*









W.G. SEBALD'S MENTAL WEATHER (1)

Cái tít làm Gấu nhớ bài viết về 1 bạn quí, những ngày mới vô làng.
“Khí hậu ẩm ướt trong thế giới tiểu thuyết NDT.”
Bài đăng trên Nghệ Thuật. VL đọc bản thảo, nghiêm giọng phán, mày viết sao là nó mang cái tên của mày, ký ở dưới bài viết đấy.
Ý anh muốn nói, mày thổi bạn quí vừa thôi.
TTT cũng đi 1 đường, tương tự.

Cái khí hậu của Tin Văn, thì cũng là cái khí hậu tâm thần của Sebald, theo GCC!
Sau cuộc chiến [Mít], nếu bạn vẫn là con người, thì không thể lành lặn được.
Phải có 1 cái gì ở trong bạn bị hư, hỏng, hoặc trục trặc, lâu lâu dở chứng.
NQT

Cái anh tà lọt Osin, sở dĩ viết về cuộc chiến Mít bằng 1 giọng bình thản, là vì anh ta chưa từng bị tra tấn bởi cuộc chiến!
Bởi cả hai bên.
Người anh ta lành lặn, thế mới sướng!

Nhưng, nếu như thế, thì đừng viết!

Giả và thật trong văn chương.

Nguyễn Quốc Trụ. 

Nhà văn Nga, Andrei Makine, viết văn bằng tiếng Tây, được hai giải thuởng văn chương lớn của Pháp, Goncourt và Médicis, trong cùng một năm (1995),  cùng một tác phẩm, Di chúc Pháp (Le Testament francais); chưa kể giải Goncourt của giới học sinh trung học. Khi chưa nổi tiếng, ông đã phải bịa ra những “nguyên bản ma”, tức là coi những tác phẩm của ông, là những bản dịch, từ tiếng mẹ đẻ, bởi vì chỉ như vậy, nó mới gây được sự chú ý ở giới xuất bản và độc giả Pháp: Họ muốn tin rằng, đây là một “Kẻ Xa Lạ” (tên một tác phẩm của Camus), viết văn bằng tiếng Pháp, về nước Pháp! Và nước Pháp “của chúng ta” sẽ còn tuyệt vời tới mức nào, ở trong nguyên bản bằng… tiếng Nga!

Nhưng trái với quan niệm thông thường, theo đó, dịch là phản, nhà văn người Argentina, Jorge Luis Borges, cho rằng: nguyên tác không trung thực bằng bản dịch (the original is unfaithful to the translation).

Chứng cớ cũng nhiều: Truyện Kiều của Nguyễn Du chẳng hạn, “bản dịch” ăn đứt nguyên bản, của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyên bản bám chặt vào “hiện thực” của một thời đại Gia Tĩnh nhà Minh. Phó bản vượt ra khỏi những câu thúc mang tính lịch sử, thời đại, và nhập vào một cõi người, như là một nơi chốn tương tranh, mà sau cùng cái đẹp sẽ cứu chuộc nó (thế giới). Cũng vậy, những tác phẩm của Garcia Marquez đã vượt hẳn nguyên bản, của Faulkner. Nói một cách khác, Garcia Marquez làm sống lại Faulkner, nhưng không phải một Faulkner của cuộc nội chiến Nam Bắc nước Mỹ, mà là một Faulkner của vùng đất Nam Mỹ với những vấn nạn của nó.

Trường hợp James Joyce cũng vậy. Những phó bản của Ulysses, nói rõ hơn, dòng văn chương độc thoại nội tâm, vốn thật tối tăm, thật khó hiểu, ở Joyce, đã được “tục hoá”, bởi những nhà văn như Faulkner, Hemingway, Claude Simon…  Theo nghĩa đó, Borges cho rằng, chính học trò khám phá ra thầy: mỗi nhà văn ‘sáng tạo ra’ những tiền thân của riêng mình. Tác phẩm của anh ta sửa đổi quan niệm của chúng ta về quá khứ, như nó sẽ sửa đổi tương lai (every writer ‘creates’ his own precursors. His work modifies our conception of the past, as it will modify the future).

Nhận định “bản dịch trung thực hơn nguyên tác” của Borges, là do thuở nhỏ, ông học tiếng Anh trước khi có thể đọc được tiếng Tây Ban Nha. Ông sống trong cả hai ngôn ngữ: tiếng Anh là để nói chuyện với bố mẹ, tiếng Tây Ban Nha, trong cuộc sống thường nhật. Chính vì vậy, sau này, khi đọc Don Quixote bằng nguyên bản Tây Ban Nha, ông thấy đây là một bản dịch dở, so với bản tiếng Anh của thời thơ ấu. (When later I read Don Quixote in the original, it sounded like a bad translation to me). Và, “thừa thắng xông lên”, ông bèn coi tác phẩm Don Quixote, của Cervantes, là một tác phẩm giả. Ông chứng minh, đồ “zin”, là của một tác giả tên là Pierre Menard (do ông bịa ra). Ông được coi là một trong những người kể chuyện vĩ đại nhất của thế kỷ 20: một người viết những bài điểm sách, về những cuốn sách không hề có, của những tác giả “giả” (a man who wrote book reviews of nonexistent books by imaginary authors). 

Truy tìm thật giả trong văn chương quả là một công việc nguy nan. Mới đây thôi, một cây viết hải ngoại la bai bải, “tài liệu giả, bà con ơi!”, khi đọc một số bài viết ở trong nước. “May quá”, đây chỉ là một báo động hoảng!

Và cũng mới đây thôi, báo chí Tây Phương, tờ Time chẳng hạn, đã ‘thông báo” về một mất mát trong giới văn chương: chuyến tầu suốt, vào ngày 12 tháng Chín, 2000, của nhà văn Konrad Kujau. Còn tờ Người Kinh Tế (The Economist, số Sept 23-29, 2000), thì đi cả một đường ‘cáo phó’.

