|
Mác Két ở Việt Nam
Từ hơn hai
thập kỉ nay khi Trăm
năm cô đơn được dịch
ra tiếng Việt, nhà văn lão thành người Columbia này đã gây được ảnh
hưởng lớn và rõ nét hơn cả lên các nhà văn Việt Nam. Xét về hai tiêu
chí: được công chúng yêu thích và được nhiều nhà văn mến mộ, có lẽ ở
Việt Nam không ai so được với García Márquez.
Nguồn
Thú thực Gấu
không hiểu hai câu trên. Không hiểu gây được ảnh hưởng lớn và rõ nét
lên các nhà văn Việt Nam, là như thế nào, và có phải ảnh hưởng lớn và
rõ nét, đó, là, được nhiều nhà văn [Việt Nam?] mến mộ?
Theo Gấu, có
tới... hai Garcia Marquez. Một tốt, và một, xấu.
*
Tốt, thì như
Rushdie đã từng nhận xét:
Trong một bài
viết về tác giả Trăm Năm Cô Đơn (được in lại trong Quê Hương Tưởng
Tượng), S. Rushdie cho rằng, sức tưởng tượng của Garcia Marquez phần
lớn là từ kỷ niệm về bà nội ông. Ngoài ra còn những nguồn khác nữa. Tác
giả đã từng xác nhận, ông ảnh hưởng Faulkner, và thế giới kỳ ảo Macondo
là một phần bất động sản Yoknapatawpha của Faulkner được dời tới một
khu rừng ở Colombia. Ngoài ra còn có Borges, và
sau lưng vị khổng lồ này, nhiều người khác. Thời gian ông viết cho điện
ảnh đã cho ông ý tưởng, người Mỹ đã bắt một nhà độc tài Mỹ châu La tinh
phải đem biển cả trả cho họ, thay cho những món nợ còn thiếu, trong Mùa
Thu của Trưởng Lão (L'Automne du Patriarche).
Nhưng
quan trọng hơn hết vẫn là người bà của ông. Trong một cuộc phỏng vấn,
ông thừa nhận ông thừa hưởng ngôn ngữ của bà. "Chính giọng kể là của
bà. Bà là một người kể chuyện tuyệt vời". Trong những gia đình thuộc
sắc dân da đỏ, người đàn bà giữ gìn kho tàng chuyện kể, và Nam Mỹ cũng
có truyền thống này. Garcia Marquez được ông bà nuôi nấng và ông chỉ
gặp mẹ lần đầu tiên vào lúc 7, hoặc 8 tuổi. Sau 8 tuổi, chẳng có chuyện
chi là "hay ho, khác thường" đối với ông. Ông nói về ông bà của mình:
"Họ có một căn nhà thật lớn, đầy những ma. Họ cũng rất mê tín. Trong
mỗi góc nhà là những bộ xương, và những kỷ niệm, và sau 6 giờ tối là
không ai dám ra khỏi phòng". Từ những kỷ niệm về căn nhà, mượn thêm
giọng kể của người bà như cục nam châm, ông xây dựng thế giới Macondo.
Nhưng
rõ ràng ông còn có nhiều hơn thế nữa. Ông rời Aracataca, ngôi làng thơ
ấu khi ông còn quá trẻ, và thực tại phố phường khác xa, nhiều khi trái
ngược với vùng núi rừng. Trong Trăm Năm Cô Đơn, Người Đẹp Remedios bay
lên trời là một biến cố được đợi chờ, nhưng khi chuyến xe lửa đầu tiên
tới Macondo, một người đàn bà chạy ra giữa mặt lộ, la lớn: " Nó tới
rồi. Cái gì giống như một cái bếp kéo theo sau nó cả một làng." Garcia
Marquez đã quyết định để viễn ảnh thế giới của dân quê ở bên trên cái
của kẻ tỉnh; đó là nguồn gốc sự diệu kỳ ở nơi ông.
Ở Mỹ Châu La
Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực
được bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn
một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác
phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị,
nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu
thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới
Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành "có một nửa", trong đó,
cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó
sự tham nhũng, thối nát "công cộng" của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ
"riêng tư" của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong
thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện
không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt.
Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống
bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính
là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó tính nhiệm mầu
của ông.
Tình yêu
và những quỷ dữ khác
*
Xấu, thì như
nhận xét của Naipaul.
- Ông nói, " Đạo đức là cấu
trúc. Tôi chỉ có một sự tò mò lớn lao là hiểu biết những con người, một
ao ước lớn lao là khai phá". Ông tính đem đến cho cái từ "đạo đức" này
một ý nghĩa chi?
Naipaul: Một
nhà văn mất mẹ nó ý thức đạo đức ở trong tác phẩm chẳng là gì dưới mắt
tôi, tôi chẳng thèm quan tâm tới thứ nhà văn này.
-Evelyn Waugh?
Tay này có một tham vọng đạo đức?
-Làm gì có.
Nếu có, thì đó là cơ hội.
-Proust?
-Bạn đặt trọng
tâm đạo đức tác phẩm của ông ta vào chỗ nào? Một thứ kịch xã hội?
-Ông thực quá
khắt khe với Proust.
Bà vợ,
Nadira Naipaul, [tố thêm]:
-Còn Gabriel
Garcia Marquez? Một thằng cha bất lương, bạn của lũ bạo chúa. Salman
Rushdie hả? Một gã thủ dâm trí thức.
- Vào
năm 1967, trong cuốn Lần Viếng Thăm Thứ Nhì, một thứ phóng sự về Ấn Độ,
ông đã từng nói: "Tất cả những tự thuật Ấn Độ đều được viết bởi, vẫn
chỉ có một người: dở dang". Phải chăng, đây là định nghĩa Willie? [nhân
vật chính trong Nửa Đời Nửa Đoạn, La Moitié d'une vie, tác phẩm của
Naipaul].
- Vâng, đúng
như vậy. Cám ơn đã để ý tới điều này.
[Tạp Chí Văn
Học Pháp, Le Magazine Littéraire, số Tháng Chín 2005. Naipaul trả lời
phỏng vấn].
Nhận xét của
bà vợ Naipaul về Garcia Marquez, một thằng cha bất lương, malhonnête,
không hiểu có phải là do đã đọc đoạn sau đây, khi Garcia Marquez nhận
xét về ảnh hưởng của Faulkner ở nơi ông.
Tôi không
chắc, vào thời gian đó, tôi đã đọc Faulkner hay là chưa, nhưng bây giờ,
tôi hiểu rõ điều này: kỹ thuật độc nhất để mà sử dụng vào nơi chốn, con
người, hồi ức như vậy, chính là kỹ thuật của Faulkner, chỉ có nó mới có
thể giúp tôi viết ra những gì đang nhìn thấy. Không khí, vẻ tàn tạ, cái
nóng tại ngôi làng thật chẳng khác gì mấy, so với những gì tôi cảm nhận
ở Faulkner. Đó là một đồn điền trồng chuối, và cũng là nơi cư ngụ của
cả lố người Mỹ thuộc công ty trái cây: đâu có khác gì khung cảnh một
Miền Nam Sâu Thẳm của Faulkner. Những nhà phê bình đã chỉ ra ảnh hưởng
của Faulkner ở nơi tôi, nhưng đây là một sự trùng hợp thì đúng hơn: Tôi
tìm ra chất liệu văn chương để mà đánh vật với nó, cũng cùng một cách
mà Faulkner đã tìm ra và xử sự, với chất liệu tương tự.
Chuyện nghề
Bởi vì có tới
ít nhất là ... ba cuốn tiểu thuyết, đều thoát thai từ cuốn Asalom,
Absalom! của Faulkner, theo Hai Lúa.
Một, Trăm Năm Cô Đơn, của
Garcia Marquez.
Một, Ngôi Nhà
Của Những Hồn Ma, của Isabel Allende.
Cuốn thứ ba,
còn ở trong... đầu, của Hai Lúa!
Nhật Ký
*
Tin Văn đã có
một bài viết về cuốn Nhớ Bướm Buồn, của Garcia Marquez, "lồng" vào bài
của Hai Lúa, nhân lần được chiêm ngưỡng Bướm Buồn Vạn Tượng.
