Đời sống đằng sau Bức Màn
Sắt
Louis Menand đọc Bức Màn Sắt của Applebaum
Note: Bài viết này, đã được dịch ra tiếng Việt, đọc
tại
đây [có post lại ở cuối trang này]
TV post thêm mấy cái mail của độc giả tờ
The New Yorker, số 26 Nov,
2012 phản biện vài chi tiết trong bài của Menand, đồng thời sẽ giới
thiệu bài viết, của Applebaum, tác giả cuốn Đằng Sau Bức Màn Sắt, đăng
trên The NYRB, số 22 Nov, 2012: How the Iron Curtain Fell, Bức Màn Sắt
Vấp Ngã Như Thế Nào [từ “vấp ngã”, Gấu thuổng của thi sĩ dởm NTH, 1
trong hai ông Trùm Hậu Vệ]
The Mail
PARTIES AND PERSUASION
Louis Menand, in his review of Anne Applebaum's "Iron Curtain," writes,
of the C.I.A.'s covert funding of American cultural activities during
the Cold War, "Bill Haley and Frank Zappa likely did more to inspire
the dissidents in Eastern Europe than Jackson Pollock or the writers at
Partisan Review" ("Bloc Heads," November 12th). Partisan Review was
indeed funded by the C.I.A. for a time, and, even if it lacked the
force of popular music, it had some effect in the U.S.S.R. and the
Soviet bloc: in its summer issue of1962, it published my article "The
Coming End of Anti-Communism." I argued-with considerable lack of
originality, since many thinkers felt as I did-that anti-Communism had
become an ideological obsession that blinded policymakers and the
public alike to the possibilities of change in the Soviet empire. I was
teaching in the United Kingdom at the time, and had considerable
contact with intellectuals in the Soviet bloc's universities, research
centers, and journals. The American debate contributed to an
enlargement of the discussion in those countries, and had some effect
in West Berlin, an outpost of the American-led bloc. There Mayor Willy
Brandt assembled a group of thinkers to prepare the project that Egon
Bahr, the spokesman for the Senate of Berlin, later called "change
through rapprochement." I do not know if the CIA officers responsible
for funding Partisan Review had these consequences in mind, but it was
certainly a good use of covert funding.
Norman Birnbaum Washington, D. C.
Applebaum's book, at least as reviewed by Menand, buys into the
nationalist conservatism typical of the current leaders of the former
Eastern bloc. That conservatism overlooks the persuasiveness of the
Communist ideal in the post-Second World War situation, which appealed
to a large swath of people in their devastated homeland. Yes, Stalin's
reign of terror perverted that ideal-my in-laws spent years in a Soviet
camp for being on the wrong side of his paranoia-but the ideal and the
structures that Communism created persisted. Half of the people who
attended my wedding, in Warsaw in 1977, went on to arrest the other
half when, four years later, martial law was declared. When I was first
married, many young people hoping to reform the system joined the
Party, believing that it was the only path to true change. Indeed, in
1980, the Solidarity movement invoked “workers' rights" in line with
Marxist principles, to the discomfort of the privilege corrupted Red
elite. The whole situation was a lot more gray than this review allows.
Robert Fleet Rancho Cucamonga, Calif.
GCC biết đến tờ Partisan Review, ngay những ngày đầu mới ra hải ngoại,
nhờ đọc Octavio Paz, cuốn Hành Trình.
Vừa bắt đầu hành nghề bảo hiểm nhân thọ, có "cái gọi là" bank account,
là bệ ngay tờ này về, cùng những The New Yorker, The NYRB, TLS.
Đúng là như thế! Y chang cái thời bắt đầu làm cho UPI, có tiền đô một
phát, là bèn chạy ngay tới tiệm sách xỉa ra, bệ sách về nhà!
Cho bõ cái nhục bỏ học vì đếch có tiền mua sách!
Paz biết đến tờ này, là nhờ Victor Serge:
Theo lời khuyên của Victor Serge, ông là độc giả thường xuyên của tờ
Partisan Review, và theo dõi một cách thích thú, bài viết hàng tháng
của G. Orwell, Lá Thư London - một thứ thơ xuôi nam tính (une prose
virile), được hướng dẫn bởi một ngôn ngữ chính xác, một tư tưởng rõ
ràng - nhưng Orwell đã không giúp ông thoát ra khỏi ám ảnh, về một câu
hỏi thiết yếu: "Đâu là bản chất đích thực của Liên Bang Xô Viết? Người
ta không thể đánh giá nó, xã hội không, mà tư bản cũng không. Vậy thì,
con vật quái quỉ nào đây, chúng ta phải đương đầu?" Và ông không tìm ra
câu trả lời. Bây giờ, ông nhận ra, câu trả lời không có một chút quan
trọng. "Thực vậy, tin tưởng rằng những phán đoán đạo đức và chính trị
của chúng ta tuỳ thuộc vào bản chất lịch sử của một xã hội "như thế
đó", thay vì tùy thuộc những hành động của chính quyền và dân chúng,
như vậy là tự biến mình thành tù nhân trong một vòng tròn bao gồm những
người theo Stalin, và luôn cả những người theo Trotsky. Phải nhiều năm,
tôi mới nhận ra rằng chúng ta đã bị bịp." (Đọc tới đây, tôi nghe loáng
thoáng câu của "tông tông": Đừng nghe...)
Nhờ biết đến Partisan Review, GCC được đọc những tác giả sau này làm
thành 1 cái nền của sự hiểu biết của mình, như Czeslaw Milosz, Norman
Manea [Đông Âu], Amos Oz [Do Thái]….
Đúng là 1 may mắn lớn!
Đằng sau Bức
màn sắt
Tháng 11 14,
2012
Louis Menand
Phạm Vũ Lửa
Hạ dịch
KHI Đức xâm
lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, ngày mà W. H. Auden[i] dùng
đặt tựa
cho bài thơ nổi tiếng của mình – “Tôi và công chúng đều biết / Điều mọi
học
sinh đã thuộc lòng, / Những ai bị gieo oán lên đầu / Sẽ lấy oán đền
oán” – Ba
Lan được Pháp và Anh cam kết giúp đỡ nếu nền độc lập của Ba Lan bị đe
dọa. Ở
Warszawa, trong tuần đầu tháng 9, nhiều đám đông háo hức tụ tập bên
ngoài Đại sứ
quán Pháp và Anh. Họ hy vọng Berlin sẽ bị đánh bom và các lực lượng Anh
và Pháp
sẽ tấn công Đức từ phía tây.
Nhưng người
Anh và người Pháp không làm như dân Ba Lan mong đợi, và cuộc chiến đó
chẳng kéo
dài bao lâu. Ngày 27 tháng 9, Warszawa đầu hàng người Đức. Trong khi
đó, theo một
thỏa thuận giữa Stalin và Hitler, Ba Lan bị Hồng Quân xâm lược từ phía
đông.
Chiến dịch đó diễn ra trong vòng chưa tới một tháng. Đến tháng 10, Ba
Lan nằm
trong tay hai kẻ thù xưa của mình.
Trong năm
năm tiếp theo, những kẻ thù đó gắng hết sức để hủy diệt đất nước này.
Rồi trong
bốn mươi lăm năm sau đó, Ba Lan bị nhốt trong cái chuồng toàn trị mà
chìa khóa
cất ở Moskva. Không ai đến cứu Ba Lan năm 1939, cũng chẳng ai giải cứu
họ sau
năm 1945. Rốt cuộc, Ba Lan phải tự cứu mình.
Câu chuyện
Ba Lan là trọng tâm của cuốn sách Bức màn sắt: Cuộc thâu tóm Đông Âu
(Iron
Curtain: The Crushing of Eastern Europe, nhà xuất bản Doubleday) xuất
sắc của
Anne Applebaum. Cuốn sách này tái hiện một thế giới mà phần lớn người
phương
Tây chưa từng thấy, còn nhiều người đã sống và chịu đựng trong thế giới
đó lại
muốn quên đi.
