*


30.4.2014

*

**

*

Mẽo tản thương VNCH, Sept 1965





30.4.2014

All revolutions devour their own children
Ernst Rohm, 1993

Lapham's Revolutions

Mọi cách mạng xâu xé, ăn sống nuốt tươi, những đứa con của chính chúng.

Cứ giả như cuộc chiến Mít là 1 cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thì quả là nó đã làm thịt cái gọi là "đực" của Mít:

Trước 1975, thời gian phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật của tờ nhật báo quân đội Tiền Tuyến, trong một bài giới thiệu tác phẩm đầu tay của một nhà văn đã có vài tuổi lính, nhớ tới nhà văn Y Uyên vừa mới tử trận, tôi có đưa ra một nhận xét: Hãy cố gắng sống sót, và, nếu may mắn sống sót, nếu may mắn hơn Y Uyên, bạn sẽ còn phải đụng với một cuộc chiến khác, khủng khiếp cũng chẳng kém trận đầu: văn chương!

Ý nghĩ này, tôi gặp lại, sau 1975, khi đọc Người Mẹ Cầm Súng của Nguyễn Thi, chết trận Mậu Thân, hình như ở khu Chợ Thiếc, Chợ Lớn, Sài Gòn. Liên tưởng tới bạn bè, phóng viên nước ngoài đã từng có dịp được quen biết, và đã tử trận, như Huỳnh Thành Mỹ, Sawada... tôi bỗng nhận ra một điều, cuộc chiến thật thâm hiểm, tàn nhẫn: nó nuốt sạch những ai thực sự dám đương đầu với nó. (b)

*

*

*

Today at 8:45 PM

Kính thăm anh,

Đọc bài KHÂM ĐỨC buồn quá. Trận đó ta thua tan tác, một số lính ĐỊA PHƯƠNG QUÂN (có thêm vài cố vấn Mỹ) xé rừng mở đường máu, số thoát được, số bị bắt...
Kính chúc anh vạn niềm vui và thật nhiều sức khỏe.
Hôm Tết Ta, em có gửi mail mừng... tuổi anh. Có lẽ anh không nhận được.

Trận đó thê lương thật.
Tết Ta tôi ở Lào
Tks
Take care, please

NQT

30.4.2014


Note: Pạt được Nobel, là nhờ XỊA. Điều kiện cho Nobel, là phải có bản dịch tiếng Anh. XỊA bèn lập tức cho người dịch, nhờ vậy Pạt được.

này Gấu biết từ hồi Diễm Xưa, nay mới thấy la ỏm tỏi, nhân đọc Vịt Xì Tốp Đi Thôi, của kỹ sư Vịt Kìu Iu Nước:

·         Chính CIA đã giúp phổ biến cuốn "Bác sĩ Zhivago" và vận động cho Pasternak được Nobel:
 During Cold War, CIA used ‘Doctor Zhivago’ as a tool to undermine Soviet Union
(Washington Post 5-4-14)

Soviet writer and poet Boris Pasternak near his home in the countryside outside Moscow on Oct. 23, 1958.

Soviet writer and poet Boris Pasternak near his home in the countryside outside Moscow on Oct. 23, 1958. (HAROLD K. MILKS/ASSOCIATED PRESS)

* 

Người mang “Gulag” qua Tây Phương

Với “Dr. Zhivago” của Pạt, nhờ "Điệp Viên Của Chúa" - tít bài viết của Steiner về G. Greene, như bài trên Washington Post cho biết:

“Doctor Zhivago” could not be handed out at the U.S. pavilion at the world’s fair, but the CIA had an ally nearby: the Vatican.
The Vatican pavilion was called Civitas Dei, the City of God, and Russian emigre Catholics had set up a small library “somewhat hidden” behind a curtain just off the pavilion’s Chapel of Silence, a place to reflect on the suppression of Christian communities around the world.
There, the CIA-sponsored edition of “Doctor Zhivago” was pressed into the hands of Soviet citizens. Soon the book’s blue linen covers were littering the fairgrounds. Some who got the novel were ripping off the cover, dividing the pages, and stuffing them in their pockets to make the book easier to hide.
The CIA was quite pleased with itself. “This phase can be considered completed successfully,” read a Sept. 10, 1958, memo.
 

V/v sự thực lưu truyền.


Vấn đề này liên quan tới đạo hạnh của người viết.

GCC đọc bài viết của Susan Sontag, về chuyến đi Hà Nội của bà, trong “Styles of Radical Will” [tạm dịch "Những văn phong của ao ước gốc, cơ bản"]. Trong bài viết về Godard [nhà làm phim Tẩy] cũng trong cuốn đó, bà trích câu của Godard làm đề từ:

Có thể thực, cái chuyện phải chọn giữa đạo và mỹ, nhưng cũng không kém thực, cái chuyện, mặc dù chọn món nào, thì sau cũng thấy món kia lòi ra ở cuối đường. Đây là phận người.

Nguyên văn: “It may be true that one has to choose between ethics and aesthetics, but it is no less true that whichever one choose, one will always find the other at the end of the road. For the very condition of the human condition should be in the mise-en-scène itself”

Robert Hass, không ưa thơ Mandelstam, phán, nhớ đại khái, về 1 ông khác, nhưng nhắm Mandelstam: Ông ta đi tù vì là Do Thái, không phải vì là thi sĩ.
Có thể nói, ở cuối đường, những nhà văn VC đều phải đối diện với cái gọi là đạo hạnh. Viết về họ là phải nhìn ra điều này. Đâu có phải tự nhiên mà Tô Hoài viết “Ba Người Khác”: Ông là 1 trong ba thằng "lăng nhăng” - chữ của Nguyên Ngọc – đó.

**

Đẩy đến tận cùng ý trên, thì bật ra câu của T.S. Eliot, trong “Four Quartets”, "Trong đầu có cuối, trong cuối có đầu" [“In my beginning is my end”, “In my end is my beginning”].

Đây là “vấn nạn” của mọi nhân vật của tất cả những cuốn tiểu thuyết của Graham Greene, như Monica Ali, trong bài giới thiệu cuốn Kết Thúc Chuyện Tình, The End of the Affair, chỉ ra.

Cũng trong bài giới thiệu, nhắc tới câu: Ý thức là không gian trắng lớn nhất trên bản đồ trí thức con người, “Consciousness is the biggest white space on the map of human knowledge”.
Nhân vật chính trong cuốn truyện thú nhận, đôi khi tôi không nhận ra tư tưởng của chính tôi, và, tôi lạc ở 1 vùng lạ, tôi đếch có bản đồ.

Lang ba lang bang, lăng ba vi bộ, cái nọ xọ cái kia.
Mười năm sau Kết Thúc, Greene viết Một trường hợp lụi tàn, A Burn-Out Case.
Một đối trọng của Kết Thúc.
Nhân vật trong Lụi Tàn là anti-hero của Kết Thúc.
GCC cực mê cuốn này:

Đôi khi Gấu nghĩ, cái sự tìm kiếm khổ đau và nhớ lại mình đã từng khổ đau – nào là ở cổng trường Đại Học Khoa Học Xề Gòn, nào là ở khu Phước Lộc Thọ, nào là trong những ngày Mậu Thân… - chúng là những phương tiện độc nhất nhờ chúng, Gấu mò ra phận Mít, trong có Gấu Cà Chớn!

Ten years after he wrote The End of the Affair, Greene wrote of a famous architect, who has lost his faith in everything, that he has not 'felt any pain at all in twenty years'. This is the nature of his problem. Querry, the anti-hero of A Burnt-out Case, develops a friendship with a doctor in a leper colony who observes, 'Sometimes I think that the search for suffering and the remembrance of suffering are the only means we have to put ourselves in touch with the whole human condition.' We could read this as an essential distillation of Greene's work.
Bendrix, by this measure, certainly keeps himself 'in touch'. It is a measure he uses for others too. His first stirring of respect for Henry is when Henry suffers visibly. 'I could no longer patronize him; he was one of misery's graduates .. .'
Pain is indispensable to a fully-realized life: 'happiness annihilates us: we lose our identity'.

**

Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Graham Greene, [1904-1991], tất cả tác phẩm của ông được tái bản, nhưng ghê hơn nữa, cuốn nào cũng được 1 tay cực bảnh viết giới thiệu.
Gấu Cà Chớn mê quá, cứ lui cui lượm về, chỉ để đọc bài giới thiệu!
Bài giới thiệu của The Heart of the Matter cũng tuyệt cú mèo. Người viết: James Wood! Ky Tô giáo và tội lỗi, trong có tội tự tử. Chúng ta, tín hữu Ky Tô, bị trầm luân đời đời vì “ý thức”, tức sự hiểu biết của mình.

“We Catholics are damned by our knowledge”

Tuyệt cú!

Tặng LN, bạn của GCC!

Hà, hà!


*

NL/FB

…. Nói một cách khác, không có vụ di cư, không có tờ Sáng Tạo, không có Dương Nghiễm Mậu. Rượu Chưa Đủ "chưa đủ", nó cần một, hay nhiều hình ảnh khác nữa để tự khẳng định, để hoàn tất: chúng bổ túc cho nhau, những đứa con tư sinh của một miền đất. Nói rõ hơn, Dương Nghiễm Mậu là một "dị bản", của một Thanh Tâm Tuyền quá trí thức, quá Tây-phương, quá say mê Malraux... Một Thanh Tâm Tuyền "khác", khô, cứng, thật chững chạc, nhưng cũng thật cảm động... Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt trời, một bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải (Nguyễn Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm Lãng Quên, truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác giả Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không còn nhớ tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) (1) cho cặp nhân tình tạm trú, cuối cùng bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ đi, gã thét cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà, cuộc tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay phía bên kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm Tuyền tràn lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những bóng dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ: Cái Chết, Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến Tranh lảng vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết liệt, bởi những con người đứng bên lề...

DNM

(1): Người Gác Cổng

April 1, 2014 at 4:08am

Trong lời dẫn nhập cho cuốn truyện “Bếp Lửa”, lần xuất bản thứ hai – 1965 - Thanh Tâm Tuyền đã kết: “Mỗi nhà văn là một kẻ sống sót”.  Trong bối cảnh tang thương chết chóc vào lúc đó, ngưòi ta dễ nghĩ ngay đến sự sống còn thể xác.  Nhưng hẳn TTT không muốn nói đến điều đó, hay chỉ là rất phụ. Ngay trên câu cuối đó, TTT viết: “Cái chết lựa chọn không bao giờ phi lý, nó làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết lưu truyền cho kẻ sống sót”.  Thật rõ ràng, nhiệm vụ - có thể độc nhất - của nhà văn, theo TTT, là lưu truyền sự thật vậy.

Cùng thời điểm ‘Bếp Lửa’ chào đời – 1957 - tác phẩm vĩ đại ‘Doctor Zhivago’ cũng ra đời, trong một bối cảnh nghiệt ngã. Còn nghiệt ngã hơn là của ‘Bếp Lửa’ rất nhiều. ‘Bếp Lửa’ tuy ra đời như một tác phẩm của kẻ lưu vong, nhưng chỉ là "lưu vong" trên mảnh đất của mình, với bạn bè tụ tập họp chung quanh, nâng niu nó như một hài nhi mọi người mong đợi; đàng kia, Pasternak bị bắt buộc phải chối từ ‘Doctor Zhivago’ và rốt cục chính tác phẩm đã phải lưu vong (*).

Cả hai, Boris Pasternak và Thanh Tâm Tuyền, đều là một nhà thơ lớn, mang tính chất khai phá và là “thần tượng” thơ của nhiều người làm thơ trẻ cùng thời. Cả hai đều đã chọn lựa trở thành nhà văn, TTT đã làm việc chọn lựa này sớm trong cuộc đời mình hơn là Pasternak.  Cả hai cũng đều trải qua những “thử thách” lớn, bởi sự chọn lựa trở thành một nhà văn là để nói lên sự thật .  Thế nhưng, Pasternak xem còn may mắn hơn, ở chỗ tác phẩm chính của mình được cả thế giới biết đến, đọc và công nhận (**); trong khi với TTT, tác phẩm lớn nhất của ông, ‘Ung Thư’, đến nay chưa từng được xuất bản thành sách (***).

Một năm trước khi từ giã cõi đời, 1960, Pasternak đã viết:

Tôi đã phạm tội gì,
Tôi là kẻ cướp hay sát nhân?
Tôi đã làm thế giới thương cảm
Trước nét đẹp của quê hương tôi
Cho dù có đang thở những hơi cuối cùng
Tôi vẫn vững tin rằng hồn của ánh sáng
Sẽ sớm đập tan cái bóng đen
Mà sức mạnh là tàn bạo và hận thù 

(... Am I a gangster, a murderer?
Of what crime do I stand
Condemned? I made the whole world weep
At the beauty of my land.
Even so one step from my grave,
I believe that cruelty, spite,
The powers of darkness will in time
Be crushed by the spirit of light...)

(Pasternak, ‘Nobel’, 1959)

_________________________

(*) ‘Doctor Zhivago’ được xuất bản lần đầu ở Ý và bằng tiếng Ý, 1957.

(**) ‘Doctor Zhivago’ được trao giải thưởng Nobel Văn Chương 1958. Pasternak không được nhà cầm quyền Liên Xô cho nhận giải.

(***) Trong hơn 10 năm, 'Ung Thư' được TTT viết đi viết lại nhiều lần và đã được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Văn (Saigon) trong khoảng hai năm. Cuối 1974, TTT quyết định cho xuất bản, mọi chuyện tiến hành thì biến cố 30/04/1975 xẩy đến...

