nqt
 
I (old)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]




   
SN_GCC_2016

thượng thọ - 9/2016
Today at 8:59 AM

Gửi chú, luôn mong cô chú nhiều sức khỏe cho cháu gưỉ lời thăm cô.
Kính.

những dẫn nhập không số
- buồn chán là những lúc cảm thấy bất lực với chữ nghĩa. bất lực trong văn chương. có loại viagra cho sự bất lực này không ông?
- tại sao ông (phải) viết?
- những gì buộc ông phải ngồi xuống và bắt đầu?
- ông có lời khuyên nên viết gì.không nên viết gì cho đám nhỏ?
- là một nhà văn lưu vong nổi tiếng theo ông đó là niềm tự hào.kiêu hãnh hay ngược lại?
- cái mới hay cái lấp lánh sau cùng trong văn chương, ông chọn cái nào nếu không được chọn cả hai?
- thành phố nơi ông định cư hơn 20 năm. có bùi ngùi sài gòn hay man mác hà nội hay những cánh cửa (trong ông) đã khóa trái?

một chiều. một phố
chiều. vơi trên. phố
hàng xe. vội vã. bỏ
lại. những con đường
những cửa tiệm. bắt đầu đóng. cửa
tôi. một mình cuối. con phố
chuyến. xe bus thưa. khách
người ta. vội vã. quay lưng bỏ. lại im vắng
nắng rơi. rụng những hình. dáng phôi phai
mây bấp bênh. ngã vấp vào. những cao ốc
rông ruỗi. đi đâu. thành phố lạ tiếng. nói
chiều. rơi vỡ toang ngày. cũ
xa mù. khơi. dậy ký ức
mong manh. tiếng cười đi. qua
đôi tình nhân thật. trẻ
ngu ngơ môi hôn. đẫm tay ghì
chiều rũ trên. những chiếc subway. rời bến
dừng lại tôi. quán xưa còn. ly nào
màu tần ngẩn. như đôi mắt
xoáy xoay. cuối trời. làm mưa
rơi đầy. những chơi vơi
nét người cũ. nhạt xa. vời
chiều. tan vào bóng. tôi
kéo. đêm chậm. về
hàng cây nào. tàn phai
lời cuối. đừng. đừng vội.
khi đèn. phố còn. thao thức
cảm nhận những. giọt nước
ướt. mềm trên da. thịt
gió về. vấn quanh hương. xưa
chiều. cạn trong ly. rượu
vị quá khứ. cay
đêm. một mình. vây kín
người đâu?

Đài Sử

Tks.
TT/NQT

*

SN 2009 @ Sea
Vu Lan 2016

Thơ Mỗi Ngày

*

DOOMSDAY

It will be when the trumpet sounds, as Saint John the
        theologian writes.
It was in 1757, according to Swedenborg.
It was in Israel (when the she-wolf nailed the flesh of Christ
        to the cross) but not only then.
It happens with every heartbeat.
There is no moment that can't be the pit of Hell.
There is no moment that can't be the water of Paradise.
There is no moment that isn't a loaded gun.
At any second you could be Cain or the Buddha, the mask or
        the face.
At any second Helen of Troy could reveal her love for you.
At any second the rooster could have crowed three times.
At every second the water clock lets fall the final drop.
-S.K.

J.L. Borges: Poems of the Night

Tận Thế

Nó sẽ xẩy ra khi tiếng kèn rú lên, như Saint John nhà thần học viết
Đó là vào năm 1757
[xém thì viết lộn thành 1975, hà hà!],
theo như Swedenborg.
Đó là ở Israel, (khi nữ sói đóng đinh Chúa Ky Tô lên cây thập tự), nhưng không chỉ khi đó.
Nó xẩy ra với mọi cú tim đập
Chẳng có khoảnh khắc nào mà không có thể gọi là “hố Địa Ngục”
Chẳng có khoảnh khắc mà không thể gọi là “nước Thiên Đàng”
Chẳng có khoảnh khắc nào mà không thể là “súng đã nạp đạn”
Bất cứ giây khắc nào bạn cũng có thể là Cain hay Đức Phật, cái mặt nạ hay là bộ mặt.
Bất cứ giây khắc nào Người Đẹp thành Troy cũng có thể bật mí Nàng yêu bạn.
Bất cứ giây khắc nào thì con gà trống cũng có thể gáy ba phát.
Bất cứ giây khắc nào thì cũng có thể, giọt nước cuối cùng của cái đồng hồ nước, rớt xuống.

http://www.tanvien.net/Viet/Greene_Borges_Memory.htm

Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn 30 năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc...” - Huy Đức (Osin) (1)
Cái từ "thận trọng", khó hiểu quá.

NQT

Cái ý của Osin, "... bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc", chôm của… Gấu và của bạn Gấu, là Thảo Trường.
Chứng cớ:

Khi còn ở Trại Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em đồng chí tính cho đi mò tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh lọc, rồi sau đó xẩy ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa một số người. Người cán bộ đã nói thẳng ra một điều: tại sao các anh không giải phóng chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình cảnh cả nước phải đi ăn mày tình thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền Nam, có thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho chính mình, rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất trận. (3)

Cho đến năm 1975, tội lớn nhất của cộng sản là đã thắng trận, và, chiến công lớn nhất của cộng hòa là thua trận

 (4)

Sự thực, nguồn của cái ý tưởng “thận trọng” này, là từ Borges:

Trong 1 bài viết, TV sẽ post bản tiếng Anh, sau, Borges kể là ngày 14 June 1940, một tay nói tiếng Đức mà tên của người này, ông không muốn nói ra, tới nhà ông. Đứng tại cửa, anh ta báo tin động trời: Quân đội Nazi đã chiếm đóng Paris.
Tôi [Borges] thấy trong tôi lẫn lộn một mớ cảm xúc, buồn, chán, bịnh.
Thế rồi Borges bỗng để ý tới 1 điều thật lạ, là, trong cái giọng bề ngoài tỏ ra vui mừng khi báo tin [30 Tháng Tư, nói tiếng Bắc Kít, mà không mừng sao, khi Nazi/VC chiếm đóng Paris/Sài Gòn!], sao nghe ra, lại có vẻ như rất ư là khiếp sợ, hoảng hốt?

Hà, hà!

Thế rồi anh ta phán tiếp, Nazi/VC sẽ không tha London. Và không có gì ngăn cản bước chân của Kẻ Thù Nào Cũng Đánh Thắng!

Và tới lúc đó, thì Borges hiểu, chính anh ta cũng quá khiếp sợ!
Cũng tới lúc đó, Borges hiểu ra "chân lý": Hitler muốn thua trận: Hitler wants to be defeated.

