*

 





Kiệt sống ở ngoại quốc trên mười năm. Mười tám tuổi đỗ tú tài, ông bố vận động cho đi du học. Bố Kiệt, một người thức thời, hồi cư về đến Hà Nội đã bán hết cơ nghiệp mấy đời tạo lập ở Hải Dương, đưa gia đình vào Sàigòn kinh doanh trước năm 54. Kiệt thật tâm không thích đi xa, mẹ chàng cũng không muốn rời đứa con độc nhất của bà. Nhưng cả hai không thể cưỡng ý ông bố. Ông không muốn con trai ông đi lính. Ngày Kiệt đi, hai mẹ con cùng khóc sụt sùi. Là con một nên từ bé đến năm mười tám tuổi (bình yên ở nhà quê đã có thể lấy vợ đẻ con rồi) Kiệt chỉ sống quẩn bên gấu quần mẹ.
Kiệt học cơ khí ở Đức, học Quản Trị ở Mỹ. Việc học hành của chàng tuân theo sự chỉ dẫn của ông bố. Chàng không hề bầy tỏ ý kiến riêng. Kiệt là đứa con chí hiếu. Nếu được tự lựa chọn, chắc Kiệt học Canh Nông và Âm Nhạc. Trong những năm tản cư chạy loạn, chàng thích đời sống rẫy bái. Còn Âm Nhạc là mối đam mê suốt thời thơ ấu mà chàng phải giấu ông bố. Chỉ mẹ biết mà thôi. Nhưng người đàn bà ấy, bình lặng đơn sơ như chiếc bóng bên con, không hiểu gì về những cõi xa xôi ngoài thực tế. Yêu con nhưng sợ chồng, bà không dám chia sẻ mối đam mê của Kiệt. Ngày nhỏ, Kiệt chỉ hát khi nhà vắng bố. Kiệt có một cây kèn harmonica, thường thổi cho mẹ nghe những buổi chiều tối hiu quạnh thui thủi hai mẹ con với nhau.
Ngày Kiệt đang ở Đức, mẹ chàng mất. Chàng chỉ được bố báo tin sau khi chôn cất bà xong xuôi. Ông không muốn chỉ vì những lễ nghi hình thức bắt Kiệt về chịu tang, và dù về cũng chẳng kịp - bà chết vì bệnh cảm mạo mau lẹ, bất ngờ. Kiệt thương mẹ, lòng cảm thấy bất nhẫn, nhưng chàng chẳng có lý lẽ nào để chê trách bố. Ông cũng đau khổ chứ?
Ngày ấy, nơi xứ người, lần đầu trong đời, Kiệt một mình dến quán rượu uống say bí tỉ, khóc mẹ. Cũng lần đầu, trong cơn say, Kiệt thù hận những lo lắng, tính toán quá sáng suốt lạnh lùng của ông bố. Mẹ chàng đã đau khổ những năm chàng ở xa, đau khổ hơn nữa, lúc nhắm mắt lìa đời cũng không được nhìn mặt chàng. Nếu như Kiệt nhất định không chịu rời mẹ, chàng không đi học nước ngoài?
Cánh cửa phòng Kiệt đã kéo khép, bây giờ gió xô hé. Ánh đèn rọi vệt sáng nghiêng trên hành lang.
Kiệt mơ hồ thấy một cánh bướm đen bay lạc vào bóng tối cuối hành lang nơi có những phòng bỏ trống.
Đáng lẽ Kiệt phải tức tốc bay về khi hay tin mẹ mất dù đã trễ muộn. Dù bà chẳng còn có thể nhìn thấy mặt chàng và chàng cũng chẳng còn nhìn thấy mặt bà. Dù chàng có bị giữ lại. Đáng lý chàng phải bay về nôn nả như sau này chàng đã đáp ứng lời gọi của Thùy. Chàng đã không làm, tại sao?
Sau khi mẹ chết Kiệt quyết định vĩnh viễn không về nước. Thùy làm chàng thay đổi quyết định.
Mấy tháng đầu trở lại quê hương, Kiệt lạc mất quá khứ. Đầu mối ràng buộc chàng với quãng đời mười tám năm ở xứ sở là mẹ chàng đã đứt. Chàng đến thăm ông bố. Ông đã lập gia đình, có ba đứa con với bà vợ sau. Hai bố con ngồi với nhau trong phòng khách. Ông mời chàng về ở trong nhà, chàng từ chối. Ông mời chàng lưu lại dùng cơm tối, giới thiệu chàng với vợ con ông và tiễn chân chàng tới tận cổng ngoài, bắt tay từ biệt hẹn tái ngộ. Chàng mời ông đứng chủ hôn lễ của chàng và cảm ơn ông về tất cả những nghi thức phiền toái ông phải làm vì chàng. Kiệt không hiểu tại sao bao nhiêu năm trời chàng đã tuân hành theo ý ông chẳng dám thốt một lời phàn nàn.
Kiệt lạc lõng giữa những kỷ niệm hờ hững của mọi người và những kỷ niệm lác đác le lói nơi chàng. Chàng chẳng tìm thấy bóng chàng đâu cả. Mẹ chàng đã mang theo xuống mồ.
Nếu Kiệt không về ngày ấy, chàng đã qua Phi Châu. Kiệt được tuyển làm chuyên viên trong một tổ chức của Liên Hiệp Quốc.
Nhưng Kiệt đã về.
Mấy đứa sang cùng chuyến với Kiệt biệt tăm luôn. Chúng sống dễ dàng. Có công ăn việc làm, lấy vợ đẻ con theo nền nếp dân bản xứ chính cống. Có đứa làm nên danh phận, có đứa đóng vai lưu vong. Có đứa lêu bêu khốn khổ. Chẳng đứa nào tơ tưởng đến quê hương, chốn ấy chỉ còn trong kỷ niệm để nhắc nhở khi gặp nhau. Đến một ngày rồi chúng cũng chẳng cần thiết nhắc nhở nữa.
Kiệt nhớ đứa cháu họ như là bạn ở phương trời ấy. Hắn phá ngang sống đời nghệ sĩ. Vẽ tranh, tập sự nghề điện ảnh, làm bài hát, viết truyện trinh thám ký tên đặc Tây. Và chết vì bệnh lao phổi. Kiệt cũng có thể sống một đời như thế, tại sao không? Đó chẳng là cách biệt tích ư?
*
Ông bố của tay Kiệt này, nguyên mẫu ngoài đời, là ông già của BHD.
Ông này, cũng thức thời, bỏ chạy Hà Nội, vào Sài Gòn với sản nghiệp mang theo, cũng tàn nhẫn như mọi ông bố Bắc Kít, nhưng chỉ đến khi BHD ra đi rồi thì Gấu mới nhận ra thông điệp của Em để lại.
Một mình em phải gọi ông ta là Bố, là đủ rồi!
(1)
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

*

Borges @ Palerme, 1984
But I looked at his eyes as he recited and I was amazed at the expression in those blind eyes. They did not look blind at all. They looked as if they were looking into themselves in some curious way, and they had great nobility.

In Memory of Borges
Kỷ niệm với Borges

Graham Greene

Tôi gặp Borges, lần ông và tôi cùng được một người bạn của tôi, là Victoria Ocampo, mời dùng bữa trưa. Tôi còn được ban cho cái nhiệm vụ tới thư viện quốc gia rước ông, đưa tới căn hộ của bà bạn, vì ông không còn nhìn thấy đường.
Ngay khi cánh cửa thư viện đóng sập lại sau lưng, là cả hai bèn lèm bèm về văn chương. Borges nói về ảnh hưởng của G.K. Chesterton lên ông, và ảnh hưởng của Robert Louis Stevenson lên những truyện ngắn sau này của ông. Ông nói tới văn xuôi của Stevenson như là 1 ảnh hưởng lớn. Tôi bèn chêm ngang, đưa ra nhận xét, Robert Louis Stevenson ít nhất cũng làm được bài thơ bảnh. Một bài thơ về tổ tiên của ông ta. Họ đã dựng lên những ngọn hải đăng lớn ở bờ biển Scotland, và, đụng tới tổ tiên, là gãi đúng chỗ ngứa của Borges.

Bài thơ bắt đầu:

    Say not of me that weakly I declined
    The labours of my sires, and fled the sea,
    The towers we founded and the lamps we lit,
    To play at home with paper like a child.

[Đừng nói về tôi, rằng, 1 cách yếu ớt tôi từ chối,
những công việc của ông cha tôi, và bỏ chạy biển
Những ngọn tháp chúng tôi xây lên, và những ngọn đèn, chúng tôi đốt
Để vui đùa ở nhà với giấy như 1 đứa trẻ]

Đó là 1 con phố ồn ào, đông người, ở Buonos Aires. Borges ngừng lại ở mép hè đường, và đọc trọn bài thơ cho tôi, đúng từng từ, từng chỗ. Sau bữa ăn trưa thoải mái, ông ngồi ở tràng kỷ, và đọc cả 1 lô Anglo-Saxon, và tôi chịu thua không theo kịp. Nhưng tôi nhìn vào mắt ông, khi ông đọc, và thật ngỡ ngàng vì nét biểu hiện của cặp mắt mù. Chúng chẳng có vẻ mù gì hết. Như thể chúng nhìn vô chính chúng, 1 cách tò mò thế nào đó. Và chúng mới sang cả, phong nhã ["đài các như phượng hoàng"] làm sao!

