*


Dọn
I
1 2 3 4 5 6 7 8

II

1 2 3 6



















Dọn

Một số báo nước ngoài nhận xét, Hồ Anh Thái là nhà văn Việt Nam cấp tiến về mặt tư tưởng, thị hiếu. Anh có đồng ý với ý kiến này?
 - Tôi nghĩ, bất cứ nhà văn nào có năng khiếu và ý thức tìm tòi làm mới tư tưởng của mình thì cũng nên phấn đấu hơn để có thể đứng trong hàng ngũ những người cấp tiến nhất. Tôi không đặt văn chương vào tháp ngà mà để cho nó chung sống với những vấn đề nhạy cảm của xã hội. Có lẽ vì vậy mà được coi là cấp tiến. Tôi luôn hướng tới mục đích là chỉ viết những gì mà mình thực sự cho là chín về mặt cảm xúc.
Anh này láu cá thực. Vờ một chữ quan trọng nhất trong câu hỏi: Mi chỉ là một thằng chạy theo thị hiếu? NQT (1)
(1)  Có thể, một độc giả Tin Văn sẽ thắc mắc, thằng cha Gấu này, hình như không ưa thằng chả này.
Quả có thế.
Ấy là do, một lần, Gấu được đọc anh ta trả lời một cuộc phỏng vấn báo nước ngoài. (2) Anh khốn này phán, ở Việt Nam, nhà văn nhà báo chúng tôi muốn viết gì thì viết!
(2) -Ôi, trả lời phỏng vấn trong nước như vậy là ổn rồi, cho anh coi cái này, còn tệ hơn...
-Nhưng đây là ông bạn chí thân của tui...
-Ô, nếu thế, phạng như vậy là còn nhẹ lắm! Nếu cần, viết thư riêng, phạng cho đã!
HPA
Phóng viên báo người đều rành nghề, thành thử, theo Gấu, họ không chờ một câu trả lời như của anh họ Hồ.
Trả lời như vậy, là tự sỉ nhục chính mình, mà còn có ý coi thường người hỏi, và độc giả.
Nhưng có thể, chỉ những ông như họ Hồ, mới dám trả lời như vậy. Bởi vì ông ta muốn viết gì thì viết thật. Đây là điều Norman Manea đã từng chỉ ra:
Những nhà trí thức thứ thiệt ngày càng mất dần, và được "thay thế" bằng một thế hệ đảng viên trẻ hơn, the new generation of apparatchiks, những con ông cháu cha có học thức thực sự, tốt nghiệp thực sự tại  đại học Tây Phương. Đám này, lẽ dĩ nhiên, có quyền nói về một cõi người rung chuông tận thế, nói về cái ác, cái ang ác, những mặt tiêu cực trong xã hội. Như Norman Manea cho biết, tại Romania, công cuộc thay thế, đánh tráo như vậy thành công đến độ, vào cuối thập niên 1970, một đạo luật ra đời, huỷ bỏ bộ phận có tên là Department of the Press [phòng chuyên về kiểm duyệt], bởi vì nó trở thành vô hiệu, bất lực và vô ích. Nhà nước chắc chắn rằng, sau bao thập niên sống dưới chế độ toàn trị, cái gọi là tự kiểm duyệt và trông chừng lẫn nhau [the self-censorship and mutual surveillance] đã thay thế một cách thật là tuyệt vời, những tên chuyên làm nghề kiểm duyệt, the professionals.
Talawas bị tường lửa
Norman Manea
Đọc trích đoạn tiểu thuyết luận đề giải thiêng Đức Phật của họ Hồ, trên talawas, vừa được vài dòng là đã thấy nặng mùi. Bà chủ quán, vốn có thói quen, đọc vài dòng đã vứt vội vô thùng rác, cớ sao cho đăng cái thứ này, sợ bóng sợ gió ông đại quan VC chăng. Nghe ông chuyên gia 'hai cu' khen [“Đọc xong, thấy đức Phật cực kỳ tinh khôi, mới lạ. Người tài năng mới có thể đưa một nhân vật quen thuộc đã cũ xuất hiện trên trang viết với đầy đủ vẻ tinh khôi mới lạ như vậy”], thì lại ngửi ra câu khen Bác, người đã áp dụng thiên tài chủ nghĩa Marx vô thực tế Việt Nam.
Cái kiểu tiểu thuyết hóa như anh chàng này viết, thực sự là dốt, mà lại muốn nổ. Một người viết thực sự, sẽ sử dụng, hoặc thể ký, với nhà văn, hoặc phóng sự, với ký giả.
