Bi khúc ngắn tháng Chín
THƠ
MỖI NGÀY
EUGENIO
DE ANDRADE (1923-2005)
BRIEF SEPTEMBER ELEGY
I don't know how you came,
but there must be a road
leading back from death.
You are seated in the garden,
your hands in your lap, filled with sweetness,
your eyes resting on the last roses
of these vast and calm September days.
What music do you follow so intently
that you don't even notice me?
What forest, or river, or sea?
Or is it within yourself
that everything still sings?
I would like to speak to you,
just to tell you that I'm here,
but I'm afraid,
afraid the music all will stop
and you will cease to see the roses.
Afraid of breaking the thread
with which you weave un-remembered days.
With what words
or kisses or tears
can one awake the dead without harming them,
without bringing them to that black foam
where bodies and bodies repeat themselves,
parsimoniously, among shadows?
Stay as you are then,
filled with sweetness
seated, gazing at the roses,
and so very far away
you don't even notice me.
Translated from the Portuguese by Alexis Levitin
BI KHÚC NGẮN THÁNG
CHÍN
Tôi
không biết bằng cách nào bạn tới
Hẳn là phải có con đường
Dẫn người chết trở lại
Bạn ngồi ở ngoài vườn
Tay đặt trên đùi, ngọt ngào, êm ái
làm sao
Mắt bạn dừng lại ở những bông hồng cuối cùng
Của những ngày Tháng Chín, thênh thang
và êm ả.
Âm nhạc nào bạn lắng nghe
Đến chẳng nhận ra sự hiện diện của tôi?
Rừng nào, hay sông nào, hay biển nào?
Hay là nó ở trong chính bạn
Mọi ngày xưa, vẫn hát?
Tôi muốn nói với bạn
Chỉ để rằng, có tôi ở đây
Nhưng tôi lại sợ
Âm nhạc sẽ ngưng
Và bạn sẽ ngừng ngắm những bông hồng
Sợ làm đứt sợi tơ
Với nó, bạn dệt những ngày không thể nào
tưởng nhớ được
Bằng những lời nào
Những cái hôn nào
Những giọt nước mắt nào
Chúng ta có thể đánh thức những người đã
chết
Mà không làm tổn thương họ?
Không khiến họ trở lại biển đen
Nơi xác người, xác người, tự chúng lập lại chúng,
Một cách dè sẻn, giữa những cái bóng?
Cứ ở đó nhé
Tràn đầy êm ái, ngọt ngào
Ngắm những bông hồng,
Xa ơi là xa
Chẳng cần bạn để ý gì đến tôi
Nguyễn Quốc Trụ dịch
ARS POETICA
To look at the river made of
time and water
And remember that time is another river,
To know that we are lost like the river
And that faces dissolve like water.
To be aware that waking dreams
it is not asleep
While it is another dream, and that the death
That our flesh goes in fear of is that death
Which comes every night and is called sleep.
To see in the day or in the year
a symbol
Of the days of man and of his years,
To transmute the outrage of the years
Into a music, a murmur of voices, and a symbol,
To see in death sleep, and in
the sunset
A sad gold-such is poetry,
Which is immortal and poor. Poetry
Returns like the dawn and the sunset.
At times in the evenings a face
Looks at us out of the depths of a mirror;
Art should be like that mirror
Which reveals to us our own face.
They say that Ulysses, sated
with marvels,
Wept tears of love at the sight of his Ithaca,
Green and humble. Art is that Ithaca
Of green eternity, not of marvels.
It is also like the river with
no end
That flows and remains and is the mirror of one same
Inconstant Heraclitus, who is the same
And is another, like the river with no end.
-W.S.M.
J.L. Borges
ARS POETICA
Nhìn dòng sông
dệt bằng thời gian và nước
Bèn ngộ ra thời gian là 1 dòng sông khác.
Và ngộ thêm ra rằng chúng mình thì
cũng sẽ mất nhau, như dòng sông
Và khuôn mặt đôi ta rã ra như là nước
Và để ý rằng thì
là, những giấc mộng thức, thì không phải là ngủ
Nó là một giấc mộng khác,
Rằng cái chết,
Cái chết mà xác thịt chúng ta sợ hãi
nó,
Là cái chết hàng đêm chúng ta quen
gọi là giấc ngủ.
Là nhìn ra, trong
ngày, hoặc trong năm, một biểu tượng
Của những ngày của người, và những năm của nó
Thế là bèn chuyển hóa cơn giận dữ của những năm
Vào âm nhạc, vào tiếng thì thầm, vào
một biểu tượng
Để nhìn ra trong giấc
ngủ sâu như cái chết, trong hoàng hôn,
Một nỗi buồn vàng – và cái đó gọi là
thơ ca của Miền Nam, là nhạc sến
Nó thì mới bất tử, và nghèo nàn
làm sao. Thơ
Trở lại như rạng đông và hoàng hôn.
Có những lúc vào
buổi chiều, một khuôn mặt
Nhìn chúng ta từ những chiều sâu thăm thẳm của
1 chiếc gương
Nghệ thuật thì như thế đấy,
Như tấm gương đó
Nó vén lên, như 1 em vén váy, làm
lộ ra cho chúng ta,
Bộ mặt riêng của chúng ta
Một bướm đẹp tuyệt trần
Người ta nói là
Anh Cu Gấu,
Chán chường những điều huyền diệu của tụi mũi lõ,
Và quá tởm Lò Thiêu
Khóc những giọt nước mắt thương yêu khi nhìn thấy
Xề Gòn
Xanh vô cùng, khiêm tốn vô cùng
Nghệ thuật là Xề Gòn đó
Xề Gòn của Niềm Xanh Vĩnh Cửu.
Đếch phải những huyền diệu, kỳ tích.
Nó cũng là dòng
sông chẳng tận cùng
Trôi đi và ở lại và là tấm gương của vẫn
một
Heraclitus không hằng hằng,
Kẻ vẫn thế,
Và kẻ khác,
Như dòng sông không tận cùng.
ELEGY
Three very ancient faces stay
with me:
one is the Ocean, which would talk with Claudius,
another the North, with its unfeeling temper,
savage both at sunrise and at sunset;
the third is Death, that other name we give
to passing time, which wears us all away.
The secular burden of those yesterdays
from history which happened or was dreamed,
oppresses me as personally as guilt.
I think of the proud ship, carrying back
to sea the body of Scyld Sceaving,
who ruled in Denmark underneath the sky;
I think of the great wolf, whose reins were serpents,
who lent the burning boat the purity
and whiteness of the beautiful dead god;
I think of pirates too, whose human flesh
is scattered through the slime beneath the weight
of waters which were ground for their adventures;
I think of mausoleums which the sailors
saw in the course of Northern odysseys.
I think of my own death, my perfect death,
without a funeral urn, without a tear.
-A.R.
J.L. Borges
Bi Khúc
Có những khuôn
mặt từ đời nào đời nảo
Ở hoài với tôi:
Một là Đại Dương, lèm bèm hoài với Claudius
Cái nữa, là Miền Bắc, với cái tính khí
cà chớn của nó,
hung dữ, man rợ, cả vào rạng đông cũng như hoàng
hôn
Cái nữa, là, Thần Chết,
Một cái tên khác mà chúng ta ban
cho
Thời gian,
Nó lẵng nhẳng như đỉa đói, có bao giờ tha làm
phiền chúng ta đâu?
[Kiếp trước mi đúng là con đỉa
Như 1 nữ thi sĩ mắng Gấu Cà Chớn
Nên kiếp này mi làm phiền ta hoài,
Ta bận chồng, bận con
Bận làm thơ,
Đâu có thì giờ dành cho mi]
Cái gánh nặng trường kỳ của những ngày hôm
qua
của lịch sử, xẩy ra, hoặc, mơ xẩy ra.
Chúng đè dí tôi xuống, riêng tư, cá
nhân, như là tội lỗi.
http://www.nytimes.com/2016/09/17/arts/edward-albee-playwright-of-a-desperate-generation-dies-at-88.html
Edward Albee,
The Art of Theater No. 4
Interviewed by William Flanagan
http://www.theparisreview.org/interviews/4350/the-art-of-theater-no-4-edward-albee
TTT 10 năm
Phép lạ bí ẩn ( Nguyễn Quốc Trụ)
Khi VP qua Paris, ở nhà KT.
Anh hỏi VP, thưa ông Tiên Chỉ, TTT nổi tiếng nhờ thơ hay là
tiểu thuyết, Người phán, tiểu thuyết.
Câu trả lời, quá đúng với đa số độc giả, không
đúng với thiểu số, nhất là độc giả TTT, và lại càng
quá đúng, đối với VP, 1 người mù tịt về thơ.
Hai cuốn tiểu thuyết của TTT, đều bị thời gian xực mất, và
coi là của nó!
Hai cái dấu vết thời gian này, thì đều quá
nhức nhối, đối với Mít
Bếp Lửa bị 1954 nhận là của nó.
MCNK thì bị biến cố 1975 xí phần.
Khủng nhất, không chỉ xí phần cho nó, mà
còn cho cả 1 lũ Mít lưu vong, nếu bạn đọc Phép Lạ Bí
Ẩn, và, nhất là câu kinh Koran, mở ra nó:
Và Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và
rồi Người cho sống lại và nói:
"Mi ở đây bao lâu rồi?"
"Một ngày, hay một phần của ngày," anh ta trả lời.
Koran, II 261
Chỉ với thơ, là TTT thoát ra khỏi cõi rằng buộc
của thời gian!
Lần đầu đọc Phép Lạ, Gấu choáng người, Borges viết truyện
này cho Mít, cũng như Kafka, với "Y sĩ đồng quê".
Cả 1 quãng thời gian dài ơi là dài, một
phần hay 1 phần cái con mẹ gì đó, bắt đầu bằng thời
điểm 10 ngày cải tạo, cho đến lúc TTT té xuống ở
1 thành phố quê hương của tác giả Dịu Dàng
Như Đêm, 1 hình ảnh minh họa cho cả 1 cõi văn chương
lưu vong của Mít sau 1975, bắt đầu bằng cái giơ tay ra lệnh
bắn cho đến khi nhân vật trong truyện té xuống:
Anh đã
xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành tác phẩm:
Quyền năng vô hạn của Người đã bảo đảm điều này.
Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành một phép
lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức sẽ giết anh, ở
một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh, một năm đã
qua đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành
quyết. Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ ngỡ ngàng tới
cam phận, từ cam phận tới lòng tri ân bất ngờ.
Cái 1 năm qua đi, là cõi văn chương lưu vong của
Mít đó!
You Only Need To Be Alive:
Art Should Free Itself from Time
Nguyễn Quốc Trụ
PHÉP LẠ BÍ
ẨN
Jorge Luis Borges
Và Thượng đế làm anh
ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi Người cho sống lại và
nói:
"Mi ở đây bao lâu rồi?"
"Một ngày, hay một phần của ngày," anh ta trả lời.
Koran, II 261
Lời người dịch: Vào một buổi
sáng tháng Tư, có một người, khi nhìn những
đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui
mừng thốt lên, như vậy là ta sẽ chẳng bao giờ phải viết
nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm những giờ
phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với
thế gian này.
Đọc Borges, tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển
ngữ cho những ai đã từng được Thượng Đế ban cho một phép
lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện...
NQT
Đêm 14 tháng
Ba, 1939, trong căn phòng ở Zelternergasse, Prague, Jaromir Hladík
mơ một trận đấu cờ dai dẳng. Anh là tác giả Những
kẻ thù, một bi kịch chưa hoàn tất, Minh xác
Vĩnh cửu, và một nghiên cứu những nguồn gốc Do-thái
không trực tiếp của Jacob Boehme. Đối thủ không phải hai
cá nhân, mà là hai gia đình nổi tiếng.
Cuộc đấu đã bắt đầu từ bao thế kỷ trước. Không ai còn
nhớ giải thưởng trị giá bao nhiêu, nhưng nghe nói lớn
kinh khủng, và có lẽ vô cùng. Quân cờ,
bàn cờ được bố trí ở trong một cái tháp bí
mật. Jaromir (trong giấc mơ) là đứa con đầu lòng của một
trong hai gia đình tranh đua. Giờ giấc cho nước cờ tới đã
được đóng cứng trên mọi mặt đồng hồ, và không
thể trì hoãn. Người mơ thấy mình chạy dài trên
cát, dưới mưa, và không còn nhớ được những
quân cờ cũng như luật chơi. Tới đó, anh tỉnh dậy. Ngưng
luôn, tiếng ầm ầm của mưa và tiếng đồng hồ khủng khiếp. Một
tiếng động nhịp nhàng, tách bạch với những tiếng người ra
lệnh, từ Zeltnergasse vang lên. Rạng đông, những binh đoàn
thiết giáp tiên phong của Đệ Tam Reich đang tiến vào
thành phố Prague.
Vào ngày 19, nhà cầm quyền nhận được lời tố
cáo Jaromir Hladík; buổi chiều cùng ngày,
anh bị bắt. Anh được đưa tới một doanh trại mầu trắng và được
khử trùng, ở phía bờ đối diện Moldau. Anh không thể
biện bạch, dù chỉ một trong những lời cáo buộc của Gestapo:
họ mẹ anh là Jaroslavski, máu anh là Do thái,
nghiên cứu của anh về Boehme nặng chất Do thái, chữ ký
của anh, trong thống kê chót, cổ võ sự chống đối Anschluss.
Vào năm 1928, anh đã dịch Sepher Yezirah cho một nhà
xuất bản của Hermann Barsdorf; nhằm mục đích thương mại, bản
danh mục thái quá của cơ sở này càng cường
điệu thêm tiếng tăm của người dịch. Danh mục ở trong tay điều
tra viên Julius Rothe, một trong những viên chức quyết định
số phận Hladík. Trừ những kẻ ở trong môi trường chuyên
môn riêng biệt, có viên chức nào mà
không cả tin; chỉ cần hai hoặc ba tĩnh từ kiểu Gothic là
đủ thuyết phục Julius Rothe về tầm quan trọng của Hladík, và
ông ta ra lệnh tử hình, pour encourager les autres (1).
