*




Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

Paris Match:
Ông có buồn vì không nhìn thấy hòa bình được ký kết, khi ông còn sống?
Peres:
Tôi đâu có vội chết. Và tôi tin vào phép lạ. Chỉ nhìn Âu Châu là thấy. Hàng ngàn năm, thù hận, chiến tranh, máu đổ xuống mảnh đất này. Tuy nhiên… Anh và Pháp không còn coi nhau là kẻ thù truyền kiếp. Vào tháng Năm 1945, chẳng ai có thể tiên đoán, mà không bị coi là không tưởng, Âu châu có được hòa bình, Đức và Ba Lan nói chuyện với nhau, và những thế hệ trẻ tha hồ đi lại, bay nhảy trong không gian này. Đúng là một phép lạ, như Israel. Ai có thể tin rằng, ba năm sau Lò Thiêu, có 1 Quốc gia Do Thái?  Và Quốc gia đó ngày càng thịnh vượng? Bữa nay, khi nói chuyện với những người Âu châu, tôi không nghĩ rằng, những phép lạ đó sẽ chấm dứt.
Làm sao mà 1 ông Nobel hòa bình lại trải qua suốt đời lo chuyện chiến tranh?
Tôi không sửa soạn chiến tranh. Tôi sửa soạn chống đỡ. Israel đâu có chọn lựa, chỉ hoặc chết.
 (1)


Le monde a changé. Il n’a plus besoin de leaders, il lui faut des serviteurs.
Thế giới thay đổi. Nó đếch cần lãnh đạo, mà cần đầy tớ!
(1)

Paris Match:
Vào năm 1993, ông đã sờ vô được hòa bường, với người Palestines. Hai chục năm sau, ngõ cụt tuyệt đối. Ông có coi đây là 1 thất bại cá nhân?

Shimon Peres [đúng 9 bó, hơn GCC, tệ lắm, cả 1 con giáp]:
Không. Những mục tiêu lớn cần những cuộc chiến đấu lớn, và điều này hàm ngụ, không thể tránh được, những khoảnh khắc giật lùi. Nếu nhìn lại, thì tôi thấy chúng tôi thấy quả là đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trước hết, người Palestines đã công nhận Israel như là 1 quốc gia thực sự, và chúng tôi, chúng tôi công nhận họ, như là một dân tộc. Bây giờ, họ phát triển về mặt kinh tế. Họ trở thành 1 quốc gia đang trở thành. Lần đầu tiên trong lịch sử của họ, họ đang xây dựng một thành phố mới, hiện đại, ngay bên cạnh Ramallah. Không thể tưởng tượng được. Và chúng tôi, chúng tôi cũng làm được 1 điều chẳng thua gì, chúng tôi đã di tản ra khỏi Gaza. Chúng tôi nhổ bật 22 vùng đồn điền để trao trả dải đất cho người Palestines. Điều thật buồn là đám Hamas xía vô, và, thay vì xây dựng 1 bến cảng hòa bình, thì lại có một lực lượng khủng bố. Bây giờ chúng cứ thế nã đạn vô chúng tôi, chẳng cần lý do con khỉ gì hết.
Vả chăng, khủng bố mà cần gì lý do? Nhà đại chiến lược nổi danh Clausewitz chẳng bán được 1 cuốn nào vào lúc này, bởi vì theo lý thuyết của ông, chiến tranh chỉ là chính trị nới rộng ra.

Một lý thuyết như thế làm sao mà… VC nghe lọt tai!
Chứng cớ: 30 Tháng Tư 1975 đó!

Hà, hà!

Cái câu nói của Peres, theo Gấu, thuổng của anh y tá dạo Ba Dzũng: Tớ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân giao nhiệm vụ Thủ Tướng, tớ đâu có dám từ chối!



Nhiều người cho rằng Mẽo leo thang chiến tranh, khi dội bom Bắc Kít.
Không phải.
Mẽo muốn bỏ chạy. Khi bom nổ trước nhà Ông Lành, thì Ông Lành phải rét thôi.