Borges, lẽ tất nhiên, cũng có cùng cảm nghĩ như vầy về ông cha của ông, về những “gauchos” của quá khứ. Những chuyện của ông sau này, thì đầy những câu chuyện của những gauchos, và trong một, ông viết, “như những người đàn ông của một vài xứ sở thờ phụng và cảm nhận tiếng gọi của biển, đến lượt đàn ông Á Căn Đình chúng tôi thì bèn vọng về những cánh đồng bạt ngàn không thấy đâu là đường chân trời, trải dài dưới vó ngựa.  


*

Thu 15.8.2013 at 9:49 AM
quyển này chú còn nhớ không?

cheers,

Tks. NQT

Nhớ. Chuyện điệp viên Đệ Nhị Chiến. Nhưng “Anh Bá” thì thú thực, thua!
Hình như ông Nhàn thêm vô?
Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

*

       In Memory of Borges

*

Borges @ Palerme, 1984
But I looked at his eyes as he recited and I was amazed at the expression in those blind eyes. They did not look blind at all. They looked as if they were looking into themselves in some curious way, and they had great nobility.

&

Borges @ Hotel Village Igea, Palerme, 14 Juin 1984

I would like to recount the occasion on which I met Borges. I was invited with him to lunch by my friend Victoria Ocampo, and I was dispatched to the National Library to lead him to her flat because of his blindness. Almost as soon as the door had shut behind us at the National Library, we began to talk about literature. Borges talked about the influence G. K. Chesterton had had on him and the influence Robert Louis Stevenson had had on his later stories. He spoke of the prose of Stevenson as a great influence. I then interjected a remark. Robert Louis Stevenson did write at least one good poem. A poem about his ancestors. His ancestors had built the great lighthouses on the coast of Scotland, and I knew that ancestors were an interest of Borges'. The poem began,

    Say not of me that weakly I declined
    The labours of my sires, and fled the sea,
    The towers we founded and the lamps we lit,
    To play at home with paper like a child.

[Đừng nói về tôi, rằng, 1 cách yếu ớt tôi từ chối,
những công việc của ông cha tôi, và bỏ chạy biển
Những ngọn tháp chúng tôi xây lên, và những ngọn đèn, chúng tôi đốt
Để vui đùa ở nhà với giấy như 1 đứa trẻ] 

It was a very noisy, crowded Buenos Aires street. Borges stopped on the edge of the pavement and recited the whole poem to me, word perfect. After an agreeable lunch, he sat on a sofa and quoted large chunks of Anglo-Saxon. That, I'm afraid, I was not able to follow. But I looked at his eyes as he recited and I was amazed at the expression in those blind eyes. They did not look blind at all. They looked as if they were looking into themselves in some curious way, and they had great nobility.
    Borges too, of course, had this feeling for ancestors, for the gauchos of the past. His later tales are full of stories of the gauchos, and in one of them he wrote, 'Just as men of certain countries worship and feel the call of the sea, we Argentines in turn yearn for the boundless plains that ring under a horse's hooves.'
    He was a man of great courage. At one time, during the second period of Peron, when he was living with his old mother, there was a mysterious phone call. A male voice said, 'We're coming to kill you and your mother.' Borges' mother replied, 'I'm ninety years old, so you'd better come quickly. And as for my son, it will be easy for you, since he is blind.' This, I think, gives a picture of what the family was like.
    To me, Borges speaks for all writers. Over and over again in his books, I find phrases which are my experience as a writer. He calls writing 'a guided dream', and on one occasion he wrote,
    'I do not write for a select minority, which means nothing to me, nor for that adulated platonic entity known as "The Masses". Both       abstractions, so dear to the demagogue, I, disbelieve in. I write for myself and for my friends, and I write to ease the passing of time.'

That, I think, will make every writer feel close to him.

Graham Greene: Reflections

Extract from a talk at the Anglo-Argentine Society, London, 1984. Extracted from In Memory of Borges, edited by Norman Thomas di Giovanni

Reflections là những bài viết ngắn, về đủ thứ, những chuyến đi, những bài điểm sách, điểm phim, giới thiệu sách. Trong có hai bài thật thú. Một, về những tiệm bán sách cũ, và một, tưởng niệm Borges, cũng là kỷ niệm lần Greene gặp Borges. TV sẽ chuyển ngữ cả hai.

Bài về những tiệm sách cũ làm Gấu nhớ tới những tiệm sách cũ ở khu Chợ Đũi, cũng một thiên đường tuổi mới lớn của Gấu cùng với Sài Gòn. Thời gian quen HPA. Gấu đã kể về chúng trong một bài viết cũ. Đọc bài viết của Greene còn làm Gấu nhớ tới cái tiệm sách cũ nằm giữa một con hẻm giữa hai bức tường, của hai căn nhà trên con phố Catinat, cũng gần Quán Chùa. Gấu thường ghé đó, cùng với ông Hưng, AP man. Cũng một trong những đền thiêng của VNCH, và cũng bị VC ủi sập, cùng với Givral, Passage Eden, Quán Chùa.

Tôi không biết Freud giải thích thế nào về chúng, nhưng trong hơn ba chục năm, những giấc mơ hạnh phúc nhất của tôi, là về những tiệm bán sách cũ: những tiệm trước đó tôi chẳng hề biết, hoàn toàn vô danh đối với tôi, hay những tiệm quen thuộc, cũ xưa mà tôi đang ghé.
Đó là những tiệm sách quen chẳng hề hiện hữu; tôi thật ngại ngần và đành phải đi đến kết luận như vậy.
Đâu đó, không xa Gare du Nord ở Paris tôi vẫn còn nguyên những kỷ niệm tươi rói về một tiệm sách ở cuối một con phố dài chạy mãi lên một đỉnh đồi, một tiệm sách sâu hun hút, với những quầy, giá sách cao thật cao, và cao như tôi mà cũng phải dùng tới một cái thang, để lục lọi những giá sách gần đụng trần nhà. Trong ít ra là hai lần, tôi đã lục lọi như vậy, và tôi tin rằng, đã vớ được bản dịch một cuốn của Apollinaire, nhà xb Fanny Hill, trong một lần đó.
Nhưng khi chiến tranh chấm dứt tôi cố tìm tiệm sách cũ trên, vô ích, vô phương.
Lẽ dĩ nhiên, tiệm có thể biến mất, nhưng con phố, chính nó, cũng đếch còn. Thế mới quái!
Rồi còn một tiệm sách cũ của London, nó cứ trăn trở, đi đi lại lại hoài, trong những giấc mộng của tôi; tôi có thể nhớ ra thật là rõ ràng mặt tiền của nó, nhưng chịu thua, phía bên trong tiệm. Nó đứng đâu đó trong khu đằng sau Charlotte Street trước khi bạn tới Euston Road. Tôi chưa từng đi vô bên trong tiệm, và bây giờ thì tôi tin chắc là làm đếch gì có cái tiệm quỉ quái đó, và tôi luôn luôn tỉnh giấc mơ với cảm giác, ôi chao, sướng ơi là sướng nếu mình kiếm thấy nó.
Graham Greene
*

Ui chao, không lẽ Sài Gòn, Khu Chợ Đũi, BHD, Quán Chùa..... của Gấu, thì cũng chỉ như một trong những tiệm sách cũ, như trên, của Greene?

Nhưng, giả như thế, thì lại càng tuyệt, tuyệt!
Bởi vì rõ ràng là, khi dịch "Istanbul", Gấu cũng có cảm giác như vậy, không phải về những con phố của Istanbul của Pamuk, nhưng mà là của Sài Gòn. Những đoạn phóng bút, là về Sài Gòn, về BHD của Gấu, không phải về Istanbul, về BHD của Pamuk!
[Bản thảo dịch "Istanbul", dài hơn nhiều, so với bản được in. Và có những đoạn tuyệt vời về Sài Gòn, BHD. Bữa nào rảnh GCC soạn lại, và post lên TV, để bạn đọc so sánh với bản in, và thêm nhớ… cùng với GCC!]

Một vị thân hữu nhận ra điều này, khi viết:

Những mối tình e ấp , sót lại những sợi tơ vương vướng đâu đó trong tâm hồn phần đông trong chúng ta, không giống như vết dao vẫn còn tươm máu mãi trong “Lan Hương” của tác giả Nguyễn Quốc Trụ . Anh có thể lồng bóng mình và người yêu một thời (và một đời) của mình gần như vào bất cứ một mối tình văn chương nào mà anh đọc đến, chỉ cần mối tình ấy là một mối tình lý tưởng, trong trắng và mù quáng đến rũ rượi . Đọc truyện tình của anh, K có cảm tưởng như nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.

Ui chao Gấu Cái đọc đoạn trên, lắc đầu!

nếu giả thử cần bắt đầu lại, thì anh cũng sẽ lao vào cuộc tình như thế, không ngần ngại chút nào, chỉ lại để được đau đớn một cách hạnh phúc.

Đúng là tình trạng GCC, và mối tình, thê lương tiều tụy, thuần tưởng tượng, với xứ…  Bắc Kít, qua 1 em Bắc Kít, chưa từng gặp mặt! (1) 

Ta đâu còn chút thì giờ nào dành cho mi? Ta bận chồng, bận con, bận đủ thứ, bận “viết” nữa….

Hà, hà! 

