Dọn đền, Dọn vườn.
Sự thành công của nhà văn nữ Trung hoa Yiyun Li ở Mỹ với tập
truyện ngắn A Thousand Years of Good Prayers/Ngàn Năm Khẩn Nguyện được
ngưỡng
mộ vì mấy điểm đặc biệt:
Nguồn
Phân tích cho thấy, cụm từ
sự
thành công là chủ từ của động từ
được ngưỡng mộ.
Đây là do người viết không rành cú pháp tiếng Việt,
khác tiếng Anh. Trong tiếng Anh, "được ngưỡng mộ" sẽ ở dạng tĩnh động
từ, thí dụ, "The success of the respected work 'A
Thousand...', by Yiyun Li, is:"
Câu tiếng Việt, thì lại không được!
Gấu đã nói rồi, ông này không rành tiếng Việt.
Đúng ra, viết, đại khái, "Cuốn 'A Thousand Years...' đã đem sự ngưỡng
một đến cho nhà văn gốc Trung Quốc, Yiyun Li; thành công của cuốn sách
là do một số điểm..."
Gấu đoán mò, câu trên, được dịch từ một câu tiếng Anh?
*
Nhân câu chuyện một ông nọ
không rành tiếng Việt, xin kể hầu
độc giả Tin Văn, chuyện không rành tiếng ‘hébreu’, tiếng Do Thái, của
dân Do
Thái, của nhà căn Do Thái, Amos Oz.
Theo ông, dân Do Thái không có thói quen bầy tỏ tình cảm
riêng tư. Hơn nữa, vẫn theo Oz, tiếng ‘hébreu’ có lẽ không phải là một
thứ
tiếng nói khá riêng tư, [L’hébreu n’était peut-être pas assez intime],
và thật
khó diễn tả một điều gì đó, bằng một giọng thật đúng, bằng tiếng nói
đó.
Bạn không thể nào
biết, điều bạn nói ra, có gây tức cười, lố bịch hay không. Có những
người Do
Thái ăn nói thật cục cằn, do họ sử dụng rất tệ thứ tiếng nói của họ.
Chẳng cần phải dân Do Thái, dân Mít, như ông trên, cũng rứa!
Trong Tuổi thơ ở Jerusalem,
ông nhớ
lại, một lần, một bà bạn mẹ ông - một bà giáo - đến nhà dự lễ sabbat.
Bà nói:
“Tôi run rẩy” (“Je tremble”) (1).
Mẹ tôi nói: “Bạn run rẩy, lúc nào cũng run rẩy, run rẩy nhiều
quá”.
Bà giáo nọ nói: “Vậy tôi phải làm sao? Cứ mỗi khi gặp chuyện
gì là tôi run rẩy”.
Mẹ tôi nói, “Đúng thế, nhưng cố làm sao đừng run rẩy nhiều
quá.”
Đúng là một câu chuyện làm mủi lòng, và tôi bật cười.
(1) Động từ, tiếng ‘hébreu’
ở đây, có nghĩa run rẩy,
trembler,
nhưng còn có nghĩa thông
thường, là ‘đánh địt'. Động từ ‘địt' này, ngoài Bắc có một nghĩa khác
hẳn trong
Nam.
Người
Nam nói
‘đánh địt', nghĩa là ‘đánh rắm’.
Gấu nhớ, hồi còn là học sinh trung học ở Hà Nội, tiệm sách
chuyên bầy bán từ điển do Sài Gòn xuất bản. Tậu được một cuốn bỏ túi,
thằng cu
Gấu bèn hăm hở tra, toàn những chữ cần tra.
Thế là cứ yên trí péter có nghĩa là… ‘péter’.
Phải đến khi vô Nam, mới hiểu, 'run rẩy' nghĩa là gì, và được 'run
rẩy'.
NHT.
Những lời tuyên bố ỏm tỏi, những cuốn
tiểu thuyết ba xu [chữ của ông] của ông làm Gấu nhớ đến một câu châm
ngôn, hình
như đọc qua Oates, hoặc Sontag:
Thượng Đế, khi muốn làm thịt người nào, bèn cho người đó nổi tiếng!
*
Nhắc đến Sontag, lại nhớ đến một câu của bà, được trích dẫn trong bài
điểm, hai cuốn sách của bà, được xb sau khi bà chết vì bịnh ung thư,
trên một số gần đây của tờ Điểm Sách London.
