|
Văn chương lạnh
Vấn đề là,
chiến tranh tiếp nối chiến tranh, cách mạng tiếp nối cách mạng, phong
trào, lực
lượng chính trị, xung đột giữa họ trên đất TQ hàng
trăm năm qua đã ảnh hưởng lên mọi tầng lớp trí
thức. Tiếng nói ly khai không được khoan thứ, nhà văn bắt buộc phải
trở thành
chiến sĩ, họ không có một cách nào khác để tạo một cuộc sống. Họ thất
bại trong
việc cứu vớt đất nước, hay dân tộc, và thường là phải hy sinh tài sản,
mạng sống.
Văn chương lạnh chỉ có thể khả hữu một khi những áp lực chính trị không
còn,
có thể tránh được, và cuộc sống được bảo đảm. Chính vì thế mà khó khăn
vô cùng
cho văn chương Tẫu có thể có thứ "lạnh" này.
Từ đó, có thể
nói, văn chương lạnh xúi người ta bỏ chạy để sống sót; đó là thứ văn
chương từ
chối bị bịt miệng để tìm sự cứu chuộc. Tôi tin rằng, 1 sắc dân đếch làm
sao ban
cho người dân da mùi của nó – da trắng chúng đâu cần, chúng muốn viết
gì thì viết
- thứ văn chương "đếch có ích" 1 tí gì,
như
là văn chương lạnh, thì điều này không chỉ là bất hạnh cho nhà văn, mà
còn là
dấu chỉ đích danh sắc dân này quá cà chớn, nếu không muốn nói là, quá
nghèo nàn,
về tinh thần, về tinh anh, về đỉnh cao chói lọi.
Chính vì những
lý do đó mà tôi đề nghị: Văn Chương Lạnh.
Interview: Gao
... on exile.
Exile is
salvation. Exile is a writer's salvation. The goal is not exile. The
goal is to
write. There have been so many writers who have been forced to flee in
order to
write. Sometimes the oppression isn't even that extreme, but they still
leave.
Like James Joyce. It wasn't political oppression. But Joyce and
Beckett, they
never went back. It was psychological oppression in Ireland; the
Catholic
Church made them exile themselves. No, a writer cannot defeat a
society. But he
can save himself, which has been the case from ancient times until
today.After Mao
died [1976J, after the Cultural Revolution, Chinese society had a
relative
period of liberalization and I could travel and look at things. Lingshan was about seeking a
starting point
for consciousness, looking for an entry point on a spiritual level. It
was
mostly written in China and finished in France, but I had to wait until
after
Mao died and even then I couldn't think of having it published. I began
writing Lingshan in 1982.
Về lưu vong
Lưu vong là
cứu rỗi. Lưu vong là cứu rỗi của nhà văn. Mục đích không phải là lưu
vong. Mục
đích là viết. Có rất nhiều nhà văn bị ép buộc phải bỏ chạy để viết. Đôi
khi sự
đàn áp không đến nỗi tới chỉ khiến họ phải bỏ đi, nhưng vẫn phải bỏ đi.
Thí dụ
James Joyce. Nhưng Joyce và Beckett, cả hai chẳng hề quay trở lại. Có
một sự
đàn áp về tâm lý ở Ái nhĩ lan: Nhà thờ Ky tô khiến họ tự lưu vong.
Không, một
nhà văn không thể đánh bại một xã hội. Nhưng anh ta có thể tự cứu mình,
đây là
một trường hợp từ cổ xưa cho mãi tới ngày này. Sau khi Mao
chết [1976], sau Cách Mạng Văn Hóa, xã hội TQ có một thời kỳ tương đối
cởi mở,
và tôi có thể đi du lịch, nhìn tới nhìn lui những sự vật, con người. Lingshan, Linh Sơn, là về sự tìm
kiếm một khởi điểm cho tâm thức, kiếm điểm nhập tầng tâm linh. Nó
hầu hết được viết ở TQ và xuất bản ở Pháp, nhưng tôi phải đợi sau khi
Mao chết,
vậy mà khi đó vẫn không nghĩ có thể in nó ra. Tôi bắt đầu viết nó vào
năm 1982.
Văn chương lạnh
Thứ văn
chương lạnh này, lẽ tất nhiên, chưa có, chưa đi vô cuộc sống thường
nhật. Trong
quá khứ, văn chương chỉ lo chống những sức mạnh chính trị áp bức, và
những
thành kiến, phong tục, tập quán xã hội, bây giờ thì lại lo uýnh lộn với
những
giá trị thương mại mang tính lật đổ, phá vỡ, của xã hội tiêu thụ. Sự
hiện hữu của
thứ văn chương lạnh tùy thuộc vào lòng ao ước, ý chí của nhà văn muốn
ôm lấy nỗi
cô đơn, muốn trường tồn, vĩnh cửu, trong cõi “mình ên” của mình.
