Ghi
Dọn I
1 2 3 4 5
|
Dọn
… nhưng
cũng hơn một lần bị
một số nhà văn lớn nhỏ làm nản lòng vì tính địa phương và vì tấm chiếu.
Nguyễn Vy Khanh Da Mầu
Đây, là nhà biên khảo thọi
Gấu. Bởi vì, trong quá khứ, chỉ hai tay dám chê ông ta, theo như Gấu
được biết.
Thứ nhất là NMG, khi còn làm
tờ Văn Học, ông này gửi sách mới ra lò, ông chủ báo phải đi một đường
giới thiệu
sách mới, và lỡ có đưa ra một nhận định, tác giả, do làm nghề quản thủ
thư viện,
thế là cứ lôi sách thiên hạ copy & paste, và thêm phần phán ẩu của
ông ta vô,
và nhiều khi, chính ông ta cũng biết là mình phán ẩu, phán liều, thế là
đi thêm một
chuỗi chấm than cho thêm phần long trọng!!!!
NMG sau đó, đã xoa đầu xin lỗi,
và coi ông là nhà biên khảo trong một bài viết khác, Gấu tình cờ được
đọc.
Gấu, do cái tật, ai cũng đọc,
thượng vàng hạ cám gì cũng đọc, và ngay khi mới ra ngoài này, đã đọc
ông rồi,
nhưng thực
sự mà nói, chưa “mặn” [chữ của bạn quí của Gấu] được bài nào. Lại thêm
cái tật
nói thẳng, thành thử gây thù nhiều hơn là kết bạn.
Ông này viết câu văn còn chưa
nên thân, mà làm sao viết biên khảo lý luận phê bình. Chính vì "tấm
chiếu" biên khảo mà ông
ta làm khổ độc giả, chứ không lẽ Gấu này cần.... tấm chiếu? [Cũng
cần, nhưng không phải tấm chiếu này].
Tính địa phương. Cái này là
muốn nói, Gấu Bắc Kỳ đây. Nhưng đây là một cái bệnh kinh niên của toàn
dân Mít
rồi. Mấy anh Trung nghĩ mình mới cái cái rốn của Mít [trung mà], mấy
anh Yankee
mũi tẹt thì chỉ chúng ông mới biết viết văn, làm thơ, mới biết làm bố
thiên hạ. Chúng ông Hà Lội, là thủ đô, là cái đầu Mít!
Nam Kỳ đành ôm phận miệt vườn, đặc sản vậy!
Trong
19 nhà văn được ông để
mắt đến, về Thảo Trường, ông đi một đường như sau:
Nhà văn dấn thân với ý
thức
không rời….
Ai mà đã đọc TT, chắc là đều
phì cười, và ngay chính tác giả TT, cũng phì cười.
Dấn thân? Nghe cứ như là
Sartre nói, hiện sinh nói!
Ý thức không rời? Nghe ghê bỏ
mẹ!
Thảo Trường viết văn rất ư là tự nhiên, không cầu kỳ, mà cũng chẳng bao
giờ
ban cho văn chương một sứ mệnh nào cả. Bởi vậy, ông rất thích văn của…
Thảo Trần,
"viết mà như không viết", như ông nhận định:
Tác giả
Thảo Trần
(Có người đã hỏi có họ hàng gì không, xin thưa là không, chỉ có cháu
ngoại của
bà tên là Thảo, 4 tuổi, cháu nội tôi cũng tên là Thảo, 6 tuổi) viết văn
rất
ngắn gọn, câu chữ rất đời thường, chứa đựng những hình ảnh và sự việc
tự nhiên
như ta thấy nó đang xảy ra đâu đó. Vào những trang đầu tôi đã bắt gặp
ngay cái
tự nhiên và bình dị đó khi bà mô tả nhân vật “Ông giáo Thưởng dáng
người cao,
ngó thiệt thà chất phác….
