*

1 2 3



















 
 

Joseph Roth Page

*

Thánh Văn Cao

Với những độc giả Việt Nam thường quan tâm tới văn học Việt Nam, và số phận hẩm hiu của những nhà văn An Nam khổ như chó, nhất là của những người thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt là Văn Cao: họ đều mang bóng dáng những nhân vật của Roth, đều cưu mang những đề tài của Roth. Chúng ta cứ tự hỏi, tại sao ông [Roth] không thể đi Mẽo: hãy giả dụ một ông Văn Cao di cư vào Nam, và sau đó vượt biên rồi nhập tịch Mẽo, là thấy ngay sự tiếu lâm của nó!

Đề tài cuốn Vị Khách Mời Của Trái Đất [Tarbaras, The Guest on Earth], của Roth, thật hợp với Văn Cao, nhưng với rất nhiều khác biệt. Đây là câu chuyện, một ông giết người sau đó trở thành thánh, và vì ông giết người, sau thú tội, và là người độc nhất thú tội, nên mới trở thành thánh!

*

Joseph Roth:
Đường Ra Trận Mùa Này
Đẹp Lắm!
On The Wrong Side of History

Về Phía Ngụy

Joseph Roth, như tiểu thuyết gia, là từ báo chí, qua vai ký giả. Tương tự Garcia Marquez, nhưng, nếu, với Garcia Marquez, ông phải dựa vào [phịa ra thì cũng được] cái gọi là hiện thực huyền ảo, thì Roth có sẵn cả 1 đế quốc Áo Hung, tha hồ mà tung hoành. Anh tà lọt Osin không có được cái "vision" này, thành ra mớ hổ lốn của anh chẳng thể trở thành 1 tác phẩm, về cả hai mặt báo chí lẫn giả tưởng. Và, như Gấu phán, cái mà Mít cần, là … giả tưởng, chứ không phải... sự thực lịch sử!

Một giả tưởng, chẳng cần dài, cỡ Y Sĩ Đồng Quê của Kafka.

Viên y sĩ bị lừa, có ngay ở ngoài đời, là nhà văn DTH.

Cảnh DTH ngồi khóc ở hè đường Sài Gòn, thì đâu có khác gì anh y sĩ già ngửa mặt lên trời than, ta bị lừa, bị lừa!

Chúng ta cứ thử tưởng tượng, nếu không có nhân vật… Tường, mà NMG khăng khăng phán, tớ phịa ra, thì liệu có Mùa Biển Động?
Cái số phận của HPNT, như bây giờ, phải chăng là do NMG phịa ra, rồi biến thành… hiện thực? 

Garcia Marquez, trả lời phỏng vấn, không tin có sự khác biệt giữa báo chí và giả tưởng, nhưng theo Gấu, hai món này khác hẳn nhau. Lấy ngay trường hợp của chính ông, khi viết Chuyện 1 người thuỷ thủ đắm tầu, The story of a shipwrecked sailor, như trong Second Read, là thấy. Đọc, Gấu lại nhớ tới cú ngụy tạo đầu độc tù VC ở Phú Lợi của…  VC.
Cả 1 cuộc chiến có thực, với bao nhiêu con người bỏ mạng, và số phận cả 1 đất nước bốn ngàn năm văn hiến biến thành... không, bắt đầu bằng 1 cú ngụy tạo!

Joseph Roth

Bài về Joseph Roth, “On the wrong side of History”, Ở lầm phía lịch sử, đọc [Hành Khúc] “Radetzky March” và “Ngôi Mộ Hoàng Đế”, “The Emperor’s Tomb”, lạ, khi chỉ ra cách viết “vãi lệ” của Roth, dễ làm lầm lạc hồi ức lịch sử, nhưng, theo tác giả bài viết, có lẽ đếch có cách viết nào khác, về cái thời của ông. Cozetzee cũng chỉ ra điều này, khi đọc Roth.

Ui choa, lại liên tưởng khùng, liệu có cách nào viết khác, về Xề Gòn ngày nào của GCC?