"Il Dottor Zivago" - ấn bản đầu tiên thế giới,1957

"Il Dottor Zivago" - ấn bản đầu tiên thế giới,1957

Boris Pasternak

Boris Pasternak

Thanh Tâm Tuyền

Thanh Tâm Tuyền

'Bếp Lửa', ấn bản thứ Ba, 1969'

Bếp Lửa', ấn bản thứ Ba, 1969

Note [NQT]:

V/v Pasternak. Như tôi biết, không phải nhà nước Liên Xô không cho ông nhận Nobel. Cho đi nhận, nhưng không cho trở về. Ông đành từ chối.
Vv xb “Ung Thư”. GCC không biết chi tiết này. Nhưng chắc là không có. Vì TTT sau đó viết “Một Chủ Nhật Khác”, là để thay thế “Ung Thư”, như qua trả lời phỏng vấn Le Huu Khoa cho thấy
V/v Chuơng trình nhạc chủ đề của NDT: Do NDT phụ trách. Ông là nhân viên DPT Sài Gòn. Qua c/t này một số ca sĩ thành danh, hay nói khác đi, họ thành danh 1 phần là nhờ nó. Thí dụ, Sĩ Phú, Khánh Ly, Vũ Thành An… GCC còn nhớ là mỗi thứ năm ông phải vô đài để thu thanh, nhưng không nhớ phát thanh ngày nào, giờ nào.
Hoàng Hải Thuỷ có đi 1 bài về c/t này, từ hồi còn Sài Gòn. Đúng ra là về giọng đọc của NDT. Ông nhớ đến câu nói của 1 anh chàng, đang làm tình, mà đã giao hẹn, lát nữa, nữa nhá?
Gấu nhớ hoài chi tiết này, hăm he lập lại hoài, mà không có dịp.
TTT có nét giống Brodsky, hơn là Pasternak, theo GCC. Ông không thích được dân Mít & Liên Xô yêu. Ông đếch thèm đến với nước Nga, nước Nga bèn "âm thầm" đến với ông.
Khác hẳn Pasternak.
Khi TTT còn sống, ít người yêu thơ, cũng như con người của ông.
Đọc MT viết về ông, khi ông còn ở trong tù VC, là biết.
Chỉ khi ông chết đi, thì mới được mọi người trân trọng. Tếu thế.
*

Coetzee nói về Brodsky:  Ông chẳng hề loay hoay hì hục làm cho mình được yêu, thí dụ, như Pasternak, rất được yêu. Venclova cho rằng, người Nga tìm chẳng thấy, ở trong thơ của ông sự "ấm áp", "tha thứ tất cả", "sướt mướt", "nức nở con tim", hay sự "vui tươi, nhí nhảnh". Nhà thơ Viktor Krivulin nghi ngờ tính hài hước, rất ư là không giống Nga, very un-Russian, vốn trở thành thói quen trong thơ Brodsky. Ông trau giồi hài hước, Krivulin nói, để bảo vệ mình, từ những ý nghĩ, tư tưởng, hay hoàn cảnh mà ông cảm thấy không thoải mái. "Một sự sợ hãi phải phơi lòng mình ra, hay có thể, chỉ là một ước muốn đừng phơi mở...".

Ui chao, liệu có thể bệ cả đoạn trên sang bài tưởng niệm ông anh nhà thơ?

Why not?

5 năm rồi không gặp...

5 năm rồi TTT đã ra đi, nhưng hẳn là ai cũng còn nhớ, khi ông sắp đi, ra lệnh cho vợ con, đừng làm phiền bè bạn, đừng thông báo thông biếc, sống ta đã chẳng làm cho họ vui, cớ sao ta chết, lại làm cho họ buồn?

Gấu phải mãi sau này, mới hiểu ra tại làm sao mà Milosz thèm được cái số phận bảnh tỏng của Brodsky: được lọc ra giữa những thi sĩ của thời đại của ông, của thành phố của ông, để nhân dân ban cho cái án cải tạo, rồi được Đảng tha cho về, được Đảng bắt phải lưu vong, và sau đó, khăn đóng áo dài bước lên Đài cao nhận Nobel. Trong khi cái số phần của Milosz, chính là cái mà ông miêu tả trong bài viết Rửa, To Wash, 1 thi sĩ bửn của thời đại của ông.

To Wash

At the end of his life, a poet thinks: I have plunged  into so many of the obsessions and stupid ideas of my epoch! It would be necessary to put me in a bathtub and scrub me still all that dirt was washed away. And yet only because of that dirt could I be a poet of the twentieth century, and perhaps the Good Lord wanted it, so that I was of use to Him.

Một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta. 

Gấu tin là trong bài thơ tự trào về mình, TTT cho biết, chưa từng bắn một phát súng, bảo là tự hào, thì thật nhảm (1): thi sĩ cũng muốn có tí bùn dơ ở trên người, và sau 30 Tháng Tư, phải cám ơn VC đã cho ông đi tù, cùng bạn bè,“cùng hội cùng thuyền”, nhờ cú đi tù mà lại làm được thơ, như những ngày đầu đời, “nụ hôn đầu Ga Hàng Cỏ”, bẽn la bẽn lẽn giấu các bạn tù! 

(1) Một chủ nhật khác, một cách nào đó, là một bản văn giải thích hành động không rút súng bắn VC một lần nào!

Nên nhớ, TTT đã từng nhập thân vào bạn của ông, là anh chàng sĩ quan VNCH, Đạo, anh này đã từng nằm suốt đêm ở bên ngoài, chờ cho tên VC nằm vùng, một “serial killer”, chuyên xử tử những tên Ngụy trong vùng, đêm đó lén về nhà, hú hí với vợ con, sáng trở về rừng, mới ra lệnh cho lính dưới quyền nổ súng!

TTT có mấy cuốn tiểu thuyết viết bỏ dở, chưa kể Ung Thư, hoàn tất, nhưng không cho xb. Trong mấy cuốn đó, cuốn nào cũng thật là tuyệt, ở những đoạn mở.

Uổng thật!

Tiếc quá!

Giấu mặt, viết về 1 em mới nhơn nhớn, khung cảnh Đà Lạt.

Truyện anh chàng sĩ quan VCNH tên Đạo.

Một cú tự thuật, TTT vô Quang Trung, giữa đám con nít mới lớn, chúng gọi ông là Cụ, hay Bố gì đó.
Còn ông, qua nhân vật kể chuyện, xưng là Ông Già.

Nhân nói chuyện... Bố: Cả trại tù Đỗ Hòa, đám học viên, không chỉ Đội Ba, mà Gấu là Y Tế Đội, đều gọi Gấu là Bố!

Bà Cụ Gấu tự hào lắm, vì “chi tiết là Thượng Đế” thần sầu này! (2)

Về Pạt, thật nhã

Với những ai quen thuộc với thơ của ông, trước khi ông nổi tiếng thế giới, thì giải Nobel ban cho ông vào năm 1958 quả là có 1 cái gì tiếu lâm ở trong đó. Một nhà thơ mà thế giá ở Nga, người ngang hàng với ông chỉ có 1, là nữ thần thi ca Akhmatova; một đại gia về dịch thuật, nếu không muốn nói, "thiên tài dịch dọt", [hai từ đều thuổng cả!], thì mới dám đụng vô Shakespeare, vậy mà phải viết một cuốn tiểu thuyết to tổ bố, và cuốn tiểu thuyết to tổ bố này phải gây chấn động giang hồ, cả Ðông lẫn Tây, cả Tà lẫn Chính, và trở thành một best-seller, [có lẽ phải thêm vô, phải có bàn tay lông lá của Xịa nữa] tới lúc đó, những thi sĩ của những xứ sở Slavic, mà ông ta nhân danh, mới được Uỷ Ban Nobel ở Stockholm, thương tình để mắt tới.
Giá như mà ông được Nobel trước đó vài năm, thì lại chẳng sao. Chính vì thế mà mùi vị Nobel mới cay đắng làm sao, và thật khó coi đây là một bằng chứng về một sự quan tâm thực sự của giới độc giả Tây Phương với những nền văn học Ðông Âu, và điều này nằm ngoài những thiện ý của Hàn Lâm Thụy Ðiển.

Sau khi được Nobel, Pạt mới hiểu ra được, và thấy mình, ở trong một đại ác mộng! Một đại ác mộng về sự hồ nghi, chính tài năng của mình! Trong khi ông khăng khăng khẳng định với chính mình, tác phẩm của ta là một toàn thể, thì cái toàn thể bị bẻ gẫy vì những hoàn cảnh.
Nhân dân Nga, chắc là có cả nhà nước VC Nga khốn kiếp, hè nhau bịt mũi, mi được Nobel vì 1 cuốn tiểu thuyết chẳng ai biết tới, đếch ai thèm đọc….

Tôi không kiếm thấy trong tác phẩm của Pasternak tí mùi vị của sự chống đối triết học của ông, với lý thuyết của nhà nước, ngoại trừ cái sự ngần ngại khi phải đối đầu với những trừu tượng – và như thế, thuật ngữ “trừu tượng” và “giả trá”, với ông, là đồng nghĩa – và đây là chứng cớ của sự chống trả của ông. Cuộc sống của công dân Xô Viết là cuộc sống của ông, và trong những bài thơ ái quốc, ông không chơi trò chơi chân thực. Ông chẳng nổi loạn gì hơn bất cứ 1 con người bình thường Nga Xô.
Dr Zhivago
là 1 cuốn sách Ky Tô, tuy nhiên chẳng thấy có tí dấu vết nào của thứ khẩu khí làm nên sức mạnh của Dos, về 1 quan điểm con người chống-Ky-tô.

Ky Tô giáo của Pasternak là vô thần
, [atheological]. Pasternak là 1 người bị hớp hồn bởi thực tại, đối với ông, thực tại thì thật là lạ lùng như một phép lạ. Ông chấp nhận khổ đau vì ở nơi thâm sâu của yếu tính của cuộc đời là đau khổ, chết chóc và tái sinh. Và ông coi [treat] nghệ thuật như là một quà tặng của Chúa.

Czeslaw Milosz

Note: Pạt được Nobel, là nhờ XỊA. Điều kiện cho Nobel, là phải có bản dịch tiếng Anh. XỊA bèn lập tức cho người dịch, nhờ vậy Pạt được. Nguyễn Huy Thiệp hụt Man Booker, là cũng do vậy: Đếch có bản dịch tiếng Anh, như tay Manguel, trong ban giám khảo giải này cho biết

*
TLS số đề ngày 1 Tháng Bẩy, 2005, mục Sổ Tay, bàn về giải Man Booker Quốc Tế, khác với Booker Prize, dành cho nhà văn Hồng Mao, cho biết một "tin động trời", đối với đám viết lách người Mít: Có tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách những tác giả thượng hảo hạng, fisrt rate, được ban giám khảo lọc ra để lấy người đoạt giải.
TLS trích lời một ông giám khảo [Alberto Manguel], trên tờ Spectator  tháng vừa qua [Tháng Sáu], "trong danh sách những tác giả thượng hạng... chúng tôi đã phải gạt bỏ Peter Handke, Antonio Lobo Antunes.... Nguyen Huy Thiep, Pascal Quignard, và Christa Wolf, tất cả những người này đều, hoặc chưa được dịch sang tiếng Anh, hoặc đã dịch nhưng nay tuyệt bản".

Về tác giả Kadare, người đoạt giải, [Tin Văn đã loan tin] ban giám khảo dựa trên những bản dịch tiếng Anh, được dịch từ tiếng Pháp, dịch từ nguyên bản tiếng Albania, và điều này làm cho giải thưởng hơi mất giá, [hơi rẻ tiền], theo người bình luận trên tờ TLS.

Rẻ tiền, là 60 ngàn Anh Kim!

Nhưng, với tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách, quả đúng như Kadare nhận xét, “Danh sách chót không thôi, tự nó đã làm nên một gia đình văn học lạ thường rồi.”
Và, Nguyễn Huy Thiệp kể như đã nhận được giải thưởng, bởi vì Kadare có thể coi như một Nguyễn Huy Thiệp của Albania.
Tin Văn tính giới thiệu bài viết về ông, trên Guardian, khi ông được giải, nhưng nay có bài viết trên TLS sẽ cống hiến các bạn dưới đây.

Tin Văn Cũ


Cái sự hồ hởi với Nobel 2009, "của người", cho thấy, có thể đây là đòn "cách sơn đả ngưu" của Mít ta, chăng?
Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển không cho DTH Nobel, và nếu cho, cũng chẳng dám bốc thơm, thì đành "xoa... đầu" bà Muller, vậy!

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ.

Mưa xối xả trên kính trước chiếc xe díp nhà binh được dành riêng cho vị tướng là một ẩn dụ bình dị trong văn Kadare. Vào lúc Tướng Âm Binh được xuất bản, cơn mưa xối xả thường hằng [constant], và nhiều cảnh khác ở trong truyện cứ thế lừng lững đi thẳng vào văn học Albania. Những đám mây bão xám xịt, bùn, và thực tại ủ rột, đơn điệu của một ngày như mọi ngày,chúng đối chọi thật sắc bén với phương đông hồng sáng chói không thể nào khác được, cùng cả trăm ngàn những vinh quang, những chiến thắng của Chủ Nghĩa Hiện Thực Xã Hội. Cũng thế, là viên tướng Ý. Ở đây, chúng ta thấy một thủ thuật đắc ý nhất, của nhà văn, hơn bất cứ thủ thuật nào khác, nhằm đạt được tham vọng, kéo văn học của xứ sở của mình thoát ra khỏi sự dửng dưng, cả về văn phong lẫn đề tài của nó, thoát ra khỏi cái nhìn Albania xa vời và bị ám ảnh bởi quá khứ, dưới mắt ngây thơ và không thể nào hiểu nổi của người ngoại quốc. Ao ước của nhà văn, hay viễn tượng của ông, là làm sao tạo được hình dáng cho một xứ sở Âu Châu, đã trở nên tách biệt hẳn ra khỏi Tây Phương, còn hơn cả Tây Tạng, và còn giúp cho những người dân Albania, chính họ, nhìn rõ mảnh đất quê hương, như là những người khác sẽ nhìn nó như vậy.

Sau lần xuất bản đầu, 1963, và lần sau, có sửa chữa lại, 1967, chính bản dịch tiếng Pháp của tác phẩm, Tướng Âm Binh, Le Genéral de l’armée morte, 1970, đã đạt cơ sở cho sự nổi tiếng quốc tế của Kadare. Bản tiếng Anh, xuất hiện liền sau đó, đã được tái bản ít nhất là sáu lần.