Gấu này chưa từng
hân hạnh được gặp NVK, và khi viết về ông, có thể nặng nề, nhưng đó là
sự thực, đó
là những ý nghĩ thực sự của Gấu khi đọc ông. Trong khi đó, trong 19 tác
giả mà
NVK nhắc tới, có một số chưa xứng đáng là nhà văn, như ông ta, chưa
xứng đáng là
nhà biên khảo. Cái băng đảng của ông ta, cũng đông lắm, và đều nghĩ
rằng, chúng
mình dựa hơi nhau, cùng công kênh nhau lên, là đứa nào cũng được vô văn
học sử
hết. Ông ST thì trích dẫn thơ ông LH, HL, ông NVK thì cũng rứa. Của
đáng tội, trong số những ông này, có ông cũng có tí tài, nhưng làm quá,
công kênh nhau quá, khiến thành trò hề. Phiếm, nhất ST. Thơ,
nhất LH! Biên khảo, nhất NVK... Cứ thế mà tới!
Viết lách như thế,
khi có người nói thẳng, nói thực, thì quê!
Thảm
thực! NQT
*
Có thể độc giả nghĩ,
Gấu này
cường điệu khi phán, ông biên khảo gia này viết một câu văn chưa nên
thân,
nhưng xin dẫn chứng, ngay câu mở ra bài viết của ông, ý nghĩa của nó
rất đơn
giản, vậy mà ông lúng ta lúng túng như ngậm hột thị, không biết làm sao
nói cho
gẫy gọn.
Ý của ông ta chỉ có vầy: Tớ
năm nay sắp về hưu. Có mấy cuốn sách, nhân dịp này cho ra lò luôn, để
rảnh nợ.
Vào một dịp lớn lao như thế,
thì cho qua luôn mấy thằng cha lớn nhỏ chê bai, chúng giống như hạt sạn
làm bẩn
cả bức tranh hoàng tráng của mình đi!
Nhất là thằng cha Gấu!
Thiếu gì dịp khác, để đập cho
chết cha nó đi!
Nếu bắt buộc phải nhắc tới,
thì kêu đích danh, nói chuyện đàng hoàng, chứ cái kiểu có mấy thằng lớn
nhỏ, có
dư luận chê bai, thì.. yếu quá
… nhưng
cũng hơn một lần bị
một số nhà văn lớn nhỏ làm nản lòng vì tính địa phương và vì tấm chiếu.
Nguyễn Vy Khanh Da Mầu
Đây, là
nhà biên khảo thọi
Gấu. Bởi vì, trong quá khứ, chỉ có hai tay dám chê ông ta, theo như Gấu
được biết.
Thứ nhất là NMG, khi còn làm
tờ Văn Học, ông này gửi sách mới ra lò, ông chủ báo phải đi một đường
giới thiệu
sách mới, và lỡ có đưa ra một nhận định, tác giả, do làm nghề quản thủ
thư viện,
thế là cứ lôi sách thiên hạ copy & paste, và thêm phần phán ẩu của
ông ta vô,
và nhiều khi, chính ông ta cũng biết là mình phán ẩu, phán liều, thế là
đi thêm một
chuỗi chấm than cho thêm phần long trọng!!!!
NMG sau đó, đã xoa đầu xin lỗi,
và coi ông là nhà biên khảo trong một bài viết khác, Gấu tình cờ được
đọc.
Ông này
viết câu văn còn chưa nên thân, mà làm sao viết biên khảo lý luận phê
bình. Chính vì "tấm chiếu" biên khảo mà ông ta làm khổ độc giả, chứ
không lẽ Gấu này cần.... tấm chiếu? [Cũng cần, nhưng không phải
tấm chiếu này].