Nhưng Konrad Kujau là ai vậy?

Xin thưa, đây là người đã ngụy tạo tác phẩm: Nhật Ký của Hitler.

Qua bài cáo phó, đối với ông vua xài bạc giả này, thế giới đúng như Shakespeare nhận định, “một sàn diễn lớn của những tên khùng” (The world is a ‘great stage of fools’). Bởi vậy cho nên, ông chẳng hề tỏ vẻ ngạc nhiên, khi đám khùng rối rít khen nhặng cả lên tác phẩm của ông: Nhật Ký Hitler, đã được vồ vập (bought), bởi báo Stern (Đức), Thời Báo Chủ Nhật (Sunday Times, Anh), và Tuần Tin Tức (Newsweek, Mỹ). Theo họ, đây là một ‘tin động trời’ (a scoop: tin đặc biệt), của thế kỷ. Nó còn được một trong những chuyên gia số một thế giới về thời kỳ Hitler, là Hugh Trevor-Roper ca ngợi. Ông la bai bải: thứ thiệt, thứ thiệt! Tuy nhiên, sau đó, người ta khám phá ra rằng, thứ giấy dùng để viết nhật ký, được chế tạo sau khi Ông Trùm Nazi đã ngỏm củ tỏi. Ông vua xài bạc giả đã nhuộm nó bằng nước trà cho có vẻ… xa xưa!

Chuyện thiên hạ vồ vập nhật ký của ông trùm Nazi, cũng dễ hiểu: Hitler đã, và sẽ mãi mãi còn là một trong những con quỉ ‘hớp hồn’ (intriguing) người đọc. Người ta còn tò mò muốn biết, người đẹp của ông trùm, là Eva, có ‘sexy’ không?

Konrad thực có tài, (he did have a gift), theo bài viết trên Người Kinh Tế. Ông có thể vẽ, và có một con mắt tốt (a good eye), về chi tiết, theo thuật ngữ của giới hội họa. Khi còn trẻ, ông học nghệ thuật ở Dresden, khi đó còn thuộc Đông Đức. Dời qua Tây phương vào năm 1957, làm ba việc vặt vãnh, dành dụm tiền bạc, và mở được một cửa tiệm ở Stuttgart. Mỏ bạc giả của ông: hồi tưởng, hình ảnh tướng lãnh, những nhân vật nổi tiếng thời Nazi. Mấy thứ này dễ ợt, làm kèm với phiếu ăn trưa (luncheon vouchers). Ngửi thấy mùi, thiên hạ mê những món dính tới chính Hitler, ông bèn chế tạo dăm ba bài thơ, một vở opera, tranh mầu nước Fuhrer là tác giả. Rồi tới nhật ký về vài tháng trong năm 1935. Gerd Heidermann, một nhân viên của tờ Stern, và cũng là người đỡ đầu tiệm của Mr. Kujau, rất quan tâm tới nhật ký. Ở đâu ra vậy? Còn nhiều nữa hay chỉ có ngần này?

Ông này sau đó đã thuyết phục Stern, và vài chục triệu đô la đã được tờ báo chi ra, tiền hoa hồng cho người trung gian cũng khá bộn, và sau đó ông cũng đi tù vì tội đồng lõa.

Konrad Kujau bị kết án 4 năm rưỡi, nhưng gỡ ba cuốn lịch thì được thả. Hầu hết mọi người cho rằng, ông ta chẳng làm hại ai (no real harm). Chính ông ta cũng rất tự hào về tài năng của mình, và sẵn sàng đưa ra một bài học, khi được phóng viên hỏi. Ông rất bực, khi một nhà chuyên môn nghiên cứu thư khố, cho rằng ‘tác phẩm’ của ông ‘hời hợt’. Ông đã mất hai năm trời cặm cụi, tại căn phòng ở phía sau cửa tiệm. Chính cái bề dầy của nó, 62 tập, đã làm những chuyên gia choáng váng. Hugh Trevor-Roper ghi nhận: chúng tạo nên một toàn thể hài hòa. Đủ thứ ở trong đó: nào là những tiểu sử của Hitler, những nhật báo thời kỳ đó… Đôi khi, trong khi viết, tác giả thắng bộ đồ ‘hành quân’ của một tướng lãnh Nazi, để nhập đồng, và có lúc ông cảm thấy, mình chính là Hitler! “Khi viết về Leningrad, tay tôi run run,”, tác giả thú nhận. Đây là một kinh nghiệm những tay chuyên môn xài bạc giả đã từng trải qua. Một trong những bậc thầy trong ngành, là Thomas Chatterton, một nhà văn thế kỷ 18, đã giả mạo những bài thơ của một Thomas Rowley, một nhà sư thời trung cổ, và được rất nhiều người đọc ái mộ.

Ở Việt Nam, sau 1975, cũng có những tài liệu ngụy tạo về gia đình họ Ngô, nhất là về Trần Thị Lệ Xuân. Nào nhật ký, nào hình “khỏa thân” khi đang tắm biển, hoặc đang làm tình. Có thể, kẻ thắng trận còn e sợ những tình cảm luyến tiếc nhà Ngô, ở người dân Miền Nam. Nhưng do ngụy tạo quá lộ liễu, đầy sơ hở (thí dụ như khi ghép mặt bà Lệ Xuân với một thân hình khoả thân khác…), cuối cùng đã gây phản ứng ngược: người dân càng thương nạn nhân, và càng tởm chế độ. Người viết còn nhớ, ngay khi nhà Ngô sụp đổ, tại một phòng triển lãm ngay đường Tự Do, một ông làm phòng thông tin đã cho chơi một bản nhạc chế nhạo miền Bắc, đúng ra là chế nhạo ông Hồ, nhại theo điệu “son son son, mì son đố mì, son son son mình yêu nhau đi, nhờ Bác Hồ mà ta mê ly”, nhưng chỉ được một hai bữa, là có lệnh dẹp, vì người dân Miền Nam không có thói quen sỉ nhục đối phương.