Cuộc hành quyết được ấn định vào ngày 29 tháng
Ba, vào lúc 9 giờ sáng. Sự chậm trễ (độc giả sẽ nhận
ra tầm quan trọng của nó sau đây) một phần là do nhà
cầm quyền mong muốn tiến trình hành động không có
tính cá nhân, và thật từ từ, như cây cỏ.
Hết cả hồn vía, đó là phản ứng đầu tiên
của Hladík. Anh biết mình chắc chắn không khiếp
sợ, bởi cái giá treo cổ, đoạn đầu đài, hay một con
dao, nhưng bị xử bắn do một đội hành quyết là điều anh
không thể chịu nổi. Thật vô ích, khi anh cố tự thuyết
phục chính mình, chết, chỉ riêng chuyện đó
thôi, là một hành động đáng sợ, nhằm nhò
chi ba trường hợp lẻ tẻ. Anh tưởng tượng đến mệt nhoài, hết chết
cách này tới cách khác. Cứ như thế anh tham
dự hoài hoài, tiến trình cái chết của anh,
từ rạng đông không ngủ tới loạt đạn huyền bí. Trước
ngày chết ấn định bởi Julius Rothe, anh đã chết hàng
trăm lần, tại những sân bắn mà hình dáng, góc
cạnh của chúng thách đố luôn cả môn hình
học; bị bắn gục bởi hết đám lính này tới đám
lính khác, con số người tham dự cũng thay đổi, kẻ này
lúc bắn gần, kẻ khác lúc bắn xa. Anh đối diện những
cuộc hành quyết tưởng tượng, khiếp đảm thực sự (và có
lẽ, can đảm thực tình). Cảnh tượng này mỗi lần kéo
dài chừng vài giây đồng hồ. Khi vòng tròn
khép kín, Jaromir lại thấy mình trở lui hoài
hoài với buổi đêm run rẩy, của cái chết ban mai.
Rồi anh suy ngẫm ra một điều, thực tại vốn không trùng hợp
với những dự đoán của con người về nó. Với luận lý
riêng, anh suy ra rằng, dự đoán một tình huống, là
ngăn chặn cho nó đừng xẩy ra. Tin tưởng nơi huyền thuật yếu ớt,
anh làm phép: như vậy chúng sẽ không xẩy ra,
những tình huống tối tăm độc địa. Lẽ dĩ nhiên, cuối cùng
anh cũng đành phải lo sợ, những hoàn cảnh thê lương
này mang tính tiên tri. Trong đêm tối thương
tâm, anh cố nắm chút thời gian trơn tuột. Anh hiểu rằng, thời
gian, tự nó cũng chúi về buổi mai 29. Anh lớn tiếng suy
luận: Lúc này, ta hiện đang ở trong đêm 22. Trong
khi đêm còn dài (còn 6 đêm sẽ tới), ta
bất khả xâm phạm, tuyệt đối an toàn, bất tử. Giấc ngủ đêm
như những giếng tối sâu mà anh tự mình có thể
trồi lên. Có những khoảnh khắc, anh nôn nóng
loạt đạn dứt khoát, tốt cũng vậy, mà xấu cũng xong, nó
sẽ giải thoát anh khỏi nỗi thôi thúc vô ích
của bao điều tưởng tượng. Vào ngày 28, khi ánh dương
quang cuối cùng chấp chới trên song sổ cao, ý nghĩ về
vở bi kịch Những kẻ thù bứt anh khỏi những âu lo tuyệt
vọng.
Hladík đã quá 40. Ngoại trừ một số ít
bạn bè, và rất nhiều thói quen, ba bốn điều viết
lách là cuộc đời anh. Như tất cả các nhà văn,
anh đo lường sự thành tựu của kẻ khác bằng những gì
họ đã hoàn tất, yêu cầu họ đo lường anh bằng những
điều anh nghiên cứu, hoạch định. Tất cả những cuốn sách
anh xuất bản, đã để lại nơi anh một mớ tình cảm hỗn độn,
về nỗi niềm ăn năn, thống hối. Những nghiên cứu về tác phẩm
của Boehme, Ibn Ezra, và Fludd cơ bản chỉ là sản phẩm mang
tính ứng dụng vậy vậy; dịch bản Sepher Yezirah, sản phẩm
của sự cẩu thả, mệt mỏi, đoán mò. Minh xác Vĩnh
cửu, theo anh, ít khuyết điểm hơn: tập đầu là những quan
niệm của con người về vĩnh cửu, từ Hiện Hữu bất di bất dịch của Parmenides
tới Quá Khứ có thể sửa đổi được của Hinton. Tập thứ nhì,
(cùng với Francis Bradley), phủ nhận điều, tất cả những sự kiện
trong vũ trụ cấu thành một chuỗi thời gian, bằng cách lập
luận rằng, con số kinh nghiệm khả hữu của con người thì không
vô cùng, và chỉ một lần "lập lại" đủ chứng minh, thời
gian là một ảo tưởng... Bất hạnh thay, những luận cứ chứng minh ảo
tưởng này, thì cũng ảo tưởng như rứa. Hladík có
thói quen vượt qua chúng theo kiểu bối rối, nhuốm chút
dè bỉu. Anh cũng đã viết một chuỗi thơ Biểu Hiện; và
nhà thơ chưng hửng, chúng có trong thi tập xuất bản
vào năm 1924, và thi tập nào xuất hiện sau đó
cũng đều thừa hưởng chúng. Trong nỗi nôn nóng cứu
rỗi chính mình, thoát ra khỏi quá khứ mập mờ,
và não nề, tất cả đều trông mong vào vở bi
kịch thơ, Những kẻ thù. (Hladík coi trọng thể kịch thơ,
bởi vì nó làm cho khán giả không quên
phi thực tại, vốn là một điều kiện cần thiết của nghệ thuật.)
Tác phẩm tôn trọng tính đồng nhất của bi kịch
(thời gian, nơi chốn, hành động). Nó mở ra tại Hradcany,
trong một thư viện của Nam tước Roemerstadt, vào một trong những
buổi chiều cuối cùng của thế kỷ 19. Trong cảnh một, hồi một,
một người lạ tới thăm Roemerstadt. (Đồng hồ gõ 7 tiếng, sự thôi
thúc của những tia mặt trời khi lặn, rực rỡ trên những ô
cửa kính, không gian có tiếng nhạc Hungary quen thuộc,
tha thiết.) Cuộc thăm viếng kéo theo những cuộc thăm viếng khác;
Roemerstadt không quen biết những người tới làm phiền ông,
nhưng ông lại có cảm giác khó chịu là
ông đã nhìn thấy họ, trước đó: có lẽ
trong một giấc mơ. Tất cả đều xun xoe, bợ đỡ, nhưng thật hiển nhiên
- trước tiên là đối với khán giả vở bi kịch, và
sau đó, đối với chính Nam tước - họ là những kẻ thù
bí mật, thề huỷ hoại ông. Roemerstadt tỏ ra cơ trí
hơn, hoặc đã thoát khỏi những âm mưu lằng nhằng
của họ. Trong cuộc đối thoại, người yêu của ông, Julia de
Weidenau, được nhắc tới, và một tay Jaroslav Kubin nào đó,
có thời đã từng cầu hôn cô. Kubin bây
giờ đã mất trí, và nghĩ anh ta là Roemerstadt...
Nguy hiểm trùng trùng. Roemerstadt, vào cuối hồi hai,
đã bắt buộc phải giết một trong những kẻ âm mưu. Hồi ba và
là cuối cùng, bắt đầu. Những sự phi lý cứ thế tăng
thêm: diễn viên, có vẻ như đã đóng xong
vai, lại xuất hiện; người đàn ông bị Roemerstadt giết, trở
lại, một lát thôi. Người nào đó ghi nhận, thời
gian trong ngày không tiến triển: đồng hồ gõ 7 tiếng,
mặt trời hướng tây hắt lên những ô cửa sổ cao, nhạc Hungary
tha thiết trong không khí. Xướng ngôn viên thứ
nhất của vở kịch tái xuất hiện và nhắc lại những từ anh
ta đã nói trong cảnh một, hồi một. Roemerstadt nói
chuyện với anh ta, chẳng một chút kinh ngạc. Khán giả nhận
ra rằng, Roemerstadt là anh chàng Jaroslav Kubin khốn khổ.
Vở bi kịch chưa từng xẩy ra: chỉ là vòng mê sảng
Kubin hoài huỷ sống đi sống lại.
Hladík chẳng bao giờ tự hỏi chính mình, vở
bi hài kịch của những lầm lẫn như vậy, là vô lý,
hay đáng yêu; có dụng tâm, hay chỉ là
tuỳ tiện. Anh trực giác ra rằng, một âm mưu như vậy là
phát minh thích hợp nhất để che giấu những khiếm khuyết,
và để biểu tỏ những điểm mạnh của anh, và nó còn
cho anh khả năng cứu rỗi, (một cách biểu tượng) ý nghĩa căn
bản cuộc đời anh. Anh đã hoàn tất hồi nhất và một
cảnh hay là hai, của hồi ba. Tính vần luật của tác
phẩm cho phép anh liên tục suy nghĩ về nó, chỉnh lại
khổ thơ mà không cần bản thảo ở trước mặt. Anh nghĩ tới hai
hồi còn phải làm, và cái chết cận kề. Trong
bóng đêm, anh khẩn cầu Thượng Đế. Nếu, một cách nào
đó, con hiện hữu, nếu con không phải là một trong những
lập lại của Người, và sự lầm lạc; con hiện hữu như là tác
giả của Những kẻ thù. Để hoàn tất vở bi kịch này,
nó có thể sử dụng để biện minh con, biện minh Người, con
cần một năm nữa. Xin hãy cho con năm đó. Người mà
tất cả những thế kỷ, tất cả thời gian đều thuộc về Người. Đó là
đêm cuối cùng, hãi hùng hơn tất cả, nhưng
chỉ mười phút sau, giấc ngủ như biển đen sâu thẳm đã
nhận chìm anh.
Gần rạng đông, anh mơ thấy tự giấu mình, ở một trong
những gian, tại thư viện Clementine. Một người thủ thư đeo kính
đen hỏi anh: Anh kiếm gì? Hladík trả lời: Thượng Đế. Người
thủ thư bảo anh: Thượng Đế ở một trong những con chữ, của một trong những
trang, của một trong 400,000 bộ, của Clementine. Cha tôi, và
những người cha của những người cha của tôi, đã tìm
kiếm con chữ này. Tôi trở nên mù cũng chỉ vì
tìm nó. Ông gỡ cặp kính, và Hladík
nhìn thấy mắt của ông đã chết. Một độc giả bước vào,
mang trả cuốn atlas. Cuốn atlas này vô dụng, ông
ta nói, và đưa nó cho Hladík, anh mở ra
theo ngẫu nhiên. Trong một thoáng bàng hoàng,
anh nhìn thấy bản đồ xứ Ấn độ. Đột nhiên hết sức tự tin
về mình, anh chạm vào một trong những con chữ nhỏ bé
nhất. Một giọng như có ở khắp nơi, nói: Thời gian cho tác
phẩm của mi đã được chấp thuận. Hladík giật mình thức
giấc.
Anh nhớ ra rằng, những giấc mơ của con người thuộc về Thượng Đế,
và Maimonides đã viết, những từ trong giấc mơ thì
linh hiển, khi chúng được nói ra một cách rành
rẽ, rõ ràng, bởi một người mà không ai nhìn
thấy. Anh mặc quần áo. Hai người lính vào sà
lim và ra lệnh cho anh đi theo họ.
Từ bên trong cửa, Hladík đã mường tượng mê
cung với những lối đi, những cầu thang, và những dẫy nhà
nối với nhau. Thực tại tồi tệ hơn: họ đi xuống một sân trong,
bằng thang sắt hẹp chỉ một người đi lọt. Một vài người lính
- mặc đồng phục, khuy áo mở banh - đang xem xét một chiếc
xe gắn máy, và bàn cãi về nó. Viên
đội nhìn đồng hồ của anh ta: 8 giờ 44. Họ phải đợi tới 9 giờ.
Hladík thấy mình chẳng đáng chi, hơn là đáng
thương hại; anh ngồi trên đống gỗ. Anh nhận ra ánh mắt
những người lính tránh né anh. Để cho việc chờ đợi
dễ dàng hơn, viên đội mời anh một điếu thuốc. Hladík
không hút thuốc. Anh nhận chỉ vì lịch sự, hoặc vì
tủi nhục. Trong khi châm thuốc, anh thấy tay mình run run.
Trời có mây. Những người lính xì xầm nói
chuyện, như thể anh đã chết. Một cách vô ích,
anh cố nhớ một người đàn bà, và qua người này,
Julia de Weidenau là một biểu tượng...
Đội hành quyết được tập hợp, và mọi chú ý
hướng về họ. Hladík đứng dựa vào tường doanh trại, đợi
loạt đạn. Một người nào đó tỏ ý lo ngại, bức tường
sẽ dính máu. Kẻ bị kết án được lệnh bước tới phía
trước vài bước. Thật phi lý, Hladík nhớ lại những
sắp xếp sơ khởi của một người thợ chụp hình. Một giọt mưa nặng
nề rớt, trên thái dương Hladík, rồi lăn dần xuống
má. Viên đội hô mệnh lệnh cuối cùng.
Vũ trụ vật chất dừng lại.
Súng chĩa vào Hladík, nhưng những người được
lệnh bóp cò đều bất động. Cánh tay viên đội
trở thành thiên thu, trong cử động chưa kịp hoàn tất.
