Tạp Ghi
|
Kẻ Lạ Lạ
Kẻ Lạ Lạ
Người đầu tiên
giới thiệu LD với độc giả Mít, "hình như" là GNV, qua bài viết về "Vu
Khống", trên mục Tạp Ghi của báo Văn Học, của NMG, thời gian 1997, có
thể, khi bản
tiếng Anh ra lò, trên tờ TLS.
Báo này không ưa Tây, và tất nhiên, chẳng
ưa
Linda Lê, và, qua bài báo, như Gấu còn nhớ được, coi bà là đệ tử của
Cioran, và đặt
bài viết dưới 1 cái tít rất ư là khốn nạn, Dẫn Khách Cho Văn
Chương! (1)
(1)
Pimping
for literature SLANDER By Linda Le Translated by
Esther Allen
156pp. Lincoln...influences on the Vietnamese-born writer, Linda
Le,
and these same terms abound in Le...well: habituation and
memory
loss." Linda Le has said...
Jean McNeil
14 February 1997
Cái đám bợ đít
VC ở Tây này chưa từng nhắc tới Bà, cho đến khi Bà trở về Việt Nam, bởi
vì những
tác phẩm của Bà đều nói về cái sự ăn cướp của VC cả!
Tôi mang
trong mình 1 cái xác chết của 1 đứa bé Mít, thí dụ.
Nhưng thôi,
kể ra thì chúng lại chửi là mi lúc nào cũng tự khoe, tự thổi!
TV đăng bài
nói chuyện, cùng bản dịch của Dương Tường, và nếu có thì giờ, lèm bèm
sau!
Tuy nhiên,
cái tít bài viết, ÉTRANGES ÉTRANGERS, dịch NHỮNG KẺ XA LẠ LẠ KÌ, theo
GNV, dở.
Cái tít này, 'có thể' muốn nhắc tới “Kẻ Xa Lạ” của Camus, và nếu đúng
như thế,
tới cái cú bắn 4 phát vào cái thây ma tên Ả Rập.
Có lẽ nên dịch là “Kẻ Lạ Lạ”,
chẳng cần để số nhiều, để vinh danh LD.
Nhân nói
chuyện hửi. Trang Diễn Đàn Forum của đám tinh anh Miền Nam bỏ chạy bợ
đít VC, đại
bản doanh Paris, lâu lắm, GNV không làm sao vô được, vì mỗi lần vô, là
hệ thống
bảo vệ PC cản lại. Bỗng hai bữa nay, nó lại OK. Nhân đó, được đọc bài
Dương
Tường dịch Linda Lê, trong có từ ‘exotique’, ông dịch là ‘nhu cầu ngoại
lai’,
và chú thích thêm, lòng dòng lắm, đại khái, từ điển Mít chưa có từ nào
dịch đúng
từ này.
GNV đã từng
dịch từ exotique, trong bài viết đầu tiên đầu quân xung phong cắp rổ
theo hầu SCN, ở
Chợ Cá Berlin, là hương xa cỏ lạ, nói nôm na, [thèm hít
hửi] mùi lạ. Với Mít,
là thèm mùi đầm, với mũi lõ, thì là thèm mùi Mít.
Bởi thế mà Yiyun Li mới cảnh
cáo đám độc giả mũi lõ, Tôi đâu có ý định thỏa mãn
sự tò mò của mọi người về một cái
mùi lạ của một cô Xẩm ['I'm not going to satisfy
people's
curiosity about exotic China’]
Thấy có lá
thư của Trần Văn Thuỷ, v/v Nếu Đi
Hết Biển. Tay này viết kiểu huề vốn,
cả
sách, cả thư, do khôn quá. Mấy cuốn phim nổi đình nổi đám của anh ta,
cũng thế,
toàn thứ gãi ngứa chế độ, và gãi ngứa dân Mít, bên nào cũng đỡ ngứa 1
tí ti.