Sự thực, thứ
nhà văn của cái thứ văn chương lạnh này, thì khốn khổ khốn nạn, gặp
nhiều tai
ương hơn nhiều, so với những thứ nhà văn khác. Nếu 1 nhà văn ôm lấy nó,
thì rõ
ràng là hắn ta sẽ gặp khó khăn trong cái việc nuôi sống mình, và phải
kiếm 1
cách nào đó để mà có miếng ăn đổ vô miệng. Và như thế, văn chương lạnh
phải bị
coi là 1 thứ xa xỉ phẩm, một hình thức khoái lạc hoàn toàn mang tính
tinh thần.
Một xã hội, dù giầu có phồn thịnh phát đạt, dù sôi nổi, mạnh mẽ, đầy
khí lực, cỡ
nào, thì cũng là 1 thảm họa, một bi kịch, nếu nó không thể tạo ra được,
hay thí
cho 1 cá nhân nào đó, này, ta cho mi tha hồ hưởng thụ cái thú vui tinh
thần
“mình ên” đó!
Lịch sử chưa
từng bị xáo trộn bởi ba thứ “bi kịch” như thế, nó giản
dị ghi lại những hoạt động của chân loại, hay có lẽ, chẳng thèm để lại
1 thứ
ghi ghiếc nào về ba thứ nhảm nhí đó. Nếu văn chương lạnh mà có được cái
diễm phúc,
cái may mắn, được in ra, và chạy vòng vòng giữa 1 số độc giả, thì rõ
ràng là hoàn
toàn nhờ vào cố gắng của nhà văn và bạn bè [Mít hải ngoại đã từng và
vẫn còn thứ
“văn chương lạnh” này, nhưng có 1 tên nick khác, “văn chương của mấy
ông bà làm
bi zi nét”, “the businessman-the writer”, có tiền, hoặc xin bạn bè có
tiền, đủ
1 cữ in, là bèn cho ra 1 tác phẩm, ra mắt sách linh đình, và bắt bạn bè
mua, đọc
hay không đọc, đếch cần, hà, hà!] Cao Xueqin and Kafka là những
thí dụ. Những
gì họ viết ra thì không được xb khi họ còn sống, bởi thế mà làm gì có
những trường
phái được phát sinh nhờ họ, hay những hậu duệ của họ, và họ cũng không
trở thành
những con người danh tiếng. Họ sống, hầu hết ở bên lề, hay ở đường biên
của xã
hội, dâng hết đời họ cho cái thứ hoạt động tinh thần đó, mà họ chẳng hề
hy vọng
được tưởng thưởng, hay được xã hội công nhận. Giản dị, họ chỉ mong được
sướng điên
lên qua cái việc viết lách lăng nhăng nhảm nhí đó!
Kiệt quệ hầu như cả 1 thế kỷ vì chính trị phải đạo, đạo đức phải đạo,
văn chương Tẫu bây giờ rớt vô 1 đống hầm bà làng của những “ism”, ý
thức hệ, những
cuộc bàn tròn, bàn méo về phương pháp học, hậu vệ học về sáng tác, tối
tác, ba
trò nhăng nhít chẳng mắc mớ gì tới văn chương, hoặc có dính tí ti, thì
từ đó văn
chương cũng không thể tự giải thoát chính nó. Chỉ mỗi 1 cách là trốn
khỏi ba cái tròn, méo, nghị luận, diễn đàn da mùi, hậu vệ, dai như đỉa,
vô bổ, toàn
rác rến, thì nhà văn mới
có thể cứu chính hắn ta/chính chị ả. Sáng tạo văn chương bản chất của
nó, là cô
đơn, không 1ực luợng, phong trào, hay tập thể có thể tham gia, đóng
góp: Chúng chỉ có thể bóp nghẹt nó, làm cho nó tắt thở. Chỉ 1 khi quyết
định, đếch
chơi với ai, một mình một cõi... Tản Viên, thí dụ, đếch thèm dính
tới nhóm chính
trị chính em, phong trào phong triếc, thì chỉ khi đó nhà văn mới đạt
được tự do hoàn toàn.
