*
Ghi



















BÙI MINH QUỐC
PHÁT BIỂU TẠI LỄ KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY DƯƠNG THỊ XUÂN QUÝ HY SINH
(8.3.1969 – 8.3.2009)

   Kính gửi Ban tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày hy sinh của nhà văn – liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý.

      Nhận được giấy mời (gửi qua bưu điện) và đề nghị chuẩn bị phát biểu trong buổi lễ do nhà thơ Nguyễn Thế Khoa thay mặt Ban tổ chức cho biết (qua điện thoại), tôi đã cố gắng sắp xếp để có thể ra Hà Nội kịp thời, nhưng rất tiếc, vào phút cuối, một hoàn cảnh riêng đột xuất đã không cho phép thực hiện được như dự định.

      Xin gửi tới buổi lễ bài phát biểu của tôi, kính nhờ ban tổ chức cử người đọc giùm, tôi hy vọng người đó là nhà thơ Nguyễn Thế Khoa, và mong muốn bài sẽ được đọc trọn vẹn.

      Chân thành cám ơn. 

BMQ

Nguồn

Thú thực, khi đọc những bài viết tưởng niệm như thế này, Gấu cứ thấy gai gai hết cả người.
Có bao giờ nhà thơ nghĩ, một khi nhà nước làm lễ công khai tưởng niệm như vậy, và có sự tham dự của ông, cho dù theo kiểu vắng mặt, [hay là ông cũng cảm thấy gai gai hết cả người nên... chuồn?], là để biểu dương chế độ hiện tại?
Cái cỗ máy toàn trị mà ông công khai tố cáo, và 'thú nhận', có phần đóng góp của ông ở trong đó, vẫn tiếp tục có sự đóng góp của ông, và bằng hữu?
Gấu cũng có một thằng em trai tử trận, và thật sự chẳng muốn phiền đến bất cứ ai về chuyện tưởng niệm, và thực sự tin rằng, chỉ có gia đình Gấu được quyền tưởng niệm.
Không ai có quyền đó hết, ngoài Gấu ra!
Đây là cái nghịch lý to tổ bố của cuộc chiến giải phóng Miền Nam. Chính những sự hy sinh của bao nhiêu con người, "kể cả Mỹ Ngụy", cho con quỉ chiến tranh, lại là nguyên nhân cho sự ra đời và tồn tại của một chế độ khốn kiếp!
Và vẫn thường xuyên được vinh danh qua tưởng niệm!
*
Charles Simic, Poet Laureate, nhà thơ với vòng nguyệt quế, ["nhà thơ nhà nước", với thế giới CS], đã gọi cảm giác ‘gai gai’ như thế, là "sành điệu"!
Hy sinh đã đau đớn rồi, hy sinh để góp phần dựng nên cái nhà Mít đàng hoàng, đâu chẳng thấy, mà chỉ thấy cỗ máy toàn trị, lại càng đau đớn, và hàng năm tưởng niệm thì lại vừa đau lại vừa nhục! Chúng ta là những kẻ sành điệu về cái sự độc ác!
Connoisseurs of Cruelty, Những kẻ sành điệu về sự độc ác là tên bài viết của nhà thơ Simic, khi điểm một số sách mới ra lò viết về Bosnia trên tờ NYRB, số đề ngày 12 Tháng Ba, 2009. Trong số đó, có cuốn của Wojciech Tochman, và cái tên của cuốn sách của ông miêu tả đúng cái tình trạng gai gai của chúng ta, nhưng ông gọi là, "Như ăn sỏi, ăn đá: Sống sót Quá khứ Bosnia" [Like Eating a Stone: Surviving the Past in Bosnia, by Wojciech Tochman, Antonia Lloy-Jones dịch t
ừ tiếng Ba Lan, nhà xb Atlas, 141p, $20.00]
Chúng ta cũng đang sống sót Quá Khứ Cuộc Chiến Thần Kỳ. Chúng ta cũng cảm thấy gai gai, như ăn sỏi ăn đá, mỗi lần tưởng niệm một liệt sĩ nằm xuống vì nghĩa cả, như Dương Thị Xuân Quý, như Đặng Thuỳ Trâm, thí dụ.
Nhưng chắc chắn đếch có tên sĩ quan Ngụy, là thằng em trai của Gấu, trong số những kẻ được vinh danh, tưởng niệm, ở cả hai bên Quốc Cộng!