Cái giọng ta thế này ta thế kia, khệnh khạng, bố chó xồm, chỉ nên dành cho mấy thằng cha già, như Gấu thế này, Gấu thế kia, già thì người ta tha cho, người Việt không chấp mấy thằng già, cho nó tha hồ nói phét nói lác, chả được bao lâu nữa là đi rồi. Còn trẻ, chớ bắt chước.
Muốn viết gì thì viết, thay vì giải thiêng Đức Phật, tại sao không giải thiêng, giải hoặc chủ nghĩa Mác, đưa Bác từ bệ thờ xuống đời thường, thí dụ vậy?
*
Dốt và nổ.
Trước ông họ Hồ này, đã từng có Paz, Nobel văn chương, cũng làm ngoại giao, đại sứ Mexico tại Ấn trong sáu năm, và kinh nghiệm sống tại đây thay đổi cuộc đời ông. Ông kể lại trong In Light of India, một thứ tiểu luận sáng chói và uyên nguyên nhất, trong bất kỳ ngôn ngữ nào, như giới phê bình trầm trồ.
Họ Hồ dốt, tự biết mình dốt, không dám chơi một cuốn như vậy. Nhưng chàng tự nhủ, viết một cái ký, hay một cái phóng sự, reportage, thì không xứng với ta, đã từng có trên 30 đầu sách, đã từng rung chuông báo giờ tận thế.
Thế là chàng bèn viết tiểu thuyết, tha hồ hư cấu, nghĩa là, tha hồ mà giấu dốt. Tiểu thuyết mà!
Paz có thể xưa rồi Diễm ơi. Hợp thị hiếu nhất, đối với anh họ Hồ này, thì có Pankaj Mishra, một chuyên gia về Ấn độ và Tây Tạng. Trên Tin Văn cũng đã từng giới thiệu ông này.
Tim Adams
Sunday October 24, 2004

The Observer
An End to Suffering: The Buddha in the World [Picador £17.99, pp400]
by Pankaj Mishra.
Phải mất 12 năm "diện sơn" - ngồi thiền trên đỉnh ngọn đỉnh trời Hy Mã lạp Sơn, Tim Adams trên tờ Người Quan Sát, gọi là peak pratice, thực tập đỉnh - Pankaj Mishra mới có đủ nội lực để viết ra câu chuyện thần kỳ, về sự diện kiến Đức Phật của ông.
Chấm Dứt Khổ Đau: Đức Phật Nhập Thế
[nhà xb Picador, 400 trang, 17.99 Anh Kim]
Vào năm 1992, Pankaj Mishra, khi đó 23 tuổi, tốt nghiệp Đại Học Delhi, bèn làm một cuộc vô núi, để trở thành nhà văn. Núi mà ông chọn, là dẫy Hy Mã lạp Sơn ở Tây Tạng. Như rất nhiều người trẻ, ông không chắc, về mình sẽ viết thứ chi, nhưng lại chắc là, một khi lùi như thế thì những con chữ sẽ mò tới.
Khi bước ra khỏi chiếc xe buýt, tại Simla, một thành phố cổ xưa còn đầy dấu vết thuộc địa, bất thình lình, ông thấy mình ở trong một túp lều nho nhỏ, bằng gỗ tùng, mà người chủ nhà cất nó lên bằng một thứ thiên hướng là mong được cô đơn. Ông thấy mình như đang sống một câu chuyện thần tiên.  Tuy nhiên, thay vì viết, thì là leo núi, hay nằm trên cỏ mượt, ngủ chập chờn, hay dựa lưng vào lan can bao lơn, nhấm nháp nỗi cô đơn tuyệt vời của mình, và dõi nhìn về phía những đỉnh núi...