Note: Mới kiếm thấy!




Còn 1 điều thực là tởm về cuốn “Bên Thắng Nhục” - theo Gấu, dù chưa đọc tác phẩm mà chỉ đọc những đấng thổi cuốn sách - là giọng văn bình thản, không hận thù, không đứng về phe nào… của anh tà lọt.
Giả như đúng như thế, thì là do anh đếch bao giờ ở tù VC, và nhất là, chẳng đau đớn 1 tí chó nào, trơ ra trước hiện trạng nước Mít.

Gấu Cà Chớn, được Sến vừa xoa đầu vừa mắng mỏ hoài, khi còn cắp rổ theo hầu mỗi lần Sến đi Chợ Cá Berlin, sao anh cứ "cay đắng" mãi như thế.
Sến nghĩ là Gấu cay đắng vì Miền Nam thất trận, vì bị gọi là Ngụy, vì đi tù cải tạo...
Đâu phải.
"Cái đau đi tù VC" làm sao bằng "cái đau khi nhìn" Mafia Đỏ đẩy nước Mít, dân Mít xuống tận cùng của thoái hóa, sa đọa.
Nhìn thôi là phát điên lên rồi, làm sao mà… bình thản?

Nhân search TV, Gấu tìm ra được 1 từ, của Beo, gọi anh tà lọt và đồng bọn - trong đó phải kể cả những đấng nhà văn xuất thân từ TNXP:
Hồng Vệ Binh 30/4 (1)
Tuyệt!

Em Beo này, sử dụng chữ độc không thua Sến, sợ còn hơn, vì có thể, do Em biết thân phận của Em, không được là nhà văn, là thủ lãnh ở trên net, như Sến, nhờ đó, chữ nhập vô đời hơn, sống hơn, thực hơn, so với của nữ đệ tử của Kafka!

Beo phán về “bản tin” nóng hổi, Trùm Quảng Nôm/Đà Nẵng về Bắc Bộ Phủ:
Hà Nội Có Vua Rồi!
Tuyệt!

Với Gấu Cà Chớn, thì đây là đòn “Điệu Hổ Ly Sơn” gì gì đó, của anh Tẫu, nôm na là, nhử Hổ lìa rừng về đồng bằng, để làm thịt!

Trường hợp này còn làm nhớ đến, cũng chuyện Tẫu, về 1 anh chàng chuyên bắt trộm cắp. Ra đường, nhìn, chỉ, thằng ăn cắp nào, là ngay chóc.
Dân Mít mừng quá, có Vua rồi, nhưng Gấu Cà Chớn phán, thằng cha này, nếu đúng như thế, thì chết đến đít rồi.
Quả nhiên, vài ngày sau, nghe tin, "Vua Thanh" một bữa vi hành, bị chúng - dân Hà Lội - xúm lại làm thịt!

Thú thực, Gấu đọc những đấng muốn đứng trên cuộc chiến, là, tởm.
Anh tà lọt này cũng thuộc loại như vậy. Bởi thế mới cố viết bằng giọng văn bình thản, không oán thù, không “cay đắng”.

Jean Améry, sống sót Lò Thiêu, sau tự tử, phán 1 câu thật là thê thảm, kẻ nào bị tra tấn rồi, là suốt đời bị tra tấn.
Đây là kinh nghiệm mà những ai ở trại tù VC rồi, khó mà quên được.
Nếu không thế,
Tzvetan Todorov đã chẳng phán, Chủ nghĩa CS, và những trại cải tạo của nó, là thử nghiệm tối hậu về đạo đức con người.

Theo Gấu Cà Chớn, bất cứ 1 ai, nếu muốn viết "khách quan, bình thản, không chút cay đắng..." về cuộc chiến vừa qua, thì cũng nên đọc mấy dòng sau đây, của Brodsky, tả kinh nghiệm của Akhamtova, khi viết Kinh Cầu:

Brodsky. For me the main thing in Requiem is the theme of splitting, the theme of the authors inability to have an adequate reaction. Akhmatova describes in Requiem all the horrors of Stalin's "great terror," but at the same time she is constantly talking about how close she is to madness. Do you remember?

   Already madness dips its wing
   And casts a shade across my heart,
   And pours for me a fiery wine
   Luring me to the valley dark. 

   I realize that to this madness
   The victory I must yield,
   Listening closely to my own
   Delirium, however strange. 

Khổ thơ sau có lẽ là tuyệt vời nhất của tất cả Kinh Cầu. Hai dòng chót nói sự thực lớn lao nhất. Akhamatova diễn tả tâm trạng của thi sĩ, khi nhìn mọi chuyện xẩy ra cho bà, như thể, bà đứng qua một bên. Với nhà thơ, sự kiện, viết ra, cũng quan trọng như, sự kiện, diễn tả nó: Nhà thơ bắt đầu trù ẻo mình: Mi là kẻ điên khùng. Mi là một thứ quái vật chi, tại sao mi thản nhiên nhìn những sự ghê rợn như thế diễn ra trước mặt, như thể nó chẳng liên quan mắc mới gì tới mi?

Volkov: Chuyện trò với nhà thơ Brodsky (1)

Chỉ có cái giống nhà văn nhà thơ, là vào những lúc đau đớn như thế đó, vưỡn hi hí con mắt, [đứng qua một bên, chữ của Brodsky], để sau này còn... viết!

Akhmatova describes in Requiem all the horrors of Stalin's "great terror," but at the same time she is constantly talking about how close she is to madness. Do you remember?

Akhmatova miêu tả trong Kinh Cầu tất cả những điều ghê rợn của Đại Khủng Bố của Stalin, cùng lúc, bà nói về, bà cận kề với điên khùng, mất trí ra làm sao….