Gấu đếch cho phép!
*
“Getting its history wrong is part of being a nation”.
Ernest Renan. Julian Barnes trích dẫn khi điểm một số sách mới xb của Orwell, trong cùng số báo.
[Có cái lịch sử lầm lạc, là có cái phần làm nên một quốc gia]
Liệu đó là lịch sử lầm lẫn làm nên nước Mít hiện đại?
*
Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!
Ta vượt Trường Sơn cùng tiếng gọi Bác Hồ
Ta dấn bước như chính lòng ta gọi
Trăm dốc nghìn đèo không rời đích Tự do
Cái cảm giác gai gai của Gấu,
phần lớn là do những dòng trên mà ra.
Cứ như ăn sỏi, ăn đá!
Trong bài diễn văn Nobel văn chương 2000, Cao Hành Kiện, [chắc cũng gai gai hết cả người vì thứ văn chương trên] đề nghị:
Để văn chương giữ gìn được cái lý do của sự hiện hữu của riêng nó, và không trở thành đồ chơi của đám chính trị gia, thì bắt buộc phải trở về với tiếng nói của cá nhân, bởi vì thoạt kỳ thuỷ, nó là từ những cảm nghĩ của cá nhân: một con người có những cảm nghĩ, và kiếm cách bầy tỏ chúng ra, và đó là văn chương.
Cái thứ văn chương đồi trụy, phản động của Miền Nam thuở Mỹ Ngụy quả là đúng y chang như văn chương mà Cao Hành Kiện chỉ ra. Thế mới thú vị chứ!
Khi mất mẹ nó Miền Nam, người ta bèn đổ lỗi cho đám nhà văn của nó, đếch có chịu chống Cộng gì cả.
Đúng!
Nhưng, chúng không chịu chống Cộng bằng ý thức công dân của chúng, đó mới là lỗi lầm, còn cái chuyện chúng không chống Cộng bằng văn chương thì thật là tuyệt!
Chúng ta chưa từng bao giờ phải thấy gai gai cả người khi đọc văn chương Nguỵ cả, thế mà chẳng sướng sao?
Khi được hỏi, chính trị thì thường trực có mặt trong tác phẩm của ông, liệu có thể coi ông là nhà văn chính trị, Kadaré trả lời:
“Làm gì có chuyện đó! Tớ đếch phải là nhà văn chính trị. Mà nói thẳng ra, tớ rất ghét chuyện đội mũ cho nhà văn, bất cứ thứ mũ nón gì. Tớ là nhà văn. Và chính trị thì một phần của đời tớ, như của đời bạn, y chang như bịnh hoạn, chiến tranh vv và vv. Văn chương là một trong những khung cảnh đời ta, như mọi khung cảnh, nhưng cái khung cảnh văn chương thì thực là thú vị!”
Phóng viên hỏi tiếp, ông đếch có chịu là nhà văn chính trị, nhưng chỗ nào ông cũng chúi mũi của ông vô. Rõ nhất là cuộc xung đột tại Kosvo, ông đã đứng vào vị thế chống lại Serb…
-Không phải như vậy. Tôi là một công dân như bạn, như hàng triệu người khác. Và đó là cái phần nhân loại của tôi. [Cela fait partie de mon humanité]… Bởi vì tôi quá được biết đến tại vùng Balkans, tôi phải xiá vô, tôi không có chọn lựa nào khác. Tôi không thể nói: "Không, không, tôi không tuyên bố tuyên mẹ gì hết, tôi là nhà văn, chuyện đó đếch có tôi. Nhưng tôi chưa hề nghĩ đến một vai trò chính trị. Bao nhiêu người đề nghị, đòi hỏi tôi làm điều đó, đóng một vai nhà chính trị. Họ rất nghiêm túc, bởi vì cái đó thuộc truyền thống vùng Balkans, nhà văn, nhà tiên tri, nhà chính trị... nhưng tôi từ chối."
Như vậy, thì cái đám nhà văn Miền Nam trước 1975, trong có Gấu, tất nhiên, quả đã quá khốn nạn. Chúng cố tránh né cuộc chiến đó, theo cái kiểu suy nghĩ của Kadaré, không coi đó là phần nhân loại của chúng!
*

