Người tù đi
qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao
mùa nóng lạnh,
bao dấu vết bom đạn.
Anh đang
trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách (1)
Họ Trịnh đã
từng hầu đờn Hồ Tôn Hiến, lấy ly rượu, thì tại làm sao người tri kỷ của
ông
không hầu đờn Bắc Bộ Phủ cho đủ cặp?
Trên TV có kể
chuyện sinh thời, Sáu Dân Hồ Tôn Hiến, mỗi lần rảnh việc triều đình,
thường cho
vời họ Trịnh tới hầu đờn. Và có lần họ Trịnh kéo theo một bạn thơ. Lần
sau, kêu
bạn thơ cùng đi, ông lắc đầu, than, thấy mi gân cổ hạc gầy, hát lấy ly
rượu, thảm
quá, tao thà ở nhà còn hơn nhìn thấy bạn mình bị “Cách Mạng” làm nhục!
Martin, tiểu sử gia của
Garcia Marquez, viết, chính là sự thành công
của GGM như là 1 tiểu thuyết gia, đã cho ông cơ hội thân cận với đám
độc tài, và ông là nhà văn độc nhất viết từ bên trong tâm lý của nhân
dân, more than any of his contemporaries, he wrote from inside the
psyche of el puello, vào cái thời kỳ mà số phận nhân dân Mỹ Châu La
Tinh bị đưa lên bàn mổ ở Mẽo, qua những nhà làm chính sách ngoại giao
của họ, y chang như ở khu vực Ả Rập bây giờ. Chính là vì lý do đó, ông
bợ đít họ, vì nhân dân Mỹ Châu La Tinh nhiều hơn là vì bản thân của ông!
Áp dụng vào trường hợp họ
Trịnh và tiếng hát ma quái KL, chúng ta nhận ra, 1 cách nào đó, con quỉ
chiến tranh lợi dụng họ, theo cái nghĩa “viết từ bên trong tâm lý nhân
dân”. Hoặc nói thẳng
ra, phản chiến, bởi là vì rõ ràng là Miền Nam nói không với nó.
GCC
đã
từng viết về tiếng hát làm sụp đổ đền thiêng Miền Nam, và sau đó, 1
cách
nào đó, cũng tiếng hát đó, lại được cất lên 1 lần nữa, ở bên ngoài đất
nước, như 1 đền bù, ăn năn.
"Sao
không hát cho những người vừa nằm xuống..."
Đã có một thời,
tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng nước mưa, nước
mắt.
Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích. Của cuộc chiến
điêu đứng,
rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống thảm hại, nhàm
chán. Nhớ
những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn Duyệt-Phan Đình
Phùng gần
nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt hải chạy ra,
hớt hải lắc
đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé dời lên đường
Gia Long.
Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu Chợ Đũi, đưa mắt
nhìn người
yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu đường. Khi về, cô tha
thẩn giữa
những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo chiếc lá nhẹ nhàng đậu
trên vai
cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu
mai không nở, anh đâu biết Xuân về hay chưa...", em tôi vẫn thường
nghêu
ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời
chúc dữ, chúng báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp, trước một Miền
Bắc lì lợm,
dai dẳng.
Trong mỗi
chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than hồng của tôi,
để cho
Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Buổi sáng cuối
cùng, cùng với Sài-gòn, ngồi một mình trong quán vắng, nghe giọng ca
Thanh Tuyền...
Cũng vẫn giọng hát cũ, bài ca xưa mà sao nghe lòng mình thay đổi. Cảm
giác đắng
cay, tủi nhục những ngày tháng Tư nay đã hết hẳn rồi. Người Sài-gòn đọc
trong mắt
kẻ thắng trận nỗi thèm khát, mong sao được là nguỵ. Giờ này, tiếng hát
như được
cất lên từ đáy mồ biển cả, từ quần đảo ngục tù, như được sống lại từ
một con ngựa
thành Troie mà Cộng sản miền Bắc trong cơn điên cuồng vơ vét đã vô tình
rước về.
Nàng Mỵ Nương đang nhỏ lệ hòa tan bao nỗi tủi hờn của những anh chàng
Trương
Chi suốt đời không biết hát, suốt đời chưa từng được nghe một người hát
cho một
người...
Đâu phải chỉ có tay TNS
Mẽo nói về tài nướng quân của Giáp, mà tướng Mẽo, Westmoreland
cũng cúi chào địch thủ:
"Of
course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by
early 1969,
I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this.
Now such
a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does
not
make a military genius..."
William
Childs Westmoreland
Đúng rồi ông
ta là 1 địch thủ khủng khiếp... Như chính ông ta thừa nhận, vào đầu năm
1969,
ông ta nướng nửa triệu tên VC. Một cái sự coi mạng người rẻ như bèo như
thế, có
thể làm nên 1 địch thủ khủng khiếp, nhưng đéo phải 1 thiên tài quân sự!
Hà, hà!
Graham Greene
vinh danh Giáp bảnh nhất:
Còn 1 hồi nhớ
khác nữa mà tôi cảm thấy thật khó mà vờ đi được, là 24 tiếng đồng hồ
sặc mùi tận
thế là đây, mà tôi trải qua ở Điện Biên Phủ, vào tháng Giêng 1954. Chín
năm
sau, tôi được tờ Sunday Times đi 1 đường hỏi thăm, và đề nghị viết, về
1 “trận
đánh quyết định”, tùy tôi chọn, tôi bèn nghĩ ngay tới DBP.
Mười lăm trận
quyết định trên thế giới, là cái tít thật là cổ điển mà Edward Creasy
đã ban
cho cuốn sách của Sir, vào năm 1851. Nhưng thật đáng ngờ, là trong 15
trận đó,
có một, bảnh, “quyết định”, như là “Điên Biên Phủ”, vào năm 1954.
Điện Biên Phủ
không chỉ là hồi chuông báo tử cho quân đội Pháp, mà hơn thế nhiều! Nó
đánh dấu
chấm hết mọi hy vọng ăn cướp của Tây Phương đối với Đông Phương! Chín
năm sau
trận đánh, khi tờ Thời Báo Chủ Nhật gợi ý, tôi nghĩ liền đến trận đánh
thần sầu
này.
Võ tướng
quân đọc mà chẳng sướng mê tơi sao?
The assault
began on 13 March 1954, and Dien Bien Phu fell on 7 May, the day before
the
delegates turned at last from the question of Korea to the question of
Indo-China.