Trên phiến đá lát sân, một con ong để bóng
im của nó. Gió ngưng, như trong một bức tranh. Hladík
cố kêu một tiếng, một từ, cố nhấc tay. Anh nhận ra mình
liệt cứng. Không một âm thanh thoát ra từ thế giới đứng
dừng.
Anh nghĩ: Ta đang ở địa ngục. Ta đã chết.
Anh nghĩ: Ta điên rồi.
Anh nghĩ: Thời gian ngưng.
Rồi anh suy nghĩ, trong trường hợp như vậy, ý nghĩ của anh,
cũng phải tới một điểm ngừng. Anh nóng lòng xét
nghiệm khả năng này: anh nhắc lại (mà không mấp
máy môi) Bài Thơ bí ẩn thứ Tư của Virgil. Anh
tưởng tượng những người lính đằng xa cùng chia sẻ với
anh nỗi nôn nóng; anh mong được liên lạc với họ.
Anh sững sờ khi thấy mình không một chút mệt mỏi,
không choáng váng vì sự bất động hoài
huỷ. Sau một thời gian dài, không biết là bao lâu,
anh rơi vào giấc ngủ. Khi tỉnh dậy, anh nhận ra thế giới vẫn
bất động, tê cóng. Giọt mưa vẫn đọng trên má
anh; bóng con ong vẫn dừng trên mặt phiến đá; khói
từ điếu thuốc anh ném bỏ vẫn chưa tan. Một "ngày" khác
đã qua, trước khi anh hiểu được.
Anh đã xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành
tác phẩm: Quyền năng vô hạn của Người đã bảo đảm
điều này. Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành
một phép lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức
sẽ giết anh, ở một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh,
một năm đã qua đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và
cuộc hành quyết. Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ
ngỡ ngàng tới cam phận, từ cam phận tới lòng tri ân
bất ngờ.
Anh đâu có tài liệu chi, ngoài hồi ức
của riêng mình. Đám rong chơi tài tử, vốn
đã quên những chương đoạn mơ hồ, phù phiếm, họ không
thể tưởng tượng, anh đã từng có được một sự nghiêm
thủ hạnh phúc, khi làm chủ từng khổ thơ thêm vô
đó. Anh không làm, cho hậu thế, ngay cả cho Thượng Đế,
cũng không, những thưởng ngoạn văn chương cũng chỉ là vô
danh đối với anh. Hết sức tỉ mỉ, không cử động, hết sức bí
mật, anh dệt đúng thời gian, mê cung vô hình,
kiêu hãnh của anh. Anh làm đi làm lại hai lần,
hồi thứ ba. Anh bỏ đi những biểu tượng quá lộ liễu: tiếng đập
của thời gian, của âm nhạc. Chẳng có gì thúc
hối anh. Anh bỏ bớt, anh cô đọng, anh khuếch đại. Có chỗ,
anh trở lại nguyên bản. Anh thấy mình trở nên trìu
mến cái sân, doanh trại, một trong những mặt tiền của nó,
trước mặt anh, đã sửa đổi quan niệm của anh về tính tình
của Roemerstadt. Anh khám phá ra rằng, những tạp âm
nặng nề đã làm Flaubert bực mình rất nhiều, chỉ
là những mê tín thị giác, sự yếu đuối và
giới hạn của chữ viết, không phải chữ có âm thanh,
trầm bổng... Anh kết thúc bi kịch của anh. Anh chỉ còn
bận tâm với mỗi một câu. Anh đã kiếm thấy nó. Giọt
mưa lăn trên má anh. Anh bắt đầu một tiếng kêu man
rợ, xoay mặt qua một bên. Ba bề, bốn phía, một luồng hơi
đẩy anh té xuống.
Jaromir Hladík chết vào ngày 29 tháng
Ba, lúc 9:02 sáng.
Nguyễn Quốc Trụ
(Theo bản Anh
ngữ của Anthony Kerrigan, và bản của Harriet de Onís)
________________
(1) Tiếng Pháp trong nguyên bản, nghĩa: Để khuyến
khích những kẻ khác.
Tuong
Niem DNM
http://www.viet-studies.info/TuongNhoDuongNghiemMau_NV.htm
GNV & Nguyễn Tân Văn
Bút hiệu Dương Nghiễm Mậu là
ghép tên thật (Phí Ích Nghiễm) với tên
làng quê nội và quê ngoại (Dương Liễu,
Mậu Hoàng), có lẽ thế.
NTV
Note: Nhảm. DNM là từ Nghiễm (Phí Ích
Nghiễm] + Dương Từ Hà Mậu [tên tác phẩm của
Đồ Chiểu].
Khi chọn cho mình 1 cái nick như thế,
là DNM còn chọn 1 miền đất, và sĩ khí/linh
hồn/ông thần đất… của nó, qua nhân vật
Đồ Chiểu, “chở bao nhiêu đạo…”
GCC nhìn thấy DNM, lần đầu, là lần đi cùng Nguyễn
Tân Văn, lang thang trên đường phố Sài Gòn, khu Chợ Đũi,
gần nhà BHD.
Đang đi, anh chỉ, DNM kìa, và
GCC, từ xa nhìn thấy, DNM đang chăm chú theo dõi
1 xen gì đó trên đường phố.
Thời gian liền sau khi Rượu Chưa Đủ xuất hiện trên
Sáng Tạo.
NTV là người kể cho GCC về những con sư tử,
trong 1 truyện ngắn của DNM, mà anh nghe, từ DNM, chôm
của Hemingway!
Lạ, là GCC nhớ hoài chi tiết này,
mỗi lần đọc/chôm từ lũ mũi lõ.
Mình chôm giùm bạn mình,
chứ không phải chỉ cho mình mình!
Trang TV là như thế đó: Viết là
chôm chĩa.
Bài đầu tiên viết cho talawas là
cũng theo tinh thần đó: Nhà văn là 1 tên
biệt kích văn hóa.
Sến đọc mê quá, bèn cho phép
Gấu cắp rổ theo hầu!
Theo tôi, dịch là
cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp
một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào
bìu khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.
Vào cái thời chủ nghĩa thực dân
đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là
để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông
đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?"
Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh"
hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui
vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không".
Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có
những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây.
Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là
do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có
những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng
chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với
một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây
đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới
mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như "Cổ tích
về những miền đất thanh thản" [tạm dịch cái tựa "Légendes
des terres sereines" của nhà văn Phạm Duy Khiêm]
cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ. (1)
Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại
trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature),
như người Tây nói. Thành thử công đầu lại
vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông,
vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả
chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê
gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!
Phải đợi đến những nhà văn di dân thời
kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng
nước ngoài, không phải là mất gốc, mà
là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không
mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo
nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng
tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of
the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un
Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác
giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire),
số tháng Chín 2001.
Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý
thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội)
vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng
tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông
viết: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến
trình giải phóng của chúng ta.
Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn
Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái
của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là
ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với
tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch",
traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là",
dẫn (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau
cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous
sommes des hommes "traduits"). Cho dù ‘dịch là chết ở
trong hồn một tí’, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ,
rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh
đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém
giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà),
cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
Nói ngắn gọn, đây chính là
sự thành lập đế quốc.
Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất
nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng
đầu của kẻ thắng trận, là vậy.
Talawas: ta là gì? Ta là thằng
dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài,
là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng
tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào
việc dịch.
Nghĩa là cướp. Không cướp ngày
thì cướp đêm. Thành thử những "nhà
dịch thuật" chính là những tên biệt kích
văn hóa, vậy.
NQT
[Bài viết cho diễn đàn talawas, khi
mới xuất hiện trên net]
(1) PHAM Duy Khiêm : "Légendes des terres
sereines "
Phí Ích Bành,
ông em Dương Nghiễm Mậu & NQT
@ Phạm Phú Phong's
Dương Nghiễm
Mậu: Thật chững chạc, thật cảm động
Trong kho chuyện cổ của Trung
Hoa, có câu chuyện về một quả chuông, đánh
lên không nghe, nhưng lại ngân lên ở một nơi
khác…
GCC, viết về DNM, khi anh còn sống, “thật chững
chạc, thật cảm động”, từ trong hồi ức bật ra câu chuyện cổ
trên đây, 1 phần là nhờ cái nick của anh,
từ vị phúc thần Miền Nam, là Đồ Chiểu, mà có
được.
Chuông đúc ở xứ Bắc Kít, gõ
lên 1 phát, không thấy kêu kiếc con mẹ
gì hết, mà
cả 1 một miền nam thì lại nghe, tạo thành cả 1 nền
văn học có tên là văn học Ngụy, thế mới ghê,
“nàm” sao, từ hai địa danh của Miền Bắc, ra cái nick
DNM được?
“Vô ný” quá!
Đã 1 đấng đầu bạc phán nhảm rồi, giờ
lại thêm Nguyễn Tân Văn!
NTV, làm thơ, ký là Hà Tuệ,
Tin Văn có giới thiệu. Anh là bạn thời mới lớn, người
đưa thư giùm Gấu, khi Gấu bị ông cụ của BHD cấm cửa,
và là người đi cùng Gấu xuống Sóc Trăng
mang xác thằng em trai tử trận về nghĩa trang Gò Vấp
mai táng. Anh, khi đó đóng ở Mỹ Tho, trên
đường đi, Gấu ghé đón. Trở về lại đơn vị, anh bỏ chuyến
xe thứ nhất, vì thèm ly cà phê, và
có thể, thèm nhìn lại ST lần cuối, nhờ vậy thoát chết, trong chuyến
xe đò thứ nhất rời thành phố, trên đường đi ăn
mìn VC. Anh vẫn thường nghĩ, anh thoát chết, nhờ thằng
em của Gấu cản anh đừng đi chuyến xe đó.
Cũng có thể.
Hà
Tuệ
Hạ Huyền
Tưởng niệm TTH
Vầng trăng thôi đã
ngàn thu
Nguồn mơ còn lại mấy
tờ thư phai
Gửi về đâu, những dấu
hài
Tóc huyền ai thả theo
lời thơ bay
Hồn trăng trên ngọn lau
gầy
Hắt hiu sông nước sương
đầy bến không
Mây trôi thuyền
lạc muôn trùng
Mênh mang thiên cổ mịt mùng
viễn khơi
Tiếng kêu thương nỗi ngậm ngùi
Trăng tà núi lặng không
lời vọng âm
Huyền
Trong bầu trời xám của
Utrillo của Đà Lạt và em chiếc khăn hồng rực rỡ em bừng
sáng trên phố đông em bừng sáng suốt thời
thanh xuân anh.
Anh ủ dột ngã quỵ trong
bão lốc. Anh chết dấp bên bờ rừng còn vo ve lời
trá ngụy. Gục đầu đi trong bóng chụp ma quỷ chẳng còn
gì đời anh.
Như thế ba mươi năm không thấy
nhau, những buổi chiều rũ nát không còn em dòng
máu anh vẫn tiềm ẩn ảnh hình một buổi chiều đường Lê
Lợi. Ba mươi năm những ngày vỡ vụn buồn chán những ngày
hốt hoảng mù mịt không có em anh đã quên
trong cuộc đời. Vầng trăng sơ huyền mắt trong xanh vầng trăng hạ huyền
trong đêm Sài Gòn khuya lặng lẽ đi.
Huyền vẫn là vầng trăng
trong đêm sao vẫn là pháo bông một ngày
hội suốt thời thanh xuân anh chưa bao giờ đạt tới.
Mùa Xuân
Mùa Đông
Đầu mùa hạ cuối mùa
xuân, lan đã tàn, quỳnh bắt đầu nở, chùm
bông giấy tím cuối bờ tường. Buổi sáng chim gọi
nhau ríu rít. Bỗng tưởng như một buổi chiều trong rừng
Trảng Táo chim xào xạc. Những ngày tháng
hoảng hốt âm u em đã đến như bông hồng rực rỡ sáng
trong đời.
Rừng mưa lũ, thác réo
như cuốn trôi mọi tồn sinh mọi hy vọng. Một nhánh phong
lan còn nằm trong tâm tưởng đợi một mùa êm
đềm. Và nhớ mãi một buổi sáng mưa xuân những
giọt nước long lanh trên lá cỏ, những bài hát
của một thời chiến tranh mà chúng ta lạc lối hoang mang.
Anh vẫn nghe và nhớ em nhớ một thời hỗn độn tối tăm và
tình yêu như cánh chim trong lửa cháy mịt
mù.
Thấp thoáng nắng hàng
tre bên kia sông có tà áo xa xa dẫn
anh về một nẻo đường như ngày xưa như ngày mai, nhưng
hôm ấy nhưng hôm nay còn mộng mị.
Mùa xuân, anh
vẫn sống trong mùa thu buồn bã anh vẫn sống trong mùa
đông ủ dột. Em, em ở đâu bây giờ.
Bạn bè anh em ta đã
chết nơi bìa rừng cuối bãi, và chân lý
vẫn biền biệt như chưa từng hội tụ.
Vang vọng một mùa xuân,
vang vọng một mùa đông chiêm bao. Em về đâu
giòng thời gian đi mãi. Em về đâu?
Ngọc. Hỗn Mang
Nhớ một tình yêu
ngập ngừng nhớ một quê hương tối tăm.
Giả đò quên thân phận một gã
thợ thúc ép giữa những hãng xưởng căng thẳng.
Giả đò quên một xứ sở xa lạ một bầu trời
đe dọa, trái đất cheo leo vũ trụ hung hiểm.
Làm thơ như đốt lửa
trong đêm Bắc Cực, trong lung linh tìm một bóng
hình.
Như trang kinh những phép lạ hư thực.