Lần Gấu gặp lại ông cậu, Cậu Toàn, ông kể Bắc Kít rất sợ cái kế "không thành" của Khổng Minh, được Mẽo áp dụng vào cuộc chiến Việt Nam, nghĩa là, rất sợ, nếu đem hết VC chủ lực đánh vô Sài Gòn, để Mẽo, từ Đệ Thất Hạm Đội, lên máy bay, rồi nhảy xuống Hà Nội, rồi ăn sáng ở Bờ Hồ, tối ngủ đỡ nhà sàn Bác Hồ!
Ông nói, “ta” bắt được 1 tên Xịa cao cấp, uýnh nó, hỏi, liệu xẩy ra chuyện đó, nó lắc đầu, Mẽo chuồn là chuồn, chán xứ Mít quá rồi! Chỉ đến khi nhận được “mail” của Cao Bồi, “bạn của cháu”, thì mới yên tâm, đổ toàn lực luợng vô chiến dịch cuối cùng!


*

*

Để bỏ chạy khỏi Việt Nam, Mẽo phịa ra cú Vịnh Bắc Bộ, rồi, vin vào đó, dội bom vào đít đám VC ở Bắc Bộ Phủ, chúng sợ chết quá, bèn ký hiệp định Paris.
Sau đó, Mẽo thú nhận cú ngụy tạo.
VC cũng làm như thế, để nhử Mẽo vô Miền Nam, ngụy tạo vụ đầu độc tù Phú Lợi.
Nhưng dân Mít sẽ chẳng bao giờ được nghe lời thú tội của VC!
Tất cả những tội ác cuộc chiến Việt Nam, như thế, là do VC gây nên.

Đó là sự thực lịch sử, nhìn từ thuở dựng nước Mít.
Nói rõ hơn, Bắc Kít không thể nào mà không làm thịt Nam Kít

Nhiều người cho rằng Mẽo leo thang chiến tranh, khi dội bom Bắc Kít.
Không phải.
Mẽo muốn bỏ chạy. Khi bom nổ trước nhà Ông Lành, thì Ông Lành phải rét thôi.

Lần Gấu gặp lại ông cậu, Cậu Toàn, ông kể Bắc Kít rất sợ cái kế "không thành" của Khổng Minh, được Mẽo áp dụng vào cuộc chiến Việt Nam, nghĩa là, rất sợ, nếu đem hết VC chủ lực đánh vô Sài Gòn, để Mẽo, từ Đệ Thất Hạm Đội, lên máy bay, rồi nhảy xuống Hà Nội, rồi ăn sáng ở Bờ Hồ, tối ngủ đỡ nhà sàn Bác Hồ!
Ông nói, “ta” bắt được 1 tên Xịa cao cấp, uýnh nó, hỏi, liệu xẩy ra chuyện đó, nó lắc đầu, Mẽo chuồn là chuồn, chán xứ Mít quá rồi! Chỉ đến khi nhận được “mail” của Cao Bồi, “bạn của cháu”, thì mới yên tâm, đổ toàn lực luợng vô chiến dịch cuối cùng!

Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

Lần ở trại cải tạo Phạm Văn Cội, thực sự mà nói, Gấu không có cảm tưởng đi tù. Trại thuộc một nông trường quốc doanh, ở lẫn vào với làng xóm. Tiêu chuẩn tù cao hơn dân, bởi vì ngoài khẩu phần tù, còn thêm gia đình thăm nuôi. Dân đói khủng khiếp, cứ mỗi lần lãnh khẩu phần ăn tù là trại viên thường đem cho họ. Bù lại, họ coi tù như người trong gia đình.
Lần đầu Gấu Cái lên thăm, mấy ông trại viên thân với Gấu trố mắt nhìn, hỏi, tại sao chị không mặc áo dài, tụi này thèm nhìn người thành phố trong chiếc áo dài. Gấu Cái nói, sau ngày giải phóng, đâu còn cái nào, bán hết lấy tiền mua gạo rồi.
Không có Nhà Hội. Hai vợ chồng chạy qua nhà dân.
Lần đó, Gấu được tha, là nhờ Joseph Huỳnh Văn. Ông thi sĩ lúc đó làm chủ nhiệm một hợp tác xã mộc. (3)