Cả cái
thư chỉ có 1 câu nghe được:
Bất giác trong tôi, mơ hồ
một mặc cảm
tội lỗi…
Mơ hồ cái
con khỉ!
Tình cảnh nước
Mít bây giờ, theo GNV, vượt quá sự hiểu biết, và can đảm, tất nhiên,
của đám này rồi.
Vượt quá
cả trò
giả đò mơ mơ hồ hồ mặc cảm này rồi.
Trên TV cũng
có 1 loạt bài về cuốn sách của anh ta, GNV được HKP tặng, lần ghé Tiểu
Sài Gòn.
Nếu
đi hết biển
Lần viếng
thăm Tiểu Sài Gòn mới đây, ghé Người Việt gửi anh em tòa soạn cuốn sách
mới ra
lò, tôi gặp lại HKP. Anh đưa tôi ghé thăm nhà anh, căn nhà được miêu tả
trong Nếu
Đi Hết Biển, qua bài phỏng vấn HKP của Trần Văn Thuỷ. Anh nói, những
lần tới, cứ
tự nhiên coi như nhà của Gấu. Nhân tiện, anh rút trên giá sách cuốn Nếu
Đi Hết
Biển.
-Nếu ông thực
tình muốn viết về 'nó', thì ít ra cũng phải đọc hết cuốn sách.
***
Thú thực,
tôi ít khi có ý định, "thực tình" viết về, bất cứ một cuốn sách. Bất
cứ một điều gì.
Những bài viết
của tôi, đa phần là tản mạn, manh mún, và đều ở dạng "chưa hoàn tất".
Một lần, PTH tỏ ý thích một bài của tôi trên tanvien.net, tôi ngần
ngại, nói,
bài chưa viết xong.
Bà "quạt"
lại liền:
- Anh chỉ
cho tôi một bài viết nào của anh, mà coi như là đã hoàn tất?
Thường ra,
tôi "tạm ngưng" một bài viết,
khi nghĩ rằng, đoạn kết, hay câu kết của bài viết đó, mở ra bài viết
mới, tiếp
theo sau. Nói một cách khác, mỗi bài viết
mới nào đó của tôi, là một tiếp tục một bài viết chưa hoàn tất nào đó.
Lần viết bài
cho PTH [một bài về NHT], tôi không thể nào "tạm ngưng" nổi bài viết,
và cứ thế liên tục gửi những revised texts, đến nỗi PTH thương hại,
nói, anh cứ
chấm dứt đại nó đi, tại làm sao mà làm khổ mình như vậy.
Còn NMG, chủ
báo VH, có lần nói, tôi ưa "cầu toàn", chẳng bao giờ hài lòng với một
bài viết.
Chỉ tới khi,
tôi mường tượng ra được, lý do tại làm sao, sau Tướng Về Hưu, Nguyễn
Huy Thiệp
gần như ngưng viết...
Chính vì thế,
bài trên net, một trang net của riêng mình, là một hình thức viết phải
nói là
tuyệt hảo cho tôi.
Bất cứ lúc
nào, cũng có thể lôi xuống, sửa lại, rồi lại post tiếp.
Trở lại với
bài viết cho PTH. Đó là bài viết 'Mỗi trường hợp mỗi khác", viết về ba
nhà
văn miền bắc, là Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, và Phạm Thị Hoài.
Tôi nhìn
ra được, khi viết Tướng Về Hưu, Thiệp muốn gửi vào nhân vật này, ý thức
tự vấn
của một miền đất, sau những lầm lẫn của nó. Để viết, phải có một quãng
cách với
thời đại của mình, và đó là những năm tháng cô đơn của NHT ở miền núi,
mà kết
quả trước, là Những Ngọn Gió Hu Tát., và sau, là Tướng Về Hưu, một thứ
Le Repos
du Guerrier, Khi Người Hùng Trở Về, "sống", trên đống xương vô định
đã cao bằng dẫy... Trường Sơn bị xẻ dọc, và "nhờ" đàn lợn, được vỗ
béo bằng những thai nhi.