Nói như
thế,
thì không có nghĩa là, thằng cha Gấu Cà Chớn không có những quan điểm
đạo đức,
thái độ chính trị, của riêng nó. Khi dính tới ba thứ này, những đòi hỏi
chính
trị, xã hội, nhà văn phải có điều để nói, và rất ư là OK, cái chuyện họ
diễn
thuyết, đưa ra những tuyên bố này nọ trước công chúng, bàn dân thiên
hạ. Nhưng
rất ư quan trọng, là ba thứ này không được nhập vô những sáng tạo văn
học của họ.
Tôi tin rằng,
ngay cả khi đụng tới ba thứ này, theo nghĩa, khi chính trị và xã hội
“ăn
có” [touched upon] văn chương, giải pháp tối hảo đối với 1 nhà văn, vẫn
là bỏ
chạy, tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách: chỉ có cách đó là gỡ bỏ đòi
hỏi xã hội
và còn làm sạch, làm thanh thản cái đầu. Từ đó, tôi tin rằng, chọn lựa
tối hảo
đối với nhà văn, là chọn cho mình 1 cái nhà ở ngoại vi, bên lề xã hội,
như thế,
anh ta có thể lặng lẽ quan sát và suy
nghĩ, phản ánh, phản iếc, nhìn lại, nhìn liếc, và đắm mình vào trong
cõi văn chương
lạnh.
-Nước mắt cũng có hạn. Nơi này
đổ ra nhiều thì nơi khác dè xẻn lại.
-Bạn muốn nói, đừng lạm dụng cảm xúc?
-Người ta chỉ đọc khi xúc động. Nhưng chớ bao giờ lạm dụng cảm xúc
của độc giả cũng như của chính mình.
Bụi
Thật rất ư tình cờ, bài
viết nhắm đúng trường hợp nhà nhạc sĩ vĩ đại của Mít vừa
mới đi xa.
Trong bài thơ tưởng niệm ông, vị nữ thi sĩ K, phán, sống đầy 1 đời,
[có khi đầy quá, lấn qua đời người khác!]
Câu này còn
nhắm chính nhạc của ông, thứ âm nhạc lạm dụng tình cảm, và nhất là nước
mắt, nước
mũi, [có khi nước... khác nữa]!
Cold
Literature
Văn Chương Lạnh
30 Tháng
Chín 1990 Paris
Theo tôi, thời của thứ văn chương cách mạng
khuấy động qua rồi, bởi là vì "văn chương cách mạng tự nó cách nó" đến
ngỏm, và chỉ để lại sau nó, đau thương, cay đắng, rã rời, ơ hờ, và,
ngay cả,
nôn mửa.
Văn chương căn cơ mà nói, chẳng mắc mớ gì đến chính trị, và thuần cá
nhân. Nó
là sự ban thưởng trí tuệ, the intellect, cùng với sự quan sát, sự xem
xét lại
những kinh nghiệm, hồi tưởng, cảm nghĩ, hay là, miêu tả một trạng thái
tinh thần.
Hoàn toàn do yêu cầu chính trị văn chương, bất hạnh thay, bèn trở nên
sôi nổi,
nóng bỏng, và trở thành con cờ của tấn công, đánh phá, phạng, hay xoa
đầu, nịnh
bợ, nâng bi.
Và nó trở thành 1 thứ võ khí hay mục tiêu, cho tới khi nó quên mẹ bản
chất cơ bản
của nó.
"Cái đứa" được gọi là nhà văn chẳng khác chi nhiều, bất cứ 1 cá nhân,
nói và viết, và nghe nó nói, hoặc đọc nó viết, là tùy những kẻ khác
chọn. Nhà
văn đếch phải là anh hùng, hành động theo lệnh của người khác, của nhân
dân;
anh ta/chị ta thì cũng không xứng đáng để mà thờ phượng như là 1 thần
tượng,
nhưng chắc chắn, người này không thể là 1 kẻ phạm tội hình sự hay là 1
kẻ thù của
mọi người. Đôi lúc, lúc này, lúc nọ, những gì anh ta viết đụng vô những
vấn đề,
giản dị chỉ là do những yêu cầu của kẻ khác. Khi nhà cầm quyền cần tạo
ra vài kẻ
thù để lôi kéo sự chú ý của nhân dân, nhà văn trở thành kẻ hi sinh.
Thảm nhất,
tệ hại nhất, là nhà văn, chính xừ lủy, ẻn, lại ngu si đần độn, bị trò
này bịp,
và cảm thấy đây là 1 ân huệ, 1 vinh quang, vinh dự… lớn lao, thật
đáng
cho ta hy sinh!