Cái gì đã khiến cho Kadare, sống trong một chế độ Stalin tàn bạo nhất, không thể tưởng tượng được, có đủ can đảm để viết rồi xuất bản một cuốn tiểu thuyết với những nhân vật chính là một viên tướng Phát xít và một tu sĩ người Ý? Bởi vì can đảm là cần thiết, ở đây…. 

 [còn tiếp]

Note: Bài này tuyệt quá, dịch dở dang, giờ kiếm không ra nguyên bản, chán thế. Tướng Âm Binh vs Tướng Về Hưu! (a)

V/v sự thực lưu truyền.

Vấn đề này liên quan tới đạo hạnh của người viết.

GCC đọc bài viết của Susan Sontag, về chuyến đi Hà Nội của bà, trong “Styles of Radical Will” [tạm dịch "Những văn phong của ao ước gốc, cơ bản"]. Trong bài viết về Godard [nhà làm phim Tẩy] cũng trong cuốn đó, bà trích câu của Godard làm đề từ:

Có thể thực, cái chuyện phải chọn giữa đạo và mỹ, nhưng cũng không kém thực, cái chuyện, mặc dù chọn món nào, thì sau cũng thấy món kia lòi ra ở cuối đường. Đây là phận người.

Nguyên văn: “It may be true that one has to choose between ethics and aesthetics, but it is no less true that whichever one choose, one will always find the other at the end of the road. For the very condition of the human condition should be in the mise-en-scène itself”

Robert Hass, không ưa thơ Mandelstam, phán, nhớ đại khái, về 1 ông khác, nhưng nhắm Mandelstam: Ông ta đi tù vì là Do Thái, không phải vì là thi sĩ.
Có thể nói, ở cuối đường, những nhà văn VC đều phải đối diện với cái gọi là đạo hạnh. Viết về họ là phải nhìn ra điều này. Đâu có phải tự nhiên mà Tô Hoài viết “Ba Người Khác”: Ông là 1 trong ba thằng "lăng nhăng” - chữ của Nguyên Ngọc – đó.


30.4.2014

“Tác phẩm của Du Tử Lê xứng đáng được ra ngoài “ánh sáng” sau bao nhiêu năm nổi tiếng âm thầm.”
Nhà văn Trung Trung Đỉnh

Theo GCC, âm thầm thú hơn nhiều!

Tatyana Tolstaya, trong bài Tưởng niệm Brodsky viết, ông không tới với nước Nga, nước Nga bèn "âm thầm" đến với ông.
Nhà thơ Nga kỳ cục không muốn bám rễ vào đất Nga.
Và cái nhà nước tống xuất ông, khi ông chết, thì bèn quì bên linh cữu của ông, như Milosz cho biết.

Hồi hộp trở về.

Tuyệt!

Hồi hộp trở về với Đất Mẹ. Chỉ sợ bị Đất Mẹ đá đít không cho về như Thầy Kuốc!

Nói thì xấu hổ, nhưng lần đầu về lại Đất Bắc, Gấu rất hồi hộp. Chỉ sợ cả hai đếch nhận ra nhau.
Gấu đã từng viết ra cái tâm trạng này, cái gì gì, ơ kìa, thằng chả này, ta không quen, sao cứ xán tới, hà hà!

Đọc lại Blog [Yahoo] TV: Lén lút trở về

Note: Tối qua, trước khi đi ngủ, Gấu đọc một câu thơ của Pablo Neruda, mà Gabriel Garcia Marquez lấy, làm đề từ cho cuốn Clandestine in Chile của ông, thú quá, bèn dịch để tặng cho chính Gấu, nhân lần sinh nhật thứ 70.
Thế rồi, sáng dậy, lớ ngớ làm sao, delete mất tiêu. Sau đó, cứ lơ ma lơ mơ, hình như đánh mất một cái gì đó, hoá ra là quà tặng, mình tặng cho mình, nhân cái tuổi thất thập cổ lai hi!

Oh, dark captain,
defeated in my country
may your proud
wings
still soar above
the final wave, the wave of death.

Pablo Neruda
from "Ode to the Voyager Albatross"

Translated from Spanish by Magaret Peden

Ôi, vị thuyền trưởng đen đúa kia ơi
bị đá văng ra khỏi quê hương của tôi
cầu cho đôi cánh ngạo nghễ của ông
vẫn hiên ngang vượt lên đầu sóng dữ,
ngọn sóng cuối cùng
của Thần Chết.

*

Lệnh tha của Công An Tiền Giang.

Cái cú nhà làm phim người Chile, từ bên ngoài lén lút trở về, chơi một cuốn phim 12 năm đất nước Chile sống dưới sự lãnh đạo anh minh của nhà độc tài Pinochet, vào đầu năm 1985, lạ thay cũng là cái cú mà Gấu đã toan tính thực hiện, từ bên trong nước chơi một phóng sự dài gồm hình ảnh, bài viết , phỏng vấn... về 10 năm Đại Thắng Mùa Xuân!
Gấu đã kể sơ sơ vài lần về vụ này, mà sự thất bại của nó đã đưa Gấu vô trại tù Bà Bèo, Tiền Giang, sau nhờ một ông cậu vợ, được tha. Sau chuyến đó, tới chuyến bỏ chạy quê hương bằng đường bộ, thành công, nhờ tắm nước sông Chín Con Rồng ở ngay chân ngôi chùa Long Vân Tự, tại Parksé mà được đổi kiếp.

Sách Quí

Cuốn sách quí giá nhất của tôi, là tờ thông hành.
Salman Rushdie

Nhịp của thời gian.

Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.

TTT

Nếu trong thơ có tí mùi của ngày sắp tới, nếu thi sĩ là một thứ tiên tri, thì nhạc luôn có mùi của hiện tại, và khi hiện tại qua rồi, thì bản nhạc sẽ cất giữ cho những người đã từng nghe nó, chút kỷ niệm về nơi chốn, nhạc và người cùng gắn bó. Thành thử, vấn đề nghe ở đâu, vào lúc nào, một bản nhạc, là cũng rất ư quan trọng. Những cư dân của Sài Gòn, và nói chung Miền Nam đều giữ riêng cho họ, kỷ niệm lần đầu nghe nhạc Trịnh Công Sơn, thí dụ vậy, và sẽ nhớ ra rằng, bản nhạc đã ra đời, vào thời điểm nào.

Nhưng nhất, vẫn là kỷ niệm những bài nhạc lính.

TCS do chưa từng đi lính, nên không thể diễn tả được cái cảm giác, nỗi hoài mong, "Một mai qua cơn mê, qua cuộc đời bình bồng, anh lại về bên em".
Đây là một thiệt thòi của riêng ông, ảnh hưởng tới chúng ta.
Gấu này chẳng đã từng lèm bèm rất nhiều lần, về cái lần nghe bản Tinh Nhớ, khi nó vừa mới ra lò, lần bị gọi đi trình diện nhập ngũ tại Quang Trung, vào những ngày cận Tết, và đêm khuya, nghe một tay tân binh đang chờ kiểm tra sức khoẻ như Gấu, nhớ nhà, nhớ bồ, và cứ thế huýt sáo miệng bản nhạc, khiến Gấu gần như phát khùng, vì nhớ Sài Gòn.

Và nhớ cô bạn.

Bây giờ, nhớ lại, Gấu hiểu ra rằng, những ngày liền trước đó, Gấu hẳn đã từng nghe bản nhạc Tình Nhớ, rồi mang theo cùng với mình vô Trung Tâm Ba, đợi đêm khuya, và, đến hẹn lại lên, mỗi lần tay tân binh chưa từng nhìn thấy mặt, huýt sáo miệng điệu nhạc, là Gấu bèn sẵn sàng, đi thêm lời:

Ôi áo xưa lồng lộng
Đã xô giạt trời chiều
Như bờ xa nước cạn
Đã chìm vào cơn mưa

Và Gấu cũng hiểu tại sao "bạn hiền" Đặng Tiến lại lầu bầu:

Tình Nhớ thì có liên can gì tới phản chiến?

Khi đọc ông phán như vậy, Gấu rất ngạc nhiên.
Nhưng sau hiểu: Ông có cùng tình trạng như TCS, nghĩa là chưa từng có một ngày quân vụ.

Đừng nghĩ là, Gấu nói cạnh nói khoé ông. Nhưng đây là một thiệt thòi lớn lao vô cùng, vào lúc cuối đời.

Cái tay thi sĩ Đỗ KH, "cũng" bạn hiền của Gấu, chẳng đã sợ hãi, sẽ lâm vào tình trạng đó, và đã phải trở về, nhập ngũ, đi vài đường tay súng, tay đàn [bà], trước khi cuộc chiến chấm dứt, sao?

Bạn có nhớ cái tay Rhett Butler trong Cuốn theo chiều gió, đang cùng em Scarlett di tản, nghe sắp mất Miền Nam bèn đá cho em một phát, trở về bắn một vài phát đạn, trước khi đăng ký trình diện học tập cải tạo?

Ôi, chẳng lẽ, khi TTT ôm Em [Sài Gòn] trong tay, mà đã tiên tri ra được cái nỗi "Nhớ Em những ngày sắp tới", khi ông nằm an nghỉ tại một nghĩa trang, ở Huê Kỳ?
Chắc hẳn thế, vì bạn ông là Mai Thảo, lúc sắp đi, hỏi Cậu Ngọc Dzũng:

Sắp về tới Ký Con chưa? (1)

(1) Ký Con là con phố ngày nào Sáng Tạo tá túc.

Gấu này, do may mắn, thoát đời lính, nhưng cái cảm giác, nỗi hoài mong, qua cuộc đời bình bồng, anh lại về bên em, là cũng nếm sơ sơ, suốt mấy tuần lễ nằm Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung, ngong ngóng chờ đến ngày cuối tuần, trở về Sài Gòn, "Hi" một tiếng với Gấu Cái, rồi lấy xe Honda, chạy suốt Sài Gòn, tới một con hẻm ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn, nhìn cô bạn, coi dung nhan vưỡn vậy, hay vì nhớ Gấu, mà có tí sút giảm nào chăng?

Ấy đấy, chính vào thời gian đó, Gấu được nghe bản 24 giờ phép


EUGENIO DE ANDRADE (1923-2005)

Brief September Elegy

I don't know how you came,
but there must be a road
leading back from death.

You are seated in the garden,
your hands in your lap, filled with sweetness,
your eyes resting on the last roses
of these vast and calm September days.

What music do you follow so intently
that you don't even notice me?
What forest, or river, or sea?
Or is it within yourself
that everything still sings?

I would like to speak to you,
just to tell you that I'm here,
but I'm afraid,
afraid the music all will stop
and you will cease to see the roses.
Afraid of breaking the thread
with which you weave un-remembered days.

With what words
or kisses or tears
can one awake the dead without harming them,
without bringing them to that black foam
where bodies and bodies repeat themselves,
parsimoniously, among shadows?

Stay as you are then,
filled with sweetness
seated, gazing at the roses,
and so very far away
you don't even notice me.

Translated from the Portuguese by Alexis Levitin

Bi Khúc Ngắn, Tháng Chín


Tôi không biết bằng cách nào bạn tới
Hẳn là phải có con đường
Dẫn người chết trở lại

Bạn ngồi ở ngoài vườn
Tay đặt trên đùi, ngọt ngào, êm ái làm sao
Mắt bạn dừng lại ở những bông hồng cuối cùng
Của những ngày Tháng Chín, thênh thang và êm ả.

Âm nhạc nào bạn lắng nghe
Đến chẳng nhận ra sự hiện diện của tôi?
Rừng nào, hay sông nào, hay biển nào?
Hay là nó ở trong chính bạn
Mọi ngày xưa, vẫn hát?

Tôi muốn nói với bạn
Chỉ để rằng, có tôi ở đây
Nhưng tôi lại sợ
Âm nhạc sẽ ngưng

Và bạn sẽ ngừng ngắm những bông hồng

Sợ làm đứt sợi tơ
Với nó, bạn dệt những ngày không thể nào tưởng nhớ được

Bằng những lời nào
Những cái hôn nào
Những giọt nước mắt nào
Chúng ta có thể đánh thức những người đã chết
Mà không làm tổn thương họ?
Không khiến họ trở lại biển đen
Nơi xác người, xác người, tự chúng lập lại chúng,
Một cách dè sẻn, giữa những cái bóng?

Cứ ở đó nhé
Tràn đầy êm ái, ngọt ngào
Ngắm những bông hồng,
Xa ơi là xa
Chẳng cần bạn để ý gì đến tôi.


*

EUGENIO DE ANDRADE (1923-2005)

Brief September Elegy

I don't know how you came,
but there must be a road
leading back from death.

You are seated in the garden,
your hands in your lap, filled with sweetness,
your eyes resting on the last roses
of these vast and calm September days.

What music do you follow so intently
that you don't even notice me?
What forest, or river, or sea?
Or is it within yourself
that everything still sings?

I would like to speak to you,
just to tell you that I'm here,
but I'm afraid,
afraid the music all will stop
and you will cease to see the roses.
Afraid of breaking the thread
with which you weave un-remembered days.

With what words
or kisses or tears
can one awake the dead without harming them,
without bringing them to that black foam
where bodies and bodies repeat themselves,
parsimoniously, among shadows?

Stay as you are then,
filled wi th sweetness
seated, gazing at the roses,
and so very far away
you don't even notice me.

Translated from the Portuguese by Alexis Levitin

Time of Grief

*

SMALL OBJECTS 

My contemporaries like small objects,
dried starfish that have forgotten the sea,
melancholy stopped clocks, postcards
sent from vanished cities,
and blackened with illegible script,
in which they discern words
like "yearning;' "illness;' or "the end."
They marvel at dormant volcanoes.
They don't desire light. 