Cái ông “trại viên”, trố mắt nhìn, đề nghị Gấu Cái lần sau đi thăm Gấu Đực, nhớ mặc áo dài, có nick là… Thái Dúi.
Tên VC Thái Dúi viết mail chửi Gấu, ông đúng là 1 tên vô học [khi đặt cho ông ta 1 cái nick như thế], đâu có biết, Thái Dúi là 1 trong những tên tù cải tạo rất thân của Gấu, những ngày ở nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi.
Mà Gấu cũng đâu cần hắn biết.

Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

"Nơi chốn không chết như con người, nhưng chúng tang thương dâu bể đến nỗi chẳng còn chi được giữ lại, về một thời nó đã là..." , W. Trévor viết về miền thơ ấu (Ái Nhĩ Lan) của ông.
Tôi chỉ muốn thêm vô: "... chẳng còn chi được giữ lại, cho một con người ngày xưa đã từng ở đó."
Tôi cũng có đọc một lời khuyên, nên viếng thăm nghĩa địa, mỗi lần ghé một thành phố. Buendia, trong Trăm Năm Cô Đơn, (Garcia Marquez), muốn bỏ Macondo, tìm một đất lành khác. Anh giải thích: "con người thuộc về nơi chốn, khi dưới đất có một người chết". Ursula, bà vợ dịu dàng, nhưng quyết liệt, "nếu cần một cái mả, tôi sẽ ra đó nằm."
Còn nhớ một cụ già, khi nghe tin máy bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, bà cụ giật mình, vậy là động mồ động mả, ông bà mình làm sao ngủ yên ?...

Bếp Lửa trong Văn Chương

Bài viết này, khi viết, là tính dùng làm Tựa cho tập truyện ngắn đầu tay của 1 anh bạn. Nhưng khi anh đọc, và Gấu đọc lại, thì vưỡn còn ngửi ra mùi nước đái, ngập ngụa Ga Hàng Cỏ khiến cô gái Bắc Kít xúc động, và nhận lời cầu hôn của anh VC lên tầu vô Nam chiến đấu; mùi nước đái và cử chỉ cầu hôn “lấn át” cái cử chỉ thật nên thơ của anh tù cải tạo Miền Nam chưa từng tới Hà Nội, nhưng đã mê từ khi còn đi học, đọc Nhất Linh,…  Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn.

Anh đề nghị Gấu viết 1 bài khác. Và cái bài khác kia thì thật vừa ý anh, và Gấu, vì đọc, thì lại ra cả 1 cõi Miền Nam "nhân hậu và cảm động" ở trong đó (1)

Khi bạn quí của Gấu nhận làm Thầy ở 1 trường đại học Mẽo, phôn hỏi, mày có cái gì về đề tài văn chương hải ngoại... Gấu bèn phán, văn học hải ngoại, quái, là có đến mấy cú lên đường khác nhau.

Cú đầu tiên, liền sau 1975, văn chương tố cáo tội ác VC.
Cú thứ nhì, toan tính đầu tiên hội nhập….
Cú thứ tư, có sự gia nhập của đám Bắc Kít.
Và cú thứ tư này mới đúng là cú khởi đầu của nó.

Bài viết trên, là nằm trong giấc mộng lớn của Gấu Cà Chớn, về 1 dòng văn chương lớn, về tấm bản đồ tỉ lệ 1/1 rách bươm Borges đã từng nhắc tới, của lũ Mít hải ngoại, mang được ra khỏi nước, và cố vá víu cho lành lặn.

Đó là thời gian Gấu “rỏ máu 10 đầu ngón tay” viết đơn xin cắp rổ theo hầu Sến Cô Nương, ở Chợ Cá Bá Linh, mặt dầy xin viết thí cho đám khốn kiếp Hậu Vệ…
Chúng cám ơn bằng cách xúm lại chửi Gấu.
Viết, nhớ lại, và cũng để nhắn anh tà lọt Osin, rằng, có đức độ, có lòng thành, có hối lỗi, xin tha tội…. chưa chắc đã vô được địa ngục VC!
Đừng nói là tâm địa khốn kiếp.
Tâm địa khốn kiếp, mà có khi, tay "cũng" đầy máu, cũng nên!