Tuy là một
trong những vùng nghèo khó nhất ở Trung Âu, nhưng miền đông Ba Lan vẫn
khá hơn
Liên Xô. Ngay sau khi giành quyền kiểm soát vùng này vào năm 1939, Liên
Xô cướp
bóc bất cứ thứ gì họ có thể chạm đến. Các nhân viên của Ủy ban Nhân dân
về Nội
vụ (còn gọi là N.K.V.D., tiền thân của cơ quan mật vụ K.G.B.) tiến hành
một
chương trình tiêu diệt nhắm vào thành phần ưu tú của Ba Lan.
Trong vụ
khét tiếng nhất, gần mười lăm ngàn sĩ quan Ba Lan, phần lớn trong số đó
là
chuyên viên trong lực lượng dự bị, bị bắt và trục xuất. Hơn bốn ngàn
người bị bắn
và chôn trong một khu rừng bên ngoài Katyn, ở miền tây Nga. Số còn lại
bị đưa đến
những trại đặc biệt. Hầu hết bặt vô âm tín; chỉ còn chưa đến năm trăm
người về
sau còn tin tức. Tổng cộng có 1,2 triệu người Ba Lan bị trục xuất sang
Liên Xô
từ nửa phần đất Ba Lan với dân số 13 triệu người thuộc quyền kiểm soát
của Liên
Xô. Một nửa trong số đó chết trong trại giam.
Ở phía tây,
Hitler xúc tiến các kế hoạch Đức hóa đất nước này bằng cách loại trừ
người Do
Thái, tống khứ dân Slavơ, và cho người gốc Đức (Volksdeutsche) định cư
ở vùng đất
này. Tất cả những trại giết người chủ yếu của Đức Quốc xã đều nằm ở
vùng đất Ba
Lan bị thôn tính hay bị Đức chiếm đóng. Trong số ước tính 5,7 triệu
người Do
Thái Châu Âu bị giết trong thời kỳ tàn sát diệt chủng Holocaust, khoảng
ba triệu
người là ở Ba Lan. Tuy người Anh và người Mỹ có biết đến những trại
diệt chủng
này, họ không chịu ném bom xuống các tuyến đường sắt dùng để vận chuyển
các nạn
nhân.
Tháng 6 năm
1941, Đức xâm lược Liên Xô, khiến Stalin bị bất ngờ. Đó là khởi đầu của
cuộc
chiến mà người Nga gọi là Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, khiến Ba Lan và
những nước
Đông Âu khác bị kẹt giữa một cuộc chiến mà Hitler đã hoạch định là
Vernichtungskrieg – một cuộc chiến tranh hủy diệt, chiến tranh không có
quy tắc,
chiến tranh toàn diện.
Sau khi suýt
mất Moskva, Hồng Quân xoay chuyển tình thế và đẩy lùi người Đức qua
những vùng
đất họ đã chinh phục: Hungary, Romania, Tiệp Khắc, Bulgaria, và Ba Lan,
như vậy
những nước này bị xâm lăng hai lần trong vòng năm năm. Khi “giải phóng”
các
vùng đất này, Hồng Quân cướp bóc, hoặc tháo dỡ rồi chuyển về Liên Xô
gần như tất
cả những gì có giá trị, từ đồng hồ đeo tay đến các nhà máy thép.
N.K.V.D. thu dọn
bằng cách trục xuất hay xử tử “các phần tử chống Liên Xô” – tức là
những người
thuộc các nhóm du kích và chính đảng dân tộc chủ nghĩa đã may mắn thoát
được những
chính sách tận diệt tương tự của các Einsatzgruppen (đội chuyên trách
tàn sát của
S.S.).
Khi tiến đến
Ba Lan vào mùa hè năm 1944, Hồng Quân đợi ở bờ sông Vistula, ngay bên
ngoài Warszawa,
trong khi S.S., dưới sự chỉ đạo của Heinrich Himmler, giết mười lăm
ngàn quân
du kích Ba Lan trước đó đã tiến hành một cuộc nổi dậy có vũ trang, và
hơn hai
trăm ngàn dân thường. Vào lúc kết thúc trận đánh này, hơn nửa triệu
người Ba
Lan bị đưa vào trại, và số còn lại bị đưa sang làm lao động nô lệ ở
Đức. Theo lệnh
của Hitler, thành phố bị san bằng. Tháng 1 năm 1945, khi Hồng Quân cuối
cùng tiến
vào Warszawa, đường phố tràn ngập xác chết. Chẳng còn ai sống sót.
Ngoại trừ
Bulgaria, vốn có các quan hệ văn hóa với Nga, binh lính Liên Xô không
chỉ cướp
bóc mà còn cưỡng hiếp, gần như có hệ thống, ở các nước họ đi qua. Chỉ
riêng ở
Đông Đức, người ta tin rằng có đến hai triệu phụ nữ đã bị quân Liên Xô
cưỡng hiếp.
Nhưng, ngoài việc trách cứ Stalin không chịu giúp đỡ người Ba Lan ở
Warszawa,
Anh và Mỹ chẳng làm gì để chấm dứt tình trạng cướp phá Đông Âu.
Trước khi
chiến tranh ở Châu Âu kết thúc vào tháng 5 năm 1945, Liên Xô đã bắt đầu
thiết lập
“các nền dân chủ nhân dân” ở các nước Đông Âu. Khi Winston Churchill
đọc bài diễn
văn “Bức màn sắt” vào tháng 3 năm 1946,[ii] rõ ràng là Stalin không có
ý định
rút lui khỏi Đông Âu, hay cho phép các chế độ không thân thiện với Liên
Xô được
phép tự dựng nên ở đó. Một năm sau, Tổng thống Mỹ Truman đọc bài diễn
văn tuyên
bố Chiến tranh Lạnh. Phát biểu trước một phiên họp chung của lưỡng viện
Quốc hội,
ông nói rằng trong một thế giới chia rẽ giữa các nhà nước dân chủ và
các nhà nước
toàn trị, chính sách của Mỹ là “ủng hộ những dân tộc tự do đang chống
lại âm
mưu chinh phục của những nhóm thiểu số có vũ trang hay của những áp lực
bên
ngoài”.
Lời cảnh báo
này chẳng có tác động gì đến những nước Đông Âu. Trong vòng sáu năm
tiếp theo,
dùng những thủ đoạn hăm dọa, cầm tù, tử hình, ám sát, gian lận bầu cử,
và những
phiên tòa dàn dựng nặng phần trình diễn, Liên Xô đã loại bỏ mọi hình
thức đối lập
chính trị. Họ đã biến những quốc gia này thành các nhà nước độc đảng và
dựng
lên những chế độ bù nhìn. Mà họ chẳng màng làm sao cho lặng lẽ êm thấm.
Mười một
tháng sau bài diễn văn của Truman, vào tháng 2 năm 1948, Đảng Cộng sản
Tiệp Khắc
đảo chính và ném Ngoại trưởng Jan Masaryk ra khỏi cửa sổ Lâu đài Praha.
Mỹ chẳng
can thiệp.
Tuy thỉnh
thoảng có bàn đến việc “giải phóng” và “đẩy lùi”, Mỹ vẫn giữ chính sách
không
can thiệp đối với Đông Âu trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Những
cuộc đình
công và biểu tình ở Đông Đức năm 1953 và Ba Lan năm 1956 bị đàn áp bằng
bạo lực
và, tuy những người đình công mong Mỹ ra tay, nhưng Mỹ đã không can dự.
Những cuộc
biểu tình ở Hungary năm 1956 biến thành một cuộc cách mạng toàn diện,
và chính
phủ được Liên Xô hậu thuẫn bị lật đổ. Hồng Quân tiến vào. Hơn hai ngàn
người
Hungary bị giết, hai trăm ngàn người bỏ nước ra đi, và Imre Nagy, người
cộng sản
có tư tưởng cải cách, lãnh tụ của chính phủ mới, bị bắt, xử kín rồi
treo cổ để
làm gương cho những người bất đồng khác. Những nhà cách mạng này cũng
đã kỳ vọng
phương Tây giúp đỡ, nhưng chẳng được đáp ứng. Chính phủ Mỹ cam đoan với
Điện
Kremlin rằng Mỹ không có lợi ích quốc gia gì ở Hungary. Khi một số
người than
phiền rằng trong nhiều năm Đài phát thanh Châu Âu Tự do đã kêu gọi
người
Hungary chống lại sự thống trị của Liên Xô, Tổng thống Eisenhower nói
rằng Mỹ
chưa bao giờ cổ xúy cho phản kháng bạo lực.