Chuyện nhỏ, Vật nhỏ 

Người cùng thời với GNV thích ba chuyện nhỏ,
sao biển khô, quên mẹ mất biển cả từ đời nảo đời nào,
những chiếc đồng hồ buồn ngưng chạy, những tấm bưu thiếp,
gửi từ những thành phố đã biến mất,
đen thui với những chữ không làm sao đọc được,
như ‘khát khao’, ‘bịnh’ hay, ‘sau cùng’.
Họ ngỡ ngàng trước những ngọn núi lửa đã nguội, và đang ngủ.
Họ đếch thích ánh sáng 

LIFE IS NOT A DREAM 

In the beginning, freezing nights and hatred.
Red Army soldiers fired automatic pistols
at the sky, trying to strike the Highest Being.
Mother cried, perhaps remembering
the sentimental stories of her childhood.
Coldwater Street ran beside the river
as if trying to outrace it-
or to reach its distant sources,
still pure beyond a doubt, recalling the dawn's joy. 

If life is a dream,
then the phoenix may actually exist.
But in Krakow life revived
under the sign of common pigeons:
in the Planty Gardens, alongside veterans
clad in the tattered uniforms
of at least three armies,
young beauties made appearances,
and music-loving plane trees donned
their finest new foliage outside Symphony Hall. 

Should one honor local gods?
A beggar at the marketplace in Lucca
moved from stand to stand
garnering tributes-proud as Diana.
It's more difficult to find nymphs
where we live, though,
and great Pan didn't leave his calling card.
Important memories-stern monuments
to monotheism - were inscribed
only in the trees and on church walls. 

We tried courage, since there was no exit.
We tried cunning, but it failed.
We tried patience and fell asleep.
We wrote poems like leaflets and leaflets
like pages from burgeoning epics.
Dreams grew like hibiscus flowers.
Dark wells opened in the night.
We tried cynicism; some of us succeeded.
There was great joy, don't forget.
We tried time; it was tasteless, like water.

Finally, much later, for unknown
reasons, the clocks began
to revolve ever faster above us,
as in archival, silent films.
And life went on, inevitable life,
so skeptical, so practiced,
coming back to us so insistently
that one day we felt the taste of ordinary failure,
of common tragedy upon our lips,
which was a kind of triumph. 

Đời thì không phải là 1 giấc mơ

Vào lúc thoạt đầu, thì là những đêm lạnh giá, và hận thù
Hồng Quân bắn súng lục như điên
Lên bầu trời, tính hăm dọa Thượng Đế.
Mẹ khóc, có lẽ nhớ những câu chuyện làm mủi lòng khi còn là 1 cô bé
Con phố Coldwater Street chạy kế bên con sông,
Như muốn vượt lên nó –
hay là tới được những nguồn xa xôi,
vẫn trinh nguyên, vượt quá hồ nghi, gợi nhớ niềm vui rạng đông 

Nếu đời là 1 giấc mơ,
thì chim phượng hoàng hẳn là có thực.
Nhưng cuộc sống ở Krakow đã sống lại
dưới dấu hiệu của những con chim bồ câu chung:
tại công viên, dọc theo những cựu chiến binh,
trong những bộ quân phục rách bươm, của ít nhất là ba thứ quân đội,
những em xinh như mộng khoe nhan sắc,
và những cây tiêu huyền mê âm nhạc
xúng xính trong những tàng lá đầu tiên tuyệt vời của chúng,
ở phía bên ngoài Viện Âm Nhạc Hòa Tấu. 

Liệu ai đó có nên vinh danh những vị thổ thần?
Một đấng ăn mày ở Chợ Bến Thành nhích nhích,
từ 1 chỗ lạy ông đi qua, tới 1 chỗ lạy bà đi lại,
thu gom những đồng bạc Cụ Hồ,
ấy chết xin lỗi, những lời vinh danh, tưởng niệm – hãnh diện như Diana.
Tuy nhiên, thật quá khó, để mà tìm những nàng ‘nymphs’,
và vị thần Pan vĩ đại thì lại quên không để lại tấm thẻ gọi điện thoại.
Những kỷ niệm quan trọng – những đài tưởng niệm lạnh lùng thờ độc thần –
thì chỉ được khắc ở trên cây hay trên tường nhà thờ.

Chúng ta thử can đảm, kể từ khi không còn lối ra.
Chúng ta thử bịp, nhưng thất bại.
Chúng ta thử kiên nhẫn, và ngủ gục.
Chúng ta làm thơ như những tờ rơi, tờ rớt
như những trang sách từ những sử thi, hùng ca đang nở rộ.
Những giấc mơ mọc lên như những bông dâm bụt.
Những cái giếng âm u mở vào ban đêm
Chúng ta thử trò đểu giả; có vài tên thành công
Có niềm vui lớn, đừng quên
Chúng ta thử thời gian; nó nhạt thếch như nước lã. 

Sau cùng, mãi thật lâu sau đó,
Không hiểu vì những lý do gì, những cái đồng hồ tích tắc trở lại,
nhưng chạy ngược chiều, nhanh như chưa từng như thế, ở trên đầu chúng ta,
Như trong những cuốn phim câm, chứa trong kho.
Và cuộc đời lại tiếp tục, cuộc đời không thể nào tránh được,
Thật nản, thật thực dụng.
Nó trở lại với chúng ta thật nhẫn nại, thật nài nỉ, dai như điả đói
đến một ngày nào đó, chúng ta cảm thấy mùi của sự thất bại bình thường,
của bi kịch chung,
ở trên môi của chúng ta,
giống như là 1 thứ chiến thắng. 

Adam Zagajewski: Eternal Enemies
30.4.2014

Note: Bài dưới đây, đầu tháng lòi ra. Đúng tháng Tư mới tếu chứ!

Charles Simic, Poet Laureate, nhà thơ với vòng nguyệt quế, ["nhà thơ nhà nước", với thế giới CS], đã gọi cảm giác ‘gai gai’ như thế, là "sành điệu"!
Hy sinh đã đau đớn rồi, hy sinh để góp phần dựng nên cái nhà Mít đàng hoàng, đâu chẳng thấy, mà chỉ thấy cỗ máy toàn trị, lại càng đau đớn, và hàng năm tưởng niệm thì lại vừa đau lại vừa nhục!
Chúng ta là những kẻ sành điệu về cái sự độc ác!
Connoisseurs of Cruelty, Những kẻ sành điệu về sự độc ác là tên bài viết của nhà thơ Simic, khi điểm một số sách mới ra lò viết về Bosnia trên tờ NYRB, số đề ngày 12 Tháng Ba, 2009. Trong số đó, có cuốn của Wojciech Tochman, và cái tên của cuốn sách của ông miêu tả đúng cái tình trạng gai gai của chúng ta, nhưng ông gọi là, "Như ăn sỏi, ăn đá: Sống sót Quá khứ Bosnia" [Like Eating a Stone: Surviving the Past in Bosnia, by Wojciech Tochman, Antonia Lloy-Jones dịch từ tiếng Ba Lan, nhà xb Atlas, 141p, $20.00]
Chúng ta cũng đang sống sót Quá Khứ Cuộc Chiến Thần Kỳ. "Chúng ta" cũng cảm thấy gai gai, như ăn sỏi ăn đá, mỗi lần tưởng niệm một liệt sĩ nằm xuống vì nghĩa cả, như Dương Thị Xuân Quý, như Đặng Thuỳ Trâm, thí dụ.

Nhưng chắc chắn đếch có tên sĩ quan Ngụy, là thằng em trai của Gấu, trong số những kẻ được vinh danh, tưởng niệm, ở cả hai bên Quốc Cộng!

Gấu đếch cho phép!

Walter Benjamin coi Herodote là người kể chuyện đầu tiên của người Hy Lạp, và một trong câu chuyện ông kể, là về một vì vua Hy Lạp bị kẻ thù bắt, và làm nhục bằng cách bắt nhà vua đứng nhìn cuộc diễu hành của kẻ thắng trận, và trong số những tù nhân lũ lượt đi qua, có cô con gái của nhà vua. Dân chúng nhìn thấy công chúa bị làm nhục ồ lên khóc, nhưng nhà vua tỉnh bơ, và chỉ bật khóc, khi thấy người hầu già trong số những tù nhân. Ngài bật khóc, vò tai, đấm đầu tỏ ra hết sức đau lòng.

Walter Benjamin giải thích, câu chuyện kể chỉ mở ra, bằng chi tiết mới mẻ đó, nó chỉ trở nên sống động, đúng vào có cái chi tiết lạ thường đó, thấy con gái bị làm nhục, không khóc, mà thấy người hầu bị hành hạ thì bật lên khóc.

Montaigne, qua Benjamin kể lại, khi được hỏi, trả lời: Khi nỗi đau thật đầy, thì chỉ cần một giọt nước là làm tràn ly.
Nhưng, theo Benjamin, người ta có thể giải thích, nỗi đau công chúa bị làm nhục là nỗi đau riêng, của hoàng gia. Hay, nỗi đau tự chứa trong nó, và chỉ bùng ra, vào lúc ‘détente’ [relax]. Nhìn thấy người hầu già là lúc xả ra, xì ra, của nỗi đau.
*

Gấu này lèm bèm, lăng ba vi bộ chán chê, chỉ để nói, có lẽ đã đến lúc détente rồi.
Cứ gân cổ lên hoài, niệt sĩ, niệt sĩ, không có gì quí hơn độc nập tự do, chưa chán sao?
Ba mươi năm mới có ngày nay, vui sao nước mắt lại trào. Trào vãi ra rồi, ‘détente’ là… dzừa!

Khi cơn đau lên đầy, là thuyền đã ra khơi.

Note: Đọc lại bài cũ, nhờ server đầu tháng lòi ra, cùng lúc, đọc bài sau đây, của 1 trong “Ba Lan Tam Kiệt”, và bèn “liên tưởng”, thi sĩ BMQ/Orpheus, thay vì tham dự lễ vinh danh và tưởng niệm cái con mẹ gì đó, bèn làm 1 chuyến ngao du địa ngục, tìm phu nhân, nhà văn- liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý/Eurydice, và trở về lại dương thế, cùng lúc, khám phá ra 1 thứ thơ mới cho xứ Mít:
Thơ của phản ảnh và bóng đen.
Orpheus comes into the light of day. He with joyful pride that he has experienced a revelation and discovered new kind of literature, called, from now on, the poetry of reflection and darkness.

II

THE GODS OF THE COPYBOOK HEADINGS 

H.E.O 

To Kasia 

DO WE HAVE to? asks Eurydice. Hermes smiles, he is silent. As they walk, darkness parts before them and immediately closes after them. They pass through countless gates.
    -Is it necessary? asks Eurydice. Orpheus is old, I won't live with him much longer. I have forgotten the herbs I used for his throat which was sore from singing. I have forgotten what it is to get up at dawn. Or what a man wants when he touches my belly.
    -Your memory will come back, Hermes says, gently and without conviction.
    -You want to cheer me up, says Eurydice.
   
The road goes uphill, it is not a road but an obedient parting of cliffs. Flints smell like dried lightning. The small pebbles underfoot have completely forgotten the sea.
    -Does he see us? Eurydice asks with concern.
    With a motion of his head, Hermes denies it.
    -I see his back. Always, when I was alive, I was moved by a man's back; it is helpless. But I don't feel this any longer. Tenderness-what is tenderness?
    -The joy of touch, Hermes answers, a kind of lower ecstasy.
    -My fingers are no longer alive, complains Eurydice. I couldn't a needle or remove a mote from the eye of someone I loved.
   
One more turn and the descent begins. Darkness, as if slanted, leaning over another deeper darkness.
    -Eurydice, Hermes says in a low voice, I will reveal the secret of fate. Orpheus will soon die in suspicious circumstances. You will be free and take as husband a healthy athlete with shoulders like the branches an oak. He will be a young man, without imagination, wise enough not to desire unattainable things. You can't imagine how invigorating it will be after a life with a talented crybaby.
    -I think, Eurydice says quickly, they would stone me to death rather than permit a second marriage. I will become a national widow, an advertisement for faithfulness and poetry. They will put me on a cliff where I am supposed to mutter inspired prophecies, or imprison me in a temple which amounts to the same thing. Then I will die for a second time. How does one die a second time? I hope it isn't as painful and difficult as the first.
    Orpheus hears all of this through the pouring darkness. For the first time he admires Eurydice's wisdom. Is it really necessary to die in order become an adult?
A basalt landscape opens before him, as stately as a burnt forest, motionless as the eye of a volcano or the inside of thick matter. Azure of night burnt by nothingness.        

I sang dawns the coronations of the sun
the journey of colors from morning to evening
but I forgot about you
                              eternal night 

    Orpheus suddenly turns toward the shadows of Eurydice and Hermes and shouts in rapture-I've found it! The shadows disappear. Orpheus comes into the light of day. He bursts with joyful pride that he has experienced a revelation and discovered new kind of literature, called, from now on, the poetry of reflection and darkness.

Zbigniew Herbert: The Collected Prose 1948-1998

Eurydice, Hermes thầm thì nói, ta sẽ bật mí phần số của mi. Orpheus chẳng mấy chốc sẽ chết trong những hoàn cảnh ám muội. Mi sẽ được tự do, và sẽ có 1 ông chồng khoẻ mạnh, một lực sĩ vai rộng như cánh phản. Một người đàn ông trẻ, không tưởng tượng, “liên tưởng” cái con mẹ gì hết, khôn như 1 tên Bắc Kít, hay tệ lắm, thì cũng đủ để mà không ao ước những điều quá tầm tay, đếch sờ tới được. Mi không thể nào tưởng tượng ra được cuộc đời sẽ đẹp, sẽ cường tráng, sẽ sướng điên lên như thế nào, sau khi vớ phải 1 thằng chồng chỉ biết vòi.
-Chúng sẽ không cho tôi lấy chồng lần nữa đâu. Chúng sẽ ném đá tôi cho tới chết. Tôi sẽ trở thành một góa phụ quốc gia, một “dấu ấn” của trung kiên và thi ca. Chúng sẽ đẩy tôi tới mỏm đá, ở đó, tôi sẽ thì thầm những điều tiên tri hứng khởi, hay bỏ tù tôi, vì một điều cũng như thế. Và rồi tôi sẽ chết một lần thứ nhì.
Như thế nào, chết lần thứ nhì? Tôi hy vọng nó không đến nỗi đau đớn và khó khăn như lần đầu.