Đọc tới đó, thì Gấu nhớ ra cái bà già nhà quê Bắc Kít đã từng lén VC cho bạn của Gấu, sĩ quan cải tạo 13 niên, tí ti đồ ăn, trong 1 lần chuyển trại tù. Bà lầm bầm, khi nhìn bạn của Gấu nuốt vội tí cơm, các cháu đánh đấm ra làm sao mà để thua giặc dữ.
Già này ngày đêm cầu khẩn các cháu ra giải phóng Đất Bắc Kít! (5)

Note: Nhân đọc trên net, FB, thấy tên tà lọt này khoe Bên Thắng Nhục của hắn. Cuốn này, và cuốn Bóng Đen Giữa Ban Ngày, đều được tác giả của chúng coi là hồi ký, tức không-giả tưởng, đều có mùi ăn cắp, trên Tin Văn đã từng nêu ra. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Cả hai thiếu, cái phần giả tưởng rất cần của cõi văn Mít. Chỉ nhờ giả tưởng, thứ ròng, Mít mới tới được sự thực của cuộc chiến, theo GCC. Chứng cớ: Trong những tác phẩm sau đây, thí dụ, mỗi cuốn có tí sự thực, thứ tinh ròng, về xứ Mít hiện đại: Bếp Lửa, Nỗi Buồn Chiến Tranh, Ba Người Khác, MCNK, Đi Tìm Cái Tôi, Thời Gian Của Người…. Trong bài Intro cho cuốn Ngôi Mộ, Brodsky cũng tin như vậy, khi đọc Kis.
Sở dĩ đa số nhà văn Mít không đạt tới thứ giả tưởng thật bảnh, là do đạo hạnh của chúng quá tệ, theo GCC. Đây cũng là ý của Brodsky, Mỹ là Mẹ của Đạo Hạnh



Thu 2015

RADE DRAINAC
[1899-1943]

Drainac was a famous Belgrade bohemian who spent his life in the taverns of the city, often playing the violin. He served in the Serbian army in the First World War. His first book, Purple Laughter, was published in 1920. He wrote three more collections of poetry, plus a novel and a war diary. He was influenced by Apollinaire, Cendrars, and Esenin. He died of consumption.

Leaf
I've changed stations: autumn remained behind and my bags.
The sky now is doubtful like an awkward lie.
In the first tavern I'll need to forget
the melancholy letter that woke me from my sleep.
Idle, I stagger down the street past offices.
The swallows have flown and the typewriters have stayed.
One the horizon there is a huge trumpet of smoke.
A plane has just been invented as small as a butterfly.
Bravo! That's a good Sign.
The first autumn leaf falls on my hat.

Charles Simic: The Horse has six legs
Serbian Poetry ed by Simic



Tôi đổi ga, mùa thu ở lại cùng hành lý
Bầu trời hồ nghi như lời dối trá vụng về
Trong quán hầm thứ nhất tôi sẽ cần quên đi
Lá thư buồn đánh thức tôi khỏi giấc ngủ
Lừ đừ xuống phố, qua những văn phòng
Chim sẻ bay đi, cái máy chữ ở lại
Ở nơi chân trời 1 cột khói khổng lồ giống như cái kèn đồng
Một cái máy bay vừa được phát minh, nhỏ như 1 con bướm
Bravo! Một dấu hiệu tốt
Cái lá thu đầu tiên rớt xuống nón tôi.

Quả có cái air Apollinaire, sư phụ của nhà thơ bô hê miêng, nổi tiếng, trải đời mình trong những quán hầm với cây vĩ cầm.
Đã từng là sĩ quan Ngụy trong Đệ Nhị Chiến!  
http://tanvien.net/tg/tg11_beplua.html

Bếp Lửa Trong Văn Chương


V/v Tận thế là đây:

Sartre (Situations, I) nhắc tới "ý hướng tính", coi đây là tư tưởng cơ bản của hiện tượng luận: "Husserl đã tái tạo dựng (réinstaller) sự ghê rợn và sự quyến rũ vào trong những sự vật. Ông tái tạo thế giới của những nghệ sĩ và của những nhà tiên tri: Ghê sợ, thù nghịch, nguy hiểm trùng trùng, với những bến cảng, nơi trú ẩn của ân sủng và tình yêu."
Tôi đã lầm, khi nghĩ, chẳng bao giờ người ta lại được đọc những trang sách tuyệt vời, về Hà-nội.
Có thể là do một câu thơ và viễn ảnh khủng khiếp nó gây ra ở nơi tôi.
"Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (Trần Dần), câu thơ như một "Apocalypse Now" (Tận Thế Là Đây), không phải chỉ riêng cho Hà-nội. Làm sao mà thi sĩ lại nhìn thấy suốt cuộc chiến sau đó, không phải chiến thắng, mà huỷ diệt, một thành phố, rồi cùng với nó, là biểu tượng của cả một dân tộc ?

Liệu Mít thoát “Tận Thế Là Đây”?

Một câu hỏi như thế, vô nghĩa, mà phải đặt ngược lại:

Chỉ Tận Thế mới cứu nổi Mít!

Đây là 1 essay trên báo Harperr's, số mới nhất, Sept 2016.
Đọc cái tít 1 phát, là quơ liền tờ báo, ơ rơ ka, kiếm thấy nó rồi!


Essay

49-53 PDF

Only an Apocalypse Can Save Us Now

On the politics of nostalgia



*

http://intelligentlifemagazine.com/features/photo-essay/whose-sea-is-it-anyway


*


D. H. LAWRENCE
1885-1930
D. H. Lawrence in his "Maximus" returns to the polytheistic world, and the poem is so effective that we feel a shock of recognition, as if we ourselves were visited by the god Hermes. Maximus is the name of a philosopher who was a teacher of the emperor Julian, called the Apostate because he tried to restore paganism. Epiphany may also mean a privileged moment in our life among the things of this world, in which they suddenly reveal something we have not noticed until now; and that something is like an intimation of their mysterious, hidden side. In a way, poetry is an attempt to break through the density of reality into a zone where the simplest things are again as fresh as if they were being seen by a child.
This anthology is full of epiphanies. I decided to place some of them in a separate first chapter to highlight this aspect of poetry. These particular poems are a distillation of my major theme.
Czeslaw Milosz

Trong Maximus, D.H. Lawrence trở về với thế giới đa thần, và bài thơ, hiệu quả
đến nỗi chúng ta cảm thấy 1 cú sốc, thì cứ gọi đại là "ngộ, mặc khải", như thể chính chúng ta, đượcThần Hermes ghé thăm. Maximus là triết gia, thầy dạy của Hoàng Đế Julian, được gọi là Apostate vì ông cố tái lập tà giáo. Epipany có thể còn có nghĩa 1 khoảnh khắc đặc dị, đặc quyền trong cuộc đời của chúng ta, giữa những sự vật trong thế giới, trong khoảng khắc đó, chúng bất thình lình vén lộ ra 1 điều mà cho tới lúc đó, chúng ta không để ý, cái điều này, thì giống như 1 gợi báo cái phía ẩn giấu, bí mật của chúng.
Trong 1 đường hướng, thơ là cái toan tính thần sầu này!

MAXIMUS
God is older than the sun and moon
and the eye cannot behold him
nor voice describe him.

But a naked man, a stranger, leaned on the gate
with his cloak over his arm, waiting to be asked in.
So I called him: Come in, if you will!-
He came in slowly, and sat down by the hearth.
I said to him: And what is your name?-
He looked at me without answer, but such a loveliness
entered me, I smiled to myself, saying: He is God!
So he said: Hermes!