Tính địa phương. Cái này là muốn nói, Gấu Bắc Kỳ đây. Nhưng đây là một
căn bệnh kinh niên của toàn dân Mít rồi. Mấy anh Trung nghĩ mình mới
là cái rốn của Mít [trung mà], mấy anh Yankee mũi tẹt thì chỉ chúng
ông mới biết viết văn, làm thơ, mới biết làm bố thiên hạ. Chúng ông Hà
Lội, là thủ đô, là cái đầu Mít! Nam Kỳ đành ôm phận miệt vườn, đặc sản
vậy!
Saturday,
September 6, 2008
8:59 PM
From:
To:
Kính gửi ông NQT.
Bài “Dọn”, ông viết rõ, phân
minh, và không tránh né… thấy sai là nói, không nể tình, cám ơn ông đã
nói hộ
hai chữ: lưu vong!
Phúc đáp:
Cám ơn bạn. NQT
*
Cioran
mơ tưởng một thế giới,
ở đó, người ta có thể chết, chỉ vì một cái dấu phẩy.
Chẳng cần Cioran, một ông nhà
văn Mít, Nam Cao, cũng đã từng phán [theo một blogger]:
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề
nào đã là một sự bất lương. Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê
tiện”.
Câu
văn
trích dẫn trên, theo
Gấu, cũng có vấn đề, ấy là vì cụm từ “vì tính địa phương và tấm chiếu”,
được sử dụng để bổ túc nghĩa cho “những nhà văn lớn nhỏ”, nên, tốt
nhất, để
tránh hiểu lầm, để kế ngay bên cụm từ này, "…. nhưng cũng hơn một lần
bị một số
nhà văn lớn nhỏ, vì tính địa phương và vì tấm chiếu, làm nản lòng".
*
Nhưng,
rắm ai vừa mũi người đó!
Cũng phải bắt chước NMG, và đi một đường xoa đầu xin lỗi nhà biên khảo.
Văn của
Gấu này, cũng bị độc giả chê, dùng quá nhiều dấu phẩy, và rất nhiều khi
không cần
thiết.
Một lần, Gấu đưa một đoạn dịch
làm mẫu cho một nhà xb nọ, và nhận được mail trả lòi: toàn ban biên tập
nhất trí
bản dịch, tuy nhiên, tôi, không ở trong ban biên tập, có nhận xét:
Dùng nhiều dấy phẩy quá. Đọc ít
thì không sao, nhiều, sợ phá nát văn phong của nguyên tác, chăng?
Tuy nhiên, nếu
bỏ đi những dấu phẩy, thì đâu còn Gấu nhà văn?
Ui chao, tri kỷ, tri kỷ!
Bỏ dấu phẩy, cho dù rất nhiều
khi “thừa”, thì đếch còn Gấu nữa!
*
Ngay nhận xét, “phá nát văn
phong”, cũng đưa ra hơn một vấn nạn. Bởi vì bạn không thể không có văn
phong,
thành thử văn phong, theo một nghĩa nào đó, chính là nhà tù của một
nghệ sĩ.
Picasso, cứ có được một văn phong là bèn từ nó, kiếm cái khác. Một mình
ông có
bao nhiêu thời kỳ là vậy.
Từ đó suy ra, có thứ văn
phong vừa viết vừa chống nó, và có thứ, chiều theo nó.
Văn của Gấu, là vừa viết vừa
phá!
Có thể Gấu này ngộ ra thứ văn
chương vừa viết vừa phá, vừa viết vừa giấu điều mình viết… là nhờ đọc
Kim Dung!
*
Người Việt hải-ngoại có sức
mạnh, hiểu giá trị của sức mạnh, nhưng tiếc là suốt 30 năm và sau đó,
chưa có
thực lực, sức mạnh không đủ vì hình như còn thiếu tinh thần, chí hướng
và
mục-đích. Những loại tư tưởng như "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy
chí
nhân thay cường bạo" tựu trung là một loại tâm lý chiến thắng … tinh
thần!