Ông ta viết tiểu thuyết ở quán cà phê, vào những thời hạn chót, giữa những biến động đánh dấu bước đi của Âu Châu, từ Đệ Nhất qua Đệ Nhị Thế Chiến.
Joseph Roth: Vị sư phụ bị lãng quên, a forgotten master, chữ của The New Yorker,  vừa được kiếm thấy lại, ở cả hai bên bờ đại dương.
Tại Pháp, trên tờ L' Express số đề ngày 8 Tháng Giêng, 2004, là bài viết của Daniel Rondeau, và một đề nghị:
 Đã Đến Lúc Phải Vinh Danh Roth trong Điện Chư Thần [un panthéon pour Roth].
Sa plume, trempée dans l'encre du courage, était celle d'un combattant, qui mettait dans le même sac communistes et nazis.... Il citait Heine: «Là où on brûle les livres, on brûle aussi les hommes.»
[Ngòi bút của Roth, đắm đẫm mực can đảm, là của một chiến sĩ, người bỏ vào trong cùng một rọ cả hai đám người Cộng Sản và Nazi... Ông trích dẫn nhà thơ Đức, Heine: "Nơi nào đốt sách, nơi đó đốt người."]
Tại Mỹ, Joan Acocella, trên tờ Người Nữu Ước số đề ngày Jan 19, 2004, sống lại những giấc mơ Âu Châu của ông. (1)

Đón đọc bản dịch tiếng Việt, bài của Joan Acocella,  trên Tin Văn. Trong khi chờ đợi, bạn có thể đọc bài viết của nhà văn Nobel 2003, J.M. Coetzee:

Hoài nhớ quá khứ đã mất, và nỗi nhức nhối về một tương lai không nhà, là ở ngay tâm của mọi tác phẩm viết vào lúc đương độ  [mature work], của tiểu thuyết gia Áo gốc Do Thái, Joseph Roth. “Kỷ niệm không làm sao, không thể nào quên được của tôi, là  chiến tranh và sự chấm dứt quê cha, ‘quê hương độc nhất’ mà tôi đã từng có: vương quốc Áo Hung”, ông viết vào năm 1932. “Tôi yêu quê cha đó”, ông tiếp tục viết về nó, trong lời mở tác phẩm The Radetzky March. “Nó cho phép tôi là một kẻ ái quốc, và là một công dân trong số tất cả những con người Áo, và cũng là người Đức. Tôi yêu những đức tính và những phẩm hạnh của cái quê cha đó, và giờ đây, khi nó đã chết, và đã rời bỏ, tôi yêu luôn cả những cái dởm dáng, những cái  yếu đuối của nó.” The Radetzky March đúng là một bài thơ lớn, một ai điếu cho một xứ sở có tên là Hadsburg Austria, được viết ở một miền ven biên của xứ sở vương giả này; một cuốn tiểu thuyết lớn lao của một kẻ chỉ có một tí dấu chân của mình, ở trong cái cộng đồng văn chương Đức.

*

The Letters of Joseph Roth

European Dreams

Rediscovering Joseph Roth.

Darkness before dawn

The resurrection of a rare writer living at a grim time

Joseph Roth

*

Joseph Roth, như tiểu thuyết gia, là từ báo chí, qua vai ký giả. Tương tự Garcia Marquez, nhưng, nếu, với Garcia Marquez, ông phải dựa vào [phịa ra thì cũng được] cái gọi là hiện thực huyền ảo, thì Roth có sẵn cả 1 đế quốc Áo Hung, tha hồ mà tung hoành. Anh tà lọt Osin không có được cái "vision" này, thành ra mớ hổ lốn của anh chẳng thể trở thành 1 tác phẩm, về cả hai mặt báo chí lẫn giả tưởng. Và, như Gấu phán, cái mà Mít cần, là … giả tưởng, chứ không phải... sự thực lịch sử!

Một giả tưởng, chẳng cần dài, cỡ Y Sĩ Đồng Quê của Kafka.

Viên y sĩ bị lừa, có ngay ở ngoài đời, là nhà văn DTH.

Cảnh DTH ngồi khóc ở hè đường Sài Gòn, thì đâu có khác gì anh y sĩ già ngửa mặt lên trời than, ta bị lừa, bị lừa!

Chúng ta cứ thử tưởng tượng, nếu không có nhân vật… Tường, mà NMG khăng khăng phán, tớ phịa ra, thì liệu có Mùa Biển Động?
Cái số phận của HPNT, như bây giờ, phải chăng là do NMG phịa ra, rồi biến thành… hiện thực? 