Duyên Văn
Pankaj Mishra, trong bài viết Bombay: The Lower Depths, Đáy Tầng Xã Hội, điểm cuốn Maximum City: Bombay Lost and Found, Thành Phố Cực Đại: Bombay Thất Lạc và Tìm Lại Được, của Suketu Mehta [nhà xb Knopf, 542 trang, giá US $ 27.95] trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 18 tháng 11, 2004, có nhắc tới những nhận xét vế thành phố Bombay của nhà văn Naipaul, Nobel văn chương, trong cuốn India: A Million Munities Now, Một Triệu Cuộc Nổi Loạn bây giờ (1990). Tuy vốn là một người tỏ ra rất sức bi quan về Ấn Độ, nhưng trong cuốn trên, V.S Naipaul đã đưa ra một chân dung, trong rất nhiều đường hướng có tính tiên tri, về một Bombay hiện đại. Qua những cuộc trò chuyện của Naipaul, ở trong cuốn trên, với đủ thứ thành phần cư dân thành phố, từ một tay trung gian buôn bán bất động sản, cho tới những nhà hoạt động Shiv Sena (?), những ông trùm mafia… tác giả cho chúng ta thấy một thành phố đầy khát khao và cũng đầy tuyệt vọng, đầy nỗi lo sợ của tầng lớp trung lưu về sự hỗn loạn, mất trật tự. Nhưng, Naipaul nhìn ra, một sự giải phóng về tâm linh, về tinh thần, mang tính cứu rỗi, a redemptive ‘liberation of spirit”, ngay cả ở trong chủ nghĩa sô vanh huỷ diệt, the “destructive chauvinism”, ở Bombay. Ông viết, “Người người, ở mọi nơi, có những ý nghĩ, bây giờ họ là ai, và họ nợ nần gì với chính họ”. Theo Naipaul, những cá nhân nổi loạn chống lại những hoàn cảnh của họ, chống lại “sự cùng quẫn, sự độc ác”, và đây là một phần của sự lớn mạnh của Ấn Độ, của “mình lại là mình” của đất nước này [… ‘part of India’growth, part of its restoration’].
Đọc những dòng trên, tôi bỗng nghĩ đến những sự nổi loạn chống lại, một huyền thoại, như huyền thoại Lê Văn Tám [làm gì có một Lê Văn Tám, Tám là Cách Mạng Tháng Tám, Lê là Lê Nin], chống lại “được”, để “bị”… và tôi thực sự tin rằng, có một sự giải phóng về tâm linh, về tinh thần, qua bài viết ngắn của HSP.
Xin Chúc Mừng.
NQT
Sức nén ngôn từ
*
Bữa trước Gấu có kể chuyện một ông hổ, một bữa buồn quá, hoá thành một văn sĩ, dạo chơi net, lạc vô trang nhà DM, bực quá, bèn làm thịt cả đám, nay tìm ra nguyên bản, bèn scan, để độc giả Tin Văn cùng thưởng lãm, một trong những việc làm thống khoái nhất, của Bồ Tùng Linh.
Bồ tiên sinh, sinh tiền, chắc đã từng phải đọc ba thứ như của họ Hồ, như của DM, nên mới phịa ra một ông hổ tuyệt vời như vậy chăng?
Miêu sinh
Ui chao, đọc câu sau đây, mà chẳng sướng điên lên sao?
-Đệ nghe thế đủ rồi, cái thứ văn chương ấy chỉ nên đem về đầu giường đọc cho vợ nghe thôi. Ở chỗ đông người nhai nhải mãi chán lắm!
*
Ông hổ chịu không nổi, bèn phục xuống đất gầm lên...
Phàm nhân như chúng ta, đọc thứ đó, thì sao?
Cảm thấy mình như là chứng nhân, bất lực, và, thấy mình có tội.
Steiner cũng đã từng nhận xét như vậy, khi nói về độc giả, khán thính giả: như là đồng lõa.
"Đối với riêng tôi, 'điểm ngoặt' chính là Pol Pot. 'Vào thời điểm đó' [Thế Chiến II], rất ít người biết, về Auschwitz. Vâng, cái lũ khốn nạn, cái lũ chó đẻ biết, và không tin chuyện đó, nhưng chúng chỉ là thiểu số. Sự che đậy của Nazi về Lò Thiêu đã có một hiệu quả huyễn hoặc. Những cánh đồng giết người là ở đài phát thanh, truyền hình, trong lúc đang xẩy ra, và chúng ta được biết là Pol Pot đang chôn sống một trăm ngàn đàn ông, đàn bà và trẻ con."
"Tôi là một người của hồi nhớ. Ở trung tâm tác phẩm của tôi, là toan tính: tới sau Lò Thiêu..."
Steiner
Reader as Witness
*
-Tại sao anh hay đưa vào tác phẩm của mình các yếu tố huyền ảo, khác thường?
- Tôi luôn đồng cảm với câu nói của triết gia người Ấn Độ Vivekanada khi bàn về nghệ thuật: “Thế giới này nhỏ bé, cho nên người ta phải thêm vào đó một chút tưởng tượng”.
Nguồn
Có vẻ như mấy ông bà nhà văn VC này rất mê huyền ảo. Trước đây, Garcia Marquez là nhà văn được mến mộ nhất, và hiện nay, Murakami, cả hai đều viết văn huyền ảo, tác phẩm mới nhất của nhà văn Nhật này, theo giới phê bình nhận xét, là một dụ ngôn, muốn hiểu sao thì hiểu.