.... và tôi luôn luôn tỉnh giấc mơ với cảm giác, ôi chao, sướng ơi là sướng nếu mình kiếm thấy "em"! 

(1)

Tuy nhiên, đọc kỹ, thấy mùi vị hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà ngoại tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia. 

Coetzee đọc The Pickkup của Gordimer, coi như được mặc khải từ Người đàn bà ngoại tình của Camus: Câu chuyện một người đàn bà Algeria gốc Pháp, steals away from her husband in the night in order to expose herself to the desert and experience the mystical ecstasy, physical as much as spiritual, that it induces. [Coetzee: Nadine Gordimer]

Cái câu tiếng Hồng Mao, trên đây, của Coetzee, thì thật là quá tuyệt vời, để diễn cái ý, ta đâu có thì giờ dành cho mi, ta bận chồng, bận con…
Ui chao, nhảm, nhảm thực!





*

Ký ức về AP Sài Gòn @ Cali

@ Sài Gòn

Văn Phòng AP ở trên lầu Passage Eden. UPI, 19 Ngô Đức Kế, con đường, một đầu đi ra Chợ Cũ, một đầu ra Bến Tầu, nơi có tượng Đức Trần Hưng Đạo.
Cao Bồi PXA

PXA không ưa Greene, Gấu sợ rằng, do kỵ dzơ, jeu, [mày với tao cùng nghề, mày một mang, tao hai ba mang], nhưng còn do đố kỵ nữa, mày còn viết văn, như vậy là mày muốn chơi gác tao !

Không những viết văn, mà còn suýt ẵm Nobel văn chương nữa, PXA làm sao mà không tức cho được !

Trường hợp Greene hụt Nobel hơi giống Tolstoy.

Vào năm 1901, khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển phát giải Nobel văn học đầu tiên cho nhà thơ Tây già Rene Sully-Prudhomme, thay vì tiểu thuyết gia Nga Leo Tolstoy, lý do, theo một nhận định của uỷ ban Nobel sau khi phát giải, ông Nga này rao giảng một thứ chủ nghĩa vô chính phủ, mang tính lý thuyết và một Ky Tô giáo thần bí. Sau khi phát giải cho nhà thơ Tây già, 42 nhà văn Thụy Điển cho ra một cái thư ngỏ, tố cáo giải thưởng và an ủi ông nhà văn Nga xấu số ! Và như một cái "dớp", sau này, cứ phát giải là có phản đối.

Greene bị ông Hàn Arthur Lundkvist thù đến nỗi, không thèm giữ đúng luật omerta, và la làng, ông ta thề sống dai hơn Greene, chỉ để loại nhà văn này ra khỏi giải. Còn tay Per Wasberg thì cố hết sức tranh đấu cho Greene, trước và sau khi trở thành ông Hàn, nhưng sau cùng ông hiểu, chỉ uổng công. 

*

Nhưng chỉ đến khi đọc "người của chúng ta ở Paris" so sánh PXA với Greene, [Graham Greene bắt đầu câu chuyện «A Quiet American »  trong khung cảnh Sài Gòn tháng 3.1950. Nhà văn Anh không ngờ rẳng cuộc đời điệp viên của Phạm Xuân Ẩn (mà Pomonti đặt tên là « Người Việt trầm lặng ») cũng bắt đầu từ địa điểm và thời điểm ấy], liên tưởng đến bài viết của Zadie Smith, Rợp Bóng Greene, trên Guardian, và cuốn Người Mỹ Trầm Lặng, giống như một con phượng hoàng tái sinh từ tro than của nó, Gấu mới hiểu ra được là PXA thực sự đã cảm nhận ông thua Greene, thua tình yêu mà Greene dành cho Miền Nam, thua lòng nhân hậu của Greene, khi ông này đã nhìn ra được từng cái nón rơi xuống, và chẳng có ai chạy về phía những kẻ bị thua thiệt, bị làm nhục.
PXA chưa hề nói ra được một lời nào, là chàng ân hận.

Nhưng cả đám đó, có ai làm được điều này? 

PXA lừa bè bạn, tháng tháng lãnh tiền Time, tối tối lén coi tài liệu mật chuyển cho VC, báo trước những chiến dịch di chuyển lính Mẽo, để VC làm thịt họ.
Vậy mà khi công thành danh toại, PXA lại nhục nhã viết thư xin tiền bạn cũ, bởi vì ông nghĩ, chỉ còn mỗi cách đó, hạ nhục mình để tạ lỗi ngày nào.
Đám bạn hiểu ra, nên mới gom tiền cho PXA.
Gấu nghĩ ra điều trên là do đọc Le Carré.
Trong Gọi Người Đã Chết, bà vợ của Smiley bỏ chồng theo trai, và khi trai bỏ, viết thư năn nỉ chồng cho mình trở về lại.
Smiley lắc đầu chịu thua.
PXA chính là cái bà vợ bỏ chồng theo trai, [làm cho Mẽo, lãnh lương Mẽo, lừa Mẽo, đưa tin cho VC làm thịt Mẽo], và cái đám bạn cũ của PXA, là Smiley, gật đầu tha thứ cho PXA.

*

Anh George yêu quí của Em,
Em muốn cầu xin Anh một điều mà không một người đàn ông phong nhã nào có thể chấp nhận.
Em muốn trở lại với Anh.
Em hiện đang ở khách sạn Baur-au-Lac ở Zurich tới cuối tháng.
Em trông tin Anh
Ann

Smiley cầm cái phong bì lên và nhìn phía sau phong bì: "Bà Juan Alvida".
Không, không, chẳng có một người đàn ông phong nhã nào chấp nhận nổi lời mời mọc này.

Cao Bồi, Bạn Gấu Nhà Văn

Cựu chủ [Time] viết về nhân viên cũ.

(1) DIED. Pham Xuan An, 79, Viet Cong colonel who worked during the Vietnam War as a highly respected journalist for TIME while spying for the communists—a double life kept secret until the mid-'80s; in Ho Chi Minh City. The first Vietnamese to become a staff correspondent for a U.S. news outlet, An said he was an "honest reporter" who did not spread misinformation. From his unique perch at TIME's Saigon bureau, the popular, plugged-in An was able to achieve feats for both sides, alerting the Viet Cong to the impending buildup of U.S. troops in the mid-'60s and secretly arranging for the release of American journalist Robert Sam Anson, captured in Cambodia by the Khmer Rouge.

[Từ trần. Phạm Xuân Ẩn, 79 tuổi, đại tá Việt Cộng, trong chiến tranh Việt Nam, là một ký giả rất được kính trọng của tờ Time, cùng lúc còn làm công tác gián điệp cho Cộng Sản - một cuộc sống kép được giữ kín cho tới giữa thập niên 1980, tại Thành Phồ Hồ Chí Minh. Người Việt Nam đầu tiên trở thành nhân viên chính thức, cho một tờ báo lớn của Mỹ, tại một trụ sở ở nước ngoài của nó. Ẩn nói, ông phục vụ như là một "thông tín viên lương thiện", theo nghĩa, không phao tin dởm. Giống như một con cú, đậu chót vót trên cao, từ vị trí độc nhất của mình ở tòa soạn báo Time, con người bình dân, giao thiệp rộng rãi, nằm vùng là Ẩn đó có thể hoàn thành những kỳ công cho cả hai bên, trong đó có việc báo động cho VC về những cuộc điều động quân đội Hoa Kỳ trong thời gian giữa thập niên 1960, và, bí mật dàn xếp với lực lượng Khờ Me Đỏ, để họ thả ký giả Mỹ Robert Sam Anson, bị bắt tại Cambodia.]

Tẫu có câu:
Tiểu lượng phi quân tử
Vô độc bất trượng phu

(Lượng nhỏ chẳng thành người quân tử
Không độc sao nên đấng trượng phu)

Cú ngửa tay xin tiền bạn cũ của PXA phải nói là cú tối tối độc, bởi vì, với cái tội để mất Miền Nam, rồi để mất cả nước, rồi đẩy cả nước xuống biển, rồi đẩy cả nước vô cơn băng hoại không làm sao ra thoát [Gấu tin là vô phương!], biến cả thế giới thành bãi đánh hàng nữa chứ!, tất tất tật đổ vào đầu PXA, khi ông đánh bức điện mở cửa Sài Gòn: Yankee mũi lõ chạy có cờ rồi, chúng không có lý do nào để trở lại nữa, Yankee mũi tẹt vô mau lên!
Không có bức điện của PXA, có thể tình hình khác đi.
Hơn ai hết, là một tổ sư cớm nằm vùng, như con cú từ trên cao nhìn xuống, ông quá rành điều này, như Ngọa Long ngày nào nằm khểnh trong lều tranh, mà biết thiên hạ sẽ phân ba.
PXA biết, nhưng không biết, cái không thể nào biết: Ông xa Đất Bắc lâu quá, đã mấy đời rồi, ăn cơm Miền Nam, ị ra cứt Miền Nam cũng đã mấy đời rồi, trong cứt không còn một tí Bắc Kít nào hết, nhưng trái tim ông hoàn toàn là Bắt Kít, một thứ Bắc Kít tuyệt vời, từ đó, là cái chân lý tuyệt vời, thống nhất đất nước, biến cả nước thành một Miền Nam tuyệt vời.
Trong ông Cái Ác Bắc Kít kể như không còn.
Vào những giờ phút cuối cùng, ông đi không được, là vì những chuyện đó, chắc chắn như vậy.
*

