*

 




Văn hải ngoại, thời còn Mai Thảo



Tuần báo Nghệ Thuật hồi mồ ma VNCH

Dear all,

Gửi mọi người entry mới về tuần báo NGHỆ THUẬT (1965-1966) ở Saigon




Số có đăng truyện ngắn đầu tay của Sơ Dạ Hương/GCC/GNV/Hai Lúa…  “Những ngày ở Sài Gòn”



Số này là gợi ý của TTT. Ông còn đưa cho Gấu một cuốn, của nhà xb Julliard, vưỡn còn nhớ, với cái tít, cái gì gì, "Vingt ans ăng min nớp xăng cành cạch" [hình như 1960], phán, mày theo nó mà làm một cuộc phỏng vấn Mít, thế là ra cái tít, “Hai mươi tuổi vào năm 1965”.






V/v Mai Thảo viết về NDT

Có vài chi tiết sai. Vì NDT còn sống, GCC viết ra đây những gì Gấu biết, nếu cần anh còn có thể đính chính.
NDT làm cho DPT/Sài Gòn như 1 freelance, như “từ” bây giờ gọi. Có thể anh là nhân viên khế ước. Gấu chẳng bao giờ hỏi, nhưng đoán thế. Không thể có chuyện biệt phái.
Chứng cớ là có lần anh bị Quân Cảnh tó vì trốn động viên, đưa vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, ở Quang Trung. GCC có lên thăm anh những ngày anh nằm ở đây, có lần đi cùng với Võ Đại Tôn, cũng bạn NDT. Sau đó, nhờ Nguyễn Mạnh Côn can thiệp, anh được tha, nhưng phải về làm tờ “Hoa Tình Thương”, do mấy bà Tuớng Tá đứng làm chủ xị, để thổi hứng chiến đấu chống VC vào quân đội VNCH. Gấu nhớ là có lần cũng đóng góp bài.

Vào lúc anh bị bắt, Gấu có hơi ngạc nhiên, hỏi bà xã của anh, khi anh vừa bị bắt và còn nằm ở đồn Quân Cảnh, bị bắt hả, đi lính thì đi lính chứ sợ gì, thì cũng vô Thủ Đức, rồi ra trường làm 1 tên sĩ quan VNCH, bảnh tỏng, có gì đâu mà sợ. Bà bật cười, chồng tui đâu có tí bằng cấp nào như anh mà đi trường sĩ quan Thủ Đức!

Viết lại ở đây, là vì bà xã anh rất quí Gấu, trong số bè bạn của anh. Sau xẩy chuyện, là do chuyện khác.
Lỗi về phần gia đình của GCC, nhưng hai bên hết còn liên lạc.

NDT viết trước đám HPA, NQT, NDD, DPQ. Anh đã nổi tiếng, và là 1 trong những người chọn bài cho tờ Văn. Khi HPA học sư phạm Đà Lạt, ra trường, về Sài Gòn, chính GCC giới thiệu anh với NDT, và từ đó, anh viết cho Văn.
Anh chẳng hề có ý làm mới tiểu thuyết, theo kiểu "tiểu thuyết mới" của Tẩy. Thành ra không hề có cái chuyện, trong đám tiểu thuyết mới, anh bảnh nhất, như MT phán.
Nói cho rõ, chứ chẳng hề có tí đôi co.

Hà, hà!

NDT gặp MT là mày tao, còn Gấu, đâu dám, vì ông là bạn của TTT, anh của Gấu, vì Gấu chơi với ông em của TTT.
Cách viết của đám có tên chung là tiểu thuyết mới Mít, khác hẳn nhau, đó là điều giống đám tiểu thuyết mới Tẩy. Có chung bảng hiệu mà chẳng ai viết giống ai. NDT viết văn ẻo lả, nhẹ nhàng, hình như có lần Gấu nghe MT khen, như những giọt mưa gặp gió nhẹ, bay nghiêng nghiêng.
Gấu đâu viết thứ văn đó.
HPA lại càng không.
Cái vụ MT không ưa Gấu là có thể, ông biết, Gấu không đọc được ông!
Có đọc, khi còn đi học, Quá mê Chúc Thư Đỉnh Trời, như mê Dòng Sông Định Mệnh của DQS.
Đúng khi đọc được văn Tây, của, thí dụ Camus, Sartre, là bèn hết mê!
Một phần là do khiếu thưởng ngoạn thay đổi, một phần do thách đố, cho chính mình, phải làm sao cắt nghĩa được cuộc chiến. Bởi thế mà đọc Lukacs, vưỡn thí dụ.

V/v bằng cấp. Gấu chỉ có cái Tú tài 2. Toán nhe. Đậu xong Tú Tài là đói rã cổ họng. Gấu xin ý kiến ông anh, ông phán, nhà nghèo, học tới đó được rồi, kiếm cái gì làm, vừa làm vừa học. Gấu bèn nộp đơn thi vô Bưu Điện, đúng lúc đó, vừa mới thành lập. Gấu học trước đám bạn bè như HPA, NDD, NXH, Thầy Đạo, Thầy Quân. Họ học, khi có cái gọi là động viên, rớt là đi lính. Chính vì thế, anh nào cũng học Triết, thứ dễ nhất. Đó là sự thực. Gấu ra trường, học hàm thụ, lấy cái chứng chỉ Dự Bị Triết, tính chơi cái cử nhân, dễ ợt, cứ cua Thầy sao, trả bài Thầy, là đậu. Nhưng vô chứng chỉ Triết Tây, gặp ngay NVT, bèn trở lui. Đó cũng là sự thực. Ông này, đi đâu cũng "thằng đó học tui". Nghe quê 1 cục. Bèn bye Văn Khoa. Vả chăng cái bằng Bưu Điện của Gấu có giá hơn cử nhân Triết nhiều. Nó cần đủ thứ tri thức, chưa kể thực hành. Khác hẳn những thứ bằng khác, chỉ có phần tri, mà không có phần hành.
Mấy ông bạn của Gấu, đậu xong, ra trường xong đi dậy học, có ông nào cầm đến cuốn sách triết nữa đâu. Nếu có cầm thì cũng để “ta đây, thầy triết”. Trong khi Gấu đọc, 1 thứ triết khác, nhờ thế sau này, vẫn tiếp tục đọc, viết được.
Nếu không học Bưu Điện, là chẳng thể nào quen Cao Bồi, thí dụ. Chẳng hề biết gì về cuộc chiến cả.


*

*

Làn Sóng Mới & Tiểu Thuyết Mới

Sau “Hiroshima Tình Tôi”, Alain Resnais chuyển thể tiểu thuyết của Duras, bọn chúng ta, những tiểu thuyết gia khác, phải làm gì?

*
*

Paris Match 6 & 12 Mars 2014

Tks. NQT

http://huyvespa.blogspot.com/2014/03/mai-thao-thanh-tam-tuyen-nguyen-sa-pham.html

MAI THẢO, THANH TÂM TUYỀN, NGUYÊN SA, PHẠM CÔNG THIỆN...  thời VĂN hải ngoại...




Từ nửa vòng trái đất, sáng nay nhận được sách của bác VIÊN LINH tặng, gồm những tờ KHỞI HÀNH - VIÊN LINH chủ biên, thành lập ở SAIGON từ những năm 1969 - tuần báo văn nghệ hiếm hoi còn tồn tại bên ngoài Việt Nam, số tuổi tính đến nay hơn cả tuần báo lâu đời nhất của miền Nam trước 1975 (tồn tại từ 1963 đến 1975): BÁCH KHOA...

Rồi có cả những cuốn VĂN thời hải ngoại, thời còn MAI THẢO, THANH TÂM TUYỀN, THÁI TUẤN, NGUYÊN SA, PHẠM CÔNG THIỆN, CAO ĐÔNG KHÁNH…Xin được post lại ở đây như một tài liệu tham khảo,
Trong số những VĂN thời hải ngoại ấy có 1 quyển đặc biệt về VIÊN LINH với rất nhiều bài giá trị…
Tiếc rằng chưa đọc được quyển VĂN TƯỞNG MỘ MAI THẢO…

Những quyển sách của bác VIÊN LINH, trước và sau 1975…

Riêng với bác VIÊN LINH, mình ấn tượng nhất 2 bài thơ, 1 trước 1975 với bài “vây sầu” PHƯỢNG LIÊN

Anh đi hồn tiếc thương nhiều
Ngọn soan thưa lấp bóng chiều cuối sân
Nẻo sầu đôi dạ phân vân
Nửa thân yên ngựa nửa thân tay mình
Có hoài tuổi dại không em
Trời thôi ráng đỏ thu phiền không gian
Mắt em đầy mộng điêu tàn
Yên nghe ván ấy xuôi tràng giang xa
Thôi cồn với tháp bao la
Ngựa đi bước nhỏ mây là cửa ô
Mai quen với dạ bơ thờ
Hơi nghe lãng đãng sương mù nhớ nhau
Thôi còn giấc ngủ canh thâu
Một hành lang rộng vây sầu Phượng Liên

& sau 1975 , thời hải ngoại với…THỦY MỘ QUAN…như một chặng đường gian nan, như một trường bi ca về cuộc-khổ-nạn-của-người-Việt-Nam

“Sinh ở đâu mà giạt bốn phương
Trăm con cười nói tiếng trăm giòng
Ngày mai nếu trở về quê cũ
Hy vọng ta còn tiếng khóc chung…”

Tiêp theo là MƯỜI BÀI TÂM SỬ CA – với những bai thơ được phổ nhạc trong đó có bài lần đâu tiên công bố của NS PHẠM DUY & TCS…

Tập KHỞI HÀNH XUÂN đặc biệt vừa rồi với 100 bài thơ trên các báo XUÂN VIỆT NAM từ 1954-2014…


…”Của tin còn một chút này làm ghi”


Tờ Văn hải ngoại trong mười bảy năm nhà thơ Mai Thảo đảm nhận (1982-1997) có trang Sổ Tay được bạn đọc văn yêu thích nhất. Thường được gọi là “Sổ Tay Mai Thảo”. Đều đặn một năm 12 tháng, tháng nào ông cũng gửi đến độc giả thân mến của Văn một bài Sổ Tay. Với một giọng văn bay bướm ngắt câu lãng mạn kiểu Mai Thảo, mục Sổ Tay điểm mặt những bạn bè và những sinh hoạt văn chương văn nghệ xảy ra quanh thời đại ông. Qua trang Sổ Tay, người đọc khó tính của Văn tìm thấy ở chủ bút Mai Thảo một trình độ quốc tế, đọc được ngoại ngữ, tiêu hóa kiến thức thế giới, tương đối ít vọng ngoại thờ ngoại quá độ, như độc giả khó tính vẫn thường thấy ở nhiều nhà trí thức dù sống nơi đâu nhưng vẫn còn mang tâm thức các xứ nhược tiểu.

Note: Đây là lời giới thiệu của Lê Thị Huệ, trên Gió-O, khi làm số đặc biệt về Mai Thảo, như Tin Văn nhận được mail, dạng mailing list, dưới đây.

lienlac

To huyvespa@gmail.comNguyễn Đại GiangKim Laurent and 121 More...
Today at 1:06 PM

Chào bạn,
 
Hộp thư của liên lạc gio-o.com nhận được thư quảng bá này của bạn
Tôi thấy bạn có in câu mở đầu giới thiệu về những trang Sổ Tay của nhà văn Mai Thảo
Lời giới thiệu ấy do tôi viết trên gio-o.com lúc tôi làm số kỷ niệm về nhà văn Mai Thảo năm 2008 ...
 
http://www.gio-o.com/MaiThaoSoTay.htm
 
Sao bạn lại đưa vào trang của bạn mà bỏ tên Lê Thị Huệ & Gió O đi, hử
 
Rất tiếc ...
 
Lê Thị Huệ
chủ biên gio-o.com
 

On March 24, 2014 at 8:31 AM Nguyen TRUONG TRUNG HUY <huyvespa@gmail.com> wrote:

http://huyvespa.blogspot.com/2014/03/mai-thao-thanh-tam-tuyen-nguyen-sa-pham.html


 























CAO ĐÔNG KHÁNH thì mình thích bài này:

rồng bay phượng múa

Sàigòn Chợ Lớn mưa như chớp
nát cả trùng dương một khắc thôi
chim én bay ngang về Xóm Chiếu
nước ròng ngọt át giọng hàng rong
hỡi ơi con bạn hàng xuôi ngược
trái cây quốc cấm dấu trong lòng
hỏi thăm cho biết đường ra biển
nước lớn khi nào tới cửa sông
Sàigòn Khánh Hội gió trai lơ
khi ấy còn tơ gái núi về
đào kép cải lương say tứ chiến
Ngã Tư Quốc Tế đứng xàng xê
gánh nước nặng hơn vác thánh giá
má đỏ hình như rượu mới nồng
em nhớ giăng mùng khi xế bóng
kéo đời đưa võng suốt hôn mê
Chương Dương sánh ánh trăng vàng võ
rọi thấu vào trong dạ não nùng
con cá lội qua Cầu Ông Lãnh
như chiếc ghe bầu khẩm héo hon
nước chia mấy ngả sao không thấy
mấy ngả phong trào thuở thiếu niên
Sài Gòn Gia Định em vô trước
qua ngõ Cầu Bông mới tủi thân
chiếc xe đò cũ hơn chùa miễu
chở hết vàng son tới ủ ê
đêm đêm rực tiếng côn trùng dậy
trống trải hồn ta đến thấu trời
xa lộ phía bên gà gáy tối
về lối Hàng Sanh có tiếng cười
anh lén ghé qua nhà kẽo kẹt
thấy tiếng cười trong một giâ'c mê
Sài Gòn Phú Nhuận nhớ không nổi
có ngã nào qua Khám Chí Hoà
hỏi thăm quên mất tên thằng bạn
như lá trên rừng đang chuyển mưa
trận mây đồng phục nặng như thép
ửng chút đời xưa rạng chỗ ngồi
những người cách mặt gần như nhớ
những mặt trời xây xẩm trở về
Sài Gòn Chợ Lớn nhớ không tới
con gái Bàn Cờ qua Thủ Thiêm
chiếc phà chở hết tên thành phố
mỗi ngã tư trời đất mỗi nơi
nhớ thương cũng mỏi cánh cao vút
đáp xuống Cầu Ba Cẳng xả hơi
mọc thêm một cánh chân thời thế
con thú về Lục Tỉnh mất tiêu
nửa đêm em đổ mồ hôi trộm
như nụ cười che chở thịt da
Sài Gòn bước cho rõ tiếng guốc
nắng vàng vàng trên đá nứt mê tơi
như một mùa hoa nở cấp tốc
đưa đường tại hạ ghé qua chơi
hỏi thăm con bạn thời sinh tử
đã lánh mình qua miệt Chánh Hưng
cầu Chữ Y yêu kiều ba ngã
có ngã lui về đế dưỡng quân
nồi lẩu lươn chua đêm nuốt khói
ta với mình nhứt dạ đế vương
Sài Gòn Chợ Lớn dưới mặt đất
ngõ hẽm đời sau rối địa hình
tiếng nói cất lên, ngoài tiếng nói
của đàn ông nói chuyện với rồng
tiếng hát cất lên, ngoài tiếng hát
để về khuya phượng múa chung quanh

































Đọc 1 bài lục bát hiếm hoi của "vua thơ tự do": Thanh Tâm Tuyền...nhân ngày giỗ lần thứ 8 của ông ...
"Trót nghe nửa tiếng cười đùa
Xóm hoa mưa đổ hương xưa nghẹn ngào
Thuở buồn ai đẹp phương nao
Cúi đầu trinh khóc xôn xao trêu người
Yêu nhau không dám ngó trời
Trời xanh mây trắng xuân đời bỏ hoang
Hoa mai nở đón mắt nàng
Mà môi trống lạnh muôn vàn cách xa
Hôm nay muốn gió thành hoa
Muốn mây thành tóc lòng ta rũ cười
Bao giờ trọn vẹn cuộc đời
Ta ôm mây trắng cho trời mãi xanh."
(Xuân Ca - 1967)