Điều gì khiến nhà văn trong nước mê huyền ảo, dè bỉu "thế giới thì nhỏ nhoi", chẳng có gì đáng nói, "cần phải thêm tí tưởng tượng"? Phản ứng lại kiểu viết dưới ánh sáng của Đảng? Tránh "đâm sầm vào chính trị" (1), thì đâm sầm vào huyền ảo? Vào sex?
(1)  "Những tác phẩm văn chương mà cứ đâm sầm vào chính trị với những thiên kiến thì khó có thể có chỗ đứng trong độc giả.... Tôi vẫn nhớ lời nhà văn Boris Pasternak nói rằng 'một nhà văn không thể xa rời tổ quốc mình'. Nếu không nặng lòng với đất nước quê hương thì không thể nào hiểu được tâm trạng của những người cùng dòng máu..."
HPA
*
Ông họ Hồ này lầm "tưởng tượng" với "huyền ảo, khác thường".
Ngay cả Garcia Marquez, vào lúc ở đỉnh cao, cũng không hề viết văn chương huyền ảo chỉ để huyền ảo. Vào lúc đó, ông ta là nhà văn hiện thực xã hội, và chính theo nghĩa đó, bạn hiền của ông, Fidel Castro coi ông là con người quyền lực nhất tại Mỹ Châu La Tinh.
Cũng thế, với Murakami. Ông này, sở dĩ được giới trẻ mê, vì chẳng bao giờ tránh né viết dưới ánh sáng của Đảng, Đảng ở đây là lương tâm thời đại mà ông ta hiện đang sống.
Garcia Marquez sử dụng thủ pháp huyền ảo là để nói về cái thực, điều thực, như Rushdie đã từng nhận xét về ông. (1) Joseph Epstein, một nhà phê bình, điểm sách Mẽo, trong bài viết "Garcia Marquez bảnh tới cỡ nào?" [How Good Is Gabriel Marcia Marquez?] có nhắc tới một mẩu đối thoại, trong truyện 'The Incredible and Sad Tale of Innnocent Eréndira and Her Heartless Grandmother"'của Garcia Marquez, "Điều mà tôi thích ở bạn, là cái cách rất ư là nghiêm túc, khi bạn tạo ra cái vô nghĩa, make up nonsense".
Giả như ông họ Hồ này, cũng làm được như Garcia Marquez, qua phát biểu của nhân vật kể trên, qua đó, cái chất huyền ảo, khác thường ở trong tiểu thuyết của ông, có đó, không phải "bởi vì thế giới nhỏ bé", mà là để, chờ độc giả, đọc tới, và, lập tức, cái "nonsense" của xã hội, của nhà nước VC hiện nay, bèn bật ra, thì mới rất ư là nghiêm túc, thì Gấu này mới rất ư là bái phục và bèn gật gù cái đầu, bảnh, bảnh thực!
(1) Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực được bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành "có một nửa", trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát "công cộng" của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ "riêng tư" của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó tính nhiệm mầu của ông.
Tình Yêu và những quỉ dữ khác
Mác Két ở Việt Nam
Theo tôi, có một thực tại, là đất nước Việt Nam hiện nay, với tất cả những cái nonsense của nó, mà nhà văn nhà báo trong nước vờ đi, có, một trái tim của bóng đen, một khải huyền dối trá, là nguyên nhân đưa đến thực tại khốn khổ khốn nạn đó, mà những nhà văn Mít trong nước không dám đối diện, chỉ tay vạch mặt nó ra, và có một nhân vật, như Kurtz, của Conrad, của Coppola, mà các ông nhà văn Mít ở trong nước không làm sao [dám] đụng tới. Kurtz, "all Europe contributed" to his making, Kurtz mà cả Âu Châu đã góp phần làm ra, như giới phê bình mô tả. Chúng ta chỉ việc thay đổi "All Europe" thành "All Vietnam North", đại khái như vậy, là ra nhân vật biểu tượng của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Một Kurtz Mít, đã xuất hiện, qua me-xừ Tướng Về Hưu của NHT. Nhưng đây là một ông Kurtz [vào lúc tàn đời, nằm ngắc ngoải trên con tầu của Marlow], đã về hưu, sống nhờ đàn lợn được vỗ béo bởi những thai nhi.
Hay một Kurtz Mít, như tay Kiên trong Nỗi Buồn Chiến Tranh.