Trong khi đó, chính quyền trong nước biết sự quan trọng và tiềm năng
của người
Việt hải ngoại, sau một thời gian kết án "Việt gian, ngụy" theo chân
đế quốc và tư bản hay này nọ, vả lại họ biết thêm áp lực cộng-đồng trên
dư luận
thế-giới và chính quyền bản xứ có thể ảnh hưởng đến thương mại cũng như
chính
trị (âm mưu diễn biến hoà bình).
Nguồn
Bạn nào đọc, hiểu ông biên khảo,
phê bình… này tính nói cái gì, xin chỉ cho Gấu ngu này. Đa tạ.
Đây là thứ văn chương huề vốn,
nói sao hiểu sao cũng được. Có sức mạnh nhưng không có thực lực, là cái
quái gì?
Thực lực ở đây, là muốn nói có chính quyền, có quân đội, có cơ sở… ?.
Cứ phán đại
một thứ, còn hơn là nói khơi khơi!
Hình như thiếu tinh thần, chí
hướng và mục đích? Đất nước chưa có dân chủ, tự
do, dân Mít khổ quá là khổ … mục
đích, chí hướng đó, tại sao lại thiếu?
Đại nghĩa thắng hung tàn? Ui
chao, cái này là “logo” của VNCH, vậy mà còn bỏ chạy tán loạn, bi giờ
ông xúi dại ôm lấy “đại nghĩa” nữa
ư
Đây
cũng là một trường hợp áo
gấm về làng đây!
Đúng là có tài phỏng vấn,
ngửi ra ngay ‘nhược điểm” của đối phương, để mà chọc lưỡi dao vô!
Câu trên, chẳng tuyệt sao?
Mi cũng là một thằng nhát. Bộ
VN không có gì để ‘tham luận’?
Câu nhắc tới tướng Givral, mà
chẳng thú sao?
Hóa ra ông chủ cũng có thời
gian là bạn của bạn của Gấu, tức Cao Bồi PXA.
Cuốn viết về PXA của bà này,
cũng tuyệt: Người không mặt! Nó làm Gấu nhớ tới Akhmatova, và câu thơ
của bà,
về thời không mặt:
The human face disappeared
and also its divine image. In the classical world a slave was called
aprosopos,
'faceless';
litteraly, one who cannot to be seen. The Bolsheviks gloried in
facelessness.
Mặt người biến mất và hình
ảnh thánh thiện của nó cũng mất theo. Cổ xưa, kẻ nô lệ bị gọi là
aprosopos,
'không mặt'; kẻ
không thể bị nhìn thấy. Người CS hãnh diện trong không mặt.]
Nói cho cùng, đó là thời
không mặt. Như một hình ảnh khủng khiếp của Anna Akhmatova, về Cách
Mạng:
As though, in night's
terrible mirror
Man, raving, denied his image
And tried to disappear
[Như thể, trong tấm gương
kinh hoàng của đêm đen
Con người, rồ dại, chối bỏ
hình ảnh của mình
Và ráng sức biến mất]
Nhớ tới những chuyến đi của
đám VC nằm vùng, vô bưng gặp Cách Mạng, cũng bị bịt kín mặt, cứ là như
đi gặp
Bố Già Corleone!
Ông chủ khều nhẹ đám hải
ngoại cứ chê Việt Nam
thiếu dân chủ, đếch chịu làm một điều gì cho đất nước, như ông ta,
nhưng khi
được hỏi, ông làm được gì, thì lại đổ cho cơ chế. Cơ chế như vậy, là do
thiếu
dân chủ mà ra. Nhưng đó là chuyện nhỏ.
Chuyện khủng khiếp, là đằng sau tất cả,
là Cái Ác Bắc Kít, và cái này thì thật vô phương!
*
Dị ứng với cách gọi
“trí
thức” “Việt kiều” vậy thưa phải gọi ông là gì ạ?