But General
Giap could not be confident that the politicians of the West, who
showed a
certain guilt towards the defenders of Dien Bien Phu while they were
discussing
at such length the problem of Korea, would have continued to talk long
enough
to give him time to reduce Dien Bien Phu by artillery alone.
So the
battle had to be fought with the maximum of human suffering and loss.
M.
Mendes-France, who had succeeded M; Laniel, needed his excuse for
surrendering
the north of Vietnam just as General Giap needed his spectacular
victory by
frontal assault before the forum of the Powers to commit Britain and
America to
a division of the country.
The
Sinister
Spirit sneered: 'It had to be!' And again
the Spirit of Pity whispered, 'Why?'
Cuộc tấn
công bắt đầu này 13 Tháng Ba 1954, và DBP thất thủ ngày 7 Tháng Năm,
trước khi
các phái đoàn, sau cùng rời vấn đề Korea qua số phận Đông Dương.
Nhưng Tướng
Giáp không thể yên trí, chính trị gia Tây Phương - vốn cảm thấy có tí
tội đối với
những người chống giữ DBP, khi họ lèm bèm quá lâu về Korea - bi giờ kéo
dài cuộc
cò cưa, đủ thời giờ cho ông, chỉ dùng pháo, đủ san thành bình địa lòng
chảo
DBP.
Và thế là trận
DBP đi vào cuộc nướng người....Thủ Tướng
Tẩy cần xin lỗi, về cái sự đầu hàng VC Bắc Kít, còn Tướng Giáp, cần
chiến thắng
huy hoàng, trước khi những thế lực Tây Phương kéo Mẽo và Anh vô bàn
hội, để xẻ
thịt xứ Mít.
Con ma nham
hiểm Bắc Kít, Con Quỉ Chuồng Lợn của Kafka, bèn cười khinh bỉ: Phải thế
thôi!
Và Linh Hồn
Trắc Ẩn của một miền đất, bèn thì thầm,
'Tại sao?'
Graham
Greene: Ways of Escape
Trở lại Anh, Greene nhớ Việt Nam
quá và đã
mang theo cùng với ông một cái tẩu hít tô phe, như là một kỷ niệm tình
cảm: cái
tẩu mà ông đã hít lần chót, tại một tiệm hít ngoài đường Catinat. Tay chủ, người Tầu hợp với ông, và ông đã đi vài
đường dậy
tay này vài câu tiếng Anh. Tới ngày rời Việt Nam,
tay chủ tiệm hít bèn giúi vào
tay Greene cái tẩu. Cây gậy thiêng nằm trên một cái dĩa tại căn phòng
của
Greene, ở Albany,
bị sứt mẻ tí tí, do di chuyển, đúng là một thần vật cổ, của những ngày
hạnh
phúc.
31 Tháng Chạp 1953, Sàigòn.
Một trong những cái thú của
một nơi chốn xa xôi lạ hoắc, đó là, cái thú "bạn của bạn", theo
nghĩa, một cái nét đẹp của nó, đã từng quyến rũ một người bạn của bạn,
đột
nhiên, nó cũng tóm lấy bạn!
Tôi đã gặp đúng một tình
trạng như vậy, một buổi chiều, một người bạn như trên, tới gặp tôi, sau
một vài
hơi whisky, đèo tôi đi trên chiếc xe gắn máy của anh ta, một bác sĩ hải
quân,
dạo chơi Sàigòn. Chúng tôi tới thăm mấy tiệm hút.
Tiệm đầu tiên ghé, thuộc loại
rẻ tiền, ở trên một tầng lầu, bên dưới là một trường học, nơi đám học
trò đang
lo thi kỳ thi "tiểu học và trung học đệ nhất cấp". Ông chủ tiệm cũng
dân trong nghề, một bệnh tưởng, a malade imaginaire, người khô quắt,
như bị vắt
sạch nước, hậu quả của sáu chục bi một ngày. Một bé gái ngủ gật, và một
cậu
trai. Thuốc phiện không nên để cho người còn trẻ vướng vào, như ngưòi
Tầu tin
tưởng, mà chỉ để dành riêng cho những ngưòi đứng tuổi, hoặc già cả. Một
bi ở
đây tốn mười đồng. Sau đó, chúng tôi tới một tiệm sang hơn, Chez Pola.
Ở đây,
bạn có phòng dành riêng, và có thể mang theo bạn. Một cái dù Tầu thật
lớn che
trên một cái giường tròn lớn. Một quầy đầy những sách ở ngay kế bên
giường. Lạ
làm sao, và cũng tuyệt vời làm sao, tôi thấy hai cuốn của tôi, trên
quầy sách:
Le Ministère de la peur và Rocher de Brighton. Tôi bèn lôi xuống, viết
mấy lời
đề tặng.
Một bi ở đây tốn ba chục
đồng.
Kinh nghiệm hít tô phe của
tôi bắt đầu vào Tháng Mười năm 1951, khi tôi ở Hải Phòng trên đường ra
Vịnh Hạ
Long...
Graham Greene. Tam Thập Lục
Kế, Tẩu Vi Thượng sách: Ways of
Escape
Our Top 10
in 2013. No 4: in Berlin, more and more victims of the Nazis are being
remembered with Stolpersteine—brass plates, embedded in concrete, in
the
streets where they lived. Andreas Kluth traces the stories behind the
stones
From
INTELLIGENT LIFE magazine, May/June 2013
ON A HOT
July evening in 2012, Menasheh Fogel, his wife and three children were
returning from a favourite haunt, the sandy beach at Wannsee, one of
the lakes
on the western outskirts of Berlin. Fogel, still in his beach clothes,
parked
near their home on Bamberger Strasse, a charming street of old
buildings with
high ceilings. As he unloaded their beach toys, his wife started
chatting with
an older man on the other side of the street. "He was just talking in
English to anybody walking by," Fogel recalls. "He came off as a bit
loony, but he was just emotional." So Fogel, still in his flip flops,
walked over and started to listen. The half-hour chat that followed
changed the
way he relates to his street and city, its past and his present.
The man
outside Bamberger Strasse 3 turned out to be Howard Shattner, from
Santa Rosa,
California, about an hour from Berkeley, where the Fogel family had
lived until
a year earlier. Like Fogel, Shattner is American and Jewish. And this
address
was where his family had lived before the war. In 1938, Shattner’s
father and
two uncles fled Germany. But his grandfather Chaim and aunt Jente
stayed. In
September 1942, the Nazis came to this building and took them away.