Năm học Đệ Nhất Chu Văn An, ông thầy dậy sử của Gấu là Vũ Khắc Khoan. Học ban B. B8, ngay cổng ra vào, khi nhà trường còn nằm nhờ truờng Pétrus Ký, miếng đất sau trở thành Trung Tâm Học Liệu. Người hồi đó đi solex, rất nhiều khi tới cổng vẫy vẫy, ra ý, hôm nay Thầy bận, rồi đi. Nếu có vô lớp thì cũng ít khi nói về sử, mà thường là về kịch, về “chúng ta đã xuống thuyền”, và về…Hà Nội.
Có một lần ông kể chuyện, về mấy anh Tây mũi lõ, ở bên chánh quốc, thất nghiệp, đói rã họng, bèn kiếm cách xuống tầu tới Đông Dương, tới Hà Nội, không phải để kiếm việc làm, thiếu gì, nhưng mà là để làm “cái bang”, mỗi khi cần tí tiền, là ra nhà hàng Godard, lấy cái nón trên đầu xuống, lật lên, xin tiền đám Mít quí phái, và đám Tây Đầm.
Lũ Tây Đầm ngượng lắm, vừa thấy cái nón lật lên, là thẩy tiền liền. Thấy "đường được", là tếch. Nhất định không chịu kiếm việc làm. Thế mới thú.
Đám Mẽo làm hùng hục, chỉ mãi đến khi quá chán cuộc chiến Mít, mới nghĩ ra trò này: Ăn xin thay vì làm việc!

Liệu Cao Bồi biết kỳ tích đó, và anh sử dụng đòn ăn xin - không phải xin đám Bắc Bộ Phủ [mày cho tao bao nhiêu cho xứng công lao gian khổ “nằm Time [Tai, không phải Gai], nếm XO”, làm một tên cớm VC nằm vùng, bán đứng cả một miền đất đã từng cưu mang mấy đời họ Phạm, gốc Hải Dương, Bắc Kít - mà xin mấy anh bạn báo chí cũ, một công đôi ba việc: Tao xin tiền tụi bay, vì tao lỡ lừa tụi bay, và chỉ có cách xin tiền tụi bay, chịu nhục chịu nhã như thế, thì mới phần nào chuộc tội, với cả tụi mày, và cả đồng bào của tao.

Tuyệt chưa?
Thảo nào đã có thời đánh bạn với Gấu!


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

D. M. Thomas, trong “Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta”, chương “Cái chết của một thi sĩ”, đã nhận xét, về cuốn Dr. Zhivago:
Bác sĩ  Zhivago không chính trị một cách lộ liễu, như nhiều người tại Tây Phương hô hoán, một cuốn tiểu thuyết nhằm lên án, tố cáo... Nhưng nhà cầm quyền Xô Viết nhận ra, đây đúng là một kẻ thù chết người đối với chế độ. Bất cứ một trang là một sự chơn chất, nhiệt thành, cho một điều gì hết sức lớn lao, thực hơn nhiều, so với bất cứ  một chế độ chính trị nào, đâu phải chỉ cái thứ chính quyền toàn trị, xây dựng bằng hàng triệu người chết, lao động khổ sai, và một thứ ngôn ngữ vô nghĩa.
[Every page asserted a fidelity to something infinitely greater and more truthful than any political system, let alone a creed built on millions of deaths, slave labor, and a dead and a meaningless language].

Giả như áp dụng nhận định trên cho Thơ Ở Đâu Xa, những vần thơ làm ở một nơi chốn không thể làm thơ, liệu có khiêm cưỡng chăng?
Không! Chúng còn bảnh hơn cả Dr. Zhivago, theo nghĩa, thơ bảnh hơn văn, càng bảnh hơn tiểu thuyết, thứ văn chương bình dân. Người ta chẳng kể, về một nhà văn nữ hàng đầu thế giới, vừa nhặt gạo, vừa trông ông bố nằm bệnh, vừa viết tiểu thuyết, khi được in ra, mấy dấu chấm trên mấy chữ i, toàn là sạn gạo!
Nhà văn nữ Tuý Hồng chẳng đã, vừa nấu cơm, vừa [Tôi] nhìn tôi trên vách  [bếp]?

Nên nhớ, khi Pasternak được tin, Nobel trao cho ông vì Dr. Zhivago, ông rất bực. Ông nghĩ ông phải được Nobel như là nhà thơ.
Pasternak mất ngày 30 Tháng Năm 1960 [sau 30 Tháng Tư một ngày!] Đám tang của ông là một sự kiện khác thường, và, hầu như bí ẩn: Có lẽ đây là dấu báo đầu tiên, chỉ cho thấy, cái nhà nước uy quyền tột bực, hiển hiện ở khắp mọi nơi như thế đó vậy mà không thể lấn lướt thơ ca, … simply could not overcome poetry.

Thông báo giải thưởng Nobel, tháng 10, 1958, tiếp theo sự ra mắt Dr. Zhivago tại Tây Phương đã bùng ra chiến dịch tố cáo, bôi nhọ Pasternak, bắt đầu từ tờ Sự Thật. Tiếp theo, Hội Nhà Văn trục xuất ông. Bí thư Thành Đoàn gọi Pasternak là một con heo ỉa đái vào cái máng ăn của nó. Pasternak từ chối giải thưởng, nhưng cũng không yên thân. Ông gần 70, sức khỏe tồi tệ, chiến dịch làm nhục làm ông hoàn toàn suy sụp. Người tình, Olga Ivinskaya, sợ ông bị tim quật chết, và căng hơn, có thể tự sát, bèn năn nỉ ông viết thư cho Khrushchev, xin cho ở lại nước Nga, vì nếu rời nước Nga, là chết.

Ông mất ngày 30 Tháng Năm 1960. Thông báo chính thức, nhỏ nhoi, và, cáo thị độc nhất về đám tang, là một bản viết tay, dán ở kế bên quầy bán vé đi Kiev Station, ở Moscow, từ đó đi tới Peredelkino, một 'colony' ở ngoại vi thành phố Moscow, là nơi nhà văn cư ngụ:
“Vào 4 giờ chiều ngày Thứ Năm, 2 Tháng Sáu, linh cữu Boris Leonidovich Pasternak, nhà thơ vĩ đại nhất của Liên Xô hiện nay, sẽ được đưa về lòng đất”.
Cáo thị bị bóc, lại dán tiếp, nhiều lần, bởi một bàn tay vô danh.
Nghi lễ Chính Thống giáo đã được cử hành tại nhà riêng, một cách êm ả, vào buổi chiều hôm trước đám tang.
Sáng hôm sau, bốn danh thủ dương cầm – Stanislav Neigauz, Andrei Volkosky, Marya Yudia [bà đã từng nói với Stalin, ông là một kẻ tội lỗi lớn lao, a great sinner] và Sviatoslav Richter đã chơi nhạc vài tiếng đồng hồ tại nhà.
Trong số những người khiêng quan tài, có Andrei Sinyavsky và Yuli Daniel [sau bị truy bức, bách hại vì những bài viết chống đối, ly khai của họ], và Lev Koplev [Solz đưa ông này vô, làm một nhân vật trong Tầng Đầu]. Họ nhập vô một biển cả, những khuôn mặt rầu rĩ, tiếc thương: bạn bè, sinh viên, học sinh, công nhân, và dân quê. Một viên chức Hội Nhà Văn bước ra từ một chiếc limousine lớn, mầu đen, tính ké tí vai, khiêng quan tài nhà thơ, nhưng đám sinh viên la to, đi chỗ khác chơi.

Giỗ đầu

Gấu đọc Dr. Zhivago thời mới lớn, thời gian thường qua nhà ông anh nhà thơ, đói ăn đói cả đọc. Cùng đọc với bà cụ. Hai bà cháu cùng mê đọc. Và cùng mê Dr Zhivago. Em Lara ở trong truyện đẹp hơn nhiều so với Lara khi được chuyển thể thành phim, nhưng bắt buộc phải như vậy thôi.

Trên VN thư quán có cuốn này.

Về già, sắp [sắp gì nữa] đi xa, bèn tự hỏi, hay là BHD là từ…  Lara?
Như 1 nữ thi sĩ Bắc Kít, mối tình tội nghiệp kéo dài suốt 1 thời già cằn, từ những ngày đầu tiên ra được hải ngoại?
Như 1 cô Hồng Con của làng Thanh Trì, sau bị cả 1 miền đất bỏ chết đói?
Bởi là vì “Bác sĩ Zhivago” quả là mối tình đầu của Gấu.
Italo Calvino cũng có 1 bài thật là tuyệt về Pạt: “Pạt và Cách Mạng”.
Chắc là phải đi 1 đường về.. Lara.
Về Pạt, đúng hơn.

Về Pạt, thật nhã


Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

&

Thuỷ Ấn: Dấu Nước

Watermark is Joseph Brodsky's curious, quirky, and brilliant account of his enthrallment by the physical and metaphysical life of the city of Venice. A mosaic of forty-eight short chapters, each recalling a specific episode from one of his many visits, the narrative meanders, dallies, picks up speed, turns back reflectively on itself, as if to mimic and honor the amphibious spirit of the enchanting city it portrays. Confessional, at times self-mocking, this meditation on the relation between water and land, light and dark, present and past, stone and flesh, desire and fulfillment, couples evocations of Venice's architectural and atmospheric character with flashes of autobiographical disclosure. Funny, frank, immensely knowledgeable, yet never satisfied with what he knows and remembers Brodsky is impelled as much by wonder and delight in what he sees as by personal experience of time's encroachments.