Mỹ chẳng làm
gì để ngăn chặn việc dựng bức tường bao quanh Tây Berlin năm 1961,
ngoài việc
buộc Liên Xô phải đồng ý, trên nguyên tắc, người phương Tây có thể di
chuyển bất
cứ nơi đâu trong thành phố này mà không bị cản trở. Nguyên tắc đó chưa
bao giờ
được kiểm chứng. Tháng 8 năm 1968, năm trăm ngàn binh lính thuộc Khối
Warszawa
tràn vào Tiệp Khắc và vài tháng sau lật đổ chính phủ có thiên hướng cải
cách của
Alexander Dubcek. (Auden dùng thời điểm xâm lược này làm tựa đề cho một
bài thơ
khác, bắt đầu bằng “Yêu tinh làm được những gì loài yêu tinh vốn giỏi,
/ Những
kỳ công Con người không thể đạt được, / Nhưng một ước vọng nó không thể
vươn tới:
/ Yêu tinh không thể làm chủ Ngôn từ.”[iii]) Không một cường quốc
phương Tây
nào can thiệp.
Cả Mỹ lẫn
các nước dân chủ khác không hề đóng vai trò quan trọng gì, ngoài việc
tung hô,
trong Cuộc Cách mạng Nhung năm 1989 dẫn đến việc lật đổ chủ nghĩa cộng
sản và sự
sụp đổ của đế chế Xô Viết. Trong bốn mươi lăm năm, Liên Xô được phép
lộng hành ở
Đông Âu, một tình trạng thường bị chính thức phớt lờ, và đôi khi thậm
chí còn bị
chính thức bác bỏ. Năm 1976, Tổng thống Gerald Ford, với thâm niên hai
mươi bảy
năm ở Washington, trong một cuộc tranh luận với Jimmy Carter, đã phát
biểu rằng
“không có chuyện Liên Xô thống trị Đông Âu”. (Về sau, để cải chính ông
nói rằng
người Đông Âu không cảm thấy bị thống trị.)
DO không sợ
bị trừng phạt, Liên Xô rảnh tay tiến hành một trong những thí nghiệm
cực đoan
nhất về biến đổi xã hội trong lịch sử. Từ năm 1945 đến 1953, năm Stalin
chết,
những xã hội Đông Âu bị tái tạo từ trên xuống dưới. Mục tiêu không phải
là ép
buộc người dân phục vụ một hệ thống chính trị mới. Mục tiêu là tạo ra
một loại
người mới, một loại người không nhất thiết phải ép buộc mới phục vụ hệ
thống.
Việc tạo ra loại con người mới đó là cứu cánh biện minh cho mọi phương
tiện, và
những phương tiện đó là chủ đề của cuốn sách này: cách Liên Xô và đội
ngũ cán bộ
đảng sở tại phấn đấu xây dựng thế giới
xã hội chủ nghĩa hoàn hảo.
Cuốn sách
trước của Applebaum là Lịch sử hệ thống lao tù Gulag (Gulag: A History)
xuất bản
năm 2003. Cuốn sách đó giúp độc giả thấy được người thật việc thật của
một con
số thống kê kinh hoàng. Từ năm 1929, khi Stalin củng cố vững chắc vị
trí người
thừa kế Lenin, đến năm 1953, mười tám triệu người bị đưa vào trại lao
động ở
Liên Xô. Hơn hai triệu đã chết trong trại. Applebaum dùng các hồi ký và
lời kể
để khắc họa cách vận hành của hệ thống nhà tù Gulag – mô tả thân phận
của những
người lọt vào cái họng ngấu nghiến không biết chán của guồng máy thanh
lọc kiểu
Stalin, bị bắt và chuyển đi, bị cầm tù và hành hạ, và nếu may mắn thì
nhiều năm
sau mới được thả. Bà góp phần nhân tính hóa một hành động vô nhân đạo.
Cuốn sách mới
này tái tạo cuộc sống trên đường phố và trong những nhà tù của Ba Lan,
Hungary,
Tiệp Khắc, Romania, Bulgaria, Nam Tư, và Đông Đức trong những năm diễn
ra công
cuộc Stalin hóa. Bức màn sắt giúp ta hình dung được cảm giác của người
bị sa bẫy
trong thí nghiệm của Liên Xô, là nhân chứng của việc phá bỏ và tái lập
môi trường
sống của mình. Applebaum muốn đưa ví dụ sinh động cho một khái niệm. Bà
nói:
“Tôi muốn hiểu rõ chủ nghĩa toàn trị thật sự, không phải chủ nghĩa toàn
trị
trên lý thuyết, mà là chủ nghĩa toàn trị trên thực tế”.
Thuật ngữ
này xuất phát từ nước Ý. Theo Abbott Gleason, trong cuốn sách sử chuẩn
mực về
khái niệm này, Chủ nghĩa toàn trị: Lịch sử bên trong của Chiến tranh
Lạnh(Totalitarianism:
The Inner History of the Cold War, 1995), thuật ngữ này được dùng đầu
tiên vào
năm 1923. Khi đó, một đối thủ của Benito Mussolini đã chỉ trích chính
quyền
phát xít là “sistema totalitaria” (“hệ thống toàn trị”). Mussolini
chẳng màng.
Đến năm 1925, ông hãnh diện nói đến “la nostra feroce volontà
totalitaria” (“ý
chí toàn trị mãnh liệt của chúng ta”). Ông dùng chữ “toàn trị” để nói
về một nền
chính trị nhắm đến việc biến đổi xã hội một cách toàn diện.
Ở nước Đức
Quốc xã và ở Liên Xô, tác nhân của sự biến đổi này không phải là nhà
nước. Mà
là đảng. Nhà nước, đặc biệt là nhánh tư pháp, chỉ là bù nhìn quản lý
hành chính
của đảng. Sở dĩ như vậy là do mục đích của sự biến đổi toàn trị không
chỉ là
tính hiệu quả – “bảo đảm tàu chạy đúng giờ”, như cách trước đây người
ta thường
nói về nước Ý phát xít. Mục đích cũng không phải tận hưởng quyền lực
chỉ vì mê
quyền lực như cách mô tả các chế độ toàn trị trong các tác phẩm như
1984 của
George Orwell.[iv] Mục đích là hiện thực hóa một quy luật phát triển
lịch sử,
mà hiểu đúng chính là sự độc quyền của đảng. Ở nước Đức của Hitler,
cuộc sống bị
biến đổi nhân danh một mục tiêu duy nhất: tính thuần khiết sắc tộc.
(Trong cuốn
Cuộc tranh đấu của tôi [Mein Kampf], Hitler viết: “Nhà nước chỉ là cái
thùng,
và sắc tộc là cái chứa đựng trong thùng”.) Ở Liên Xô, cuộc sống bị biến
đổi
nhân danh một xã hội không có giai cấp và nhà nước của công nhân.
Sức mạnh của
những ý thức hệ mơ về một xã hội lý tưởng là điều khiến các chế độ toàn
trị như
nước Đức Quốc xã và nước Nga của Stalin khác với những chế độ độc tài
truyền thống,
và khiến chúng trở nên đáng kinh hãi. Chúng không đơn thuần là những hệ
thống
siêu kiểm soát tĩnh. Chúng là những hệ thống động và không ổn định một
cách
nguy hiểm. Những hệ thống đó xem hiện tại chỉ là một giai đoạn tạm thời
trong
tiến trình diễn biến của lịch sử, và tính hoang tưởng của điều không
thể trở
thành hiện thực trong tương lai – tính chất Đức thuần túy, hay xã hội
không có
giai cấp – khiến điều đã và đang diễn ra trở thành cái phải bị hủy diệt
hay khuất
phục. Mọi thứ đều có thể bị hy sinh.
