*
Ghi



















 

Tôi không thể hình dung được đời sống của mình thiếu vắng âm nhạc của Phạm Duy.
T. Vấn

Gấu này, cũng đã từng nghĩ như thế, sống như thế, và viết như thế, về những ngày ở tù VC, và sống sót, nhờ nhạc PD, và tất nhiên, còn nhờ nhiều yếu tố, may mắn khác nữa.
Nhưng chỉ đến khi ra được hải ngoại, được vỡ lòng về cái gọi là cái ác tuyệt đối, Gấu mới ngộ ra được, một điều là, âm nhạc vượt quá những hiểu biết của con người về xấu và tốt, về thiện và ác.
Và hiểu thêm ra một điều, riêng về nhạc PD: những bản nhạc hay nhất của ông, là thơ phổ nhạc.
Nói rõ hơn, thứ âm nhạc vượt xấu và tốt, vượt thiện và ác, nếu PD có được, là nhờ người khác.
Bản thân ông, không tới được cõi đó.
Đừng nghĩ là Gấu này chỉ trích gì PD.
Trong một số báo đặc biệt của Time về những vĩ nhân thế kỷ 20, tay viết về Bác Hồ có chỉ ra, hai sở thích của Bác, là nghe Maurice Chevalier hát, và hút thuốc lá Camel.
Cứ mỗi lần nghĩ về PD, và những thú vui trần tục của ông, là tôi liên tưởng tới Bác Hồ.
Quái quỉ thế!
*
PD cũng đã từng sửa lời nhạc của ông rất nhiều lần, để cho hợp hoàn cảnh, thời cuộc, và cho hợp với ông.
Nhưng, ông không thể sửa những bản thơ phổ nhạc.
Chúng vượt quá cái tâm và cái tài của ông!

Chứng cớ: Bài Thuyền Viễn Xứ. Trong show Hồi Chánh của ông, ông làm MC, ông nói nhảm về nó. Trong khi thơ Huyền Chi, từ cái thuở tiền chiến, đã tiên tri ra được nỗi lưu vong của Mít, sau 1975 rồi!

Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời

Biết là bao sầu trên xứ người.

Nếu Gấu này có tí tự hào về xứ Đoài mây trắng lắm, là ở tí ti thơ Quang Dũng, tí thơ Huyền Chi, tí nhạc PD.

Thơ Huyền Chi [lục bát]
Lên khơi sương khói một chiều
Thùy dương rũ [hay rủ ?] bóng tiêu điều ven sông
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang
Có thuyền viễn xứ Đà Giang
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người
Đường về cố lý xa xôi
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang
...
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi 

Lời nhạc PD:
Chiều nay sương khói lên khơi
Thùy dương rũ bến tơi bời
Làn mây hồng pha ráng trời
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người
Thuyền ơi! viễn xứ xa xưa
Một lần qua dạt bến lau thưa
Hò ơi! giọng hát thiên thu
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
Nhìn về đường cô lý
Cô lý xa xôi
Đời nhịp sầu lỡ bước
Bước hoang mang rồi ...!
Quay lại hướng làng
Đà Giang lệ ướt nồng
Mẹ già ngồi im bóng
Mái tóc tuyết sương
Mong con bạc lòng ...
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
Mịt mờ sương khói lên hương
Lũ thùy dương rủ bóng ven sông
Chiều nay trên bến muôn phương
Có thuyền viễn xứ, nhổ neo lên đường.
[Nguồn net]

*

 

Kỷ niệm những lần nghe nhạc PD ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà của Gấu thật tuyệt vời, và sau này, mỗi lần nhớ lại, là Gấu lại càng hiểu ra câu thơ của Lý Thương Ẩn, nói về cái duyên hạnh ngộ ở trên đời, và đem áp dụng vào mấy trường hợp trên mới thật là tuyệt cú mèo:
Gặp nhau đã khó, xa nhau lại càng khó.
Trước hết, hãy nói về cái chuyện gặp nhau đã khó. Ứng dụng vô trường hợp của Gấu: Không dễ gì mà được nghe nhạc Phạm Duy ở trong tù.