(1)

Bài viết bên lề một cuốn sách 

Tôi quen Nguyễn Chí Kham đã lâu, từ cái hồi Nghệ Thuật. Truyện "đầu tay" của tôi, Nghệ Thuật số 9. Của anh, số 10. Thành thử, giữa hai người viết, không có tinh thần trên, dưới. Trộm nghĩ, cũng còn may, ra tới ngoài này, được chiêm ngưỡng chiếu bồ đoàn của một vị nữ tu, thí dụ vậy, chuyện trên, dưới tựa giấc chiêm bao, hoặc thuộc tiền kiếp.
Dẫn nhập, theo kiểu thù tạc, cũng không. "Thì cứ lảm nhảm đi, anh già này cũng làm cho tụi mình vui lên được một vài phút!", hình như tôi đã loáng thoáng nghe, có một người trẻ, nói về thế hệ cha chú của mình, những chủ xị, "mastermind" của cuộc chiến thịt da nát tan, người chết hai lần...
Khi đọc sơ mấy truyện anh đưa,1 tôi chợt nẩy ra ý nghĩ, hay là mình thử đề nghị với anh, với người đọc, một cách viết "kép", theo kiểu Faulkner, khi viết Những Cây Cọ Dại, The Wild Palms: hai truyện viết song song, xen kẽ, bề ngoài chẳng có chi liên hệ. 

Ở đây, có quá nhiều liên hệ. Hai đứa cùng thời, cùng bị cuộc chiến hành hạ, và khi thoát ra, mỗi đứa một cách. Và tôi cũng tin rằng, khó có ai còn lành lặn, sau một cuộc chiến như thế. Sau những ngày học tập dài như thế. Tuy vậy, vết thương của anh, có vẻ không nặng nề, qua những truyện ngắn kế bên. Anh mang theo vầng trăng qua những trại tù, và nó cứ thơ ấu mãi, như một cậu học trò ở trong anh. Cái cậu học trò này, ngày xưa, chỉ mong được cô giáo gõ cho vài cái vào tay, sau này bắt chước Anatole France, nhẹ nhàng an ủi cô giáo, khi cô nằm trên giường bệnh: "Hãy ngủ đi, ngày mai chúng ta sẽ lên đường." Cậu học trò, không có những bước chân sáo, không đi qua vườn Lục Xâm Bảo, nhưng ngày ngày mang cơm cho cô giáo của mình. Cậu có một ông bố ở trong quân đội, có một bà mẹ phải tần tảo nuôi con... Tôi không hiểu, tại sao cậu lại có mãi một vầng trăng thơ ấu, như thế, trong một cuộc sống như thế. Sau một cuộc chiến như thế. Đây là một phép lạ của những bài toán hình học, của những giờ học ngoại ngữ chăng? Nếu cậu không gặp một cô giáo như thế, liệu cậu có tìm ra vầng trăng "thề" thơ ấu mãi hay không? Và cái bài học văn chương, phải chăng nó cũng bắt nguồn từ đó? 

Có những truyện ngắn thuộc loại "kiệt xuất"; đọc, ta ngỡ ngàng, đến nghẹt thở, nhưng kể cả tác giả, lẫn người đọc, đều không tin, nó sẽ có những "đàn em". Tác giả khi viết, và độc giả, khi đọc, đều cảm thấy sẽ có lúc phải chia tay với nhân vật trong truyện. Truyện ngắn Bức Tường của Sartre, Kẻ Xa Lạ của Camus, hay Rượu Chưa Đủ của Dương Nghiễm Mậu, chẳng hạn. Tôi cứ nghĩ đến cảnh chia tay của họ Dương, với bầy sư tử của ông. Tôi vẫn nghĩ, những truyện ngắn như vậy, là những ẩn ức, những phẫn nộ, những nỗi đau, của đời sống, nhiều hơn là của văn chương. 