Twelve days
before he met Fogel, Shattner had commemorated his grandfather and aunt
by
embedding two Stolpersteine—"stumbling stones"—in the pavement at
Bamberger Strasse 3. He had come back on this day to talk to residents
and
passers-by about them. They are brass plates sitting on concrete cubes
of ten
centimetres on each side. Printed into each plate are the details of
one victim
of National Socialism—Jewish, gypsy, homosexual or other—who had his or
her
last address at this spot. The information is deliberately kept terse.
The
stone for Shattner’s grandfather reads:
HERE LIVED
CHAIM SHATTNER
BORN 1867
DEPORTED
22.9.1942
THERESIENTSTADT
MURDERED
20.12.1943
There are
now almost 40,000 such Stolpersteine in several European countries,
most in
Germany, thousands in Berlin alone. Some streets that used to be
centres of
Jewish life teem with them. My own street, in elegant Charlottenburg,
is one.
In front of my own front door are five Stolpersteine, and they were
among the
first things that my kids and I noticed when we first came to look at
the
place. We bowed down and I read the inscriptions out loud. My
seven-year-old
daughter wondered what this might be about. Since she asked, I began to
tell
them, for the first time, about the Holocaust. As I did so, some of our
neighbours-to-be paused and joined us and an ad hoc conversation
arose—all
before we had even moved in.
In the same
way, Fogel had also noticed Stolpersteine in the streets almost
immediately
after moving to Berlin. There were already several in his own
neighbourhood,
Bayerische Viertel (Bavarian Quarter) in Schöneberg, not far from
Charlottenburg. Built by and for the bourgeoisie in the years just
before the
first world war, this was and still is a well-to-do area. Most of the
streets
are named after Bavarian cities, hence the name of the quarter. But so
many
Jews once lived there, Albert Einstein among them, that its other
nickname was
"the Jewish Switzerland".
Berlin, and
all Germany, has many memorials and monuments to the Holocaust. But for
Fogel
these small blocks in the sidewalk made remembrance concrete and
therefore more
touching, immediate, even eerie. "You can go to the Holocaust Museum in
Washington
or to the Holocaust Memorial here in Berlin and it’s kind of impersonal
and
abstract. But this is one person, in one place, and you can imagine
what his
daily life was like."
At first I
assumed that the Stolpersteine were a government project, organised by
the
city. Fogel had thought so too. Then, during one of his German lessons,
his
language teacher told him that they were a private initiative run by an
artist,
Gunter Demnig, who was born in Berlin and now lives in Cologne. "When I
learned that the Stolperstein project was actually a private art
project and
not something done by a public agency," Fogel says, "I actually got a
little upset. I realised that while there are quite a few Stolpersteine
throughout Berlin, the streets would be literally covered in them if
all of the
victims were memorialised. It really made me realise how many people
could
easily be forgotten."
And so the
Stolpersteine dredged up every conflicted feeling that Fogel, as a Jew,
had
about living in Germany. Nobody in his own family died in the
Holocaust. On his
father’s side, he is fourth-generation American; on his mother’s side,
he is
fifth-generation. But he is still Jewish. And not only does he now live
in
Germany, but he works there – in information technology—for Bayer.
Today, Bayer
is known predominantly for Aspirin, which it invented. But during the
Holocaust, Bayer was part of IG Farben, a chemical conglomerate that
made,
among other things, Zyklon b, the gas used in the death chambers.
Fogel had
made a sort of peace with his mixed feelings about his career move. As
a tech
guy, he is the linear and logical type. "My left brain overrides my
right
brain," he says. "I have nuanced feelings because Germany has dealt
with the Holocaust so openly and modern Germany has some of the most
progressive politics in the world—environment, governance, companies
and all
that."
And yet,
the
past is always there, sedimented into every place. Take that sandy
beach at the
Wannsee, where the Fogel family had been swimming just before they met
Shattner. On a warm day, there are kids splashing in the shallow safe
area,
bigger kids tumbling from the water slide farther out, and off to the
right the
nudists are enjoying themselves. But looking diagonally left from the
beach,
one can see, just across the water, a grey mansion. This is the Villa
Wannsee,
where 15 leading Nazis met on January 20th 1942—nine months before
Chaim
Shattner was deported—to decide the "Final Solution to the Jewish
Question".30.4.2014
Cái cú đưa
sĩ quan Ngụy đi cải tạo tại vùng Cực Bắc Bắc Việt không giống giải pháp
chót
[final solution] của Nazi, mà mô phỏng Gulag của Xì. Đúng hơn, của Nga
Hoàng. Tống
tù đi Miền Đông Hoang Dã, lập những trại tù, thành 1 quần đảo, không
chỉ đưa sĩ
quan Ngụy, mà là tất cả vợ con họ hàng của chúng.
Cuối cùng,
lũ Ngụy chỉ còn 1 quê hương là Trại Tù, Lò Cải Tạo. Dù có thả chúng ra,
thì
chúng cũng không có nơi nào để mà trở về.
Trên TV có
dành 1 trang để viết về cú độc này, tất nhiên của Thầy của VC, là Xì.
Cuộc chiến
VC Bắc Kít vs Tẫu làm hỏng chương trình tàn độc này.
Bạn đọc Y Sĩ
Đồng Quê, và tưởng tượng ra rằng thì là, đây chính là linh hồn
của một miền đất,
nghe tiếng cầu cứu của một con bệnh trầm trọng ở mãi tận miền nam, và,
tìm đủ mọi
cách để đến bên giường người bệnh, do không có ngựa, nên phải mượn đôi
ngựa của
con quỉ ở nơi chuồng lợn, và vì thế mà phải hy sinh cô hầu gái, cuối
cùng nhận
ra, chỉ là báo động hoảng, và ngửa mặt lên trời la lớn: "Ta bị lừa, bị
lừa,
bị lừa!"
Và đây là
hình ảnh của viên y sĩ sau khi bị lừa:
"Trần
trụi, phơi người ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất, với cỗ
xe trần
thế, với cặp ngựa ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng"
("Naked, exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an
earthly vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray."
Một cách nào
đó, viên y sĩ của Kafka còn xuất hiện dưới cái mặt nạ của một vua Lear,
của một
ông tướng về hưu.
Thê thảm nhất,
là, sau khi đã xây dựng xong địa ngục, với sự đóng góp của mình ở
trỏng, viên
tướng già về hưu, và phải sống nhờ vào cái chuồng lợn của cô con dâu,
được vỗ
béo bằng những thai nhi !
Dương Thu
Hương: (thở dài) Ðiên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có
hai lần
khóc.
Lần thứ nhất
khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi
người trong
đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi
xuân của
tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa
rộng của
miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất
bản
trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều
có tác
phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương
tiện
thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người
miền Bắc
là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà
nước quản
lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ
được tin
tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc.