*
Thoát chết sau một cuộc tấn công của thổ dân, đoàn của Marlow lấy được một chuyến hàng, luôn cả Kurtz, đang ngắc ngoải vì bịnh. Anh ta nói về những kế hoạch đồ sộ của mình, chết khi con tầu xuôi hạ lưu, nhưng sống mãi, trong cuốn tiểu thuyết của Conrad: một gã da trắng cô độc, lân la mãi tít thượng nguồn con sông lớn, với những giấc mơ hoành tráng, kho ngà voi, và một đế quốc phong kiến vượt lên trên những khu rừng rậm Phi-châu.
Đồ Phổ Nghĩa
Hai phái đoàn của Little Saigon được thành lập, không phải để đón tiếp phái đoàn ông Triết mà là để phản đối. Thái độ phản đối còn được thể hiện qua câu nói: “Cán bộ của Đảng Cộng Sản thường sinh quán ở ngoài Bắc, họ rất dễ nhận vì giọng nói và điệu bộ.”
Nhưng chuyện hơi nghịch lý là tiền của Việt Kiều đổ về Việt Nam giúp thân nhân lên tới 10 tỉ đô la hàng năm. Và nếu con số Việt Kiều về Việt Nam chỉ có 15,000 người năm 1993 thì trong năm ngoái đã tăng tới 500,000 người.
Nguồn
Như thế một Kurtz Mít hiện đại sẽ "rất dễ nhận vì giọng nói và điệu bộ"?
*
"Trí thức coi họ như là ý thức đạo đức của xã hội", Garcia Marquez đã từng trả lời tờ New York Times Magazine, "như thế, những nghiên cứu của họ luôn luôn có khuynh hướng đạo đức hơn là chính trị. Theo nghĩa đó, tôi nghĩ tôi là một trong những kẻ chính trị hóa nhất"
["Intellectuals consider themselves to be the moral consience of society, so their analyses invariably folilow moral rather than political channels. In this sense, I think I am the most politicized of them all"].
Cái sự mê mẩn ông này của nhà văn trong nước làm tôi nhớ đến câu trả lời của NMG, khi tôi hỏi ông, tại sao anh lại thờ Dostoevsky, trong khi anh viết văn chẳng có chi là rắc rối nhiêu khê, nhân vật thì cũng thường thường bậc trung:
"Ấy là vì tôi không làm sao viết được như ông ta, nên mới thờ ông ta!" (1)
(1) NMG thờ Dos, là chuyện có thực.
Bữa đó, có NBT, NMG, và Gấu ở nhà NMG, tại Tiểu Sài Gòn. NBT từ San Jose xuống, rất quen thuộc gia đình NMG. Đang nói chuyện văn chương, ông đến bàn thờ lôi hình Dos. xuống và nói, thấy không....
*
Những cuốn sách không bị thiêu cháy.
Những ngày đầu sau khi giải phóng, một không khí e ngại, ngờ vực, thậm chí là sợ hãi, bao trùm một bộ phận trí thức Sài Gòn cũ. Người ta không tin sẽ xảy ra tắm máu khi cộng sản vào Sài Gòn như chế độ cũ tuyên truyền, nhưng vẫn phấp phỏng lo ngại. Lại còn tưởng rằng tất cả những sản phẩm tri thức của chế độ cũ sẽ không còn giá trị. Thế thì phải nhanh tay tiêu hủy trước để tránh bị quy kết. Một ông cậu của tôi đã mang toàn bộ sách văn học và triết học xuất bản dưới chế độ cũ ra đốt. Một đống sách lớn trong góc vườn nhà ông ở Gò Vấp. Kịp lúc anh trai tôi tìm đến. Anh là chiến sĩ giải phóng có mặt ngay trong những ngày đầu tiên giải phóng Sài Gòn. Anh kịp thời đến cứu những cuốn sách sắp bị ném vào lửa. Lũ người quỷ ám Tội ác và trừng phạt của Dostoievsky, Cuốn theo chiều gió của Margaret Michell... rồi những Krishnamurti, Nietzsche... Anh mang những cuốn sách ấy ra miền Bắc. Chúng trở thành tài sản của gia đình cho đến bây giờ.
Nguồn
Vưỡn ông họ Hồ. Vưỡn khôn tổ cha, láu cá vặt, chỉ nói một nửa sự thực.
Cái vụ tổng phần thư sau đó, ông ta đếch nói. Bao nhiêu tội ác sau đó, ông ta cũng đếch có nói. Ông ta làm như Miền Nam, trước 1975, đếch biết văn học Nga. Thử hỏi, đến tận ngày này, trong nước đã được đọc Solzhenitsyn, Brodsky thứ thiệt, chưa bị mấy ông thợ dịch cắt xén, dịch sao cho đúng yêu cầu của nhà nước?