Đi được vài kỳ, gây "phản cảm" [gây sốc] đành phải ngưng. Ngưng luôn
phần dịch cuốn truyện.
Nay có
hai bài điểm cuốn trên. Một của Alberto Manguel, trên The Guardian, và một của John
Updike, trên Người Nữu Ước.
Alberto Manguel chê, nhạt, thiếu muối, ít hồ [little of substance]. Còn
Updike thì truy đến tận cùng, cái thú mê con nít của nhà văn nhớn này,
ở trong những tác phẩm trước, thí dụ như trong Trăm Năm Cô Đơn, đoạn tả
Aureliano Buendía đi thăm một bướm còn quá trẻ, không thể làm ăn gì
được trước những vẻ đẹp đã bị lạm dụng tối đa của khách làng, bèn bỏ ra
ngoài phòng, bèn chỉ muốn khóc, bèn yêu liền cô bé, và hôm sau đi đến
một quyết định là sẽ lấy nàng làm vợ [Aureliano does not take
advantage of her overexploited charms, and leaves the room “troubled by
a desire to weep.” He has—you guessed it—fallen in love: He felt an
irresistible need to love her and protect her. At dawn, worn out by
insomnia and fever, he made the calm decision to marry her in order to
free her from the despotism of her grandmother and to enjoy all the
nights of satisfaction that she would give the seventy men.
John Updike
coi, tác phẩm của Garcia Marquez, là về một thứ bệnh, trầm luân, vô
phương cứu chữa, nếu lậm vào nó: bệnh yêu và chết vì nó. [The works of
Gabriel García Márquez contain a great deal of love, depicted as a
doom, a demonic possession, a disease that, once contracted, cannot be
easily cured].
Còn muốn biết Garcia Marquez bị thoi tím mặt, ra nàm sao, thì đọc
eVăn
*
Cái tít của Mai Kim Ngọc, Mấy cô
điếm buồn, theo Gấu, hỏng. Từ nặng ký ở đây là Nhớ.
Anh nhà văn già, về già, già hơn, già nữa, càng ngày càng hết xí oắch,
bèn nhớ lại những ngày xưa hung hãn, và nhớ, đã từng mê Người đẹp ngủ, thèm viết một tác
phẩm để "đọ" với nó, thế là bèn đẻ ra Nhớ
Bướm Buồn... của tớ.
Không phải của Kawabata.
Còn nhớ, thời gian Guenter Grass "xưng tội trước bàn thờ", có dư luận
bắt ông trả lại Nobel văn chương. Một ông nhà văn Tây phán, nếu thế,
thì phải đòi lại, cả cái của Garcia Marquez.
Không hiểu ảnh
hưởng rất lớn của Garcia Marquez lên những nhà văn Việt Nam, là theo
kiểu tốt hay là xấu.
Tốt, thì không
thể, hoặc chưa thể, vì, cho tới nay, chúng ta chưa đọc được một tác
phẩm nào nói lên được cái tính nhiệm mầu, như của Garcia Marquez, theo
như Rushdie dẫn giải. Cũng có, nhưng là đồ dởm, thí dụ như Rung Chuông
Tận Thế.
Còn nếu xấu,
thì hãy coi chừng bể mặt!
Bởi vì "đạo
đức", như mắm mì Rosa phán, "là vấn đề thời gian", già như mấy ông, ông
nào cũng nghĩ là mình xứng đáng... bị thoi!
[But
"morality", as Rosa, the brothel-keeper, observes, "is a question of
time", and now the old man believes he deserves such a gift.]
*
Gấu biết một người không phải nhà văn, nhưng rất mê trở thành nhà văn,
và rất mê Garcia Marquez.
Anh này, một cách nào đó, đã ngộ ra được cái tinh thần Garcia Maquez,
và áo dụng đúng vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Qua hình ảnh một con quạ khổng lồ đậu trên nóc dinh Độc Lập.
Không hiểu ảnh hưởng rất lớn
của Garcia Marquez lên những nhà văn Việt Nam, là theo kiểu tốt hay là
xấu.