Còn toàn
bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ
được nghe một
tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ
vì nó
chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam
người ta
có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . . nếu người ta muốn.
Ðó mới là
chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua
chế độ
man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá
và nhầm lẫn
lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
Lần thứ hai
tôi khóc là năm 1984 khi tôi đến Mascơva. Tất cả những người Việt Nam
khác đến
đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì nhục nhã không thể tả được.
Vì khi ở
trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc mình là dân tộc anh hùng và là
một dân
tộc cũng có được một cuộc sống xứng đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong
một phái
đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn thấy ra rằng, người Việt Nam bị
khinh bỉ.
Người Việt Nam đầu đen chỉ xếp hàng trong các đội quân dài dặc các bà
già Nga bụng
to để mua nồi áp xuất, bàn là điện nhằm gởi về nước. Những người bán
hàng họ mắng
cho như là mắng khỉ ấy. Họ mắng cũng đúng vì người mình khuân hàng đống
nồi, hàng
đống sản phẩm của người ta để tuồn về nước. Khi đứng ở khách sạn Peking
nhìn xuống
đường, tôi thấy những đoàn đại biểu Việt Nam trong những bộ quần áo
complet gớm
giếc trông như những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng
và tôi
khóc. Một nhà văn Nga mắng tôi. Anh ta bảo rằng, “người ta đi Nga người
ta sung
sướng, còn bà thì tại sao bà lại khóc như cha chết vậy. Sao lại vớ vẩn
thế”.
Anh ta không biết nỗi đau đớn của tôi khi thấy thân phận của người Việt
Nam.
Man rợ thắng
Văn minh.
Hiển nhiên,
trước mắt thì ai cũng thấy như thế. Nhưng đấy là mặt nổi của vấn đề.
Ngay cả bà
DTH, cũng không thể nhìn sâu hơn, để mà nhận ra, là, đâu có phải tự
nhiên mà
thanh niên Miền Bắc nhỏ máu đầu ngón tay viết đơn tình nguyện vô Nam.
Nhà văn Bùi
Ngọc Tuấn nhìn "sâu" hơn, coi tình trạng man rợ của Miền Bắc, là nằm
trong chính
sách “pha lê hóa”, ông bị nhà nước bỏ tù, mà còn phải cám ơn nhà nước,
bởi nếu không, làm
sao lấy được Miền Nam?
BNT viết:
Trong chiến tranh, việc
gìn giữ hậu phương là vô cùng quan trọng. Hậu
phương là gốc rễ, là cội nguồn, là căn cứ bảo đảm sống còn cho tiền
tuyến, cho chiến đấu và chiến thắng.
Khẩu hiệu: Dù phải đốt cháy dẫy Trường Sơn cũng vẫn chiến đấu tới thắng
lợi hoàn toàn đã thể hiện rõ quyết tâm của miền Bắc giành chiến thắng
bằng bất kỳ giá nào. Sự có mặt của 50 vạn sĩ quan và binh lính Mỹ cùng
quân đội các nước đồng minh như Nam Triều Tiên, Úc,... tại miền Nam
Việt Nam đã đẩy miền Bắc Việt Nam vào những năm tháng cực kỳ gay go
gian khổ: Dốc toàn bộ nhân lực, vật lực, hy sinh tất cả cho cuộc chiến.
Trong cuộc chiến tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha
lê hoá hậu phương. Những người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những
người có biểu hiện thiếu lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản,
những phần tử đáng ngờ, những kẻ trộm cắp, du thủ du thực,... tóm lại
tất cả những gì là vẩn đục so với yêu cầu trong như pha lê của một xã
hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và đó được coi là một biện
pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe những người
khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung.
Giả như Miền Bắc văn minh
như... Miền Nam, thì liệu có "thoát" cuộc chiến "lầm lẫn"?
Giả như đúng
là man rợ thắng văn minh, thì kể từ 30 Tháng Tư 1975, đất nước thống
nhất, xứ Mít
có đủ mọi khả năng, cơ hội, cứ phăng phăng mà tới văn minh, vậy mà đi
lùi đến
như hiện nay, là sao?
Rồi còn cái đám
tinh anh Miền Nam, được Miền Nam cho đi du học, như là 1 cái nguồn dành
cho hậu
chiến, chúng quá rành chế độ văn minh của Miền Nam, tại sao cho đến giờ
chúng vẫn
bợ đít… man rợ?
GCC nhìn
khác bà DTH: Cuộc chiến Mít là giấc mơ đẹp nhất của dân Mít. Dân Mít
được Thượng
Đế cho có mặt ở trên cõi đời này, là để thực hiện nó, dòng dã theo suốt
chiều
dài lịch sử Nam Tiến của nó.
Bạn có thể
giải thích lịch sử Nam Tiến của dân Mít, như là 1 cuộc chạy trốn man
rợ, mà nguồn
gốc của nó là Cái Ác Bắc Kít, như trường hợp Nguyễn Hoàng bỏ chạy MiềnBắc, tìm chốn vạn đại dung thân.
Cái khốn kiếp,
chỉ xẩy ra sau ngày 30 Tháng Tư 1975.
Làm gì có
hàm hồ, lầm lẫn của lịch sử.
INTELLIGENCE
THE BIG
QUESTION
What is the
deadliest sin? Richard Holloway makes the case for envy, Will Self for
pride,
Ann Wroe for ingratitude, Jesse Norman for greed and Aminatta Forna for
gluttony, while Camila Batmanghelidjh says it is sloth and Robert Guest
chooses
lust
Tờ Intel, Intel
Life, số
mới nhất, đưa ra câu hỏi, tội lỗi khốn kiếp nhất, là tội gì?
Một độc giả/tác giả
chọn "envy".
Đọc bài viết, liên tưởng khùng, thì ngộ ra là, Cuộc Chiến Mít, là do
thèm muốn mà ra.
Đói quá, thấy cái gì của Nam Kít, cũng thèm.
Bốn ngàn năm đói,
làm sao tha tụi chúng cho được!
The Big Question:
Richard Holloway thinks that envy—the sin we rarely own up
to—is the meanest and most desolate
From INTELLIGENT LIFE magazine, May/June 2014
In the Greek New
Testament the word used for sin is a term from archery—hamartanein—meaning
“to miss the mark”. We aim to do the right thing, gain a positive end,
even if it’s only some sort of pleasure, but our arrow veers off and
instead of the bull’s eye we hit someone in the field beyond. In other
words, our mistakes are usually misdirected attempts at the good rather
than intentional pursuit of the bad. But there is one exception to this
positive understanding of sin: envy.