Đó là "cách" viết về cuộc chiến Mít, theo Gấu Cà Chớn!
Osin Case

Dư luận công dân mạng ở Việt Nam đang công kích những ý kiến sư phụ Trung Cộng với một thái độ rất khiếp nhược của một viên đại tá tại Học Viện Chính Trị thuộc Bộ Quốc Phòng.
Ngô Nhân Dụng

Ông số 2, đại thi sĩ, có lần cầm nhầm thơ của ông số 1, viết tiếng Việt không nên thân.
Trong câu trên, phải dùng từ xu phụ, có nghĩa là hùa theo, cùng 1 họ với những từ như xu mị, xu nịnh, xu phụng, xu thời…

9:45 PM giờ địa phương, 9.1.2012

Tuy chưa đọc nội dung sách, nhưng chỉ nội "bản tin", "Bên Thắng Nhục" được bộ lạc Cờ Lăng lăng xê, là Gấu Cà Chớn đã biết "Cùng Một Ruộc" rồi!
Khi còn sống, NMG không chơi với bộ lạc Cờ Lăng. Nói chung là chẳng băng nào chơi với băng nào, và nếu có dịp, thì bèn đi 1 đường đá lò lái. NMG nằm xuống, thế là Ông Số 2 có ngay 1 đường cám ơn, đội ơn, “tôi nợ ông ta một cái ơn lớn”, “nhờ có ông ta mà tôi lại tìm được đường về với thơ, với tiếng nói Mít”.
KT bị bà xã NMG cấm cửa, và khi Gấu, lần đầu tiên qua Quận Cam nhân Lần Cuối Sài Gòn ra lò, bèn đi đường ra sách bỏ túi ở nhà KT, thế là NMG đành phải tổ chức 1 bữa ra mắt “khác” tại nhà ông, cho băng Văn Học, lẽ dĩ nhiên KT “bận quá, không làm sao ghé được”!
Lần Nơi Người Chết Mỉm Cười ra lò, nhân “cũng” đang lang thang ở Quận Cam, và tình cờ gặp 1 trong những ông Trùm của bộ lạc Cờ Lăng tại 1 tiệm phở, Gấu bèn đề nghị, hay là “Người Vịt” đi 1 đường ra mắt sách cho Gấu Cà Chớn, nhe! Ông Trùm vui vẻ, sốt sắng, hăng hái, gật đầu. Khoe với NMG, ông bật cười, già như ông, lõi đời như ông, mà còn tin “phép lạ” ư?
Viết rõ ra, để thấy, không phải ngẫu nhiên mà anh tà lọt Osin được băng đảng Cờ Lăng tận tình chiếu cố.
Cũng "ngưu tầm ngưu mã tầm mã" mà thôi
Chuyện thực, nhưng Gấu kể theo kiểu cà chớn của Gấu, chỉ để chứng tỏ, làm chó gì có vụ NMG “moa toa” với băng Cờ Lăng.
Vậy mà chết rồi, cũng không yên, vẫn bị lôi dậy, để nói lời cám ơn!

Còn 1 điều thực là tởm về cuốn “Bên Thắng Nhục” - theo Gấu, dù chưa đọc tác phẩm mà chỉ đọc những đấng thổi cuốn sách - là giọng văn bình thản, không hận thù, không đứng về phe nào… của anh tà lọt.
Giả như đúng như thế, thì là do anh đếch bao giờ ở tù VC, và nhất là, chẳng đau đớn 1 tí chó nào, trơ ra trước hiện trạng nước Mít.

Gấu Cà Chớn, được Sến vừa xoa đầu vừa mắng mỏ hoài, khi còn cắp rổ theo hầu mỗi lần Sến đi Chợ Cá Berlin, sao anh cứ "cay đắng" mãi như thế.
Sến nghĩ là Gấu cay đắng vì Miền Nam thất trận, vì bị gọi là Ngụy, vì đi tù cải tạo...
Đâu phải.
"Cái đau đi tù VC" làm sao bằng "cái đau khi nhìn" Mafia Đỏ đẩy nước Mít, dân Mít xuống tận cùng của thoái hóa, sa đọa.
Nhìn thôi là phát điên lên rồi, làm sao mà… bình thản?

Nhân search TV, Gấu tìm ra được 1 từ, của Beo, gọi anh tà lọt và đồng bọn - trong đó phải kể cả những đấng nhà văn xuất thân từ TNXP:
Hồng Vệ Binh 30/4 (1)
Tuyệt!


Osin Case

Anh tà lọt Osin, “tà lọt của tà lọt”, bởi là vì Thầy của anh ta, là Hồ Tôn Hiến, Víp Va Ka, Sáu Dân, thì cũng chỉ là 1 thứ tà lọt của Bắc Bộ Phủ, đám VC Nam Bộ chẳng phải là lính đánh thuê của Bắc Kít ư?
Tuy nhiên, có 1 câu hỏi làm Gấu Cà Chớn rất ư là đau đầu, là, khi nào thì Bắc Bộ Phủ quyết định kế hoạch làm thịt “hậu chiến” đối với Miền Nam, với những chương trình như Kinh Tế Mới, đẩy dân Sài Gòn ra khỏi thành phố, làm thịt Tư Sản Mại Bản, thiết lập hệ thống Lò Cải Tạo, đẩy đám sĩ quan VNCH đi tù mút mùa lệ thuỷ, chiếm nhà, “làm thịt” vợ con họ, tạo chính sách truy gốc gác ba đời Ngụy trong công ăn việc làm, học vấn, thi cử, du học….?
Liệu có thể, Bắc Bộ Phủ có 1 chính sách khác, khác chính sách trên, đối với Miền Nam?
Đây cũng chính là câu hỏi của Anne Applebaum, khi viết Bức Màn Sắt.