Garcia Marquez, trả lời phỏng vấn, không tin có sự khác biệt giữa báo chí và giả tưởng, nhưng theo Gấu, hai món này khác hẳn nhau. Lấy ngay trường hợp của chính ông, khi viết Chuyện 1 người thuỷ thủ đắm tầu, The story of a shipwrecked sailor, như trong Second Read, là thấy. Đọc, Gấu lại nhớ tới cú ngụy tạo đầu độc tù VC ở Phú Lợi của…  VC.
Cả 1 cuộc chiến có thực, với bao nhiêu con người bỏ mạng, và số phận cả 1 đất nước bốn ngàn năm văn hiến biến thành... không, bắt đầu bằng 1 cú ngụy tạo!

*

Thánh Văn Cao

Với những độc giả Việt Nam thường quan tâm tới văn học Việt Nam, và số phận hẩm hiu của những nhà văn An Nam khổ như chó, nhất là của những người thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt là Văn Cao: họ đều mang bóng dáng những nhân vật của Roth, đều cưu mang những đề tài của Roth. Chúng ta cứ tự hỏi, tại sao ông [Roth] không thể đi Mẽo: hãy giả dụ một ông Văn Cao di cư vào Nam, và sau đó vượt biên rồi nhập tịch Mẽo, là thấy ngay sự tiếu lâm của nó!
 Đề tài cuốn Vị Khách Mời Của Trái Đất [Tarbaras, The Guest on Earth], của Roth, thật hợp với Văn Cao, nhưng với rất nhiều khác biệt. Đây là câu chuyện, một ông giết người sau đó trở thành thánh, và vì ông giết người, sau thú tội, và là người độc nhất thú tội, nên mới trở thành thánh!
*

Tiệm bán sách của tụi mũi lõ đầu tiên ở khu Quận Cam, Gấu ghé với Nguyễn Tân Văn [thi sĩ Nguyễn Hà Tuệ (1)] cũng 1 ông bạn từ hồi 1954]. Anh xém chết, lần đi cùng Gấu xuống Ba Xuyên lấy xác thằng em. Khi đó, anh, giáo viên bị gọi động viên đóng ở Cần Thơ. Trên đường đi, Gấu ghé, kéo anh đi cùng. Lượt về, anh đi xe đò, Gấu theo máy bay cùng cái hòm của thằng em, và cô vợ tính cưới của thằng em, nhưng không kịp. Xe đò đi trước xe của anh bị trúng mìn VC.

*

Hàm & Quyên & Văn & GCC & Lãng & Hà. Trừ Văn, tất cả quen nhau những ngày đầu di cư, vì cùng học trường Văn Hóa của Thầy Nguyễn Khắc Kham, chỉ là 1 căn hộ trong 1 con hẻm, đường Ngô Tùng Châu, Ngã Sáu, Sài Gòn.

(1)

Ba Mươi Tháng Tư [2004] đọc Thơ Thanh Tâm Tuyền

Nhưng phải đợi đến đầu năm 87 ở Lao Kay, lần đầu tiên nhận được tin nhà, biết Mai Thảo đã vượt thoát, Thanh Tâm Tuyền mới chợt tỉnh giấc hôn thụy, và chúng ta mới thấy hết ý của lời khen của TTT dành cho bạn mình là Tô Thuỳ Yên [luý dịch hay thật!]. Một lời khen biến thành một lời tiên tri, cho số phận của ba nhà thơ.

- Mai Thảo, chắc chắn là nhận ra được lời nhắn gọi của bạn mình [Trong thơ tui có thơ anh], nên đã trở lại với thơ, nhờ vậy chúng ta có

Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền.
- Tô Thuỳ Yên tiếp tục làm thơ, và có Ta Về.
- Thanh Tâm Tuyền, có Thơ Ở Đâu Xa.

Toàn bài thơ là từ "chợt tỉnh giấc hôn thụy", mà ra:

Sáng nay, thức giấc, nhà giam
Nhớ thơ làm hồi trẻ 
Đã qua đã qua chuỗi ngày lạnh lẽo.
Cũng qua cơn hạn khác thường... 

Bạn hãy nhớ lại câu thơ của Holderlin:
Nơi nào có hiểm nguy, nơi đó có cứu rỗi.

NQT

*


Joseph Roth:
Đường Ra Trận Mùa Này
Đẹp Lắm!