God is older than the sun and moon
and the eye cannot behold him
nor the voice describe him:
and still, this is the God Hermes, sitting by my hearth.


Note: Bài thơ trên, mở ra tuyển tập thơ, và được để trong chương/mục Ephinay. Milosz đi 1 đường về từ này:

Epiphany is an unveiling of reality. What in Greek was called epiphaneia meant the appearance, the arrival, of a divinity among mortals or its recognition under a familiar shape of man or woman. Epiphany thus interrupts the everyday flow of time and enters as one privileged moment when we intuitively grasp a deeper, more essential reality hidden in things or persons. A poem-epiphany tells about one moment-event and this imposes a certain form.
    A polytheistic antiquity saw epiphanies at every step, for streams and woods were inhabited by dryads and nymphs, while the commanding gods looked and behaved like humans, were endowed with speech, could, though with difficulty, be distinguished from mortals, and often walked the earth. Not rarely, they would visit households and were recognized by hosts. The Book of Genesis tells about a visit paid by God to Abraham, in the guise of three travellers. Later on, the epiphany as appearance, the arrival of Christ, occupies an important place in the New Testament.


Điểm sách

Second-Hand Time

*

Số Điểm Sách này, có hai bài thật là tuyệt về Liên Xô.
Một là về Nhà Tù Không Mái. Đọc nó thì mường tượng ra, nếu không nhờ ơn Thiên Triều, thì lũ sĩ quan Ngụy đều chết hết trong cái nhà tù này, với cả vợ con gia đình.
Bởi vì chủ ý của Bắc Kít, là, không thả tù, như Liên Xô, khi thành lập Gulag.
Và bài trên.
Đọc thì đúng là số phận nước Mít sắp tới:

All her life, she tells Alexievich, 'I waited and waited for the good life to come. When I was little, I waited for it ... Now I'm old. To make a long story short, everyone lied, and things only ever got worse.'
That village came to Alexievich's attention after the woman's next-door neighbor went outside to his vegetable patch, doused himself with petrol and burned himself to death.

Từ hồi còn bé tí tôi đã đợi... Bây giờ, tôi già, để cho 1 câu chuyện dài thành ngắn
, mọi ngưòi đều nói dối, và sự tình bây giờ thì quá tệ rồi, vô phương cứu chữa!
‘People who have come out of socialism’, she writes, ‘are both like and unlike the rest of humanity – we have our own lexicon, our own conceptions of good and evil, our heroes and martyrs. We have a special relationship with death.’
Những người ra khỏi hang Pác Bó, thì giống và không giống phần còn lại của nhân loại... Chúng tôi có 1 liên hệ đặc biệt với cái chết.
'Only a Soviet person can understand another Soviet person,' a former senior of Kremlin official tells her. 'I wouldn't have talked to anyone else.'
This is a very Russian style, originally born of scrappy samizdat publishing and the fear of getting informants into trouble (Solzhenitsyn is similarly impressionistic). Alexievich herself insists that she is a writer rather than a journalist: her work is a 'history of emotions' rather than a history of events. But as well as frustrating the reader, this approach limits her work's evidential value, which is a great pity when Putin is busy building myths and suppressing genuine memory. It is a wonderful thing that Alexievich has been awarded the Nobel Prize. Second-Hand Time ought to be pressed into the hands of every thinking person. But pruned and more convention- ally presented, her devastating polyphony of voices might reach a wider audience.

House of the Dead

 TTT 10 years Tribute

Vẫn trong cái dòng tưởng niệm ông anh TTT, Đinh Cường, người có thể coi là người bạn độc nhất của TTT, như với GCC, là Joseph Huỳnh Văn, cái/lũ còn lại bỏ hết, và mới nhất, là Dương Nghiễm Mậu, Tin Văn lèm bèm tiếp về 1 số tác giả khác, cùng thời với họ, nhóm Sáng Tạo, Võ Phiến....
Đang tính viết về Walser, nhân đó, viết về tranh Đinh Cường, nhưng Cô Út đem làm từ thiện cả kho sách, mất sạch, chỉ còn mấy cuốn quanh quẩn nơi bàn viết.
Biết đâu, nhân đó, lời chúc của K thành sự thực, chỉ làm thơ thôi, ngoài ra bỏ hết....
Ui choa, được như thế, thì quá tuyệt!

http://www.tanvien.net/Viet/HNB_Case.html

Note: Có hai tay, viết truyện trinh thám mà cứ như làm thơ, hoặc ít ra, thật khó mà sửa 1 câu văn của họ, theo GCC.
Đó là Raymond Chandler và Ian Fleming.
Còn mấy tay nữa, không chỉ hai tay này. Thí dụ, Len Deighton.
Mít, viết câu nào là phải sửa câu đó, chán thế, "nhất là" mấy đấng có tên tuổi, có đấng có cả chục đầu sách.
Nếu không sửa văn, thì sửa lỗi chính tả.
Sến phán, đọc vài dòng, là vứt thùng rác, chắc là do đó?
Thí dụ, Nguyễn Đăng Thường, hay Nguyễn Văn Lục, chẳng hạn?

NDT đã từng chê bài thơ Dạ Khúc thần sầu của TTT, trong có câu thần sầu, “ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới”, Gấu cũng đã từng chỉ ra, 1 bài thơ như vậy mà không đọc được [tính kiếm lại mà không sao tìm ra], (2) làm sao đọc Beckett, nhưng bây giờ, nghĩ lại, có thể do anh ta…  quê một cục, tại sao chúng chỉ đọc, chỉ khen thơ TTT, mà không tên nào khen thơ của…  ta?

TTT cũng như thằng em của ông, cả hai đều bị chúng ghét, và chúng, ở đây, đa số đều là bạn quí cả!

MT thì nghĩ bạn mình ngỏm ở trong tù VC rồi, nên nhớ lại lần đầu gặp bạn, thì tưởng là, 1 tên thợ sắp chữ nhà in báo Dân Chủ, và thằng khốn còn dám ngửa tay xin Công Tử Hà Nội, 1 điếu thuốc lá.
Bạn VL, trong bài mới viết, tưởng niệm 10 năm, thì lôi cái chuyện đã từng bỏ ra 10 ngàn đồng, giúp TTT thanh toán 1 vụ tiền tạm ứng, hồi còn Sài Gòn, vậ
y mà khi ra hải ngoại, phôn, không thèm trả lời!
Em Thụy Khê, Trùm 1 diễn đàn của Tẩy, phôn, đếch thèm bắt phôn, gần như phát điên!

Thi sĩ Phố Văn thì bệ những lá thư viết cho “đảo xa” về blog của chàng, ra ý, tưởng là đạo đức thế nào, hóa ra cũng có bồ nhí!