Bách khoa toàn thư của những người chết
TLS đọc
Bức Màn Sắt của Applebaum

Đời sống đàng sau Bức Màn Sắt
Louis Menand [The New Yorker] đọc Bức Màn Sắt

Cuốn sách đưa ra 1 cách nhìn thật lạ, khác hẳn trước đây, về chế độ toàn trị ở vùng Đông Âu.
TV sẽ có bản tiếng Mít sau.
Chính là do đọc bài này, mà Gấu Cà Chớn mới đưa ra câu hỏi, liệu Bắc Bộ Phủ đã từng có 1 chính sách dễ thương hơn nhiều so với thực tế xẩy ra ở Miền Nam, sau 1975?
Liệu anh VC Bắc Kít đã từng có thời thực sự ao ước “Nối Vòng Tay Nhớn”?

Hà, hà!

  Trường hợp Osin

Bách khoa toàn thư về những người chết
Encyclopedia of the dead
TLS Dec 7, 2012, đọc Bức Màn Sắt của Anne Applebaum

Note: Bài này TV sẽ scan, giới thiệu sau, vì tờ báo đếch cho đọc free!

Đời sống đằng sau Bức Màn Sắt

Note: Bài điểm trên TLS làm GCC liên tưởng tới Bên Thắng Cuộc của tà lọt Huy Đức [ôsin, người Miền Nam kêu là “tà lọt”], và 1 câu hỏi, khi nào, vào thời điểm nào, chính sách Lò Cải Tạo - như Giải Pháp Chót của Nazi - được Bắc Bộ Phủ OK, cho thi hành?
Ai là kẻ đẻ ra chính sách này?
Trong BTC có nêu câu hỏi này không?
Bởi là vì, thú thực Gấu đếch đọc BTC!
Chắc là chẳng bao giờ đọc. Có đọc lai rai mấy bài viết của HD trên Blog của ông, thấy cũng...  thường

Đọc bài tự kiểm, “Tại sao tôi viết”, mới hỡi ơi. Chẳng khác gì của 1 đứa con nít tin rằng nó đã nắm được chân lý của cuộc chiến Mít.

Có đọc lai rai mấy bài viết của HD trên Blog của ông, thấy cũng...  thường.

Gấu Cà Chớn nhớ ra rồi. Đó là bài anh tà lọt Osin viết về vụ Hồng Ánh lấy chồng, cực kỳ khốn nạn.

Hồng Ánh Lấy Chồng (1)

    Được tin, đám cưới giữa Hồng Ánh và Nguyễn Thanh Sơn đã diễn ra một cách nội bộ hôm 14-1-2009, tôi mở ngăn kéo, lấy cái phong bì, rút ra tờ bạc 50 nghìn đồng, bỏ vào bóp trở lại. Mấy tháng trước, đọc báo thấy Hồng Ánh trả lời phỏng vấn nói là sẽ làm đám cưới nay mai, đề phòng kinh tế vẫn đang trên đà suy thoái, tôi cẩn thận trích ra một phần ngân khoản, bỏ sẵn vào phong bì phòng khi được mời. Có lẽ những bài phỏng vấn trên đây cũng do Nguyễn Thanh Sơn, một chuyên gia truyền thông đạo diễn, không có những bài báo gây áp lực dư luận ấy chắc chi đã có đám cưới vừa rồi.

    Sau khi báo chí đăng các bài trả lời phỏng vấn của Hồng Ánh, nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi điện cho tôi: “Ông Osin ơi, con Ánh (quý ai, anh Lập vẫn thường gọi thế) nó bảo tôi mới là người làm mai thằng Sơn cho nó”. Tôi bảo anh Lập: “Vâng, quý hóa quá, lâu nay em cứ mang tiếng mãi”. Thoạt đầu, nhìn cái mặt của Nguyễn Thanh Sơn, tôi đã không có cảm tình. Đàn ông đàn ang gì mà ăn nói nhẹ nhàng, da trắng, mắt đã to lại còn nhìn ai thì cứ nhìn trừng trừng. Tôi có đọc một số bài phê bình văn học của “tay” Sơn này. Cứ thấy cả nước đang mê ai là y như rằng Nguyễn Thanh Sơn chỉ ra hàng loạt vấn đề bất ổn trong các tác phẩm của họ. Những người Sơn chê, tuy tôi không có mấy kiến thức văn chương, vẫn biết là tài năng: Đỗ Hoàng Diệu, Vi Thùy Linh… Nghe nói Sơn là chủ công ty T&A, làm pi-a, pi-iếc gì đấy, khách hàng toàn là Tây. Nhưng, Sơn vô Sài Gòn, thấy vẫn ngồi trên cái xe mà cô Ánh mua, cô Ánh đổ xăng, cô Ánh làm tài xế… Đã thế, chiều nào cô Ánh cũng phải đi tập ở California Wow, một khách hàng của T&A, công ty của Sơn. Nhiều lần tôi bảo Hồng Ánh: “Dẹp cái thằng này, để anh kiếm cho em một đại gia”.

    Tôi đã từng chứng kiến một số đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh nghiệp trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ ra như tắm. Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi. Có lần, một tay tán tỉnh, cô ấy nhờ tôi tư vấn. Tôi chăm chú lắng nghe, rồi ra giọng cha chú: “Thằng này được. Em vừa xinh đẹp, vừa nết na, con đường nghệ thuật của em còn dài, cần phải một người chồng vừa có học lại vừa vững vàng về sự nghiệp”. Một thời gian sau, cô Ánh nước mắt lưng tròng, tìm gặp tôi, giọng chán chường và mặt mày mỏi mệt. Tôi thẳng thắn: “Em bỏ ngay nó cho anh, người như thế làm sao xứng với em được”. Cô Ánh gật gật đầu, rồi như sực nhớ ra, những giọt nước mắt thôi rớt trên đôi má có hai cái lúm đồng tiền: “Ủa, sao hồi đó, cũng ông này, anh xúi em yêu bằng được”. Tôi, lập tức bản lĩnh: “Dạo trước, đã mê nó đứt đuôi rồi cô mới hỏi anh để tìm đồng minh; giờ cô cũng chán nó tới tận cổ rồi, cô cần anh đồng lõa. Anh chỉ nói những gì làm cho cô thôi áy náy chứ, anh lo thân còn không xong, tư vấn, tư viếc gì”. 

