Dọn
Trường hợp Võ Phiến và bộ Văn Học Tổng Quan.
*
Trường hợp DA
Nguồn
TPG không làm cho Văn, là do TPG gây ra, chẳng liên can tới ai hết.
Gấu rất rành cái vụ này. TPG nghĩ mình là công thần, không thể thay
thế, đòi lên lương, đòi đủ thứ, ông V. đành cho nghỉ. Ông V. lúc đó rất
nể TTT, bèn hỏi, nên thay ai, TTT đề nghị NXH, người không làm mất lòng
phe phái nào, nhất là phái đẹp! Bạn hiền lo hơi nhiều cho phái đẹp, nói
chuyện điện thoại mí em nhiều hơn lo công việc tờ Văn, ông V. đành kéo
thêm Mai Thảo về tòa soạn đỡ một tay cho bạn hiền [khúc này not sure,
nếu không đúng, xin lỗi bạn hiền!].
Viết về người đã mất, nên công bình, không phải chỉ với người
chết, mà còn với người còn sống nữa. Bài của ĐTĐ cho thấy, thái độ của
DA sau khi bị đánh. Ông cám ơn kẻ đánh ông, thế mới bảnh, chứ đâu có
trách móc, một tay bác sĩ có phòng mạch ngay kế bên, hay yêu cầu Văn
Bút lên tiếng?
Duyên
Anh qua ĐTĐ
Gấu đã từng bị DA khơi khơi lôi ra đập tơi bời trên tờ nhật báo Sống
ròng
rã cả một
năm trời. Có lần gặp ông tại bàn
xì, hỏi,
ông tỉnh bơ trả lời, tao đập mày vì mày dám đụng đến Nguyên Sa. Nhưng
sau Gấu
hiểu, ông đập, chỉ vì Gấu không bao giờ nhắc tới nhà văn của tuổi thơ
Việt
Nam,
và chưa
từng khen ông.
Chưa từng viết về ông không có nghĩa là chê ông, không khoái
văn của ông.
Ôi chao, giá mà ông hiểu như vậy.
Trong cái rủi có cái may, như người mình thường nói. Gấu tin rằng, DA
đã ngộ ra điều đó, sau khi gặp nạn.
Thái độ của ông, sau đó, qua bài viết của ĐTĐ, cho thấy.
Ông đâu cần đến nhà biên khảo dởm đóng vai hiệp sĩ đòi hỏi công lý cho
ông!
*
10 câu hỏi cho nhà làm phim
Apocalypse Now, Tận Thế Là Đây
Time, August 21, 2006
-Nếu không phải là một
phim chống chiến tranh thì nó là cái quái gì?
Tất cả những phim chiến tranh đều là phim phản chiến tranh, theo nghĩa,
phim nào mà không có máu đổ, trai tráng chết. Riêng tôi, tôi nghĩ thêm
một tí, thí dụ như về cái ý tưởng ở trong Trái Tim Của Bóng Đen, của Conrad.
Rằng, người ta có thể đưa trai tráng đi giết người, nhân danh một ý
tưởng đạo đức nào đó.
Ngoài Conrad, Coppola hẳn đã đọc câu thơ lẫm liệt một thời, "Đường ra
trận mùa này đẹp lắm", bản tiếng Anh, do da mầu dịch, nên mới phán như
trên, chăng?
*
Đọc bài của tay bỏ chạy, Gấu quá nản cho trò bợ đít
VC. Cái
đoạn so sánh tướng VC với tướng VNCH làm Gấu buồn cười, và thương hại
cho ông ta.
Sao lại có một thằng ngu xuẩn đến như thế!