Câu hỏi làm
tôi nhức đầu, khi viết "Mỗi trường hợp mỗi khác" là: Tại làm sao ý thức
tự vấn của Nguyễn Huy Thiệp lại 'tạm ngưng', sau khi ông viết xong
Tướng Về
Hưu. Hay, nói như Nguyên Ngọc, ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp cùn rồi,
ông ta hết
xí oát rồi?
Liệu chiến
thắng miền nam là một hồi chuông báo tử cho "cách viết" của Nguyễn
Huy Thiệp?
[Có thể có
người bắt bẻ, Tướng Về Hưu xuất hiện sau 1975, nhưng, như đây là một
thứ truyện
ngắn vào lúc tận cùng của một thời kỳ. Nó giống như Bếp Lửa của Thanh
Tâm Tuyền,
dính cứng vào biến cố 1954].
Liệu, ý thức
của tự vấn của miền đất, ở nơi NHT, như là một người đại diện của nó,
đã không
chịu nổi cú "đụng độ", khi va chạm với cái mà tôi tạm gọi là
"thiên tài của nơi chốn", hay là ông thần miệt vườn, của một miền đất
khác? Ngược lại, miền đất này cũng không thể làm sao hiểu nổi, cái ác
của một
miền đất khác, biểu lộ ra bằng hành động, thí dụ như, nhét 'gì gì đó"
vào
miệng đám sĩ phu, để cho nó thoát ra khỏi cơn mê muội vong thân, lành
nọc độc,
là chủ nghĩa cộng sản?
*****
Home is
where one starts from.
In my
beginning is my end.
What you own
is what you do not own.
T. S. Eliot
[Nhà là nơi
mà bạn bắt đầu]
[Trong cái bắt
đầu của tôi là cái tận cùng của tôi]
[Cái bạn sở
hữu là cái bạn không sở hữu]
Indians are
proud of their ancient, surviving civilization. They are, in fact, its
victims.
Người Ấn tự
hào về nền văn minh cổ xưa, còn hoài của họ. Hóa ra, họ là nạn nhân của
nó.
Naipaul: Lần
viếng thăm thứ nhì [in trong Nhà văn và
Thế giới]
Nguyễn Huy
Thiệp đã từng mơ 'đi hết biển', nhưng đi được một đoạn đường, ông quay
về. Ông
giải thích, 'vì nghĩ đến mẹ'.
Mẹ ở đây, là
'ẩn ngữ', chỉ văn minh lâu đời, dai như đỉa: nền văn minh đồng bằng
sông Hồng?
Nhưng Văn
Cao, chẳng hề mơ giấc mơ này. Như Joseph Roth, đã từng có vé của PEN,
mời đi Mẽo:
ông bèn quẳng vào thùng rác, và uống tiếp: Người đã viết một câu để
đời, nói
lên nỗi đau của cả một miền đất trong trận đói khủng khiếp năm đó, "Thề
phanh thây uống máu quân thù," người đó không thể bỏ đi. Vinh quang của
một tướng về hưu là như vậy. Vinh quang
đấy, mà
thất bại cũng đấy. Thất bại, vì không thể hiểu được một miền đất khác. Những người dân ở đó nói tới nghĩa khí ở
đời, nói trung hiếu với bố mẹ, anh em, bằng hữu...
chứ không với Dân, hay với Đảng.
Kẻ Lạ Lạ
Je ne
m’arrogerai pas aujourd’hui le droit de parler au nom de ceux qui
jettent des
passerelles entre l’Orient et l’Occident, ni de ceux en qui
sommeille un
ambassadeur du brassage des cultures. Ils n’ont guère besoin de moi
pour
dénoncer l’étroitesse d’esprit et prononcer un réquisitoire contre le
rejet du
natif d’ailleurs, qui engendre l’aveuglement et le fanatisme.