We read Watermark enraptured by its gallant attempt to distill a precious meaning from life's experience-to make a spot on a globe a window into universal circumstance, and to fashion of one's personal chronic tourism a crystal whose facets reflect an entire life, with exile and ill health glinting at the edges of planes whose direct glare is sheer beauty.
-JOHN UPDIKE, The New Yorker


1:30, 29/03/2012

Trường hợp Minh Ngọc, theo GCC, làm nhớ đến Kim Dung. Đúng hơn, đến nhân vật Tô Tinh Hà, và môn phái Tiêu Dao. Cái tay tổ sư phái Tiêu Dao, do mê nhiều thứ quá, và thứ nào cũng tới đỉnh cả, sau bị tên học trò là Đinh Xuân Thu cướp ngôi.

Minh Ngọc đúng ra chỉ nên viết văn.
Do ham nhiều thứ quá, mà hỏng hết cả.
Đó là sự thực. GCC có lần nói thẳng với MN, như trên, và bà bèn gật đầu, đúng, anh nói đúng!

Mấy truyện ngắn đầu tay của MN thật là thần sầu. Do mê chường mặt ra với đời, làm đạo diễn này nọ, khiến cõi văn bị hư đi, tàn phai đi.
Thế là xong.
Ba cái thành công mà đời ca ngợi, làm sao so được, với chỉ hai cái truyện ngắn đầu tay, là Trăng Huyết,Trái Khổ Qua.

Tiếc! [“Chữ” này, “văn phong” này, thuổng Thầy Cuốc]

Gặp lại MN

Trăng Huyết

Nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc: Sau những tàn phai

1:30, 29/03/2012

Trường hợp Minh Ngọc, theo GCC, làm nhớ đến Kim Dung. Đúng hơn, đến nhân vật Tô Tinh Hà, và môn phái Tiêu Dao. Cái tay tổ sư phái Tiêu Dao, do mê nhiều thứ quá, và thứ nào cũng tới đỉnh cả, sau bị tên học trò là Đinh Xuân Thu cướp ngôi.

Minh Ngọc đúng ra chỉ nên viết văn.
Do ham nhiều thứ quá, mà hỏng hết cả.
Đó là sự thực. GCC có lần nói thẳng với MN, như trên, và bà bèn gật đầu, đúng, anh nói đúng!

Mấy truyện ngắn đầu tay của MN thật là thần sầu. Do mê chường mặt ra với đời, làm đạo diễn này nọ, khiến cõi văn bị hư đi, tàn phai đi.
Thế là xong.
Ba cái thành công mà đời ca ngợi, làm sao so được, với chỉ hai cái truyện ngắn đầu tay, là Trăng Huyết,Trái Khổ Qua.

Tiếc! [“Chữ” này, “văn phong” này, thuổng Thầy Cuốc]

*

Cuốn này, Gấu mua…  lộn. Tưởng của Simic viết,  hóa ra ông chỉ viết lời giới thiệu, intro.
Nhưng đọc vô 1 phát, thì đúng gói quà Ông Giời trao cho Gấu, và nó làm nhớ đến chuyến bỏ chạy quê nhà, đúng hơn, chuyến đi từ thành phố biên giới Thái Lan giáp với Lào [Ubon], tới Bangkok.

Từ từ, Gấu kể tiếp, thú lắm!

Hà hà!

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Văn học miền Nam: Huỳnh Phan Anh

Miền Nam trước 1975 có những nhân vật đa dạng đến đáng kinh ngạc.
Trong số ấy có Huỳnh Phan Anh: viết văn, viết báo, dịch sách, phê bình, nghiên cứu...

(còn nữa)
Blog NL

*

@ Tiệm thịt chó, chân cầu Thị Nghè, 2001

Trang HPA

Gặp gỡ cuối năm

Nhà văn Guenter Grass, khi Đức quốc còn bị chia đôi - bởi vì tên ông luôn được nhắc tới, ròng rã trên hai thập kỷ - ông vẫn thường tự hỏi, tại sao không chia giải thưởng Nobel, cho hai nhà văn thuộc hai miền của một đất nước bị chia cắt, cho Christa Wolf, và tôi? Và, "hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc…", khi mấy ông Hàn Thụy điển đóng kín cửa phòng lo tranh cãi, bàn bạc, Guenter Grass bảo cô thư ký, họ lại ỳ ra thôi, và chúng ta sẽ có một mùa thu tuyệt vời!

Khi nghe tin được giải, ông nhắc lại đề nghị, nhưng mấy ông Hàn lắc đầu.

Và ông kết luận: may mắn thay, cả hai chúng tôi đều sống sót.

Grass cho rằng, cũng như ông, Wolf, bằng tác phẩm đã cố gắng ngăn chặn một sự "chia cắt vĩnh viễn" nước Đức. Tình bạn và sự kính mến giữa hai người, đã có từ nhiều năm. Nhân dịp sinh nhật thứ 70 của ông, Wolf đã viết thư chúc mừng, kể kỷ niệm, về cảm giác lúc nào cũng thấy ông hiện diện, nhưng không đâu bằng, ở Dantzig-Gdansk. "Bạn đã 70 tuổi rồi. Không có bạn, tôi không thể nào tưởng tượng ra được phong cảnh văn hóa Đức. Hãy cứ khỏe mạnh. Và hãy lấy cái ống vố ra khỏi miệng nhé!" 

Theo Grass, sau chiến tranh và suốt chiến tranh lạnh, nước Đức bị tuyệt đối chia cắt về kinh tế, ý thức hệ, quân sự, nhưng hai nền văn chương, không bao giờ bị đứt đoạn. Trong bài phỏng vấn trên tờ Magazine Littéraire, sau khi được Nobel, ông nhớ lại những chuyến vượt bức tường qua Đông Bá Linh gặp bạn văn, trong những căn hộ ấm cúng, khi ra về trời đã khuya, vui như Tết, hồn thoáng chút hơi men, và tội nghiệp cho mấy tay mật vụ suốt buổi ở bên ngoài trời lạnh! 

Người viết cứ luẩn quẩn với những điều Grass viết, nhân chuyến gặp gỡ ông bạn cũ Huỳnh Phan Anh, ở nơi xứ người. Bên chai rượu đỏ, tại sao chúng tôi không có quyền đi một đường cảm khái: may mắn thay, cả hai vẫn còn sống! 

Nhưng gặp ở đâu, chứ ở Paris thì còn ca cẩm gì nữa!
*

GCC mua số báo Cahiers du Cinéma, sống lại quãng đời mới quen HPA, con hẻm Trần Quí Cáp với ngôi trường Kiến Thiết, nơi BHD học tiểu học, rồi sau đó, vô Gia Long, khu Chợ Đũi với quán cà phê hủ tíu, nơi vẫn thường ngồi chờ BHD sau khi đưa em đi học - cũng ngôi trường Kiến Thiết - và sau gặp Gấu... nhưng còn là vì bài viết trên, nhất là câu mở ra nó, tính bệ về, chép tặng…  Sến và Bọ Lập, khi cả hai chửi giả tưởng, chẳng đáng xách dép cho hiện thực kít đái xứ Mít hiện tại: “Giữa lịch sử và giai thoại, tớ chọn giai thoại” [John Ford]. Gấu cũng “tâm đắc với cái ý này” – thuổng nhà thơ Mít VCC - khi cho rằng, sau này, chỉ giả tưởng mới nói lên được sự thực xứ Mít, không phải ba thứ hồi ký dởm "Đêm giữa ban ngày", hay "Bên Thắng Nhục", hay những trang viết của Bọ Lập mà xừ luỷ rất tự hào, cái gì gì [Cái gọi là hư cấu trong văn học hầu như đã quá lạc hậu, ai còn đánh đu với nó kẻ đó chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi. Nếu như bên truyền hình người ta đã chán những phóng sự cắt dựng theo lối hư cấu và bị hút hồn bởi truyền hình thực tế, thì với văn học tuồng như văn tả thực đang rất quyến rũ mọi người. Điều này giải thích vì sao mình không còn ngó ngàng gì đến truyện ngắn nữa, chỉ mải miết viết tạp văn. Ngay cuốn tiểu thuyết mình vừa viết xong xét cho cùng cũng là một tạp văn dài 350 trang mà thôi. NQL]

JOHN LE CARRE'S MEASURED FURY

Về từ Miền Lạnh
Bạt

[Cho lần xb 50 năm sau, tháng này, Tháng Tư, 2013)