*
"Ông [tướng VC] tin rằng tất cả những
thống khổ của ông và của những người
dân quê thân thiết của ông là bắt
nguồn từ những người miền Nam Việt
Nam và những “quan thầy” Mỹ, những người sinh hoạt thoải mái phía sau
những vòng đai an ninh bao quanh các thành phố. Bởi vì lực
lượng giải
phóng có nhân viên tình báo cài đặt ở những cơ quan cao cấp nhất của
chính quyền miền Nam, các
tướng lãnh sống trong rừng biết được tư thế
tay sai của miền Nam theo một khía cạnh mà hầu hết công dân của 'nó'
không thể biết được"
Hít hà nhận xét của VP, không có nông dân
trong văn
chương Miền Nam
trước 1975, anh già phồng mồm thổi:
'Đây là một khám phá đáng giật mình dựa trên sự kiện
80% dân số Nam Việt Nam là nông dân trong giai đoạn này.
Chúng ta làm thế nào để giải thích tình trạng dị thường này?'
Trích da mầu
Cái đoạn gạch đít cho thấy, ước mơ thầm kín
của anh già này, tại sao
lại không thực hiện chiến dịch biển máu, cho chết hết đám "những người
Nam Miền Nam... sinh hoạt thoải mái... ".
Không biển máu, thì có đánh tư sản mại bản, kinh tế
mới, cải tạo miền
bắc..
Viết như thế mà đòi hỏi chuyện xoá bỏ hận thù, về
nhà, tự kiểm, thì
tiếu lâm thực!
*
Armenians in Turkey
Where the past is another country
A Shameful Act: The Armenian Genocideand the Question of Turkish
Responsibility. By TanerAkcam.
Metropolitan Books;448 pages; $30
WHAT has to happen before a nation can
look honestly at the
darkest chapters in its own past? Moments of truth can occur when a
country is defeated,
occupied and helpless, like Germany
and Japan
in 1945. At the other extreme, such moments are also possible when a
nation
feels so secure that it can discuss past misdeeds without fearing for
its
future existence: think of the British, French and Belgian historians
now uncovering
murky chapters of the colonial era. And there is a third answer: after
a big revolution (like
the Bolshevik one), the new rulers are often keen to show up the moral
turpitude of
their predecessors.None of these
conditions has ever prevailed in modern Turkey...
*
Miền Nam,
Nguỵ tại nhà nước XHCN
Khi quá khứ là một xứ sở khác.
Một hành động nhục nhã: Cuộc làm thịt Đàng Trong
và trách nhiệm Đàng Ngoài.
Chuyện gì xẩy ra trước khi một quốc gia có thể nhìn một cách
chân thực vào những trang sử đen tối, trong quá khứ của chính nó?
Những
khoảnh khắc của sự thực 'thoáng hiện' khi một xứ sở bị đánh
bại, bị chiếm đóng, và không trông mong trợ giúp, như Đức và
Nhật vào năm 1945.
Ở cực điểm kia, những khoảnh khắc như thế cũng có thể
khả hữu, khi
một quốc gia đã hoàn toàn tự tin vào sự vững vàng của nó, và đã đến lúc
dám ngó
vào những trang sử đen tối, mà chẳng hề sợ hãi, sẽ ảnh hưởng đến tương
lai,
theo nghĩa, sẽ làm tương lai chậm tới, hay tồi tệ đi.
Gấu nghĩ, nhà nước
VC bây giờ có thể, và nên làm, điều trên.
Bởi vì chỉ có cách đó, [như lòng chúng ta thèm khát tương lai], tương
lai mới có, và không thể nào tồi tệ hơn hiện tại.
BBC: Trong những hoạt động của ông,
ông tự xem mình là người
đấu tranh ở bên trong hay bên ngoài hệ thống? Nhiều nhà bất đồng chính
kiến
muốn đứng ở bên ngoài, tách khỏi hệ thống này. Lại có người nghĩ rằng
nếu mình
ở bên trong, đấu tranh sẽ dễ dàng hơn. Ông thuộc về quan điểm nào?
