*

Tạp Ghi
1 2 3 4 5


















Phê

“Hãy đánh chết nó đi, thằng khốn, vì nó là một nhà phê bình văn học”, câu nói cực đoan của J.W. Goethe được MC Mai Chi sử dụng nhằm đẩy đưa cuộc trò chuyện "Phê bình văn học trên báo chí - Lý tính và cảm tính" tối 22/6.
Nguồn
Câu của Goethe nghe máu quá, không biết ông nói trong trường hợp nào, và nguyên văn ra sao.
Vô net, search, chỉ được câu sau đây của ông:
Against criticism a man can neither protest nor defend himself; he must act in spite of it, and then it will gradually yield to him.
[Dịch kiểu phóng tác: Đếch thèm để ý đến mấy thằng cha phê bình, cứ việc viết, rồi tụi nó cũng mò tới, năn nỉ, xun xoe viết về bạn, nếu bạn có tài!]
Johann Wolfgang von Goethe
German dramatist, novelist, poet, & scientist (1749 - 1832)
Phê bình
Nhân loại chưa tạc tượng phê bình gia nào!
Pay no attention to what the critics say... Remember, a statue has never been set up in honor of a critic!
Jean Sibelius (1865 - 1957), quoted in Bengt de Torne "Sibelius: A Close-Up" 1937
*
Những câu sau đây, thì từ một bài viết của Steiner:
Khi ngoái lại, nhà phê bình thấy cái bóng viên quan hoạn ở sau lưng. Ai chịu làm phê bình gia, nếu có thể làm nhà văn?
 Phê bình gia sống kiểu tầm gửi. Anh ta viết "về". Phải thí cho anh ta một bài thơ, một cuốn tiểu thuyết hay một vở kịch; phê bình gia sống, nhờ ân huệ thiên tài, của những kẻ khác.
Nhà phê bình thực sự, là đầy tớ cho nhà thơ.
Nhân Văn
*
...Tổng kết cuộc trò chuyện, MC Mai Chi, lại dẫn lời của một tác giả nước ngoài cho rằng, phê bình luôn nằm trong trạng thái khủng hoảng vĩnh viễn.
MC phê bình dẫn lời tào lao như thế này, chẳng cho biết nguồn, "phê bình luôn nằm trong tình trạng khủng hoảng vĩnh viển", tại sao luôn, tại sao khủng hoảng?
Nhảm thật!
*
Theo Gấu, phê bình gia, như định nghĩa về ông ta truớc đây, đã hết thời. Phê bình gia hiện thời, đều là nhà văn. Những Banville, [tác giả Biển được nhắc tới trong bài viết], Coetzee, Murakami, Amis, Rushdie... hầu hết những nhà văn nổi tiếng hiện nay, mà họ là những đại diện, đều là những nhà phê bình, nhà tiểu luận bậc thầy. Họ hiểu rất rành về công việc của họ, về văn chương, về phê bình, và một cách nào đó, họ làm cho nhà phê bình cổ điển biến mất.
Thảm thương thay, chúng ta chưa có được một phê bình gia như thế, và cũng theo nghĩa đó, thảm thương thay, chúng ta chưa có nhà văn, xứng đáng tầm vóc những nhà văn nước ngoài, kể trên.
Đó mới là cơn khủng hoảng trầm trọng của chúng ta, nhà văn Mít, phê bình gia Mít.
*
Trong cuộc trò chuyện, có nhắc tới "bóng tối", và, làm nhớ tới Steiner:
Chúng ta tới "sau", và đây là [vấn đề] cân não của thân phận chúng ta. Sau, là sau cái điêu tàn chưa từng có trước đây - do tính thú vật chính trị của thời đại chúng ta - về những giá trị con người, và những hy vọng.
