạn thân K, còn là 1 trong tả hữu hộ pháp của trang TV, chắc là cũng đau lòng giùm, nên bèn chúc sinh nhật GCC năm ngoái:

Chúc anh Trụ một ngày SN thật thoải mái, không nghĩ chi về ai hết, không lo chi chuyện tây, chuyện ta gì hết , chỉ nghĩ tới mình và những bài thơ đã làm, đang làm, và sẽ làm thôi.

Mua bản tiếng Tây, là vì bài intro, thật tuyệt.
Và cũng để lèm bèm thêm, nhân đọc ông anh phán về cuốn này, trong số Vấn Đề mới được BVVC gửi cho đọc.
Tks All of U
NQT 


*

Câu Lạc Bộ của những kẻ mà bản văn bị vất vô thùng rác!

Gấu vẫn thường tự hỏi, giai thoại thần sầu, trong 1 bài viết về Dương Nghiễm Mậu của Mai Thảo, có…  thực không, qua đó, Người kể là đã nhặt cái truyện ngắn làm nên tên tuổi họ Dương, từ 1 thùng rác 1 tòa soạn 1 tờ báo văn học ở Xề Gòn
Bởi là vì Người đã từng lầm TTT với 1 tên thợ sắp chữ, và tay này còn hỗn láo dám ngửa tay xin Người 1 điếu thuốc lá!
Nhưng cái truyện ngắn đầu tay của Gấu, Những Con Dã Tràng, quả là bị tờ Văn Nghệ của băng Dương Nghiễm Mậu & Ông Số 2 & Lý Hoàng Phong vất vô thùng rác, dù Gấu đếch gửi cho băng này.
Bài viết trên của Vila-Matas thực thú vị. Tiếc là cả hai mục, một do ông phụ trách, và 1 do Linda Lê, "Trở về với những tác giả cổ điển", đã bị tờ ML bỏ đi.
Gấu mua tờ ML chỉ vì hai bài đó.

Vào những đêm đầy trăng, người ta vưỡn còn nhìn thấy Gide và Proust cãi nhau ỏm tỏi, về giá trị thực, của 1 bản thảo bị vứt vô thùng rác.
Với Gấu, thì là, cho đến bây giờ, vưỡn tự hỏi, liệu "đám ngu" kia có đọc được cái truyện ngắn của Gấu không, hay là chỉ là do đếch thuộc băng của họ?
Hà, hà!
Bởi là đó là 1 truyện ngắn thần sầu. Cứ như Bà Cụ của TTT kể lại cho thằng con nuôi của Cụ, là Anh Cu Gấu nghe, thì là, thằng Tâm nó nói, mày viết truyện ngắn, được lắm, và…  tương lai còn đi xa hơn Dương Nghiễm Mậu!
Hà, hà!
Sáng Tạo tính đăng, nhưng liền sau đó, báo chết, và Gấu thấy tên của Gấu, là Sơ Dạ Hương, lúc đó, trong mục Hộp Thư của tờ Văn Nghệ, và bèn suy ra là TTT gửi đống bản thảo của tờ Sáng Tạo qua cho tờ Văn Nghệ.
Phải đến mãi sau đó, khi Gấu bị VC cho xơi hai trái mìn đếch chết, trong khi dưỡng thương tại Đài Liên Lạc TVD, đọc tờ Nghệ Thuật, thấy cái bài thơ của Cao Thoại Châu, thế là bèn hứng lên, lôi mớ bản thảo ra, sửa lại, và nhờ Trần Công Quốc, khi đưa vợ đi làm [bà xã của TCQ là 1 nữ điện thoại viên trên Đài], đưa cho TTT. Đó là cái truyện Những Ngày Ở Sài Gòn.

Vẫn chuyện liên quan tới tác phẩm đầu tay.

Trên TLS số 15.2.2013, có 1 bài viết thực là thú vị, của 1 nhà văn Nga, Boris Akumi: "Mishima và tôi". Đọc cái tít, là biết ngay, ông là 1 dịch giả.
Quả như thế, bài viết trên, còn có nhan đề là "Lời thú tội của 1 nhà dịch giả".
Akumi cho biết, ở cái xứ Nga tồi tệ, là nhà văn là 1 điều thật xẩu hổ, nhục nhã, nhưng là 1 nhà dịch thuật, thì đúng là nghề sạch sẽ nhất trên đời.
Ui chao, Gấu cũng có cảm tưởng như thế, khi đọc những bản dịch của Miền Bắc, những ngày sau 30 Tháng Tư, của những đấng đáng sư phụ của Gấu về tiếng Tây, khi dịch những tuyệt tác cổ điển như Đỏ và Đen, hay Những Linh Hồn Chết.
Là nhà dịch thuật nổi tiếng, rồi mới nhảy qua viết tiểu thuyết.
 Tin Văn sẽ giới thiệu bài viết này, nhân đọc 1 entry của NL về sách dịch MB trước 1975 so với Miền Nam.
Cũng trước 1975.