Người dân bị
cầm tù, trục xuất hay tử hình ở các nước toàn trị không phải vì là mối
đe dọa
cho chế độ, mà vì là mối đe dọa cho tương lai, một phạm vi bao hàm rộng
hơn nhiều.
Applebaum kể chuyện một người Ba Lan bị tử hình vì sở hữu một máy thu
thanh
không có giấy phép, chuyện một thợ in bị kết án năm năm tù vì lỗi sắp
chữ trong
một bài cáo Stalin, chuyện những thanh thiếu niên bị đưa vào trại hoặc
tống
giam vì nhăn mặt trong một bài giảng về Stalin. Đến năm 1954, sáu triệu
người ở
Ba Lan bị ghi sổ là tội phạm hoặc các phần tử đáng nghi ngờ. Tức là gần
một phần
tư dân số nước này.
Nhưng đối tượng
chính của công cuộc tái tạo toàn trị không phải những cá nhân bất đồng
hay
không chấp hành. Đối tượng chính là xã hội dân sự. Bất cứ tổ chức nào
hoạt động
ngoài tầm ảnh hưởng của Đảng đều bị loại trừ hoặc quốc hữu hóa. Ở Đông
Đức, tất
cả các câu lạc bộ đi bộ dã ngoại và câu lạc bộ cờ vua đều bị cấm. Gần
như tất cả
mọi tiệm ăn ở Budapest đều trở thành “căng-tin nhân dân” hoặc quán công
nhân
thuộc quốc doanh. Ở Ba Lan, Y.M.C.A.[v] bị bôi nhọ là “công cụ của chủ
nghĩa
phát xít tư sản”. Tất cả các tổ chức thanh niên đều bị gộp chung thành
một cơ
quan duy nhất do cộng sản quản lý. Các trường đại học bị thanh lọc.
Hoạt động
phân tích tâm lý, “sản phẩm của chủ nghĩa tư bản thối nát và ý thức hệ
chống
nhà nước”, bị cấm.
Quan trọng
nhất đối với những nước như Ba Lan là đảng cố gắng vô hiệu hóa ảnh
hưởng của
Công giáo. Những trường học thuộc giáo hội bị quốc hữu hóa; các tu viện
và trường
dòng bị chấm dứt hoạt động; những bệnh viện, nhà dưỡng lão, và tổ chức
từ thiện
của Công giáo bị đóng cửa. Các lãnh tụ giáo hội bị tống tiền, khủng bố
và ngược
đãi. Các tu sĩ được chiêu mộ làm kẻ chỉ điểm tố giác những tu sĩ khác:
đến năm
1953, có một ngàn tu sĩ Ba Lan ở tù.
Các chính
sách đàn áp gặp đối thủ xứng tầm trong một lĩnh vực: giải trí đại
chúng. Trước
chiến tranh, Hungary có ngành điện ảnh lớn thứ ba ở Châu Âu. Sau khi
Hitler nổi
lên, nhiều đạo diễn và nhà quay phim Hungary di cư sang Hollywood (ở đó
họ góp
phần tạo ra thể loại film noir Mỹ.[vi] Sau năm 1945, dưới sự cai trị
của cộng sản,
giới làm phim Đông Âu buộc phải sáng tác những tác phẩm hiện thực xã
hội chủ
nghĩa, ngợi ca nhà nước của công nhân. Nhưng hệ thống giám sát chính
trị sát
sao lại tương đối kém hiệu quả, và không lâu bền. Kiểm duyệt lời thoại
trong kịch
bản thì dễ, còn kiểm duyệt hình ảnh hay cách diễn đạt ẩn dụ thì khó hơn
nhiều.
Bất chấp những trở ngại lớn lao, đã có một nền điện ảnh Đông Âu có phần
đặc sắc
trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Đảng cũng
đánh vật với những ảnh hưởng của nhạc pop. Thanh thiếu niên ở Ba Lan và
Đông Đức
hóa ra chẳng khác gì với thanh thiếu niên ở San Francisco hay
Liverpool. Đảng
càng truy quét nhạc jazz và rock & roll, giới trẻ thưởng thức âm
nhạc càng
thách thức điên cuồng. Cũng như ở phương Tây, việc người lớn không tán
thành
dòng nhạc này đã dẹp tan quan niệm phóng khoáng cho rằng tiết tấu nhạc
rock
& roll có phảng phất tư tưởng gây nổi loạn và thay đổi thế giới.
Nếu người
ta tìm cách dập tắt nó, chắc hẳn nó đang đe dọa ai đó.
Phim The
Wild One (Kẻ ngông cuồng),[vii] phim Blackboard Jungle (Rừng bảng
đen),[viii]
và bài hát Rock Around the Clock (Chơi nhạc rock suốt ngày suốt
đêm)[ix] gây ra
những cuộc bạo động của giới trẻ ở cả Đông lẫn Tây Đức năm 1955 và
1956. Trong
“Chiến tranh Lạnh văn hóa” khét tiếng, C.I.A. âm thầm tài trợ – còn Bộ
Ngoại
giao và các viện bảo tàng và tổ chức Mỹ công khai tài trợ – việc phổ
biến nghệ
thuật, sách, báo chí văn học và tri thức, khiêu vũ, kịch nghệ, và âm
nhạc Mỹ.
Trong thời kỳ đó, có thể nhận định một cách hợp lý rằng sản phẩm duy
nhất đã tạo
ra khác biệt trong việc cuối cùng lật đổ chủ nghĩa cộng sản chính là
nhạc rock
& roll. Bill Haley[x] và Frank Zappa[xi] có lẽ có công tạo cảm hứng
cho những
người bất đồng ở Đông Âu nhiều hơn Jackson Pollock[xii] hay những tác
gia ở tạp
chí Partisan Review.[xiii]
Liên Xô kiểm
soát các thuộc địa của mình thông qua một mạng lưới những nhân vật chóp
bu sở tại,
những kẻ nhượng quyền lực tối thượng cho Điện Kremlin để đổi lại những
thứ mà họ
tưởng tượng là các đặc quyền cá nhân và bảo đảm được tại vị. Những nhóm
chóp bu
này chủ yếu bao gồm các đảng viên cộng sản được Moskva huấn luyện,
những người
mà Stalin có thể tin tưởng (tạm thời, vì chế độ toàn trị là một hệ
thống trong
đó người ta e dè và nghi kỵ lẫn nhau). Như Charles Maier lý giải trong
cuốn Giữa
các đế chế (Among Empires, 2006), đây là cách vận hành truyền thống của
các đế
chế: tạo ra giới chóp bu sở tại biết bắt chước những cách hành xử và
các giá trị
của trung tâm đế quốc, dù đó là Moskva, Washington, London hay Rome.
Ở Đông Âu,
những lãnh tụ này trở thành các “tiểu Stalin” theo cách gọi của
Applebaum:
Klement Gottwald, ở Tiệp Khắc; Georgi Dimitrov, ở Bulgaria; Walter
Ulbricht, ở
Đông Đức; Mátyás Rákosi, ở Hungary – những người này đã sống một phần
hay trọn
những năm chiến tranh ở Moskva. Họ được phép hành động như thể họ là
nguyên thủ
của các quốc gia độc lập (điều này ít nhất dường như là lừa được Tổng
thống Mỹ
Gerald Ford), và được phép lợi dụng (một cách cẩn trọng) những tâm lý
dân tộc
chủ nghĩa và sắc tộc, đặc biệt là tâm lý bài Do Thái. Nhưng lòng trung
thành của
họ dành cho Moskva. Theo tác giả Applebaum, có hai lĩnh vực quá quan
trọng nên
thậm chí cả chính phủ bù nhìn cũng không được nắm: phát thanh và mật
vụ. Liên
Xô kiểm soát cả hai mảng này ngay từ lúc đổ quân vào.