Điêu tàn là điểm khởi đầu của bất cứ một suy nghĩ nghiêm túc về văn chương và chỗ đứng của văn chương trong xã hội. Văn chương đụng - một cách thiết yếu, một cách liên tục - tới hình ảnh của con người, tới vóc dáng và động cơ hành xử của con người. Bây giờ, chúng ta không thể xử sự - cho dù là nhà phê bình hay giản dị là một con người hữu lý - như thể chẳng có một liên quan riết róng nào đã xẩy ra cho sự cảm nhận của chúng ta, về khả năng của con người; như thể việc làm cỏ - bằng cái đói và sự hung bạo - cỡ chừng 70 triệu đàn ông, đàn bà, và trẻ con tại Âu Châu và Nga Xô trong thời kỳ 1914 và 1945: chuyện như vậy đã không lay động tới gốc rễ phẩm chất nỗi quan hoài, niềm âu lo của chúng ta. Chúng ta không thể giả đò rằng [trại tù] Belsen chẳng liên quan gì tới cuộc sống có trách nhiệm của trí tưởng tượng. Điều con người làm tổn thương con người, vào ngay đúng lúc này, đã ảnh hưởng tới chất liệu đầu tiên của nhà văn - cái giếng sâu không thể cạn của hành vi, cách xử sự mang tính người - và nó đè lên não, một vết đen mới.
*
Cái gọi là bóng tối, chính là hậu quả của bóng sáng. Sau chiến thắng là điêu tàn "chưa từng có' trước đây".
Thảm thế đấy!


“Hãy đánh chết nó đi, thằng khốn, vì nó là một nhà phê bình văn học”, câu nói cực đoan của J.W. Goethe được MC Mai Chi sử dụng nhằm đẩy đưa cuộc trò chuyện "Phê bình văn học trên báo chí - Lý tính và cảm tính", tối 22/6.
Nguồn
Câu của Goethe nghe máu quá, không biết ông nói trong trường hợp nào, và nguyên văn ra sao.
*
Vào thời có máy rò mìn Google, tốt nhất nên cho độc giả biết nguồn của những câu nói cực đoan hay không cực đoan như trên đây.
Cứ phán... ẩu, [thì cũng đoán.. ẩu như thế], rồi đè một ông Goethe ra, nhét vô miệng, gặp thứ cả vú, thì nghẹt [thở] quá!
Cần gì ông Goethe. Ông Nguyễn mà chẳng bảnh à: Khi ta chết nhớ chôn theo cùng với ta một tên phê bình.
Thời ông Nguyễn, chưa có nữ MC phê bình.
*
Lần đầu tiên, tôi ((NQT) làm quen với G. Steiner, nhân chuyến ghé thư viện Toronto, Canada, tình cờ cầm cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng, lật đúng bài Nhà Văn và Chủ Nghĩa Cộng Sản, trong có nhắc tới cuốn Bác Sĩ  [Dr]  Zhivago của Pasternak, vốn là một trong những cuốn vỡ lòng của tôi. Thế là photocopy ngay tại chỗ, về nhà dịch liền, gửi đăng trên tạp chí Hợp Lưu ở Mỹ.
*
Thuở mới lớn, tôi "mê" Roland Barthes, cách ông đặt vấn đề ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ phê bình, Steiner mở cho tôi chiều sâu tối đen của ngôn ngữ, sự câm lặng:
"Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy nhớ những dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ: liệu có còn được không?"
(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?)
*
Chúng ta biết, một số người nghĩ ra và điều hành (lò thiêu) Auschwitz, họ đã được dậy một điều: hãy đọc và tiếp tục đọc Shakespeare và Goethe.
Chúng ta có khuynh hướng đáp ứng một cách sắc bén với nỗi buồn văn chương hơn là sự khốn cùng của người hàng xóm.
Những người khóc, khi coi truyện tình lãng mạn Werther hay nghe nhạc Chopin, họ đâu có biết rằng họ đi qua địa ngục.
Nhân Văn
*
Và bởi vì phê bình, như thế, chỉ là một siêu ngôn ngữ, cho nên, nhiệm vụ của nó, chẳng hề là khám phá ra, "những sự thực", nhưng mà là "những cái có giá trị" ["the validities"]. Tự thân, ngôn ngữ không thực, mà cũng chẳng giả; nó có giá trị, hoặc không: giá trị, valid, có nghĩa, tạo một hệ thống hài hòa những ký hiệu. Những lề luật của ngôn ngữ văn chương chẳng màng đến sự ăn ý, giữa nó với thực tại [cho dù mấy trường phái hiện thực lải nhải cỡ nào thì cũng… dẹp!], nhưng mà là sự cúi mình chịu vô khuôn khép với hệ thống ký hiệu tác giả tạo ra (và chúng ta, lẽ dĩ nhiên, phải đem đến cho cái từ ‘hệ thống’ này một cái nghĩa rất ư là mạnh, ở đây] (1). Phê bình chẳng có tí trách nhiệm nào, về cái việc phải tuyên bố, liệu Proust nói lên “sự thực”.
Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với thế giới. Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống với một hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự phân biệt giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Phê Bình Là Gì?
*
Gấu đọc bài viết trên, của Barthes, chỉ sau cái cú đọc Bếp Lửa ít lâu, và đều là những cú mặc khải. Nhờ bài viết của Barthes, Gấu tách ra khỏi được những "vấn nạn lớn lao" của văn chương, đề ra bởi Sartre, thí dụ, văn chương là gì, viết cho ai, viết để làm gì, và nhất là dòng văn chương dấn thân, mà ông là chủ soái.
Bạn tha hồ dấn thân, như một con người, trong cái xã hội người cùng thời với bạn, nhưng văn chương, là một câu chuyện "khác".
Barthes chỉ ra sự khác biệt, giữa nhà văn, écrivain, và nhà dùng văn, écrivant. Nhà văn đặt nặng chuyện sáng tạo, tìm cái mới, khởi từ hệ thống ngôn ngữ đã có, của thời của mình; nhà dùng văn, écrivant, sử dụng, cũng ngôn ngữ đó, cho mục đích, mục tiêu, một cái "goal", mà người này manh nha, hoặc toan tính, chỉ chờ có thời gian ngồi xuống bàn, để viết ra.
Chính vì thế Barthes được coi như người bảo vệ, trường phái tiểu thuyết mới, và cùng với nó, là quan niệm, "tôi viết để hiểu tại sao tôi viết".
*
Khoảng cách giữa hai cú mặc khải - đọc cọp Bếp Lửa trên đường phố Sài Gòn, và đọc Barthes, khi đã đi làm, và cầy, không chỉ một, mà tới hai "job", một cho Bưu Điện, và một cho UPI - là một giấc mộng đã thoả: Gấu đã từng rớt Toán Đại Cương chỉ vì không có tiền mua sách Đại Học, và đã từng thề với mình, khi nào tao có tiền, tao sẽ mua sách cho thoả chí bình sinh!
Thành thử cái vụ bỏ ngang Đại Học, đi làm Bưu Điện, thật là tuyệt vời!
Nếu không làm Bưu Điện, Gấu chẳng làm sao có cơ hội tiếp xúc với xứ người, qua đám ký giả ngoại quốc, qua sách vở, báo chí ngoại.
Nhờ đô la Mẽo, Gấu mua, cả những cuốn sách Tây, trên vốn liếng ăn đong của mình, nào là Lịch Sử và Ý thức Giai cấp của Lukacs, nào là những cuốn của nhà xb Nửa Đêm, Tây chính gốc cũng còn ớn, thành thử, câu nói, "Mày có biết tiếng Tây không đấy?", Gấu chưa nghe, nhưng nhìn thấy nó, thật rõ, ở trên mặt, những văn hữu, trong có cả Trần Phong Giao, nhưng ông này lịch sự hơn, hỏi thẳng, "Mày mua cái này về để trưng ở tủ sách, hở?"
Tuy nhiên, cái sự đọc sách, nó cũng ly kỳ lắm. Khi mua những cuốn như thế, Gấu chỉ tự nhủ, sẵn tiền, cứ mua, khi nào dư dả chữ Tây, thì mình đọc, đâu có sao!
Ui chao, chiêu như thanh ty, có tới hai cái thú, nay, mộ thành tuyết, chỉ còn một: Lên xóm và ghé tiệm sách!
Lần đầu lãnh lương Bưu Điện, là bèn đi xóm.
Lần đầu lãnh đô la Mẽo, là bèn ghé một trong những tiệm sách ở đường Lê Lợi, cũng gần sở làm UPI, 19 Ngô Đức Kế.
Sau đó, thì cũng lại lên xóm!
Làm sao thoát!
*
Lại nói chuyện không có tiền mua sách Đại Học.
Bỗng nhớ Miếng Thịt Bò của Hemingway, chuyện một anh võ sĩ già, hết thời, chỉ vì thiếu một miếng thịt bò, cho bữa điểm tâm, trước khi so găng, đành thua một gã trẻ tuổi mới vô nghề đấm.
Giá có miếng thịt bò, thì cú đấm tối hiểm của anh đã hạ nốc ao địch thủ.
Ui chao, giá như Gấu không quá nghèo, không quá đói, thì...  sao nhỉ?
Nhưng, thịt bò hay không thịt bò, thì cũng không còn "ép phê" gì nữa rồi!