Orpheus nghe tất cả những lời nói đó qua bóng tối dày đặc cứ thế tuôn trào. Lần đầu tiên, anh cảm phục sự khôn ngoan, thông thái của Eurydice.
Liệu có cần phải chết đi để trở thành một người lớn?

Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!
Ta vượt Trường Sơn cùng tiếng gọi Bác Hồ
Ta dấn bước như chính lòng ta gọi
Trăm dốc nghìn đèo không rời đích Tự do
Ta ca ngợi những buổi bình minh
Mặt trời chân lý chiếu qua tim
Ta quên Em của Ta,

Đêm Dịu Hiền
Đêm Vĩnh Cửu

Orpheus bất thình lình quay về phía những cái bóng của Eurydice và Hermes, và sảng khoái la lên - Ta kiếm thấy rồi!
Những cái bóng biến mất.
Orpheus trở về với ánh sáng ban ngày. Anh bật ra niềm tự hào, hãnh diện, sung sướng, rằng thì là mình đã trải qua mặc khải, và đã khám phá ra một thứ văn chương mới, được gọi là, kể từ giờ này, thơ của phản chiếu và của bóng đêm

Tuyệt tác thế giới

*

Cassandra, nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, được thần Apollo ban cho tài tiên tri, nhưng do từ chối tình yêu của Apollo nên bị thần trù eỏ, mi tiên tri, nhưng đếch ai tin điều mi tiên tri.
Trong bi kịch Agamemnon của Aeschylus, Cassandra cảnh cáo đám Mít Miền Nam, đừng rước Yankee mũi tẹt vô, đừng đuổi Yankee mũi lõ. Đếch ai nghe. Thế là mất mẹ Miền Nam. Đến lúc đó, lời tiên tri mới thành hiện thực!

Hà, hà!

Nhưng ít người biết số phận của Cassandra, sau khi thành Troy bị mất. Em bị Yankee mũi tẹt bắt, hãm hiếp, và trao cho Víp Va Ka, Trùm VC nằm vùng, làm bồ nhí. Nhưng em bị ám sát, và thê thảm là, em nhìn thấy trước tất cả những điều này!

Hà, hà!

Lần cuối mà miền Nam tự do có buổi sinh hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương là vào Tháng Ba năm 1975, tại phòng trà của Khánh Ly, do Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Ðã 35 năm tròn rồi. Sau đó là cảnh chia ly tan tác. “Vàng tung cánh hạc”... như ánh chớp chợt lóe rồi vụt tắt.
Dư âm còn lại là tiếng nhạc lãng đãng trong chiều tà. Sau đấy là cõi tối đen của thơ và nhạc...
Quỳnh Dao

Tác giả nhớ lộn, vì theo bài viết trên Diễn Đàn Thế Kỷ, post lại bài viết trên Văn, thì đó là ngày 16.1.1975.
Nhưng câu phán, "Sau đấy là cõi tối đen...", thì quả là thần sầu, bởi vì, một cách nào đó, từ đó vọng lên câu của Holderlin:
Tại sao thi sĩ trong thời khốn kiếp?
Và cùng với nó, là những lèm bèm của Heidegger về đêm đen, về hậu kỳ, mạt kỳ của thơ, và nhất là những lời lèm bèm của ông, về Rilke: Thi sĩ của đêm đen.
Bởi thế, mà Heidegger, trong "Tại sao thi sĩ, trong thời điêu đứng?", coi Rilke là thi sĩ của đêm đen, của mạt kỳ, của thời điêu đứng.
Chỉ có triết gia, thì mới lèm bèm về thơ, tới chỉ, và chỉ có Heidegger, với kinh nghiệm, đã từng phò Nazi, thì mới phán về thơ thời mạt kỳ, tới chỉ. Bài "Tại sao thi sĩ trong đời điêu đứng?", quả là bảnh nhất trong những bài phán về thơ, và nhất là, thơ tù.

What gets left of a man amounts
to a part. To a spoken part. To a part of speech.

Joseph Brodsky: A Part of Speech 

Những gì còn lại của một người dồn
một mảnh. Mảnh ngôn. Mảnh lời.
 

Ta còn để lại gì không
Kể non đá lở, nọ sông cát bồi.

....

Ta van cát bụi bên đường,
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.
Để ta trọn một kiếp say,
Cao xanh liều một cánh tay vói trời.
Nói chi thua được với đời,
Quản chi những tiếng ma cười đêm thâu.
Tâm linh đốt nén hương cầu,
Nhớ quê rằng rặc ta sầu đó thôi
Bao giờ ta trở về ngôi,
Hồn thơ còn lại luân hồi thế gian.
Một phen đã nín cung đàn,
Nghĩ chi còn mất hơi tàn thanh âm.

Vũ Hoàng Chương: Nguyện cầu


Ho Chi Minh

Visiting President Ho Chi Minh, I found him very courteous, and he explained the difficulties which had made him refuse my previous visit. He took me for a walk in the countryside surrounding his HQ. One had to keep a weather-eye open for American bombers. A helicopter approached and I wondered whether it was American, but it proved to be one of 'ours' and landed. A very pretty European girl appeared and began to walk off on her own. "Is she safe". I asked Ho Chi Minh and he called after her, "Come back. You don't know what our boys mightn’t want to do with you."

[Thăm Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy ông rất lịch sự. Ông giải thích những khó khăn khiến ông từ chối lần thăm trước của tôi. Ông dẫn tôi làm một vòng dạo quê, quanh Tổng Hành Dinh của ông. Mọi người lúc nào cũng phải trông chừng máy bay Mẽo. Một chiếc máy bay lên thẳng sà xuống, tôi nghĩ thầm, dám tụi khốn đó nhưng hoá ra là của "phe ta". Chiếc lên thẳng đậu xuống mặt đất, và một em Âu Châu xinh đẹp xuất hiện, cứ thế làm một đường tự biên tự diễn, vung va vung vẩy đi một mách, không thèm ngó ngàng mấy đồng chí công an hay cận vệ...

"Này, liệu con bé có yên ổn không đấy", tôi hỏi ông Hồ. Ông gọi với theo cô gái: "Quay lại đây, con ngốc! Mày không sợ mấy thằng bỏi của chúng tao làm thịt mày hả?"]. 

Graham Greene: Một Thế Giới Của Riêng Tôi, Nhật Ký Mơ, A World of My Own, A Dream Diary, [nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1992].

Bài viết ngắn trên, chắc là phịa, hoàn toàn phịa. Nhưng nó có nguồn của nó, là 1 sự kiện thực, được Greene kể lại trong Tẩu Vi Thượng Sách, Ways of Escape.

Greene ra Hà Nội xin gặp Bác, Bác phán OK, nhưng đợi hoài đợi hoài, cuối cùng GG phải phịa ra 1 cái tin gì đó, như là 1 cú đe dọa, mi không gặp ta là ta sẽ gì gì đó, và Bác hoảng quá, bèn tiếp liền!

Trên TV có viết về cú này, và về lần tiên trong đời Greene được hít tô phe, trong những ngày chờ gặp Bác.
30.4.2014

*

Cũng trong số báo TLS 7 March 2014 có bài của Robert Chandler, viết về nhà thơ thất lạc của Gulag, a lost poet of Gulag. Bài này làm nhớ Nguyễn Chí Thiện và những vần thơ tù của ông.
Tuy nhiên, nhà thơ thất lạc mà Chandler kiếm ra, hóa ra là nhà văn số 1 của Gulag - thê lương hơn nhiều so với Solz nên đáng số 1 hơn, theo GCC – tác giả của cuốn Chuyện kể về trại tù Kolyma Tales.  

Bài này tuyệt vời. Đúng dịp 30 Tháng Tư, vinh danh mấy nhà tù VC, Nguyễn Chí Thiện, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên….

Cái cú Nadeau khám phá Chalamov, kẻ sống sót trại tù Kolyma, khủng khiếp nhất Gulag, mà chẳng thú sao?
Tôi không tin là có Chalamov, cho đến khi ông ta gửi hình cho tôi.
Chalamov, je n'étais pas sûr qu'il existait! Jusqu'à ce qu'un jour il m'envoie lui-même sa photo. (1)

Về câu hỏi, tại sao đầy tù cải tạo lên phía Bắc, đã có một lần Gấu đưa ra một câu trả lời, khi đọc một số Granta.
Nay có câu trả lời đơn giản hơn của Shalamov:

Nature simplifies itself as it heads toward the poles (and we head north now because so many scores of thousands were doing so, as Stalin's rule developed, and as the camps crazily multiplied). Nature simplifies itself, and so does human discourse.

Thiên nhiên tự giản tiện chính nó khi hướng về phía cực, (và chúng tôi, bây giờ hướng bắc, ấy là vì hàng hàng lớp lớp đã đang làm như thế, khi chế độ Stalin phát triển, khi nhà tù cứ khùng điên nở rộ, tăng trưởng lên mãi). Thiên nhiên tự giản tiện, và cũng vậy, cách ăn nói của con người cứ thế co lại.

Kolyma Tales [Chuyện trại tù Kolyma]

*

Varlam Chalamov

L'ancien Zek rend visite à Pasternak dès sa sortie du Goulag en 1953.
"La porte s'ouvrit aussitôt, Pasternak était sur le seuil. Des cheveux gris, un teint mat, de grands yeux brillants, une mâchoire lourde, des mouvements vifs et harmonieux. Un petit vestibule, un porte-manteau, à droite la porte de son cabinet de travail, et au fond, une pièce avec un piano jonché de pommes, un profond divan contre le mur, des chaises. Aux murs, des aquarelles de son père.”

Vừa ra tù là đi kiếm Pasternak liền. Bài trên TLS cho biết lý do. Ông sống sót, 1 cách nào đó, là nhờ thơ Pasternak:

Và tôi thầm thì chúng, như những lời cầu nguyện.
Chúng là nước làm tôi sống lại
They were water to revive me
Bức tượng Phật, keep me safe, giữ mạng sống, nơi trận tiền
Ngôi sao dẫn đường của tôi.

Nguyễn Chí Thiện thì có Lý Bạch, bạn thơ/nhậu.

30.4.2014

**

Mới &. Mua rồi, về nhà mới biết! Nhưng có khác.
Cũng giống 30 Tháng Tư, mỗi năm mỗi khác!

]**

Einstein, khoảng 1910, khi đã cho ra lò thuyết tương đối. Những bức thư riêng của ông, viết trong năm sôi động, lần đầu tiên được mở ra cho công chúng.
Một cái thoáng nhìn, vào bên trong trái tim và cái đầu, của thiên tài vĩ đại nhất thế kỷ 20.
[Trích Thời Báo, Time, July 17]

30.4.2014
CHÂN DUNG HAY “CHÂN TƯỚNG” NHÀ VĂN ?
(kỳ 2)

Nhà thơ Nguyễn Bính, tham gia cách mạng từ 1947, về Hà nội năm 1954, làm báo tư nhân Trăm hoa từ năm 1956. Thời đó, báo của Nguyễn Bính là cái gai đối với các nhà lãnh đạo văn nghệ. Ông “cả gan” chê thơ Tố Hữu và Xuân Diệu :”Vì những sai lầm nghiêm trọng, cần phải xét lại toàn bộ giải thưởng văn học 1954-1955; đề nghị đưa tập thơ Việt Bắc xuống giải nhì. Loại tập thơ Ngôi sao và một số quyển không xứng đáng.”. Táo tợn hơn nữa, Trăm Hoa còn “đề nghị bỏ lệ khai báo trong chính sách quản lý hộ khẩu”. Tất nhiên chỉ ra được vài số Trăm Hoa “chết yểu” .Tuy không xơi đòn nặng như Nhân Văn Giai phẩm nhưng Nguyễn Bính cũng phải rời Hà Nội về Nam định làm anh nhân viên ngoài biên chế dưới sự “quản lý chặt chẽ ” của Trưởng ty văn hóa, nhà văn Chu Văn. Trong thơ chân dung về nhà thơ tình số 1 VN này , Xuân Sách điểm có hai tác phẩm tiêu biểu Lỡ Bước Sang Ngang (1940), Giếng Thơi (1957) nhưng vẫn không quên “sự kiện báo Trăm Hoa” với tình cảm xót xa :

“Hai lần “lỡ bước sang ngang “
Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi
Trăm hoa thân rã cánh rời
Thôi đành lấy đáy “giếng thơi” làm mồ.

Nhà thơ Tú Mỡ trước cách mạng đã từng “ngang ngạnh” trong “dòng nước ngược” :

“Trong đình quan khách cỗ bàn.
Vòng ngoài dân đói hàng ngàn xúm đông
Há mồm lố mắt đứng trông
Chúc thầm các cụ các ông muôn đời”

Vậy nhưng từ ngày theo kháng chiến thì “Tú mỡ” đã thành “Tú tóp” :
“ Một nắm xương khô cũng gọi mỡ
Quanh năm múa bút để mua vui
Tưởng cụ vẫn bơi dòng nước ngược
Nào ngờ trở gió lại trôi xuôi.”