Với Nguyễn Chí Kham, độc giả không gặp những truyện ngắn như vậy. Truyện ngắn của anh không tạo những cú sốc, theo cả hai nghĩa văn chương, lẫn cuộc đời. Cô giáo trong truyện Trăng ơi, thơ ấu mãi không làm người đọc bận tâm với một con quỷ của sự tò mò: cô có những nét riêng, để người đọc nhớ, và làm cho cậu học trò mới lớn phải bâng khuâng. Người đọc có thể tưởng tượng, nhưng đừng quyết đoán, việc cô tức giận, khi cố gắng làm cho cậu học trò hiểu một bài toán: một cố gắng để ngăn chặn tình cảm, chỉ ở mức đó, giữa hai người. Có thể chính vì vậy mà cậu học trò không thể chia tay với cô giáo, và tìm cách cho cô giáo sống lại mãi mãi, cùng với vầng trăng thơ ấu. Chúng ta sẽ còn gặp cô, ở trong những truyện sau.

Và tôi cứ tưởng tượng ra cậu học trò ngày xưa, đã nói với cô giáo như thế này: 

"Đó là một điều cô dậy em, tâm hồn của em. Cô dậy em rất nhiều điều. Trước tiên, cô đã nhốt em trong nụ cười của cô, như người học trò trong lớp học tháng tám. Rồi cô trả em về thế gian, với bổn phận viết về nó, như nó là: đen rợn người ở bên trên, trong trắng nhiệm mầu ở bên dưới . 

"C'est une chose que tu m'as apprise, mon âme. Tu m' as appris beaucoup de choses. Tu m'as d'abord enfermé dans ton rire comme un écolier dans la classe au mois d'aout, puis tu m'as rendu au monde avec pour devoir de l'écrire comme il est: affreusement noir en dessus, miraculeusement pur en dessous."

(Christian Bobin, L'inespérée).

Đen một cách ghê rợn, phải chăng là những ngày dài, trước, trong, và sau trại tù?
Trong trắng nhiệm mầu, là vầng trăng thơ ấu mãi?

NQT

*

Bác Hồ Iêu

Tờ LRB, Điểm sách London, 22 Nov 2012 đọc Đỉnh Cao Chói Lọi của DTH
Đọc bài này cũng thú lắm, thay vì đọc Hanoi's War của nữ sử gia Mít
Hay Bên Thắng Nhục của tà lọt Osin

Người điểm sách, Tariq Ali,  kể 1 giai thoại, đúng hơn, kỷ niệm, khi mới ra trường. Rất nhiều năm trước đây, ông có dịp dùng bữa trưa với 1 tay làm xb. Ông ta hỏi, ông muốn viết nhất, cuốn gì, What book would you most like to write? Lúc đó chiến tranh Mít đang leo thang, cố vấn Mẽo đổ vô tới tấp sau cú Ấp Bắc, Tháng Giêng 1963. Bản thân Ali, ông cho biết, ông đã phá hoại cuộc thi ra trường của mình, vì với mọi câu hỏi, thì ông đều đưa nỗi đau vàng, le mal jaune, vô, bringing Vietnam to every answer. 
Và chính vì thế, câu trả lời của ông với tay này, là… Việt Nam:

Tôi muốn viết 1 cuốn tiểu sử về Bác Hồ thân thương của chúng ta!
Nhưng ông có biết tiếng Tẩy không?
Không.
Tiếng Mít?
Không.

Vậy thì tốt nhất, ông đi ghi tên liền 1 khóa tiếng Mít trong khi tôi đánh 1 cái điện cho Bác Hồ.

Một tháng sau, Anthony Blond, tay xb, phôn, giọng hứng khởi:
Tớ nhận được mail (điện tín) của Bác Hồ rồi. Tới ngay văn phòng...