Đã hai ngàn năm, đã hơn hai ngàn
năm, một sinh vật nhỏ nhoi còn hốt hoảng.
Chẳng là gì,
không về đâu.
Điếu thuốc trên môi
ly rượu trong tay và nỗi thơ quay cuồng quay quay mãi.
Không thể sống một mình
như sẽ chết một mình.
Có thét gào
vẫn im lìm không tiếng vọng.
Trơ trọi như ngủ với một người đàn
bà không cảm giác.
Ngọc.
Chẳng thể vãn hồi,
đừng bao giờ trở lại.
Nàng đã chết từ muôn ngàn
năm.
Trời đất một
màu mây
Lòng trong xanh ngọn
suối
Cuồn cuộn sóng đời sông
Vòi vợi bao núi rừng
Đêm ngàn sao mong nhớ
Có gì xa xôi
quá
Trời đất một màu mây
Có gì sao xuyến lạ
Chập chùng khói sương bay
Và mùa xuân
buồn bã
Mùa thu qua hoang vu
Biển vỗ vô cùng tận
Trời mênh mông không bờ
Trăng long
lanh lòng suối
Chiều nhuộm đỏ sông xưa
Người tìm hoài đợi mãi
Điều không đến bao giờ.
Nguyễn Hà Tuệ
Thủ bút thơ Joseph Huỳnh Văn,
bản độc nhất còn lại, của TSVC, số ra mắt, Nhã Tập, trong có
bài Truyện Kiều ABC của Đỗ Long Vân, là của Nguyễn
Tân Văn gửi cho Tin Văn
Nhã Tập
Truyện Kiều ABC
Văn chương ai điếu
GCC & NDT & VTD &
DPP với mấy đấng nữa, không biết tên
Cali
3.08
Hà Nội
Bài này,
nữa, nằm trong loạt bài viết song song với BL
Buổi sáng mùa đông
ngây ngất, trưa còn xa.
Tôi nhớ vừa rồi đi cạnh tôi trên vỉa
hè nhiều lá vàng lăn chạy, Thanh rất đẹp.
Bếp Lửa
It is a mistake to think of Oliver
Twist as a realistic story: only late in his career did Dickens
learn how to write realistically of human beings; at the beginning
he invented life... these characters in Oliver Twist are simply
parts of one huge invented scene, what Dickens in his own preface called
"the cold wet shelterless midnight streets of London."
Graham Greene: The Young Dickens
Thật lầm lẫn khi coi Oilver
Twist là một câu chuyện hiện thực. Chỉ muộn màng
trong nghề Dickens mới đành phải học, làm thế nào
viết về những con người một cách hiện thực; lúc thoạt
vào nghề, ông phịa ra cuộc đời... những nhân vật
trong Oliver Twist giản dị chỉ là những phần của
một khung cảnh lớn được bịa đặt ra, mà, trong lời mở đầu của
chính tác giả, ông gọi là "những con phố
nửa đêm không nơi trú ẩn, ướt, lạnh của London".
G. Greene: Dickens trẻ
Tôi tin rằng, những người Hà Nội bây
giờ, đọc Bếp Lửa, sẽ nghĩ, đây là
một chuyện phịa, theo nghĩa, không hiện thực!
Tôi tự hỏi, đoạn văn trên có ảnh
hưỏng tôi không, bởi vì chắc chắn tôi
đã đọc Bếp Lửa, trước khi viết Những Ngày Ở Sài Gòn.
"Hà Nội... tiếng khóc nức nở của một cô
gái đi chợ bán rau muống sớm, bị Tây hiếp ở
một ngõ hẻm, buổi sáng đi học nhìn thấy một thân
hình rũ rượi, một dòng nước nhờn lẫn máu chảy
dọc theo ống quần, hai tay quờ quạng tìm cách che bộ ngực,
chiếc áo nâu bị xé toạc. Tiếng rên rỉ của
một người đàn ông ăn mặc khác thường bị trúng
đạn ở bụng, nằm quằn quại giữa đường phố, đứa bé bật khóc
nức nở, không phải sợ hãi, không phải…"
Những ngày ở Sài
Gòn
Những ngày thì ở Sài Gòn,
nhưng những kỷ niệm, thì là của Hà Nội. Chính
vì vậy, mà một ông bạn mới quen sau này,
ở hải ngoại, khi đọc xong tập truyện đầu tay của Gấu, đã lắc
đầu: Treo đầu dê bán thịt chó!
Về cái vụ cô gái bán rau
muống bị Tây hiếp, Gấu nghe ông cậu, cậu Hồng, cùng
tuổi Gấu, con Bà Trẻ, lúc đó cũng trọ họ ở Hà
Nội, nơi nhà chị Giậu, vợ ông Hiếu Chân, tại Bạch
Mai, kể lại. Thực sự Gấu không tận mắt chứng kiến.
Người đàn ông bị giết nằm ngay bên
đường xe điện cũng nghe kể lại.
Cộng, kỷ niệm thực với hồi ức đọc, ra đoạn văn của Gấu,
chắc thế.
Nhưng bị thằng bé đánh giầy chơi mất chiếc
mũ dạ, là có thật. Đến bây giờ, về già,
lâu lâu trong giấc mơ, vẫn còn trở lại:
[Khúc này
Hải Âu mê lắm, hà, hà!]
Nhà tôi ở Bạch Mai,
gần ngay bên đường xe điện... Một lần trốn vé xe, tôi
cùng một thằng bé đánh giầy ngồi ở cuối tầu, nơi dùng
để nối hai toa xe lại với nhau. Thằng bé đánh giầy nói,
nó thường ngồi như vậy, ngay cả khi có tiền mua vé.
Hôm đó trời lạnh, tôi đội một chiếc béret
dạ đen, một tay nắm vào thanh sắt, một tay cầm cặp sách
vở. Thằng bé đánh giầy đầu tóc bù xù,
tay cầm hộp đồ nghề, tay cầm khúc bánh mì nhai
ngồm ngoàm. Những người đi đường nhìn chúng tôi
với vẻ buồn cười, ngạc nhiên. Lúc đầu tôi rất sợ,
nhưng dần dần cảm thấy thích thú. Bỗng nhiên, không
hiểu sao, tôi nhớ lại được một đoạn nhạc tôi đã
quên từ lâu, và tôi hát nho nhỏ, đầu
lắc lư theo điệu nhạc. Thằng bé đánh giầy nhìn tôi
cười ngặt nghẽo. Tôi tức giận, hát thật lớn, vừa hát
vừa đập vào thành xe ầm ầm. Bỗng tôi cảm thấy đầu
lành lạnh. Tôi ngửng lên, và thấy người soát
vé đang giận dữ nhìn tôi, tay cầm chiếc mũ dạ. Thằng
bé đánh giầy vẫn tiếp tục cười, tôi ngưng hát,
và ngưng đập vào thành xe. Cuối cùng không
biết nghĩ sao, người soát vé vứt chiếc dạ xuống đường.
Xe lúc đó đang chạy nhanh. Tôi cúi nhìn
xuống con đường nhựa chạy vùn vụt, tôi sợ hãi
không dám nhảy xuống. Tôi chợt nghĩ tới đến cha
tôi. Tôi nhìn thằng bé đánh giầy
ra vẻ cầu cứu. Nó nhẩy xuống, nhặt chiếc mũ dạ, đội lên
đầu, rồi nhìn tôi nhe răng cười, tỏ vẻ chế nhạo. Sau
đó, tôi thỉnh thoảng gặp thằng bé đánh giầy
quanh quẩn tại khu tôi ở, đầu đội chiếc mũ dạ của tôi. Mỗi
lần thoáng thấy nó, là tôi vội vã
lẩn tránh, chỉ sợ nó nhận ra tôi.
Những con dã tràng
*
Đoạn văn tả cuộc nói chuyện
giữa ông Chính và Tâm, và nói
rộng ra, toàn thể chương I của Bếp Lửa, đã tiên đoán,
sửa soạn cho mọi biến động diễn ra sau đó. Tất cả những nhân
vật quan trọng đều xuất hiện, và nhất là, hồn ma của
một bà mẹ, cũng xuất hiện. Nhưng không thể thiếu nhân
vật, tuy thứ yếu, nhưng đóng vai xúc tác, không
có là phản ứng hóa học không thể xẩy ra. Nhân
vật xuất hiện chỉ một lần rồi bỏ đi vĩnh viễn, bởi đã hoàn
tất phần số của nó: Mưa.
Mưa Hà Nội.
Tác giả, miêu tả những xúc động
của hai nhân vật, hai thế hệ "gần nhau nhất cũng không
thể hiểu nhau", bằng âm thanh, cường độ của trận mưa.
Chi tiết là Thượng Đế ở trong
văn chương là như vậy.
Bạn nào đã từng xem
phim OK Corral, chắc là còn nhớ,
trước khi xẩy ra trận thanh toán, nhân vật chính
ra thăm thú nơi mình có thể chết. Như tình
cờ, anh ta châm ngọn đèn dầu trên chiếc xe. Khi
trận đấu súng xẩy ra, anh ta bắn vô cây đèn,
chiếc xe bốc cháy, đám người ẩn sau nó phải chạy
ra.
Trong phim Shane, hình ảnh con
chó từ từ rời khỏi chỗ, nhường sàn gỗ cho hai tay đấu
súng.
Mưa trong Giã Từ Vũ Khí
của Hemingway.
Bùn trong Bẩy Hiệp Sĩ, Seven Samourai...
Với bậc thầy, cái sự sửa soạn
mới là cần thiết, mới là quan trọng.
Trong Kim Dung, Lãnh Nguyệt Bảo Đao,
cuộc gặp gỡ thứ nhất giữa Miêu Nhược Lan và Hồ Phỉ,
xẩy ra, khi ông bố Miêu Nhân Phượng bế con gái
chạy theo vợ, bỏ đi theo trai, đuổi kịp tại Thương Gia Bảo khi tất
cả mọi người bị cơn mưa cầm chân. Cô bé khát
sữa mẹ, khóc ngất, bà mẹ rời tình nhân,
đi vài bước tới tính cho con bú, nhưng tàn
nhẫn quay ngược lại, ngồi xuống kế bên đống lửa, kế bên
anh bồ đẹp trai. Thằng oắt Hồ Phỉ cáu quá, chạy ra mắng,
tại sao lại có người đàn bà tàn nhẫn như
thế, Miêu Nhân Phượng nhìn, nản quá, bèn
bế con trở về, tha cho cả hai.
Sau đó, trong lần gặp sau cùng, cô
nói với anh: Tôi sẽ không như mẹ tôi đâu.
Như thể, cô nhìn thấy và còn
nhớ hoài, cảnh tượng lần đầu gặp nhau tại TGB.
Cuộc gặp gỡ giữa cô bé còn nằm trong
nôi, với người yêu còn là thằng nhóc
tì làm Hai Lúa nhớ đến bài ca dao sau
đây.
Sao Vua chín cái nằm kề,
Thương
Em từ thuở Mẹ về với Cha.
Sao Cày
ba cái nằm ngang,
Thương
Em từ thuở Mẹ mang trong lòng.
Sao Vua
chín cái nằm chồng,
Thương
Em từ thuở Mẹ bồng trên tay.
Sao Cày
ba cái nằm xoay,
Thương
Em từ thuở Em hay khóc nhè.
Và nhớ luôn cả vẻ mặt
của ông bạn thân, và còn là người
đưa thư, khi thấy thằng bạn mình mê BHD:
-Làm sao mà mày có thể mê
nó? Tao đã từng thấy nó ỉa đùn, từ
trên đầu cầu thang chảy xuống tới mãi mấy bực bên
dưới hồi nhà nó còn ở đường PDP.
Nhưng cái kỷ niệm sau đây,
nhờ NTV mà Gấu nhớ lại được, thì thật là tuyệt
vời, chưa kể cái kỷ niệm, lần cả hai đứa xém chết vì
lên xóm
http://www.tanvien.net/Notes_2/kyniem_2.html
Call For
The Dead
John
Le Carré, Gấu cũng tự mình khám phá
ra, cũng một cú tự sướng, lần ghé tiệm Xuân Thu,
kế bên Quán Chùa, tình cờ cầm lên
cuốn L’espion
qui venait du froid, Gián điệp về từ miền lạnh, vừa
đọc đến ‘du froid’ một phát, là lạnh run người, con vai-rớt
Bắc Kít, bật nhỏm dậy, bao nhiêu sợi nắng, sợi mưa Sài
Gòn cũng chịu thua, hà, hà, đúng là
tâm trạng đó, cú mặc khải đó, khi Gấu bập
vô cuốn truyện.
Rồi mò tới Gọi
người đã chết, bản tiếng Tây, loại sách
bỏ túi đóng dấu IC, giá tiền bằng giá
tại gốc,10 đồng, tiền ông Diệm, đọc thì đọc, nhưng
không cảm.
Phải tới khi vô nhà tù quốc tế Bangkok,
nhờ bản tiếng Anh, của một tay thanh niên người Mã
Lai, nằm kế bên, thì mới thấm đòn, và nhận
ra, đây mới là cuốn hiển hách nhất của Le Carré.
Ui chao,
bạn đọc đoạn sau đây, khi Smiley bị vợ bỏ, ông bạn
VC người Đức tên Dieter thì lại tha thứ cho anh, không
thèm làm thịt, và gieo mình xuống sông
Tà Mi tự trầm, rồi nghĩ đến những thân phận PXA, thí
dụ, bị chính cái Miền Bắc của anh bỏ rơi, sau khi vắt
sạch, chết không nổi, cứ ngắc nga ngắc ngoải, vì địa ngục
chật quá rồi, và cỡ như anh, Diêm Vương cũng lắc
đầu không dám nhận, hay nghĩ đến thân phận thằng cha
Gấu, cũng sắp đi rồi, mà đi về đâu, về đâu… hà,
hà?