*
Nhưng Orwell chủ trương, "mọi nghệ thuật đều là tuyên truyền", tên một tập tiểu luận của ông, và ông được coi là nhà văn của những người không phải là nhà văn, a non-writers' writer.
*
“Ah, en des temps autrefois vécus, tu fut ma soeur et mon épouse”
Goethe
“Ui chao, vào cái thời ngày xưa đôi ta cùng sống đó, em là người em gái, và người vợ của anh”.
Câu trên, Maurice Blanchot trích dẫn, trong bài viết về Tiếng Hát Nhân Ngư, Le Chant des Sirènes, in trong Cuốn sách sẽ tới, Le Livre à Venir.
Và, Blanchot tin tưởng rằng:
Luôn luôn có trong con người một cố gắng không được phong nhã cho lắm, khi phế bỏ, discréditer, tiếng hát nhân ngư, khi buộc tội chúng, chỉ là những lời dối trá: dối trá khi chúng hát, lầm lạc khi chúng than thở, giả tưởng, fictive, khi người ta sờ vô chúng.
Hay nói tóm gọn, đếch có, đếch hiện hữu...
Liệu, những "Đường ra trận mùa này đẹp lắm, Không có gí quí hơn độc lập tự do..." là những tiếng hát nhân ngư, của một thời?
Chỉ có mỗi một người trị được tiếng hát nhân ngư, đó là Ulysse!
Blanchot gọi cách của Ulysse sử dụng, để trị tiếng hát nhân ngư, là một sự hèn nhát, sung sướng, và chắc chắn, cette lâcheté heureuse et sure.
*
Gấu này, hình như cũng đã trải qua quá nửa đời người thụ hưởng cái lạc thú lười biếng, tầm phào, hèn nhát, nhưng sung sướng, và chắc chắn đó, khi, như một con ngựa, chúi đầu, mình vào bụi cây, đếch thèm để ý đến bão tố đang tới gần!
*
Khi người thân hy sinh vì những chân lý “không được thực hiện”, nào là, "không có gì quí hơn độc lập tự do", nào là , ‘như một lời nguyền’, “được lập đi lập lại nhiều lần”, “Trong hy vọng dày vò ta trông ngóng / Những phút giây giải phóng thiêng liêng”: Nhắc lại chúng, trong một bài tưởng niệm, càng làm thêm đau xót cho cả người sống lẫn người chết.
*
Milosz viết, đời sống không ưa cái chết. Cái cơ thể của con người, cái túi thịt dơ dáy hôi thối, như Phật nói, một khi nó chưa hôi thối, là nó bèn làm ấm nó lên bằng nhịp đập của con tim, bằng dòng máu nóng luân lưu trong nó. Những vần thơ dịu dàng, thân thương được viết ra ở ngay giữa những điều tàn nhẫn hung bạo, ở ngay giữa cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, là những dòng thơ đứng về phía cuộc đời, không phải về phiá cái chết, chúng tự tuyên bố như thế. Chúng là sự nổi loạn của cơ thể chống lại sự huỷ diệt của nó: They are the body's rebellion against its destruction.