LD
Hôm nay, tôi
sẽ không mạo muội giành quyền phát ngôn nhân danh những người bắc cầu
nối liền
Đông và Tây, hoặc những người mang trong mình tiềm năng trở
thành đại sứ
cho công cuộc hoà trộn các nền văn hoá. Họ không cần đến tôi để tố cáo
đầu óc hẹp
hòi và lên án việc gạt bỏ người có gốc gác nơi khác, điều gây ra tệ
cuồng tín
và mù quáng.
DT
Động từ “ngủ”,
ở nguyên tác, theo GNV nên giữ lại, vì LD chắc là cố ý dùng nó, nhằm
nói đến đủ
thứ giấc mơ, giấc mơ đại đồng, thống nhất, ngủ dậy thấy hòa bường, thấy
biến thành Mít, giấc
hôn thụy của TTT, khi ở tù nghe tin MT đi thoát, giấc mơ độc đoán của
Kant…
Dịch "mang
trong mình tiềm năng", yếu quá, nên dịch "ôm trong mình giấc mơ trở
thành"…
*
Xếp LD vào dòng
chính của Tây, thì thật nhảm, do cứ nghĩ là bà viết văn bằng tiếng Tây,
thì phải
là Đầm rồi. Trong khi chính bà có bao giờ nhận bà thuộc dòng chính của
"cựu mẫu
quốc" đâu. Đọc bất cứ 1 cuốn sách, bất cứ 1 bài phỏng vấn, bất cứ 1 bài
tiểu luận
lớn bé nào của bà, là nhận ra, bà chẳng thuộc dòng nào, vậy mà Thầy Phúc cứ nhất quyết bà thuộc dòng chính Đầm mũi lõ,
chứng tỏ Thầy chưa từng đọc LD!
Cái kiểu viết
phê bình, như linh mục xức dầu thơm, ban bánh thánh cho tất cả con
chiên, tức tất
cả các nhà viết Mít, trừ thằng khốn GNV, y hệt nhà văn THT viết, làm
sách văn học
Miền Nam trước 1975, cực nhảm.
Viết như thế, là tự lật tẩy sất [tẩy đố kỵ] của
nhà phê bình cho mọi người thấy.
Có lẽ cái
tay nhà văn viết văn bằng tiếng Tây hơn cả Tây, phải là Andrei Makine.
Ông còn
viết cả 1 cuốn sách chửi Tây thuộc dòng chính, thế mới ghê: "Nước Pháp
mà người quên yêu."
Vốn sống, vốn
viết của ông là cuộc chiến Nga, giữa Đỏ và Trắng, chống Nazi, và cuộc
lên ngôi
của Đế Quốc Đỏ sau đó, củng tất cả những hệ lụy của ó.
Nhưng có lẽ
phải gọi ông là nhà văn chuyên viết truyện tình thì mới đúng.
GNV biết tới Makine, qua
bài điểm cuốn được Goncourt của Tây, “Di chúc Pháp”. Đọc
bài điểm mê quá, mò đi kiến tác phẩm. Sau đọc tiếp cuốn “Sông Tình Một
Thuở”,
cũng quá tuyệt, và, vẫn truyện tình. Mới đây, thấy TLS khen ông nức nở,
với cuốn
“Cuộc đời của 1 kẻ vô danh”, Bèn đi kiếm đọc, thay vì nó, thì lại vớ
được cuốn
mới nhất của ông sau đây:
Le destin de
Dmitri Ress pourrait être mesuré en longues années de combats, de rêves
et de
souffrances. Ou bien à l'intensité de l'amour qu'il portait à une
femme. Ou
encore en blessures, d'âme et de corps, qu'il a reçues, happé par la
violence
de l'affrontement entre l'Occident et la Russie. Cette pesée du Bien et
du Mal
serait juste s'il n'y avait pas, dans nos vies hâtives, des instants
humbles et
essentiels où surviennent les retrouvailles avec le sens, avec le
courage
d'aimer, avec la grisante intimité de l'être.