Cái sự sửa soạn để được nghe, là có "ý trời" ở trong đó!
Lần nghe bản Thuyền Viễn Xứ, do một tay trại viên độc tấu Tây Ban Cầm, nó nhiêu khê lắm. Không có ông Trời sắp xếp là trớt qướt!
Lúc đó là thời gian Gấu đã mua được cái chức Y Tế Đội, không còn ăn ngủ tại lán trại viên, mà là được đưa lên… Đội. Chỉ ở trên Bộ Chỉ Huy của Đội, thì mới có cây Tây Ban Cầm dành cho những buổi sinh hoạt Đội. Gấu tuy không biết đàn TBC, nhưng có thể sử dụng nó như là một cây măng đô lin, bấm nốt tỉ tì ti, thì dư sức.
Thế là, buổi tối hôm đó, khi đi từng lán ghi tên trại viên khai bịnh, ngày mai cho nghỉ lao động đưa qua bệnh xá, xin vài viên Xuyên Tâm Liên, bèn xách cây đàn đi theo. Tới một lán, gặp tiệc trà, dựng cây đàn kế bên, nhập cuộc. Trong đám ngồi dự tiệc trà, có một tay, trong lúc hứng quá, bèn cầm cây đàn lên.
*
Nói Thuyền Viễn Xứ được sáng tác cho những thính giả mãi sau đó, cho khúc ruột ngàn dặm, thực sự chỉ mới đạt được một nửa lời tiên tri. Nó còn nhắm tới khúc ruột ngàn dặm, ở ngay trong nước, tức những kẻ bị "cái gọi là ẩn dụ lò cải tạo, tinh thần thế giới của Tin Văn" chiếu cố, thôi thì cứ nói đại, cho dù chính tác giả của nó cũng chẳng thể ngờ, vì có khi nào PD đi tù VC đâu, thính giả đích thực của bản nhạc Thuyền Viễn Xứ,  là đám tù cải tạo.
Nói, "nó còn nhắm tới", có lẽ không đúng. Tác giả của nó, lại càng không nhắm tới thứ thính giả đó.
Đây là quyền năng huyền bí của âm nhạc, nói theo Steiner, khi ông trích dẫn Lévi-Strauss, sự phát minh ra giai điệu là một "bí mật tối thượng".
Gấu, tên tù cải tạo, vào lúc không ngờ nhất cuộc đời của nó, đột nhiên 'quê hương' xuất hiện, không phải như là một 'kinh nghiệm về thời tiết, kinh nghiệm về khổ đau" (1), mà như một món quà tặng thật là tuyệt vời.

"Ở nơi đó, cũng vậy, giữa những ống khói, trong những quãng ngừng của khổ đau, có một cái gì giống như là hạnh phúc.... Vâng, đúng là nó đấy, hạnh phúc ở trại tập trung, điều mà tôi sẽ nói tới sau này, khi có người hỏi. Thì cứ giả dụ như sẽ có người hỏi. Thì cứ giả dụ như chẳng bao giờ tôi quên nổi, hạnh phúc."
Kertesz
(1) Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.
Con người là tổng số những kinh nghiệm về khổ đau. W. Faulkner
*
Buổi tối, lần Gấu nghe tay bạn tù cải tạo chơi ghi ta bản Thuyền Viễn Xứ, và miệng lẩm bẩm hát theo, thật là tuyệt vời.
Tuyệt vời và Ngỡ ngàng.
Thứ nhất, Gấu không hề nghĩ rằng, tay này biết chơi nhạc, không hề nghĩ rằng, lần đầu tiên cầm vô cái đàn ghi ta của cấm đó, anh chàng lại chơi đúng cái bản nhạc mà Gấu để mãi tận đáy lòng mình, tưởng đã quên nó rồi, lôi ra và tấu nó lên, ở giữa khoảng trời đất mênh mông là trại cải tạo thuộc đặc khu Rừng Sát ngày nào, ngoài kia là trùng trùng lớp lớp rừng tràm rừng đước, là trùng trùng lớp lớp mồ hôi, sức tù đổ xuống, và trên trời kia, là trăng sáng đang đổ xuống....
Đúng ra phải nói, anh ta moi bản nhạc từ đáy sông Đà, con sông khốn kiếp ám ảnh hoài thằng Gấu xứ Đoài mây trắng lắm, bỏ chạy nó, và bị nó hành, mỗi khi trái nắng trở trời, mỗi khi đời sống sang mùa, hệ thống tự bảo vệ của cơ thể oải theo, thế là con 'vai rớt' Bắc Kỳ làm ngụy!
Sư phụ Faulkner chẳng đã từng phán: Con người là tổng số những kinh nghiệm về thời tiết.
*
Viết tới đây, Gấu lại nhớ đến một độc giả Tin Văn.
Độc giả quí hóa này, lần đầu tình cờ trượt vô trang Tin Văn, bấm trang Chuyện Văn, thấy bài đầu tiên của nó, là về Weil, bèn sửng sốt la lên, tại sao cái thằng Gấu ngu này lại biết đến tác giả favorite của riêng ta?
Ta cứ nghĩ, trên đời này, ngoài ta ra làm gì còn có một tên Mít nào khác đọc Weil?
Theo như Gấu biết Weil còn là tác giả favorite của Đỗ Long Vân.
Ông này mê cả thầy lẫn trò, tức Alain và Weil.
*
Bao nhiêu năm rồi, Gấu vẫn còn nhớ tên anh bạn tù. Hùng Võ Sĩ.
Cũng xin được đi một đường mở ngoặc ở đây. Những tên tuổi tù cải tạo, để phân biệt với nhau, thường đi kèm với một nickname, thí dụ Hùng Ghẻ, Hùng Võ Sĩ, Hùng Lêu Bêu... Lần đầu gặp một ông, tự xưng danh, tôi là Sơn Mê Ô, Gấu cứ nghĩ ông này gốc gác mũi lõ. Đến lúc ông chơi một bi thuốc lào, rít mạnh quá, miệng lệch qua một bên, lúc đó Gấu mới ngộ, đây là ông Sơn Méo. Méo, đọc kiểu Tây chẳng là Mê Ô sao?
Còn một ông kêu là Thái Dúi. Ông này lười tắm, nên... dái thúi.
Bỗng nhớ đến Dương Văn Ba, ông bạn sau làm dân biểu. Tụi này hồi đó đặt cho anh biệt danh là Ba Bù Loong. [Bù loong là cái con vít, từ tiếng Tây qua, viết theo đúng tiếng Tây, không bỏ dấu, thì nó lại có một ý nghĩa tiếng Việt hoàn toàn khác]
Anh tức điên lên!
*
Ý Trời: Nếu Gấu Cái không đi thăm nuôi kịp, sau khi lo cho thằng con trai vượt biên bị bắt bị đưa về Chí Hòa, Gấu đâu có tiền mua chức Y Tế Đội, vẫn ngày ngày đi cầy, và chắc là chết mất xác từ lâu rồi.
Hai cái lần nghe nhạc PD, đều xẩy ra, sau khi Gấu sống sót cái đói, cái khổ, cái lao động, nhờ Gấu Cái đi thăm nuôi, giấu cho tí tiền trong bị gạo.
Nhưng nếu cái tay kiểm tra, thấy tiền bỏ túi thì cũng khốn nạn! Anh ta không lấy tiền, còn xúi Gấu dùng tiền đó, mua chức Y Tế Đội. Nhờ vậy, mà sống sót trại tù. Nhờ vậy mà được nghe nhạc PD.
Như vậy thì có phải là được nghe nhạc PD thật khó, đúng như câu thơ Lý Thương Ẩn, gặp nhau đã khó?
Tưởng niệm TCS