Cứu được, chỉ một dúm, sau đó, sử dụng làm tài sản riêng gia đình cho đến bây giờ, vậy mà hung hăng con bọ xít, bàn chuyện vượt qua sự chia cắt, tiếu lâm thật!
Gấu cứ thử tưởng tượng ra số phận may mắn của dúm sách, và 'hẩm hiu' của Steiner: Nhờ ông bố khôn ngoan, gia đình ông thoát Lò Thiêu, nhưng cả đời ông ân hận, vì đã không được chết cùng bạn bè của ông ở nơi chốn đó, và cứ thế quanh quẩn cùng với đống tro than của Âu Châu.
Steiner cũng có nói tới những cuốn sách bị thiêu cháy. Nhưng khác với dúm sách may mắn kia, những cuốn sách [dù có bị] thiêu huỷ, tro than được vun vén, và được giải mã, và trở thành tài sản của cả nhân loại.

Những sự kiện, đưa cây thơ TTT vô trồng ở Văn Miếu, sự cố Vietweekly, cha Lý bị bịt miệng ngay trước toà... và sự kiện phong tước cho hiệp sĩ Rushdie, tưởng như không mắc mớ, nhưng mà thật mật thiết, và cùng nói đến cái gọi là tự do.
Đâu có phải mấy tay Hồng Mao không tiên liệu được, phong tước cho ông Rushdie này là căng lắm đấy. Nhưng không thể làm khác. Thế mới ghê, cái chuyện tự do ở xứ người!
Xứ mình, ngày nào cũng đã từng bảnh như vậy.
Đó là khi ông VC nằm vùng Vũ Hạnh đi tù, sách của ông vẫn được ra lò khơi khơi, giới nhà văn nhà báo độc giả vẫn nồng hậu đón nhận, coi cái chuyện đi tù của ông ta chẳng liên can gì tới khí hậu văn chương Miền Nam.
Gấu bỗng nhớ đến bài viết của Coetzee, Tác phẩm cổ điển là gì?, trong đó ông nhắc đến sự kiện, vào Tháng Mười 1944, trong khi Đồng Minh uýnh nhau với khối Trục sôi sùng sục, và rốc kết Đức rớt xuống London dài dài, thì, nhà thơ T.S. Eliot, 56 tuổi, chơi một bài diễn văn chủ tọa, tại hội Virgil Society, ở London. Ông này đếch thèm để ý đến những tiếng ồn ào của chiến tranh, đếch thèm nhắc đến chúng, trong bài diễn văn, ngoài chuyện, xin lỗi khán thính giả, cái ồn ào đó khiến ông gặp khó khăn, không có được một số sách cần thiết cho câu chuyện bữa nay.
Cái tít bài nói chuyện của Eliot, chính là cái tít bài viết của Coetzee, và có lẽ, là nội dung, hay bảnh hơn nữa, thông điệp, của tất cả những con chữ trên Tin Văn: Chúng đều muốn trở thành... cổ điển!
Bởi vì cái gọi là cổ điển, tự biện bạch về chính nó, như là sự sống sót.
[The classic defines itself by surviving].
*
Lại nói chuyện mấy nhà thơ VC bây giờ không muốn làm nhà thơ đại chúng, thơ không phải để đọc tại quảng trường, mà để ngâm nga mí nhau giữa mấy ông đó thôi.
Đây là phản ứng của mấy ông này, sau suốt một đời làm thơ dưới ánh sáng của Đảng, y chang mấy ông Trùm Đỏ, khi hết chức quyền, già khú đế, bèn nói về dân chủ, tự do.
*
Volkov. Tsvetaeva used to call Akhmatova a "lady." It seems to me that you, with your experience—the factory, the morgue job, the geological expeditions—were more the exception in her milieu. Your life in the homeland was not quite the norm for a Russian poet: both prison and the farm work.
Brodsky. Not at all, I lived like everyone else. For all its defects, in the class sense, Russian society is still the most democratic.
Volkov. A Russian poet ordinarily proves more democratic in his poems than in real life. In one other early poems, Akhmatova says of herself: "On my knees in the garden/ I am weeding goosefoot." Lydia Ginzburg recalled how much later she realized that Akhmatova didn't even know what goose- foot looked like.