Dans un
style sobre et puissant, ce livre transcrit la mystérieuse symphonie de
ces
moments de grâce.
Les héros de
Makine les vivent dans la vérité des passions peu loquaces, au cœur
même de
l'Histoire et si loin des brutales clameurs de notre monde.
Andreï
Makine, né en Sibérie, a publié plusieurs romans, parmi lesquels Le
Testament
français (prix Goncourt et prix
Médicis), La Musique d'une vie (prix
RTL-Lire), La Femme qui
attendait, L'Amour humain et La
Vie d'un homme inconnu. Il est aussi
l'auteur
d'une pièce de théâtre: Le Monde
selon Gabriel. Ses livres sont
traduits en
plus de quarante langues.
*
Chuyện Tình
-Ông là nhà văn hách xì xằng,
đứng sau chót,
trong dòng những nhà văn - Conrad, Beckett, Nabokov, Kundera - được đời
biết
đến nhờ những tác phẩm viết bằng ngôn ngữ thứ nhì. Đâu là lợi, đâu là
hại, khi
đếch viết văn bằng tiếng mẹ đẻ?
Andrei Makine:
Khi bạn chuyển từ ngôn ngữ thứ nhất qua thứ nhì, bạn bị bắt buộc trở
thành lưu
vong, và điều này có thể rất ư là hướng thượng [positive]. Thí dụ, bạn
có thể
quẳng mẹ tất cả những bản kẽm, có từ thuở Hùng Vương dựng nước - thí
dụ, quê
hương là chùm khế ngọt, nếu ai không có thì đếch có thể lớn lên thành
Mít được
- ở đằng sau bạn; nói về mặt ngôn ngữ, bạn bèn bước vô một vùng đất
trinh
nguyên. Đúng là một kiểu tái sinh, sống lại.
Tại sao, bằng cách nào, và
như thế nào, mà ông lại chọn
anh chàng tài tử mặt
ngựa, Jean-Paul Belmondo, như là một mẫu mã Tây Phương cho những cuốn
tiểu
thuyết của ông?
Một phần, là do cơ
may, có thể nói như vậy, nhưng cũng
còn vì điều này,
những cuốn phim của anh ta được chiếu đại trà ở Nga. Khi tôi vừa mới
lớn lên,
là lập tức bị nhồi đủ thứ Đến hẹn lại lên, Hãy chết như anh...
Anh mặt
ngựa Belmondo hớp hồn chúng tôi ấy là vì anh ta có vẻ hoàn toàn tự do,
cứ phơi
phới mà yêu mà sống mà chết, vượt ra khỏi, vượt lên trên, chính trị.
Anh ta rất
ư là quyến rũ, rất ư là vô chính trị - với chúng tôi, anh ta chuyển
hóa, vượt
qua, transcendend, Cuộc Chiến Lạnh.
Nhưng
tại sao lại là (tài tử
Pháp) Belmondo?
Với cái mũi dèn dẹt, anh ta giống chúng tôi. Cuộc sống của chúng tôi -
taiga,
vodka, những trại - là từ những hình vóc đó. Những khuôn mặt của một vẻ
đẹp man
rợ hằn lên những đường nét khắc khổ. Tại sao anh ta?
Bởi vì anh ta chờ đợi chúng tôi. Anh ta không bỏ rơi chúng tôi ở bậc
thềm một
lâu đài tráng lệ, và những lần tới lui, giữa những giấc mơ và cuộc sống
thường
ngày của anh, anh ta luôn luôn ở bên cạnh chúng tôi. Người ta theo anh
vào tới
cái điều không thể tưởng tượng ra nổi.
Chúng tôi còn yêu anh, bởi cái điều vô ích, của những thành quả, những
chiến
công. Bởi sự phi lý của những chiến thắng, chinh phục. Thế giới mà
chúng tôi sống
dựa trên tương lai rạng rỡ của một ngày mai ca hát. Đó là luận lý của
chúng
tôi. Những buổi gắn mề đay nơi điện Cẩm Linh là một biểu tượng cao cả.