Nhà thơ Quang Dũng tác giả “Tây tiến”- một trong số ít bài thơ hay nhất thế kỷ, năm 1957 phải đi chỉnh huấn trong vụ Nhân Văn Giai phẩm , từ đó ông sống rất nghèo ,lặng lẽ trong cương vị biên tập báo Văn Nghệ và sau là NXB Văn Học. Năm 1978, tôi cùng ăn cơm với ông tại nhà ăn tập thể NXB Văn học, Quang Dũng cao to nên ăn rất khỏe lâu lâu lại thấy ông đứng lên đi xin thêm cơm. Bà Gái cấp dưỡng lúc đầu còn cho thêm cơm, sau chỉ cho … miếng cháy. Xuân Sách viết chân dung ông với lời lẽ xót thương và mến phục :

““Sông Mã xa rồi tây tiến ơi...”
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
Sống tạm cho qua một kiếp người.
“Áo sờn thay chiếu anh về đất”
Mây đầu ô trắng, Ba Vì xanh
Gửi hồn theo mộng về tây tiến
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Nữ thi sĩ Anh Thơ (1921), được giải thưởng của Tự Lực Văn đoàn năm 1939 khi mới 18 tuổi, tác giả tập “ Bức tranh quê” (1941) . Đi cách mạng năm 1945 trở thành cán bộ phụ nữ và làm thơ cách mạng, đại loại như :

CON ĐÃ VỀ NƠI BÁC Ở NGÀY XƯA

Bác về, mời cụ “Các Mác’’ về, trên núi đá
Trong cả lòng hang, Bác tạc tượng người.
Như tạc niềm tin cho con cháu đời đời
Từ thẳm rừng sâu ngời lên chủ nghĩa.

Bởi thế, Xuân Sách có vẻ tiếc cho bà :

Ấy "bức tranh quê" đẹp một thời
Má hồng đến quá nửa pha phôi
Bên sông vải chín mùa tu hú
Khắc khoải kêu chi suốt một đời.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết gia vào loại hàng đầu ở ViệtNam nhưng số phận tác phẩm của ông thật bi thảm. Năm 1957, ông Trương Tửu và Trần Thiếu Bảo (nhà in Minh Đức) tổ chức giỗ Vũ Trọng Phụng và tái bản “Số đỏ”. Có kẻ ỏn thót với Ủy viên Bộ chính trị Hoàng Văn Hoan là Vũ Trọng Phụng viết bài nói xấu ông ký ga , không may bố ông “lãnh đạo cao cấp” này lại cũng làm nghề đó. Thế là một chiến dịch triệt hạ Vũ Trọng Phụng được phát động. Ông bị quy là đệ tử của Freud, rồi ai đó moi trong thư viện ra bài báo của ông “Nhân sự chia rẽ giữa đệ tứ và đệ tam quốc tế, ta thử ngó lại cuộc cách mệnh cộng sản ở Nga từ lúc khỏi thủy cho đến ngày nay" in trên Đông Dương tạp chí số ra ngày 25/9/ 1937, ông bị quy là phần tử Trotskít. Từ đó Vũ Trọng Phụng coi như bị “khai trừ” khỏi văn đàn. Sau này khi tôi về NXB Văn Học, nhà phê bình văn học , Giám đốc Như Phong rỉ tai tôi :” Trong cuộc họp phê phán Vũ Trọng Phụng ở Thái Hà ấp toàn những nhà văn hàng đầu mà không một thằng nào dám mở mồm bênh Vũ Trọng Phụng lấy một câu…”. Mãi tới thời kỳ đổi mới, ông Lý Hải Châu, GĐ NXB Văn Học mới lần lượt tái bản tác phẩm của Vú Trọng Phụng. Khắc họa chân dung ông, Xuân Sách đầy lòng cảm phục :

Đã đi qua một thời "Giông tố",
Qua một thời “cơm thầy cơm cô”
Còn để lại những thằng “Xuân tóc đỏ”
Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ”


Nhà văn Nam Cao , cha đẻ của Thị Nở, Chí Phèo, cán bộ cách mạng, từng phụ trách báo Cứu Quốc, hy sinh năm 1951 trên đường công tác thuế nông nghiệp ở khu III.Giả dụ ông còn sống như các nhà văn cùng thời khác , không hiểu có còn đứng vững trên lập trường cách mạng trong cơn “tai biến” “ Nhân Văn Giai Phẩm” như Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài…không ? Xuân Sách viết về ông đầy ưu ái :


“Em còn đôi mắt ngây thơ
Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai
Thương cho thị Nở ngày nay
Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo!”

Nhà thơ, kịch tác gia Thế Lữ , tác giả của “Mấy vần thơ” (1935) trong có những bài nổi tiếng : Nhớ rừng, Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo Thiên Thai, Vẻ đẹp thoáng qua, Bên sông đưa khách, Cây đàn muôn điệu và Giây phút chạnh lòng. Năm 1936, hoạt động kịch với Ban kịch Tinh Hoa, ban kịch Thế Lữ . Sau năm 1947, ông tham gia kháng chiến, năm 1957 được bầu làm Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, hầu như không viết gì .
Xuân Sách tiếc cho ông đã quá sớm “về vườn bách thú”:

“ Với tiếng sáo Thiên Thai dìu dặt
Mở ra dòng thơ mới cho đời
Bỏ rừng già về vườn bách thú
Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi “

Nhà văn Bùi Hiển, nổi tiếng với truyện ngắn “Nằm vạ “ (1940), nhưng sau đó tham gia cách mạng quá sớm, không viết được gì nhiều, nổi bật là tập “Trong gió cát”. Năm 1958, ông viết truyện ngắn “Ngày công đầu tiên của cu Tí” để cổ vũ cho phong trào hợp tác xã. Truyện ngắn này được sử dụng trong giáo trình văn học phổ thông tại miền Bắc và cả nước Việt Nam trong nhiều năm. Những năm 1945-1960 ông là Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ An, sau đó suốt trong nhiều năm , ông công tác trong Hội nhà văn VN.Xuân Sách giễu cợt :

“ Sinh ra “ trong gió cát”
Đất Nghệ An khô cằn
Bao nhiêu năm “nằm vạ”
Trước cửa hội Nhà văn”

(còn tiếp)

Nhật Tuấn

FB

Note: Cái này, "đi" trong dịp 30 Tháng Tư, được, được, thay vì loan tin đại công thần của chế độ, 007 Mít bị mất nhà!
Lật cái nón lên làm tên ăn xin mà VC cũng vờ!


Lapham's Revolutions

*

Kẻ nào làm cho cách mạng ôn hoà bất khả, kẻ đó sẽ làm cho cách mạng dữ dội không thể tránh được.
Those who make peaceful revolution impossible will make violent revolution inevitable.
John F. Kennedy, 1962

Cách mạng là phải đổ máu. Cách mạng đếch đổ máu thì rất đáng ngờ!
[Câu này GCC thuổng ở đâu đó, đưa vô Lần Cuối Xề Gòn]:

Gặp lại những nhân vật của Koestler, những nhân vật văn chương còn mang nặng những nét đặc thù của nguyên mẫu ngoài đời, những Roubachof suốt đời tắm bằng máu của kẻ khác, kể cả của người yêu, bạn bè, đến khi chết lại mong trở thành những Thánh Tử Đạo, đọc lại nhhững câu văn mang sự thực khủng khiếp còn hơn cả những lời nguyền rủa: "Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và hoàn toàn lý thuyết...", tôi bỗng nhận ra một điều thật giản dị: Nếu những tác phẩm lớn đều cưu mang trong nó bóng dáng của những tác phẩm lớn khác - một cách nào đó Hemingway chú giải Joyce, Camus mô phỏng Kafka, rõ ràng Garcia Marquez viết lại Faulkner... - Cũng vậy, những bạo chúa chỉ là những bản sao của những bạo chúa khác. Staline bắt chước Néron, cả hai đều có tham vọng văn chương, một muốn làm thi sĩ, một muốn ngự sử văn đàn, kẻ ban phát giải thưởng văn học. Mao diễn lại tuồng đốt sách, chôn học trò. Molotov chỉ mong người đời coi là một Robespierre của Cách Mạng Nga. Người ra lệnh bắn vào sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn là một học trò đắc ý của Chu Ân Lai, ông này lại là một học trò đắc ý nhất của Cách Mạng Pháp. Polpot đã từng du học ở Paris. Tất cả đều tâm đắc một điều: Không có một cuộc cách mạng nào mà không có quá độ. Một cuộc cách mạng không đổ máu thì rất đáng ngờ.

Khi nhìn cột nấm, từ trái bom nguyên tử thử nghiệm đầu tiên, Tháng Bảy, 1945, nhà vật lý J. Robert Oppenheimer bèn nhớ ra dòng sau đây, trong Bhagavad Gita:
“Now I am become Death, the Destroyer of worlds”
Bây giờ tớ trở thành Thần Chết, kẻ huỷ diệt mọi thế gian.

Mọi văn minh thì lâu lâu, thi thoảng, cũng sẽ có 1 lúc, thấy nó như 1 miếng lụa mỏng, ở trên vú 1 một em, nóng hổi như là miệng núi lửa, của 1 cuộc cách mạng.
Dịch nhảm. Nguyên văn:
All civilization has from time to time become a thin crust over a volcano of revolution
Havelock Ellis, 1921
Bạn chọn câu nào [thuổng "xì tai" Thầy Kuốc]?

30.4.2014

As for me, I prefer to smell French shit for five years, rather than Chinese shit for the rest of my life.
Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời

Di chúc Bác Hồ

Don't you realize what it means if the Chinese stay? ... The last time the Chinese came, they stayed one thousand years!
The French are foreigners . . . Colonialism is dying out. Nothing will be able to withstand world pressure for independence. They may stay for a while, but they will have to go because the white man is finished in Asia. But if the Chinese stay now, they will never leave.
As for me, I prefer to smell French shit for five years, rather than Chinese shit for the rest of my life.

Tháng Ba, 1946, năm năm trước khi Greene tới Việt Nam, Ho [HCM] ký hòa ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một khoảng trống. Viễn ảnh một Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, do Tây nhử, làm Ho khoái. Ông chửi đám bộ hạ phò Tầu:
Mấy bồ có hiểu nghĩa là gì, chuyện đám Tầu ở lại? Lần chót tụi nó ở một ngàn năm! Tây dù sao cũng mũi lõ, họ có thể ở một thời gian, và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á Châu rồi. Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!

Norman Sherry: Tiểu sử Greene, chương 24: Bonjour Vietnam [Sherry trích câu này từ Hồ Sơ Ngũ Giác Đài, The Pentagon Papers, Senator Gravel Edition, vol 1, Beacon Press, 1979, trang 49-50] 

Cái đoạn gạch đít trên, được Tô Hoài, diễn tả, trong Bút Ký, qua những lời tố cáo Việt Minh bắt tay với Tây, của một nhân vật Hà Nội của ông, trong không khí thủ đô tưng bừng, hăm hở vô Nam:

Chúng ta còn ở Hà Nội làm gì? Để đến khi họ chiến thắng trở về thì chúng ta được góp vào cái đuôi người , chảy đi xem duyệt binh chăng?
Không Hà nội không ai nghĩ như thế. Đời đương lên và đẹp vô cùng đẹp. Chiều nay, gã bạn hoạ sĩ gác trên đã nhờ người đi hỏi han hộ xem ở “trong ấy” có cần người vẽ thì đễ gã vào.
Hà Nội bây giờ thế cả. Cái quê yêu quí nhất của người ta bây giờ là ở đâu trong đất nước có kẻ dám phá cuộc cách mạng. Buổi chiều cuối năm này, chúng tôi nhớ Nam bộ, cái quê một lúc, cái quê muôn đời đương rừng rực máu. Chúng ta và các anh. Gã đi rồi.

**

*
Bố có một mơ ước. Mơ ước này tôi nghe thường xuyên trong những bữa cơm tối lúc tôi còn nhỏ, khi bố còn làm ở công ty điện lực Hà Nội. Mà không, tôi đã nghe nó từ trước đó, suốt những năm tôi còn nằm cũi và bố mới ở chiến trường miền Nam về. Sau gần một năm nằm dưỡng thương ở chiến trường Nam Lào toàn rừng khộp và nắng, bố hành quân ghép với các đơn vị khác vào đến Đà Lạt; lần đầu tiên bố nhìn thấy những đồi thông xanh và những thung lũng đầy hoa. Bố bảo khi nào để dành được nhiều tiền, bố sẽ vào Đà Lạt mua một miếng đất, xây một cái nhà nhỏ và làm trang trại trồng rau xanh. Khí hậu Đà Lạt tốt, bệnh xoang và khớp bắt nguồn từ những năm nằm rừng của bố có thể không cần chữa cũng sẽ tự khỏi.
Hơn 20 năm qua, lúc nào bố cũng chỉ có một mơ ước như thế. Bây giờ, cái ước mơ ấy dồn cả vào gốc đậu ván bố trồng ở hiên sau. Cây đậu ván leo từ tầng một lên sân thượng; hoa đậu ván nở suốt mùa đông, tím ngắt cả ba tầng nhà. Hôm tôi mới về, bố cầm rổ cho tôi và Tu Ti nhặt những quả đậu ván già trên sân thượng để luộc. Bố lại nói bố muốn có một trang trại trong miền Nam – không cần Đà Lạt vì đất Đà Lạt bây giờ đắt quá, chỉ cần chỗ nào đó ở đồng bằng sông Cửu Long, rẻ thôi, miễn là ấm áp. Chỉ cần vào đó trồng trọt thì tự khắc bệnh xoang, rồi bệnh khớp, rồi bệnh tiền đình sẽ khỏi hẳn. Có thể bố sẽ lại nghe lại được.
Bố ạ, con tốt nghiệp đi làm bên đó, con sẽ để giành tiền cho bố mua đất trong Nam.
Phan Việt: Những ngày ở Việt Nam.
*
Gấu đọc Tô Hoài rất sớm, và giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn thêm một câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam Kỳ.
Tưởng thỏa mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ khác xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính là cái xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
*

Cũng vẫn giấc mơ đó, hiện giờ, ở những người con dân xứ Mít, tìm đủ mọi cách chạy trốn đất nước, dù có phải bán mình cho Mafia Đỏ.