Và mong muốn bài sẽ được đọc trọn vẹn!
BMQ
Men are accomplices to that which leaves them indifferent…. The house of civilization proved no shelter.
Steiner: A kind of survivor [Thì cũng là một kẻ sống sót]
[Con người là kẻ đồng lõa, về cái điều làm cho con người trở thành dửng dưng…. Căn nhà văn minh chứng tỏ không có chỗ ẩn náu].
*
Một bài tưởng niệm vợ, một liệt sĩ, người đã nằm xuống vì lý tưởng tự do, [“Ở Quý, khát vọng giải phóng dân tộc và giải phóng con người luôn hòa quyện mãnh liệt, mà giải phóng con người là cái đích dù còn xa vời lắm nhưng Quý không ngừng hướng tới trong từng ngày sống, từng giờ sống, từng hành động sống.Giải phóng con người phải bắt đầu từ từng người, từng người phải tự giành lấy quyền tự do phát triển mọi khả năng mình có. “Sự phát triển tự do của mỗi cá nhân là điều kiện tất yếu cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”  - điều mà hàng trăm năm trước Các Mác nêu lên như một nguyên lý đã đến với Quý, cũng là với cả thế hệ chúng tôi, như một lý tưởng, một lẽ sống, và Quý đã sống trọn vẹn, sống mãnh liệt theo lý tưởng ấy, lẽ sống ấy.Truyện ngắn “Chỗ đứng” – mà Quý lấy để đặt tên cho cuốn sách đầu tay của mình - chính là sự ký thác nỗi niềm riêng, mà cũng là khát vọng chung của cả một thế hệ lớn lên trong hòa bình ở miền Bắc thời ấy đòi hỏi phải được tự do phát huy mọi khả năng của mình và họ phải có chỗ đứng xứng đáng trong xã hội, họ dứt khoát không chấp nhận cái chỗ ngồi dẫu là được đề bạt đề cao nhưng chỉ để làm chân sai vặt.Cái lý tưởng xã hội và cũng là lý tưởng thẩm mỹ ấy khi gắn bó với cuộc sống lao động chiến đấu đầy cực nhọc mất mát và hy sinh của nhân dân đã cho Quý một nghị lực phi thường để đương đầu và vượt qua những trở lực tưởng chừng không thể vượt qua, những trói buộc, hữu hình và vô hình dựng nên ngay tại cơ quan ngay khi mới chập chững bước vào nghiệp cầm bút trong cái thời còn tương đối bình yên, những trói buộc ghê gớm đến nỗi Quý thấy khi xông pha giữa bão lửa chiến trường lại có được cảm giác của con người tự do,” Trích tưởng niệm liệt sĩ vợ, của BMQ]  vậy mà phải đi một đường tiểu chú: Và mong muốn bài sẽ được đọc trọn vẹn, thì thử hỏi, tự do ở đâu, chỗ đứng - chỗ ngồi thì biết rồi - ở đâu?
Lẽ dĩ nhiên, nhà thơ, nhân dịp tưởng niệm, chơi nhà nước một đòn, khi nhắc nhở, về tự do, về chỗ đứng... nhưng, thiếu gì dịp!
*
Trong Milosz's ABC's, viết về bằng hữu, đa số, tác giả giải thích:
Bởi vì sống ở trong thời gian, chúng ta phải tuân theo luật lệ của nó, theo đó, chẳng có gì hoài hoài, mọi chuyện đều sẽ đi. Người đi, cây đi, loài vật đi... và cái gọi là hồi ức, của những người còn sống, cũng đi, ngay cả khi còn nhớ, thì cái nhớ cũng mờ mờ, ảo ảo….
Niềm tin về một cuộc đời phía bên kia nấm mồ, tạo ra một đường biên giữa hai thế giới, nhưng tương giao giữa chúng thì thật khó khăn. Orpheus phải chịu vài điều kiện thì mới được phép xuống Địa Ngục, thí dụ. Nhưng đường biên giữa hai thế giới thì thật không hoàn toàn rõ ràng, đối với những người tin rằng, ông bà tổ tiên của họ, tuy đã chết, nhưng vẫn quanh quẩn đâu đó để bảo vệ, và giúp đỡ con cháu. Vì vậy mới có chuyện thờ cúng tổ tiên. Và như thế, không gian của tín ngưỡng vượt không gian lịch sử, được hiểu như là sự liên tục của văn minh. Và, ngôn ngữ có thể được hiểu như là một miền đất, ở đó, chúng ta gặp gỡ tiền nhân, những người đã cùng viết thứ ngôn ngữ chúng ta đang viết, trăm năm trước, ngàn năm trước. Nhà thơ Nga Brodsky [theo Milosz] thường nói là, ông không viết cho những người tới sau ông, nhưng viết để làm hài lòng những vong linh của những tổ tiên thi ca của ông, to please the shades of his poetic forebears.
Có lẽ, chúng ta viết, là chỉ để thường trực tưởng niệm tổ tiên, a permanent celebration, những người đã ra đi, với hy vọng, họ có thể, biết đâu, hiện về, trong thoáng chốc.
Khi viết cuốn ABC, tôi thường xuyên nghĩ, tốt hơn hết, nên bám vào cuộc đời riêng tư của từng cá nhân, bạn bè, và số mệnh của họ, hơn là những chi tiết bên ngoài. Những nhân vật của tôi thoáng hiện về, qua một chi tiết chẳng có chi là đặc biệt, và chắc chắc họ đều bằng lòng với điều này, bởi vì đó là cách tốt nhất để tránh khỏi sự quên lãng. Có thể cuốn ABC là một cuốn ‘thay vì’: thay vì một cuốn tiểu thuyết, thay vì một tiểu luận, thay vì một hồi ức…
Giá mà chúng ta biết thêm một chi tiết bình thường, giản dị nào đó, ngoài những nghị lực phi thường, mãnh liệt..