Every other sin offers
some gratification, if only in its early stages, but envy is an empty
and desolating experience from beginning to end. It is the meanest sin
in the book, which is why few people ever own up to it. François de La
Rochefoucauld captured its joyless secrecy in 1665: “We often pride
ourselves on even the most criminal passions, but envy is a timid and
shame-faced passion we never dare acknowledge.” Virginia Woolf thought
it was the besetting sin of writers, and Gore Vidal agreed with her.
Whenever a friend succeeded, he wrote, a little something in him died;
for him it was not enough to succeed—others had to fail.
Vidal’s spleen captures both aspects of envy: sorrow at another’s good
and satisfaction at another’s misfortune, what the Germans call Schadenfreude,
shame-joy, pleasure in the distress of others.
The most obvious symptom
of envy is malice. However witty and entertaining you may find their
skilful dismembering of the reputations of others, you can be certain
that the malicious person is being eaten alive with envy at another’s
success or celebrity. Behind many a bitchy comment there lurks a
troubled and dissatisfied heart.
And since envy is a sin
between friends or equals, another of its symptoms is hypocrisy, acting
pleasure in another’s good fortune when you actually feel gut-clenching
pain. It shows in the tightness of your smile and the shadow behind
your eyes as you dredge up your congratulations from a well of
bitterness.
Is there any remedy for
this nasty little sin? There are two steps we can take to get it under
control. The first is to acknowledge its presence and admit our own
meanness of spirit. The other step is to recapture our capacity for
sharing the joy of others. It is not what John Donne said, of course,
but it is nevertheless true that another’s good also increases me—so
rejoice!
Trước
1975, tôi làm ở… bên trong Bưu Điện. Sau
1975, tôi làm ở… bên ngoài, ở vỉa hè tòa nhà Bưu Điện, kế bên Nhà Thờ
Đức Bà.
Viết mướn. Điện tín, thư từ tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Việt. Thân
chủ đa số
là những người có bà con, thân nhân vượt biển, đang ở trại tị nạn, hoặc
đã định
cư nơi nước ngoài.
Thời gian
này cả Sài Gòn, nói rộng ra, cả nước đang đói. Đám Ngụy, lại càng đói.
Một lần,
một thân chủ tốt bụng cho tôi địa chỉ một nữ tu viện Thiên chúa giáo ở
Thái
Lan. Ôi, quí giá biết là chừng nào. Viết thư cầu cứu, mấy bà sơ gửi cho
một
thùng đồ, trị giá gần một cây vàng. Đám viết mướn vỉa hè Bưu Điện chúng
tôi cứ
thế trao đổi, chuyền cho nhau những địa chỉ tương tự. Tới tai nhà nước.
Chúng
tôi được đặc biệt để ý, một phần là vậy: làm nhục nhà nước. Ngoài ra
còn nhiều
tội khác nữa. Thành phần ăn bám xã hội. Trốn tránh đi vùng Kinh Tế Mới.
Khuyến
khích nhân dân bỏ nước ra đi.
Chả là,
trong số những thân chủ, có những người trước đi lính hoặc làm việc cho
Pháp,
nay làm đơn xin tiền cấp dưỡng, tiền truy lãnh những năm chiến tranh bị
gián đoạn,
hoặc xin bảo lãnh qua Pháp.
Sau tới
chương trình ODP.
Lần chót tụi
tôi nhận được thư của mấy bà sơ, là những lời ân hận, vì không thể tiếp
tục gửi
quà cứu trợ. Nhà nước Việt Nam đã gửi thư cho mấy bà, yêu cầu đừng gửi
đồ cho từng
cá nhân. Hãy gửi tới cơ quan nhà nước. Hãy gửi tới Hội Chữ Thập Đỏ. Không thể gửi,
nhưng chắc chắn mấy bà sơ vẫn không quên cầu nguyện cho gia đình chúng
tôi.
Chứng cớ là…
Nhờ
viết muớn ở Bưu Điện, tôi gặp lại một anh
bạn, trước 1975 làm nhiếp ảnh viên cho một hãng thông tấn Mỹ. Tôi là
người gửi
những tấm hình chiến trường của anh, và của những nhiếp ảnh viên khác
trong
hãng, bằng phương pháp vô tuyến viễn ảnh.
Anh tới Bưu
Điện, tính gửi hồ sơ ODP qua Bangkok. Thời gian đó, tụi tôi móc nối
được với một
vài nhân viên Bưu Điện, chỉ để chuyển hồ sơ ODP. Tốn thêm tiền cho thân
chủ, lẽ
dĩ nhiên, nhưng chắc chắn tới nơi. Những ngày tháng lê la bên vỉa hè,
những địa
chỉ như văn phòng ODP ở Bangkok, văn phòng Hội Cựu Chiến Binh Pháp ở
Paris… là
những cần câu cơm của tụi này. Còn những địa danh như Galand, Songkhla
(?),
Panat Nikhom, hoặc quá xa hơn, những Wesminster CA, Santa Ana… là những
khung
trời mơ ước của mấy tên viết mướn tụi tôi!
Khung trời
mơ ước, ôi chao, xa vời quá! Chuyện trước mắt, mì ăn liền: những thân
nhân sau
khi lãnh thùng đồ, ghé vội mấy ông viết mướn, đánh giùm tôi cái điện
tín: đã nhận
đồ. Tôi nhớ một lần, có hai anh chị hớn hở tới "order": viết giùm cái
thư, nói kheo khéo giùm: ở bên này em nhớ anh lắm, mau mau bảo lãnh em
qua! Tôi
cứ nhìn hiện tại, để nói về quá khứ: những ngày anh còn ở bên em; và cứ
nhìn
tương lai, khi anh và em tái ngộ nơi quê người, theo kiểu hiện tại, của
đôi
nhân tình.
Bởi vì
"nhiệm sở" ngay bên Vương Cung Thánh Đường, những buổi sáng sớm
"chợ chưa họp", chúng tôi thường vô hẳn bên trong nhà thờ quỳ cầu
nguyện. Buổi trưa, thay vì quì, chúng tôi nằm "ngơi" ngay lối đi phía
trước, dưới vòm cung, phía sau tượng Đức Mẹ, hay chạy qua phía bên kia
đường,
khu nhà ở của mấy ông cha, có bữa ngủ quên tới tận chiều, mấy ông cha
lại phải
cho người giúp việc ra đánh thức!