Giáo sư Trần Hữu
Dũng: Một
người sống xa tổ quốc. Tôi không nghĩ mình là Việt kiều. “Trí thức”
nghe quá
kênh kiệu. Người khác dùng trung hòa hơn. Tôi cũng dị ứng với các từ
“toàn cầu
hoá” và “hiến kế”. Nghe to tát quá.
Quả là dị ứng thật. Nên mới đọc
tham luận về trí thức Tẫu
Người khác dùng trung hòa
hơn. Ông dị ứng dị tật này tính nói gì đây? NQT
Nhưng ông dị ứng có
dị ứng với bài này không:
Xin lỗi chị
*
Tờ Công An
Nhân Dân có mục văn hoá khá.
Đây là
"tinh thần" Lò Thiêu đấy. Mấy ông CA nhà nước, ngày tẩn người, đêm về
viết văn, làm thơ. Và đây cũng là một đề tài nhức nhối mà Steiner mê
lắm, nhưng
ông thú thực, không đủ văn tâm, văn tài. "Ông chủ" cứ thử nghiệm coi,
mấy ông nhà văn nhà thơ VC, cứ có tài, là thể nào ngành CA cũng chộp
lấy liền,
thành thử mấy tờ CA, An ninh thế giới… toàn thứ xịn cộng tác không hà!
Vừa có
tiền, vừa được đánh người, vừa được ông chủ hải ngoại, “nổi tiếng và
khiêm
nhường”, khen!
Mấy anh quản giáo,
vừa nghe nhạc Thiên Thai của Văn Cao, vừa đọc Chuyện kể năm 2000, của
Bùi Ngọc
Tấn, vừa đấm đá cho tác giả BNT vài cú, cúp phần ăn vì không lao động
đủ chỉ tiêu.... là cũng trong tinh thần đó, đâu có khác gì mấy anh SS
vừa đẩy
người vào Lò
Thiêu, vừa nghe nhạc cổ điển. Bởi thế mà Walter Benjamin phán, mỗi tài
liệu văn
minh là một tài liệu về dã man: Cứ mỗi bài văn hóa
khá trên tờ CAND, là có một thằng Điếu Cầy bị bỏ tù vì tội trốn thuế,
một ông linh mục bị bịt miệng, một Lê Thị Công Nhân bị đưa vô nhà
thương tâm thần.... đại khái như vậy!
Đây đâu có mắc mớ gì tới "gu" đâu? Mắc mớ gì tới những tờ báo nhân văn
số 1 toàn cầu như tờ TLS? Chẳng lẽ ông chủ cũng đọc tờ này? (1)
(1) “Tờ Công
An Nhân Dân có mục văn hóa
khá”. Không biết cái
bác Trần Hữu Dũng có mò vào blog này đọc không, mà hôm trước tôi
vừa
nói bác này chuyên đọc báo Công An, hôm nay đã thấy lên báo nói đúng
chuyện này hehe. Đọc xong câu này thì nể quá, công nhận nể. Gu tốt
thật. TLS, Guardian, NY Times và Công An Nhân Dân.
*
Ông vẫn còn thích viết giả tưởng?
-Vâng,
nhưng
tôi chưa vươn tới tầm, xứng với những đề tài làm tôi đứt ruột đứt gan.