Brodsky. That's very far from the truth. The Russian writer never really detaches himself from the people. There's really all kinds of riffraff in a literary milieu, but if we re talking about Akhmatova, what do you do with her expe rience of the 1930s and much later: "Like the three hundredth in the queue with a parcel will you stand at the Crosses?" And what about all those people who used to visit her? These were by no means poets necessarily, and it was by no means engineers who collected her poems, or scientists. Or dentists. And anyway, who are the people? Typists, nurses, all those old ladies—what other kinds of people do you need? No, this is a fictitious category. The writer is himself the people. Take Tsvetaeva: her poverty, her trips lugging her own bags during the Civil War . . . No. No matter where you point, no poet in our beloved homeland has ever been able to break away from the common people.
Trên là trích đoạn cuộc nói chuyện giữa Volkov và Brodsky.
Nhà thơ Nga lưu vong, Brodsky, phán, cho dù chưa hoàn hảo, theo nghĩa giai cấp, xã hội Nga vẫn là một xã hội dân chủ nhất.
Nhận xét này có thể áp dụng cho xã hội phong kiến Miền Bắc, trước khi có VC.
Vẫn theo Brodsky, dù thế nào thì thế nào, nhà thơ Nga chưa bao giờ, và không thể nào tách mình ra khỏi đám đông. Nhưng, ông vặc lại, đám đông là cái quái gì cơ chứ?.... Nhà văn nhà thơ, chính hắn ta, chính chị ả, là nhân dân, là đám đông.
TTT: Nhưng nói một cách cụ thể, khó khăn (làm thơ trong trại cải tạo) vẫn còn. Bởi vì vô phương ghi lại bài thơ; đây là giai đoạn chót của sáng tạo: niềm vui đọc lớn nó lên, và chia sẻ với những người thân cận. Thơ phải được đọc lên, phải được nghe, như đây là định mệnh cuối cùng của nó. Định mệnh của một tiếng nói và cũng là định mệnh của hồi nhớ, của biết bao nhiêu con người.
Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù
*
Tuy nhiên, nói gì thì nói, điều tối ư quan trọng, là, liệu có thơ, ở trong mấy ông nhà thơ đó không? Hay, nói khác đi, liệu mấy ông đó, thi sĩ?
*
Borges đã từng phán, Thi ca được trao cho thi sĩ. [Poetry is given to the poet].
Coetzee, trích dẫn William Gass [người dịch thơ Rilke qua tiếng Anh: Reading Rilke: Reflections on the Problems of translation, Đọc Rilke: Suy tư về vấn đề dịch. New York; Knopf, 1999]: Rilke struggled his entire life to be a poet—not a pure poet but purely a poet—because he felt, against good advice and  much experience to the contrary, that poetry could only be written by one who was already a poet... Rilke chiến đấu suốt đời để là một nhà thơ - không phải một nhà thơ thuần túy, mà thuần tuý là nhà thơ - bởi vì, ông cảm thấy, ngược hẳn sự cố vấn, khuyên bảo, thơ chỉ có thể được viết ra bởi một người đã thực sự là nhà thơ.
*
'Any fool can make war. Peace requires greater vision and courage'
Câu trên, áp dụng cho mấy nhà thơ thuộc thế hệ đường ra trận mùa này đẹp lắm, thì thật đẹp, nhưng phải thay đi một chữ:
Thằng điên nào cũng có thể nhỏ máu viết đơn xin đi mần chiến tranh.
Thơ đòi tầm nhìn lớn lao hơn, và sự can đảm.
*
Những sự kiện, đưa cây thơ TTT vô trồng ở Văn Miếu, sự cố Vietweekly, cha Lý bị bịt miệng ngay trước toà... và sự kiện phong tước cho hiệp sĩ Rushdie, tưởng như không mắc mớ, nhưng mà thật mật thiết, và cùng nói đến cái gọi là tự do.
Đâu có phải mấy tay Hồng Mao không tiên liệu được, phong tước cho ông Rushdie này là căng lắm đấy. Nhưng không thể làm khác. Thế mới ghê, cái chuyện tự do ở xứ người!
Xứ mình, ngày nào cũng đã từng bảnh như vậy.
Đó là khi ông VC nằm vùng Vũ Hạnh đi tù, sách của ông vẫn được ra lò khơi khơi, giới nhà văn nhà báo độc giả vẫn nồng hậu đón nhận, coi cái chuyện đi tù của ông ta chẳng liên can gì tới khí hậu văn chương Miền Nam.
Gấu bỗng nhớ đến bài viết của Coetzee, Tác phẩm cổ điển là gì?, trong đó ông nhắc đến sự kiện, vào Tháng Mười 1944, trong khi Đồng Minh uýnh nhau với khối Trục sôi sùng sục, và rốc kết Đức rớt xuống London dài dài, thì, nhà thơ T.S. Eliot, 56 tuổi, chơi một bài diễn văn chủ tọa, tại hội Virgil Society, ở London. Ông này đếch thèm để ý đến những tiếng ồn ào của chiến tranh, đếch thèm nhắc đến chúng, trong bài diễn văn, ngoài chuyện, xin lỗi khán thính giả, cái ồn ào đó khiến ông gặp khó khăn, không có được một số sách cần thiết cho câu chuyện bữa nay.