Lần nghe Thuyền Viễn Xứ, một cách nào đó, vẫn có tính tình cờ, ngẫu nhiên. Cái lần nghe Ngày mai đi nhận xác chồng mới đúng là phải có bàn tay sắp đặt của Đấng Thượng Đế. Đó cũng là bữa Gấu khám phá ra, và được thưởng thức một món thực phẩm tuyệt vời của trần gian: thịt chuột!
Gấu, Bắc Kỳ di cư 1954, cho đến 1975 quanh quẩn ở Sài Gòn, chưa từng có cơ hội ăn thịt chuột đồng bằng Miền Nam. Lần đi tù cải tạo thứ nhất, sau 1975 ít lâu, ở Phạm Văn Cội, Củ Chi, vùng này không có chuột. Nông trường cải tạo trồng đậu phọng, đói quá, và nếu đúng kỳ thu hoạch, chỉ ăn lạc sống cho đỡ đói. Phải đến lần đi tù Đỗ Hòa, Nhà Bè, Gấu mới biết ăn còng, ba khía, chuột, và cá rô phi nuôi bằng kít tù.
Nhưng cũng phải đợi Gấu Cái đi thăm nuôi lần đầu, thì mới có cơ hội, và phương tiện. Bởi vì, nếu không có cái bị cói đựng gạo thì cũng vô phương bẫy được chuột.
Hồi mới di cư, ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận, trong xóm có mấy ao nuôi cá rô phi, và còn là cầu tiêu công cộng. Tuy nhiên, Gấu không nhớ mình đã từng ăn cá rô phi, cho đến khi đi cải tạo, và cũng phải đợi được điều lên Bộ Chỉ Huy Đội, trở thành Víp, thì mới được thưởng thức!

Em đi áo lụa mềm lưng phố

Có động lòng thương kẻ cuối đường...

Có những câu văn, thơ, được viết ra, không phải để được đọc liền tù tì, mà là để đợi một độc giả độc nhất, độc giả độc, độc giả xịn, độc giả tri âm tri kỷ của nó.
Tao chỉ đợi mày, tao còn sống đây, là vì mày...
Tao đây nè, đọc, đọc đi để tao hoàn tất cái đời của tao.
Hoàn tất theo nghĩa, trở thành bình thường như mọi câu văn câu thơ khác.
Cho đến một lúc nào đó, lại thức giấc và lại đợi.
Hai câu thơ trên của Du Tử Lê, là như thế đối với Hai Lúa.
Ghê gớm hơn nữa, nó liên quan đến một nơi chốn, của Sài Gòn.

Cũng cái cảm giác như thế, Hai Lúa nghe, lần đầu tiên trong đời, bản nhạc Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, tại trại cải tạo Duyên Hải, khi cuộc chiến kết thúc đã từ đời thưở nào, chẳng còn ai đi "lượm" xác chồng...
Bản nhạc vừa cất lên một cái là thằng Hai Lúa rùng mình, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, nó đây rồi, nó là của mình, không của ai khác, ông nhạc sĩ sáng tác ra cho riêng thằng Hai Lúa này. Mấy người khác chỉ nghe ké, thưởng thức ké, đau khổ ké....
Viết tới đây, bỗng Hai Lúa nhớ đến một ý của Benjamin. Ông này nói, có những cuốn sách nằm ngủ ở trong thư viện, để cho bụi đắp đầy mình, chờ có khi hàng ngàn năm, độc giả của nó khật khừ tới, và đánh thức nó dậy...
Diary