Tôi cứ
trở đi trở lại hoài với khởi đầu một câu chuyện, hay là một cuốn tiểu
thuyết
nho nhỏ, về một đề tài như sau: chúng ta hoặc đang ở một hòn đảo Hy Lạp
thời kỳ
mấy ông tướng, hay ở Thổ Nhĩ Kỳ, hay Nam Mỹ: bất cứ một nơi nào trên
trái đất,
nhưng phải là một chế độ cảnh sát trị. Một người đàn ông trở về nhà với
vợ con,
và vào cái lúc họ đi vô giường ngủ, hay ở bàn ăn, bà vợ ngửi thấy mùi
tra tấn ở
ông chồng (anh ta đã tra tấn người suốt buổi). Anh ta chẳng bao giờ nói
về
chuyện đó, vậy mà các bà biết: họ biết họ đang chia giuờng sẻ gối với
những
người đàn ông đã làm gì với thân thể của những người đàn ông đàn bà
khác. Cội
nguồn xa xưa nhất của nó, là từ Lysistrata, của Aristophanes, về những
người
đàn bà không chịu ngủ với chồng, cho tới khi họ ngưng chém giết. Ở đây,
không
chỉ là chuyện họ không chịu ngủ với chồng, nhưng một căn bệnh khủng
khiếp bắt
đầu xâm nhập vô ngay chính hành động ái ân, và sau cùng những người đàn
bà bắt
đầu làm thịt mấy ông chồng. Lại còn chuyện những đứa trẻ nữa: làm sao
chúng
sống, với sự hiểu biết về điều người cha làm?
Ui chao, Gấu này cứ tự hỏi, mấy ông VC con có biết mấy ông VC bố làm
những điều
gì không....
*
Và đây là ông VC, ông già của "ông chủ".
Qua bài phỏng vấn,
Gấu tò mò truy tìm trên net, đọc tác phẩm của ông Hằng Ngôn, tức
ông già của ông Tiểu Hằng Ngôn. Có đoạn này, mà chẳng thú sao?:
Về
sau, tôi phát hiện những
ai còn dính dấp ít nhiều với thói quen, sở thích chung của dân tộc,
nhất là của
nhân dân lao động bình thường, đều đã ở lại trong nước, và đang hát ca
thoải
mái hơn bao giờ hết. Ví dụ: đã cương quyết ở lại nghệ sĩ Hoàng Giang
rất thích
mắm kho, canh chua; Ngọc Giàu thích ăn khô, Phượng Liên với “món ăn
khoái khẩu”
là cá kho tộ, và Thanh Nga luôn luôn thèm cốc, ổi và trái cây chua. Nữ
diễn
viên điện ảnh Kiều Chinh đã ra đi, vì món ăn khoái khẩu của chị là bít
tết và
rau salat, cũng như vài người khác vì quá thích quần jean áo pull….
Nhìn vào
sinh hoạt, khẩu vị hiện tại của một người, ta có thể đoán được tương
lai của
họ, chính xác hơn nhiều so với giở số tử vi.
Nguồn
No Comment!
Nhưng không hiểu hai ông Hằng Ngôn & Tiểu Hằng Ngôn có biết, Bác Hồ
chỉ thích hút thuốc lá ngoại, hiệu
Camel, Con Lạc Đà?
Gấu này chỉ mê món ốc nhồi, vậy mà cũng phải bỏ nước ra đi!
*
Ui chao, Gấu này cứ tự hỏi, mấy ông VC con có biết mấy ông VC bố làm
những điều
gì không....
Đây có lẽ là câu hỏi trung tâm của tất cả những tác phẩm của tay người
Đức
Bernhard Schlink. Trên Tin Văn cũng đã từng giới cuốn Người đọc sách của ông. Cuốn mới nhất, Về Nhà là kinh nghiệm của riêng ông
về đề tài này: Về nhà là để đi nữa.
There
is a moment at the end
of Bernhard Schlink's 1997 bestseller The
Reader - shortly to be filmed by
Stephen Daldry, starring Kate Winslet and Ralph Fiennes - where the
narrator,
Michael Berg, trying to make sense of his teenage love affair with a
woman who
is later tried for war crimes, picks up Homer's Odyssey. He remembers
it 'as
the story of a homecoming. But it is not the story of a homecoming ...
Odysseus
does not return home to stay, but to set off again.'
Cuốn The Reader của ông hiện
nay được đưa vào chương trình học của Đức.
'Schlink was born into a
generation which had to make its own investigative journey into the
past.' Ông thuộc thế hệ phải tự mình kiếm ra con đường tìm hiểu quá khứ.