Her son was betrayed because she’s a writer first, mother second
Minette Marrin
Con trai của bà ta bị phản bội, trước hết, vì bà ta là nhà văn, rồi mới tới, bởi vì bà ta là mẹ.
Một gia đình có một nhà văn là một gia đình điêu tàn, tan hoang.
Viết, là về phản bội. Phản bội là điều mà nhà văn nhà thơ làm.
Ngược hẳn với mọi người thường nghĩ, hầu như tất cả nhà văn không biết bịa đặt.
Điều kỳ cục về giả tưởng, là nó thực sự không giả.

Tình cảnh ‘sống sót’ của đám nhà văn nhà thơ VC, nhất là đám nằm vùng, thật trớ trêu, theo Gấu. Họ không thể quên đi cái quá khứ đỉnh cao chói lọi ngày nào, và cũng không thể nào vờ đi cái chế độ khốn kiếp hiện tại. Khi khóc vợ, nhắc lại những vần thơ đầy hào quang ngày xưa [thơ tình & cách mạng], vậy mà cũng nơm nớp sợ nhà nước kiểm duyệt thì thê lương quá, khốn nạn quá!
Trông mong gì ở đám này, ở trong nước?
Ở một Sến Cô Nuơng ở hải ngoại?
*

Prodigieuse anecdote pour terminer: Il vient d’apprendre que la première chose que Camus a faite à son retour du prix Nobel, c’était d’aller se recueillir sur la tombe de Simone Weil. Prodigieuse anecdote pour terminer.
Một giai thoại tuyệt vời để kết thúc... Mắt nhà thơ đỏ hoe: Milosz vừa được biết, vừa đi lãnh Nobel về là Camus ra mộ Simone Weil để thăm viếng .
Nhờ Milosz mà tôi hiểu ra được rằng, để cho lời dối trá trở thành sự thực, thì cứ phải để chính nạn nhân nói ra 'sự thực' đó!
*
Cái vụ tưởng niệm liệt sĩ này nọ của VC, theo Gấu, nhìn một cách nào đó, là cũng để cho lời dối trá biến thành sự thực. Thành ra phải đích thân nhà thơ khóc vợ, thì cái chân lý "Không có gì quí hơn" kia mới càng thêm sáng chói!
Có thể vì lý do đó mà nhà thơ nơm nớp sợ bị nhà nước kiểm duyệt?