Sự thực, liên hệ giữa tác giả và độc giả - giữa 1 con người với 1 con
người
khác, hay với 1 số con người khác – luôn luôn là 1 trong những giao cảm
qua những
tác phẩm được viết ra, không có sự cần thiết phải gặp mặt, hay những
giao tiếp
có tính cách xã hội. Nhà văn không có trách nhiệm với độc giả, và độc
giả không
có sự cần thiết đặt để ra thế này thế nọ lên nhà văn. Việc của độc giả,
là chọn
đọc cuốn này, thay vì cuốn kia, đọc hay không đọc 1 tác phẩm.
Văn chương là một hoạt động nhân văn không thể không có, trong đó, độc
giả và
nhà văn tự móc ngoéo nhau. Như thế, văn chương không có nhiệm vụ, bổn
phận gì với
đám đông hay xã hội,và những lời lẽ đao to búa lớn về đạo hạnh, đạo đức
được
thêm vô bởi những nhà phê bình, ngự sử văn đàn, đếch liên quan mắc mớ
gì tới
nhà văn.
Cái thứ văn chương này, thu gom thâu tóm lại cái tính ban đầu, bẩm sinh
của nó
- chọc 1 cái lỗ, nhờ nó, nhà văn có thể nói ra những cảm nghĩ và những
tham vọng
của mình - có thể gọi là “văn chương lạnh”, để phân biệt với thứ văn
chương “đường
ra trận mùa này đẹp lắm”, nghĩa là thứ văn chương cổ võ, đề xướng đức
tin,
nghĩa cả, tín điều… đả phá, tấn công những đường lối chính trị đương
thời, hay
cố gắng thay đổi xã hội.
"Văn chương lạnh" như thế lẽ
tất nhiên
sẽ chẳng gây sôi nổi, tạo quan tâm, theo kiểu “nóng hổi vửa thổi vừa
ăn”. Nó
hiện hữu, giản dị bởi là vì con người tìm kiếm một hành động tinh thần
vượt quá
cõi dục, cõi tục, cõi đam mê vật chất.
Thứ văn chương lạnh này, lẽ tất nhiên, chưa có, chưa đi vô cuộc sống
thường nhật. Trong quá khứ, văn chương chỉ lo chống những sức mạnh
chính trị áp
bức, và những thành kiến, phong tục, tập quán xã hội, bây giờ thì lại
lo uýnh lộn
với những giá trị thương mại mang tính lật đổ, phá vỡ, của xã hội tiêu
thụ. Sự
hiện hữu của thứ văn chương lạnh tùy thuộc vào lòng ao ước, ý chí của
nhà văn
muốn ôm lấy nỗi cô đơn, muốn trường tồn, vĩnh cửu, trong cõi “mình ên”
của mình.
Sự thực, thứ
nhà văn của cái thứ văn chương lạnh này, thì khốn khổ khốn nạn, gặp
nhiều tai ương
hơn nhiều, so với những thứ nhà văn khác. Nếu 1 nhà văn ôm lấy nó, thì
rõ ràng
là hắn ta sẽ gặp khó khăn trong cái việc nuôi sống mình, và phải kiếm 1
cách nào
đó để mà có miếng ăn đổ vô miệng. Và như thế, văn chương lạnh phải bị
coi là 1
thứ xa xỉ phẩm, một hình thức khoái lạc hoàn toàn mang tính tinh thần.
Một xã hội,
dù giầu có phồn thịnh phát đạt, dù sôi nổi, mạnh mẽ, đầy khí lực, cỡ
nào, thì cũng
là 1 thảm họa, một bi kịch, nếu nó không thể tạo ra được, hay thí cho 1
cá nhân
nào đó, này, ta cho mi tha hồ hưởng thụ cái thú vui tinh thần “mình ên”
đó!
Bài này
ngắn, Gấu Cà Chớn sẽ lai rai dịch, kèm bản tiếng Anh, và lèm bèm về nó.
Cũng là
1 cách hy vọng, làm sao cho văn chương Mít thay đổi đi, bớt nước mắt
nước mũi,
bớt máu lửa đi 1 chút!
Hà, hà!
Cold
Literature
30 July
1990, Paris
IN MY VIEW
THE TIME for rousing revolutionary literature has passed, because the
revolution has already revolutionized itself to death and has left
behind only
bitterness and a sort of weariness, listlessness and even nausea.
Literature basically has nothing to do with
politics, but is purely a matter for the individual, it is the
gratification of
the intellect, together with an observation, a review of experiences,
reminiscences and feelings, or the portrayal of a state of mind.
Due entirely to political need, literature
unfortunately grew fervent, and was subjected to attack or flattery. It
was
helplessly transformed into an instrument, a weapon or a target, until
it
finally forgot its basic nature.