Tâm lý phức
tạp của người nghệ sĩ hay trí thức bị buộc phải thích nghi với chế độ
toàn trị
đã được biết đến nhiều ở phương Tây qua những cuốn sách như Tâm trí bị
giam cầm
(The Captive Mind, 1953) của Czeslaw Milosz,[xiv] Tầng đầu địa ngục
(The First
Circle, 1968) của Aleksandr Solzhenitsyn,[xv] và Sách về tiếng cười và
lãng
quên (The Book of Laughter and Forgetting, 1979) của Milan
Kundera.[xvi] Giá trị
của Bức màn sắt là cuốn sách này nói về sự nghiệp của những nhân vật
chính trị
và tôn giáo mà hiếm có ai ở phương Tây từng nghe đến, với số phận của
những
truyền thống và tổ chức quy mô nhỏ sở tại, và với những trải nghiệm của
người
dân thường.
BỨC màn sắt là một cuốn sách hậu
Chiến tranh Lạnh. Cuốn sách này
không phải là lời hiệu triệu,
hay cảnh báo về những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong xã hội của chính
chúng ta.
Đây là sách sử, một nỗ lực tìm hiểu và tái hiện một thế giới đã biến
mất.
Applebaum không hề nhìn nhận Liên Xô và thí nghiệm Đông Âu của họ với
tấm lòng
thanh thản, nhưng bà chủ yếu quan tâm đến cách thực hiện và thực tế
diễn biến của
thí nghiệm này. Bà có thể xem việc độc giả không tán thành là chuyện
đương
nhiên, điều mà không phải lúc nào cũng đúng khi Chiến tranh Lạnh đang
diễn ra.
Chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô Viết nay không còn là một hiện tượng có hai
cách
nhìn khác nhau. Nay người ta không nhìn hệ thống nhà tù Gulag mà nói,
“Ừ, không
xẻ ván sao đóng được thuyền”.
Tác phẩm của
Applebaum còn là cuốn sách hậu Chiến tranh Lạnh ở một khía cạnh khác.
Bà viết
được cuốn sách này là nhờ các văn khố lưu trữ được công khai, sau năm
1989, ở
Nga và những nước trước đây thuộc Khối Đông Âu. Đó là nguồn tư liệu
chính của
bà, mặc dù bà cũng phỏng vấn những người sống sót qua những năm đó. Tất
nhiên
không phải mọi thứ đều được công khai cho các sử gia, và có lẽ nhiều tư
liệu đã
hoặc sẽ bị tiêu hủy trước khi được nghiên cứu. Nhưng chừng đó cũng đủ
để biết
thêm nhiều điều, từ đó sửa đổi hiểu biết của chúng ta về những nguồn
gốc và
cách hành xử của Chiến tranh Lạnh.
Có hai phát
hiện đặc biệt đáng chú ý. Thứ nhất, Stalin không có kế hoạch xâm lăng
Tây Âu.
Chiến tranh với Mỹ hình như là điều ông ta e sợ. Năm 1945, Liên Xô rất
yếu.
Ngoài tổn thất cơ sở hạ tầng – theo cuốn Chiến tranh tuyệt đối
(Absolute War,
2007) của Chris Bellamy về chiến tranh giữa Đức và Liên Xô, 1.700 thị
trấn,
70.000 làng, 25.000 trường học, 32.000 nhà máy công nghiệp, và 65.000
km đường
sắt bị phá hủy – hơn 26 triệu binh lính và dân thường chết trong cuộc
Chiến
tranh Vệ quốc Vĩ đại, gần 15 phần trăm dân số.
Liên Xô quả thực
có hồi phục (cũng như các nước Tây Âu trong nhiều trường hợp có cơ sở
hạ tầng bị
phá hủy trầm trọng gần như không kém Liên Xô). Nhưng giới lãnh đạo Liên
Xô
không mơ đến chuyện khuất phục phương Tây bằng vũ lực. Mối đe dọa quân
sự của
Liên Xô thường bị Mỹ phóng đại, đôi khi do chính những người hiểu rõ
hơn. Bức
màn sắt không phải vô hình: có một dải đất với lính gác và tuần tra
nghiêm ngặt
vắt ngang trung tâm lục địa Châu Âu. Không có chuyện người ta tình cờ
lạc vào,
hay bước ra khỏi Khối Đông Âu. Mục đích chính là xác định ranh giới:
đây là
phía của chúng tôi; kia là phía các anh. Gồng gánh một khối thuộc địa
với dân số
khoảng 90 triệu người đã quá đủ để quân đội Liên Xô và kinh tế Liên Xô
bận tối
tăm mặt mũi. Rốt cuộc, đúng là nhiều quá không kham nổi.
Phát hiện thứ
hai từ văn khố lưu trữ là, theo cách nói của sử gia Vojtech Mastny,
không có
hoang tưởng kiểu tâm thần phân liệt. Chủ nghĩa Marx-Lenin không phải là
cái lốt
hay bình phong ý thức hệ che đậy một đám kẻ cướp khát quyền lực (dù
chúng đúng
là kẻ cướp). Đó là thế giới quan của giới lãnh đạo Liên Xô – điều họ
thực sự
tin tưởng.
Thế giới
quan đó là một lý do tại sao không có kế hoạch tức thì để tấn công Tây
Âu. Chủ
nghĩa Marx kiểu Xô Viết – tức là, lý thuyết Marx theo cách diễn giải và
giáo điều
của Plekhanov, Lenin, Trotsky, và Stalin – cho rằng các nước tư bản sẽ
luôn gây
chiến với nhau, và những cuộc chiến tranh này sẽ là mối nguy cho các
nước xã hội
chủ nghĩa như Liên Xô. Đó chính là cách Stalin hiểu Chiến tranh Thế
giới Thứ
hai, xem đó là trận chiến giữa những nước tư bản.
Stalin cần
có một vùng đệm an ninh ở các biên giới phía tây và quân đội lớn, trang
bị vũ
khí hạt nhân, vì ông ta tin rằng khi các nước tư bản lại tham chiến,
như dự
đoán của lý thuyết Marx, họ sẽ tấn công Liên Xô. Ông cũng tin, theo
giáo điều của
lý thuyết đó, rằng một cuộc cách mạng thế giới dẫn đến chủ nghĩa xã hội
phổ
quát là điều tất yếu: đó là chiều hướng diễn tiến của lịch sử. Liên Xô
nên biết
tận dụng cơ hội trong khi đợi đạt đến tuyệt đích này; nhưng sớm hay
muộn thì lịch
sử cũng sẽ hoàn thành mục tiêu đó.
Sự hồi phục
nhanh chóng của Tây Âu sau chiến tranh, việc kinh tế Mỹ không sụp đổ,
và sự thịnh
vượng nói chung ở các nước đã phát triển không thuộc khối xã hội chủ
nghĩa quả
là cú sốc đối với thế giới quan này. Bản thân Stalin không thích đi
lại; ông ít
khi vi hành bên trong Liên Xô, và lần đầu tiên ông đi máy bay là lúc
bay đến
Iran, năm 1943, để tham dự Hội nghị Tehran, với Roosevelt và Churchill.
Ông
nghi ngờ bất cứ công dân Liên Xô nào từng ra nước ngoài, kể cả với tư
cách tù
binh. Nhiều cựu tù binh bị đưa đến Gulag; hàng ngàn người bị tử hình.
Do đó, một
mục đích quan trọng của Bức màn sắt là để ngăn cản không cho người dân
ở Liên
Xô và các nước khối Đông Âu tận mắt thấy mức sống thực sự ở phương Tây.
Câu chuyện
do Applebaum kể khẳng định điều mà xưa nay luôn có vẻ hơi khó tin về
công tác
tuyên truyền và truyền bá ý thức hệ: hoạt động này hết sức thô thiển.