BMQ: Tôi luôn là người đứng trong hệ thống này, với tư cách
một người đã từng dâng hiến tuổi trẻ của mình để giải phóng dân tộc,
xây dựng
nên cái hệ thống chính trị hiện nay. Nhưng bây giờ tôi thấy hệ thống
chính trị
hiện nay phải thay đổi.
Nguồn
Có khi nào nhà thơ tự hỏi, về cái việc làm đã từng dâng hiến... nó là
một cái việc làm thê thảm, nhục nhã nhất trong đời của nhà thơ chăng?
Cũng trong tinh thần câu hỏi trên, một
số
nhà thơ trong nước suy nghĩ khác BMQ.
Nguyễn Trọng Tạo: Một nhà nước không tử tế. Và tôi nhắc lại
một lần nữa ý của tôi rằng tập thơ Về Kinh Bắc là tập thơ trụ cột của
Hoàng
Cầm. Nhưng trong phần tác phẩm giải thưởng họ không nhắc đến tác phẩm
này. Về
Kinh Bắc không được trao giải thưởng.
Tôi muốn nói đến cách ứng xử của nhà nước đối với văn nghệ
sĩ và đối với tác phẩm của họ. Tại sao Lý Bạch được vời vào cung vua
rồi lại
phải bỏ đi… đày. Pushkin cũng vào cung điện của Nga Hoàng rồi lại cũng
bỏ đi.
Tôi muốn nói là thể chế nào cũng tìm cách biến nhà thơ thành…
Trần Mạnh Hảo: Thành nô bộc.
Nguyễn Trọng Tạo: Nhà thơ nào muốn có tự do thì đều phải bỏ
đi. Nếu anh không muốn trở thành một thứ nô bộc, thì anh phải bỏ đi.
Tại sao bỏ
đi? Ai cũng trả lời được, chỉ vua là không!
Trần Mạnh Hảo: Đúng rồi, Nguyễn Trọng Tạo hôm nay nói rất
hay.
Nguyễn Trọng Tạo: (Cười: không phải hôm nay mới hay!). Phải
ra khỏi cung vua thì mới có thơ hay. Ở nơi nào nhà thơ mở được cánh cửa
tự do
của mình, thì thơ họ mới có thể hay.
Bây giờ nói về cái gọi là văn chương phản kháng. Tôi cho
rằng phản kháng chính là tính chất căn bản của nhà thơ, chống lại những
bất
công của cuộc đời. Nhà thơ là những người có tính nhạy cảm rất cao.
Trên cơ sở
của sự nhạy cảm mà mầm mống phản kháng mọc lên rất nhanh.
Nguồn
Nhân nói chuyện ăn cướp, chiến thắng, giải phóng miền nam, thống nhất
đất nước.. kỳ tới Tin Văn sẽ giới thiệu bài của James M. Murphy, điểm
hai tác phẩm mới nhất viết về nó, trên tờ TLS, May 4, 2007. Cuốn Vietnam: The definitive oral history told
from all sides, của Christian G. Appy, và cuốn Triumph Forsaken:
The Vietnam War, 1954-1965, của Mark Moyar.
Moyar, dẫn Oscar Wilde, ông này phán, bổn phận duy nhất mà chúng ta nợ,
từ lịch sử, là viết lại nó.
Theo nghĩa đó, chiến thắng Miền Nam của VC chắc sẽ còn có nhiều cái tên
mới, cụp lạc hơn, những, nào là ăn cướp, nào là con bọ, nào là chẳng
thua Lò Thiêu!...
Cũng ông Moyar này, phán, mọi tai ương thảm họa, là do Mẽo làm thịt ông
Diệm, người mà, theo tác giả, là một nhà lãnh đạo có khả năng, đã làm
được những tiến bộ, và chắc chắn sẽ đưa Miền Nam [his country, chữ của
ông] đến ổn định và an toàn [stability and security].