NDT cả 1 đời làm thơ, đâu có cuốn thơ nào?
Mãi đến cuối đời
, được nhà xb Giấy Vụn thương hại in cho 1 tuyển tập.
Đọc bài trường thiên phỏng vấn, mấy kỳ liên tiếp
trên Gió O, thấy tinh thần có vẻ loạng quạng rồi!
In, dối già, hay chạy tang?
Ông cho biết, không có ý định in, dù đã từng là 1 trong những trụ cột của nhà xb Trình Bày.
Lý do theo Gấu, NDT chưa kiếm ra được giọng thơ của ông, và mỗi lần làm thơ là nhại giọng của 1 nhà thơ nào đó. Anh đã từng nhại giọng thơ TTT.

Sống chẳng làm cho chúng vui, khi chết làm sao bắt chúng buồn cho được.
TTT đã từng căn dặn gia đình, như vậy, khi biết mình sắp đi xa.


Borges Conversations
Đạo Hạnh & Văn Hóa

*

Cuốn sách cuối cùng của Borges, là cuốn Conversations, và nó gồm hai cuốn, cuốn thứ nhì cũng đã xb, nhưng Gấu đọc tin văn trên 1 tờ báo mũi lõ, không nhớ tờ nào, cho biết, cuốn thứ nhì dở, do Borges già quá, trí nhớ lộn xộn rồi.

"Phần hồi ức con người" của Kafka, thì cũng giống như 1954 của TTT, với hồi ức Mít: Chúng ta không thể nào hiểu được 1954 nếu thiếu "Bếp Lửa", thí dụ vậy,

Nhưng chúng ta được biết là chúng ta không thể có được cú diễn giải trung thực về thời của chúng ta nếu không có sự giúp đỡ của Kafka.

Đúng, nhưng K quan trọng hơn thời của chúng ta. Thật thê lương, K phải sống sót thời kỳ này, và những giản lược của nó. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta chịu đựng cái thế kỷ này mà chẳng có lấy 1 tí tự hào, Với tí hoài nhớ thế kỷ 19, mà nó thì lại có tí hoài nhớ thế kỷ 18. Có lẽ Oswald Spengler có lý về cái sự thoái trào mà chúng ta hoài nhớ - hiển nhiên là chúng ta có thể nói về cái thời cũ kỹ [trước 1975] của chúng ta, và chúng ta có lý, hơn lũ VC, tất nhiên. Bất cứ cái chó gì dính dáng tới trước 1975, thì đều bảnh tỏng cả!

Có em Carmen Gándara đi 1 đường tiểu luận thú vị về Kafka, tôi mới đọc gần đây. Em phán 1 phát cực lạ về Kafka: Xuyên suốt đời mình, Kafka tìm kiếm một Thượng Đế “vắng mặt” của thời của chúng ta.

Borges: Tôi bị hỏi hoài về vụ này, mà thực sự không hiểu. (1)
Ý của tôi là, mặc dù mọi chuyện, Kafka có thể là 1 tín hữu, hay có 1 tinh thần tôn giáo. 

Borges: Đúng như thế, nhưng tinh thần tôn giáo thì không cần phải tin vào một ông trời cá nhân. Thí dụ tín hữu Phật Giáo đâu có tin vào một ông Phật có hình hài giống… chúng ta, đúng không, và chuyện đó đâu cần. Cái ý tưởng tin vào 1 ông trời cá nhân thì không phải là 1 yếu tố cần thiết trong tinh thần tôn giáo. Những kẻ phiếm thần, hay Spinoza – ông này thì thực là bí ẩn và ông phán, “Deus sive natura”, Trời hay Thiên nhiên. Hai thứ đó là một đối với ông ta.

(1)

Điều mà Borges, bị hỏi hoài, mà thực sự không hiểu, theo Gấu, chính là cái gọi là Tận Thế Là Đây, mà xứ Mít cần, trong bài essay trên tờ Harper's nhắc tới, dưới đây.
Thượng Đế vắng mắt, là để cho Tận Thế xuất hiện.
Gấu nhức đầu, với câu hỏ
i này, cho tới khi cầm số báo Harper's mới nhất lên...
Bây giờ chỉ có Tận Thế thì mới cứu Mít ra khỏi Địa Ngục Đỏ do Cái Ác Bắc Kít gây nên thô
i!


Sách & Báo

*

Call For The Dead
GCC hay dịch trật, còn là do, cứ nghĩ mình là 1 cao thủ chơi cờ tướng, cùng 1 lúc chơi mấy ván cờ, cùng 1 lúc dịch mấy bản văn, và “dịch trật” xẩy ra, khi đầu óc bị cuốn hút vào, chỉ 1 vấn đề, 1 tác giả.

Mới rồi dịch 1 bài thơ từ tiếng Anh, và 1 vị thân hữu cho biết, nguyên gốc tiếng Nga, không phải như thế.
Coi lại bản tiếng Anh thì cũng y chang bản tiếng Nga.
Không chỉ bài thơ mà còn bản dịch khác nữa, K nhận ra, và sửa giùm. Hóa ra là vào lúc đó, Gấu đang bận tâm về 1 “việc khác”, dịch thì dịch, nhưng đầu óc ở bên ngoài cõi đời này, đại khái như vậy.

Giống lần dịch 1 bản văn tiếng Tây, cho talawas, lúc đó đang mê đọc Joseph Roth, thấy cũng dễ, bèn dịch nhoáng 1 phát, để đọc Roth tiếp, và bản dịch trật nhiều quá, đến nỗi Sến phải nhờ 1 người khác dịch lại toàn thể bản văn. 

Date: Tue, 5 Apr 2005 13:44:01 -0700 (PDT)
From:
Subject: Hỏi thăm
To:
Site của anh là một trong những site mà người viết thư này hay vào. Tuy không quen, không biết anh, người viết cũng đánh bạo mà xin anh cho vài câu trả lời dùm : Làm cách nào mà anh đọc nhiều, viết thật nhiều, maintain cái site của anh, giữ mối liên lạc bằng hữu và người thân, mà không thức trắng đêm, ngày này sang ngày khác vậy???

Đây là cái mail đầu tiên của K, nhận được khi đang ở Cali thăm bạn.

Thường là, Gấu thường dịch, cùng 1 lúc, vài ba bản văn, sống, cùng 1 lúc, vài ba cuộc đời….
Đ
ây là câu trả lời đúng nhất cho sai sót của đời Gấu!

Borges, theo Gấu, là 1 ấn bản khác của Kafka. Hay nói 1 cách khác, Borges là đệ tử của Kafka.
Cõi mộng của Borges là cõi ác mộng của Kafka. 
Cái chuyện Borges là đệ tử của Kafka, Tin Văn đã phán rồi, và cũng nhiều người nhận ra, nhưng hai cõi là 1 thì Gấu mới ngộ
ra, nhân đọc 1 bài trên tờ Lire.

*

*

Sartre phán, chữ [les mots] là hành động [les actes]. Vargas Llosa mê quá, nhận là Thầy.
Nhưng khi Thầy phán, "
Trước đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn của tôi chẳng đáng 1 ký lô", Trò bye Thầy.
Đây là cuộc đối
đầu giữa thế giới của Borges với thế giới của Kafka, mà Pamuk nhận ra, khi phán:
Cái sự độc ác của con người thì cũng mãnh liệt như sự tưởng tượng của con người.