“Mỗi con
lợn thụ tinh nhân tạo là một cú đấm vào mặt bọn đế quốc hiếu chiếu” là
loại khẩu
hiệu tác giả thuật lại trong cuốn sách này. Chế độ nào cũng tạo ra ít
nhiều
giáo điều hô hào dân vận như vậy, nhưng dưới chế độ Stalin, tất thảy
đều kiểu
đó.
Theo
Applebaum, đảng tìm cách loại bỏ giới trí thức và các tầng lớp chuyên
gia, và
luôn kết nạp từ giới ít học và tầng lớp dưới của xã hội. Trong đầu họ
có ít thứ
cần được tẩy não hơn, họ ít có năng lực nghi ngờ và bất đồng, và họ
được khích
lệ tinh thần bởi cảm nhận rằng phục tùng chủ thuyết của đảng giúp họ có
đường
vươn lên. Applebaum viết: “Nhìn sơ qua những bối cảnh xã hội của giới
lãnh đạo
Đông Âu trong những năm 1980 ta thấy nhiều nhà hoạt động tuy xuất thân
khiêm tốn
nhưng rốt cuộc đã leo lên đến vị trí cao nhất”.
Tuy nhiên,
nhiều người có học vẫn quy phục mà chẳng có hứa hẹn được tưởng thưởng.
“Về một
mặt nào đó, đây là thiên tài của chủ nghĩa toàn trị Xô Viết”, Applebaum
viết.
“Hệ thống này tạo ra nhiều nhóm lớn những người không thích chế độ và
biết rằng
tuyên truyền sai, nhưng do hoàn cảnh đành phải đi theo”. Tất nhiên,
“hoàn cảnh”
bao gồm cả khả năng có thể bị gõ cửa hỏi thăm. Chỉ cần tưởng tượng đến
tiếng gõ
cửa đó có lẽ cũng đủ để cho hầu hết mọi người tìm ra con đường ít phản
kháng nhất.
Applebaum kể chuyện hai chị em người Hungary sống chung nhà. Chẳng ai
bảo ai, mỗi
người tự cảm thấy nghi ngờ sự thật của những điều chế độ đang nói,
nhưng vì
nghĩ người kia vẫn còn trung thành với chế độ nên tiếp tục nhắc lại
những khẩu
hiệu sặc mùi Stalin với chị/em của mình.
Từ nghiên cứu
của mình, Applebaum kết luận rằng khả năng của công tác tuyên truyền Xô
Viết
trong việc tái tạo, hay tẩy não, người dân đã bị phóng đại, và số người
thực
tình ủng hộ hệ thống này do vậy cũng bị ước tính quá cao. “Con người
mới” – hay
Con người Xô Viết như cách gọi trào phúng – hóa ra cứ lẩn quất đâu đó,
chẳng ai
thấy được. Applebaum viết: “Con người không đạt được ‘những tính cách
toàn trị’
dễ dàng như vậy”.
VỀ mặt này,
suy cho cùng có lẽ không nên làm sống lại khái niệm chủ nghĩa toàn trị.
Phần lớn
những tác giả ban đầu viết về chủ nghĩa toàn trị, từ Erich Fromm[xvii]
và Hannah
Arendt[xviii] đến Orwell và Arthur Schlesinger con,[xix] tin rằng chủ
nghĩa
toàn trị có liên quan đến bản chất con người, và chủ nghĩa toàn trị
trỗi dậy từ
những điều kiện xã hội và tâm lý của cuộc sống hiện đại. “Có một
Hitler, một
Stalin trong mỗi lồng ngực”, Schlesinger viết như vậy trong cuốn Phái
trung
dung trọng yếu (The Vital Center, 1949),[xx] và nhiều tác giả khác lặp
lại suy
nghĩ này. Họ lo ngại rằng chủ nghĩa toàn trị được lịch sử ủng hộ, và nó
có thể
là cách tổ chức xã hội trong tương lai.
Schlesinger
đã đổi ý. Khi cuốn Phái trung dung trọng yếu được tái bản, vào năm
1987, ông
nói ông đã từ bỏ “thuyết huyền bí về chủ nghĩa toàn trị do George
Orwell và
Hannah Arendt truyền bá … Những nhà nước toàn trị không hề như tôi đã
nghĩ vào
năm 1949 là đại diện cho sự thay đổi giai đoạn trong cách tổ chức xã
hội; những
nhà nước toàn trị chẳng khác gì triều đình Tartar được trang bị công
nghệ hiện
đại”. Cuốn Bức màn sắt ủng hộ cách lý giải hiệu chỉnh này. Đông Âu
không tất yếu
phải đi theo con đường Stalin, cũng như Đức không tất yếu phải trở
thành phát
xít. Chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Stalin là những hệ thống chính trị
và kinh
tế nguy hiểm nhưng bất hợp lý, không hiệu quả, và sau hết là tự hủy
diệt. Không
phải chuyện những hệ thống đó “trái tự nhiên”; con người có khả năng
thích ứng
với xã hội theo nhiều cách. Mà là chuyện những hệ thống đó thậm phi lý.
Từ một
góc độ nào đó, chủ nghĩa Stalin chung quy chỉ là một nỗ lực biến con
người
thành những người cộng sản tốt hơn bằng cách giam cầm hoặc giết những
ai không
được như vậy. Khi thời kỳ khủng bố cuối cùng chấm dứt, cuộc sống trở
lại bình
thường như cũ.
Một tác giả
chống lại “thuyết huyền bí về chủ nghĩa toàn trị” trong những năm đầu
của Chiến
tranh Lạnh là nhà xã hội học David Riesman. Ông nhận định, phản biện
lại Arendt
(người mà ông thân quen) và những người khác, rằng con người không dễ
dàng bị
biến đổi như giả định của thuyết chủ nghĩa toàn trị. “Kết luận đáng chú
ý nhất
có thể rút ra từ tình trạng của nước Đức hiện nay, từ câu chuyện của
những người
tỵ nạn lánh khỏi vùng đất đằng sau Bức màn sắt, thậm chí từ hành vi
hiện nay của
những người trước đây ở trại tập trung”, ông viết vào năm 1954, “chính
là việc
rất khó hủy diệt vĩnh viễn phần lớn mọi người về mặt tâm lý”.
Riesman nghĩ
rằng thậm chí bên trong những nhà nước toàn trị thành công cũng có
những hình
thức phản kháng diễn ra hàng ngày – không phải là kiểu phản kháng dũng
cảm của
những người bất đồng mà là những kiểu phản kháng chẳng lấy gì làm cao
quý dưới
dạng tâm lý thờ ơ, tham nhũng, và tội ác. Nếu Applebaum thêm một chương
vào cuốn
sách đáng phục và mạch lạc dễ hiểu này, có thể là chương về nạn hối lộ,
tình trạng
vô trách nhiệm, và thị trường chợ đen. Đó là những điều ai cũng biết,
và chỉ
riêng sự tồn tại của chúng đã là bằng chứng cho những ngụy biện của ý
thức hệ
này và những thất bại của hệ thống này.
PHẢI chăng Mỹ
lẽ ra đã có thể ngăn chặn việc Stalin hóa Đông Âu? Trong hơn năm mươi
năm, những
người nghĩ rằng câu trả lời là có đã lý giải bằng một từ: Yalta. Yalta
là nơi
Roosevelt, Churchill, và Stalin tổ chức hội nghị thượng đỉnh cuối cùng
của họ về
Chiến tranh Thế giới thứ hai, vào tháng 2 năm 1945, và là nơi, như hai
thế hệ
các nhà phê bình đã tin, Roosevelt giao Ba Lan và phần còn lại của Đông
Âu cho
Stalin. Hai cuốn sách xuất sắc về Yalta, dùng tài liệu từ các văn khố
lưu trữ của
Liên Xô – cuốn Yalta: Cái giá của Hòa bình (Yalta: The Price of Peace,
nhà xuất
bản Penguin) của S. M. Plokhy và cuốn Yalta 1945: Châu Âu và Mỹ ở Giao
lộ
(Yalta 1945: Europe and America at the Crossroads, nhà xuất bản
Cambridge) của
Fraser J. Harbutt – đã nêu rõ rằng những vấn đề đặt lên bàn đàm phán
rất phức tạp,
và không chỉ sự thơ ngây và sức khỏe suy sụp của Roosevelt (ông mất vào
tháng
Tư) đã dẫn đến một Châu Âu bị phân hóa.