Smiley put this on one
side and turned to the next letter. Just for a moment he did not
recognize the handwriting; just for a moment he looked bleakly at
the Swiss stamp and the expensive hotel writing paper. Suddenly he
felt slightly sick, his vision blurred and there was scarcely strength
enough in his fingers to tear open the envelope. What did she want? If
money, she could have all he possessed. The money was his own, to spend
as he wished; if it gave him pleasure to squander it on Ann, he would
do so. There was nothing else he had to give her - she had taken it long
ago. Taken his courage, his love, his compassion, carried them jauntily
away in her little jewel case to fondle occasionally on odd afternoons
when the time hung heavy in the Cuban sun, to dangle them perhaps before
the eyes of her newest lover, to compare them even with similar trinkets
which others before or since had brought her.
My darling George.
I want to make you an
offer which no gentleman could accept.
I want to come back to
you.
I'm staying at the Baur-au-Lac
at Zurich till the end of the month.
Let me know.
Ann
Smiley picked up the
envelope and looked at the back of it: 'Madame Juan Alvida'. No,
no gentleman could accept that offer. No dream could survive the daylight
of Ann's departure with her saccharine Latin and his orange-peel grin.
Smiley had once seen a news film of Alvida winning some race in Monte Carlo. The most repellent thing
about him, he remembered, had been the hair on his arms. With his
goggles and the motor oil and that ludicrous laurel-wreath he had
looked exactly like an anthropoid ape fallen from a tree. He was wearing
a white tennis shirt with short sleeves, which had somehow remained
spotlessly clean throughout the race, setting off those black monkey
arms with repulsive clarity.
That was Ann: Let me
know. Redeem your life, see whether it can be lived again and let
me know. I have wearied my lover, my lover has wearied me, let me shatter
your world again: my own bores me. I want to come back to you ...
I want, I want ...
Smiley got up, the letter
still in his hand and stood again before the porcelain group. He remained
there several minutes, gazing at the little shepherdess. She was so beautiful.
*
Đoạn hai tay kẻ thù
bạn cũ đụng độ trên cầu, trên sông Ta Mì,
cũng thật là tuyệt cú mèo:
Anh ta [Dieter] đi rồi,
bầy mình ra, như một sự hy sinh của con người cho sương mù
London và dòng nước khùng điên, đen ngòm
ở bên dưới...
[He was gone, offered
like a human sacrifice to the Lodon fog and the foul black river
lying beneath it.]
Chắc là đành
phải 'như một cú hi sinh con người', và lụi cụi dịch
hết cuốn truyện này thôi !
Kỷ
Niệm
- Mỗi người, ông và
nàng, cầm một đầu tấm thảm. Nàng ngửa mặt ra phía
sau, vung cao hai tay như trên một cây đu, nàng
quay đầu để tránh bụi bay mù, nàng nheo mắt và
cười ha hả phải không? Phải vậy không ông? Tôi
biết thói quen của nàng quá mà? Sau đó
hai người đi lại phía nhau, gấp tấm thảm lại thoạt đầu gập đôi,
sau đó gập tư, và trong lúc làm việc đó,
nàng luôn miệng nói đùa và nô
giỡn chứ gì? Phải vậy không ông? Phải vậy không
ông?
Bác sĩ Zhivago [VN thư quán]
Đây có
lẽ là đoạn tuyệt vời nhất, ít ra là với Gấu,
của cuốn tiểu thuyết.
Anh chàng VC Nga,
Người Thép, Strelnikov, bị Đảng săn lùng làm thịt,
trở về căn nhà ngày nào của mình, gặp Zhivago.
Hai người đàn ông tranh nhau nói về người đàn
bà.
Câu văn trên
Gấu đọc, là nhớ liền, không làm sao quên
được.
Có một cái
gì đó, ở trong câu văn, một hình ảnh nào
đó, làm Gấu nhớ hoài.
Chỉ tới khi về già,
Gấu mới hiểu. Gấu đã từng tưởng tượng ra cảnh này.
Bạn
đọc Tin Văn thử đoán coi?
Chắc là thua.
Đọc đoạn trên, là Gấu nhớ đến lần
nhờ một anh bạn đem thư cho BHD, anh ta vô nhà, mải nói
chuyện với ông anh của BHD, quên mẹ thằng Gấu ở ngoài,
khi ra về, thấy Gấu thật là tang thương xơ xác trên
chiếc xe đạp, chờ như chờ từ ngàn ngàn kiếp!
Để chữa... quên, anh ta còn lầu bầu, tao bị em của
mày sai như nô lệ, anh V, giúp em khiêng
cái giường!
Chả là em mới dọn nhà.
Ui chao, cứ nghĩ đến cảnh được phục vụ em, mà thèm!
(1)
(1)
Gấu dùng chữ "những", là vì bạn bè Gấu
bị "hơn một cú" như cú vừa rồi. Cú trước khủng
khiếp hơn nhiều, xẩy ra ngay sau khi Bông Hồng Đen ra đi. Một
ông bạn, trong nhóm bạn ở Cali,
thương tình, bèn mail cho Gấu biết tin. Tin Văn bèn
đi một đường ai tín, khiến Gấu Cái càng thêm
bực mình. Và bèn mail trả lời ông bạn,
cho biết, ngay sau khi Gấu được ai tín, bèn xỉu, sẵn
bịnh tim chơi bồi thêm, bèn phải chở đi nhà thương
cấp cứu!
Anh bạn hoảng quá, và cũng ân hận, lỗi ở mình,
nhưng bán tin bán nghi, bèn phôn cho
một anh khác nữa, rất rành về mối tình của Bông
Hồng Đen và Gấu.
Anh này gật gù, chắc đúng như thế đấy. Tao
biết, thằng cha Gấu hồi đó mê BHĐ khủng khiếp lắm.
[Chính em LH cũng xác nhận chuyện này, bởi
vì có lần Gấu hỏi, tại sao "iêu" Gấu, em trả lời,
tại vì anh thương em nhiều quá, thành thử...
tội nghiệp!]
Để tăng thêm trọng lượng cho lời tiên đoán của
mình, anh kể chuyện, một lần Gấu nhờ anh trao giùm thư
cho BHĐ, thời gian Gấu bị ông bô của em cấm cửa. Gấu dặn,
vô, trao thư xong xuôi, rồi ra liền, báo cho tao
biết, rồi có muốn ở lại tới giờ nào thì ở.
Anh ta vô, trao thư xong, gặp ông anh của LH, mải trò
chuyện, rồi quên luôn thằng cha Gấu ở bên ngoài,
khủng khiếp chờ đợi, cứ như chờ án tử hình!
Anh ta, lúc nhớ ra, thì đã ba, bốn giờ chiều,
tức là lúc sửa soạn ra về.
Anh kể lại, tao ra ngoài đường, thấy mày ngồi trên
chiếc xe đạp, tóc tai dựng đứng, trông thê lương
không thể nào tưởng tượng được.
Nghe anh kể, Gấu nhớ ra liền. Hai thằng ăn sáng xong, là
đi. Tới ngã tư gần nhà em, phía vườn Tao Đàn
đi xuống gặp Gia Long, Gấu ngồi trên xe đạp chờ tới...
chiều.
Bữa đó, không chỉ mình Gấu lo, mà luôn
cả anh bạn. Anh nói, tao đưa thư cho nó, nó không
thèm cất đi, mà lại để ngay trên bàn,
rồi ra lệnh, đó là lúc đang dọn nhà, từ
Phan Đình Phùng lên, anh V. phụ em một tay, khiêng
cái giường. Tao vừa sợ, vừa bực. Sợ ông via của nó
bất chợt vô, vồ liền cái thư. Bực, vì em của mày
coi tao như thằng hầu. Phụ một tay, khiêng cái giường
cho em! Láo thế!
Sao không trao cái bực đó cho tao? Gấu thèm
thuồng, hỏi lại!
*
Tao thèm được như mày! Anh kết luận.
Thèm cái cảnh, râu tóc rựng ngược, mặt
mày méo xệch?
Sướng chưa!
Kỷ niệm
Note: Thi
sĩ Hà Tuệ còn là thính giả đầu tiên
nghe thơ TTT được phổ nhạc, ở trong nhà tù VC
http://www.tanvien.net/tg_vn_01/30.4.ttt.html
Ba Mươi Tháng Tư Đọc Thơ Thanh
Tâm Tuyền
Đầu
năm 78 ở Lào Kay lần đầu tiên nhận được thư nhà,
biết tin anh đi xa. (Vợ tôi viết: "Bố nuôi của Thái
đã về quê ngoại sống, không còn ở Sài
Gòn nữa"), tôi như chợt tỉnh sau giấc hôn thụy.
Bài Nhớ Thi Sĩ viết vào lúc ấy đề tặng một
thi sĩ đã mất và gửi Anh, một thi sĩ lưu lạc khi chúng
tôi nghĩ chắc không còn ngày gặp lại. Trong
những lời thơ vẳng trong tôi bấy giờ có cả lời thơ anh.
Thanh Tâm Tuyền: Trong Đất Trời Nhau
[Tưởng niệm Mai Thảo, tạp chí Thơ, số Mùa
Xuân 1998].
Bài nhớ thi sĩ
Nhớ
Già Ung *
Gửi
MT
Sáng
nay thức giấc trong nhà giam
Anh nhớ những câu thơ viết thời trẻ
Bừng cháy trong lòng anh bấy lâu
u ám quạnh quẽ
Ánh lửa mênh mang buổi tình đầu
Mưa bụi rì rào
Gió náo nức mù tối
Trễ muộn mùa xuân trên miền cao
Đang lay thức rừng núi biên giới
Đã qua đã qua chuỗi ngày lạnh lẽo
anh tự nhủ
Cũng qua cơn khô hạn khác thường
Tắt theo ngọn nắng chon von mê hoặc
đầu óc quái gở
Từng thiêu đốt anh trên đồi theo vào
đêm
hành hạ anh đớn đau
Từ bao giờ anh đứng trân trối cô đơn
Hôn ám trời sơ khai nhìn qua song tù
ngục
Hoang vu lời thơ ai reo hát cùng cỏ lá
heo hút
Dẫn đưa anh về tận nẻo nguồn
chốn bình minh lẩn lút
(Bình minh bình minh anh kêu khẽ cảm
động muốn khóc
Mai Mai xa Mai như hoa Mai về
tình thơ hôm nay)
Em, em có hay kẻ tội đồ biệt xứ
sớm nay về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng tối
sâu thẳm
Đêm vây hãm lụn dần
Thủ thỉ mưa ru ngày khốn đốn
Em, soi bóng em hồn nhiên trên lối thời
gian
Lặng lẽ anh gầy nhóm lửa tinh mơ đầm ấm.
Lào Kay 4/78
Vĩnh Phú 1/79
Thanh Tâm Tuyền Thơ Ở Đâu Xa
Ghi chú của tác giả:
Già Ung: Giuseppe Ungaretti (1898-1970). Thi sĩ
Ý.
Ghi chú của người sao lục:
Bài Nhớ Thi Sĩ của Thanh Tâm Tuyền, qua thi
sĩ Nguyễn Hà Tuệ, còn là sĩ quan cải tạo, đã
được nhạc sĩ Hồ Đăng Tín phổ nhạc, hát giữa bạn tù,
tại trại Tân Lập K2.
Độc giả [Thính giả?] đầu tiên của bài
thơ, là trại viên Nguyễn Chí Kham, như tác
giả Nắng Hồng Phương Nam cho biết.
Trong đất trời nhau, là từ thơ
Mai Thảo: Trong đất trời nhau mình vẫn gần. Biết tin anh
đi xa, là để chỉ Mai Thảo đã vượt thoát. Quê
ngoại là hải ngoại.
... Hôn thụy, ngủ mê, như Gấu tôi
được biết, là chữ của Tô Thuỳ Yên, khi chuyển
từ "coma" [hôn mê] sang tiếng Việt. Trong một lần hai
anh em ngồi Quán Chùa, TTT tâm đắc với từ này,
và gật gù, 'luý' dịch từ này, hay thật!
Nhưng phải đợi đến đầu năm 87 ở Lao Kay, lần đầu tiên
nhận được tin nhà, biết Mai Thảo đã vượt thoát,
Thanh Tâm Tuyền mới chợt tỉnh giấc hôn thụy, và chúng
ta mới thấy hết ý của lời khen của TTT dành cho bạn mình
là Tô Thuỳ Yên [luý dịch hay thật!].
Một lời khen biến thành một lời tiên tri,
cho số phận của ba nhà thơ.
- Mai Thảo, chắc chắn là nhận ra được lời nhắn gọi
của bạn mình [Trong thơ tui có thơ anh], nên đã
trở lại với thơ, nhờ vậy chúng ta có Ta Thấy Hình
Ta Những Miếu Đền.
- Tô Thuỳ Yên tiếp tục làm thơ, và
có Ta Về.
- Thanh Tâm Tuyền, có Thơ Ở Đâu Xa.
Toàn bài thơ là từ "chợt tỉnh giấc
hôn thụy", mà ra:
Sáng nay, thức giấc, nhà giam
Nhớ thơ làm hồi trẻ
Đã qua đã qua chuỗi ngày lạnh lẽo.
Cũng qua cơn hạn khác thường...
Note: Bài thơ này, Gấu mê nhất,
trong Thơ Ở Đâu Xa
Em, em có hay kẻ tội đồ biệt
xứ
sớm nay về ngang cố quận
Xao xuyến ngây ngô hắn dọ hỏi bóng
tối sâu thẳm
NXH's Poems of the Night
SN_GCC_2016
Dương Nghiễm
Mậu: Thật chững chạc, thật cảm động
Đồng Vọng Lò
Thiêu
Le Magazine Littérarie. Mai, 2016
Trang Kertesz
Văn Hóa
Lò Thiêu
Today at 11:38 AM
Hello. Ong TRU.