Tôi viết Tên điệp viên về từ miền đất lạnh ở cái tuổi ba mươi của mình, dưới sức ép thật căng, không thể chia sẻ với ai, và cực kỳ cá nhân. Là 1 sĩ quan tình báo với cái vỏ bọc là 1 nhà ngoại giao trẻ ở Tòa Đại Sứ Anh ở Bonn, tôi là 1 bí mật, với những đồng nghiệp, và trong hầu hết thời gian, với chính tôi. Tôi đã viết vài cuốn tiểu thuyết trước đó, bắt buộc dưới 1 cái tên giả, và Sở của tôi gật đầu cho phép in. Và sau 1 hồi dài tra hỏi linh hồn (soul-searching), họ cũng gật đầu với The Spy.
Vào ngày này, [50 năm sau], tôi tự hỏi, nếu Sở lắc đầu, thì quyết định của tôi sẽ ra sao.
Như chuyện xẩy ra, họ có vẻ như kết luận, hẳn là có ngần ngại, rằng cuốn truyện thuần giả tưởng, từ đầu cho tới cuối, chẳng có gì cho thấy là rút ra từ kinh nghiệm cá nhân, và như thế, nó không phạm luật xé rào an ninh. Tuy nhiên, đây không phải là cách nhìn của giới báo chí thế giới, mà, với một tiếng nói, quyết định rằng, cuốn sách không hoàn toàn chân thật, nhưng mà là 1 thứ Thông Điệp Từ Phía Bên Kia có tính phát giác, mặc khải gì đó, một phán quyết như thế khiến tôi, đâu có phản ứng nào khác, ngoài chuyện ngồi im re, và theo dõi, lẽ dĩ nhiên cũng rất ư là lạnh cẳng, như thể cuốn sách leo mãi lên tít cao của danh sách những best-seller, rồi chết sững ở đó, trong lúc hết nhà phê bình này tới nhà phê bình khác gật gù, đúng thứ thiệt đấy!
Và cái lạnh cẳng của tôi, thì sau đó được thêm vào, với thời gian, cái giận dữ, cũng của tôi.
Một giận giữ bất lực.
Bởi là vì, kể từ ngày cuốn tiểu thuyết của tôi được xb, tôi nhận ra là, bây giờ cho đến mãi về sau, tôi bị chụp mũ, một tên điệp viên biến thành nhà văn, chứ không phải, một nhà văn, và, bởi vì là nhà văn, lại có tí lem nhem với thế giới bí mật, và thế là bèn viết về nó. Tôi là 1 tên bí mật ngay cả với chính tôi!
Nhưng những ký giả thời đó không phải như thế. Tôi là 1 tên điệp viên Ăng Lê, một kẻ bước ra khỏi thế giới bí ẩn của mình, và nói, nó thực sự như thế nào, và bất cứ cái gì tôi nói ngược lại, thì đều củng cố thêm lên, huyền thoại. Và, bởi vì tôi viết cho một công chúng ăn phải bả [hooked on] Bond và tuyệt vọng cố tìm thuốc rã độc [desperate for the antidote], huyền thoại càng dính cứng. Cùng lúc, tôi có được 1 thứ quan tâm mà nhà văn mơ tưởng. Vấn đề độc nhất của tôi là, tôi đếch khoái công chúng của riêng tôi. Tôi đếch khoái, ngay cả khi tôi phụ thuộc vào nó, đăng ký nó [subscribing to it].

Một sự thực tế nhị, A delicate truth, (1) là tên cuốn tiểu thuyết mới nhất của le Carré, và Bạt, là của tác giả, 50 năm sau, khi nhìn lại cuốn tiểu thuyết điệp viên đưa ông lên đài danh vọng, Tên điệp viên về từ miền đất lạnh, “The Spy Who Came in from the Cold”.

Tác giả giải thích: Cuốn tiểu thuyết của tôi không bảnh [the merit], vì nó chân thực [authentic] nhưng mà là vì nó đáng tin cậy, credible.

Mít chúng ta cần thứ sự thực này, khi viết về cuộc chiến vừa qua. Chúng ta đếch cần sự thực, vì “đéo” có. Chúng ta cần 1 “sự thực tế nhị”. Trên trang Tin Văn, có 1 sự thực tế nhị như thế, khi GCC viết về VC, bởi rõ là họ rất quí Gấu Cà Chớn, khi dám viết ra rằng cuộc chiến vừa qua là giấc mơ tuyệt vời của dân Mít: Chúa cho giống dân này ra đời, để thực hiện giấc mơ đó. Nhưng sau cùng, giấc mơ biến thành ác mộng!

Hà, hà!

Không chỉ "sự thực tế nhị", Mít chúng ta còn cần cả 1 cơn "cuồng nộ kiềm chế", a "measured fury"!

Le Carré: Notes on a voice
TYPICAL SENTENCE

It takes three (two short, one long) to show his measured fury. "'This is a war,' Leamas replied. 'It’s graphic and unpleasant because it is fought on a tiny scale at close range; fought with a wastage of innocent life sometimes, I admit. But it’s nothing, nothing at all besides other wars—the last or the next.'" ("The Spy Who Came in from the Cold")

Câu văn thần sầu

Phải ba (hai ngắn, một dài), để chỉ ra, cơn cuồng nộ cố dằn lại của ông. “Đây là một cuộc chiến,” Leamas trả lời. “Nó có tính đồ thị, minh họa, và làm khó chịu, bởi là vì xẩy ra trong 1 phạm vi hẹp, và ngay trong tầm tay; đôi khi làm phí những mạng người vô tội, tôi đồng ý. Nhưng bõ bèn gì, bên cạnh những cuộc chiến khác – cái vừa qua, hay cái sắp tới.” ("Tên điệp viên về từ miền lạnh”)
*
Với Gấu Cà Chớn, câu văn thần sầu của Gấu mà nhờ Le Carré mới viết được - vắt qua hai cuộc đời, một đã qua cùng cuộc chiến đã qua, và một sắp tới, cùng cuộc chiến hội nhập sắp tới - là câu văn mà, chỉ 1 khi Gấu được Cao Uỷ Tị Nạn cho xe tới rước, sau hai tháng tù vì tội nhập vô Thái Lan bất hợp pháp, tại nhà tù quốc tế Bangkok, và sau đó đưa vô Trại Phanat Nikhom - chỉ tới khi đó, mới viết được khúc đuôi của nó:
"Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể." (1)

Note: "Đáng kể", “kể”, kể ra, viết ra...

Văn học miền Nam: Huỳnh Phan Anh

Miền Nam trước 1975 có những nhân vật đa dạng đến đáng kinh ngạc.
Trong số ấy có Huỳnh Phan Anh: viết văn, viết báo, dịch sách, phê bình, nghiên cứu...

(còn nữa)
Blog NL


*

Tình cờ, Gấu mua số báo trên, cũng là vì nghĩ tới HPA và những ngày mới quen, cả hai hay lê la những tiệm sách cũ đường Trần Quý Cáp, Chợ Đũi, tìm những số báo trên, cùng với những số nrf, Ellery Queen [trinh thám], science-fiction…  Gấu học tiếng Tây qua những số báo trên, cùng 1 số tác giả như Simenon, J.H. Chase.
Sau gặp đại họa vì cái tật mê đọc série noire, trinh thám…   

V/v “Duyên Anh, tuổi trẻ, mộng và thực”.

Cuốn này HPA viết theo đơn đặt hàng của chính Duyên Anh. Chuyện này có thực, do chính anh nói với Gấu.
Không phải DA chi tiền, mà là 1 tên đầu nậu sách. Hai trăm, hay ba trăm ngàn gì đó!

Khu Chợ Đũi, Huỳnh Phan Anh, và tôi

*

HPA tại nhà, ở 1 con hẻm đường Trần Quí Cáp, 2001 or 2002

*

HPA & Phạm Năng Cẩn tại 1 tiệm thịt chó ở khu cầu Thị Nghè, Sài Gòn, cc 2001
GCC & HPA @ Nhà Thờ Thánh Tâm Paris, 1999

Trang HPA

Sài Gòn Ngày Nào Của Gấu

Mấy ngày qua, do trục trặc internet, GCC không làm sao update trang TV, và bỗng lo lo, hay là độc giả, trước đó - đọc cái mẩu, bịnh viện Toronto khám phá ra trong đầu Gấu có 1 mảnh kim loại, nằm ăn vạ từ hồi ăn mìn VC ở nhà hàng Mỹ Cảnh Sài Gòn, 1965 - lại nghĩ, thằng khốn chuyến này chắc là đi luôn, cũng nên!

Hà, hà!

Trong 1 lần khám trước, gặp 1 tay còn trẻ. Anh ta hỏi, như thường lệ, đối với bất cứ 1 cas MRI scan nào, chắc thế, này, trong người Bác có cái miểng kim loại nào không, vì cái phòng scan ở trong 1 vùng từ trường cực cao, và 1 miểng kim loại như thế, có thể làm phiền cho Bác đấy. Thế là Gấu bèn, có, có nhiều lắm, toàn là những bụi kim loại, tàn dư của hai trái mìn claymore… Anh chàng y sĩ giật mình phắt 1 phát, và, sau đó, bắt tay Gấu lia lịa, vì là lần đầu anh ta được gặp 1 con người của chiến tranh Mít, sống sót nó, sau khi đợp hai trái mìn!

Lần sau, 1 anh, sau khi đưa Gấu vô máy scan rồi, máy chạy rồi, được đâu 5 phút, bèn ngưng, và Gấu bị lôi ra khỏi máy, được báo cho biết, bữa trước quên không X Ray cái đầu, bây giờ, nhìn qua máy, thấy có miếng gì đen đen ở trong đó. Phải X Ray cái đầu đã, rồi mới tiếp tục MRI Scan.