Cái bức điện của Bác thì mới khiêm nhường, như Bác vẫn hằng hằng khiêm nhường:
Cám ơn ông quan tâm tới tui. Cái ý nghĩ của ông viết tiểu sử tui, thì chưa hề đến với tui bao giờ hết.
"Thank you for your interest. The thought of you writing my biography never occurred to me. Ho Chi Minh"

Đúng là Bác Hồ!
Bảnh hơn cả…  Thầy Cuốc, tớ đếch quan tâm đến chuyện Bác Hồ có mấy vợ!

Hà, hà!


Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

Gulag của Solz, cơ bản khác hẳn những cuốn trước - những hồi ức cá nhân, trong có những phát hiện có tính xã hội - không chỉ vì trong đó là hàng hàng chứng tích, từ những hàng hàng lớp lang con người, với những cuộc sống khác nhau, từ đó phản chiếu cả một xã hội, cả một dân tộc; ấn tưọng hơn nữa, là, Solz đặt để tác phẩm, với kinh nghiệm của bao nhiêu con người trong có của riêng ông, vào trong nội dung của lịch sử dân tộc, tôn giáo, ý hệ của nó, từ đó, làm bật ra cả một hệ thống kìm kẹp từ đỉnh đến đáy, sự đồng lõa của toàn thể dân chúng, của toàn thể một dân tộc, cùng tham dự vào tội ác, với tất cả những chiều hướng ngang dọc, cao thấp mà chỉ chế độ Nazi mới tương xứng với nó.

Sự đồng lõa của toàn thể dân chúng, chỉ có Nazi mới tương xứng....: Có Thái Dúi, tà lọt Osin... trong số ‘dân chúng’đó không? Chắc là còn bé quá, khi Bắc Kít ăn cướp Miền Nam, nên đếch có tội?

*

Foreword to the Abridgment

If it were possible for any nation to fathom another people's bitter experience through a book, how much easier its future fate would become and how many calamities and mistakes it could avoid. But it is very difficult. There always is this fallacious belief: "It would not be the same here; here such things are impossible."
Alas, all the evil of the twentieth century is possible everywhere on earth.
Yet I have not given up all hope that human beings and nations may be able, in spite of all, to learn from the experience of other people without having to live through it personally. Therefore, I gratefully accepted Professor Ericson's suggestion to create a one-volume abridgment of my three-volume work, The Gulag Archipelago, in order to facilitate its reading for those who do not have much time in this hectic century of ours. I thank Professor Ericson for his generous initiative as well as for the tactfulness, the literary taste, and the understanding of Western readers which he displayed during the work on the abridgment.

ALEKSANDR I. SOLZHENITSYN
Cavendish, Vermont December, 1983

Lời nói đầu cho bản Bản Rút Gọn

Nếu khả hữu cái chuyện, bất cứ một dân tộc nào cũng có thể cưu mang kinh nghiệm bi thương cay đắng của 1 dân tộc khác, tương lai của nó mới dễ dàng làm sao, và chỉ còn có cái may mắn, mọi khuyết điểm lầm lẫn chẳng hề xẩy ra.
Những đúng là chuyện cực nhảm, khó bằng trời. Luôn luôn có niềm tin cà chớn: “Ở xứ Mít, thí dụ, làm sao có chuyện đó xẩy ra. Nước Việt Nam là một, vậy mà tụi Mỹ, Ngụy dám nói xưng xưng là Bắc Kít là đồ ăn cướp, đồ xâm lăng!”
Than ôi, Con Quỉ Gulag của thế kỷ thứ 20, chỗ nào mà chẳng có.
“Oan ức” gì cái chuyện được đi tù Cải Tạo?
Tuy nhiên, tôi không hề buông xuôi mọi hy vọng rằng con người và những quốc gia có thể, mặc dù mọi chuyện, học được kinh nghiệm của dân tộc khác mà, 1 cách cá nhân, không phải sống nó.
Vì thế, tôi cám ơn giáo sư và chấp nhận đề nghị tạo bản rút gọn bộ sách gồm ba cuốn của tôi, Quần Đảo Gulag, để tạo sự dễ dàng khi đọc nó, đối với những độc giả không có nhiều thời giờ dành cho cái thế kỷ sôi nổi, [đầy máu và nước mắt] của chúng ta….