Tờ Spiegel (Tấm Gương) là tạp chí xuất
bản hàng tuần của
Đức, có xuất bản bằng tiếng Anh trên internet. Tôi không biết tác giả
Lê Quân
có sử dụng phiên bản tiếng Đức để dịch bài viết của mình hay không, và
tôi tin
rằng bản tiếng Đức của bài báo này cũng sẽ tương tự như bản tiếng Anh.
Nhưng so
với cách dịch của bài đã nêu trên thì người dịch đã lược bỏ đi nhiều
chi tiết,
sự kiện và phát biểu quan trọng. Nói khác đi, người dịch/ban biên tập
bài báo
này đã kiểm duyệt và cắt bỏ nhiều nội dung không có lợi về chính trị
cho họ.
Nguồn
Có thể nói, hầu như tất cả các thông tin, bản văn... từ báo chí quốc
tế, đều bị cắt xén, thay đổi, sao cho hợp với cái giường của nhà nước.
Thê thảm nhất, trong khi toàn thế giới đều mừng rỡ về cái vụ sụp đổ
đế quốc Đỏ, thì nhà nước, qua chân lý, dịch là cắt cho vừa cái giường
này, rất lấy làm buồn. Bữa nọ, Gấu có đọc một bài từ trong nước, theo
cái kiểu 'nguồn tin tổng hợp thế giới', cho rằng Gorbachov bị Tây
Phương lừa, chứ nếu không đế quốc Đỏ vẫn còn!
Ôi chao, Gorbachov trúng quả lừa, thế
giới mừng, nhà nước buồn, Miền Nam trúng quả lừa, cả thế giới đau lòng,
nhà nước, và những ông như nhà thơ BMQ trên kia thì lại lấy làm tự hào,
chân ní ở phiá trên, khác chân lý ở phía dưới, dẫy Trường Sơn, là vậy.
*
Nhưng, đâu phải chỉ riêng nhà nước ta. Như tin thế giới, qua diễn đàn ĐBSCL,
Solz. cũng mới vừa được nhà nước Nga cho lên nằm cái giường của Putin.
(1)
Còn diễn đàn này, thì vừa được đưa lên giường đẻ, giải phẫu, sửa nhan
sắc, đổi tên, thành vanchuongviet, thay vì ĐBSCL!
(1) I am old enough to remember how, as Soviet schoolboys, we were from
time to time given a talk by a guest lecturer, an Old Bolshevik, on the
horrors of the tsarist regime. The aim was to demonstrate how happy and
bright our days in the Soviet paradise were. It is alarming to see that
Solzhenitsyn's legacy is now being used by the new governors of Russia
in a similar way
Nguồn
Bài viết này, đăng trên TLS, có cái tên, ở trang mặt, 'Solz dưới thời
Putin'. Nhà nước Nga đang sử dụng tên tuổi của ông, như đã từng sử dụng
đám Cựu Bôn Xê Vích.
Sau Tầng Đầu tới... Sông Côn Mùa Lũ, lên màn ảnh nhỏ.
Chúc mừng bạn hiền thêm một lần nữa, lần này mừng sánh ngang với nhà
văn Nobel văn chương Nga!
Đưa "Sông
Côn mùa lũ" lên màn ảnh nhỏ
Nguồn
Tin Văn và Gấu thành thực chúc mừng bạn hiền NMG
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, một me-xừ
Cao Bồi, qua Mẽo, gặp lại bạn
bè, sống lại không khí Quán Chùa ngày nào...
Bởi vì, trong một lần trả lời phỏng vấn, PXA cho biết, anh đã từng du
học Mẽo quốc, và trú ngụ tại Quận Cam, thủ đô của người Việt tị nạn.
Bài viết của Brodsky mà Gấu tui trích dẫn ở trên, mở ra bằng một đề từ,
một câu châm ngôn của người Trung Hoa: Nếu bạn ngồi thật lâu bên bờ
sông, sẽ có ngày bạn thấy xác kẻ thù của bạn trôi qua. [If you sit long
on the bank of the river, you may see the body of your enemy floating
by - Chinese proverb].