    Tôi không hiểu sao, cô Ánh lại để cho cái tay Nguyễn Thanh Sơn khó ưa ấy giây dưa với mình ngần ấy năm. Sơn học báo chí ở MGIMO, Nga. Lại còn tu nghiệp một thời gian ở một tiểu bang bò nhiều hơn người của Mỹ. Sự hiểu biết và cái gu văn chương nghệ thuật, tôi biết tỏng, bên ngoài thì ngọt nhạt nhưng bên trong, Sơn coi Lê Hoàng “không ra cái đ. gì” (theo cách nói của Bọ Lập). Vậy mà khi Hồng Ánh diễn vở Những Con Ma Nhà Hát của Lê Hoàng, Sơn ngồi say sưa xem tổng cộng 11 lần. Hai khán giả trung thành nhất của vở kịch này là Nguyễn Thanh Sơn và Lê Hoàng; hơn 1/3 vé của vở kịch đã được Sơn và Hoàng mua, sau đó mang đi kính biếu. Sơn còn trình diễn sự nhiệt tình tương tự, ngồi xem Hồng Anh diễn Sát Thủ Hai Mảnh 14 lần. Lần nào cũng há hốc mồm ra như các em tuổi teen coi Đẹp Từng Centimet. Tất nhiên, với những Trăng Rơi Đáy Giếng, Đời Cát hay Thung Lũng Hoang Vắng… thì khỏi phải bàn.

    Cho dù, cách tổ chức đám cưới lặng lẽ của họ đã giúp tôi tiết kiệm được 50 nghìn tiền mừng, tôi là tôi không thích Hồng Ánh lấy chồng, nhất là lấy “cái tay” Nguyễn Thanh Sơn ấy.

Blog Osin

Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi. (2)

Blog Osin

Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng chẳng lẽ không nói tới?
NQT

Gấu quen NTS lần về Hà Nội đầu tiên, 2001, và sau đó, lần về thứ nhì, 2002, anh ở Hồng Kông, hình như vậy, vừa về là vội chạy tới chiếu nhậu ở nhà Bảo Ninh.
Nhậu rất tới, chơi rất được, riêng với Gấu, còn với người khác, Gấu không biết, và không có ý kiến.

Hơn nữa, Gấu rất ghét biết về đời riêng của người khác, ngay cả bạn thân, thí dụ nhà thơ Joseph Huỳnh Văn, Gấu gần như mù tịt về anh, mãi khi anh mất, thì mới biết, anh có họ hàng với Huỳnh Văn Trọng, cố vấn (?) của Tông Tông Thiệu.

Cũng thế, với NTS, mãi gần đây, mới biết anh họ hàng, bà con với 1 ông cựu tổng bí thư VC.

Chơi với nhau OK là được/đủ rồi.
Nhưng, trong đám bạn bè của anh, có 1 tay Gấu phải đội ơn, vì nếu không có anh ta, là Gấu khốn khổ khốn nạn với VC rồi.

Nhân đây, đa tạ thêm 1 lần nữa, vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới.
NQT & gia đình
*

Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn 30 năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc...” - Huy Đức (Osin) (1)
Cái từ "thận trọng", khó hiểu quá.
NQT

Cái ý của Osin, "... bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc", chôm của… Gấu và của bạn Gấu, là Thảo Trường.
Chứng cớ:
Khi còn ở Trại Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em đồng chí tính cho đi mò tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh lọc, rồi sau đó xẩy ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa một số người. Người cán bộ đã nói thẳng ra một điều: tại sao các anh không giải phóng chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình cảnh cả nước phải đi ăn mày tình thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền Nam, có thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho chính mình, rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất trận. (3)

Cho đến năm 1975, tội lớn nhất của cộng sản là đã thắng trận, và, chiến công lớn nhất của cộng hòa là thua trận
 
(4)

Sự thực, nguồn của cái ý tưởng “thận trọng” này, là từ Borges:

Trong 1 bài viết, TV sẽ post bản tiếng Anh, sau, Borges kể là ngày 14 June 1940, một tay nói tiếng Đức mà tên của người này, ông không muốn nói ra, tới nhà ông. Đứng tại cửa, anh ta báo tin động trời: Quân đội Nazi đã chiếm đóng Paris.
Tôi [Borges] thấy trong tôi lẫn lộn một mớ cảm xúc, buồn, chán, bịnh.
Thế rồi Borges bỗng để ý tới 1 điều thật lạ, là, trong cái giọng bề ngoài tỏ ra vui mừng khi báo tin [30 Tháng Tư, nói tiếng Bắc Kít, mà không mừng sao, khi Nazi/VC chiếm đóng Paris/Sài Gòn!], sao nghe ra, lại có vẻ như rất ư là khiếp sợ, hoảng hốt?

Hà, hà!

Thế rồi anh ta phán tiếp, Nazi/VC sẽ không tha London. Và không có gì ngăn cản bước chân của Kẻ Thù Nào Cũng Đánh Thắng!

Và tới lúc đó, thì Borges hiểu, chính anh ta cũng quá khiếp sợ!
Cũng tới lúc đó, Borges hiểu ra "chân lý": Hitler muốn thua trận: Hitler wants to be defeated.

Đọc tới đó, thì Gấu nhớ ra cái bà già nhà quê Bắc Kít đã từng lén VC cho bạn của Gấu, sĩ quan cải tạo 13 niên, tí ti đồ ăn, trong 1 lần chuyển trại tù. Bà lầm bầm, khi nhìn bạn của Gấu nuốt vội tí cơm, các cháu đánh đấm ra làm sao mà để thua giặc dữ.
Già này ngày đêm cầu khẩn các cháu ra giải phóng Đất Bắc Kít! (5)


Antoine SPIRE :
Ông có đưa ra một tay già, thông tuệ kinh tan-mút, phán::
Chúng ta cầu nguyện Chúa Cứu Thế tới, nhưng đâu hẳn như thế, bởi là vì có những đấng Do Thái, trong bóng tối, thì thầm với Thượng Đế: Này, đừng có nhập thế đấy nhé!