V/v Borges

YEAR AGO TODAY

Wed, Aug 26, 2015

Người ta có thể đọc cả một thư viện của thế gian, nhưng vẫn là một tên vô học. Nhưng nếu chỉ vô tư ‘chơi’ một, hoặc hai câu, mà thôi, và thế là thành 1 tay uyên bác"- Quoc Tru Nguyen nói như vậy về Borges (1)
Nguyễn Tuân cũng từng nhận xét về Chính Hữu : " Cả đời thơ CH được 2 câu ' Mái buồn nghe sấu rụng' và ' Đầu súng trăng treo'. Nhưng có 2 câu đó cũng đủ để được coi là nhà thơ rồi".
Thế mà lần tái bản Chính Hữu sửa thành : " Phố dài nghe sấu rụng", Nhị Ca, người bạn thân của ông mắng : Mái buồn thành phố dài thì vứt mẹ nó thơ đi rồi, sao ông lại làm vậy ?
Phải chăng vì cái chức cục trưởng, mà cục trưởng thì là cái cục cứt gì ?

"Chiếc áo hào hoa bạc gió mưa
Anh thành đồng chí tự bao giờ
Trăng còn một mảnh treo đầu súng
Cái ghế quan trường giết chết thơ"

Khi tác giả bài thơ này đọc cho Chính Hữu nghe trong một cuộc họp cơ quan mà ông là "sếp", ông tái mặt, gỡ kính, trầm ngâm rồi yêu cầu đọc lại, hình như ông cũng nhận ra một điều gì.

Ps : Ngày bé, bọn nhóc mình khi nghịch ngợm như nhảy vào bể nước tắm, hoặc trèo sang nhà số 2 Lý Nam Đế ăn trộm nhãn, sợ nhất là bị ông CH bắt được.
Bài thơ Đêm Hà Nội mùa đông 51 :
Đêm Hà Nội buốt tê
Mái buồn nghe sấu rụng
Ngoài cửa ô bóng những con đê
Ầm ì tiếng súng...

(1)

http://tanvien.net/new_daily_poetry/Borges_Page.html

« On pourrait lire (si l'on vivait assez longtemps) tous les livres du British Museum et rester cependant une personne franchement illettrée et sans instruction; mais si on lisait dix pages d'un bon livre, mot à mot - c'est-à-dire avec une véritable acuité -, on serait une personne instruite. L'unique différence entre une personne instruite et une autre qui ne 'est pas tient à cette acuité. »



My Old Saigon
Bùi Văn Phú liked this.
Follow

ANH QUỐC ƠI...

Nhờ Khanh Viet Nguyen nhắc, Hoàng Oanh mới nhớ lại trong một Đại nhạc hội ở Texas năm 2000, Hoàng Oanh trình diễn bài hát Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc của nhạc sĩ Phạm Duy. Khi bài hát chấm dứt, có một thanh niên lên sân khấu tặng hoa và cảm ơn Hoàng Oanh vì đã hát bài hát vinh danh người cha của anh là cố Đại tá Không quân Phạm Phú Quốc.

Đây là một trong rất nhiều kỷ niệm trong đời ca hát của Hoàng Oanh.

... See More

Đọc stt này, thì bèn nhớ cái thời mới lớn, mê nhạc, mê ca sĩ, mê bản nhạc do ca sĩ mình mê, hát. Và cái bài hát mà Hoàng Oanh, ca sĩ học trò, như lúc đó được gọi, vì cứ áo dài, đứng hát thật nghiêm chỉnh, và bài hát được mê, là Hoa Soan Bên Thềm Cũ.
Có những đấng chạy sô y chang nữ ca sĩ chạy sô, nghĩa là, nghe xong Hoa Soan ở phòng trà này, thì vội vàng chạy qua phòng trà, lại chỉ để nghe Hoàng Oanh hát, Hoa Soan Bên Thềm Cũ



http://www.tanvien.net/Day_Notes/Gau_Saigon_5.html


The Spy Who Loved Us

Norman Sherry, trong bộ ba khổng lồ, Cuộc Đời Greene, có đưa ra nhận xét, anh phóng viên Mẽo nào, trên đường tới Việt Nam, vào những năm tháng nóng bỏng đó, đều lận lưng một bửu bối, là cuốn Người Mỹ Trầm Lặng.
Trong truyện ngắn, gần như là một thứ tự truyện, Cõi Khác, Gấu đã lầm, khi nghĩ rằng, mấy anh Mẽo này mơ tưởng viết một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam có vóc dáng Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh của Remarque.

Tại sao lại có sự "lầm lẫn" như thế? Liệu có phải Greene hơn Remarque? Gấu vẫn thường tra vấn mình, và sau cùng, nhân đọc một số tác giả, trong số đó, có Steiner, Benjamin, Milosz... và ngộ ra là:
Sau Remarque, hay rõ hơn, sau Đệ NhấtThế Chiến, không thể có một Mặt Trận Miền Tây nào, cho bất kỳ một cuộc chiến nào.
Remarque là nhà văn chấm dứt  thứ tiểu thuyết viết về chiến tranh như cuốn của ông. (1)

Đây là điều những nhà phê bình nước ngoài nhận ra, khi đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, và coi nó cao hơn Mặt Trận Miền Tây. Cao hơn không phải là do Bảo Ninh có tài hơn, mà là, chiến tranh, con người, ở trong Nỗi Buồn Chiến Tranh khác với chiến tranh, con nguời như được miêu tả trong Mặt Trận Miền Tây.
Tiếp theo đó, cũng thế, số phần của Greene, là phải viết Người Mỹ Trầm Lặng. Những so sánh nhắc nhở tới ông, là vì ai cũng muốn được như... ông.

Toan tính rõ rệt nhất, và, thất bại rõ rệt nhất, là trường hợp cuốn Thời Gian Của Người của Nguyễn Khải. Nó thất bại, là do muốn hay hơn cả Người Mỹ Trầm Lặng, theo nghĩa, lọc bỏ hết cái xấu xa, cái ác quỉ, của cả con người lẫn cuộc chiến, và nhất là của con người, như là một tên điệp viên. Nó thiếu cái phần sự thực cay đắng, chua chát nhất, ở một nhà văn Ky Tô như Greene, [so với một nhà văn Cộng Sản như Khải], khi ông tuyên bố:

“Tôi phải kiếm cho ra một tôn giáo để đo lường cái phần quỉ ma ở nơi tôi”.

Nhân vật Quân [hoá thân của Ẩn,] trong Thời Gian Của Người "thánh thiện quá" [theo nghĩa thép đã tôi thế đấy], nhà văn như Nguyễn Khải, một lòng một dạ biết ơn Đảng, viết dưới ánh sáng của Đảng, thành thử chỉ đẻ ra một thứ phẩm, đúng như Gide nói. [Những tình cảm tốt đẹp đẻ ra một thứ văn chương tồi].
Một cách nào đó, cuốn Người Mỹ Trầm Lặng có một vị thế [position,status], của cuốn Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler.
Nó cũng chứa trong nó, vụ án của thế kỷ.
*

"Đại tá Edward Lansdale - người được coi là khuôn mẫu cho nhân vật chính trong Người Mỹ Trầm Lặng của Graham Greene".
Bass

Một anh Xịa cáo già như Lansdale làm sao lại có thể là nguyên mẫu cho một Mẽo gà mờ cù lần như nhân vật Pyle trong Người Mỹ Trầm Lặng?