*

Gấu mua Joseph Roth ở Noble & Barnes Quận Cam, lần đầu tiên ghé, cũng lâu lắm rồi, nhìn thấy, mừng quá, rinh cả 1 lô mấy cuốn, bên Canada không thấy có, anh bạn NTaV ngạc nhiên trố mắt, thằng cha nào vậy, hà hà!
Về, mải mê đọc, đúng thời gian Sến nhờ dịch1 bản văn tiếng Tây, thấy dễ nhá, đi 1 đường lẹ như máy, gửi đi, hóa ra là dịch sai khủng khiếp, khiến Sến lúc đầu còn nhờ sửa, sau đành quăng thùng rác, nhờ 1 người khác dịch lại.

*

"Tôi viết nó thẳng một lèo," Roth viết thư cho bạn mình, là Stefan Zweig, sau khi hoàn tất cuốn sách vào năm 1936. Trường hợp Joseph Roth là cái ngược đời vốn chỉ dành cho những bậc đại trí, đại nhân, thí dụ như Kafka. Vốn được coi là một trong những nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ, nhưng lại được rất ít người đọc. Có vẻ như gần đây, nhân loại bắt đầu sửa sai, về những lỗi lầm trọng đại như trên. Nadine Gordimer, nhà văn Nam Phi, Nobel văn chương trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, coi toàn bộ tác phẩm của ông, một “tragédie humaine”,  Bi Kịch của Con Người, được viết bằng kỹ thuật giả tưởng hiện đại. Ngoài ông ra, không nhà văn hiện đại nào, ngay cả Thomas Mann, tới gần được cái toàn thể, một mục tiêu bất khả của chúng ta – our impossible aim - theo nhà phê bình Mác xít G. Lukacs. 

Roth, cho tới khi ông mất vào năm 1939, là một trong số những nhà văn Đức lỗi lạc nhất, lưu vong. Thành thạo môn võ công Song Thủ Hổ Bác, tác phẩm của ông vừa là giả tưởng vừa là báo chí với những nối kết thật khó mò, giữa lưu vong và thân phận của riêng từng con người [điều mà chúng ta gọi là "căn cước", identity], giữa đời tư và đời công, Lời Thú Tội Của Một Sát Nhân, nằm trong dòng Conrad [với cuốn Tên Mật Vụ, The Secret Agent], Dos [với Tội Ác và Hình Phạt]... là một dẫn nhập tuyệt hảo vào cái thế giới của những Ông Cố Vấn, Ván Bài Lật Ngửa,Thời Gian Của Người, Người Mỹ Trầm Lặng... 

Joseph Roth, tên khai sinh là Moses Joseph Roth, sinh ngày 2 tháng Chín, 1894, trong một gia đình Do Thái, tại Brody, Galicia, vùng cực đông của đế quốc Habsburg lúc đó. Mất ngày 27 tháng Năm 1939 tại Paris. Ông chẳng bao giờ nhìn thấy bố, biến mất trước khi ông ra đời, và sau đó mất vì bịnh điên. Được mẹ và gia đình bên ngoại nuôi nấng. Học Brody, đại học Lemberg, Lvov hay Lviv sau chuyển qua Vienna vào năm 1914. Phục vụ một, hoặc hai năm trong quân đội Áo Hung tại mặt trận miền đông, như là phóng viên hay censor [kiểm duyệt viên]. Sau đó, ông viết, “Kinh nghiệm mạnh nhất của tôi là về Chiến Tranh và sự huỷ diệt quê cha [fatherland], thứ độc nhất mà tôi có được, đó là đế chế Áo Hung.” 

 Vào năm 1918, ông trở lại Vienna, bắt đầu viết cho những tờ báo khuynh tả với cái tên là Roth Đỏ, ‘der rote Roth’, Roth, một tay xã hội chủ nghĩa với trái tim chảy máu, ‘the bleeding heart Socialist”. 1920 ông dời tới Berlin, và vào năm 1923 ông cộng tác với báo Frankfurter Zeitung. Những năm tiếp theo, ông đi du lịch suốt Âu Châu, và từ những nơi đó, viết bài về cho báo trên: miền nam nước Pháp, Liên Xô, Albania, Đức, Ba Lan, và Ý. Ông là một trong những phóng viên số một, và được trả tiền hậu hĩ  nhất - một thứ tiền nhuận bút như trong mơ, the dream rate -  vào thời đó: một Đức mác/một dòng!

Một số bài sau được in trong The Panopticum on Sunday (1928), và trong Wandering Jews [Do Thái Lang Thang, 1927]: một cái nhìn khô khan về vị trí của những cộng đồng Do Thái tại Đông và Trung Âu. 