George STEINER: 
Tôi mô phỏng Hegel. Tay này không ưa dân Do Thái. Một bữa ông ta kể chuyện tiếu lâm, Thượng Đế vi hành, gặp một tên Do Thái, và đề nghị: Mày chọn gì, giữa 2 món này, hoặc là cứu chuộc, hoặc tờ nhật báo buổi sáng, hắn ta bèn chọn tờ báo.

Căng lắm đấy, cái câu chuyện tiếu lâm này. Chúng tôi là 1 dân tộc bị hớp hồn bởi lịch sử, bởi những đỉnh cao thời đại, bước ngoặt vĩ đại… là cái số mệnh của chúng tôi, và thỉnh thoảng, tôi tự nhủ thầm, có khi còn mỉm cười và nhủ thầm: Giá mà “Chúa Cứu Thế”, tức anh VC Giải Phóng Bắc Kít, đừng có tới, thì thật đỡ khổ biết là chừng nào!

TTT, hẳn là bị ám ảnh bởi 1 câu chuyện tiếu lâm như trên, thành thử khi đọc Trầm Tư của 1 tên tử tù của Hồ Hữu Tường, trong đó, ông mơ tưởng Đức Phật sẽ có ngày trở lại với dân Mít, nhà thơ hoảng quá, viết:

Giấc mơ Đức Phật trở lại thì cũng nát tan như mảnh đồng Bắc Kít chằng chịt những bờ, và bờ thì nhiều hơn là ruộng.

Ui chao, một khi cánh đồng liền thành một mảnh, qua Cải Cách Ruộng Đất, qua tập thể hoá… là Quỉ Đỏ xuất hiện, thay vì Đức Phật!
Tội nghiệp dân Mít!
Hà, hà!


Sun, Dec 23, 2012
Thu Chao hoi
K/G ông Cà Chớn,

Một mình ông ( là Bắc Kỳ ) mà dám nói thật, nói thẳng trên văn đàn là tôi đã phục ông rồi, tôi biết là ông sẽ có nhiều người ghét ông lắm ! Mà ông gan thiệt à nghe !
Có lần tui đi tìm dấu vết cũ, tui gặp, Cà Chớn ( So Da Huong ) trên Văn , té ra, khong co Cà Chớn, mà là, Thời Còn Trẻ Tuổi !
Toi khong co may so nay dau ! toi chi tim nhat tren Net !
Chuc ong va GD giang sinh hanh phuc

Đa Tạ
Chúc bạn & gia đình mọi điều an lành, nhân dịp GS & NM

Số Mây Mùa Thu, tôi cũng tìm thấy trên Net

NQT

Thời còn trẻ tuổi, sau được in trong tập truyện Những Ngày Ở Sài Gòn, với cái tên Chuyện Hai Thành Phố [cái tít chôm của Dickens]

Đúng ra là, Gấu phát triển thành 1 truyện ngắn, bây giờ đọc lại, thì thấy lại cả 1 đoạn đời, của hai trong bẩy đứa, được gọi là Thất Hiền, bẩy đứa bạn quen nhau qua bạn Chất, em trai nhà thơ TTT.
Lần gặp lại anh, ở San Jose, khi nghe tin ông anh nhà thơ mất, Chất nói, trong bẩy đứa, thì mày với thằng Cẩn là thân nhau nhất, gần như tách biệt ra.
Quả có thế. Gấu có quá nhiều kỷ niệm với Phạm Năng Cẩn, vào đúng cái thời kỳ mới lớn, cả hai đều đã làm ra đồng tiền rồi, thành thử mỗi lần gặp là 1 ngày hội. Cẩn khi đó, làm thông ngôn cho Mẽo, ở đâu mãi địa đầu chiến tuyến. Mỗi lần Sài Gòn có phim mới, là anh làm một chuyến đi bằng máy bay về coi, rồi lại trở về đơn vị. Thằng em trai của Gấu, ra trường, được phái về 1 đơn vị gác phi trường Sóc Trang, máy bay quân sự sẵn có, về thăm Sài Gòn dài dài. Mỗi lần về lại đơn vị, thì bèn phôn liền cho ông anh qua Đài VTD thoại quốc nội, ngay kế bên Đài VTD thoại quốc tế, building số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Lần Gấu nghe tin thằng em tử trận tại Đài, còn sửng sốt, hỏi lại, chết hả, vô lý quá, nó chưa phôn về cho tôi, nói đã về tới đơn vị, sao mà đã chết rồi?


Notes on Writing and the Nation

Ghi chú về Viết và Nước.
Notes on Writing and the Nation
[For Index on Censorship]
Salman Rushdie

The nation requires anthems, flags.
The poet offers discord. Rags

Nhà nước đòi Tiến Quân Ca. Cờ Máu.
Nhà thơ bèn chìa ra: Cứt. (1)

(1) Discord: Sự bất hòa. Không khứng giao lưu, hòa giải. Rag: Giẻ rách. Từ "cứt", là mượn của cả hai, NHT và nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: Ông nhà thơ, thay vì làm thơ ca ngợi nhân ngày sinh nhật Bác, thì bèn đi ị.

Nhưng chưa thảm bằng trường hợp của chính nhà thơ Văn Cao.
Nhà nước đòi quốc ca, ông OK, nhưng nhà nước lại biểu, đi giết người đã, rồi sau đó, làm TQC, vưỡn còn kịp!

GCC tính viết về Bên Thắng Cuộc, bèn cầm sẵn cục gạch....


Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn 30 năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc...” - Huy Đức (Osin) (1)

Không có 1 tên thắng cuộc nào, phán 1 câu như vậy.
Mà là những câu này, thí dụ, trên Blog của Beo, “Gà Mái Gáy”:

4. Nhân văn giai phẩm là cuộc cách mạng về ý thức hệ rất thành công của Đảng cộng sản. Những hoan ca của một thời được văn nghệ sĩ viết nên từ nhận thức chân thành và tinh thần tự nguyện. Chiến thắng của cuộc chiến tranh thần thánh không thể phủ nhận công đầu của ngành văn hóa tuyên truyền. Hãy hình dung, miền Bắc những năm ấy hết nhạc não tình đến thơ phản chiến...lịch sử sẽ đi đến đâu.
Ngược lại, Những việc cần làm ngay hay bản Đề dẫn của thời Nguyên Ngọc, đã đủ thời gian để đánh giá là một sự thất bại sâu sắc khi Đảng cởi trói cho văn nghệ sĩ mà không định tính được rằng, không còn nữa những con-chim-thông-thái, có khả năng dẫn dắt cả đàn đi tìm nơi xuân sang ấm áp. Thay vào đó, cởi trói rồi không biết bay đi đâu nên cả đàn  tán loạn bốn phương. Hiện trạng văn nghệ và báo chí bét nhè chè thiu như hiện nay, một trong những nguyên nhân khởi nguồn từ đó.

Viết dưới giác độ chính trị mà sao y bản chính từ dân văn nghệ, nên phần này HĐ viết vừa mòn vừa p.

Trong lịch sử của mình, Đảng cộng sản có 3 cuộc cách mạng thuộc về ý thức hệ như thế: Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm và Cải tạo tư sản. Tính bền vững của thành công ngắn dần, cuộc sau ngắn hơn cuộc trước. (2)

Những tội ác, thì Bà này coi là thành công, điều này cho thấy, lập luận của Osin, như trên, nhảm, hay, nhận sằng.
"Nhiều người thận trọng" là nh
ững ai?
Viết hồi ký, đâu phải viết tiểu thuyết, giả tưởng?

Cái ý của Osin, "... bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc", chôm của… Gấu và của bạn Gấu, là Thảo Trường.

Chứng cớ:

Khi còn ở Trại Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em đồng chí tính cho đi mò tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh lọc, rồi sau đó xẩy ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa một số người. Người cán bộ đã nói thẳng ra một điều: tại sao các anh không giải phóng chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình cảnh cả nước phải đi ăn mày tình thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền Nam, có thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho chính mình, rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất trận. (3)

Cho đến năm 1975, tội lớn nhất của cộng sản là đã thắng trận, và, chiến công lớn nhất của cộng hòa là thua trận
 (4)

“Bên thắng cuộc” mà nói được như thế, đất nước đâu khốn nạn như bây giờ.

Nếu có tí tự trọng thì không thể để cái tít cuốn sách là “Bên Thắng Cuộc”. Đây là vấn dề chính danh. Phải là Beo, Bắc Kít, VC thứ thiệt, thí dụ.

Osin, hay Hồ Tôn Hiến, thầy của Osin, thì đều là…  ô sin, tà lọt, lính đánh thuê của Bắc Kít, làm sao mà viết “Bên Thắng Cuộc”?
Tự gọi mình là "Osin", vậy mà viết "Bên Thắng Cuộc" ư?

NQT

Note: Nhân nhắc tới TT, post lại bài tưởng niệm lần giỗ đầu, và cũng để tặng Osin, kèm câu hỏi, “Ông” đã bao giờ bị 1 tên VC chính gốc Bắc Kít [thí dụ tên Đông B], chùi tay dơ lên áo ông đang mặc chưa?

Primo Levi trả lời tờ Partisan Review, 1987

Note: Bài này cực 'thú", nếu đọc song song với ‘cas’ TT!
TV sẽ lai rai trích dịch, cùng lúc, tưởng nhớ bạn!

Không biết đám quản giáo VC, khi cần chùi tay, có chùi vô áo tên sĩ quan tù VNCH không, nhỉ?
*
Partisan Review:
Tôi bị chấn động bởi những lá thư mà những độc giả Đức gửi cho ông, sau khi cuốn Đây có phải 1 người, bản tiếng Đức được xb. Đa số nhắc tới giai đoạn xẩy ra sự kiện 1 người lính Đức đã chùi tay của anh ta lên chiếc áo sơ mi của ông. Tại sao, theo ông, sự kiện trên lại khiến cho họ để ý tới?

Primo Levi:
Cử chỉ đó mang tính biểu tượng đặc thù, và vì lý do đó, nó làm nhiều người chấn động, tôi là người đầu tiên. Không phải là 1 cú thượng cẳng chân hạ cẳng tay: đấm vô mặt làm tôi đau hơn. Sự kiện là, anh lính Đức coi tôi như là một cái khăn để chùi tay. Những ngày tiếp theo sau, và ngay cả đến tận bây giờ, tôi vẫn tôi cảm thấy, đây là cú sỉ nhục nặng nề nhất mà tôi đã từng bị.

Những cú sỉ nhục như thế đè nặng lên nhân phẩm của ông tới cỡ nào?

Lúc thoạt đầu, quả là đau, nhưng điều tệ hại là những gì xẩy ra sau đó, nó là cú mở đầu. Chúng tôi trở nên quen. Thì cũng 1 thứ chuyện thường ngày ở huyện.

"Quen", là thế nào, về mặt đạo hạnh, về mặt tinh thần?

Thì nói mẹ ra như thế này: nó làm mất cái gọi là tính người ở nơi bạn. Cách độc nhất để sống sót, là làm quen với cuộc sống trong trại tù, và làm quen như thế, là một phần con người ở nơi bạn mất đi. Điều này xẩy ra cho cả quản giáo và tù nhân. Chẳng có nhóm nào người hơn nhóm nào.Trừ 1 số ngoại lệ, cái gọi là vô nhân tính làm nhiễm độc luôn cả tù nhân, làm sao không! 

What If?