Như Norman Sherry cho thấy, Pyle là tổng hợp của nhiều người. Có cả Lansdale trong số đó. Nhưng Sherry chứng minh, Pyle bản chất là một anh Hồng Mao: Pyle is straight out of a good quality public school - in essence he is  English.

Có thể Ẩn giống Pyle, theo nghĩa này, bản chất của anh   một Cộng Sản. Một người Bắc vô Nam trước 1954 và là một Cộng Sản, làm việc cho Bắc Bộ Phủ.
Đây là sự khác biệt giữa Trung [phi công ném bom Dinh Độc Lập] và Ẩn.

Trung là một con người, với lòng hận thù rất con người của anh. Có thể, chuyện anh ta theo CS chỉ giản dị như thế này: Tụi bây giết cha tao, tao thù tụi bay, tao theo Cộng Sản, chủ nghĩa đó tốt xấu tao đếch cần biết, nhưng chắc chắn, nhờ nó, tao sẽ trả thù được cho cha tao.
Ẩn, không. Anh chẳng thù hằn gì cái miền đất đã nuôi dưỡng anh, nhưng, có thể, anh tin rằng, miền đất này sẽ còn khá hơn thế nhiều, nếu nó được Bác và Đảng chăm lo. Cái tay Hoàng Tùng [?] dâng Đất Thục, cho, hết Tào Tháo đến Lưu Bị, đâu phải hắn là một tên phản quốc khốn kiếp! Hắn nghĩ rằng, như vậy là tốt cho Đất Thục!
Có thể Cao Bồi đã nghĩ như vậy, khi "nằm gai nếm mật", ăn cơm quốc gia, giả đò làm việc cho Mẽo, nhưng thực tình thì là một con ngựa Hồ hướng về, hí về... Đất Bắc! Tâm sự của anh là như vầy:

Từ thuở mang gươm đi dựng nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long!

*

*

Anh George yêu quí của Em,
Em muốn cầu xin Anh một điều mà không một người đàn ông phong nhã nào có thể chấp nhận.
Em muốn trở lại với Anh.
Em hiện đang ở khách sạn Baur-au-Lac ở Zurich tới cuối tháng.
Em trông tin Anh
Ann

Cú ngửa tay xin tiền bạn cũ của PXA phải nói là cú tối tối độc, bởi vì, với cái tội để mất Miền Nam, rồi để mất cả nước, rồi đẩy cả nước xuống biển, rồi đẩy cả nước vô cơn băng hoại không làm sao ra thoát [Gấu tin là vô phương!], biến cả thế giới thành bãi đánh hàng nữa chứ!, tất tất tật đổ vào đầu PXA, khi ông đánh bức điện mở cửa Sài Gòn: Yankee mũi lõ chạy có cờ rồi, chúng không có lý do nào để trở lại nữa, Yankee mũi tẹt vô mau lên!

Không có bức điện của PXA, có thể tình hình khác đi.

Hơn ai hết, là một tổ sư cớm nằm vùng, như con cú từ trên cao nhìn xuống, ông quá rành điều này, như Ngọa Long ngày nào nằm khểnh trong lều tranh, mà biết thiên hạ sẽ phân ba.

PXA biết, nhưng không biết, cái không thể nào biết: Ông xa Đất Bắc lâu quá, đã mấy đời rồi, ăn cơm Miền Nam, ị ra cứt Miền Nam cũng đã mấy đời rồi, trong cứt không còn một tí Bắc Kít nào hết, nhưng trái tim ông hoàn toàn là Bắt Kít, một thứ Bắc Kít tuyệt vời, từ đó, là cái chân lý tuyệt vời, thống nhất đất nước, biến cả nước thành một Miền Nam tuyệt vời.

Trong ông Cái Ác Bắc Kít kể như không còn.

Vào những giờ phút cuối cùng, ông đi không được, là vì những chuyện đó, chắc chắn như vậy. (1)

Sep 26, 2013

Mưa chân trời

Cái nước mình nhỏ thiệt, bão ở đâu đâu mị ngoài Bắc mà chót Mũi cũng mưa tối mắt. Ai đó trong mấy anh ngồi uống trà chiều ở cái chòi sửa xe, nói bâng quơ ngó chuỗi mưa xiêu xẹo. Sáng đến chiều vẫn một màu trời âm u đùng đục, đầu đêm đến cuối đêm một thứ âm thanh rả rích. Tôi lánh cái nhìn vô cái pitong lửa leo lét cháy ép vá vỏ xe bị đinh đâm lủng, ứ hự nghĩ tới phải đội mưa đi đón hai nhóc con. Anh vá xe một tay đưa võng cho đứa thứ hai ngủ, tay kia ẵm lủng lẳng đứa sau, nói “tối nay bão vào quê, không biết thằng em chống chọi sao rồi”.
Tin báo bão trên đài nói rằng nó ráo riết nhắm hướng Tiền Hải, anh vá xe rầu. Năm trước nhà em trai anh bị bão dỡ một lần, vừa vá xong đận này chắc là lại rách. Nhiều năm nay anh không về quê. Tháng Bảy này năm ngoái, anh mất đứa con trai đầu lòng khi nó đi xúc cá bị chết đuối. Khi người đàn ông này dắt díu vợ di cư đến mảnh đất mút ngọn miền Tây, đã không bao giờ nghĩ mình sẽ vùi cốt nhục ở đây. Lần nào ghé căn chòi sửa xe này, tôi có một chút khó thở. Không hiểu vì trà Bắc chát đắng hay nhớ thằng bé người ta từ dưới đáy ao hoang đằng sau trạm xăng lên, nhớ hình ảnh thằng bé mười tuổi mà tôi vẫn thấy hay đi mua kẹo ở tiệm tạp hóa gần nhà, vắt đứa em gái trên cái hông mỏng te bén lẹm xương của nó.
Hồi còn nhỏ, tôi có nhiều kỷ niệm với những người Bắc di cư vào. Tiệm gạo nhà tôi cất ngay cửa ngõ vào cái xóm Hà Nam Ninh. Họ ở co cụm, như thể để thỏa nhu cầu nghe tiếng nói quê nhà ới ơi mỗi buổi sớm. Mùa mưa, xóm lụn trong nước và lau sậy. Những con ngỗng giữ nhà rướn cổ ném cho khách những tiếng kêu đầy ác cảm. Sân nào cũng đầy dấu chân của vịt, gà. Những thùng nước cơm cặn lặc lè yên sau xe đạp. Cô giáo dạy văn mà tôi thương nhất. Con bạn cùng lớp cạnh tranh vị trí nhất nhì. Vài chị là mối mua gạo cám của tiệm nhà tôi. Những con người ấy làm tôi thắc mắc cái xứ sở mà tôi gọi là nước Bắc không biết gần hay xa. Chắc xa, họ gọi chén bát lung tung xèng, phở thì không rau giá, canh chua không nêm đường, cà đem muối trong chum, bánh tét lại vuông. Chắc xa, năm bảy cái tết họ mới về quê một lần.
Nhưng những cơn mưa dầm tháng tám làm tôi thấy họ gần mình. Bởi những cái thở dài không phân biệt tập quán và quê xứ. Dù họ lo lắng giông bão phía quê nhà, tôi rầu đơn giản chỉ là mưa thấy rầu thôi, nhưng chắc là cộng cảm theo kiểu ai ra mưa cũng ướt, ai ở dưới trời này cũng phải chịu những cơn mưa rũ rượt. Cùng một nỗi buồn nhà dột, bán buôn ế ẩm, cơn cảm cúm mũi dãi chảy sụt sùi.
Những cuộc đi mê miết đã làm nhòa những lạ lẫm của người Nam nhìn kẻ Bắc. Cửa hàng bán đồ Bắc xuất hiện nhiều thêm trên nội ô thành phố. Nhưng phở gia truyền Hà Nội cũng rau giá đầy vun, bánh cuốn gia truyền Hà Nội với nước chấm pha đường ngọt lịm. Tết, nhà họ cũng có nồi thịt kho tàu. Lâu lâu trên đài địa phương có phát biểu của một ông giọng miền ngoài mà bắt đầu bằng mấy chữ ‘thưa bà con,”. Mấy em cộng tác viên gốc Bắc viết truyện ngắn gửi tạp chí văn nghệ dùng phương ngữ miền tây ngọt sớt. Những thế hệ thứ hai, thứ ba đã dạ thay cho vâng. Anh thợ sửa xe nói, từ khi không còn cha mẹ già ngoài ấy, thì loay hoay chỉ trung thu và tết mới thấy nhớ quê, dợm muốn về. Miền Tây không có cái không khí lễ hội của trăng rằm và dịp đầu năm. Nhưng từ mất thằng nhỏ, cất bước đi đâu cũng khó.
Anh bỏ sót mưa. Dải đất nằm nghiêng theo biển, nghe mưa dầm dề là biết có áp thấp nhiệt đới gần bờ, không tạt vô trung thì ra bắc. Mùa mưa phương Nam trùng với mùa bão lũ ngoài kia. Mưa buộc người lang bạt lại với cái gốc rễ tưởng đã bứt lìa. Anh hỏi vợ ghi số điện thoại của thằng em ở quyển sổ nào, quên mất.
Giữa cơn mưa gió ẩm ê, những cuộc gọi từ cuối đất phập phồng theo cơn bão ở chân trời.