Khi nao qua Cali, mua ve may bay chua?
Nho la xuong fi truong John Wayne nhe !
Chưa, nhưng cỡ đầu tháng 11, qua, sure
Tks
NQT
Nguyễn Quốc Trụ
Dương Nghiễm Mậu:
Thật chững
chạc, thật cảm động
Dương Nghiễm Mậu, ký
họa của Tạ Tỵ
Nhớ đó là một
buổi trưa rảnh rỗi, tôi ghé thăm một diễn đàn
bạn. Người bạn đang cắm cúi làm việc. Tôi
kéo ghé ngồi hút thuốc lá thấy ở
bên cạnh mình một cái sọt rác đựng
đầy những bản thảo gởi đăng không đăng và liệng
bỏ đi. Buồn tay tôi nhặt lên những tờ bản thảo bị
xé bỏ ấy lên coi. Cuối cùng và ở tận
đáy cái sọt rác ấy là bản thảo một truyện
ngắn.
-Bỏ đi tất cả đấy à?
-Ừ đã đọc rồi bỏ không đăng.
-Moa lấy đi được không?
-Để làm gì vậy?, người bạn ngạc nhiên
hỏi.
-Mặc moa, tôi nói và cất cẩn thận
cái truyện ngắn bị vất bỏ ở một diễn đàn bạn vào
túi áo, trở về đăng ngay nó nguyên
văn không sửa một dấu phẩy trên tờ Sáng
Tạo số đang làm.
(Mai Thảo, Chân Dung nhà văn).
Trong thế giới văn chương, những
trường hợp như trên không nhiều, nhưng cũng không
phải là quá hiếm hoi. Bel Kauffman, tác
giả cuốn Lại lên cầu thang đưa xuống En remontant l'escalier
qui mène en bas, kể lại, một bữa bà đưa con
đi coi xiếc, trên đường đi, bà mua cho con một trái
bóng bay. Đứa bé từ lúc đó, chỉ
mải mê phiêu lưu cùng chiếc bong bóng
bay trên trời, chẳng thèm để ý đến những chú
voi khổng lồ đang diễn trò. Và bà chợt nhận
ra, đứa con đã nhìn thấy nhiều hơn là những
đứa trẻ khác đang cùng ngồi trong rạp. Trường hợp
En remontant cũng thật ly kỳ: tiền thân của nó là
mấy mẩu giấy học trò, trong một giỏ bỏ giấy vụn, tại một
trường tiểu học tại New York; một ông Mai Thảo nào
đó tò mò lượm lên, rồi được một nhà
xuất bản New York đăng (1962). Cuộc phiêu lưu của mấy mẩu
giấy vụn chưa chịu ngưng ở đó: nó biến thành
những chiếc bóng bay, khi một nhà xuất bản lớn tình
cờ đọc mẩu chuyện nho nhỏ, và đã đề nghị tác
giả viết lại, từ bốn trang giấy vụn.
Đề tài trong
En remontant (theo tờ Thời Mới, Temps Nouveaux, một tạp chí
tiếng Pháp của Liên-xô) có thể tóm
gọn: giữa Sự Thực và Tình Thương, cái nào
hơn? Câu trả lời: Tình Thương.
Trí nhớ thường
lầm lạc, có khi còn do cố ý, hoặc tiềm
ẩn, hoặc hiển nhiên; đây là một trong những
bản năng của con người, luôn luôn muốn tái tạo
quá khứ, cho những nhu cầu hiện tại. Trong Chân
Dung nhà văn, cùng bài về Dương Nghiễm
Mậu, Mai Thảo viết... kỷ niệm với mỗi người mỗi khác, (với)
Thanh Tâm Tuyền, (là) căn gác xép
ám khói ở Tòa soạn Dân Chủ (của Vũ
Ngọc Các, thập niên 1960), hắn hỏi xin một điếu thuốc
và tôi tưởng hắn là thợ sắp chữ. Trong khi
đó, qua bài viết của Thanh Tâm Tuyền trên
tạp chí Thơ (số Mùa Xuân 1998), nhà thơ
nhận ra bạn mình ngay lần gặp mặt đầu tiên, sau khi
nhận được một bản thảo đánh máy... Liếc nhìn
dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình
kinh ngạc...
Còn điều
này nữa, cơ duyên truyện đầu tay, nhiều khi tự
nó đã là một giai thoại. Như sau đây,
tôi viết lại theo trí nhớ. Qua kể lại của Simone
de Beauvoir, Sartre trong khi viết Buồn Nôn, La Nausée,
lúc nào cũng cảm thấy có “cua bò
trên lưng”! Gửi bản thảo tới nhà xuất bản Gallimard,
bị chê: phần đầu ảnh hưởng Dostoevsky... một cuốn tiểu thuyết
bình dân! Sartre thời gian đó, suốt ngày
chầu chực ở văn phòng nhà xuất bản; một bữa ông
đang ngáp gió, thấy một ông vô, trong
khi nói chuyện với bè bạn, ông này
lấy thuốc lá, loay hoay tìm hộp quẹt, Sartre nhanh
nhẩu tới làm cử chỉ đẹp. Ông này hỏi, xin
lỗi ông là ai, Sartre tự giới thiệu. Hóa
ra là Jean Paulhan, ông chủ tiệm. Phần tiếp theo, chắc
các bạn đoán ra được...
Trường hợp Dương
Nghiễm Mậu, giả sử Mai Thảo không buồn tay, có
thể chúng ta vẫn có một Dương Nghiễm Mậu, nhưng
thiếu Rượu Chưa Đủ, thì thật là một vô
cùng thiếu sót. Bởi vì đây là
một truyện ngắn, như một loài chim hiếm quí, khi
nó xuất hiện, văn chương sẽ... không còn
như trước nữa!
Trong kho chuyện
cổ của Trung Hoa, có câu chuyện về một quả chuông,
đánh lên không nghe, nhưng lại ngân
lên ở một nơi khác. Rượu Chưa Đủ bản thân
nó cũng là một tiếng chuông lạ, đến từ một
miền đất khác (1), âm thanh của nó như được
nén lại, ra tới nơi quê người, mới thực sự rền rĩ.
Ở đây, chúng ta như mường tượng ra bức địa đồ tỉ
lệ xích 1/1 của Borges, mà người Việt cố mang ra
ngoài để vá víu lại, cho nó như xưa.
Chúng ta càng nghe rõ âm thanh của tiếng
chuông lạ này, khi đọc Mai Thảo, viết về đoạn kết
Rượu Chưa Đủ:
Bao năm rồi không
đọc lại tôi chẳng thể nhớ hết từng chi tiết của truyện,
chỉ nhớ cái anh chàng nào đó, với
bút hiệu Dương Nghiễm Mậu đã có ở Rượu
Chưa Đủ một kết thúc tuyệt hay. Đoạn tả người anh đến
đón em ở viện mồ côi. Hai anh em cùng mồ côi
cha mẹ từ sớm (một ẩn dụ về một Hà-nội?, người viết bài
này thêm vô). Hai anh em đi lang thang một
ngày trong thành phố không có một đồng
xu nhỏ (những ngày đầu di cư của họ Dương?). Buổi chiều,
trước khi đưa em trở về viện, anh dẫn em vào công
viên, yên lặng lấy đất đắp thành những mô
hình sông núi, thầm nghĩ hai anh em trơ trọi
giữa đời, thôi bầy trò chơi đắp hình sông
núi với em để có được cùng em, dù
một cách rất tội nghiệp, buồn rầu một ý niệm về
một điểm tựa, về nguồn gốc. Thật chững chạc và thật cảm
động. Đó là truyện ngắn thứ nhất của Dương Nghiễm
Mậu. Một công viên vắng lặng... Hình ảnh con
đường văn chương Mậu mở ra và đi trên đó
một mình... Những mô hình sông núi
quê hương. Đứa trẻ mồ côi, nghiêm chỉnh sớm
hiểu biết, ý thức trong truyện chính là Dương
Nghiễm Mậu, đã đắp xong, rất hoàn chỉnh, những mô
hình sông núi cho cõi văn cõi viết của
mình... Và Mai Thảo kết luận: Cuối cùng là
đứa trẻ mồ côi trong truyện ngắn đầu tay của Dương Nghiễm
Mậu sự thực không bao giờ mồ côi. Mồ côi là
những kẻ khác kia.
Hay khi đọc Thanh
Tâm Tuyền viết về Đêm Giã Từ:
Đấy là một
truyện không cốt truyện. Sự hấp dẫn bắt đọc là
ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng nói bắt lắng nghe
- theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố
bỏ ngỏ trong đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong
giấc kín bưng triền miên của nó -, ở sự dồn
đẩy khôn nguôi của chữ nghĩa tưởng chừng không
sao dứt tạo thành những vận tiết mê mải tới chốn
nhòa tắt tiếng...
Năm di cư thứ hai
mươi (1974), khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những
đứa con tư sinh ở cả hai miền lúc ấy...
Khi từ Phú
Thọ ra, ghé lại Hà-nội đợi giờ tầu về Nam, lúc
chiều tối đứng trên thềm ga Hàng Cỏ, trông
xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng
đêm rét lạnh của một ngày cuối năm tôi
thầm nhắc thành tiếng bên tai 'Nhìn xuống
vực thẳm... dưới ấy', câu của Anh vẳng ngân như một
câu thơ. (Câu văn là một câu gắn liền
trong mạch văn, tách khỏi mạch không ít thì
nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách khỏi mạch
vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó
gợi nhắc).
Cái nền thiếu
vắng, những mô hình sông núi tưởng
tượng, tiếng chuông ngân ở một nơi khác: mồ
côi là những kẻ khác, nhưng Rượu Chưa Đủ,
Đêm Giã Từ, Bếp Lửa... mãi mãi vẫn chỉ
là những đứa con tư sinh của một miền đất.
Hình ảnh
con đường Mậu mở ra và đi trên đó một mình...,
câu này chỉ có thể coi như một nghi vấn,
thay vì một khẳng định. Nói một cách khác,
không có vụ di cư, không có tờ Sáng
Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ
"chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình
ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng
bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất.
Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị
bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức,
quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh
Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc,
nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn Đình Toàn, lại
một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là
mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ
túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị
Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị
bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền).
Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ
Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác
giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm
Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về
ông già gác dan, (gác ga-ra?) cho cặp nhân
tình tạm trú, cuối cùng bị gã con
trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi
bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái xú-chiêng
ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn
bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão
tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay
phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy
so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già
muốn làm con ong hút nhị từ cô gái....
Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan
ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt
nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn
bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê,
thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái
Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của
Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau
đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những
con người đứng bên lề...
Dân làng
sau đó, tới nơi chuông ngân, làm lễ thỉnh
tiếng chuông trở về, từ đó, nó bình thường
như mọi quả chuông khác.
Nguyễn Quốc Trụ
_____
Chú thích: (1) Dương Nghiễm Mậu vào
Nam năm 1954.
"Cho dù ở bất cứ đâu, viết bằng bất cứ ngôn
ngữ nào, nhà văn của Lò Thiêu vẫn chỉ là
một cô hồn phiêu bạt, mong tìm nơi nương náu,
ở nơi đâu nếu không là trong tiếng nước người..." Imre
Kertész
Nhớ, là, khi Nguyễn Tiến Văn, đọc bản thảo bài viết,
lần anh ghé nhà, thời gian “còn lưu vong”, thú
quá, gật gù, cái giai thoại chuông
đánh không kêu, tất nhiên, nhưng quá tất
nhiên, là cái chi tiết, tách nó ra
khỏi toàn bài, cho nó cái lưu vong, cái đồng
vọng Lò Thiêu, và cầu mong, lại được "bình thường", như mọi quả
chuông khác:
Chúc
ai mãi giữ được nụ cười
K
Tks
Take Care
NQT
Ngôn Ngữ Lưu Vong
Quyền tự do xác định tự thân
[Ngôn ngữ lưu vong]
Bản Tiếng Anh
Diễn Văn Nobel 2002
1 NQT dịch
2 NTV dịch
Đồng Vọng Lò Thiêu
http://www.tanvien.net/cn/cn_kertesz_medium.html
Medium có nghĩa là
bà đồng, kẻ trung gian. Đồng vọng lò thiêu, là
theo nghĩa này: Call for the Dead
THE MEDIUM
This round table belonged to
a woman
who used to summon ghostly visitors
And transmit their cryptic messages
To her guests holding hands in a circle,
Their faces dimly lit by a candle,
Hoping to see their loved one
appear,
Or at least hear the familiar voice
Greet them once again, divulge a secret
From beyond the grave,
Make someone in the room cover their ears,
Another one break into sobs,
While beyond the thick drawn
curtains,
The snowflakes are starting to fall
On this cold, dark and silent night,
Each one determined to bury something
No matter how small, no matter how big.
Charles Simic: The
Lunatic
Cô Đồng
Cái bàn tròn
thuộc về người đàn bà
Làm cái nghề gọi hồn người chết
Và chuyển những “mails”, “messages”, những dấu hiệu ngoằn
ngoèo trên mặt cát, trong cái nia
Tới khách hàng của bà, ngồi xúm quanh,
tay cầm tay, thành 1 vòng tròn
Mặt họ mờ mờ dưới ánh đèn cầy
Hy vọng thấy người thân
yêu ngày nào xuất hiện
Hay ít ra, nghe được tiếng nói quen thuộc
Chào mừng họ, bật mí cho họ về 1 bí mật ở
bên kia nấm mồ
Làm người nào đó trong phòng bịt tai
Một người khác sụt sùi
Trong khi, quá những bức
màn dầy, bên ngoài
Tuyết bắt đầu rơi
Xuống đêm, lạnh, tối, và im ắng,
Mỗi người quyết định chôn một điều gì đó
Cho dù nhỏ cỡ nào, bự ra sao.