If there is anything with
which Schlink's measured fiction most clearly leaves the reader, it is
Levin's
troubling conclusion: the fact that, when it comes to man's cruelty to
man, no
one can afford to occupy the moral high ground. Even Schlink admits
'it's
possible to feel guilty, by having profited from this or that teacher,
who
themselves had a part to play in the war. But not the third generation.
My son
is 34, and he's in a much different situation. Although, if he went to Israel,
he
would understand that he would need to be polite, careful. But he
wouldn't have
this entanglement with guilt.'
Nguồn
Gặp
ông chủ
…giáo
sư tại Mỹ nổi
tiếng
nhưng khiêm nhường…
Dị
ứng với “trí thức” và
“Việt kiều”
“Trí
thức” nghe quá kênh kiệu. Người khác dùng
trung hoà hơn. Tôi cũng dị ứng với các từ “toàn cầu hoá” và “hiến kế”.
Nghe to
tát quá.
Trang
viet-xì-tốp-đi-thôi của
ông chủ, chuyên làm link, nghĩa là, giới thiệu những bài viết trên net.
Một thằng
thư ký nhà giây thép như Gấu cũng làm được, vậy mà “nổi tiếng, khiêm
nhường, trí
thức nghe quá kênh kiệu, dị ứng…”!
Bản
thân ông chủ chưa thấy có
một bài viết nào cho ra hồn [riêng về môn kinh tế, Gấu không phải là
dân khoa bảng
nên xin miễn có ý kiến].
Ít
ra cũng phải có tí liêm sỉ
chứ! Đâu có phải cái cô [hay bà?] nữ phóng viên khen thực sự đâu? Cô ta
đang cười
thầm
trong bụng, đám Vịt Kìu này sao dễ ‘thuốc’, dễ 'chuốc’ quá!
Về
nước, đọc tham luận, có
bao nhiêu điều cần nói, cần thẳng thắn yêu cầu nhà nước… Vậy mà nói
chuyện trí
thức ở bên Tầu. Không biết ngượng, mà còn tự sướng, tự mình chơi “ba
bốn
sao” vào
bài viết của một em thổi mình!
Thảm
thật!
*
Nhưng
bằng... vài giá, thì được?
Tay này, lần đầu Gấu về Hà Nội, có gặp, tình cờ
thôi, mấy
ông bạn văn VC giới thiệu: Anh DTH, làm cuốn về TCS, có tính lấy bài
viết của
anh về TCS…
Nghe tới đó, ông xua tay, gạt
đi, tôi có tính thế thật, nhưng sau cuốn sách đủ bài, nên thôi, chứ
không phải
vì bài của anh có vấn đề, hay nhạy cảm.
Gấu hình như có viết về vụ này, đâu đó, trên Tin Văn. Lần Ngô Thảo đưa
tới một khách sạn năm sao, gặp họ Đoàn đang
ngồi nhậu với tay chủ khách sạn. Cũng cười cười, chào hỏi, vậy thôi.
Lạ, là đám
bạn văn VC của Gấu có vẻ rất ớn tay này. Chính vì thái độ của đám bạn
văn VC của Gấu,
nên bữa đó, Gấu không hỏi lại, ai cho phép mi tính đăng bài của ta, rồi
lại tính…
không đăng?
Nhắc
tới tay này, vì
có liên
quan một tí đến nhà biên khảo lừng danh không biết viết văn ở hải
ngoại. Tay họ Đoàn có lấy một
bài viết của nhà biên khảo, về
NHT, khi đó còn tờ VHNT trên lưới của PCL. Không biết có xin phép nhà
biên khảo
hay không, nhưng ông ta mừng quýnh lên, khoe nhặng trên net với độc giả
VHNT, và
bà chủ báo, đại khái, nhà nước VC đã công nhận tôi là nhà biên khảo rồi!
|
|