Cái tít bài nói chuyện của Eliot, chính là cái tít bài viết của Coetzee, và có lẽ, là nội dung, hay bảnh hơn nữa, thông điệp, của tất cả những con chữ trên Tin Văn: Chúng đều muốn trở thành... cổ điển!
Bởi vì cái gọi là cổ điển, tự biện bạch về chính nó, như là sự sống sót.
[The classic defines itself by surviving].

Nhà văn Việt không nên thoả mãn với văn chương mạng mà bỏ qua những vận động thúc đẩy tự do xuất bản trong nước. Điều nghịch lý là hiện nay, chuyện này chỉ có thể làm tốt nhất thông qua những trang mạng như talawas.
Phan Nhiên Hạo
Nguồn
Bài viết của PNH đặt nhiều vấn đề, nhưng, thật khó đưa đến kết luận, như trên.
Theo tôi, những trang văn chương mạng Việt Nam chưa làm được điều cần làm: Làm điều nhà nước cấm làm, ở trong nước, cả ở trên mạng lẫn ở dưới đất.
Đúng, văn chương mạng không làm sao thay văn chương giấy, nhưng điều mà văn chương mạng Việt Nam phải làm là thay thế, cả hai thứ văn chương mạng và giấy, cho trong nước, trong khi chờ tự do ngôn luận, bãi bỏ kiểm duyệt.
Đó là vinh quang của nó, nếu thực hiện được điều mơ ước trên.
Trong bài viết Chúc Mừng 5 năm talawas tôi đã nhận ra điều này, và cho rằng talawas đã không đạt được mục tiêu của nó, qua tuyên ngôn mở ra diễn đàn, không những thế, còn tạo ảo tưởng cho những nhà văn ở trong nước, hễ có bài đăng trên talawas, là cái vòng kim cô ở trên đầu dãn ra được một tí.
Nhờ cái câu chào hàng: Có thể bị cấm truy cập ở Việt Nam!
Nhưng, một cách nào đó, talawas đâu phải trang mạng!
Gấu nhớ, trong một dịp một nhà văn trong nước mất, có cả một "đảng" talawas đi đám tang, có cả vòng hoa phúng điếu nữa !
Một thực thể. Đâu phải đồ ảo!
Đó mới là nghịch lý của talawas, không phải của văn chương mạng Việt Nam.
*
Vào thời đại net như hiện nay, bất cứ một người viết nào ở hải ngoại, nếu có chút ý thức, là đều hiểu, mình còn có bạn đọc ở trong nước. Rằng, họ đang đọc mình. Theo thiển ý, hãy viết thế nào để cho họ đừng tủi thân, nếu không đến nỗi phải văng tục.
Cuộc sống được bảo đảm, cơm no dậm dật, viết, hết phiếm về lông lại về tóc, như vậy liệu có thể coi đây cũng thuộc phạm trù "sự tầm phào của cái ác"?
*
Gấu này, có lần vô trang nhà của một ông biếm văn số một hải ngoại, chuyên viết về những chuyện ở bên trên đầu gối một tí, nhưng lại hay khoe, đọc báo này báo nọ của Mẽo của Miếc. Bực quá, Gấu viết mail phạng, ông ta trả lời, những báo nổi tiếng mà tôi đang đọc, anh dám nói là báo lá cải?
Gấu, vì lịch sự, lại phải phúc đáp: Những báo Ngài đọc đó, không phải là báo lá cải, nhưng, những bài mà Ngài đọc ở báo đó, là bài lá cải. Có khi ở báo đó, bài đó, không phải cải, nhưng, một khi Ngài lấy về, là nó thành cải !
*
Riêng về thứ truyện chớp, phát kiến mới nhất của văn chương mạng, như PNH cho biết, sự thực, xưa lắm rồi, và thuộc văn chương bình dân Việt Nam. Chắc nhiều người còn nhớ bài thơ vịnh bạch mã, cái gì gì... 'phi đến đít [đích] mà cái đít của bà chủ tui chưa kịp khít [khép]....'
*
Vui thôi mà, nói theo Đặng Tiến.
Dọn cứt thôi mà, nói theo Pinter.
Chúc mừng 5 năm talawas
Nhật Ký