Thơ trong The Lunatic, bài nào
cũng thần sầu, đúng cái ý của Brodsky, với bậc đại
thi sĩ, đọc thơ của họ, là biết liền, thuộc vào thời nào
trong đời của họ. Khác hẳn thơ lũ chó, hà, hà!
Thơ, văn như kít mà cứ làm hoài, in hoài!
Tập này, Gấu chơi sạch rồi, có bạn nào ở trong
nước, tính in thơ Simic, thì ới 1 tiếng. Bịa ra 1 cái nick,
như tên khốn Lăng Băm đã từng làm, là qua
mặt nhà nước liền tù tì.
Vả chăng thơ thì vốn khinh bỉ chính trị, thời đại, đúng
ý Borges, nên cho nghệ thuật thoát ra khỏi thời gian,
dù thời gian có năn nỉ cỡ nào.
Thơ Mỗi Ngày
Charles Simic
HISTORY
Our life stories are scary and droll,
Like masks children wear on Halloween
As they go from door to door
Holding the little ones by the hand
In some neighborhood long torn down,
Where people ate their dinners
In angry silence or quarreling loudly,
When there was a knock on the door,
A soft knock a shy boy makes
Dressed in a costume his mother made.
What's this you're wearing, kid?
And where did you get that mask?
That made everyone laugh here
While you stood staring at us,
As if you knew already we were history.
Chuyện
Chuyện
đời chúng ta, hai hãi và hài hài
Như mặt nạ con nít mang ngày Hội Ma
Khi chúng đi từ nhà này qua nhà
khác
Đứa lớn dắt đứa bé
Trong một lối xóm, hoang tàn,
từ hồi nảo hồi nào
Khi mọi người dùng bữa tối
Trong im lặng giận dữ, hay cãi nhau ỏm tỏi
Có tiếng gõ cửa nhè nhẹ
Như khều khều, gãi gãi,
Của 1 đứa bé cả thẹn
Mặc bộ đồ má nó may
Mi mặc thứ chi kỳ quá, thằng cu Tí?
Và, tiện thể, mi lấy ở đâu ra cái mặt
nạ đó?
Làm mọi người bật cười hô hố
Trong khi bạn đứng nhìn chúng tôi
Như thể bạn biết,
từ thuở "xưa rồi Diễm ơi",
chúng ta là... chuyện
Note: GCC dùng Ipod chôm
bài thơ trên, tính không mua. nhưng lật
lật, thấy được quá, bèn...
Fall 2016
Seeing Things
I came here in my youth,
A wind toy on a string.
Saw a street in hell and one in paradise.
Saw a room with a light in it so ailing
It could’ve been leaning on a cane.
Saw an old man in a tailor shop
Kneel before a bride with pins between
his lips.
Saw the President swear on the Bible
while snow fell around him.
Saw a pair of lovers kiss in an empty
church
And a naked man run out of a building
waving a gun and sobbing.
Saw kids wearing Halloween masks
Jump from one roof to another at sunset.
Saw a van full of stray dogs look back
at me.
Saw a homeless woman berating God
And a blind man with a guitar singing:
“Oh Lord remember me,
When these chains are broken set my body
free.”
—Charles Simic
Charles Simic has been Poet Laureate of
the United States. His most recent books are The Lunatic (poetry)
and The Life of Images (prose).
Note:
Hai bài thơ mới nhất của Charles Simic.
Mit Critic
Thời sự
"Nái xe
ở VN":
Bốn bánh, tốt.
Hai bánh, tốt hơn nhiều
Four wheels good, two wheels better
Driving in Vietnam is becoming even more of a nightmare
A proliferation of cars threatens to clog the country’s big
cities
Sách
& Báo
Mới
Thịt [tươi, sống]
Every man must descend into the flesh
to
meet mankind.
Mọi thằng đàn ông đều phải lặn vô đó, để gặp...
Chúa
[Đó: Nơi chốn âm u và ẩm ướt, cái
cửa mở ra mọi siêu hình học và tôn giáo,
nơi Thượng Đế thường xuyên ẩn nấp...]
-G.K
Chesterton, 1910
Study of Flesh and Gold, by William Merritt Chase 1888
Vàng [Gold] bay mấy lá năm hồ hết
Hờ hững ai xui Thiếp [Flesh] phụ Chàng!
Imaginary
Beings Book
The Sphinx
The Sphinx found on
Egyptian monuments (called "Androsphinx" by Herodotus,
to distinguish it from the Greek creature) is a recumbent
lion with the head of a man; it is believed to represent the
authority of the pharaoh, and it guarded the tombs and temples
of that land. Other Sphinxes, on the avenues of Karnak, have
the head of a lamb, the animal sacred to Amon. Bearded and crowned
Sphinxes are found on monuments in Assyria, and it is a common
image on Persian jewelry. Pliny includes Sphinxes in his catalog
of Ethiopian animals, but the only description he offers is
that it has "brown hair and two mammae on the breast."
The
Greek Sphinx has the head and breasts of a woman,
the wings of a bird, and the body and legs of a lion. Others
give it the body of a dog and the tail of a serpent. Legend recounts
that it devastated the countryside of Thebes by demanding that
travelers on the roads solve riddles that it put to them (it had
a human voice); it devoured those who could not answer. This
was the famous question it put to Oedipus, son of Jocasta: "What
has four feet, two feet, or three feet, and the more feet it has,
the weaker it is?" (1)
Oedipus
answered that it was man, who crawls on four legs as
a child, walks upon two legs as a man, and leans upon a stick
in old age. The Sphinx, its riddle solved, leapt to its death
from a mountaintop.
In
1849 Thomas De Quincey suggested a second interpretation,
which might complement the traditional one. The answer
to the riddle, according to De Quincey, is less man in general
than Oedipus himself, a helpless orphan in his morning, alone
in the fullness of his manhood, and leaning upon Antigone in his blind
and hopeless old age.
(1)
This is apparently the
oldest version of the riddle. The years have added
the metaphor of the life of man as a single day, so that we
now know the following version of it: "What animal walks on
four legs in the morning, two legs at midday, and three in the
evening?"
Đọc/Viết
mỗi ngày
Carnet de lecture
par Enrique Vila-Matas
ÉCRIRE POUR DISPARAITRE
une fois achevée, l'oeuvre écrite
témoigne de la dissolution de l'auteur
Que l'histoire de la subjectivité en Occident
ait toujours été la chronique d'une disparition
annoncée, d'une disparition qui n'en finit pas de se produire,
semble se confirmer définitivement. Pour l'heure, il ne s'
agit que d'une chronique qui va de Montaigne a Blanchot, sans que,
bien sur, il faille forcément en déduire que cette
histoire ne se déroule qu'en France. II n'y a pas longtemps,
Jose Luis Pardo disait au sujet des excellents travaux menés
par Christa et Peter Burger sur la disparition du sujet : « Sur
ce point, l'histoire ne commence pas avec la naissance du sujet ni
ne se termine avec sa mort ; c'est l'histoire de la facon dont la tendance
du sujet occidental à s' affirmer soi-même comme
fondement le conduit à une étrange volonté d'annihilation
de soi, et de la facon dont ces tentatives suicidaires sont, à leur tour, des tentatives d'affirmation
du moi.»
Nous sommes done confrontés à 1'histoire
d'une disparition ambigue et qui n'en finit pas de se produire.
Parce que, en ce bas monde, personne n'a encore disparu et, en
même temps, tout le monde l'a fait. Le premier a s'en aller
fut Dieu, joyeusement enterré par Nietzsche. Pourtant il
est bien là, tout a fait vivant, remuant la queue, ranimant
le feu de la Maison Blanche. Quant à l'homme, on a dit de lui
qu'il embolterait le pas à Dieu et que lui aussi s'effacerait,
on a annoncé amaintes et maintes reprises «1a mort du
sujet », il n'êmpeche qu'aujourd'hui, l'histoire des lettres
occidentales, la passion de disparaitre, se produit à l'intérieur
du sujet en même temps que ses plus retentissantes manifestations
d' affirmation. Écrire pour disparaitre, dirait Blanchot, qui
est celui qui a réflechi à ce problerne jusqu'au vertige
; il s' est promné avec l' écriture de la disparition à
l'extrême bord de l'abime, conscient que tout, absolument tout,
s'effacera. Lui-même s'effaca, disparut des accessoires actuels
du monde littéraire et fut conscient de l'horreur d' écrire
pour être photographié. Quoique, comme dit Antoni Mora,
« affirmer spontanément que Blanchot fut un écrivain
secret suffit à compromettre cette hypothèse ».Nous
sommes confrontés à ce secret discutable et bruyant qui
dit que «d'abord nous pensons, ensuite nous existons», et qui
aurait fait rire Montaigne avec compassion. Montaigne consacra sa vie à
l'interminable processus de l'acquisition de l'expérience dans
son propre moi, tandis que Descartes découvrit dans le moi abstrait,
universel, le fondement d'un savoir sur. Tout s'effacera, même ce
savoir, conduit jusqu'à ses demières extrémittés
par Blanchot avec une phrase lapidaire qui, elle aussi, s'effacera:
«Je suis, je suis seulement parce que j'ai fait du néant
mon pouvoir, parce que je puis ne pas être (1), » Nous
en arrivons ainsi à L'Avventura, le film d'Antoniont
qui, it y a deux mois et avec tous les honneurs (honneurs qui, eux aussi,
vont devoir s'effacer), réapparut en France en DVD aux Editions
Montparnasse, un film qui illustre magistralement - il s'agit d'une
oeuvre essentielle de l'art contemporain -la disparition d'un personnage
principal du récit qui nous a été raconté
jusque-là. L'Avventura relate l'histoire de jeunes amis
qui, naviguant dans les Iles Éoliennes, voient disparaitre l'un
des leurs sur le récif de Lisca Blanca. Au fur et à
mesure qu'avance la recherche d'Anna, la disparue, on se rend compte
que ce n'est pas exactement la disparition de la jeune fille qui compte
le plus, mais la sensation de vide, de hasard et d'errance qui tire les
fils de la vie de quelques personnages en train de chercher la disparue
et qui, en realité, se cherchent eux-mêmes, tout comrne ils
tentent de trouver le Dieu que Nietzsche n'avait pas réussi à
connaitre. Pour ma part, it me semble que dans L'Avventura résonnent
comme jamais n'ont résonné les mots de Blanchot, l'héritier
de Montaigne, quand il nous dit que l’oeuvre écrite produit
et manifeste l'existence de l'écrivain, mais que, finie, elle
ne témoigne plus que de sa dissolution, de sa disparition, de
sa défection et, pour le dire sans ménagernent, de sa mort
dont, par ailleurs, il ne reste jamais de preuve définitive .•
Traduit de l'espagnol par Andre Gabastou
(l) L'Espace littéraire. Maurice
Blanchot, éd. Gallimard, col. Polio essais, p. 215.
Bốc phét mà phán,
thì cả 1 bài viết thần sầu trên đây,
chỉ để vinh danh, chỉ 1 câu văn của GCC:
Viết, một cách nào
đó, là.... chết:
une fois achevée, l'oeuvre écrite
témoigne de la dissolution de l'auteur: một khi hoàn
tất, tác phẩm chứng kiến tác giả của nó tan
rã ra!
Lần Cuối Sài
Gòn
Viết, một cách nào đó,
là chết. Hà-nội, tuổi thanh xuân, mối tình
đầu... mòn dần theo những chữ. Khi gặp Lan Hương, cô
bé mới 11 tuổi, học trường Kiến Thiết, trong một con hẻm
bên kia đường Phan Đình Phùng, bên kia
nhà cô bé, một tiệm sách theo chủ nhân
bỏ chạy vào Sài-gòn nhưng vẫn cố giữ cái
tên có từ Hà-nội, những chả cá Thăng Long,
bánh cuốn Tây Hồ, những điểm xuyết của một Hà-nội
trong một Sài-gòn sau được họa sĩ Phạm Tăng ghi lại
bằng những cảnh chăn trâu, thổi sáo trên bờ đê,
hát trống quân, đánh đu... trên bìa
một tờ báo Xuân năm nảo năm nào,"Chúng ta
đi mang theo quê hương".
Một tiệm sách có tấm
bảng hiệu, vừa níu kéo một chút quá khứ, vừa
làm lan can cho căn gác lửng, và là chỗ tôi
thường đứng tỳ tay nhìn xuống đường, nhìn buổi chiều, đợi chờ
cô bé trở về nhà trên đường đón em học trường
mẫu giáo Aurore ở gần ngã tư Cao Thắng-Phan Đình Phùng.
Ngay ngã tư có tiệm Thanh Xuân, nơi hân
hạnh được cô bé tới chụp hình cho cuốn học
bạ, nhờ vậy tôi cũng được ăn theo, tấm hình sau được
họa sĩ Ngọc Dũng thương tình chuyển thành phác
họa, khi cả bọn xúm quanh anh thuở còn đi học cứ ba
tháng hè kéo nhau tới nhà anh T. ăn
bám bà cụ. Kỷ niệm độc nhất đánh dấu những
buổi chiều hạnh phúc, báo trước cuộc chia ly kéo
dài...
Khi gặp lại, cô bé đã
đậu tú tài phần một, được ông bố khắc nghiệt
cho đi thăm Đà Lạt. Mỗi sáng thứ bẩy, tôi theo
chuyến xe đò sớm nhất vượt quãng đường mấy trăm cây
số, rồi chiều chủ nhật trở về cho kịp thứ hai đi làm, trong
đầu đầy ấp hình ảnh Đà Lạt với quán cà phê
Tùng, tiếng hát Sylvie Vartan, "J'attendrai que ma
vie recommence"... bóng dáng cô bé xuất
hiện nơi đầu con dốc, tha thẩn bên hồ, thấp thoáng xa gần
giữa vườn thông, trước ống kính máy chụp hình
tôi mượn của một người bạn Phi làm cùng sở. Khi
đó tuy ông Diệm không còn, nhưng Miền Bắc chắc
còn đang lo đấu tố, thanh trừng địa chủ nên bỏ qua cho hạnh
phúc nhỏ bé của chúng tôi.
Note: Truyện ngắn này, sáng
tác những ngày ở trại tị nạn Thái Lan.
Gửi đăng trên tờ Làng Văn ở Toronto.
Cô bạn có đọc, như sau đó cho
biết, và nói, tôi cứ nghĩ là anh ở
Sài Gòn, viết, gởi ra hải ngoại, đăng!
Larry Burrows
In 1997 Horst Faas and Tim Page
published Requiem, a homage to the
135 photographers who died while covering the wars in Indochina
and Vietnam. The work of Larry Burrows, who photographed the
war in Vietnam from 1962 until he died in a helicopter shot down
on the border with Laos in 1971, was central to that undertaking.
Vietnam, a more extensive selection of his work, enables us
to see his achievement more extensively and to define it more
clearly.
Burrows was born
in London in 1926. He left school at sixteen and got a job
in Life magazine's London bureau, where he printed
thousands of pictures by Robert Capa and others. It would be
hard to exaggerate the effect of this apprenticeship on his subsequent
career. Capa practically invented the genre of combat photography
and defined the standards by which it would be judged. If your-
pictures aren't good enough, he was fond of saying, thats because
you're not close enough. Burrows took Capa at his word. In Vietnam
a colleague decided that Burrows was either the bravest man in the
world or the most short-sighted. Tales of that myopic bravery are legion,
and Burrows himself thought 'the best thing that happens . . . is
when someone turns around and says, "Well, you've taken your chances
with the rest of us. '" Like other photographers in Vietnam Burrows
fell into- the habit of edging right up to death, but whereas Page and
Sean Flynn (son of Errol) were swash-buckling, wild, stoned, Burrows
was distinguished by his patience and meticulous calm. It is possible
to detect these qualities in the formal elegance of the work. While
Capa said he would 'rather have a strong image that is technically bad
than vice-versa', Burrows was obsessed with making strong, technically
perfect images. Looking at his best photos reminds me of some documentary
footage I once saw of men coming suddenly under fire in Bosnia. Everyone
hit the dirt. It took a while to take in what was so strange and unnerving
about this footage. Then I realized that the camera recording it all had
remained absolutely steady
This unflinching
quality is seen to dramatic effect in a black-and- white'
photo-essay published in Life in April 1963. Burrows was
photographing a Marine helicopter' squadron, focusing on James
Farley, a fresh-faced twenty-one-year-old gunner. In the course
of what was expected to be a routine mission the squad comes
under heavy fire. One of the helicopters goes down and Farley's
chopper lands nearby, attempting to rescue the crew. By the time
they are airborne again two badly wounded men are sprawled on
the floor of the helicopter. One of them dies. The resulting photos
have all the cramped panic and horror of Snowdon's death in Catch-22.
But what makes them into a perfect story is the shot of Farley
back at base, sobbing, aged by more than a decade in the course of
a dozen photographs.
That was the
luxury of working for Life: an absence of deadlines and
the freedom to construct a narrative around photographs
rather than taking them to illustrate breaking news. Burrows
used these freedoms to similar effect in the color sequence
on Operation Prairie (1966), which culminates in the famous
image of the wounded black sergeant apparently reaching towards
his white comrade, also wounded. On the one hand it's an unadulterated
image of the chaos, mud and blood of the aftermath of combat.
But it is also a classic Life-like image
in that it is, simultaneously, a statement of fact (this really
happened) and, precisely by virtue of the unimpeachable quality
: its evidence, an illustration of a larger truth (in this case the
equality of suffering and tenderness between races) which might not
: true at all. What we have, in other words, is a vivid example of e camera's
unique capability: not the creation of a myth but its depiction.
It would be a
mistake, therefore, to see images like this as proof the
photographer's anti-war stance. At that time, in fact, Burrows
was still, in his own words, 'rather a hawk'. It was only later, in
1969, that he attained A Degree of Disillusion. That was the title
of another photo-essay, belatedly focusing on the impact of the war
on the Vietnamese' as Philip Jones Griffiths had done throughout
his time there. By then Burrows said the faces all over Vietnam were
'more tired' and 'dazed' than he had ever known. In Roger Mattingly's
well-known 1971 portrait that fatigue can be seen in Burrows' own
face. He looks exactly like one of the combat-numbed grunts he
had so often pictured: a sign of how the gap between photographer
and his subjects was shrinking, lethally. This is suggested still
more powerfully by Henri Huets picture in ReqUiem of Burrows helping
to carry a wounded soldier, whipped back by a chopper's downdraught.
Burrows' thick- framed spectacles make him instantly recognizable,
which is slightly odd given that the photo is so like one by him,
thereby forcing the viewer to concede that a Burrows image is not as
instantly recognizable as is often claimed. Indeed, to this observer,
Huet's images and Burrows' are often almost interchangeable. Since
the two photographers died together on that helicopter flight on the
Laos border this is not inappropriate. But the images in the pages of Vietnam
also have much in common with those in Page's Nam (1983). Page was spectacularly
high on the 'glamour' of war; according to his epitaph in Life, on the
other hand, when Burrows looked at war 'what he saw was people'. Except,
it turns out, his coverage of 'The Air War' shows Burrows to be just
as intoxicated by the psychedelic technology of American fire- power
as Page was. Two almost identically framed shots, taken at the same
moment, in 1969, in Cholon - one in color by Burrows, the other in black-and-white
by Griffiths - of a blood-drenched woman with a soldier kneeling over
her, staring nine hundred yards into the distance, crop up in both Vietnam
and Vietnam Inc. (the Welshman's camera can be seen in the bottom right-hand
comer of Burrows' picture). *
This is not to
diminish Burrows' individual talent or achievement. It
is simply to recognize the accuracy of Sontag's judgement
from the '70s, namely that 'the very success of photojournalism
lies in the difficulty of distinguishing one superior photographer's
work from another, except insofar as he or she has monopolized
a particular subject' - and in Vietnam they were all shooting
the same subject. Similarly, Burrows has always been praised
for his humanity and compassion when, if you think about it,
what would really set a photographer apart would be the ability to
photograph injury, suffering and death with a lack of compassion,
even, possibly, with a touch of glee. No, Burrows is a great photographer
less because of what distinguishes him as an artist than because
of what he has in common with his colleagues and subjects. And I
think that those trademark spectacles of his enable us to view his
legend (in the cartographic sense) more clearly:
It's a classic sixth-form debate:
whether to take photographs of the injured or to try to
help them. Burrows repeatedly took photographs of wounded men
being helped by their comrades, even when they were themselves
wounded. He was drawn to such scenes because they dramatized that
ethical dilemma so clearly as to simultaneously resolve it. Looking
at photos like this it is striking how often one or more of the
people doing the helping are wearing spectacles like Burrows'.
Maybe it's just a coincidence (though that in itself is almost meaningless
in a medium that is about visual coincidences) but it is difficult
not to regard these bespectacled helpers as the active representatives
of Burrows's own seared conviction: that showing the wound was also
a way of tending to it.
2002
* Actually, they are even more similar
than I thought: although Jones Griffiths' image is printed
in black-and-white in Vietnam Inc., it was shot in color.
Note: Kinh Cầu, trước Tin
Văn có post, lấy từ trang báo điện tử của
Dirck Halstead, nhưng sau bị cấm, trang báo cũng cấm
luôn.
Nghe nói, nó được
về VN, thêm hình ảnh nhiếp ảnh viên
VC.
Cũng được.
Tin Văn post bài này,
nhân nhớ bạn cũ Sawada, và cái lần
anh mò lên nhà Gấu, ở hẻm Nguyễn Huỳnh
Đức, Phú Nhuận, nhân có hình cần
gửi gấp.
L' Appel Du Mort
Photo Booth: Josef Koudelka’s “Invasion Prague
68”
Bạn phải tưởng tượng ra 1 em
văn công DTH, thay vì ngồi xuống vệ đường Sài Gòn,
và khóc, thì mang theo 1 cái máy camera,
và chụp.
TV sẽ dịch bài này, sau.
Vào ngày
21, Tháng Tám, 1968, ở Prague, Josef Koudelka - một người
đàn ông với cái camera, nửa đêm nhận được cú
phôn của bạn, cho biết, xe tăng Xô Viết đã vượt biên
giới vô Czechoslovakia. Cùng lúc, là những phi
cơ vận tải với những binh đoàn nhảy dù, xe tăng nhẹ, pháo..
hạ cánh xuống phi trường Ruzyne, ngoại vi Prague. Ðây là
1 phần của lực lượng sau cùng bao gồm hơn 250 ngàn binh sĩ
thuộc Hiệp Ước Warsaw, mỗi người lính là 1 khẩu AK, và
lời bảo đảm của thượng cấp, chuyến đi này không phải là
"xẻ dọc TS ăn cướp MN", mà là 1 đáp ứng lời kêu
gọi “giải phóng” MN của MTGP!
Mùa Xuân
Praque đã chấm dứt như thế đó: Một cú đặt cọc cho mớ
võ khí nặng sau cùng đã đào mồ chôn
Ðế Quốc Xô Viết.
Tôi rời
Quân đội Tháng Chạp 1969. Trở lại Moscow bằng xe lửa. Ðó
là ban đêm. Chúng tới ga Belorussky Rail Terminal, và
đi bộ dọc theo phố Tverskaya Street nhắm hướng Kremlin. Chúng tôi
đều có hơi ruợu và, ba hoa, có phần hung hăng. Chúng
tôi gặp một ông già, một cựu binh từ Ðệ Nhị Thế Chiến.
-Sao tụi mi la lớn thế?
Ông ta hỏi chúng tôi.
-Tụi tôi vừa giải phóng Prague.
Ông già quạt lại:
-Câm miệng, thằng ngu. Mi không biết cả những gì mà
mi đang nói đó.
Và đó đúng là một lời phán lương thiện
nhất về cuộc xâm lăng Prague mà tôi đã từng nghe
được.
-Ðảng không
dạy mi cách ăn xin hử?
-Không. Ðảng chỉ dạy chúng ông cách ăn cướp.
My Old Saigon
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums/72157665925001473
Tôi
viết dưới ánh sáng của một ngọn nến: Sài-gòn.
Đêm, vẫn đêm đêm,
như hồn ma cố tìm cách nhập xác, như tên
trộm muốn đánh cắp thời gian đã mất, mi một mình
trở lại Sài-gòn, quán Cái Chùa.
Những buổi sáng ghé 19 Ngô Đức Kế, nếu không
có Radiophoto cần chuyển, thay vì như người ta trở
về nhà chở vợ đi ăn sáng rồi đưa tới sở làm,
mi chạy xe dọc đường Tự Do, ngó con phố bắt đầu một ngày
rồi ghé quán Cái Chùa làm người
khách thứ nhất, chẳng cần ra dấu, người bồi bàn tự động
mang tới ly cà phê sữa, chiếc bánh croissant, và
mi ngồi trầm ngâm tưởng tượng cô bạn chắc giờ nầy đang ngó
xuống trang sách, cuốn tập tại giảng đường Văn Khoa khi đó
đã chuyển về đường Cường Để, cũng gần nơi làm việc,
tự nhủ thầm buổi trưa có nên giả đò ghé
qua, tuy vẫn ghi danh chứng chỉ Triết Học Tây Phương nhưng gặp
ông thầy quá hắc ám đành chẳng bao giờ
tới Đại Học, nếu có chăng thì cũng chỉ lảng vảng ở khu
chứng chỉ Việt Hán. Rồi lũ bạn rảnh rỗi cũng dần dần tới đủ...
Lại vẫn những lời châm chọc, khích bác lẫn nhau,
đó cũng là một cách che giấu nỗi sợ, nếu đủ tay
thì lại kéo tới nhà Nguyễn Đình Toàn
làm canh xì.
Note:
Gấu viết truyện ngắn “Những Ngày Ở Saigon” đúng
thời gian nằm dưỡng thương do xực hai trái mìn
Claymore của VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh. Do làm
cho UPI nên dưỡng thương ngay tại Đài Liên
Lạc VTD, số 5 Phan Đình Phùng.
Nhân Trần Công
Quốc, 1 trong Thất Hiền đưa vợ đi làm [bà vợ
là nữ điện thoại viên ở Đài] bèn nhờ
anh đưa bản thảo cho ông anh TTT, khi ghé nhà
thăm bà cụ. Ông anh đăng liền trên Nghệ Thuật
số 9, và gọi điện thoại, nhắn, khi nào hết dưỡng thương
thì xuống tòa soạn lãnh tiền nhuận bút.
Gấu vào làng
văn như thế đó.
Viết cho Văn, là do
gặp NDT tại tiệm phở số 44 PDP, dưới chân Đài,
phía bên kia Đài Phát Thanh Sài
Gòn. Anh đến bàn, tự giới thiệu, và đề nghị
viết cho Văn. Truyện ngắn đầu tiên viết cho Văn, là
Thời Gian, 1 trong Tứ Tấu Khúc. Bà vợ NDT là
người đầu tiên đọc nó, trong dạng bản thảo. Lần gặp đầu
tiên, khi NDT đưa tới nhà giới thiệu [nhà anh ở
ngay dưới chân Đài Liên Lạc VTD, trong 1 chung cư
thuộc Bưu Điện, khu Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao], bà
nói, anh đúng là văn sĩ mê gái!
|
Trang NQT
art2all.net
Lô
cốt
trên
đê
làng
Thanh Trì,
Sơn Tây
|