Câu này, như thoạt đầu Gấu hiểu, có ý muốn nói, bạn sẽ sống dai hơn là
kẻ thù của bạn. Nhưng dần dà, Gấu ngộ ra một điều là, cái xác kẻ thù
trôi qua đó, chính là... bạn.
Đây là ý nghĩa của dòng sông sau cùng mà Đường Tam Tạng phải vượt qua,
trước khi tới đất Phật. Ông sư này tí nữa té xuống sông, may bước lên
được bè, và nhìn ngoài lại, thấy một xác người nổi lềnh bềnh... Hỏi,
Phật gật gù cái đầu, xác nhà ngươi đó.
Gấu tui cũng đang nhìn thấy xác của "kẻ thù của mình", biến thành những
con chữ trôi lềnh bềnh ở trên không gian ảo!
Nhân nói chuyện sông, theo như Gấu tôi hiểu và ngộ ra được, là, chẳng
làm gì có một con sông Gianh nào chảy qua, giữa lòng, Hà Nội. Mà chỉ
muôn đời, là con sông Hồng. Giả sử như một con sông Gianh như thế đó,
thì nó cũng biến thành sông... Hồng! Mấy ông "Yankees" làm việc ở bờ
sông Ta Mì, chẳng đã từng muốn biến nó thành sông Hồng, và đài Bi Bì
Xèo thành Đài Phát Thanh Hà Nội?
Nhật ký 5
*
Thực tình, bi giờ chẳng ai có
thể là nhà văn, a Dichter,
nếu anh ta không tận tình hồ nghi cái quyền làm nhà văn của anh ta.
For in
reality, no man today can be a writer, a Dichter, if he does not seriously
doubt his right to be one.
May mắn làm
sao, mới đây, tôi
vớ được một câu viết vội của một tác giả vô danh, mà nếu tôi có nói tên
thì cũng chẳng ai biết. Câu viết vội đề ngày 23 Tháng Tám 1939, nghĩa
là chỉ một tuần lễ trước khi Thế Chiến Thứ Hai nổ ra.
Câu đó như vầy:
"Nhưng mọi chuyện vậy là xong. Nếu tôi thực sự là nhà văn, tôi đã có
thể ngăn chặn cuộc chiến".
"But everything is over. If I were really a writer, I would have to be
able to prevent the war."
Elias
Canetti [1905-1994, Nobel 1981]: Nghề
của nhà văn, The Writer's
Profession, bài đọc tại Munich, Tháng Giêng 1976, được in trong Lương Tâm Của Chữ, The Conscience of words.
Trong bài Tựa,
ông tự hỏi, liệu có một người nào lại lấy lại được cái nghĩa của từ
tiếng Đức, nhà văn, dichter,
một khi nó có vẻ như đã bị huỷ diệt.
[Ôi
chao, bảnh chưa, sướng chưa! Trơ cu lơ có một thằng, mà phải là một
thằng nhà văn, thế là nó "bèn" ngăn được cuộc chiến!]
30.4.2005
Post lại, tặng
nhà thơ BMQ
Nếu không phải là một phim
chống chiến tranh thì nó là cái quái gì?
Tất cả những phim chiến tranh đều là phim phản chiến tranh, theo nghĩa,
phim nào mà không có máu đổ, trai tráng chết. Riêng tôi, tôi nghĩ thêm
một tí, thí dụ như về cái ý tưởng ở trong
Trái Tim Của Bóng Đen, của Conrad.
Rằng, người ta có thể đưa trai tráng đi giết người, nhân danh một ý
tưởng đạo đức nào đó.
Ngoài Conrad, Coppola hẳn đã đọc câu thơ lẫm liệt một thời, "Đường ra
trận mùa này đẹp lắm", bản tiếng Anh, do da mầu dịch, nên mới phán như
trên, chăng?