Blog Sầu Riêng

Nhắc đến Cao Bồi “nằm gai nếm mật” bao nhiêu đời, nhân đọc NNT, bài viết thật tuyệt, nhưng bị mấy cái lỗi “hỏi ngã”, tiếc quá, bèn sửa, và post lại ở đây.
Cũng 1 cách “buộc người lang bạt…”
Hà, hà!

Tiện thể. Trên trang Gió O của bà Huệ, "hỗ trợ", không phải "hổ trợ".
Lại nhớ Gấu Cái.
Hồi Bả "tập" viết văn, chỉ cho phép Gấu sửa lỗi chính tả, cấm sửa văn, cho "còn nguyên" mùi Nam Kít, không bị pha tạp!

Trang FB của GCC

Link ở đây, để lỡ GCC vội - "đột xuất", chữ của Vẹm - đi  xa, Gấu Cái/Jennifer Tran thông báo độc giả TV, giùm.
Bả không biết làm sao post trên Tin Văn!

Em còn nhớ hay em đã quên?
Nhớ Sài gòn những chiều lộng gió
Lá hát như mưa suốt con đường đi
Có mặt đường vàng hoa như gấm
Có không gian màu áo bay lên

Note: Thần sầu! Mỗi lần nghe, là Gấu lại nhớ đến bài viết của Borges, về những tiền thân của Kafka, về "một vài người sở hữu đủ thứ trái địa cầu, bản đồ thế giới, chỉ dẫn đường xe lửa và những tuyến đường lớn, nhưng chết mà chưa từng toan tính một lần rời xa tỉnh nhà."

TCS là thứ người đó, ông không thể xa Sài Gòn, đành ở lại, ôm lấy nó, cho tất cả chúng ta!

Có lần Gấu phán ẩu, nhưng thật đã, thật đúng, cái hồn văn chương Miền Nam ở trong những bản nhạc sến là thế. Nhạc TCS thì cũng thứ nhạc sến, hiểu theo một nghĩa nào đó.
Cái sến nhất của nó, là làm người ta quên cuộc chiến, trong khi nhạc lính, ôm lấy nó. (b)

INTERVIEWER

In your interview with Gordon Lish in Genesis West, you say that there are two kinds of poetry. On the one hand, there are poems that give delight; on the other, there are poems that do something else. What do you mean by "something else"?
GILBERT

I think serious poems should make something happen that's not correct or entertaining or clever. I want something that matters to my heart, and I don't mean "Linda left me." I don't want that. I'll write that poem, but that's not what I'm talking about. I'm talking about being in danger-as we all are-of dying. How can you spend your life on games or intricately accomplished things? And politics? Politics is fine. There's a place to care for the injustice of the world, but that's not what the poem is about. The poem is about the heart. Not the heart as in "I'm in love" or "my girl cheated on me"-I mean the conscious heart, the fact that we are the only things in the entire universe that know true consciousness. We're the only things-leaving religion out of it-we're the only things in the world that know spring is coming.
Jack Gilbert
The Art of Poetry
The Paris Review Interviews, I

Trong lần trả lời Gordon Lish trên Genesis West, ông phán, có hai thứ thơ, một, làm sướng điên lên, một, làm một cái quái gì đó. Cái quái gì đó, là cái quái gì, hở ông?
GILBERT

Tôi nghĩ có thứ thơ thần, nó làm cho một điều gì đó xẩy ra, và cái điều này thì đếch có đúng, đếch có mua vui, đếch có thông minh, dí dỏm, hóm hóm, hay bất cứ cái chi chi.
Tôi muốn một điều gì đó xẩy ra cho trái tim của tôi, và tôi không muốn “BHD bye bye tôi”. Tôi không muốn điều đó. Tôi sẽ làm một bài thơ, nhưng đó không phải là điều tôi đang nói tới. Tôi đang nói tới điều nguy nàn – nhưng tất cả chúng ta nguy nàn - chết. Làm sao chúng ta có thể trải qua đời mình trong những trò chơi, hay những sự việc được hoàn tất th
ật phức tạp? Và chính trị? Chính trị thì OK. Phải có một nơi lo ba cái chuyện công lý trên đời, nhưng đó không phải là điều của thơ. Thơ là về trái tim. Không phải trái tim theo kiểu, “Tôi đang yêu”, hay “Em lừa dối tôi”. Tôi muốn nói con tim chân chính, con tim ý thức, tức, sự kiện, là, chúng ta là những gì độc nhất trên toàn vũ trụ, hiểu ý thức chân thực. Chúng ta là những gì độc nhất - gạt tôn giáo qua một bên – chúng ta là những gì độc nhất trên thế gian này biết mùa xuân đang đến.