Thấy nhiêu khê, Gấu bèn lắc đầu, thôi bỏ, tớ về, đếch cần làm test nữa. Anh ta bèn lắc đầu, và giải thích bằng tiếng Mít, thú thế - hoá ra 1 anh Mít – Bác ơi, không được đâu. Cái miểng đó, nguy hiểm lắm, nếu nó nằm trong não của Bác.

Cái vụ rắc rối bỗng làm Gấu nổi hứng, nhất là sau khi đọc những tản mạn của nhà thơ VCC:
Hay là mình cũng bắt chước nhà thơ, và khai quật...  quá khứ, bằng 1 cuốn "tỉu thiết", mở ra bằng mẩu mìn VC, "mất đi tìm lại được"?

Hà, hà!

Chắc là phải viết 1 cuốn tiểu thuyết thôi. Vì Gấu Cái mà viết, không, Bả buồn lắm.
Mi viết về đủ thứ thánh nữ, sao không viết về 1 người trần mắt thịt, là... ta? 

Thủ Thiêm & Hàm & Gấu


*

Nhà thơ Võ Chân Cửu làm 1 cuộc khai quật quá khứ để tìm lại phần hồn cho Miền Nam Sâu Thẳm, qua những tản mạn của ông. Thời gian vừa qua Gấu Cà Chớn đi vô bịnh viện nhiều lần, để làm cái test MRI, và sau cùng, bác sĩ khám phá ra, trong đầu Gấu có 1 miểng kim loại, chắc là từ hồi ăn hai trái claymore của VC tại nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, 1965!
Hai tai của Gấu, 1 bên điếc đặc, 1 bên nghe tiếng đực tiếng cái, do nghe nhạc nhiều quá, lớn quá!
Cái test MRI, là do cái vụ tai điếc mà ra.
Cái lần tính tự mình làm thịt mình ở bên ngoài khu Phước Lộc Thọ, Gấu cũng đeo cái headphone vô tai, chuẩn bị bước xuống đường, giả đò, do nghe nhạc, không nghe còi xe hơi, nên bị nó cán.
Thì không làm thế, làm sao có lý do…  đi xa?
Gấu Cái nghe tin bị xe cán thì sẽ giơ hai tay lên trời, đã biểu mà, thể nào cũng có ngày mi bị xe cán vì headphone!

Thủ Thiêm & Hàm & Gấu




buổi sáng Sai Gon


 Trong số những độc giả TV ra lệnh dẹp mục Dọn, có vị rất bực, nghĩ là GNV ưa chửi lộn, ưa gây gổ….
[Đọc TV bây giờ chán rồi…]…
Tuy nhiên, Gấu đã nói rồi. Cực chẳng đã TV mới phải “trải đệm”.
Bởi vì chỉ có mỗi 1 cách đó, thì mới thay đổi bộ mặt văn học hải ngoại.
Nên nhớ, vụ Thầy Cuốc và băng đảng Hậu Vệ liên danh với SCN và Chợ Cá Bơ Linh, phạng Gấu, xẩy ra trước đó rất lâu, trước khi TV mở ra mục ‘Dọn’. Chợ Cá vừa cắt băng khánh thành, GNV vừa vội vã xin làm một tay viết mướn không ăn lương, là đã bị đấm đá tơi bời, cả từ trong nước ra hải ngoại, nào 1 ông đòi NQT cho xin tí xái, nào 1 ông chê ‘dịch như sấm’.  Có ông hiệu đính bài dịch của GNV, dù Gấu đếch có nhờ!
Không đăng thì vứt vô thùng rác, ai cho phép mi hiệu đính bài của ta, hử?
Có ông lại còn chửi Gấu, người ta đã mất công sửa giùm những chỗ dịch sai, đã không cám ơn thì chớ, lại còn… lắm chuyện!
Vậy mà Gấu vẫn cứ phải gật đầu cám ơn lia lịa, xin lỗi lia chia, mãi đến vài năm sau đó, mới mở ra mục Dọn ?
Có 1 vị độc giả, rất quí GNV, phải nói quá quí, vậy mà bực quá, đột nhiên cắt mọi liên lạc. Gấu lo quá, sợ có chuyện gì, sau cùng, không biết nghĩ sao, vị đó lại mail, độc nhất 1 lần, chỉ để nói, ta không có sao hết, mi đừng bận tâm đến ta!
Nhưng bây giờ, đành phải đánh lớn.
Đành. Vậy.
Đây có lẽ sẽ là cú đánh chót, lớn lao nhất, của GNV, nhắm vào toàn thể văn học Mít hải ngoại, đặt tên là dòng “văn chương ai điếu”, mà GNV “mặc khải”, khi đọc Brodsky viết về Anna Akhmatova. 

Có một câu hỏi hắc búa, rất ư là hắc búa, với riêng GNV, liên quan tới VP:

Ông là nhà văn số 1 của Miền Trung, không phải vì viết nhiều, với bao nhiêu đầu sách, nhà văn chuyên ngiệp suốt đời sống với mớ chữ, viết đủ thứ, chơi đủ thứ võ công, nào tạp bút, nào ký, nào nghĩ về, nào phê bình, nào đọc sách, nào… mà là: ông là 1 tay viết truyện ngắn số 1 của mảnh đất Miền Trung.
Truyện ngắn nào cũng số 1,  và có rất nhiều. Nào Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau Nhà, Đêm Xuân Trăng Sáng, Người Tù.... Mỗi truyện ngắn, là một nhân vật thật lạ, thật không giống ai.
Bảnh thật.
Trong khi mấy ông nhà văn Trung Kít khác, bói không ra 1 cái truyện ngắn, một nhân vật hách xì xằng.
[Phải gạch đít, tô đậm cây này, mới đã ngứa! NQT]

Kẹt quá, như NMG, thì bèn bệ ngay HPNT vô, cho chắc ăn!

Cái gì đặc VP, khiến từ đó, truyện ngắn đặc VP? Nhân vật, đặc Miền Trung, và tất nhiên, đặc VP.
Liệu không nhà văn Miền Trung nào vượt được ông, vì VP truyện ngắn không thể nào vượt được?
Tại sao những nhà văn Miền Trung đặt cái đỉnh cao vòi vọi, có truyện ngắn đăng trên Văn, là thành nhà văn?
Liệu một tham vọng như thế đã khiến họ viết làng nhàng đến suốt đời?

The Paris Review Interviews tập số IV, trong có bài phỏng vấn V.S. Naipaul, một trong những nhà văn phách lối vào bậc nhất trên thế giới, theo GNV. Trong lời giới thiệu của Salman Rushdie, ông cũng nhắc tới 1 sự kiện cho thấy Naipaul phách lối ra làm sao.
Rushdie kể về lần tham dự Hội Văn ở Hay-on-Wye, ông thấy Naipaul xuất hiện trên sàn diễn, và được nhà văn, nhà biên tập Mẽo, Bill Buford phỏng vấn.
Khi được hỏi về những nhà văn mà ông đọc, Naipaul trả lời 1 cách thật khinh bỉ [with a majestic dismissal]:
“Tôi không phải là một độc giả.
Tôi là một nhà văn”

GNV đã từng nghe 1 ông bạn quí trả lời tương tự như vậy, khi còn Sài Gòn, còn Quán Chùa.
Lần đó, có mấy người ngồi cùng bàn. Ông bạn quí mà GNV không tiện nhắc tên, ông anh nhà thơ  và GNV. Lần đó, hai anh em say sưa bàn về cuốn Những Kẻ Mộng Du của Koestler, Gấu còn nhớ rõ, ông anh khuyên Gấu, mày phải đọc thêm cả ba cuốn cho đủ bộ… 

Khi ông anh ra về trước, ông bạn quí bèn phán, tao đâu có ngờ TTT mà cũng sách vở đến như thế. Còn tao, hả, tao đâu có đọc, tao viết cho người ta đọc!
TV sẽ giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Naipaul, để cho thấy, ông quả xứng đáng phách lối!
Và sau đó, sẽ trở về với những nhà văn Mít cùng thời với Gấu, và sẽ cố tìm ra nguyên nhân, tại làm sao chúng ta chỉ có thứ văn chương làng nhàng, và chắc chắn, chẳng bao giờ có thứ văn chương xứng đáng, để ăn Nobel, thí dụ! 

V.S. Naipaul
The Art of Fiction

INTERVIEWER
I imagine you as having begun in a place that you were eager to leave but that has turned out-the more you studied it and returned to it-actually to be at the center of issues that are of enormous importance to the West. You call Trinidad a small place, but as you've written, Columbus wanted it, Raleigh wanted it ... When did you become conscious of Trinidad as a focus of the desires of the West, and a great subject?

[Dịch nhảm: Tôi tưởng tượng ông bắt đầu viết tại một nơi chốn mà ông hăm he, dọa nạt, chính mình, tao sẽ bỏ đi, tao quá chán cái mảnh đất Bình Định này lắm rồi. Nhưng sau cùng hóa ra đó là cái thiên đàng, của, không chỉ mình ông, mà còn của tất cả nhân loại! Không tất cả nhân loại, thì cũng chỉ một tí gọi là Tây Phương! Ông gọi Bình Định 1 xó xỉnh, nhưng, như chính ông viết, Columbus muốn nó, Raleigh muốn nó... Khi nào thì ông ý thức ra được rằng Bình Định mới là trung tâm của vũ trụ, là cõi văn Mít?]