*
Cho đến những ngày này, mà một ông nhà thơ như BMQ còn tự hào về những
cống hiến tuổi trẻ cho cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước, đủ
cho thấy, cái gọi là Khải Huyền Dối Trá mà nhà thơ Việt viết tiếng Mẽo
dùng để phạng Coppola và phim Tận Thế Là Đây, đúng ra phải dành cho
chân lý Đường Ra Trận Mùa Này Đẹp Lắm, thì mới phải đạo.
Chỉ một phim giải trí tầm thường, cho dù chiều ngầm của nó như
thế nào, không thưởng thức được, vậy mà cũng bầy đặt.
Vả chăng, đây là thảm họa của internet: nó làm cho nhân loại có nhiều
nhà văn hơn là độc giả.
Không có trang net, chúng ta đâu phải chịu đựng thứ văn chương da mầu?
Và Tin Văn!
*
Nhà thơ BMQ tự hào vì đã cống hiến tuổi trẻ cho công cuộc giải phóng
Miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, ít ra, có một người không tự
hào, và cảm thấy nhục nhã. Người đó là... viên y sĩ đồng quê của Kafka!
Oz đọc Y
Sĩ Đồng Quê của Kafka
Người
ta có thể nhận ra sự tương tự giữa đoạn mở đầu "Cây vĩ cầm..." và "Y sĩ
Đồng quê" của Kafka: giả thuyết cơ bản mở đầu, trong cả hai, bị bác bỏ,
theo dòng chuyện. Giả thuyết sau cùng sụp đổ, để lộ ra, qua nhìn lại,
một thứ giả thuyết khác biệt hẳn. Người đọc phải đọc lại, và phải lấy
lại sự tin cậy, mọi điều, mọi chuyện.
Bạn đọc Y Sĩ Đồng Quê, và tưởng
tượng ra rằng thì là, đây chính là linh hồn của một miền đất, nghe
tiếng cầu cứu của một con bệnh trầm trọng ở mãi tận miền nam, và, tìm
đủ mọi cách để đến bên giường người bệnh, do không có ngựa, nên phải
mượn đôi ngựa của con quỉ ở nơi chuồng lợn, và vì thế mà phải hy sinh
cô hầu gái, cuối cùng nhận ra, chỉ là báo động hoảng, và ngửa mặt lên
trời la lớn: Ta bị lừa, bị lừa, bị lừa !
*
Và
đây là hình
ảnh của viên y sĩ sau khi bị lừa:
"Trần trụi,
phơi
người ra trong giá lạnh vào cái thời bất hạnh nhất, với cỗ xe trần thế,
với cặp ngựa ngược đời, già như tôi, tôi bơ vơ lạc lõng" ("Naked,
exposed to the frost of this most unhappy of ages, with an earthly
vehicle, unearthly horses, old man that I am, I wander astray."
Một cách nào
đó, viên y sĩ của Kafka còn xuất hiện dưới cái mặt nạ của
một vua Lear, của một ông tướng về hưu.
Thê thảm nhất,
là, sau khi đã xây dựng xong địa ngục, với sự đóng góp
của mình ở trỏng, viên tướng già về hưu, và phải sống nhờ vào cái
chuồng lợn của cô con dâu, được vỗ béo bằng những thai nhi !
*
Cái chết của
Lucien de Rubempré là một bi kịch lớn trong đời tôi, Oscar
Wilde đã từng tuyên bố.
Nhưng Lucien
de Rubempré là ai?
Một nhân vật
trong một cuốn tiểu thuyết của Balzac.
Nhà văn Llosa
tin rằng, lời tuyên bố của
Wilde, là phải được hiểu theo nghĩa 'thực tại ở đời", theo nghĩa đen!
Bởi vì có
những nhân vật giả tưởng còn thực hơn cả sự thực!