Cái sự so sánh với một viên kim cương của ông làm nhớ ra là ông còn là một thi sĩ. Vậy mà ông chẳng thèm nói tới thơ…
Tạp chí văn học Le Magazine Littéraire
Ismail Kadaré:
Về chuyện này, có ý do của nó. Thơ, ngược hẳn với đám nhà văn VC lúc nào cũng ra rả, coi đó là ngọn cờ đầu của văn học, nó là sự tủi hổ của văn chương. Cái phần nhục nhã nhất, tủi hổ nhất, hay được phô ra nhất, khoe nhặng xị nhất, hồ hởi nhất, xã hội chủ nghĩa nhất, cộng sản nhất, ngu si nhất, đần độn nhất. Tất cả những nước CS khoe nhặng lên, chúng là những cây cột chống Trời của Thơ, khi nào thấy rêm mình là vịn thơ đứng dậy, in thơ loạn cào cào châu chấu… nhưng thôi, nói vậy đủ tởm, và tôi thật sự là quá tởm cái chuyện này. Đúng như thế, thơ là cái mang tội nhất trong các thể loại văn học của vùng cựu CS. Cái thứ hung hăng con bọ xít nhất, cái thứ thực chứng nhất của cái chế độ khốn kiếp nhất, nhất, nhất!
Kundera cũng phán xêm xêm, cách mạng Nga cần cả hai: nhà thơ Maia và trùm mật vụ Dzherzhinsky [xin xem bài "Mùa Thu, những di dân"]
Nhà tù VC không phải nhà tù VC, nó chỉ là nhà tù VC, khi trên tường dán đầy thơ, thơ Bác Hồ, thơ Tố Hữu, thơ Phạm Tiến Duật, thơ Bùi Minh Quốc… và mọi tù nhân nhẩy múa chung quanh những bài thơ đó!
Maia sau tự tử. VC nghe nói, cũng có một ông thi sĩ toan tự tử, nhưng không phải BMQ!
Gấu tự hỏi, có bao giờ đám thi sĩ VC này nhìn ra cái tội tầy trời của chúng hay không?
[Ngu sao 'nhìn  ra'?]
*
Ui chao, lại nhớ thời gian tại nông trường Đỗ Hoà: Gấu đã từng nhẩy múa trước những bài thơ trên tường nhà tù, trong có cả của Gấu, và đã từng sướng mê tơi, khi thấy Chú Muời, Chú Chín, Chú Sáu Dân, Chú Bẩy Dũng... trình độ cũng lớp Một, lớp Hai gì gì đó, Trùm nông trường, ngốn từng câu văn của thằng tù là Gấu, ca ngợi ngày thành lập Đảng, Cách Mạng Tháng Tám, Đại Thắng Mùa Xuân… trên những tờ Báo Tường của Đội Ba Kiên Trì. Đội Ba Vững Tiến. Đội Ba Ngọn Cờ Đầu Nông Trường...
Hai năm trời ở Thiên Đường, về đời, là không làm sao quên được, nói gì mấy ông nhà văn nhà thơ VC có cả một đời, nhiều đời được hân hạnh làm thơ phục vụ Cách Mạng, chết rồi mà vẫn còn chưa thoát, như nữ liệt sĩ thi sĩ Xuân Quí!
Thảo nào nhà thơ "Đại Hàn", Chung Đô Koan, sợ quá, thều thào xin được rút bài thơ Quê Hương ra khỏi tường nhà tù, trước khi nhắm mắt lìa đời!
D.M thằng nào con nào, tao chết rồi, mà còn lôi thơ tao ra treo lên nhé!

Kundera, trong Bức Màn, cho rằng, muốn hiểu là phải so sánh . Và do muốn hiểu tiểu thuyết gia, ông so sánh với nhà thơ. Không phải bất cứ nhà thơ, mà nhà thơ trữ tình.
“Nội dung thơ trữ tình, theo Hegel, là nhà thơ, chính anh ta/chị ả. Anh ta nỉ non về mình, để làm bật ra ở những người nghe, những tình cảm, những trạng thái tâm hồn như anh ta cảm thấy. và ngay cả khi nhà thơ nói về những đề tài ‘khách quan’, ở bên ngoài cuộc đời của anh ta, thì nhà thơ trữ tình cũng vội vàng thoát ngay ra để làm một cái chân dung về mình.
Âm nhạc và thơ có cái lợi hơn là vẽ, hội họa, là nhờ cái chất trữ tình này, theo Hegel. Âm nhạc còn ghê hơn thơ, nó tới được những vùng sâu hơn thơ, nơi lời nói không thể tới được. Và từ âm nhạc, chúng ta suy ra, có một thứ nghệ thuật còn trữ tình hơn cả thơ trữ tình. Nói rõ hơn, chúng ta có thể suy ra, ý niệm trữ tình không chỉ hạn hẹp như là một ngành của văn học [thơ trữ tình] mà nó còn chỉ ra một cách hiện hữu ở đời, elle désigne une certaine facon d’être, và từ cách nhìn như thế, thơ trữ tình chỉ là một cách nhập thân bảnh nhất, hách nhất, của một con người, choáng váng đến phát rồ, bởi tâm hồn của chính anh ta, và bởi cái ham muốn được nghe nó hát lên!
Với tôi, [Kundera], đã từ lâu, tuổi trẻ đúng là một cái tuổi đại trữ tình, tuổi thời mà cá nhân chỉ xoáy vào mình, chẳng thể nào có thể nhìn, hiểu, và phán đoán một cách sáng suốt thế giới chung quanh. Nếu chúng ta coi đây là một giả thuyết, thì cái vụ chuyển từ chưa trưởng thành sanh trưởng thành, chỉ là vượt vũ môn: thoát ra khỏi cái ao tù trữ tình
.Ông kết luận, tiểu thuyết gia sinh ra từ những điêu tàn của thế giới trữ tình của mình, le romancier nait sur les ruines de son monde lyrique.
Cái thứ thơ ca cách mạng, nhìn như thế, cũng là một thứ thi ca trữ tình, nhưng thay vì xúi người ta vãi lệ, thì là, máu: Đường ra trận mùa này đẹp lắm. 