Đêm Giáng Sinh, làm sao Chúa bỏ quên
lũ chúng
tôi! Người cũng không quên mấy đứa nhỏ: tụi nó đã sửa soạn lễ Giáng
Sinh cùng với
mẹ, ngay từ đầu tháng, bằng cách cặm cụi làm côngfetti, không phải để
ném lên đầu
nhau, mà là để bán cho người dân Sài Gòn, đông nghẹt quảng trường
Kennedy, đêm
Chúa ra đời. Nếu khát nước, bạn có thể vừa mua côngfetti, vừa uống ly
nước trà
của bà mẹ chúng, trên chiếc bàn dã chiến, di động chung quanh tượng Đức
Mẹ, có
khi tới tận Nhà Hát Lớn trên đường Tự Do.
Trong không
khí hân hoan "cả nước đang sửa soạn làm lễ kỷ niệm Mười Năm Đại Thắng
Mùa
Xuân 1985", tôi gặp lại Châu Văn Nam
Trong chiến
tranh Việt Nam, thời gian làm cho cơ quan báo chí Nhật (Asahi Shinbum),
anh đã
từng vào chiến khu chứng kiến cảnh Việt Cộng thả ba tù binh Mỹ, trong
có một Mỹ
đen, tại Bến Kéo, Trà Xim (Củ Chi). Đây là lần thả tù binh đầu tiên.
Chuyện xẩy
ra trước ngày thành lập Mặt Trận Giải Phóng, vì vậy anh bị rút thẻ báo
chí Mỹ,
MACVI. Anh cũng là người đầu tiên theo người Mỹ đổ quân tại Quảng Trị,
từ chiến
hạm Okinawa thuộc Đệ Thất Hạm Đội, vào năm 1967. Phóng viên đầu tiên về
Châu Đốc,
tham gia chiến dịch đổ quân Trà Keo, giải cứu thường dân ở Kampuchia.
Đã từng
phỏng vấn tướng Đỗ Cao Trí tại Sawy Riêng. Tất cả những sự kiện trên,
là do anh
kể cho tôi nghe. Quan trọng nhất, anh nhấn mạnh với tôi, là hai chữ
"đầu
tiên".
Tôi quen anh
những ngày anh bỏ tờ báo Nhật, qua làm cho thông tấn xã UPI. Gốc
"chệt",
người nhỏ thó, tóc xoắn tít. Có lần trong lúc hơi ngà ngà, anh tỏ ra tự
hào, về
mấy ‘quí tướng’ của anh. Anh chỉ ân hận, là đã bỏ cuộc quá sớm. Sau Mậu
Thân,
bà vợ rét quá, bắt ông chồng ở nhà bế con, không cho vác máy hình nữa. Anh nghĩ rằng,
anh vẫn còn nợ chiến tranh một điều gì đó. (Món nợ này, độc giả cho
phép tôi nợ
lại, vào một dịp khác sẽ nói rõ hơn.) Nhờ
vậy, mà có chuyến vượt biển tại bãi biển
Vàm Láng, Gò Công vào đúng đêm ông Táo cưỡi cá chép lên chầu Trời.
Trên một số
báo Văn, tôi đã viết về chuyến đi này, và cái cảnh tượng bi hài: trong
đêm tối,
ghe gặp bão ngay bên ngoài cửa biển Vũng Tầu; một anh chàng thanh niên
đã lầm
tôi với người yêu của anh, và cứ thế vò đầu vò tóc "người yêu", lảm
nhảm những lời cuối cho cuộc tình, cho một tương lai tươi sáng ở nơi xứ
người…
Sau khi ra
tù, anh bạn tôi lại tìm cách đi nữa. Nhờ vậy, có chuyến du lịch Bangkok.
Hai vợ chồng
tôi tới Bangkok ngày 19 tháng Năm, năm 1990. Đúng ngày sinh của ông Hồ.
Sau
này, tôi tăng thêm một ngày, trong lý lịch Cao Uỷ.
Đó là một bữa
thứ bẩy. Sau khi đi lang thang trong thành phố tới rã người, trước viễn
ảnh một
buổi tối thật đen tối, chợt nhớ tới cái địa chỉ đã từng là cứu tinh
những ngày
đói rã họng ở quê nhà, tụi này bèn kêu tắc xi, nói "Vạt, vạt" (Vạt,
tiếng Thái, có nghĩa là chùa chiền, tu viện). Anh chàng tắc xi người
Thái đưa,
không phải tới cái địa chỉ mà chẳng ai còn biết đó, mà là nhà thờ St.
Francis,
tại một khu sang trọng thuộc trung tâm thành phố. Tới sân nhà thờ, nhìn
thấy một
chiếc xe hơi với hàng chữ tiếng Anh, Cơ quan Cứu Trợ Cao Uỷ Tị Nạn, tôi
la thầm
trong bụng: Chúa cứu ta rồi!
Vị cha già
trụ trì nhà thờ là người Pháp. Ông không dấu vẻ ngạc nhiên, khi nghe gã
đàn ông
ốm đói, mệt lả, nhưng "thao thao bất tuyệt" xổ ra hàng tràng tiếng
Tây, (sau này, nghĩ lại, tôi cũng không thể hiểu nổi tại sao bữa đó,
mình lưu
loát đến như thế! Nhất là đây là lần đầu tiên, kể từ tháng Tư 1975, tôi
mới có
dịp "thực tập" tiếng Tây!)
Sau đó, Cha
cho trú ngụ tại một căn phòng ở bên trường học, kế ngay bên nhà thờ, do
nhà thờ
quản lý, bỏ qua tất cả những lời khuyên nên báo cảnh sát để cho nhà thờ
khỏi bị
liên lụy.
Chúng tôi ở
đây hết ngày thứ bẩy và chủ nhật. Sáng thứ hai, Cha đưa tụi này tới cơ
quan
ODP, nằm bên trong tòa nhà khổng lồ City Bank. Ông trình giấy tờ, yêu
cầu được coi
hồ sơ ODP của tụi này. Chỉ tới khi đó, Cha mới thực sự tin tưởng, và có
thể,
hài lòng, vì đã làm đúng ý Chúa!
Cha yêu cầu
cho gặp một vị luật sư của ODP. Vị này khuyên, chỉ có mỗi một cách: đưa
mấy người
này vào đồn cảnh sát. Sau khi hết hạn tù, ông sẽ báo bên Cao Uỷ cho xe
"rước’
về trại tị nạn.
Cha đưa tụi
này tới một đồn cảnh sát Thái.
Trước khi từ
biệt, Cha đã dịch cho tôi nghe những lời cảnh cáo của viên cảnh sát:
Tôi có thể
bắt Cha, vì tội chứa chấp những người nhập cảnh bất hợp pháp.