Tôi thường tự hỏi, liệu có điều gì nhà văn
nên làm, và mới đây thôi,
trong một cuộc phỏng vấn, tôi nghe chính mình trả lời:
Có vài điều. Yêu chữ, nhức nhối với những câu văn. Và ngó chừng thế
giới!
["Several things. Love words, agonise over sentences. And pay attention
to the world".]
Nhức nhối với những câu văn!
Chưa ghê bằng ông Cioran: Mơ tưởng một thế giới, mà ở đó, người ta có
thể chết, chỉ vì một cái dấu phẩy!
Gấu chép, tặng ông không rành
tiếng Việt, và tặng NHT, một ông tướng [không] về hưu.
*
NHT chỉ mới đi tới sông thôi, chưa ra tới biển. Gấu đã từng
nhận xét, khi giới thiệu TTH trên Tin Văn, và một bà trề cái môi, người
lính ở đảo ấy à, văn thì sượng mà còn bắt chước NHT thấy rõ, còn một bà
khác, thực sự ngạc nhiên, và có thể còn bực mình, khi Gấu ‘mail’ tới,
đề nghị đọc thử, tôi có thói
quen, chỉ đọc vài dòng đầu một tác giả lạ, không ngửi được, là vứt sọt
rác.
Nhưng hình ảnh một NHT, chỉ đi đến sông, và lạ lùng sao, hân hạnh làm
sao, gặp được thuỷ thần, đã ở mãi với Gấu, cho đến khi đọc ông tâm sự,
đã có
lần tính vượt biên nhưng đi nửa đường, nghĩ đến mẹ, quay lại, và Gấu
hiểu ra,
NHT không thể rời bỏ xứ Bắc Kỳ. Bà mẹ của ông là bà mẹ Bắc Kỳ, cái ác
ông miêu
tả, là cái ác Bắc Kỳ, ở trong xứ Bắc Kỳ. Bởi thế, những chuyện như gạ
tình lấy
điểm khiến ông quan tâm, và kể ra.
Walter Benjamin đã từng rất tâm đắc, về những nhà kể chuyện
kiểu như NHT, ngồi ở xó bếp, nói vanh vách về xứ sở mà ông thật rành
rẽ.
Borges cũng đã từng nhắc tới, những kẻ sở hữu đủ các thứ bản đồ thế
giới, đủ thứ con đường, từ tơ lụa cho tới hồ tiêu,
cho tới tầu thuỷ, hỏa xa, máy bay... nhưng cả đời
chẳng ra khỏi luỹ tre làng.
Ngay cả ông tướng về hưu, NHT cũng chỉ mơ tưởng thôi, chứ
không thực sự ‘là’.
*
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Từ ngàn xưa, là vậy. Nhưng từ ngàn nay, khủng khiếp hơn
nhiều.
“Chẳng có ai về từ
chiến tranh. Chẳng hề có. Chỉ những đứa có vẻ như là những đấng con
trai,
đáng thương, trở về với những bà mẹ của chúng - những con vật [con
bọ?], ma
mãnh, hung hãn, gầm gừ với trọn cả thế giới, không còn tin bất cứ điều
gì, trừ
cái chết. Những người lính của ngày hôm qua không còn thuộc về bố mẹ
chúng.
Chúng thuộc về chiến tranh. Thân thể rách nát, què cụt trở về, nhưng
linh hồn
của chúng thì ở lại đó.”
Trên đây là những dòng nhật ký của một nhà văn, ký giả, viết
về cuộc chiến
Chechnya.
Arkadii Babchenko, tham dự cả hai cuộc chiến, tường thuật cuộc chiến
thứ nhì,
trên tờ
Novaya gazeta. (1)
Cùng với thời đại net, cái ao làng Bắc Kỳ đã long mặt váng
hàng ngàn năm lưu cữu của nó. Nhưng mặt váng, trên mặt cái ao lương
tâm, của những nhà văn, ngay
cả NHT,
vẫn vũ như cẩn.
(1) Nguồn. Tony Wood:
Diary.
Điểm Sách London, 22 Tháng
Ba, 2007.
*
Tony Wood tác giả đoạn nhật ký Diary, thuật chuyến đi của
ông tới Grozny, là phụ tá chủ bút của
New
Left Review, báo định kỳ của Anh, tác
giả
cuốn
Chechnya: The Case for
Independence, [Một trường hợp đòi độc lập] [Verso 199 trang, 22.95
Anh Kim, tờ
Người Kinh Tế điểm trên số báo 24
Tháng Ba,
2007.]