Ngay cả
trại (tù) cũng có chỗ đứng ở trong cái trật tự hài hòa đó.
Rồi Belmondo tới cùng với những thành quả chẳng để làm gì, những trình
diễn chẳng
cần mục đích, chủ nghĩa anh hùng rẻ tiền, miễn phí (gratuit). Chúng tôi
khám
phá ra rằng, sự hiện hữu xác thịt của con người tự nó là một cái đẹp.
Chẳng cần
bất cứ một ngụy tư tưởng mang tính ý thức hệ, hoặc vì tương lai. Kể từ
ngày đó,
chúng tôi biết, về cái tự tại, tự thân tuyệt vời có tên là Tây-phương.
Lại còn cuộc gặp gỡ tại phi trường. Người nữ điệp viên chờ đón vị anh
hùng của
chúng tôi phải có một vật gì đó để họ nhận ra nhau. Dữ thần chưa, đó là
một...
karavai, một mẩu bánh mì đen, được gọi bằng cái tên chính hiệu Nga của
nó,
trong một phim Pháp! Một tiếng rú vang lên, và cùng với nó là lòng tự
hào Nga
chạy dài theo suốt những hàng ghế trong rạp Tháng Mười Đỏ... Khi trở
lại
Svetlaia, chúng tôi chỉ nói về chuyện đó: vậy là, ở nơi chốn Tây-phương
xa vời
kia, họ cũng biết một tí, rằng chúng tôi hiện hữu!
Sông Tình Một Thuở
Tôi thức dậy,
tôi đã mơ 1 âm nhạc... Nhạc 1 đời... đối với thằng em trai đã tử trận
của Gấu,
là bản “Tôi đẹp nhất đêm nay”, của “em” Sylvie Vartan, và cùng với bản
nhạc của
Đầm, là "Đồn anh đóng bên rừng mai", của Mít.
*
"Sao không hát cho những người
vừa nằm xuống..."
Đã có một thời, tôi không sao chịu nổi. Chúng rũ rượi, mệt lả. Đầy sũng
nước
mưa, nước mắt. Chúng gọi tên thảm kịch. Thảm kịch của những cái vô ích.
Của cuộc
chiến điêu đứng, rồ dại. Chúng gợi tâm trạng nhớ. Nhớ bùn. Nhớ đời sống
thảm hại,
nhàm chán. Nhớ những kỷ niệm chẳng đáng nhớ. Nhớ ngã tư đường Lê Văn
Duyệt-Phan
Đình Phùng gần nhà cô bé, khi chưa có tượng Thích Quảng Đức. Cô bé hớt
hải chạy
ra, hớt hải lắc đầu, rồi lại hớt hải chạy về. Nhớ những ngày nhà cô bé
dời lên
đường Gia Long. Buổi sáng, cô đưa em đi học trường Kiến Thiết gần khu
Chợ Đũi,
đưa mắt nhìn người yêu đang chờ đợi trong quán cà phê Tầu ở ngay đầu
đường. Khi
về, cô tha thẩn giữa những hàng cây nơi vườn Tao Đàn. Mùa Thu theo
chiếc lá nhẹ
nhàng đậu trên vai cô bé đang mơ mộng, đang trở thành người lớn.
Nhớ, nhớ..."Nếu mai không nở,
anh đâu biết Xuân về hay
chưa...", em tôi vẫn thường nghêu ngao một mình trước khi bỏ đi.
Như những lời chúc dữ, chúng
báo trước một Miền Nam mòn mỏi, suy sụp,
trước một Miền Bắc lì lợm, dai dẳng.
Trong mỗi chúng ta đều có một
Sài-gòn âm ỉ cháy. Tôi khơi cục than
hồng của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.
Lần
Cuối Sài Gòn
|
|