 Đọc “Nhật ký Dương Thị Xuân Quý”

Thanh Thảo

Sau chiến thắng 30 Tháng Tư, đất nước lâm cơn đại họa, ngay cả những thành phần thực sự tin vào chủ nghĩa CS cũng phải đặt lại vấn đề, những hy sinh, những mất mát, tổn thất của cả hai miền liệu có xứng đáng, vậy mà vẫn có những bài viết tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ, theo cái kiểu viết, nhờ họ nằm xuống mà chúng ta mới có ngày hôm nay, liệu tác giả những bài viết như thế này, có còn chút lương tri?
Bởi vì viết như thế là làm nhục những người đã chết, chứ đâu phải vinh danh họ?
Không có gì quí hơn độc lập tự do?
Nhưng độc lập đâu? Tự do đâu?
*
Cuộc chiến tàn lụi đã bao nhiêu năm rồi, bạn biết đấy, và những người chết thì có thể có người đã đi đầu thai, đã có một cuộc đời mới, biết đâu đấy, và chẳng còn nhớ đời trước mình thuộc phe nào, nếu bạn không thể nào tưởng niệm một tên Nguỵ đã chết, thì hãy cho phép một người như tôi, được quyền ngậm ngùi một liệt sĩ, như bạn, chứ?
Viết như bạn viết, thì Gấu này làm sao ngậm ngùi cho được?
*
Walter Benjamin coi Herodote là người kể chuyện đầu tiên của người Hy Lạp, và một trong câu chuyện ông kể, là về một vì vua Hy Lạp bị kẻ thù bắt, và làm nhục bằng cách bắt nhà vua đứng nhìn cuộc diễu hành của kẻ thắng trận, và trong số những tù nhân lũ lượt đi qua, có cô con gái của nhà vua. Dân chúng nhìn thấy công chúa bị làm nhục ồ lên khóc, nhưng nhà vua tỉnh bơ, và chỉ bật khóc, khi thấy người hầu già trong số những tù nhân. Ngài bật khóc, vò tai, đấm đầu tỏ ra hết sức đau lòng.
Walter Benjamin giải thích, câu chuyện kể chỉ mở ra, bằng chi tiết mới mẻ đó, nó chỉ trở nên sống động, đúng vào có cái chi tiết lạ thường đó, thấy con gái bị làm nhục, không khóc, mà thấy người hầu bị hành hạ thì bật lên khóc.

Nhưng Montaigne, qua Benjamin kể lại, khi được hỏi, trả lời: Khi nỗi đau thật đầy, thì chỉ cần một giọt nước là làm tràn ly. Nhưng, theo Benjamin, người ta có thể giải thích, nỗi đau công chúa bị làm nhục là nỗi đau riêng, của hoàng gia. Hay, nỗi đau tự chứa trong nó, và chỉ bùng ra, vào lúc ‘détente’ [relax]. Nhìn thấy người hầu già là lúc xả ra, xì ra, của nỗi đau.
*
Gấu này lèm bèm, lăng ba vi bộ chán chê, chỉ để nói, có lẽ đã đến lúc détente rồi.