Sau đó, Cha còn
tới nhà tù thăm tụi này, cho tiền, đưa lại mớ "bản thảo", là mấy cuốn
tập ghi vắn tắt một số sự kiện về những ngày ở Đất Phật, và chuyến vượt
sông
Mekong vào đất Thái của tôi.
Tôi gặp lại le Carré ở nhà
tù Bangkok.
Trong cuộc
chiến Việt Nam, vì quá sợ nó, tôi tìm đủ mọi cách để chạy trốn. Một
trong những
chỗ ẩn núp "tương đối" an toàn, là sách vở. (Ngoài sách vở ra, còn một
mê cung khác, an toàn hơn, bởi vì thê thảm hơn, tôi đã tưởng hết lối
ra, may nhờ…
nhưng thôi để dịp khác…)
Trong sách vở,
có truyện trinh thám. Những cuốn tiểu thuyết đen, série noire, với
những tác giả
như James Hadley Chase, Georges Simenon… và John le Carré, được coi là
"ông vua" của tiểu thuyết gián điệp, với bối cảnh là Cuộc Chiến Lạnh.
Tôi tình cờ
khám phá ra ông, nhân bữa ghé tiệm sách Xuân Thu, ở đường Tự Do Sài
Gòn, thấy
cuốn Gián Điệp Từ Miền Lạnh,
bản tiếng Pháp (L’Espion qui venait
du
froid). Mấy
chữ "venait du froid" đập ngay vào mắt. Như thể sợ, mà vẫn tò mò muốn
biết, muốn thử! Y hệt nỗi sợ cuộc chiến! Biết chắc chạy trời không khỏi
nắng,
nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để kéo dài thời gian "hoãn dịch". Một cái sợ
tiềm ẩn, ma quái, đâu đó từ góc sâu quá khứ… Trong một thoáng, giữa
không khí ấm
áp của Sài Gòn, tôi như sống lại nỗi buốt giá của một miền đất, của một
tuổi
thơ, trong khi cuộc chiến đang rình rập, ngay… bên ngoài lề đường!
Chả là, tôi
người Bắc, bố mất sớm, mẹ còn trẻ, một nách bốn con, cứ phải gửi hết
đứa này đứa
nọ ăn nhờ ở đậu nơi bà con bên nội bên ngoại… những chi tiết chẳng liên
quan gì
tới Gián Điệp Từ Miền Lạnh, nhưng chính là cánh cửa mở vào tiểu thuyết
của le
Carré.
Trong ba
tháng nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok, giữa đủ thứ thành phần (trộm
cướp, buôn lậu
ma túy, giấy thông hành hết hạn, kháng chiến quân chống nhà cầm quyền
Miến Điện,
chống nhà nước Cộng Sản Việt Nam…); đủ thứ sắc dân (Anh, Pháp, Ấn Độ,
Miến, Mã
Lai, Campuchia…), tôi gặp lại Call
For The Dead của le Carré trong mớ
đồ lỉnh kỉnh
của một anh bạn Mã Lai nằm kế bên. Cuốn sách mỏng, chỉ trên trăm trang,
ghi chú
tùm lum, nào số điện thoại, nào những con chữ lằng ngoằng…
Tôi đã đọc bản
tiếng Pháp, L’appel du mort,
nhưng không bắt được cái mạch của nó.
Lần này, cuốn
sách bắt được mạch của tôi.
Đúng hơn, lần
này thành phố đã…
Như trên đã
nói, tôi đọc le Carré qua bản dịch tiếng Pháp. Lần đọc đầu, tôi chỉ để
ý đến cốt
truyện, đến cuộc đấu trí giữa hai phe "chính tà’ qua hai nhân vật ở
trong
đó.
Đây là câu
chuyện một nhân viên ngoại giao tự tử, sau khi bị sở cho người điều
tra, vì
nghi là "thân Cộng". Để lại thư tố cáo. Người lãnh đạn, là Smiley,
nhân viên được sở cử đi điều tra. "Anh điều cha điều bố thế nào để cho
con
người ta cảm thấy nhục nhã, mất danh dự đến nỗi phải tự tử để minh oan?"
Trước mắt,
ngay sáng sớm hôm sau, Smiley phải tới gặp bà vợ, để thay mặt sở chia
buồn.
Đang nói chuyện, có điện thoại. Tưởng của Sếp, anh nhắc nghe, nhưng của
nữ điện
thoại viên bưu điện, do người đã chết tối hôm qua đã dặn, "tám giờ
sáng,
nhớ đánh thức tôi nhé!"
Smiley tự hỏi:
làm sao một người sửa soạn từ giã cõi đời, lại nhờ người đánh thức?
Hoá ra là bà
vợ mới là gián điệp nằm vùng. Bồ của bà, một điệp viên Đông Đức. Trong
thời
gian chiến tranh, anh này là nhân viên của Smiley. Một tay cộng sản thứ
thiệt,
theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa cộng sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái
bường"!
Smiley vẫn
còn nhớ, cách anh này hẹn gặp nhân viên dưới quyền.
Anh thử làm theo,
và thành
công.
Anh cho hai
người gặp nhau tại một rạp hát. Khi nhân viên dưới quyền xin lệnh bắt,
Smiley lắc
đầu, không có chứng cớ, bắt cũng phải thả ra thôi. Nhưng anh ra lệnh:
cứ để
yên, sẽ có biến động. Hãy để cô cậu cuống cuồng, thất kinh… quýnh quá
thể nào
cũng làm một điều gì đó. (Let them bolt, panic, anything… so long as
they do
‘something’). Bởi vì theo anh, Dieter, nhân viên cũ của anh, khi gặp cô
bồ,
khám phá ra bị lừa, sẽ nghĩ rằng phản gián Anh đã biết tất cả.
Vấn đề là:
anh ta sẽ hành động như thế nào? The Last
Act, màn chót của vở hát và cũng là màn chót của cuộc đấu trí,
Dieter xiết cổ
cô bồ, làm như đang ngủ, và rời rạp hát cùng với khán thính giả.
Dieter và
Smiley đụng độ tại một cây cầu, giữa sương mù dầy đặc, trên sông
Thames. Nhớ lại
những năm tháng cùng chống Quốc Xã, Dieter tha chết cho tên bạn đế
quốc, và chịu
chết thay vì đầu hàng.
Những đoạn đối
đáp giữa bà vợ và Smiley, giữa Similey và Mendel, người bạn làm nghề
cảnh sát…
là những trang đẹp nhất trong truyện:
(Mendel hỏi
Smiley):
-Bà ta có phải
là cộng sản không?