Roth, trong thời gian là phóng viên tại Vienna, là một trong những nhà văn đầu tiên ngửi ra những thảm hoạ sắp tới, sẽ do Hitler gây ra. Ông cũng là người đầu tiên chống lại những người Cộng Sản, nhận ra bản chất ma quỉ của sự cai trị của Stalin [recognizing the evil nature of Stalin’s rule].

Khi Nazi lên nắm quyền vào năm 1933, Roth sống tại Paris, nhưng còn ở Amsterdam, Ostende, miền nam nước Pháp, viết cho những tờ báo lưu vong.

Như Walter Benjamin - người đồng thời, đã từng viết cho tờ Frankfurt, đã từng đi Liên Xô và vỡ mộng - nhận xét về Roth, rằng Roth đã tới Liên Bang Xô Viết như là một tay Cộng Sản tin tưởng ở chủ nghĩa này, nhưng khi rời nơi đây, như một tay Royalist: Quan điểm chính trị royalist, bảo hoàng, thực ta chỉ là cái mặt nạ che giấu niềm bi quan chán chường của Roth. Bài viết cuối cùng của ông có nhan đề là “Goethe’s Oak [Cây Sồi của Goethe tại] at Buchenwald”. Buchenwald sau đó là một trong những trại tù và lò thiêu người của Nazi. 

Những năm cuối đời của ông thật là vất vả. Rời khách sạn này tới khách sạn khác, uống như hũ chìm, khốn khổ vì tiền bạc và tương lai thì thật là mù mịt. Ông hoàn toàn suy sụp khi nghe tin nhà soạn kịch Erns Toller treo cổ tự tử tại Nữu Ước. Trong những giấy tờ để lại của ông, có một thiệp mời của Pen Club [cơ quan này đã đưa Thomas Mann và nhiều người viết khác tới Mỹ]. 

Thật khó mà tưởng tượng nổi, một nhà văn Roth, trên một chiếc thuyền trực chỉ Thế Giới Mới, và sau đó, tiếp tục sống, và viết ở đó, và tuyên bố: không đi đâu nữa!

Thế giới của ông là một thế giới cũ, và ông sống, đến nát bấy, không chỉ một, mà cả hai, cái thế giới đó, và chính ông.

*
Với những độc giả Việt Nam thường quan tâm tới văn học Việt Nam, và số phận hẩm hiu của những nhà văn An Nam khổ như chó, nhất là của những người thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt là Văn Cao: họ đều mang bóng dáng những nhân vật của Roth, đều cưu mang những đề tài của Roth. Chúng ta cứ tự hỏi, tại sao ông [Roth] không thể đi Mẽo: hãy giả dụ một ông Văn Cao di cư vào Nam, và sau đó vượt biên rồi nhập tịch Mẽo, là thấy ngay sự tiếu lâm của nó!
 Đề tài cuốn Vị Khách Mời Của Trái Đất [Tarbaras, The Guest on Earth], của Roth, thật hợp với Văn Cao, nhưng với rất nhiều khác biệt. Đây là câu chuyện, một ông giết người sau đó trở thành thánh, và vì ông giết người, sau thú tội, và là người độc nhất thú tội, nên mới trở thành thánh! Như lời giới thiệu trên trang bìa [ấn bản bìa mỏng xuất bản lần thứ nhất, năm 2002, nhà xb The Overlook Press, New York]: Đây là một truyền thuyết xẩy vào những năm đầu Cách Mạng Nga, câu chuyện một người nông dân Nga, ngay từ nhỏ được một bà thầy bói tiên đoán số mệnh: sẽ trở thành một kẻ sát nhân, và một vị thánh. Dưới bàn tay phù thuỷ của Roth, cả một giai đoạn hung bạo của lịch sử đã được nhét vào một “lỗ đen”, là số phận của một con người. Hay như nhân vật trong cuốn Nhà Tiên Tri Thầm Lặng, The Silent Prophet, dựa vào cuộc đời một nhân vật có thực ở ngoài đời là Trotsky, qua đó, Roth khẳng định, cuộc đời [của nhân vật chính] Kargan chỉ có một tí dây mơ rễ má với sự kiện lịch sử, như bất cứ một cuộc đời thực nào khác. Nhất quyết, nó không được đưa ra nhằm để chứng minh một quan điểm chính trị, nhưng mà là một chân lý muôn đời, cổ xưa, là, một cá nhân luôn thất  bại, vào lúc sau cùng [... at most, it demonstrates the old and eternal truth that the individual is always defeated in the end].