Tốt, thì không
thể, hoặc chưa thể, vì, cho tới nay, chúng ta chưa đọc được một tác
phẩm nào nói lên được cái tính nhiệm mầu, như của Garcia Marquez, theo
như Rushdie dẫn giải. Cũng có, nhưng đồ dởm, thí dụ Rung Chuông Tận Thế.
Còn nếu xấu,
thì hãy coi chừng bể mặt!
Như Garcia Marquez.
*
Gấu
biết một người không phải nhà văn, nhưng rất mê trở thành nhà văn, và
rất mê Garcia Marquez.
Anh này, một cách nào đó, đã ngộ ra được cái "tinh thần Garcia Maquez",
và áp dụng đúng vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.
*
1 giờ sáng
Luồng gió lạnh tẩm đầy thứ sương sớm ẩm độc của miền núi theo nhau ùa
xuống thung lũng Sikiew. Bóng đen sẫm của khối núi phía sau Trại đè
nặng lên mớ lều lùn tịt. Ánh trăng mầu huyết dụ rùng mình giữa đám lá
cây. Một con cú từ họng núi xa, nhắm căn lều vỗ cánh loạn xạ. Tiếng đập
cánh làm một con chó hoang rướn cổ tru dài. Con cú đảo một vòng quanh
lều, rúc lên một hồi. Một con mèo đen, từ một xó xỉnh nào, bỗng nhẩy xổ
lên mặt bàn. Mấy chiếc ly giật mình kêu loảng xoảng. Ngọn đèn cầy chao
nghiêng, rỏ xuống mặt bàn mấy giọt nến làm dấu.
Đột nhiên nhận ra sự hiện diện của đám người ngồi
quanh bàn, con cú đảo về phía núi, đầu ngoái lại như tiếc rẻ. Câu
chuyện đang từ đề tài muôn thuở, thanh lọc, bỗng chuyển qua điềm triệu.
Một anh chàng trung niên, cựu sĩ quan, quả quyết chính mắt nhìn thấy
một con cú khổng lồ trên nóc dinh Độc Lập, đúng đêm 30 tháng Tư năm nọ.
Nó cứ rúc lên từng hồi. Mọi người rướn dài cổ, há hốc mồm... "Hỡi các
anh em binh sĩ, sĩ quan, hãy buông súng đầu hàng!"
[Khi chuyện cô gái treo cổ tự tử xẩy ra, anh và em đã
rời Sikiew. Chắc em còn nhớ Dũng, học trò Pháp văn, bạn cờ, và cũng là
người giúp đỡ anh rất nhiều trong những ngày ở Trại Cấm. Dũng đã ghi
lại, gửi lên trại Transit cho anh, nhờ sửa rồi gửi cho các báo hải
ngoại, hy vọng có chút tài liệu khi tái thanh lọc. Dũng rất mê văn
chương, rất phục Garcia Marquez. Chi tiết con cú đậu trên nóc dinh Độc
Lập là của Dũng. Cũng vậy, những đoạn tả cảnh địa ngục trong lúc chờ
đón linh hồn nạn nhân. Anh chỉ sửa lời văn, thêm thắt một vài chi tiết.
Chính chi tiết lý thú đặc chất Garcia Marquez về con cú đã gợi hứng cho
anh, và anh đã viết thành một truyện ngắn, tác giả Nguyễn Anh Dũng, gởi
đăng ở một tờ báo ở Úc, và một ở Canada. Hồi ở trại Transit, hình như
em đã có đọc.
Lâu lắm, anh không còn nhận được tin của Dũng.
Anh viết lại câu chuyện trên, thêm phần của anh và của em, như một kỷ
niệm những ngày ở Trại. Anh mong một ngày nào em sẽ đọc, Dũng sẽ đọc,
và biết rằng, chính anh ta, và bây giờ có em, là tác giả truyện ngắn
này].
*
Sikiew nổi tiếng trong đám người tị nạn vì bụi của nó.
Ngay những giấc mơ của họ cũng đầy bụi.
CHÙA SIKIEW
Khu C.
"Khu C không có vấn đề gì".
Bụi
|