-Tôi không
tin bà ta thích những nhãn hiệu. Tôi tin rằng, bà muốn xây dựng một thế
giới có
thể sống mà không có tranh chấp… Hoà bình là một từ dơ dáy, hiện nay,
có phải
không? Tôi nghĩ, bà muốn hoà bình.
(I don’t
think she liked labels. I think she wanted to help build one society
which
could live without conflict. Peace is a dirty word now, isn’t it? I
think she
wanted peace.)
-Còn Dieter?
-Trời biết
Dieter muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy. Và một thế giới xã hội chủ
nghĩa.
Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà bình và tự do. Và bây giờ, họ là
những
tên sát nhân, những tên gián điệp."
-Trời đất!
Smiley im lặng
một lát:
-Tôi không
hy vọng bạn hiểu. Bạn chỉ nhìn thấy tận cùng của anh ta. Tôi đã nhìn
thấy khởi
đầu. Anh ta là một trong những người xây dựng thế giới. Những người
tưởng là
xây dựng, nhưng thật ra là hủy diệt.
Lần đọc đầu,
tôi chỉ để ý đến những màn giật gân, những câu đối đáp nẩy lửa như trên.
Lần thứ nhì,
một chi tiết, đúng ra là một "cụm từ", trong một câu văn, đập thẳng
vào mắt tôi.
Bạn không thể
tưởng tượng, khi nằm tại nhà tù quốc tế Bangkok, tôi đã nhớ Sài Gòn tới
mức
nào. Và cái cụm từ ở trên, nó "liên quan" tới… Sài Gòn!
Câu văn ở
chương hai. Chương này tả cảnh tượng Smiley đang đêm bị sếp dựng dậy,
bắt phải
tới sở trình diện. Ngồi trên xe tắc xi, anh cứ nghĩ, mình vẫn còn đang
ngủ trên
giường nệm ấm áp, đây chỉ là hồn ma của mình đang run rẩy giữa thành
phố
London:
"Trong
tắc xi ông cảm thấy an toàn. An toàn và ấm áp. Cái ấm là món hàng chui,
tuồn từ
chiếc giường, được tích trữ nhằm chống lại đêm tháng Giêng ẩm ướt. An
toàn, vì
không thực: đây là hồn ma của mình đang lang thang trên đường phố Luân
Đôn…"
(He felt
safe in the taxi. Safe and warm. The warmth was contraband, smuggled
from his
bed and hoarded against the wet January night. Safe because unreal: it
was his
ghost that ranged the London streets….)
Những từ
safe, unreal…như từ cuộc chạy trốn quê hương trỗi dậy, gây trạng thái
chập chờn
nửa thức nửa ngủ. An toàn ở trong một nhà tù, cách xa nhà tù quê hương.
Không
thực, vì chung quanh là cả một khối hỗn độn người ngợm lạ hoắc… cứ thế,
một đoạn
văn ở trong tôi lập đi lập lại, theo cùng với những con chữ: Trong
những đêm chập
chờn mất ngủ… hồn ma… his ghost, không, không, đây là hồn ma của chính
mình
đang lang thang ở Sài Gòn… không, không, không phải hồn ma của mình, mà
là… hồn
thiêng, hồn thiêng của thành phố đang trỗi dậy… thế là tôi ráp lại:
"Trong
những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong
tôi,
tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những đường
phố
cũ…". Tới đó tịt luôn.
Phải tới khi
ra nhà tù, vào trại tị nạn, mãi mãi sau đó, tôi mới kết thúc nổi câu
văn: "Trong
những đêm chập chờn mất ngủ, hồn
thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi lại tưởng đây là hồn ma
của
chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái
phần đời
đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể." Một thành phố
mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó…
It seems to me that your novel is akin
to something like this
end of history. It’s written from the vantage point of the early 2000s,
yet it
captures the moment at the fall of Communism in 1990, a moment at which
various
currents merge and collide, forming a point of crystallization, and
possibly
liquidation, for twentieth-century history.
Hình như
cuốn tiểu thuyết của ông giống như tận cùng lịch sử. Nó được viết vào
khoảng đầu
thập niên 2000 [chắc cùng thời gian với Chuyện Kể Năm 2000, của Bùi Ngọc
Tấn],
tuy nhiên, nó tóm được cái khoảnh khắc CS gục, năm 1990, một thời điểm
mà những
dòng hợp lưu & xung đột & va chạm…. tạo thành điểm kết tinh, có
thể nói, điểm
“làm thịt” thế kỷ 20.
KERTÉSZ
Actually, you’re completely right.
It’s exactly like that. We’ve
got the man who was born in Auschwitz, and then Judit, the woman who
experiences Auschwitz through him and who attempts to find a conclusion
to her
own history. But then she escapes that world and marries a man who is
untouched
by totalitarianism. She decides to have children, and thus commits
herself to
life. That was the secret, the gesture—bearing children is the gesture
that
creates the possibility of continued life. Faced with choosing between
life and
death, she opts for life.
Đúng quá!
Chúng ta có 1 thằng dàn ông sinh ra tại Lò Thiêu, rồi có 1 cô gái kinh
nghiệm Lò Thiêu qua anh ta, cô toan
tính tìm một kết luận cho chính câu chuyện của riêng cô. Thế rồi cô bỏ
chạy thế
giới đó, kết hôn với 1 người đàn ông vô can với chế độ toàn trị. Cô bèn
quyết định
sống, có con. Có con là 1 cử chỉ tiếp tục cuộc đời, chọn cuộc đời thay
vì chọn
cái chết.
For even
there, next to the chimneys, in the intervals between the torments,
there was
something that resembled happiness. Everyone asks only about the
hardships and
the "atrocities," whereas for me perhaps it is that experience which
will
remain the most memorable. Yes, the next time I am asked, I ought to
speak
about that, the happiness of the concentration camps. If indeed I am
asked. And
provided I myself don't forget.
Ngay cả ở đó,
kế bên những ống khói, trong những giờ nghỉ giữa những thống khổ, có
một điều gì
đó giống như hạnh phúc. Mọi người chỉ hỏi về những cực nhọc, những “tàn
bạo”,
trong khi với tôi, có lẽ chỉ cái kinh nghiệm đó đáng
nhớ nhất. Vâng, đúng như thế, lần tới,
nếu được hỏi, tôi sẽ nói về cái đó, về hạnh phúc ở trại
tập trung.
Nếu được hỏi, cầu tôi chẳng quên.