Ông viết về Ramzan Kadyrov, tổng thống thân Nga của
Chechnya,
một
thế lực thực của xứ sở này. Dưới tay ông ta, là một đạo quân tư,
private army, [tổng
thống mà có đạo quân riêng, thế mới kỳ], chừng tám ngàn người, chịu
trách nhiệm
về những vụ bắt cóc không ngừng, hầu như xẩy ra hàng bữa; theo tổ chức
nhân quyền
Memorial, chỉ có thể ‘phủ sóng’ [cover] 1/3 nhà nước cộng hoà Chechnya,
tổng số
1948 người đã bị bắt cóc kể từ 2002, trong số đó,189 bị giết, chừng
1940 giản
dị 'biến mất'. Ông già của ông trùm, thân Nga, bị ám sát năm 2002, ông
thay thế.
Hình ông bố treo nhan nhản, với hàng chữ: “Chúng con tưởng nhớ Bố và
thương Bố
lắm.” [We remember you and love you].
Tác giả đọc, [cho chúng ta, dè chừng, nếu có ghé Chechnya], một chỉ dẫn
du khách, trên tường hành lang
khách sạn Assa tại Nazran.
Khi lỡ bị bắt cóc:
Đừng lên giọng. [Don’t raise your voice].
Cố hoạt động, cả về cơ thể, lẫn tinh thần.
Cố nhớ tất cả những gì có thể nhớ về băng cướp [bao nhiêu
đứa, hình dạng ra sao, theo đạo nào, hay nói chuyện về những đề tài gì.]
Tránh xa cửa sổ, và nếu có thể, đừng đứng gần những tên
cướp.
Khi diễn biến xẩy ra, nằm xuống sàn nhà, tay sau đầu.
Luôn luôn
nhớ, nhà chức trách làm tất cả mọi điều cần làm,
để giải thoát bạn.
Sau khi được giải phóng, after your liberation, đừng vội vã
huyên thuyên với báo chí.
*
Trong một bài diễn văn đọc năm 1975, Nadine Gordimer, Nobel văn chương,
nói về sức ép và đòi hỏi đè nặng lên nhà văn da đen Phi Châu, và bà yêu
cầu, anh ta [chữ của bà], phải giữ cho được tự do của mình, chỉ trong
vị trí đó, anh ta mới dâng hiến tài năng của mình cho cuộc đấu tranh
giải phóng. Và bà dẫn lời Jean-Paul Sartre: “Nhà văn một kẻ trung thành
với cái bộ khung chính trị xã hội [faithful to the political and social
body] nhưng không bao giờ ngưng chiến đấu với nó”.
Và bà chỉ ra, người, suốt đời trung thành với ý tưởng cải tạo xã hội,
tuy nhiên không ngưng chỉ trích, và chiến đấu, chống lại những đường
hướng, chiến thuật, của những bạn bè chủ trương tiến bộ, đó là nhà văn
Nga, Ivan Turgenev, và cuốn
Cha và
Con, Fathers and Sons [1862]. Khi
phải trình ra một mẫu mã nhân vật, như Bazarov, một con người trong cái
đa dạng, hết sức người của anh ta, in his full, all too-human
complexity, Turgenev phải đối mặt với sự giận dữ của đám trẻ tiến bộ
Nga, cho tới lúc đó, vẫn coi ông như là nhà vô địch của họ, nhưng bây
giờ cảm thấy, bị chính ông đâm sau lưng.
*
Đó là dịp sau chót, 1975, Gordimer dẫn ra một nhà văn Âu Châu, [da
trắng], như một mẫu mã cho những nhà văn da đen. Bốn năm sau, bà muốn
nhìn lại hoàn toàn vị trí của mình, entirely revise her position. Bà
nói, ở Nam
Phi, có hai văn hoá, một trắng, một đen. Đã qua cái thời văn hóa trắng
áp đặt lên văn hóa đen. “Nghệ sĩ da đen trên sàn diễn như thế đó, là
một khuôn mẫu tối cao. Chỉ như thế đó, mà tác phẩm của anh mới được
đáng giá bởi chính dân tộc của anh, và họ, là một uy quyền tối cao, the
supreme authority. Cho dù thiện ý của một nhà văn da trắng tới mức nào,
“điều đưa ra, từ kinh nghiệm của anh ta, the order of experience, như
là một nhà văn da trắng, khác biệt hoàn toàn với điều đưa ra từ kinh
nghiệm da đen”. Và như thế, anh ta chẳng thể nào ở trong vị thế đưa ra
sự cố vấn, hay đề
nghị những khuôn mẫu.
*
NHT: Tướng không chịu về hưu.
*
HNH, như hình dung ra được, một NHT bây giờ, ngay từ lúc "không giờ",
và
cảnh cáo:
Anh chúc 'chú' Thiệp,
không hơi bị được thuận buồm xuôi gió!
*
Play attention to the
world!
Hãy coi chừng thế giới!
Susan Sontag
*
Sin begins the moment you
leave the circus and watch from outside.
[Tội lỗi bắt đầu đúng lúc
bạn rời gánh xiệc và theo dõi, từ phía
bên ngoài].
Sándor Márai
NHT đã hai lần rời gánh xiệc những sĩ phu Bắc Hà. Một lần, để
đóng vai NH ra Bắc, và hét lớn, hãy nhét kít dzô miệng tụi nó.
Lần này, liệu chăng, chỉ để coi chừng cái túi tiền của ông?
Ông cũng đang chơi, những trò chơi nguy hiểm? Vào lúc về già, khi mơ
tưởng về một cuộc chiến mà ông chưa từng tham dự?
- Tại sao những đề tài nóng
trong xã hội lại trở thành mối quan tâm trong lối viết hiện nay của ông?
-
Như thế là tôi cũng đang… hư hoại
rồi, đang già rồi “lòng như sắt
cứng cũng mềm dần” .
Quan tâm đến đề tài xã hội nóng bỏng, thì, làm sao lại hư hoại,
già,‘lòng như sắt cứng cũng mềm dần’?
-'Tôi đã từng thấy những
cuốn sách nhảm nhí được người ta
đánh giá cao’.
Gấu sợ rằng, NHT đang lâm vào tình trạng này, viết sách nhảm
nhí, và hi vọng đánh lừa người đọc!
*
NHT đã từng được coi là "lương tâm của một miền đất". Gánh nặng đó, ông
không chịu nổi. Quá sức của ông.
Cỡ Salman Rushdie, thí dụ, cũng còn
không chịu nổi, nói chi NHT.
Hơn thế nữa, chẳng còn ai muốn là lương tâm của một miền đất.
Mà, liệu nó có không?
*
Ý niệm căn cước cá nhân ngày càng thu hẹp một cách thê thảm, trong thời
của chúng ta. Coetzee viết.
Căn cước cá nhân, theo nghĩa này, đã hành hạ Salman Rushdie gần như
suốt đời. Ấn Độ là nơi trí tưởng tượng của ông sống. [Quê hương tưởng
tượng mà!]. Tuy nhiên, là một
công dân Anh, dòng dõi Muslim, kể từ khi có lệnh hành quyết của
giáo chủ Khomeini, sống trôi nổi, và, như thế, sự thể càng dễ dàng cho
ông, khi khẳng định, tôi viết về Ấn Độ, là viết về xứ sở mà tôi ra đời,
và như một người ở bên trong, an insider.
Thành thử, chẳng có gì là ngạc nhiên, khi nhân vật chính trong
Những
đứa con giờ Tí của ông đau khổ la lên, tại làm sao trong số hơn
năm
trăm triệu người, khốn khổ khốn nạn, chỉ có một mình tôi, là phải còng
lưng vác gánh nặng của lịch sử?
*
Căn cước của riêng cá nhân NHT bị, hay được, coi là
căn cước của nhóm, những sĩ phu Bắc Hà!
Liệu, NHT thay vì, la lên như nhân vật của Rushdie, [và càng muốn, hất
bỏ 'gánh nặng
lương tâm', 'gánh nặng lịch sử'], đã hành sử một cách... giả ngộ, như
hiện nay?
Liệu, với NHT, sự tình thê thảm hơn nhiều: Ông còn muốn, hất bỏ gánh
nặng, về một thứ
tội: tội tổ tông?
*
Belinsky là nhà phê bình, nhà biên tập, bằng thông minh sáng
suốt, bằng tính nguyên vẹn, toàn thể, về mục tiêu mình đề ra cho mình,
bằng cái sự đếch sợ thằng chó nào, khi dám nói ra, đã để lại ‘dấu ấn’
trên hai thế hệ nhà văn
Nga, thế hệ của Herzen [sinh 1812], và Turgenev [sinh 1828], và thế hệ
của
Chernyshevsky [sinh 1828] và Dobrolyubov [sinh 1836].
Ảnh hưởng của Belinsky ở nơi Turgenev, đặc biệt sâu đậm.
Turgenev gặp Belinsky năm 1843, khi ông 25 tuổi, còn Belinsky, 32.
Belinsky trở
thành người bạn đáng kính, có người sẽ nói, một ông bố, a father
figure. Từ
“mentor” Gordimer dùng, quá đúng, chẳng có tí nào sai. Dưới ảnh hưởng
của
Belinsky, trong những tác phẩm đầu tay, thí dụ
Người Chủ
Đất, hay
Nhật Ký
Của Người Đi Săn, Turgenev tung ra những đòn sấm sét giáng xuống
giai cấp
địa chủ, và, để cân bằng nỗi đau, cơn giận của ông, là một tấm lòng ưu
ái, rất
ư là tình cảm, mà ông dành cho nông dân, khi miêu tả cuộc sống của họ.
Cha và Con được đề tặng Belinsky, để
tưởng nhớ về người thầy.
Mặc dù Gordimer không khư khư ôm mãi lấy cái thú ‘ta về ta
tắm ao ta’, [… did not persist for long in this mode of radical
cultural
hermeticism], nhưng cái thú dành cho mình cái quyền đưa ra và đặt để
một hay
vài khuôn mẫu Âu Châu, mũi lõ, da trắng, vẫn còn nguyên.
“Trắng phải học nghe”, bà viết, năm 1982, dẫn lời nhà thơ Mongane
Serote. Có rất nhiều ý nghĩa, qua đó, Gordimer, từ 1976, “ra đường học
cả một
sàng khôn”, khi bà sử dụng “quỹ thời gian” của mình, để nghe ngóng
[listening
or listening to]. Một trong những ý nghĩa đó, là, bà không còn khuyên
những nhà
văn da đen nên đọc và bắt chước ai nữa.
Tuy nhiên, trong tiểu luận viết năm 1984,
"Cử chỉ quan
yếu", “The Essential Gesture”, Gordimer trở lại với nước Nga thế
kỷ
19.
Liệu có một cách nào đó, bà hỏi, qua đó, nhà văn da đen Nam Phi có thể
hòa giải
những yêu cầu của cộng đồng của mình với những đòi hỏi về chân lý nghệ
thuật?
Để trả lời, bà viện dẫn Vissarion Belinsky: “Đừng lo lắng về sự du
nhập,
incarnation, ý tưởng. Nếu anh là nhà thơ, tác phẩm của anh… sẽ vừa mang
tính
đạo đức, vừa mang tính quốc gia, chừng nào anh tuân theo sự hứng khởi
của anh
một cách hoàn toàn tự do, cởi mở”.
Câu nói cũng “thường” thôi, như Gordimer hẳn cũng nhận ra. Nhưng, như
thế, tại
sao trích dẫn? Coetzee hỏi.
Mấu chốt của vấn đề, theo tôi [Coetzee] nằm trong điều mà Gordimer gửi
gấm:Tác
giả của câu nói trên, Belinsky, là “sự phụ, vị thầy lớn lao, của những
nhà văn
cách mạng Nga, của thế kỷ 19”. [the great mentor of Russian
revolutionary
writers of 19
th century].
Bà đúng, thật đúng.
Belinsky là nhà phê bình, nhà biên tập, bằng thông minh sáng
suốt, bằng tính nguyên vẹn, toàn thể, về mục tiêu mình đề ra cho mình,
integrity of purpose, bằng cái sự đếch sợ thằng chó nào, khi dám nói
ra, a
certain fearlessness of utterance, đã để lại ‘dấu ấn’ trên hai thế hệ
nhà văn
Nga, thế hệ của Herzen [sinh 1812], và Turgenev [sinh 1828], và thế hệ
của
Chernyshevsky [sinh 1828] và Dobrolyubov [sinh 1836].
Ảnh hưởng của Belinsky ở nơi Turgenev, đặc biệt sâu đậm.
Turgenev gặp Belinsky năm 1843, khi ông 25 tuổi, còn Belinsky, 32.
Belinsky trở
thành người bạn đáng kính, có người sẽ nói, một ông bố, a father
figure. Từ
“mentor” Gordimer dùng, quá đúng, chẳng có tí nào sai. Dưới ảnh hưởng
của
Belinsky, trong những tác phẩm đầu tay, thí dụ như
Người
Chủ Đất, hay
Nhật Ký
Của Người Đi Săn, Turgenev tung ra những đòn sấm sét giáng xuống
giai cấp
địa chủ, và, để cân bằng nỗi đau, cơn giận của ông, là một tấm lòng ưu
ái, rất
ư là tình cảm, mà ông dành cho nông dân, khi miêu tả cuộc sống của họ.
Cha và Con được đề tặng Belinsky, để
tưởng nhớ về người thầy, dedicated to Belinsky’s memory.
*
Lê Thị Huệ: Nhà văn
Văn Quang, Giám đốc đài phát thanh Quân
Đội, viết tiểu thuyết Chân Trời Tím, đi cải tạo mút mùa lệ thủy, không
đi Mỹ
theo diện HO
(mà những người như
Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên còn không cưỡng lại sự tự do ở chân trời
kia),
còn Văn Quang không đi. Ở lại Việt
Nam. Văn Quang là ai thế?
Nguồn: Gió-O
VQ theo tôi biết, con cái đều đã lớn, và đều ở Mỹ. Ông không
đi Mỹ, một phần là không phải lo cho con cái nữa, chắc hẳn.
Những người đi HO, nửa đời dành cho cuộc chiến, nửa đời tù, còn
tí tưổi già, dành cho con cái. HO là cơ may cho con cái của họ. Họ
không cưỡng
lại được sự sự do ở chân trời kia, nhưng đây là sự tự do của con cái
họ, chắc hẳn.
Viết, và hỏi kiểu như trên, làm mất lòng nhau quá, và còn
làm chính ông VQ khó ăn khó nói, với bạn bè của ông, được
nhắc tới
trong bài phỏng vấn.
NQT
*
Nhớ, hồi còn bà chủ tiệm PCL, "cường tướng không có nhuợc binh", nào
TTCĐ, nào PNH...
Gấu này, có chút danh gì với cõi net, là cũng nhờ lò VHNT.
*
Đọc thư bà chủ bút,
"Một tài năng
hội hoạ bậc thầy ở hải ngoại, qua
lĩnh vực văn
chương, họa sĩ nhà văn Võ Đình là tác giả có kỹ thuật viết truyện ngắn
cứng
vững hạng đầu đàn. Ông tự
phát triển một nghệ thuật viết truyện, vừa và đủ, sáng
chói, nhà văn Việt Nam,
viết truyện ngắn không thua gì Hemingway, Gabriel García Márquez ...
hay bất cứ
nhà văn chuyên trị truyện ngắn quốc tế nào khác.
Ngoài nhà văn Võ
Đình, Gió O chỉ mời hai tác giả trẻ
Hoàng
Long và Tưởng Bình Minh đóng góp sáng tác cho số đặc biệt truyện cực
ngắn này..."
Một gà già, hai gà nhà, thêm cái giọng "chỉ mời",
đúng là thứ "bad
style" mà Brodsky ghét cay ghét đắng!
Bà chủ tiệm văn Bắc, cũng đâu có chịu thua, tuy nhiên, một bên, hào
phóng quá, một bên thì lại keo kiệt quá!
Ở Phan Thị Vàng Anh, có
lẽ người ta không còn thật sự chờ
đợi tác phẩm nữa. Mà sự chờ đợi hướng đến những dấu ấn. [talawas]
Phán như thế, thì có khác gì một hồi chuông báo tử cho nhà văn, nhà
thơ, một cú rung chuông tận thế, cho dòng văn chương "ở trong nước"?
*
-'Tôi đã từng thấy những
cuốn sách nhảm nhí được người ta
đánh giá cao’.
Gấu sợ rằng, NHT đang lâm vào tình trạng này, viết sách nhảm
nhí, và hi vọng đánh lừa người đọc!
Đây cũng là một kiểu ăn mày, ăn xin quá khứ.
Của một ông tướng về hưu.
*
Communism calls to the nobler impulses of the human heart,
yet in its nature there is something that "breeds lies, makes people
lie,
and twist facts, imposes deception." "These are deeper waters than I
know how plumb" .
[Chủ nghĩa CS réo gọi những xung động phong nhã hơn, của
trái tim con người, tuy nhiên, trong bản chất của nó, có một điều gì,
nó
"bơm mớm dối trá, làm con người dối trá, bóp méo sự kiện, đặt để sự
chán
chường." "Có những tầng nước ngầm, sâu hơn, tôi không làm sao bơm lên
được."]
Doris Lessing, Coetzee trích dẫn, khi đọcTự Thuật
của
bà, trong Những bến bờ xa lạ hơn,
Stranger Shores, tập tiểu luận.