NAIPAUL
I have been writing for a long time. For most of that time people were not interested in my work, so my discoveries have tended to be private ones. If it has happened, it's just a coincidence. I wasn't aware of it. Also, it is important to note, the work has not been political polemic. Such a work written in the 1950s would be dead now. One must always try to see the truth of a situation-it makes things universal

INTERVIEWER
Do you ever wonder what would have become of you if you had stayed in Trinidad?

[Ông có bao giờ nghĩ, nếu ông cứ ở lì ở Thiên Đàng Bình Định, thì sự tình sẽ ra sao?]

NAIPAUL
I would have killed myself. A friend of mine did-out of stress, I think. He was a boy of mixed race. A lovely boy, and very bright. It was a great waste.

[Thì tôi sẽ tự tử]

Có vẻ như những đoạn dịch nhảm, ứng vào tất cả những đấng nhà văn Trung Kít.
Hăm he rời bỏ thiên đàng, chỉ để ngó về 1 cõi báo Văn!


Trường Xưa


Có thể nói, Miss Trask đảo ngược hẳn cái lề thói cuộc đời mà chúng ta vẫn thường sống: Đẩy đời thực vào một xó xỉnh, chiếm càng ít không gian bao nhiêu, tốt bấy nhiêu, nhường chỗ cho giả tưởng. 

Bài này, đúng là tinh thần trang của K.
Hà, hà!
GNV

Hihi, một mặt nào đó, nó cũng là tinh thần của TV!!
Thay vì đẩy đời thường lùi vào một góc để dành chỗ cho giả tưởng, TV đẩy hiện tại vào một góc để quay về quá khứ.
K
*

Borges, trong Hồi ức của Shakespeare, nhắc đến De Quincey, ông này phán, bộ óc của chúng ta thì giống như miếng da lừa, a palimpsest. Bản văn mới phủ lên bản văn trước đó, cứ thế, cứ thế.

Nhưng gặp một tay có bộ óc khùng như GNV, thí dụ, thì cái bản văn cũ gọi là ‘quá khứ có BHD’ cứ luôn luôn là bản văn mới nhất, nó phủ lên mọi bản văn khác, kể cả bản văn sẽ có! (1)



*

André Gide
Journal. Une anthologie

Note: TV mở thêm mục này. Viết/Dịch song song với "Sài Gòn ngày nào của Gấu Cà Chớn"

15 Sept [1941]

Làm lại đời mình? Tôi sẽ cố thêm tí “a văng tuya”!
Recommencer ma vie?... Je tâcherais tout de même d’y mettre un peu plus d’aventure.

1942 mở ra bằng entry sau đây:

Nice, 1er Janvier. Tôi già đi khủng khiếp khúc thời gian này [ces derniers temps]. Như thể có 1 thằng tôi đang từ giã chính nó.
Nè, không vãi nước đái đâu. Oh! sans tristesse.
Có vẻ như tôi đi xa, đếch có tí ân hận gì về đời mình.

Đọc trên blog Gỗ Mùn (1) 1 khúc trích "Những Ngày Ở Sài Gòn", "Lần Cuối" mới đúng, đoạn viết ở trai tị nạn Thái Lan, về thằng em trai đã mất của Gấu.
Tks. NQT

Mấy thằng bạn còn sống của thằng em, có thằng cũng mê văn chương lắm, là Tiến Dế, bác sĩ, ở Úc, có thời làm cái gì to lắm ở bên đó, lần đầu đọc, phán, thật ngậm ngùi vì  thấy mình ở trong đó.

Nhân nói đến mùi Sài Gòn. 

Bởi là vì bạn Gỗ Mùn, bạn NL thì đều coi văn chương là nơi chốn thiêng liêng, và sống 1 cuộc đời chắc là cũng khá thánh thiện, thành ra ngửi toàn mùi Sài Gòn "thánh" cả. Mùi Sài Gòn của Gấu, khác, khác nhiều lắm, và, với GCC, nhớ Sài Gòn là nhớ cái mùi đó: Mùi bùn. Nostalgie de la boue [Chữ của D.H. Lawrence].
Nhớ nơi chốn âm u và ẩm ướt…. Đại khái thế.

Nhưng đọc cái entry này, đoạn về Mai Thảo, thì Gấu nhận ra rằng thì là Gấu quá coi thường văn của ông ta.
Đọc không tới, như cách GM và NL đọc ông.
Tks, anyway.
Hà, hà!

Nhân nhắc đến Thái Chi. Dương Nghiễm Mậu, có 1 thời, cũng hay ngồi ở đây. Bên cạnh, có món mì hoành thánh, hủ tíu, cà phê túi nổi tiếng, phía bên kia đường, đối diện Thái Chi. Con đuờng này còn 1 quán chuyên trị ô mai, cũng nổi tiếng ra gì. Đi hết con đường, ra phía Tân Định, thì đụng cà phê Bà Lê Chân, của Huy Tưởng. Đụng cái quán chuyên trị món Bắc, là bánh cuốn Thanh Trì, Gấu đã đi 1 đường về nó, cũng trong bài viết (1)

(1)

Khi đã đi làm, có lương tháng, có nhà ở, do cơ quan cấp, bị dòng đời xô đẩy không cho ngoái cổ nhìn lại con hẻm xưa, có những buổi sáng chạy xe vòng vòng đuổi theo dư âm ngày tháng cũ, biết đâu còn sót lại qua dĩa bánh cuốn Thanh Trì, nơi con hẻm đường Trần Khắc Chân, khu Tân Định. Thứ bánh cuốn mỏng tanh, không nhân, chấm nước mắm nhĩ màu mật, cay xè vị ớt bột, kèm miếng đậu phụ nóng hổi, dòn tan, miếng chả quế, giò lụa. Chủ nhật đổi món bún thang dậy mùi mắm tôm, khi đã no nê vẫn còn thèm thuồng chút thơm tho của đôi ba giọt cà cuống đầu tăm. Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù... Nhìn bước đi thời gian trên khuôn mặt xinh tươi của mấy cô con gái bà chủ tiệm, mới ngày nào còn tranh giành đồ chơi, còn tị nạnh đùn đẩy nhau trong việc phục vụ khách, bây giờ đã biết đỏ mặt trước mấy cậu thanh niên. Tự nhủ thầm hay là tới 79 đợi một tô phở đặc biệt sau khi len lỏi qua các dẫy bàn chật cứng thực khách, cố tìm một cái ghế trống. Hay tới quán bà Ba Bủng để rồi lưỡng lự, giữa một tô bún ốc; cố tìm lại hình bóng con ốc nhồi ngày xưa, tại một vùng quê của xứ Bắc Kỳ xa lơ xa lắc, chỉ muốn quên đi, chỉ muốn chối từ nhưng cuối cùng khám phá ra, trong đáy sâu âm u của tâm hồn, của tiềm thức, của quá khứ, hiện tại, tương lai, của hy vọng, thất vọng, của hạnh phúc, khổ đau... vẫn có một con ốc nhồi ẩn náu dưới mớ bèo trên mặt ao đầy váng; giữa một tô bún riêu, hay một tô bún chả thơm phức vẫn còn chút dư vị chợ Đồng Xuân, mới ngày nào được về Hà-nội ăn học. Ôi tất cả, chỉ vì thèm nghe cho được cái âm thanh ấm áp của mấy đồng bạc cắc reo vui suốt con hẻm Đội Có, Bà Trẻ cho, ngày nào, ngày nào...
*

nhân vật Lâm Vũ trên blog NL không phải GM đâu :)))

Sorry [GM], and glad [LV]

NQT

V/v  Bà chủ quán TC. Rất khó tính, nhưng là với khách lạ. Khách quen thì khỏi nói. Thằng em của GCC được Bả rất quí. Cái chuyện bộ tách uống Trà Tầu, là có thiệt. Lần bốc mộ thằng em, hỏa thiêu, đưa tro cốt vô Chùa, trước khi bỏ chạy quê hương, vì sợ VC ủi mộ, Gấu có lại được viên đạn nằm sau ót thằng em, và…  nhận xét của anh phu bốc mộ.
Anh ta nói, chắc Thiếu Uý Sĩ ngày còn sống bợm nhậu, vì xương đen thui.
Thằng em của Gấu không nhậu, và nếu như thế, thì là do Trà Tầu quán Thái Chi.

Vittel, Juin, [1933]
Điều đưa tôi đến với chủ nghĩa CS, thì không phải là Marx, mà là Phúc Âm, l'Évangile. Phúc Âm tạo [former] nên tôi.

Vittel, 4 Juillet:
Châm ngôn Địa Ngục, Proverbe de l'Enfer:
Mò xuống đáy giếng để ngắm sao trên trời, Descends au fond du puits si tu veux voir les étoiles.

Câu Châm ngôn Địa Ngục, xem ra, cũng có thể áp dụng cho xứ Mít, 1 cách nào đó!

Hay câu này, cũng trong Nhật Ký của Gide:

Hãy quay lưng về phiá Ánh Sáng mà ngắm Cái Nhà Mít của Bác Hồ!
14 Février [1934].
Le mystique: “Vous tournez le dos à la lumière – C’est pour contempler l’arc-en-ciel”
Gide: Journal.

Hình ảnh trên, Cái Nhà Mít To Đùng, arc-en-ciel, là của Goethe, như Gide cho biết. Ông đọc lại Faust của Goethe, khi quá bội thực, je me sature, Contes của Voltaire: lớn lao và nhỏ tí.