Interview: Gao Xingjian

V/v viết như là một cách để kiếm sống

Trông vào viết để có miếng ăn ư? Tôi nghĩ, tốt nhất, nên bỏ cái ý nghĩ đó đi. Đây là kinh nghiệm của riêng tôi. Lý do tôi viết – ‘văn chương lạnh’ – tôi gọi như vậy - bởi vì nó không liên quan tới thị trường. Đây là một yêu cầu nội tại. Chỉ khi nào bị thúc bách thì tôi mới cầm lên cây viết. Không phải để bán sách. Có thị trường sách, và chúng ta không chống đối chuyện khuyến mãi sách, bởi vì có thứ văn hóa tiêu thụ. Nhưng chúng ta đừng lẫn lộn hai thứ đó. Nhà văn phải thật là rạch ròi về đường ranh giữa sự tiêu thụ văn hóa, cultural consumption, và văn chương nghiêm túc. Liệu anh ta viết cho sự tiêu thụ của người khác hay là viết cho chính anh ta? Theo cái nhìn của tôi, văn chương nghiêm túc được viết dính cứng vào với mình, serious literary writing is inherent written for oneself. Chính là vì viết cho chính mình như thế mà chúng ta mới đạt tới được cái chân thực của cuộc đời, và nhờ đó mà có một cái gì có giá trị để mà cống hiến cho độc giả. Cũng vậy, là với những từ, những con chữ. Khi độc giả đọc chúng, họ cũng có thể kinh nghiệm chúng. Điều này “chuyển hóa” người đánh dấu, [This ‘transcends’ the marker]. Descartes nói, “Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu”. Với nhà văn, điều này không có nghĩa, “Tôi trình bầy chính tôi, vậy tôi hiện hữu [‘I express myself therefore I am']," nhưng mà là, “Tôi viết, vậy tôi hiện hữu”. Bằng viết, anh ta không còn sống trong mù lòa, ngớ ngẩn, mà trong sự sáng suốt của tâm hồn. Tự thân, kinh nghiệm tự hiểu mình và xác nhận giá trị những gì viết ra - xẩy ra trong khi viết – thì cũng là khẳng định giá trị của nhà văn và điều này đủ là một phần thưởng rồi.





V/v Mai Thảo viết về NDT

Có vài chi tiết sai. Vì NDT còn sống, GCC viết ra đây những gì Gấu biết, nếu cần anh còn có thể đính chính.
NDT làm cho DPT/Sài Gòn như 1 freelance, như “từ” bây giờ gọi. Có thể anh là nhân viên khế ước. Gấu chẳng bao giờ hỏi, nhưng đoán thế. Không thể có chuyện biệt phái.
Chứng cớ là có lần anh bị Quân Cảnh tó vì trốn động viên, đưa vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, ở Quang Trung. GCC có lên thăm anh những ngày anh nằm ở đây, có lần đi cùng với Võ Đại Tôn, cũng bạn NDT. Sau đó, nhờ Nguyễn Mạnh Côn can thiệp, anh được tha, nhưng phải về làm tờ “Hoa Tình Thương”, do mấy bà Tuớng Tá đứng làm chủ xị, để thổi hứng chiến đấu chống VC vào quân đội VNCH. Gấu nhớ là có lần cũng đóng góp bài.

Vào lúc anh bị bắt, Gấu có hơi ngạc nhiên, hỏi bà xã của anh, khi anh vừa bị bắt và còn nằm ở đồn Quân Cảnh, bị bắt hả, đi lính thì đi lính chứ sợ gì, thì cũng vô Thủ Đức, rồi ra trường làm 1 tên sĩ quan VNCH, bảnh tỏng, có gì đâu mà sợ. Bà bật cười, chồng tui đâu có tí bằng cấp nào như anh mà đi trường sĩ quan Thủ Đức!

Viết lại ở đây, là vì bà xã anh rất quí Gấu, trong số bè bạn của anh. Sau xẩy chuyện, là do chuyện khác.
Lỗi về phần gia đình của GCC, nhưng hai bên hết còn liên lạc.

NDT viết trước đám HPA, NQT, NDD, DPQ. Anh đã nổi tiếng, và là 1 trong những người chọn bài cho tờ Văn. Khi HPA học sư phạm Đà Lạt, ra trường, về Sài Gòn, chính GCC giới thiệu anh với NDT, và từ đó, anh viết cho Văn.
Anh chẳng hề có ý làm mới tiểu thuyết, theo kiểu "tiểu thuyết mới" của Tẩy. Thành ra không hề có cái chuyện, trong đám tiểu thuyết mới, anh bảnh nhất, như MT phán.
Nói cho rõ, chứ chẳng hề có tí đôi co.

Hà, hà!

NDT gặp MT là mày tao, còn Gấu, đâu dám, vì ông là bạn của TTT, anh của Gấu, vì Gấu chơi với ông em của TTT.
Cách viết của đám có tên chung là tiểu thuyết mới Mít, khác hẳn nhau, đó là điều giống đám tiểu thuyết mới Tẩy. Có chung bảng hiệu mà chẳng ai viết giống ai. NDT viết văn ẻo lả, nhẹ nhàng, hình như có lần Gấu nghe MT khen, như những giọt mưa gặp gió nhẹ, bay nghiêng nghiêng.
Gấu đâu viết thứ văn đó.
HPA lại càng không.
Cái vụ MT không ưa Gấu là có thể, ông biết, Gấu không đọc được ông!
Có đọc, khi còn đi học, Quá mê Chúc Thư Đỉnh Trời, như mê Dòng Sông Định Mệnh của DQS.
Đúng khi đọc được văn Tây, của, thí dụ Camus, Sartre, là bèn hết mê!
Một phần là do khiếu thưởng ngoạn thay đổi, một phần do thách đố, cho chính mình, phải làm sao cắt nghĩa được cuộc chiến. Bởi thế mà đọc Lukacs, vưỡn thí dụ.

V/v bằng cấp. Gấu chỉ có cái Tú tài 2. Toán nhe. Đậu xong Tú Tài là đói rã cổ họng. Gấu xin ý kiến ông anh, ông phán, nhà nghèo, học tới đó được rồi, kiếm cái gì làm, vừa làm vừa học. Gấu bèn nộp đơn thi vô Bưu Điện, đúng lúc đó, vừa mới thành lập. Gấu học trước đám bạn bè như HPA, NDD, NXH, Thầy Đạo, Thầy Quân. Họ học, khi có cái gọi là động viên, rớt là đi lính. Chính vì thế, anh nào cũng học Triết, thứ dễ nhất. Đó là sự thực. Gấu ra trường, học hàm thụ, lấy cái chứng chỉ Dự Bị Triết, tính chơi cái cử nhân, dễ ợt, cứ cua Thầy sao, trả bài Thầy, là đậu. Nhưng vô chứng chỉ Triết Tây, gặp ngay NVT, bèn trở lui. Đó cũng là sự thực. Ông này, đi đâu cũng "thằng đó học tui". Nghe quê 1 cục. Bèn bye Văn Khoa. Vả chăng cái bằng Bưu Điện của Gấu có giá hơn cử nhân Triết nhiều. Nó cần đủ thứ tri thức, chưa kể thực hành. Khác hẳn những thứ bằng khác, chỉ có phần tri, mà không có phần hành.
Mấy ông bạn của Gấu, đậu xong, ra trường xong đi dậy học, có ông nào cầm đến cuốn sách triết nữa đâu. Nếu có cầm thì cũng để “ta đây, thầy triết”. Trong khi Gấu đọc, 1 thứ triết khác, nhờ thế sau này, vẫn tiếp tục đọc, viết được.
Nếu không học Bưu Điện, là chẳng thể nào quen Cao Bồi, thí dụ. Chẳng hề biết gì về cuộc chiến cả.


*

*

Làn Sóng Mới & Tiểu Thuyết Mới

Sau “Hiroshima Tình Tôi”, Alain Resnais chuyển thể tiểu thuyết của Duras, bọn chúng ta, những tiểu thuyết gia khác, phải làm gì?

*
*

Paris Match 6 & 12 Mars 2014


Lapham's Revolutions

 

Hiệu quả chính của 1 cuộc cách mạng thứ thiệt có lẽ là, nó quét sạch những thứ con người rác rưởi, những kẻ không biết cả đến cái chuyện, ao ước mong ước nó ra làm sao, và đưa tới tiền phương những con người với sự thèm khát không bao giờ hết thèm: Hành động, quyền lực và tất cả những gì mà thế giới phải dâng hiến cho họ.

The main effect of a real revolution is perhaps that it sweeps away those who do not know how to wish, and bring to the front men with insatiable appetites for action, power, and all that the world has to offer.

Eric Hoffer, 1955

[Mất appétit là mất tất cả! Hà, hà!]

Đám con cháu cách mạng thì bao giờ cũng vô ơn, và cách mạng phải biết ơn, nó là như thế.
The children of the revolution are always ungrateful, and the revolution must be grateful that it is so.

Ursula K. Le Guin, 1983.

Bạn có thể dùng câu trên, để trả lời nhà văn, cha đẻ ra quái vật Núp, xưa rồi, và mới đây, Hội Nhà Thổ, khi ông ta chửi đám Mít trẻ ở trong nuớc là vô cảm cái con mẹ gì.
Trên net cũng có 1 em du học người Nhật, viết thư ngỏ gửi Mít trẻ, đất nước các bạn thì giầu có mà các bạn thì không ngoan.
Hay như 1 cái thư mà GCC nhận được từ 1 bạn học cũ, khen 1 bài viết của 1 em ở Hà Nội, viết về hiện tượng vô cảm ở xứ Mít, tuyệt cú mèo!
TV sẽ thu gom và làm thành 1 trang “vô cảm”.
Theo GCC nhảm hết.
Cái gốc của vô cảm là hậu quả tất yếu của cuộc chiến Mít, khi Thiên Sứ biến thành Quỉ Đỏ.
Tưởng là sẽ có 1 cái nhà Mít to đùng, hoá ra có 1 lũ Bọ.

Có đất nước nào, dân tộc nào mà đến cả Thượng Đế, trước khi ngủ còn mong, ngủ dậy, biến thành….  Mít?
Có thứ trẻ nào, nhỏ máu đầu ngón tay, viết đơn tình nguyện xẻ dọc Trường Sơn đi kíu nước?
Đâu chỉ vài người, mà vài thế hệ?
 

The French in Indochina

When the battle's lost and won

Tây mũi lõ ở Đông Dương

Khi trận đánh thua và thắng
*

Valley of Death: The Tragedy at Dien Bien Phu That Led America into the Vietnam War.
Thung Lũng Tử Thần: Bi kịch Điện Biên Phủ khiến Mẽo vô nước Mít
By Ted Morgan. Random House; 752 pages; $35. Presidio Press

Cú này, thật, và cú đầu độc tù Phú Lợi, giả, đưa đến cuộc chiến thần thánh chống Mẽo cứu nước

DBP là một tiền đồn cô quạnh ở vùng núi Việt Nam, một xứ sở thuộc địa của Tây, nơi lính Tẩy đụng độ với Việt Minh, không phải thứ du kích đói rách mà là một đội quân được trang bị bằng những vũ khí mới tinh, mới ra lò, bởi TQ, ngay vào đầu thập niên 1950. Vào mùa Xuân 1954, khi đám đầu sỏ Đông Tây – Dulles, Eden, Molotov, Chu Ân Lai - gặp nhau ở Geneva, để quyết định tương lai Đông Dương thuộc Pháp, thì 10 ngàn lính Tẩy dồn thành một cục tại DBP, để nhử Việt Minh mò tới quần thảo.
Hầu hết đám lính không phải Tẩy chính cống, mà là Algerians, Ma rốc, Phi châu, Việt… gian, cùng với một dúm tinh nhuệ Tây nhẩy dù. Còn có bốn tiểu đoàn Lê Dương, sĩ quan Tây, nhưng binh lính hầu hết thì là Đức, rất nhiều trong số đó là những kẻ sống sót tại mặt trận Nga. Còn có một đàn bướm di động nữa, vừa là bướm vừa là y tá!
*

Bức điện tín của Phạm Xuân Ẩn, chấm dứt cuộc chiến, hối thúc Bắc Việt đừng lo lắng chi hết về cái chuyện Yanke mũi lõ trở lại Việt Nam, nhờ vậy mà BV bỏ ngỏ Miền Bắc thúc quân ào ào, thần tốc dượt tông tông Thiệu bỏ chạy có cờ, không kịp mang theo ấn tín, cây gậy đả cẩu, và như thế, tất nhiên đâu có thì giờ mang theo 17 tấn vàng, vậy mà ông mang tiếng cho tới khi me-xừ Oánh lên tiếng, không phải ổng, mà là VC chia nhau! 

PXA không thể ngờ, không phải Yankee mũi lõ, mà là Tầu Phù đã chiếm Bắc Bộ Phủ từ hồi nảo hồi nào, từ đầu thập niên 1950, rồi!

Bây giờ đọc mấy anh VC chửi Tẫu như điên, Gấu thấy nực cười. Không có Tẫu, làm sao có chiến thắng 30 Tháng Tư, thống nhất đất nước, VC Bắc Kít làm chủ? Khi nó trang bị anh bộ đội Cụ Hồ, đến cái lông chim, cũng “made in China”, sao không chống?

Đâu phải Bác Hồ không cảnh cáo chuyện này: Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời

Cũng PXA, trấn an chủ Mẽo Time, làm gì có chuyện đó, trong khi tờ Le Monde bị Xịa lừa, đi trang nhất, Mặt Trận Giải Phóng họp báo ở Tây Ninh, tuyên bố ly khai với Miền Bắc: Sau 1975, quả có chuyện này, mấy anh VC miệt vườn lập câu lạc bộ, đếch thèm chơi với Yankee mũi tẹt nữa!


30.4.2014




Tks. NQT

Note: Cú “thọi” thằng khốn “sa đích văn nghệ” đếch thèm viết gì về Mai Thảo, trước 1975!
Ghi chú thêm: Tên của mấy đấng, trong băng đảng tiểu thuyết mới Tẩy, Mai Thảo "đánh máy", hoặc “nhớ”, trật. Sarraute, Alain Robbe-Grillet...
NDT, quen GCC, thì mới làm quen với tiểu thuyết mới. Ông không đọc tiếng Tây được, vào lúc đó, đó là sự thực. Người rành về tiểu thuyết mới, Mít, thực sự, là Mít Butor. Gấu đã viết về chuyện này rồi. (1)
MT thực sự cũng không rành. Ông qui tiểu thuyết mới về trường phái cái nhìn, école du regard, thì quá giản lược nó. Nhưng thôi, nói làm khỉ gì nữa, tiểu thuyết mới thì cũng ngỏm rồi….