Suy cho
cùng, như Tony Judt đã nhận định súc tích trong cuốn Hậu chiến
(Postwar,
2005),[xxi] “Yalta thực ra chẳng có ý nghĩa quan trọng”. Ngay từ lúc
khởi đầu của
cái mà Churchill gọi là khối Đại Liên minh, Stalin đã khẳng định là ông
mong được
giao quyền kiểm soát Ba Lan hậu chiến (và những vùng khác nêu trong
hiệp ước tiền
chiến giữa ông và Hitler), và đến lúc diễn ra Hội nghị Yalta quân đội
của ông
đã chiếm hữu phần lớn đất nước đó, với một nhóm đảng viên cộng sản Ba
Lan do
chính ông chọn ở Warszawa. Ở Mặt trận phía Tây vào tháng 2 năm 1945,
quân Đồng
minh vừa mới chịu thương vong kinh khủng ở Trận Ardennes (Battle of the
Bulge),
và chưa vượt qua sông Rhine. Cuộc chiến ở Thái Bình Dương (mà Liên Xô
chưa tham
gia) vẫn còn tiếp diễn. Ngoài việc rút ủng hộ vật chất và tài chính cho
Hồng Quân,
một nước cờ mạo hiểm với những hậu quả khôn lường, Mỹ chẳng có bao
nhiêu sức mạnh
trong đàm phán. Mục tiêu của Đồng minh lúc đó, vẫn luôn luôn như vậy từ
trước,
là tiêu diệt nước Đức Quốc xã, chứ không phải cứu Ba Lan.
Ở Yalta,
Roosevelt chủ yếu quan tâm đến việc thuyết phục được Liên Xô tham gia
vào Liên
Hợp Quốc mới ra đời, nhưng ông cũng là người thực tế nên thấu hiểu ván
cờ chính
trị tạo vùng ảnh hưởng chi phối kiểu Đại Cường quốc mà Churchill và
Stalin theo
đuổi. Khi các Đại Cường quốc phân chia thế giới, họ chiều theo lợi ích
quốc dân
của nhau. Anh muốn đưa Pháp trở lại vị thế cường quốc, nhằm duy trì cán
cân quyền
lực ở lục địa Châu Âu. Khi Stalin, vốn khinh bỉ người Pháp vì họ nhanh
chóng đầu
hàng người Đức năm 1940, nhượng bộ yêu cầu của Anh, phần đền bù cho
Stalin là
ông được rảnh tay ở Ba Lan.
Mỹ gần như
không có lợi ích kinh tế hay chiến lược gì ở Đông Âu. Trước Chiến tranh
Thế giới
thứ hai, hai phần trăm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ xuất sang
Đông Âu,
3,5 phần trăm nhập khẩu từ Đông Âu, và 5,5 phần trăm tài sản Mỹ ở nước
ngoài nằm
ở Đông Âu. Áp lực quan trọng duy nhất đối với Roosevelt hẳn là lá phiếu
những cử
tri Mỹ gốc Ba Lan, và lúc diễn ra Hội nghị Yalta, bầu cử Tổng thống Mỹ
đã kết
thúc.
Điều mà
Churchill và Roosevelt không tiên liệu được chính là điều Applebaum mô
tả: Liên
Xô không dừng lại ở việc dựng nên những chế độ thân thiện ở các nước có
chung
biên giới với mình, mà còn tiến hành công cuộc tái tạo toàn trị cho
toàn khu vực
này, hoàn tất với việc thanh lọc sắc tộc. Tuy nhiên, không rõ là ngay
cả Stalin
có tiên liệu được chiều hướng diễn tiến các sự kiện hay không. Tất cả
các bằng
chứng cho thấy rằng Điện Kremlin tin rằng Đảng Cộng sản sẽ dễ dàng
thắng các cuộc
bầu cử công khai ở những nước được giải phóng. Chỉ khi sau khi điều này
hóa ra
là ảo tưởng thì Liên Xô bắt đầu thực sự mạnh tay can thiệp.
Suy cho
cùng, bàn cờ năm 1945 không có nhiều thế tàn cuộc khả dĩ. Thời điểm để
thể hiện
lập trường về quyền tự quyết ở Đông Âu đã đến rồi đi sớm hơn nhiều,
thậm chí có
lẽ vào lúc Anh tham gia liên minh quân sự với Liên Xô, ngay sau khi Đức
xâm lược.
Nếu không có Hồng Quân, việc giải phóng Châu Âu bị phát xít chiếm đóng
bằng
quân sự có vẻ gần như bất khả thi, và, do Mỹ chưa tham chiến, có vẻ như
rốt cuộc
Anh sẽ thua trận. Tuy vẫn luôn điên cuồng chống Bolshevik, Churchill
cảm thấy
ông phải xem Stalin như người ngang hàng và đồng minh. Ông hiểu con
người của
Stalin. “Nếu Hitler xâm lăng Địa ngục”, ông nói, “Ít nhất tôi cũng sẽ
nói tốt về
Quỷ sứ khi phát biểu ở Hạ nghị viện”.
Nhưng Stalin
cũng ở thế khó. Sau khi vừa mới thanh lọc quân đội Liên Xô, ông không
chuẩn bị
sẵn sàng đối phí với cuộc xâm lăng của Đức. Nếu như Anh và Mỹ (vốn đã
bắt đầu một
chương trình cho vay-cho thuê[xxii] khá hào phóng để Hồng Quân có thể
tiếp tục
chiến đấu) đã ra điều kiện về Đông Âu, thì vào năm 1941, khi quân
Wehrmacht
[các lực lượng vũ trang thống nhất của Đức] sắp sửa tiến vào Moskva,
Bức màn sắt
có lẽ đã không buông xuống bốn năm sau đó. Nhưng đến năm 1945 thì đã
quá muộn,
và Quỷ sứ đến Yalta, đòi lại món nợ của mình.
Phải chăng Mỹ
lẽ ra đã nên can thiệp trước năm 1989 để chấm dứt sự chia cắt Châu Âu?
Năm
1958, trong một hội thảo được tổ chức với sự bảo trợ của Mặt trận Bảo
vệ Tự do
Văn hóa (Congress of Cultural Freedom) được C.I.A. hậu thuẫn, nhà lý
thuyết
chính trị người Pháp Raymond Aron nhận định rằng chia cắt là giải pháp
ít nguy
hiểm hơn bất cứ giải pháp nào khác. Những gì diễn ra ở một phía của bức
tường ở
lại phía bên đó của bức tường, chứ không có ảnh hưởng gì với phía bên
kia. Hiếm
có lãnh tụ nào ở phương Tây thực sự muốn thấy Bức màn sắt được tháo bỏ,
chừng
nào Liên Xô còn tồn tại. Họ không muốn gây chiến, trong thời đại hạt
nhân, nhân
danh những người đình công ở Ba Lan. Chí ít bức tường đó là quảng cáo
thường trực
cho bản chất ngục tù của chủ nghĩa cộng sản Xô Viết. Như tác giả
Applebaum đã
minh chứng bằng tư liệu, chỉ có điều những nước cờ địa chính trị đó, dù
có thể
đã thận trọng và hợp lý đến đâu chăng nữa, đã khiến nhân loại trả giá.
____________
Chú thích ảnh:
Xe tăng Liên Xô ở Budapest năm 1956, trong cuộc cách mạng Hungary.
(Ảnh:
AFP/Getty)
Nguồn: Dịch
từ nguyên bản tiếng Anh: Louis Menand, “Bloc heads – Life behind the
Iron
Curtain”, The New Yorker, 12/11/2012. Tất cả các chú thích là của người
dịch.
Bản tiếng Việt
© 2012 Phạm Vũ Lửa Hạ & pro&contra
--------------------------------------------------------------------------------
[i] W. H.