Viên y sĩ đồng
quê của Kafka là một "vĩ nhân" như thế đó. NQT
*
The Polish Witch-Hunt
The law, which took effect on March 15, required all Poles occupying
professional jobs in the private, public, and state sectors and born
before August 1972—including politicians, professors, lawyers, judges,
journalists, bank managers, and the heads of schools, companies,
etc.—to declare in writing within two months whether or not they had
collaborated with the former Communist security services. Those who,
like Geremek, refuse, or who give false information, could be banned
from practicing their professions or holding public office for ten
years.
Ba Lan hiện đang chơi trò săn Quỉ Đỏ, theo kiểu tẩy não trước đây,
nhưng ngược hẳn lại, và có tên là
làm
sạch, purification,
nhân viên nhà nước phải ký tên vào một tờ tự khai, cam đoan chưa từng
làm cớm VC Ba Lan.
*
What is happening in Poland, the country where communism's downfall
began?
Most revolutions have two phases. First comes a struggle for freedom,
then a struggle for power. The first makes the human spirit soar and
brings out the best in people. The second unleashes the worst: envy,
intrigue, greed, suspicion, and the urge for revenge.
Cách mạng thường gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, đòi tự do; giai đoạn
sau, đòi quyền lực.
Cùng với giai đoạn
sau, là đủ
trò tởm lợm, con heo, con bọ...
*
Gấu này thực sự không hiểu, khi, nhà thơ BMQ tự coi mình là người ở
trong tổ chức, tranh đấu đòi tự do dân chủ, là thuộc giai đoạn nhì hay
nhất, của cuộc đời của ông, sau khi đã mất tiêu tuổi trẻ, đòi tự do dân
chủ cho lũ Ngụy? NQT
Strip his
clothes off, then he'll heal
us,
If he doesn't, kill him dead
Only a doctor, only a doctor
(Lột trần anh ta, rồi anh ta sẽ chữa chúng ta lành bịnh
Nếu anh ta không làm được, hãy giết anh ta
Chỉ là một y sĩ, chỉ là một y sĩ)
O be
joyful, all you patients
The doctor's laid in bed beside you
(Các bệnh nhân ơi, hãy vui lên đi,
Y sĩ nằm trên giường kế bên anh)
"Y sĩ Đồng quê"
Ghi chú: Độc giả
Tin Văn có thể thay từ "y sĩ" bằng,
"thi sĩ".
Khó mà nói, Bắc Bộ Phủ không
hề biết, xã hội Miền Nam, cuộc sống của
dân Miền Nam cao hơn Miền Bắc.
Nhưng thống nhất đã, cho dù có phải hy sinh Miền Nam, hy sinh cái xã
hội tốt đẹp đó.
Hậu quả, chẳng những Miền Nam bị tiêu vong, mà Miền Bắc
cũng được "ăn theo".
Câu nói huyênh hoang ngày nào của một viên tướng Mẽo, đưa Miền Bắc
về thời đại đồ đá, hoá ra lại do chính VC thực hiện, cho cả nước, và là
phản ứng ngược của chiến thắng Miền Nam.
Chính cái ác của một miền đất đã đơm hoa kết trái.
Bây giờ thì chúng ta mới hiểu được dã tâm của Mẽo,
trước khi bỏ chạy, đã để nguyên vẹn một Miền Nam, với tất cả những
"phồn
vinh giả tạo", những "hàng họ có gân" của nó: Con ngựa thành Troie này
sẽ làm được điều mà nửa
triệu GI không làm được.
Ôi chao, mới đây thôi, đọc báo VC, Gấu còn thấy mấy ông tự khoe về cái
sự nhân đạo, không gây biển máu, không biến Sài Gòn thành bình địa, như
một Berlin ngày nào lọt vào tay Hồng Quân!
Và nhớ đến vị anh hùng của Hồng Quân trong cuốn
Nhà Hội của Martin Amis. Anh này
bốc phét, chỉ hãm hiếp phụ nữ Đức không thôi, mà giải phóng được nước
Đức thoát ra khỏi chủ nghĩa Nazi!