30.4.2014

30.4.2014

007 Mít sập tiệm: Điềm báo chế độ VC?

Có thể lắm. Chuyên đóng vai “Ván bài bật ngửa” [“bật” nhe, không phải “lật”], biểu tượng người hùng của “chế độ ta”, người không mặt, bi giờ sập tiệm, không phải là điềm báo động chế độ sập ư?

GCC post liền mẩu S.O.S, trên, để cứu nguy 007 Mít. Đọc 1 phát là “Y tá dạo ngày nào” bèn xì tiền ra liền, đếch cần nhân dân, nhà hảo tâm nào khác.
Nghe nói, cũng bà con gì đó!
Hà, hà!
Đã có tiền lệ rồi. Thời ông Thầy của GCC, VKK, còn sống, có lần ông kể cho lũ học trò của ông nghe, có những tên Tẩy mũi lõ, ở bên mẫu quốc, đói quá, bèn mò qua Hà Nội, chẳng làm gì hết, cứ mỗi lần cần tiền là ra nhà hàng Godard, ngửa cái mũ lên. Bọn mũi lõ bèn bỏ tiền vô. Thấy đủ mức cần dùng, là đi.

Để “bảo chứng” cho cú lừa mang theo lương thực 10 ngày, là cú học tập 3 ngày tại cơ quan. Gấu thực sự chỉ trải qua ba ngày học tập cải tạo tại Trung Ương Cơ Xưởng VTD Bưu Điện, số 11 PDP, đúng nơi làm việc đầu tiên, sau khi ra trường. Hết 3 ngày, ngày ngày vô Sở, chẳng có việc làm gì làm, thời gian quân quản, thế là chuồn, đi chích.
Ra ngay Bến Tầu Sài Gòn. Đi cổng sau, dành cho nhân viên ra vô, quẹo trái, đi bộ tà tà, tới bờ sông, thì vẫn nơi cũ cảnh cũ, làm một mũi, thuê cái ghế bố nằm phê, hà hà!

Đám sĩ quan Ngụy hầu hết dính quả lừa này: 10 ngày phù du, sau là về cùng xây cái nhà Mít mới, hoành tráng bằng trăm bằng muời nhà cũ!

Lần đầu tiên trình diện Sếp trực tiếp, Gấu sững người. Ông ta xanh lét, gầy nhom, đúng ba thằng VC trèo cọng đu đủ đếch ép chê chi hết. Đủ thứ bịnh, sốt rét, gan, thiếu ăn. Món ăn ông ta mê nhất là món mì gói, ông ta giải thích, cực gọn, tiện, phải Cách Mạng thành công, ông mới được thưởng thức. Và đúng như Brodsky phán, về ông con trai bà chị nhà thơ, bao nhiêu nỗi khổ của đám VC đổ hết lên đầu tụi Ngụy.

Chuyện cũng bình thường. Trong lịch sử, bao nhiêu thành phố chống giặc ngoại xâm hăng quá, khi thua, chúng vô, làm cỏ sạch. Bởi thế mà VC phán, tha không “biển máu” là may quá cho tụi Ngụy mi rồi, kêu ca gì nữa!

Ui chao, bỗng nhớ…  Sến Cô Nương và những ngày GCC cắp rổ theo hầu, thời còn Chợ Cá Bá Linh.

Sến mắng “êu” Gấu, sao anh cứ cay đắng “Hoài” như thế.
Nếu không có Giải Phóng, làm sao anh được cắp rổ theo hầu…   Em?


JULIA HARTWIG 1921- 

Expectation of an imminent calamity. Many people have lived through such a moment, but they haven't left poems about it.
Yet those moments are an integral part of history, of many cities and countries.

Ngửi thấy mùi thảm họa. Nhiều người Mít đã trải qua một khoảnh khắc như thế, nhưng họ quên không để lại 1 bài thơ.
Tuy nhiên, những khoảnh khắc này là 1 phần toàn thể của lịch sử, của nhiều thành phố và xứ sở. 

ABOVE US 

Boys kicking a ball on a vast square beneath an obelisk
and the apocalyptic sky at sunset to the rear
Why the sudden menace in this view
as if someone wished to turn it all to red dust
The sun already knows
And the sky knows it too
And the water in the river knows
Music bursts from the loudspeakers like wild laughter
Only a star high above us
stands lost in thought with a finger to its lips

Translated from the Polish by Stanislaw Baranczak and Clare Cavanagh
Czeslaw Milosz giới thiệu, trong A Book of Luminous Things

 

Ở bên trên chúng ta 

Trẻ con chơi đá banh ở một công viên rộng lớn
bên dưới Đài Kỷ Niệm Điện Biên
và bầu trời tận thế thì đỏ mọng,
‘không gian bỗng đỏ rực, rồi đêm xuống trùm lên tất cả’
Tại sao cái sự hăm dọa bất thần như thế
Như thể có 1 người nào đó ao ước biến tất cả thành bụi đỏ
[Có phải đốt sạch Trường Sơn, thì cũng đốt]
Mặt trời biết điều đó
Bầu trời cũng biết điều đó
Nước sông Sài Gòn cũng biết luôn
Nhạc “Như có Bác H trong ngày vui như thế này”,
bỗng ré lên như 1 tiếng cười man rợ
từ chiếc loa của Ban Thông Tin Phường Bến Nghé
Chỉ có 1 ngôi sao ở thật cao trên đầu chúng ta,
thì vẫn như lạc lõng trong suy tư,
với ngón tay đặt lên đôi môi

Eternities

A child lifted in his mother's arms to see a parade
And that old man throwing breadcrumbs

To the pigeons crowding around his feet in the park,
Could they be the same person?

The blind woman who may know the answer recalls
Seeing a ship as big as a city block

Glide one night all lit up past her kitchen window
On its way to the dark and stormy Atlantic.

Charles Simic. Granta: Summer 2013: Travel

Vĩnh Cửu

Đứa bé níu tay mẹ, cố ngước nhìn đám rước ngày 30 Tháng Tư 1975
Ba muơi năm mới có ngày hôm nay
Vui sao nước mắt lại trào.
Và cái tay già khằn, vừa lùn vừa lé, đang ném những mẩu bánh mì cho đàn bồ câu
quanh quẩn dưới chân anh già ở 1 công viên Toronto, Canada
Phải chăng là cùng 1 người?

Người đàn bà mù có thể có câu trả lời
Nhớ lại
Đã có 1 lần nhìn thấy 1 con tầu to bằng cả 1 góc biển Đông,
Chạy suốt mảnh đất hình chữ S
Đưa bà và hai đứa con đến bến cảng Xề Gòn
Trong 1 đêm tối thui, bão tố đầy trời.


Bosnia Tune

As you sip your brand of scotch,
crush a roach, or scratch your crotch,
as your hand adjusts your tie,
people die.

In the towns with funny names,
hit by bullets, caught in flames,
by and large not knowing why,
people die.

In small places you don't know
of, yet big for having no
chance to scream or say goodbye,
people die.

People die as you elect
brand-new dudes who preach neglect,
self-restraint, etc.-whereby
people die.

Too far off to practice love
for thy neighbor/brother Slav,
where your cherubs dread to fly,
people die.

While the statues disagree,
Cain's version, history
for its fuel tends to buy
those who die.

As you watch the athletes score,
check your latest statement, or
sing your child a lullaby,
people die.

Time, whose sharp bloodthirsty quill
parts the killed from those who kill,
will pronounce the latter band
as your brand.
                [1992]

Joseph Brodsky: Collected Poems in English

Chuyện trò với Brodsky, chương Tưởng nhớ Akhmatova.

Volkov: Lev Gumilyov con trai của Akhmatova, trách mẹ nhiều lần là đã không lo lắng đủ, not doing enough, cho anh ta, khi còn là đứa con nít cũng như trong những năm tù. Tôi có nói chuyện với 1 hoạ sĩ già Latvian, cùng ở trại tù với Lev. Khi tôi nhắc tới Akhmatova, mặt ông ta đanh lại và nói, bà ta gửi những gói quà nhỏ xíu cho thằng con.
Nghe cứ như chính giọng ông con.

Brodsky: Lev trách, blame, mẹ, và anh nói điều gì đó, làm bà đau lắm. Tôi nghĩ những cú đau tim của bà là do ông con trai hay 1 trong những lý do của căn bịnh. Nhưng không hẳn như bạn nói. Ý của những lời nói của Lev là vầy: Với bà thì cách tốt đẹp nhất xẩy ra cho tôi, là chết ở trong tù VC Liên Xô.
Anh ta muốn nói, với bà, “như là 1 thi sĩ”.
Ngay cả 1 người bạn cũ phán như thế, thì tôi cũng vặc lại anh ta, mi là thứ heo chó, huống hồ đây là ông con trai do mình đẻ ra!
Lev đã trải qua 18 năm trong tù, và thời gian dài đằng đẵng đã làm anh ta thành què quặt (and those years apparently maimed him). Anh ta bèn quyết định, ta đã khổ như thế, thì ta có thể làm bất cứ điều gì.

GCC đọc đoạn trên, và THNM, bèn liên tưởng đến cuộc chiến Mít, kèm với nó là chiều dài lịch sử dựng nước Mít.

Cả 1 bốn ngàn năm văn hiến như thế, Bắc Kít chỉ biết đói và lạnh, thì chỉ nêu cái cú khủng nhất. Trong khi Nam Kít, cả 1 cuộc sống thiên đàng dài dài, từ mùa màng cho đến thời tiết, thiên nhiên ưu đãi, lòng người cũng mở toang ra cùng với nó. Nhưng trên hết, và sau cùng, giả như cuộc chiến ngắn đi 1 chút, có lẽ Bắc Kít đã không đối xử tàn tệ đến mức như thế!
Ba mươi năm mới có ngày nay, vui sao nước mắt lại trào!

Hà, hà!

Đúng là 1 thời đắng nghét! [chữ của DMT, khi viết về 007 Mít, NCT]

*

Brodsky. Lev did blame her, and he said something to her that tormented Akhmatova greatly. I think it may have been the cause of her heart attack, one of the causes in any event. This isn't an exact quotation, but the sense of Gumilyov's words was this: "For you it would have been even better if I'd died in the camp." He meant "for you as a poet."
Even if an old friend had said it, my first thought would have been, "What a pig you are really." But this was her son saying it! Lev Gumilyov spent eighteen years locked up, and those years apparently maimed him. He decided that because he had endured so much, he could do anything, that from then on everything would be forgiven.
In the case of Lev Gumilyov, all kinds of psychological elements are layered in here as well. Above all, in the absence of his father, he was the man of the family, and although she was both a mother and a poet and Akhmatova, nonetheless, she was a woman. Therefore he thought he could tell her anything he felt like. All of this is the poor man's Freud, of course, but that's apparently how he manifested his masculinity. I gave this quite a lot of thought at one time-and Akhmatova would be the first to condemn me for getting mixed up in this-but her son did not end up occupying the high ground here. With this sentence about its being "better for her," he showed that he had let the camps cripple him, that ultimately the system had got what it was after.

Solomon Volkov: Conversations with Joseph Brodsky. Remembering Anna Akhmatova

"For you it would have been even better if I'd died in the camp." He meant "for you as a poet."

Đây là thái độ của đám nhà văn Miền Nam chạy thoát cuộc chiến từ ngay những ngày đầu. Họ đều nghĩ, đám đi tù VC thì đều đã chết rồi. 
Tốt nhất, là chúng chết trong tù VC, như là những nhà văn Ngụy!

Tưởng niệm Brodsky nhân ngày mất của ông

January 2001

Archangelsk, cái lạnh mặn, những con người Baltic nhạt
Trẻ con ném những trái banh tuyết vô những bức tượng Xô Viết 

Cái ớn lạnh Bắc Cực của mặt trăng vào giữa trưa
Cây bao, bộ hành cuộn.

Mặt trời rùng mình sau những ống khói
Như một tên lính cứng lạnh ngay tại chỗ

Ở Viện Bảo Tàng Viễn Bắc lù tù mù ánh đèn
Ðề tài là về cuộc lưu vong nội xứ của nhà thơ 

Siêu hình đấu với Lịch sử, và
Cuộc chiến đấu thê lương giữa Thơ và Thời gian

Một Cuộc Chiến Lạnh chẳng hề chấm dứt.
Thì cũng y chang tình yêu của nhà thơ với những bến cảng sũng nước

Và những con mèo bướng bỉnh, đặc biệt giống Nga
Xanh, tới từ Bạch Hải

Sau đó, là một cuộc tản bộ lầy lội trong tuyết, trong không khí mặn mùi muối
Ngủ trong áo choàng ở những trại lính đã được cải tạo

Suốt đêm tôi nghe có những tiếng giầy nhà binh bị bóp nghẹn
Của một đội quân diễn hành qua những con phố

Dưới cái vỏ thật là dầy của đêm đen
Nhưng vào buổi sáng, cái buổi sáng tưởng niệm,

Tôi thức giấc, bổ choàng vào trong 1 sự yên lặng thật là quyền uy, hách xì xằng.
Tuyết chiếm cứ thành phố. Milosz cực mê Brodsky, không phải thơ, mà cuộc đời thật bảnh của ông, không tì vết, trong khi ông, nhà thơ bửn của thế kỷ được Nobel văn chương! Chính ông tự thú, qua bài thơ “Wash”, TV đã giới thiệu. Đây cũng là 1 đề tài của thế kỷ. Trong “Tiền Thân Kafka”, Borges chẳng đã kể về 1 tay chuyên làm bạc giả, được Thượng Đế trao cho trách nhiệm đếm bạc ở kho tiền Luân Đôn: chính là vì thằng chả thân quen với cái xấu.
GCC tin rằng TTT đếch làm sao viết được nữa sau Trại Tù, ấy là vì ông…  sạch quá.