Cứ gân cổ lên hoài, niệt sĩ, niệt sĩ, không có gì quí hơn độc nập tự do, chưa chán sao?
Ba mươi năm mới có ngày nay, vui sao nước mắt lại trào. Trào vãi ra rồi, ‘détente’ là… dzừa!
Khi cơn đau lên đầy, là thuyền đã ra khơi.
Đã vượt biển!
*
“Crito, we owe a cock to Asclepios. Pay my debt, and do not forget it.' That 'we' remains as enigmatic as the nous, never reiterated or explained, in the opening sentence of Flaubert's Madame Bovary. Is Socrates identifying with collective mankind so as to remind us that death is the most total of generalizations, that it can be construed as the eradication of the first person singular? In death we do become 'we'. If this is the intent of the syntax, modesty proved short-sighted. Socrates has, in the history and practice of western logic, come to stand for 'man'. Innumerable are the syllogisms and the translations of natural language into elementary symbolic-logical notation, which use 'Socrates' to represent man.
From the medieval schools to Descartes and modern primers, countless school children and tyros in logic have recited the basic syllogism: 'Socrates is a man. / All men are mortal. / Socrates is mortal.' Being so flat and familiar, the sequence has lost its aura of enormity. Not until Leon Shestov, the twentieth-century Russian thinker against death, against our servile acquiescence in logical necessity, will anyone protest and point to the vital scandal of Socrates' existential presence in this formalization of doom. It is, to Shestov, terrible enough to apply this primary syllogism to a dog; it is an ontological outrage to mouth it, unthinking, about Socrates.
What we know is this: the Socrates who turns to Crito, who already feels in his groin the nearing death-chill of hemlock, chooses, in his last words, both a plural pronoun - 'we owe' - and a personal possessive - 'my debt'. He literally voices the threshold, the passing from ego to anonymity. He cannot know (would he have cared?) that anonymity will afford him no lodging, that logic and logical argument would make 'Socrates' one of the two least nameless of men.
*
Trong bài viết Two Cocks, trích đoạn trên đây, Steiner cho rằng, hai cái chết, một của Socrates, một của Jesus, đã xác định nên cái khung cảm tính Tây phương. Những phản ứng của chúng ta [người Tây phương] về tôn giáo, triết học và chính trị, là từ hai cái chết này mà ra. Cảm quan về một cái ngã của chúng ta, về mặt siêu hình, và về mặt công dân, là cũng từ đó mà ra luôn. Cho đến ngày này, chúng ta đều là những đứa con của hai cái chết đó.
Socrates, trước khi chết, dặn đệ tử, "Crito, chúng ta nợ
Asclepios một con gà trống. Hãy trả món nợ của ta, chớ quên." Từ "chúng ta" ở đây, thật quá bí hiểm, theo Steiner. Bởi vì liền sau đó, thầy Socrates lại phán, "món nợ của ta". Và Steiner lèm bèm tiếp, liệu sư phụ Socrates đồng nhất

Kundera, trong Bức Màn, cho rằng, muốn hiểu là phải so sánh . Và do muốn hiểu tiểu thuyết gia, ông so sánh với nhà thơ. Không phải bất cứ nhà thơ, mà nhà thơ trữ tình.
“Nội dung thơ trữ tình, theo Hegel, là nhà thơ, chính anh ta/chị ả. Anh ta nỉ non về mình, để làm bật ra ở những người nghe, những tình cảm, những trạng thái tâm hồn như anh ta cảm thấy. Và ngay cả khi nói về những đề tài ‘khách quan’, ở bên ngoài cuộc đời anh ta, thì nhà thơ trữ tình cũng vội vàng thoát thân để làm một cái chân dung về mình.
Âm nhạc và thơ có cái lợi hơn là hội họa, là nhờ cái chất trữ tình này, theo Hegel. Âm nhạc còn ghê hơn thơ, nó tới được những vùng sâu, nơi lời nói không thể tới được. Và từ âm nhạc, chúng ta suy ra, có một thứ nghệ thuật còn trữ tình hơn cả thơ trữ tình. Nói rõ hơn, chúng ta có thể suy ra, ý niệm trữ tình không chỉ hạn hẹp như là một ngành của văn học [thơ trữ tình] mà nó còn chỉ ra một cách hiện hữu ở đời, elle désigne une certaine facon d’être, và nhìn như thế, thơ trữ tình chỉ là một cách nhập thân bảnh nhất, hách nhất, của một con người choáng váng đến phát rồ, bởi tâm hồn của chính anh ta, và bởi cái ham muốn được nghe nó hát lên.
Với tôi, [Kundera], đã từ lâu, tuổi trẻ đúng là tuổi trữ tình, l’age lyrique, tức tuổi cá nhân chỉ xoáy vào mình, chẳng thể nào có thể nhìn, hiểu, và phán đoán một cách sáng suốt thế giới chung quanh. Và ông kết luận, trưởng thành có nghĩa là vượt qua được tuổi trữ tình!" Tiểu thuyết gia, là người sinh ra từ đống điên tàn của thế giới trữ tình, theo Kundera. [le romancier nait sur les ruines de son monde lyrique].
Có vẻ như thơ Mít, cả ở những nhà thơ sắp xuống lỗ, như BMQ, TT...  đều chưa thoát ra được cái thuở vãi lệ, và, vãi máu, của người khác, trong có bạn bè, người thân của họ.