*
Đọc NHT, hồi đầu, Những ngọn gió Hua Tát, Tướng Về Hưu, độc
giả mường tượng ra được, nguồn văn của ông, và hơn thế nữa, bằng cách
nào ông
thoát ra được chủ nghĩa CS và cơn điên cuồng đốt sạch Trường Sơn sau đó.
Chuyện, ông cạn vốn, Gấu đã từng giải thích, qua sự kiện,
chính ông khui ra, ông có lần tính đào tẩu cái lũy tre, cái giếng làng,
cái lò
gạch, nhưng, khi đi đến Truông Nhà Hồ, đến Phá Tam Giang, ông nhớ, và
sợ mất mẹ
quá, hoặc, mẹ mất không có ông ở bên, bèn quay trở lại.
Tuy nhiên, nguồn cơn sự sa đọa [la chute, chữ của Camus] của ông, viết
những cuốn sách nhảm nhí, hy vọng được người đời đánh giá cao, thú
thực, Gấu ngu này chưa luận ra.
*
PCL trong hơn 5 năm trông coi tờ VHNT, như Gấu biết, chưa
từng phán về bất cứ một tác giả, tác phẩm nào.
Bà LTH này, khác hẳn,
khen chê loạn
cả lên, cứ như là một thiên tài phê bình, đã đưa ra ánh sáng, nào NTHL,
nào TBM, nào, nào… nhiều lắm.
Thiên tài phê bình thì thấy quá nổi cộm, quá om xòm, trong
khi bản thân bà, viết truyện ngắn, truyện dài, biên khảo.. cũng
thật là thường thôi.
Một điểm rất dễ nhận ra, là, viết bất cứ cái thứ gì, bà này
đều lên giọng. Khen một nhà văn, một họa sĩ xuất hiện trước bà quá
xa, phải là những lời khiêm tốn, lịch sự,
đâu có
phải những đao to búa lớn như vậy?
"
Cứng vững hạng đầu
đàn"
Đàn nào? Những nhà văn nào ở trong
cái đàn có ông này đầu đàn?
"Ông tự phát triển
một nghệ thuật"
Cái nghệ thuật do ông tự phát triển,
nó ra làm sao?
Vừa và đủ.
Biết thế nào là vừa
là đủ?
Sáng chói?
Chuyên trị?
Phán bất cứ cái chi
cũng được, nhưng phải có dẫn chứng. Cứ phán tưới như thế, sợ người
được khen cảm thấy nhột, và có khi còn gây ‘phản cảm’, không chỉ ông
ta, mà luôn cả độc giả, tự hỏi, không hiểu bà này có
thực sự khen, hay, tệ hơn, đã từng đọc, nhà văn cứng vững đầu đàn?
*
Khen một anh già, tha hồ, theo Gấu, vì
người đó không cần khen chê, nếu
thực sự có tài.
Nhưng khen một nhà văn trẻ, coi chừng làm hư hỏng một tài năng.
Kundera đã từng cảnh cáo phê bình gia: Những lời phán đầu tiên
bám chặt lấy tác phẩm, không có cách chi gỡ cho ra. Những lời phán của
Max Brod
về tác phẩm của Kafka, mở ra cả một trường phái Kafkalogy, chỉ để nhốt
chặt, vĩnh
viễn, nhà văn này, như một thứ xác ướp! Hậu thế, bất cứ ai, muốn tìm
hiểu
Kafka, là phải thụ giáo một khóa Kafkalogy!
Ở Việt
Nam,
có trường hợp VP khen nhà văn mới ra lò TTNgh: Ngổ ngáo! Cách
yêu thật quái dị!
Thế là bà này, sau này, hễ cứ viết văn là phải ngổ ngáo, yêu
là phải quái dị. Muốn viết bình dị, sợ đi ra ngoài trường phái TTNgh!
Gấu có lần đưa ra đề nghị, hãy viết lệch đi, ra khỏi cái bản lề quái
dị, ngổ ngáo, bà ta lại nghĩ Gấu chê bà viết dở!
*
(mà những người như
Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên còn không cưỡng lại sự tự do ở chân trời
kia).
LTH
Cái sự không viết nữa của TTT, có thể liên can tới 'sự tự do ở chân
kia'. Nhờ đọc mấy dòng trên mà Gấu ngộ ra được.
Và cũng nhân cám cảnh thân phận Gấu, ngày nào bồi Mẽo, bị Mẽo đá đít,
giả như có được chủ cũ ngó lại, thì cũng đành câm miệng, không dám Mẽo
này, Mẽo nọ, chửi xỏ, mày mũi lõ hay mũi tẹt?