Auden (1907-1973): nhà thơ người Mỹ gốc Anh. Toàn văn tiếng Anh của bài
thơ
September 1, 1939 (Ngày 1 tháng 9 năm 1939) có ở đây.
[ii] Winston
Churchill đọc bài diễn văn này tại Đại học Westminster ở Fulton, tiểu
bang
Missouri, Mỹ, vào ngày 5/3/1946. Tuy Churchill không bao giờ đặt tựa
cho các
bài phát biểu của mình, bài này được thế giới biết đến qua tựa đề “Iron
Curtain” (Bức màn sắt) hoặc “The Sinews of Peace” (Những nguồn tiếp sức
của hòa
bình). Toàn văn tiếng Anh của bài này có ở đây. Anne Applebaum trích
một đoạn từ
bài này để mở đầu chương giới thiệu cuốn sách.
[iii] Toàn
văn tiếng Anh của bài thơ August 1968 (Tháng 8 năm 1968) có ở đây.
[iv] George
Orwell (1903-1950): bút danh của Eric Arthur Blair, nhà văn người Anh.
Hai tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông là 1984 (xem bản dịch của Phạm Minh Ngọc ở
đây) và
Animal Farm (xem bản dịch Trại súc vật của Phạm Minh Ngọc ở đây).
[v]
Y.M.C.A.: Young Men’s Christian Association – Hiệp hội Thanh niên Cơ
Đốc.
[vi] Fim
noir (phim đen): thể loại điện ảnh phổ biến trong thập niên 1940-1950,
với những
bộ phim dùng cốt truyện trinh thám hình sự để phản ánh những khía cạnh
u ám của
đời sống hiện đại.
[vii] Phim sản
xuất năm 1953 với Marlon Brando thủ vai thủ lĩnh băng đảng gồm những
tay chơi
mô-tô sống ngoài vòng pháp luật.
[viii] Phim
sản xuất năm 1955, về một thầy giáo (diễn viên Glenn Ford) ở một trường
trung học
thuộc khu nội đô nghèo khó cố gắng cảm hóa những học sinh quậy phá
(Sidney
Poitier thủ vai học sinh đầu lĩnh).
[ix] Bài hát
này do Max C. Freedman và James E. Myers viết, có tựa gốc là “We’re
Gonna Rock
Around the Clock Tonight!”. Phần trình diễn nổi tiếng nhất và thành
công nhất
là của ban nhạc Bill Haley and The Comets. Bài này xếp hạng 158 trong
danh sách
“500 bài hát hay nhất mọi thời đại” của tạp chí Rolling Stone.
[x] Bill
Haley (1925-1981): ca sĩ rock & roll người Mỹ, nổi tiếng nhất với
bài “Rock
Around the Clock”.
[xi] Frank
Zappa (1940-1993): nhà soạn nhạc, ca sĩ, và đạo diễn người Mỹ.
[xii]
Jackson Pollock (1912-1956): họa sĩ người Mỹ, có ảnh hưởng lớn đến
trường phái
biểu hiện trừu tượng. Bộ phim tiểu sử Pollock giành được giải Oscar Nữ
Diễn
viên Phụ xuất sắc nhất (Marcia Gay Harden), và được đề cử giải Oscar
Nam Diễn
viên Chính xuất sắc nhất (Ed Harris, cũng là đạo diễn).
[xiii]
Partisan Review: Tạp chí chính trị và văn hóa ra hàng quý, tồn tại từ
năm 1934
đến 2003; do William Phillips, Philip Rahv, và Sender Garlin sáng lập.
Xuất
thân từ Hội quán John Reed của giới văn nghệ sĩ và trí thức có tư tưởng
Marxist
ở Mỹ, tạp chí này muốn tạo một tiếng nói khác với New Masses, nguyệt
san của Đảng
Cộng sản Mỹ. Sau khi Stalin lên nắm quyền ở Liên Xô, tạp chí này thể
hiện bản sắc
mới với bài vở kịch liệt chỉ trích chủ nghĩa Stalin. Đại học Boston lưu
trữ các
số từ năm 1996 đến 2003 ở đây.
[xiv]
Czesław Miłosz (1911-2004): nhà thơ, nhà văn người Ba Lan, đoạt giải
Nobel Văn
học năm 1980. Ông viết Tâm trí bị giam cầm (Zniewolony umysł) khi tị
nạn chính
trị ở Paris.
[xv]
Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008): nhà văn người Nga, đoạt giải Nobel
Văn học
năm 1970. Ông góp phần tố cáo hệ thống lao tù Gulag của Liên Xô qua
những tác
phẩm nổi tiếng toàn cầu như Архипелаг ГУЛАГ(Quần đảo Gulag; xem bản
dịch Quần đảo
ngục tù của Ngọc Thứ Lang và Ngọc Tú ở đây), В круге первом (Trong vòng
tròn đầu
tiên; xem bản dịch Tầng đầu địa ngục của Hải Triều ở đây), và Оди́н
день Ива́на
Дени́совича (Một ngày của Ivan Denisovich).
[xvi] Milan
Kundera (1929-): nhà văn người Séc, lưu vong ở Pháp từ năm 1975 và nhập
quốc tịch
Pháp năm 1981. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Nesnesitelná lehkost
bytí viết
năm 1982, nhưng in lần đầu năm 1984 với bản dịch tiếng Pháp
L’Insoutenable
légèreté de l’être; bản tiếng Séc in năm 1985. Tác phẩm này đã được
Trịnh Y Thư
dịch ra tiếng Việt với tựa đề Đời nhẹ khôn kham (dịch từ bản tiếng Anh
The
Unbearable Lightness of Being) in ở Mỹ năm 2002.
[xvii] Erich
Fromm (1900-1980): nhà triết học, nhà xã hội học và nhà tâm lý xã hội
người Đức.
[xviii]
Hannah Arendt (1906-1975): nhà chính trị học người Mỹ gốc Đức.
[xix] Arthur
Schlesinger con (1917-2007): nhà sử học và nhà phê bình xã hội người
Mỹ, từng
là trợ lý đặc biệt của Tổng thống Kennedy.
[xx] Theo giải
thích của Schlesinger trong ấn bản năm 1998, khái niệm “vital center”
(phái
trung dung trọng yếu) dùng trong bối cảnh toàn cầu để chỉ những đấu
tranh giữa
chế độ dân chủ và chủ nghĩa toàn trị, chứ không phải những đấu tranh
bên trong
chế độ dân chủ giữa phe tự do và phe bảo thủ (cách dùng sai thường thấy
của giới
chính khách Mỹ để chỉ trong bối cảnh chính trị trong nước). Trong một
bài viết
trên Slate năm 1997 để phê bình cách dùng sai của Tổng thống Clinton,
Schlesinger nói khi ông viết cuốn sách này năm 1949, ông dùng chữ
“center” để
chỉ nền dân chủ tự do, đối lập với những kẻ thù không đội trời chung
của nó là
chủ nghĩa phát xít ở phái hữu, và chủ nghĩa cộng sản ở phái tả.
[xxi] Tony
Judt (1948-2010): nhà sử học người Anh. Theo BBC, cuốn Hậu chiến: Lịch
sử Châu
Âu từ năm 1945 (Postwar: A History of Europe Since 1945) được giới sử
học khen
là một trong những tác phẩm hay nhất về đề tài lịch sử Châu Âu cận đại.
[xxii] Ngày
11 tháng 3 năm 1941, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt ký đạo luật
thực hiện
chương trình viện trợ trang thiết bị quân sự cho Anh, Pháp, Liên Xô,
Trung Quốc,
và các nước đồng minh khác. Chương trình này đánh dấu sự chấm dứt chính
sách
không can thiệp của Mỹ (Mỹ bắt đầu tham chiến vào tháng 12 năm 1941).
Với tổng
chi phí 50,1 tỉ đô-la, chương trình này được xem là một nhân tố quan
trọng
trong chiến thắng của phe Đồng minh.