*

Before becoming the successful Russian novelist famed as Boris Akunin, Grigory Chkhartishvili was a literary translator in Moscow and much less famous for his translations from the Japanese. In this week's Commentary, he evokes the distinctive climate of his youthful literary life in the Soviet Union, where to be a writer (especially a "published" one) might be thought shameful, while to be a translator was the "cleanest" profession of all, bar medicine. "Stalin's directorship of the writing world was awful for Russian literature, which quickly lost all of its previous greatness", he writes, "but it proved to be a blessing for literary translation", which "rose to an incredible height". Discarding the well-worn comparisons of translators to "post-horses of enlightenment" or gardeners transplanting foreign trees, Akunin recalls the pleasure he found in (metaphorically) "restoring a work of art, covered by an ugly and irritating layer of foreign language that didn't let Russians admire it". In the process he turned himself into a "Russian Mishima", attending to the inner "melody" (silent in the English translations he knew) of an author considered at the time "an epitome of decadence, moral corruption and political subversion, a devil reincarnate". In a mood of nostalgia prompted by this month's awards ceremony in London for translators into English (part sponsored by the TLS), he leaves us wondering which of his two careers was the true "whim", the real "diversion".




*

Người ta chỉ ưa đọc tác phẩm đầu của mỗi nhà văn. Tôi hiểu câu đó như vầy, người đọc chỉ ưa khám phá  ra cái phần yếu của tác phẩm. Trong Mù Sương, có cái yếu, tất nhiên, nhưng là của... 1 thiên tài.
Như Tây Thi nhăn mặt!
Đâu có ai bắt chước được!
Hà, hà!


**

*

*


Tks.
BEST TẾT TO ALL THERE
NQT

V/v Tác phẩm đầu tay.

Gấu nhớ là đây là đề tài được cả nhóm – nhóm Tân Tiểu Thuyết Mít ở Sài Gòn thời kỳ đó – lèm bèm. Và Gấu có phán, và sau viết thành cả 1 bài, ý kiến này: Nhà văn chỉ là nhà văn từ tác phẩm thứ nhì. Lý do là tác phẩm đầu tay chứa nhiều chất thực quá, nghĩa là, đẫm chất tự truyện. Chỉ 1 khi thanh toán xong cái tính thực tự truyện đó, thì cuộc viết như là 1 giả tưởng, như là đời sống được phịa ra, mới bắt đầu.

Nhưng sau này, đọc Trevor, 1 nhà văn gốc Ái Nhĩ Lan, viết truyện ngắn thuộc loại tổ sư [ông là sư phụ của nhà văn Tẫu rất nổi tiếng Yiyun Li. Trong 1 bài trả lời phỏng vấn, chính bà cũng xác nhận, tôi viết được là nhờ Trevor, và quá nữa, Chekhov] thì Gấu mới rõ, là, chẳng có cái gì mà thoát ra khỏi tự truyện hết:

"They are my memories too, but I am not the character in the story", Những hồi ức là của tôi, nhưng tôi không phải là nhân vật trong truyện, William Trevor, nhà văn Ái-nhĩ-lan nhận xét về nghệ thuật giả tưởng. Viết, theo ông, là nghiệp (a professional activity), tuy nhiên thành phẩm - giả tưởng khi chín mùi - bắt buộc phải là của riêng. Khi dấn vào nghiệp, bạn đừng mong trốn thoát cái kẻ là bạn đó, cho dù bạn không hề có ý định tra hỏi về chính mình, cho dù bản năng cho bạn biết, rằng, đừng để dấu tay của bạn lên trang sách chừng nào, tốt chừng đó.

Mọi giả tưởng đều mang mầm tự thuật... Nhập một, con người (với những hồi ức như thế), với nhà văn, là nghiệp viết. (1)


TTT nhắc tới trường hợp Les Âmes Mortes, Những Linh Hồn Chết - Phần hai bỏ dở, chỉ gồm toàn những đoạn rời. Nhưng theo GCC, không phải ai cũng dễ lâm vào trường hợp Gogol, vì lý do dở dang của cuốn sách cũng "khủng" lắm:

Nicolai V. Gogol (1809-52), ngoài Dead Souls còn một số tác phẩm khác nữa, nhưng đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, và chỉ có một nửa tác phẩm được hoàn tất, nửa sau là những đoạn rời. Qua giai thoại, ông viết từ một gợi ý của Turgenev. Viết được một, hai trăm trang, ông đọc cho bạn nghe. Turgenev nói gần như mếu: Không ngờ dân Nga khổ đến như vầy sao! Gogol biết như vậy là hỏng, viết lại từ đầu. Ông dự kiến, đây là tập thứ nhất của một tác phẩm bộ ba đầy tham vọng: Tất cả nước Nga sẽ xuất hiện ở trong đó, ông hứa hẹn. Trong thập niên cuối đời, ám ảnh này lôi ông vào khuynh hướng thần bí mang chất tôn giáo, khi ông cố chiến đấu trong việc ghi lại sự sa đọa và cứu rỗi của Chichikov. Trước khi chết, Gogol đốt toàn bộ bản thảo. Nhưng với một số nhà phê bình, tất cả năng lực sáng tạo, Gogol đã dồn hết vào phần đầu. Tác phẩm hoàn tất từ chỗ dang dở đó. Và "Những linh hồn chết" là một đại tác phẩm. 

Chính câu văn “điều kiện duy nhất là sống sót”, và quá nữa, như TTT đẩy tới, tác phẩm sau cùng mới là tác phẩm đầu tay, cho thấy, phải qua được tác phẩm đầy chất tự truyện là, tác phẩm đầu tay!

*

Trong khi chờ Gogol

Note: Bài này, tháng nào cũng hót, theo server!

Gừng càng già càng cay. Những linh hồn chết của Gogol lại sống lại với bản tiếng Anh, mới, của nhà Penguin.

Tuồng ảo hoá đã bầy ra đấy: đầy người và vật, trong cõi thực mấp mé bờ siêu thực. Nabokov, trong một bài tiểu luận lớn, và độc đoán, coi Những Linh Hồn Chết, một thứ "Văn Đẻ Ra Đời", trong đó, những câu kệ của Gogol, giống như những câu thần chú, kêu gọi ra một thế giới, và thế giới này có thể, hoặc phát triển hoặc huỷ diệt, thì đều theo cùng một cách, là khùng điên ba trợn. 

Gogol gọi, đây là một "bài thơ" (1), và theo một số đường hướng, tác phẩm tiếng Anh gần gũi nhất với nó, là The Canterbury Tales, trong đó, nhịp điệu văn không những làm tăng thêm, mà còn tạo ra cái bất ngờ khoái tỉ về chi tiết, của người và vật. 

Nabokov cũng bị ảnh hưởng Gogol, trong "Nhạt Lửa" ("Feu Pâle", 1962), câu chuyện một gã khùng cứ nghĩ mình là vua. Trong một tiểu luận về Gogol (1944), dành cho những độc giả không chuyên, không rành tiếng Nga, Nabokov đã đưa ra một Gogol với một tầm nhìn lớn, nhưng luôn bám vào chi tiết. Ông nhấn mạnh tới tính mỹ học nội tại của bản văn, theo đó, nghệ phẩm không phải là phát ngôn viên của tác giả: nó muốn là chính nó, sáng tạo ra thực tại cho chính nó. Ông viết: 

"Chiếc Áo Khoác" của Gogol là một cơn ác mộng tối tăm và thô kệch đã chọc những lỗ thủng đen ngòm vào dòng đời chẳng có chi là rõ ràng. Một độc giả phiến diện sẽ chỉ coi đây là một câu chuyện của một tên hề quá lố. Một độc giả "nghiêm túc", coi đây là một tố cáo chế độ thư lại ghê tởm của nước Nga. Nhưng đây là một tác phẩm không dành cho bất cứ độc giả nào không biết cười, không thèm đến phát điên, một tác phẩm làm cho mình "đau đầu". Hãy tóm lấy một độc giả có đầu óc sáng tạo: đây là một câu chuyện dành cho anh ta. Và với độc giả này, Gogol chính là một bậc kỳ tài, về phi lý. Ở đây, là nghệ thuật chống lại cái thực, là hiện thực huyền ảo, là thế giới được tái dựng lại…

NQT

(1)

Trong lời tựa, bản tiếng Việt, dịch giả Hoàng Thiếu Sơn viết rõ hơn: Puskin đã từng khuyên Gôgôn sáng tác Những linh hồn chết thành một thiên 'trường ca' - poema - Chữ "poema" đây không phải có nghĩa là một tập thơ mà là một tiểu thuyết trường thiên có tính sử thi rộng lớn. Đến khi xuất bản tác phẩm, Gôgôn cho in lên bìa chữ "poema" to hơn tên sách. 

Chúng ta đều chui ra từ “Chiếc Áo Khoác”.
(We have all come out of the folds of ‘The Overcoat’). 

Trong những chú giải về Sự Sa Ngã của Con Người, có một, theo đó, Cõi Phúc của Adam bị huỷ diệt, không phải bởi vì Adam vi phạm lệnh của Thượng Đế (God), nhưng là do anh mê đắm mê đuối.... Lolita, xin lỗi, BHD, xin lỗi, Eva, tuyệt phẩm sáng tạo, một toà thiên nhiên như thế đó! Cũng vậy, cõi phúc của Akaky đã bị huỷ diệt, vì sự xuất hiện của chiếc áo khoác: 

“Vậy là tiêu trầm, biến vào hư không…. chẳng để lại một trò huênh hoang bắng nhắng nào, đối con người đó, [một ngày đẹp trời kia], một người khách hào hoa trong bộ dạng chiếc áo khoác bất thình lình xuất hiện, làm cuộc đời khốn khổ của anh sáng lên, chỉ một giây phút phù du; [rồi sau đó] là tai ương giáng lên đầu…”, vẫn Gogol, khi viết về cái chết của nhân vật của mình. Chính “người khách hào hoa… làm sáng ngời dù chỉ đôi phút phù du”, cái áo khoác, và Akaky “hệ lụy” vào nó (his attachment to it) đã xóa sạch cõi phúc của anh: một khi “đời thực” xuất hiện, đâu ai còn nghĩ đến “chép lại” làm chi nữa