*
VP khám phá ra chỉ có “một
nửa thiên tài” TTNgh. Ông chỉ
nhìn ra phần “ngổ ngáo, quái dị”, không nhìn ra phần nhẫn nhục chịu
đựng, cam
chịu mất mát của người phụ nữ trong mọi thời, và, thời chiến.
Bởi vì TTNgh có tới hai truyện ngắn đầu tay, truyện ngắn kia
mới đích thị là TTNgh.
Truyện ngắn kia, thật là tuyệt vời, rất “tiểu thuyết mới”, câu
chuyện một buổi sáng chủ nhật, một anh chàng ghé thăm một cô bạn gái,
có thể là
bồ; cô gái, một thứ “single mom”, như chúng ta thường gọi, không có
chồng,
nhưng có con. Đứa bé bị bịnh, sốt, hình như vậy, cô nhờ anh chàng đi
mua thuốc
cho thằng nhỏ, gặp bữa chủ nhật, tiệm thuốc đóng cửa, anh chàng con
trai cứ thế
ngu ngơ trước tiệm thuốc đóng cửa, về với cô gái, cũng dở, thằng bé
khóc hoài,
cô gái phải lo cho con, còn đâu thì giờ rảnh mà nọ kia, đi chơi với bạn
thì trễ
mất rồi, về hú hí với vợ con, càng dở, dở quá, thảm quá… tất cả những
tình
huống như thế, là do Gấu tưởng tượng ra, chứ trong truyện không có.
Truyện kết
thúc bằng hình ảnh anh chàng đàn ông đứng lơ ngơ một cách thật là tội
nghiệp
trước tiệm thuốc Tây, chấm hết!
Hồi đó, khi nữ văn sĩ nổi đình nổi đám, nhờ VP khám phá ra,
Gấu cứ nấn ná, trần trừ, trông ngóng hoài, coi có ai khám phá ra nốt
nửa còn
lại của thiên tài.
Nhưng danh tiếng của VP ghê gớm quá, chẳng ai dám nói ngược
lại!
Giá có trang net như Tin Văn bây giờ, sự tình đã khác hẳn!
Ôi chao, tiếc quá! NQT
*
Không chỉ "bad style", mà còn "bad taste".
Gấu này hỡi ơi nhất, là lần cả thế giới hồi hộp theo dõi cô đào ngoại
quốc xin một cháu trai Việt Nam, bị mẹ đẻ bỏ rơi.
Ai cũng cầu mong cháu có được bà mẹ thực, một gia đình thực.
Và cầu mong bà mẹ đẻ của chú bé quên chú đi, đừng làm khổ chú nữa.
Bà LTH này trưng hình chú bé, đang nằm ngủ, kèm hình một thằng cha lấy
con nuôi
làm vợ, và la lớn, coi chừng!
Đúng là, chặt chân để đừng dẫm cứt.
Thiến, để khỏi chọc bậy.
Không thèm đọc... , để khỏi... chửi bậy! NQT
*
Nhìn hình chú bé đang nằm ngủ, bình yên, an lành, bất cứ một khúc ruột
ngàn dậm nào, trong có cả bà nhà văn LTH, đều hình dung ra chính mình,
ngày đầu được bà mẹ thực nhận, sau khi bị bà mẹ ruột ruồng bỏ.
*
Nguyễn Du nói, tâm bằng ba tài.
Brodsky, trong diễn văn
Nobel, mỹ là mẹ của đạo hạnh (1).
Kafka, kỹ thuật là “hữu thể”, [être], của
văn chương.
Có vẻ như mấy ông này ăn nói ngược ngạo, giữa họ, nhưng, theo
Gấu, cả ba, “tâm” “kỹ thuật”, “mỹ” đều
liên quan tới, chỉ một câu hỏi, ‘viết thế nào’, [comment écrire].
Chính vì thế mà Brodsky mới nói tiếp, ‘bad style’ [viết dở], là do cái
tâm khốn nạn, cái tà ma ác quỉ gây ra!
(1) In his Nobel Prize lecture, Brodsky sketches out an
aesthetic on the basis of which an ethical public life might be built.
Aesthetics, he says, is the mother of ethics, in the sense that making
fine aesthetic discriminations teaches one to make fine
ethical discriminations. Good art is thus on the side of the good.
Evil, on the
other hand, "especially political evil, is always a bad stylist"(On
Grief, p.49).
Coetzee: Joseph Brodsky