The so-called writer is nothing more than
an individual speaking or writing, and whether he is listened to or
read is for
others to choose. The writer is not a hero acting on the orders of the
people,
nor is he worthy of worship as an idol, but he is certainly not a
criminal or an
enemy of the people. At times he and his writings will encounter
problems
simply because of the needs of others. When the authorities need to
manufacture
a few enemies to divert people's attention, writers become sacrifices.
Worse
still, writers who have been duped actually think it is a great honor
to be
sacrificed.
In fact the relationship between the author
and the reader - between one person and another person, or a certain
number of
persons - is always one of spiritual communication through written
works; there
is no need to meet or socially interact. The writer bears no
responsibility to
the reader and Cold Literature the reader has no need to make
impositions on
the writer. It is for the reader to choose whether or not to read a
work.
Literature remains an indispensable human
activity, in which the reader and the writer are engaged of their own
volition.
Hence, literature has no duty to the masses or society, and ethical or
moral
pronouncements added by busybody critics are of no concern to the
writer.
This sort of literature, which has
recovered its innate character of giving vent to the writer's feelings
and
telling of his ambitions, can be called "cold literature", to
differentiate it from literature that promotes a creed, attacks
contemporary
politics or tries to 'change society. Cold literature will of course
not be
newsworthy and will not arouse public attention. It exists simply
because
humankind seeks an entirely spiritual activity beyond the gratification
of
material desires.
This sort of literature of course did not
just come into being today. Yet whereas in the past it mainly had to
fight
oppressive political forces and social customs, today it also has to do
battle
with the subversive commercial values of consumerist society. Its
existence
depends on the writer's willingness to endure loneliness.
Indeed, this kind of writer has even more
difficulties than other writers. If a 'writer devotes himself to this
sort of
writing, he will clearly find it difficult to make a living and will
need to
seek some other means of livelihood. So the writing of this sort of
literature
must be considered a luxury, a form of pure spiritual pleasure. No
matter how
prosperous and vibrant a society, it is a tragedy if it cannot
accommodate this
sort of spiritual activity by an individual.
History is unperturbed by such tragedies
and simply records humankind's activities, or perhaps does not even
leave a
record of these. If cold literature has the good fortune to be
published and
circulated, that will be due solely to the efforts of the writer and
his
friends. Cao Xueqin and Kafka are examples of this. Their writings were
not
published in their lifetimes, so they cannot be said to have created
any
literary movements or become celebrities. They lived mostly on the
margins and
seams of society, devoting themselves to this sort of spiritual
activity, for
which at the time they neither hoped for recompense nor sought social
approval.
They simply derived joy from writing.
Exhausted by almost a century of being
politically and ethically correct, Chinese literature has now fallen
into a
morass of isms, ideologies and debates on creative methodology that
have little
to do with literature but from which it cannot extricate itself. It is
only by
fleeing from these interminable and unintelligible debates that the
writer can
save himself. Literary creation is basically a solitary form of work in
which
no movement or collective can assist; they can only strangle it. It is
only by
resolving not to become attached to a political group or movement that
the
writer is able to win complete freedom.
This does not mean that the writer
therefore does not have his own political attitudes and ethical
viewpoints. When
subjected to political and social pressures, writers do have things to
say, and
it is perfectly all right for them to give speeches and make public
statements,
but it is important that these are not introduced into their literary
creations. I believe that while politics and society may be touched
upon in
literary creation, the best option is still to flee; it deflects social
pressures and also cleanses one spiritually. Therefore, I also think
that it is
best for the writer to locate himself at the margins of society so that
he can
quietly observe and reflect, as well as immerse himself fully in cold
literature.
The problem is that successive wars,
revolutions, political movements and struggles in China over the past
hundred
years have had an impact upon every level of the country's intellectual
world.
Dissenting voices have not been tolerated, and writers have been forced
to
become fighters, otherwise they would not have been able to make a
living. They
have failed to save either the people or the nation, and have often
sacrificed
their property and even their lives. Cold literature is possible only
if the
pressures of politics and society can be escaped and a livelihood
guaranteed.
This is why it has been difficult for modern Chinese literature to be
cold.
It may therefore be said that cold
literature entails fleeing in order to survive; it is literature that
refuses
to be strangled by society in its quest for spiritual salvation. I also
believe
that if a race cannot accommodate this non-utilitarian sort of
literature it is
not merely a misfortune for the writer but also an indication of the
utter
spiritual impoverishment of that race. Such are my reasons for
proposing cold
literature.
GAO XINGJIAN
|
|