Jack Gilbert
The Art of Poetry
The Paris Review Interviews, I

Samuel Beckett 

“Personally of course I regret everything.
Not a word, not a deed, not a thought, not a need,
not a grief, not a joy, not a girl, not a boy,
not a doubt, not a trust, not a scorn, not a lust,
not a hope, not a fear, not a smile, not a tear,
not a name, not a face, no time, no place...that I do not regret, exceedingly.
An ordure, from beginning to end.”

[net]

Về phần tôi tất nhiên tôi tiếc rẻ mọi thứ.
Không phải một lời nói, không phải một hành động, không phải
                             một ý nghĩ, không phải một nhu cầu,
không phải một nỗi đau, không phải một niềm vui, không phải
                              một cô, không phải một cậu,
không phải một hoài nghi, không phải một niềm tin, không phải
                             một khinh bỉ, không phải một thèm khát,
không phải một hi vọng, không phải một nỗi sợ, không phải
                             một nụ cười, không phải một giọt lệ,
không phải một tên gọi, không phải một gương mặt, không phải thời gian,
                             không phải nơi chốn... những thứ tôi vô cùng không tiếc rẻ.
Mà là một đống cứt ỉa, từ đầu đến cuối.

HNB dịch (1)

Ông này, cũng 1 đấng bạn quí của GCC, từ hồi Quán Chùa.
Lúc nào gặp mặt cũng khinh khỉnh, Gấu lại nghĩ tính của bạn quí vốn vậy. Phải đến khi ra được hải ngoại, mới ngộ ra bạn quí đếch quí Gấu!

Gấu đã có lần chỉ cho bạn quí thấy, dịch nhảm thơ Brodsky. Dịch nhảm, có thể còn là do chiều theo yêu cầu của VC. Bạn quí đã từng tự hào, người đầu tiên giới thiệu Brodsky với xứ Mít

Đoạn thơ trên, tiếng Mít, có “vấn đề”, không phải do dốt tiếng mũi lõ, mà là tiếng Mít.

“Personally”, “về phần tôi”, thì có tí trật. Mít dùng cụm từ “về phần tôi”, sau, “về phần bạn”.
Dịch, “cá nhân tôi, riêng tôi”, thì được.
“Regret” không phải là tiếc rẻ, mà là tiếc nuối, ân hận
Tiếng Mít tệ hại như thế, thì dù có giỏi tiếng mũi lõ cỡ nào, cũng vứt đi.

Phải về già, thì Gấu mới hiểu ra 1 điều thật quái dị, là, bạn học ngoại ngữ, là để hiểu, làm thâm sâu, kiện toàn tiếng mẹ đẻ của bạn.
Cái đám bạn quí của Gấu này, cũng văn nghệ văn gừng cả 1 đời, mà đời đếch thèm biết đến, sở dĩ như thế, vì chúng học tiếng mũi lõ, để có dịp là chuồn!

Hồi mồ ma tờ Văn, dưới mắt Xìn Phóng, chỉ có đám học Triết, giáo sư Triết, đám học trường Tây, hay, hơn thế nữa, chuồn qua Tẩy, như TTD, ông Tẩy mũi tẹt, là được Người o bế, coi trọng.
Ông không ưa Gấu, thằng đó mà tiếng Tây gì, vậy mà bày đặt tiểu thuyết mới, hiện sinh, Sartre, Camus.

NDT là người giới thiệu Gấu với tờ Văn. Lúc đó, Gấu đang viết cho tờ Nghệ Thuật, thời gian VL thay thế Thanh Nam làm tổng thư ký. Gấu nhớ là, anh tự động ghé bàn Gấu, khi đang ngồi ăn phở 44 Phan Đình Phùng, phía bên kia đường là Đài Phát Thanh Sài Gòn, xưng tên, và đề nghị viết cho Văn. Gấu bèn đi hỏi ý kiến NTaV và thi sĩ “Cao Thọi Trâu”, cả hai bèn phán, hỏi cái gì nữa, viết chứ, tại sao không?

Hà, hà!

*

Địa chỉ [số nhà số điện thoại] của BHD
Thiếu email-address! 

...  như những lần lang thang nơi khu phố nàng ở, (gần một ngã sáu, khu trung tâm thành phố, sinh hoạt đông đảo, một cửa tiệm bán sách vở, dụng cụ văn phòng, nàng thường ngồi sau một chiếc bàn lớn ở gần phía bên ngoài, gần cửa ra vào, phóng xe qua thật nhanh, hơi nhìn ngang, có thể thoáng thấy nàng ngồi chăm chú, viết, hoặc lơ đãng nhìn ra bên ngoài, làm sao nàng có thể nhận ra...), hoặc ghé xe bên lề đường, mua tờ báo, bao thuốc, hoặc ngồi uống cà phê ở quán Tầu phía bên kia đường, ngó những đứa trẻ đánh giầy chia nhau tiền bạc, giành giật khách, hay mẩu thuốc, khi ra về thường quá khuya, vòng xe qua con đường phía sau nhà nàng, ngó nhìn lên, có thể bóng dáng nàng sẽ hiện ra nơi khung cửa sổ trên lầu cao, che bớt ánh đèn lạnh toát, thỉnh thoảng bị mưa, ướt sũng, run lập cập, cần nhất là không bao giờ kể lể than khóc với nàng về ba chuyện đó, và nàng cũng chẳng bao giờ biết, hoặc hiểu được, nàng đến từ phía bắc, từ một thành phố có mưa phùn, có gió bấc, có rét mướt, băng giá, và nàng mang theo cùng với nàng chút giá băng, lạnh lùng, một chút tẻ nhạt, nàng đứng ở bên ngoài đời sống cô đơn, rực lửa, quạnh hiu của tôi, ở ngoài những nao nức, những băn khoăn, những mơ mộng của cả một thời niên thiếu, ở ngoài sự kiêu ngạo muốn đạp đổ tất cả, muốn xua đẩy nỗi giá băng, lòng lo lắng sợ sệt, muốn được nàng an ủi, vỗ về, nàng đứng ở đâu đó ở bên ngoài cuộc đời của tôi, như một người đứng ở chỗ sáng ngó vào chỗ tối, nàng không thể thấy, không thể biết, nhưng thôi, thôi, Ngọc, Ngọc, cố gắng quên đi, cố gắng đừng thủ dâm nữa, đừng nói gì cả....

Mùa Hè Miền Nam

*

Trương Như Tảng
 Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp trong Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời miền Nam (VC)
Vài bí mật chưa được tiết lộ về Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/29182933591/in/photostream/

minhduc7.blogspot.com/2013/04/vai-bi-mat-chua-uoc-tiet-lo...


Ba ông hòa bình được phái đoàn miền Bắc đón tiếp ở cầu Hiền Lương, sông Bến Hải . Bác sĩ Phạm Văn Huyến mang số 1, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ mang số 2, ký giả Cao Minh Chiếm mang số 3
Theo như GCC được biết, Cao Minh Chiếm là bà con của bà xã TTT, Cao Thị Mai Hoa.











Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây