Gấu có nhớ xứ Đoài
không?
Về tập "Trần Dần
thơ", tôi nghĩ chúng ta bây giờ nên mừng thì hơn vì tập thơ hiện nay đã
được phát hành. Và nhà thơ Trần Dần sau nhiều năm không được in, thì
nay, thơ
của ông đã có mặt trong nước. Số phận của tập thơ đã phản ánh số phận
của Trần
Dần, thì đó là điều dĩ nhiên thôi. Là một người lạc quan, tôi cho rằng,
sự ra
mắt của tập thơ Trần Dần như vậy đã là một sự kiện đáng kể.
Nguồn BBC
*
Đây là thứ lý luận, lịch sử
sau cùng cũng công bằng với, thí dụ, Tự Lực Văn Đoàn, những nhà văn
Ngụy.
Một sự kiện đáng kể?
Đáng kể cho ai? Cho Trần Dần?
Cho nhà nước? Cho tương lai văn học Mít?
*
Đọc bài trả lời BBC của bà
này, thấy nản thiệt. Chuyện kiểm duyệt ở một nước dân chủ nó không
giống như
chuyện kiểm duyệt ở một nước toàn trị, ở chỗ rất ư là khác biệt này: Ở
một nước
dân chủ, khi một cuốn sách bị cấm, - có, nhưng rất hiếm - thì tác giả
của nó
không có phải sợ chết vì cuốn sách của mình.
Chứng cớ: Hoàng Hưng đó. Đi
tù về, đi ngoài đường, lỡ có ai đụng vô vai, là lập tức, do phản sạ,
rúm người
lại.
*
"Người ta hỏi tôi, có
nhớ quê nhà không, nhưng ở El Salvador bạn bị kết án
phải sống lang thang
xứ người, vào đúng cái thời điểm mà bạn nhận ra bạn thuộc trong số
những nhà
trí thức."
Án tử xẩy ra vào năm 1997,
khi Horacio Castellanos Moya, cho xb một cuốn tiểu thuyết về cuộc sống
bại hoại
ở El Savador, mang tên là El Asco [Revulsion: Ghê tởm, khiếp sợ].
Ông viết dưới bùa chú của sư
phụ, là nhà văn Áo, Thomas Bernhard [ông này cũng là ‘thầy’ của Linda
Lê].
Tôi bị nhiễm trùng bởi văn
của ông ta [I was infected with Bernhard’s style], Horacio nói với tôi
[Michael
Greenberg, tác giả bài viết trênTLS, số
16 May, 2008, mục Freelance ]. “Sự lập đi lập lại, sự làm quá,
exaggerations,
sự giận dữ đến phát khùng của ông ta. Ông ta viết như một con rắn. Ông
ta hớp
hồn [thôi miên] bạn, và cùng lúc, ông ta đầy nọc độc”. Nhân vật kể
chuyện trong
El Asco bệ tất cả những thứ đó của thầy, khi phạng văn hóa Áo, mang về
phạng
văn hóa nhà, El
Salvador.
Ông nhà văn El
Salvador này
rất ư là hãnh diện, vì cái bản án tử của ông, tới từ cả hai phiá, tả và
hữu,
đều tự xưng là quốc gia.
"Án tử thì vô danh,
thành thử tôi có thể về, tôi vẫn còn tờ thông hành El Savador. Không
phải nhà
nước thông báo án tử của tôi, mày phải rời bỏ đất nước, nếu không chúng
ông
thịt mày. Tuy nhiên, thà rằng như thế. Bởi vì trường hợp của tôi nguy
hiểm hơn
thế nhiều."
Nguy hiểm gì mà ghê dzậy?
Xin thưa: "Xứ sở của tôi
đang thối rữa ra". [The country has decomposed: Xứ sở đã phân hóa, tan
rữa, bốc mùi…].
*
Trong người nghĩ đến ta.
*
Cũng cùng số báo, là bài viết
"Mộ cho người còn sống", "Graves of the living", tác giả,
Ritchie Robertson cho rằng, những nhà chính trị xứ này muốn tạo khoảng
cách
giữa xứ sở của họ, với vụ ông bố xây hầm nhốt con gái trong bao nhiêu
năm trời,
nhưng những nhà sử văn lắc đầu, khó lắm. Trong văn học Áo, đã có rất
nhiều tiền
lệ. Mới nhất là trường hợp Elfriede Jelinek, trong Lust,
mô tả những cảnh dâm loạn mà một anh chồng
chủ một xưởng thợ đối xử với chính vợ của ông, thiên hạ la toáng lên,
nhưng
thực tại đã lấn át, và vượt lên trên giả tưởng:
Cuộc sống ở nước Áo như lúc
nào cũng hầm hè, tranh hơn được với văn chương!
Ở Việt Nam
ta, chỉ sau
khi thực tại xẩy ra, thì nhà văn mới ghi nhận lại. Thí dụ, Gạ tình lấy
điểm của
NHT
*
Vấn đề của văn học Việt Nam theo Gấu,
không phải là nên hay không nên kiểm duyệt, mà làm sao có được nhà văn,
làm sao
có tác phẩm.
Đọc những tác phẩm bạo nhất ở
trong nước - bây giờ viết cũng dễ thở hơn trước nhiều! - chúng đâu đã
xứng đáng
là những tác phẩm văn học?
Thế mới căng!
*
Hồi nhỏ đọc câu chuyện một
anh nhà quê, mù chữ, thấy người đời vô hàng bán mắt kiếng, mua kiếng,
rồi mở
sách ra đọc, thế là bèn ngộ ra là, cứ có kiếng, là đọc được sách, Gấu
cứ nghĩ,
đây là câu chuyện khôi hài, và còn có ý làm nhục người ngu dốt, nhà
quê. Nhưng
về già, mới ngộ ra, không phải vậy.
Câu chuyện cảnh cáo, đừng có
nghĩ, cứ biết chữ là đọc được sách. (1)
Tuy nhiên, đọc mấy ông bà
viết văn bằng tiếng nước người, thì lại ngộ ra thêm một lần nữa: Mấy
ông bà
này, chẳng khác anh nhà quê cù lần kia, nghĩ, cứ viết bất cứ cái chó gì
bằng
tiếng nước người, là trở thành nhà văn, nhà phê bình!
Quái đản thật!
Hoặc, đậu cái bằng cử nhân
triết, thì mới có quyền viết về triết. Muốn thành nhà phê bình văn học,
thì đi
lấy một cái bằng tiến sĩ văn chương!
Steiner chẳng đã chửi Mẽo, ở
đó, người ta mở cả trường dậy phê bình văn học!
Đồng ý, bạn học những gì gì
được gọi là dậy viết văn, dậy viết phê bình, dậy triết học.... Nhưng đó
là một
nửa vấn đề. Đó là phần "cần", còn phần "đủ", mới quan
trọng. Như một định lý toán học, nó có hai phần, thuận và đảo. Thuận
đúng,
nhưng có khi đảo không đúng. Tất cả những góc vuông đều bằng nhau,
nhưng tất cả
những góc bằng nhau đâu phải đều là góc vuông?
(1) Bởi vì cái cộng đồng của
những giá trị truyền thống, đã tản mác, bởi vì những từ, chính chúng
cũng bị
vặn vẹo, rẻ rúng, bởi vì những thể loại cổ điển châm ngôn, hay ẩn dụ
ngày trở
thành những kiểu nói làm xàm cho qua đi: nghệ thuật đọc sách, nghệ
thuật về một
khả năng biết chữ thực sự (true literacy) phải được tái tạo dựng. Đây
là nhiệm
vụ của phê bình văn học: giúp chúng ta - như là những con người hoàn
toàn -
đọc. Bằng những thí dụ về sự chính xác, về nỗi sợ hãi, và niềm vui rạng
ngời.
So với hành động sáng tạo, nhiệm vụ này là thứ yếu. Nhưng chưa bao giờ
nó quan
trọng như là lúc này. Không có nó, sáng tạo, chính nó, có thể rơi vào
câm lặng
Nhân Văn
*
Cũng 'cá mè một lứa', cũng
trong dòng suy tư như vậy, mấy ông viết bạo ở trong nước tự nhủ, mình
chửi nhà
nước thật dữ, là vừa trở thành nhà văn, vừa trở thành lương tâm của dân
Mít!
Có những ông, còn chửi cả bố
ruột, đã được đời công nhận là nhà văn nhà thơ nhà triết học, thế mới
ghê!
Ra cái điều tớ là nhà văn
đếch cần cái dù của bố tớ!
*
Phê bình, kiểm duyệt ở xứ
người, đâu có liên can gì tới “chính trị phải đạo”, mà là tới cái gọi
là lương
tri của con người, vào một thời điểm nào đó của lịch sử nhân loại, theo
Gấu.
Những vụ án văn học liên quan tới những nhà văn, những tác phẩm văn
học, thí
dụ, trường hợp Henry Miller, Oscar Wide chẳng hạn, cho thấy, vào thời
điểm đó,
dân chúng Mẽo, Anh... không chịu nổi cả nhà văn lẫn tác phẩm của họ.
Bản thân Gấu, từ khi mở ra
trang Tin Văn, có kiểm duyệt nào thèm để mắt tới, trừ cái cơ quan lo về
tên miền,
có một lần nhắc nhở, này, có thay đổi gì về địa chỉ, thí dụ, thì nhớ
báo cho
chúng tớ biết nhé. Còn nước sở tại đang chứa chấp Gấu, thì lại càng
chẳng thèm
để ý tới. Nó viết tiếng Mít, chúng tao đâu có hiểu. Chỉ trừ khi Gấu
đụng với
những vấn đề liên quan tới chủng tộc, thí dụ, thì sẽ có người, biết
tiếng Mít,
báo cho họ, vì lương tâm của nhân loại!
Khi nghe nhà nữ phê
bình,
tiến sĩ văn chương, phán, nước nào mà chẳng có kiểm duyệt, nhà nước VC
mừng rơn
'nên', đấy đấy, 'nàm' sao bãi bỏ phê bình, ‘nàm’ sao bãi bỏ... Đảng?
*
Cái
sự mừng rơn lên, khi tác
phẩm của Trần Dần được ra đời, và cùng với nó, là lòng biết ơn Đảng,
cuối cùng
cũng công bằng với vị thủ lĩnh trong bóng tối, làm Gấu nhớ một câu
chuyện cách
ngôn, ẩn dụ, mà Gấu đã đọc được, vào thời gian ở Trại Cấm, Thái Lan,
lần bỏ
chạy VC. Hình như Gấu cũng đã lèm bèm đâu đó, trên Tin Văn một lần,
nhưng nhắc
lại, vưỡn thấy thú vị, và biết đâu, có ích, cho những nhà văn nhà phê
bình như
cái bà gì gì đó, trả lời Bi Bì Xèo, cũng nên! (1)
Đó
là câu chuyện, một cái
trứng chim, bị rớt ra khỏi tổ, ở trên một cái cành cây, may sao không
bể, và
được một con vịt ấp chung với những cái trứng vịt khác, và nở ra,
thành... vịt,
lẽ dĩ nhiên!
Con
“vịt chim” này lớn lên,
biết ơn con “vịt cha, vịt mẹ” của nó, "lẽ dĩ nhiên", và tuy cũng có
chút là lạ về cái chuyện hình dáng của nó sao không giống như mấy anh
chị em
vịt, nhưng tự nhủ, có sao đâu.
Và
khi nhìn lên trời, thấy lũ
chim giống y hệt mình, bay loạn cào cào châu chấu, lại càng cảm thấy là
lạ,
nhưng có sao đâu?
Cái
con vịt cha mẹ
"nuôi" của nó, bởi vì là vịt, suốt đời sống ở dưới đất, không hề hiểu
được, muốn cho con chim con biết bay, là tới một tuổi nào đó, khi nó có
lông,
có cánh, là đạp cho nó một cái, bắn ra khỏi tổ, cho nó học bay!
Đảng
và Nhà Nước ta, nuôi nhà
văn như nuôi vịt. Và nhà văn "của chúng ta", chấp nhận sống như vịt,
và đời đời nhớ ơn Đảng, đã giải phóng dân Mít trong có họ, ra khỏi cõi
nô lệ, y
chang con vịt chim biết ơn con vịt cha đã nuôi nấng nó, không bỏ mặc
cho nó
chết!
(1)
Một ông Yankee mũi tẹt,
làm cho Bi Bì Xèo, hình như cũng có một lần miêu tả đàn vịt, là lũ con
ông cháu
cha ở Hà Nội, suốt ngày lòng vòng đi đi lại lại trong cái vườn vịt ở Hà
Nội,
gồm mấy công sở nhà nước.
Biết
đâu, nữ phê bình gia
này, ngày xưa cũng đã từng, và bây giờ, "bỏ cuộc chơi"? (2)
(2)
Ngày xưa trong đám xuân
xanh ấy,
Có
kẻ theo chồng bỏ cuộc vui.
Thơ..
ai nhỉ? NQT
Hàn Mặc Tử